Tôi rã rời ngồi xuống, cúi người ôm lấy đầu.
Ngồi như thế thật lâu, mãi cho đến khi có người nhẹ lay tôi.
"Anh à."
Tôi mơ hồ chẳng chút chống cự bị kéo vào lồng ngực em trai.
Diệc Thần dùng tay che đi gương mặt khóc lóc ảm đạm của tôi, "Chúng ta về đi."
Tôi úp mặt vào ngực nó. Dù rằng nó không thể hiểu được sự tình giữa tôi và Lục Phong khi ấy, nhưng nó vẫn rất yêu thương tôi.
Sau đó tôi chuyển trường. Các nam sinh nhìn thấy tôi đều khẩn trương né tránh một cách lố bịch, nhất là trong WC hay phòng tắm. Nơi nào chỉ cần có tôi xuất hiện, bọn họ sẽ như bầy chim vỡ tổ mà bắn ra xa cả ngàn bước. Một đám tưởng rằng tôi thật sự đang muốn tấn công họ. Mỗi lần như vậy tôi chỉ âm thầm cười lạnh, gay không nghĩa thấy trai nào cũng vơ. Loại trai như thế, có bán rẻ cho không tôi cũng chẳng cần. Bọn họ có khinh thường tôi, tôi cũng chưa chắc đồng ý cho họ vào mắt.
Nếu thời điểm ấy mà không chuyển trường, tất cả sẽ rất sống sượng.
Thế là tôi chuyển đến một trường ở xa hơn. Không danh tiếng, không phải trường điểm. Nhưng không ai biết tôi, cũng không ai kì thị. Trong nhà vẫn là thái độ lạnh lẽo bài xích, trừ tiền sinh hoạt phí ra, họ sẽ không nói với tôi câu nào. Chỉ có mỗi Diệc Thần hay trộm gửi thư hoặc gọi điện cho tôi.
Tôi vẫn kiên trì viết thư cho Lục Phong.
Địa chỉ là do Diệc Thần đưa. Nó thành thật nói ra rằng chính Lục Phong đã đến trường tìm nó, xin nó chuyển cho tôi địa chỉ cùng thông tin này. Lúc giao cho tôi tờ giấy mỏng manh kia, trên gương mặt non trẻ của Diệc Thần đầy đủ mọi phức cảm, giống như vừa thi hành tội ác và phản bội. Ác cảm dâng tràn đến méo cả mặt khi nó hứa với tôi nếu Lục Phong có viết thư gửi về nhà thì nó sẽ giúp tôi trộm lấy. Tôi hiểu được nó đối với việc này đã đi đến cực hạn của sự phi thường khoan dung cùng nhẫn nại. Tôi có thể đòi hỏi gì hơn nữa chứ.
Nhưng Lục Phong không gửi về một bức thư nào cả.
Tôi vẫn không ngừng kiên trì viết mãi, cho đến một ngày tôi nhận được một thứ.
Đó là toàn bộ kiện thư bị trả lại, trên đó ghi rõ gia đình đã chuyển đi.
Ngày đó tôi ôm lấy kiện thư khóc cả buổi tối.
Tôi biết, Lục Phong sẽ mãi mãi không trở về.
-oOo-
Khoảng thời gian không có Lục Phong, có thể dùng vài nét bút phác vài đường nguệch ngoạc mà giản lược đi. Trên thực tế, khoảng thời gian đó như một đoạn rỗng kéo dài. Trình Diệc Thần lại trở về một Trình Diệc Thần ngày xưa, chăm chỉ học hành theo khuôn phép, hiền hòa an phận.
Tôi biết lòng đã chết đi mấy phần, nhưng cảm xúc vốn không thể nói thành lời.
Quan hệ với cha mẹ mãi đến khi tôi thi đậu vào một trường đại học có tiếng ở xa mới có chuyển biến tốt đẹp. Có lẽ khi nhìn thấy dáng tôi vốn gầy gò phải xách theo hành lý rất nặng ra nhà ga, tình thân trong họ mới được khơi dậy phần nào. Người cha nghiêm khắc cuối cùng đánh điện cho tôi, bảo rằng nghỉ thì nên về sớm một chút, đừng ra ngoài giao du với bạn bè không đứng đắn.Bạn bè 'không đứng đắn' của họ đúng là tôi không có quen tới, nhưng cô bạn gái họ luôn chờ đợi thì mãi vẫn chưa dắt về. Nghỉ ở nhà mỗi khi tôi nhận được điện thoại, bọn họ đều có tâm trạng khẩn trương cảnh giác. Chỉ khác là giọng nam thì mới cần nghe ngóng, còn giọng nữ thì nhẹ thở phào.
