Từ lúc Dư Hồng vâng lệnh vua Nam Đường làm mưu hại Tống, song nghĩ lại đánh phép thì không hơn Kim Đính. Vả Đường như nai, Tống như cọp, khó nổi đua tài, chi bằng làm phép sai Cao Hoài Đức về phá thành, cho vợ chồng, cha con đánh lộn với nhau, vua nghi tôi làm phản, binh noi theo tướng mà đầu Đường! Tống chém giết Tống, mình ngồi không cho khỏe.
Tính rồi, Dư Hồng bèn làm phép phun nước trong mặt Đông Bình vương, rồi giắt bùa lên đầu y như hồi trước. Cao Hoài Đức bị phù phép, biểu gì nghe nấy không dám cãi lời. Dư Hồng cấp cho năm ngàn binh, sai kéo đến Thọ Châu đánh Tống.
Tống Thái Tổ nghe quân báo nói có Đông Bình vương kéo binh Đường về đánh thì kinh hãi, bèn kêu Hoàng Cô và Quân Bảo đồng lên mặt thành mà xem. Thật quả thấy Cao Hoài Đức dẫn mấy ngàn binh Đường, chỉ lên thành mà múa giáo. Hoàng Cô giận, mặt mũi đỏ lơ, tay chân lạnh ngắt: Quân Bảo thấy thất kinh hồn vía, chẳng dè cha mình đến thế này Hoàng Cô tâu:
- Chồng tôi đã trở lòng, xin xuống bắt lên thành trị tội. Thái Tổ nói:
- Nguyên soái thuở nay trung nghĩa, trời đất cũng biết lòng nay đến thế này chắc là mắc phép yêu, chớ không phải tham sánh húy tử. Dầu chẳng nghĩ tình tôi chúa, cũng nghĩ tình chồng vợ cha con, vậy Hoàng Cô với ngự sanh ra thành mà khuyên dỗ, họa may Đông Bình vương có hồi tâm lại, thì chúa tôi cha con, chồng vợ sum hiệp một đoàn, nhược bằng chẳng nghe lời thì bắt sống, chớ nên giết chết, e lầm mưu tà thuật mà giết oan kẻ chí thân.
Hai mẹ con Cao Quân Bảo vâng lệnh. Đem binh ra thành gặp Cao Hoài Đức dẫn binh Đường đến khiêu chiến. Hoàng Cô xem thấy giọt lụy chứa chan, kêu Đông Bình vương mà hỏi:
- Vì cớ nào phu quân đầu Đường mà đánh chúa? Vậy xin phu quân vào thành sum vầy vợ con. Lòng vua cũng rộng dung, chẳng làm tội đâu mà sợ?
Té ra Cao Hoài Đức bị bùa, tâm thần mê mẩn, không biết vợ con gì hết nên hét lớn:
- Con nào dám tới đây! Nói rồi vung đao muốn chém. Hoàng Cô né tránh, than:
- Đông Bình vương là anh hùng, đội trời đạp đất xông pha công trận đã nhiều, nay lại đầu Đường đánh Tống, cũng không nhìn đến vợ con cố thay lòng đổi dạ, để tiếng xấu ngàn thu thật nhơ nhuốc cho dòng họ Cao, còn mặt mũi nào đứng trên đời.
Cao Hoài Đức bị bùa mê, nên nói gì cũng không biết. Còn Cao Quân Bảo quỳ lạy, và khóc:
- Xin cha nghe lời mẹ trở về với vua. . .