Tôi không hề nhắc đến Lục Phong, cũng không có dấu hiệu nào tưởng nhớ đến hắn. Giống như đoạn tình cảm năm xưa chỉ là diễn hí kịch cho người xem mà thôi.
Chỉ có bản thân mới hiểu rõ, chiếc nhẫn bạc nho nhỏ vẫn áp chặt trên tay, tựa như tơ lòng vẫn thít chặt lấy tâm can. Bởi vì vẫn đeo không rời một thời gian khá lâu, dần đã mất đi độ sáng bóng, dưới tác động của oxy hóa mà đã hơi đen đi.
Tôi cũng không muốn nhớ nhiều đến hắn, loại chờ đợi không có tương lai, thứ tưởng niệm không có hy vọng này thật sự là tự tra tấn mình.
Tôi chỉ là không thể quên được.
Học đến năm tư thì Diệc Thần cũng vào đại học. Dù nó không nói ra miệng, tôi cũng biết nó vì tôi mà không ngại gian khổ vác thân đến thành phố này. Không thi đậu đại học của tôi khiến nó thật chán nản không thôi, nhưng sau đó biết hai trường chỉ cách nhau một tuyến đường thì liền vui đến nhảy dựng lên.
Kỳ thật Diệc Thần so với tôi vẫn là một đứa trẻ ngây thơ khờ dại. Một đứa thuở trước trải qua nhiều chuyện như tôi sớm đã trưởng thành từ lâu. Sở dĩ nó vẫn cố chấp cho rằng tôi cần được chăm sóc bảo vệ, là bởi dường như hình ảnh tôi năm đó yếu ớt quỳ xuống ôm chân nó van xin đã để lại một ấn tượng quá sâu nặng.
Tôi biết rõ Diệc Thần rất tốt với tôi, tôi cũng thương nó. Máu mủ ruột rà thì không gì có thể thay thế hay hủy hoại được. Hơn nữa chuyện tôi đồng tính cũng không phải chuyện đẹp đẽ gì. Chúng tôi không ai muốn nhắc tới nhưng đại khái nó như một miếng xương cá nằm ngang, thỉnh thoảng vô tình đả động tới lại không tránh được không khí có phần chùng xuống.
Cho nên sự thân thiết giữa tôi và Diệc Thần đã không còn khắng khít như năm tháng thuở bé thơ nữa. Tuy rằng tôi một mình thuê phòng ở ngoài, cũng không cho nó ở chung. Mà lại bắt nó phải thuê một căn cách đó hai tòa nhà. Hai tòa nhà, không quá xa, nhưng vừa đủ khoảng cách.
Diệc Thần cùng tôi lớn lên ngày càng nhiều điểm tương đồng, đôi lúc nhìn nó lại giật mình, có cảm giác như đang soi gương. Mặt hình trái ô liu[1], đuôi mắt hơi xếch lên, làn da mịn màng mềm mại. Phiến môi trên mỏng dưới dày, mái tóc không dài không ngắn, thậm chí là dáng người cũng thon gầy giống nhau. Đương nhiên tôi và nó vẫn có điểm khác biệt, Diệc Thần như vậy mà rạng rỡ, tôi có lẽ cũng từng vui vẻ vô tư lự, tuy nhiên đó đã là chuyện của nhiều năm trước.
Suôn sẻ thuận lợi lên đến năm tư, dù cuộc sống không có gì sôi nổi, song thành tích thì xuất sắc, coi như chưa đến nỗi chìm nghỉm giữa dòng đời cuồn cuộn như nước cống, à nhầm, nước cuốn đi. Tóm lại hết thảy đều bình yên vô sự, không ai phát hiện ra tôi có điểm khác người, cơ bản là tôi không đủ hứng thú cùng can đảm đi kết giao bạn trai. Theo lý thuyết, trai tráng thanh niên hai mươi tuổi không tràn đầy nhu cầu thì rõ vô lý, trong khi tôi đã sắp đạt đến mức gần như cấm dục. Tôi hoài nghi chính mình có trở ngại tâm lý gì đó.
Chướng ngại đó mang tên Lục Phong.
Cảm thấy tinh thần suy sụp, tôi lê bước đến một quán rượu ở gần nhà trọ ngồi một chút. Cứ chui vào góc ngồi một mình yên lặng uống rượu giải sầu, vừa uống vừa ngẩn ngơ. Thời gian đó hồn cứ như rời khỏi xác, đợi bao giờ sắp say đến nơi thì lảo đảo chậm chạp quay về. Ngày hôm sau tự lên dây cót tinh thần trở lại làm người bình thường, thấy mình thật giống Khổng Ất Kỷ[2].
Tôi cứ tưởng chỉ có mấy cô gái chán đời đi uống rượu mới bị bọn xấu sàm sỡ, ai ngờ xã hội đã lặng lẽ tiến bộ không ngừng. Đến cả đàn ông độc thân đi mua say tìm quên cũng không buông tha. Ngay khi cái bọn mười phần bất hảo chín phần du côn kia ngồi xuống bên cạnh, tôi đã cảm thấy không ổn.
[1] Mặt ô liu: thon và dài.
[2] Khổng Ất Kỷ: nhân vật trong truyện ngắn cùng tên của Lỗ Tấn, một nhà nho lập dị, nghèo nàn và là trò cười của người trong quán rượu, thường xuyên mua thiếu rượu và trả đúng hẹn. Thích đọc sách đến mức bị đánh do tội ăn cắp sách, nhưng không bao giờ thừa nhận. Lần cuối cùng Khổng Ất Kỷ đến uống rượu là lúc bị đánh què hai chân, phải lết bằng tay, song vẫn giữ kiểu cách, khó chịu khi bị nói ăn cắp. Uống xong ông lết đi ngay, để lại sau lưng những tiếng cười và không bao giờ xuất hiện nữa.
Ngồi như thế thật lâu, mãi cho đến khi có người nhẹ lay tôi.
"Anh à."
Tôi mơ hồ chẳng chút chống cự bị kéo vào lồng ngực em trai.
Diệc Thần dùng tay che đi gương mặt khóc lóc ảm đạm của tôi, "Chúng ta về đi."
Tôi úp mặt vào ngực nó. Dù rằng nó không thể hiểu được sự tình giữa tôi và Lục Phong khi ấy, nhưng nó vẫn rất yêu thương tôi.
Sau đó tôi chuyển trường. Các nam sinh nhìn thấy tôi đều khẩn trương né tránh một cách lố bịch, nhất là trong WC hay phòng tắm. Nơi nào chỉ cần có tôi xuất hiện, bọn họ sẽ như bầy chim vỡ tổ mà bắn ra xa cả ngàn bước. Một đám tưởng rằng tôi thật sự đang muốn tấn công họ. Mỗi lần như vậy tôi chỉ âm thầm cười lạnh, gay không nghĩa thấy trai nào cũng vơ. Loại trai như thế, có bán rẻ cho không tôi cũng chẳng cần. Bọn họ có khinh thường tôi, tôi cũng chưa chắc đồng ý cho họ vào mắt.
Nếu thời điểm ấy mà không chuyển trường, tất cả sẽ rất sống sượng.
Thế là tôi chuyển đến một trường ở xa hơn. Không danh tiếng, không phải trường điểm. Nhưng không ai biết tôi, cũng không ai kì thị. Trong nhà vẫn là thái độ lạnh lẽo bài xích, trừ tiền sinh hoạt phí ra, họ sẽ không nói với tôi câu nào. Chỉ có mỗi Diệc Thần hay trộm gửi thư hoặc gọi điện cho tôi.
Tôi vẫn kiên trì viết thư cho Lục Phong.
Địa chỉ là do Diệc Thần đưa. Nó thành thật nói ra rằng chính Lục Phong đã đến trường tìm nó, xin nó chuyển cho tôi địa chỉ cùng thông tin này. Lúc giao cho tôi tờ giấy mỏng manh kia, trên gương mặt non trẻ của Diệc Thần đầy đủ mọi phức cảm, giống như vừa thi hành tội ác và phản bội. Ác cảm dâng tràn đến méo cả mặt khi nó hứa với tôi nếu Lục Phong có viết thư gửi về nhà thì nó sẽ giúp tôi trộm lấy. Tôi hiểu được nó đối với việc này đã đi đến cực hạn của sự phi thường khoan dung cùng nhẫn nại. Tôi có thể đòi hỏi gì hơn nữa chứ.
Nhưng Lục Phong không gửi về một bức thư nào cả.
Tôi vẫn không ngừng kiên trì viết mãi, cho đến một ngày tôi nhận được một thứ.
Đó là toàn bộ kiện thư bị trả lại, trên đó ghi rõ gia đình đã chuyển đi.
Ngày đó tôi ôm lấy kiện thư khóc cả buổi tối.
Tôi biết, Lục Phong sẽ mãi mãi không trở về.
-oOo-
Khoảng thời gian không có Lục Phong, có thể dùng vài nét bút phác vài đường nguệch ngoạc mà giản lược đi. Trên thực tế, khoảng thời gian đó như một đoạn rỗng kéo dài. Trình Diệc Thần lại trở về một Trình Diệc Thần ngày xưa, chăm chỉ học hành theo khuôn phép, hiền hòa an phận.
Tôi biết lòng đã chết đi mấy phần, nhưng cảm xúc vốn không thể nói thành lời.
Quan hệ với cha mẹ mãi đến khi tôi thi đậu vào một trường đại học có tiếng ở xa mới có chuyển biến tốt đẹp. Có lẽ khi nhìn thấy dáng tôi vốn gầy gò phải xách theo hành lý rất nặng ra nhà ga, tình thân trong họ mới được khơi dậy phần nào. Người cha nghiêm khắc cuối cùng đánh điện cho tôi, bảo rằng nghỉ thì nên về sớm một chút, đừng ra ngoài giao du với bạn bè không đứng đắn.Bạn bè 'không đứng đắn' của họ đúng là tôi không có quen tới, nhưng cô bạn gái họ luôn chờ đợi thì mãi vẫn chưa dắt về. Nghỉ ở nhà mỗi khi tôi nhận được điện thoại, bọn họ đều có tâm trạng khẩn trương cảnh giác. Chỉ khác là giọng nam thì mới cần nghe ngóng, còn giọng nữ thì nhẹ thở phào.
Tôi không hề nhắc đến Lục Phong, cũng không có dấu hiệu nào tưởng nhớ đến hắn. Giống như đoạn tình cảm năm xưa chỉ là diễn hí kịch cho người xem mà thôi.
Chỉ có bản thân mới hiểu rõ, chiếc nhẫn bạc nho nhỏ vẫn áp chặt trên tay, tựa như tơ lòng vẫn thít chặt lấy tâm can. Bởi vì vẫn đeo không rời một thời gian khá lâu, dần đã mất đi độ sáng bóng, dưới tác động của oxy hóa mà đã hơi đen đi.
Tôi cũng không muốn nhớ nhiều đến hắn, loại chờ đợi không có tương lai, thứ tưởng niệm không có hy vọng này thật sự là tự tra tấn mình.
Tôi chỉ là không thể quên được.
Học đến năm tư thì Diệc Thần cũng vào đại học. Dù nó không nói ra miệng, tôi cũng biết nó vì tôi mà không ngại gian khổ vác thân đến thành phố này. Không thi đậu đại học của tôi khiến nó thật chán nản không thôi, nhưng sau đó biết hai trường chỉ cách nhau một tuyến đường thì liền vui đến nhảy dựng lên.
Kỳ thật Diệc Thần so với tôi vẫn là một đứa trẻ ngây thơ khờ dại. Một đứa thuở trước trải qua nhiều chuyện như tôi sớm đã trưởng thành từ lâu. Sở dĩ nó vẫn cố chấp cho rằng tôi cần được chăm sóc bảo vệ, là bởi dường như hình ảnh tôi năm đó yếu ớt quỳ xuống ôm chân nó van xin đã để lại một ấn tượng quá sâu nặng.
Tôi biết rõ Diệc Thần rất tốt với tôi, tôi cũng thương nó. Máu mủ ruột rà thì không gì có thể thay thế hay hủy hoại được. Hơn nữa chuyện tôi đồng tính cũng không phải chuyện đẹp đẽ gì. Chúng tôi không ai muốn nhắc tới nhưng đại khái nó như một miếng xương cá nằm ngang, thỉnh thoảng vô tình đả động tới lại không tránh được không khí có phần chùng xuống.
Cho nên sự thân thiết giữa tôi và Diệc Thần đã không còn khắng khít như năm tháng thuở bé thơ nữa. Tuy rằng tôi một mình thuê phòng ở ngoài, cũng không cho nó ở chung. Mà lại bắt nó phải thuê một căn cách đó hai tòa nhà. Hai tòa nhà, không quá xa, nhưng vừa đủ khoảng cách.
Diệc Thần cùng tôi lớn lên ngày càng nhiều điểm tương đồng, đôi lúc nhìn nó lại giật mình, có cảm giác như đang soi gương. Mặt hình trái ô liu[1], đuôi mắt hơi xếch lên, làn da mịn màng mềm mại. Phiến môi trên mỏng dưới dày, mái tóc không dài không ngắn, thậm chí là dáng người cũng thon gầy giống nhau. Đương nhiên tôi và nó vẫn có điểm khác biệt, Diệc Thần như vậy mà rạng rỡ, tôi có lẽ cũng từng vui vẻ vô tư lự, tuy nhiên đó đã là chuyện của nhiều năm trước.
Suôn sẻ thuận lợi lên đến năm tư, dù cuộc sống không có gì sôi nổi, song thành tích thì xuất sắc, coi như chưa đến nỗi chìm nghỉm giữa dòng đời cuồn cuộn như nước cống, à nhầm, nước cuốn đi. Tóm lại hết thảy đều bình yên vô sự, không ai phát hiện ra tôi có điểm khác người, cơ bản là tôi không đủ hứng thú cùng can đảm đi kết giao bạn trai. Theo lý thuyết, trai tráng thanh niên hai mươi tuổi không tràn đầy nhu cầu thì rõ vô lý, trong khi tôi đã sắp đạt đến mức gần như cấm dục. Tôi hoài nghi chính mình có trở ngại tâm lý gì đó.
Chướng ngại đó mang tên Lục Phong.
Cảm thấy tinh thần suy sụp, tôi lê bước đến một quán rượu ở gần nhà trọ ngồi một chút. Cứ chui vào góc ngồi một mình yên lặng uống rượu giải sầu, vừa uống vừa ngẩn ngơ. Thời gian đó hồn cứ như rời khỏi xác, đợi bao giờ sắp say đến nơi thì lảo đảo chậm chạp quay về. Ngày hôm sau tự lên dây cót tinh thần trở lại làm người bình thường, thấy mình thật giống Khổng Ất Kỷ[2].
Tôi cứ tưởng chỉ có mấy cô gái chán đời đi uống rượu mới bị bọn xấu sàm sỡ, ai ngờ xã hội đã lặng lẽ tiến bộ không ngừng. Đến cả đàn ông độc thân đi mua say tìm quên cũng không buông tha. Ngay khi cái bọn mười phần bất hảo chín phần du côn kia ngồi xuống bên cạnh, tôi đã cảm thấy không ổn.
[1] Mặt ô liu: thon và dài.
[2] Khổng Ất Kỷ: nhân vật trong truyện ngắn cùng tên của Lỗ Tấn, một nhà nho lập dị, nghèo nàn và là trò cười của người trong quán rượu, thường xuyên mua thiếu rượu và trả đúng hẹn. Thích đọc sách đến mức bị đánh do tội ăn cắp sách, nhưng không bao giờ thừa nhận. Lần cuối cùng Khổng Ất Kỷ đến uống rượu là lúc bị đánh què hai chân, phải lết bằng tay, song vẫn giữ kiểu cách, khó chịu khi bị nói ăn cắp. Uống xong ông lết đi ngay, để lại sau lưng những tiếng cười và không bao giờ xuất hiện nữa.
/92
|