Cao Hoài Đức không trả lời. Hoàng Cô thấy vậy tức giận nhưng không dám chống cự, bỏ ra ngoài. Cao Hoài Đức cứ việc mắng nhiếc. Các quan đều tức giận không ai nói lời nào. Tống Thái Tổ phán:
- Coi bộ Đông Bình vương chẳng kể tôi chúa. Nếu mở trói ắt là hại trẫm, còn cứ phép giết đi thì tội cho Hoàng Cô và Quân Bảo. Trẩm chẳng biết xử lý sao cho phải? Các quan đồng tâu:
- Xưa nay phép nước hễ làm phản thì giết hết ba họ. Nay bệ hạ đã tha không giết thì không khỏi trái luật triều đình. Hoàng Cô và Quân Bảo nghe nói thất kinh, quỳ lạy xin vua tha tội. Tống Thái Tổ than:
- Hai mẹ con đừng than khóc nữa. Trẫm nghĩ tình xưa nghĩa cũ bỏ phép nước mà tha, song phải làm cho tàn phế, không thể để cọp dữ trong nhà. Cao Quân Bảo lau nước mắt, lạy tạ ơn vua tâu:
- Bệ hạ rộng lòng, tha không giết. Ơn ấy thật như trời biển. Lúc này Lưu Kim Đính ở sau nhà nghe câu chuyện muốn ra khuyên giải, nhưng mới về chưa dám khuyên vua nên bước ra hỏi thăm Hoàng Cô đầu đuôi câu chuyện. Hoàng Cô nói:
- Tuy bệ hạ thương tình chẳng giết. Nhưng mặt nào còn đứng trên đời. Không biết họ Cao thất đức điều chi mà rủi ro như vậy.
Kim Đính động lòng, liền lạy Đông Bình vương ra mắt. Cao Hoài Đức không nhìn đến tiểu thơ, còn Lưu Kim Đính nhìn thấy con mắt Cao Hoài Đức lúc xanh, lúc vàng, màu da biến đổi nhiều sắc giật mình la lớn:
- Không xong rồi! Thái Tổ và Hoàng Cô vội hỏi:
- Chuyện gì vậy? Lưu Kim Đính nói:
- Nếu tôi đến trễ, chắc là lầm mưu độc của Dư Hồng. Nó đã dùng bùa yêu cài lên mái tóc nên mê sảng không biết gì hết. Cao Quân Bảo nói:
- Vậy phu nhân có cách nào giải cứu không?
Lưu Kim Đính liền bước lại, giở mão của cha chồng ra, quả nhiên trên mái tóc có một tấm giấy vàng, chữ bùa bằng châu sa, nàng vội đem dâng cho Thái Tổ. Tống Thái Tổ nổi giận nói:
- Tên yêu đạo này thật là độc ác! Thiếu chút nữa trẫm gãy mất một cánh tay. Tống Thái Tổ lại bảo Kim Đính:
- Cháu có phép trị lá bùa độc này không? Nếu có thì cứu Nguyên soái tỉnh lại để biết mặt vợ con. Lưu Kim Đính tâu:
- Chẳng cần làm phép gì cả, đã lấy được bùa mê ra rồi thì phụ thân tôi sẽ lần lần tỉnh lại. Còn muốn cho mau tỉnh thì đốt lá bùa ấy hòa với nước lã mà cho uống thì hồi phục tức khắc.
Cao Quân Bảo nghe nói lật đật đốt bùa hòa nước cho cha uống, còn Lưu Kim Đính thì đứng một bên đọc thần chú truy hồn. Cao Hoài Đức mở mắt ra như người ngủ mới thức dậy. Lưu Kim Đính bảo Cao Quân Bảo:
- Hãy mở trói cho cha đi. Tống Thái Tổ sợ hãi, nói:
- Hãy khoan! Đông Bình vương mạnh như cọp, biết đã chịu phép chưa mà mở trói. Nếu còn hung hăng trẫm biết chạy trốn nơi đâu. Lưu Kim Đính tâu:
- Trước khi bị bùa mê thì như thể hùm dữ, bây giờ đã tỉnh lại rồi, xin bệ hạ chớ ngại, bề nào cũng có cháu ở đây. Tống Thái Tổ kêu Quân Bảo nói:
- Cháu mở dây thì mở, song phải đề phòng cẩn thận. Hãy ôm chặt cha cháu lại, xem thử có còn hung hăng hay không?
Cao Quân Bảo vâng lệnh, mở trói cho cha. Cao Hoài Đức đứng dậy dụi mắt, nhìn quanh quất, thấy vợ con đứng kế bên, còn vua Thái Tổ thì sợ sệt không biết chuyện gì, còn chưa kịp hỏi, thì Hoàng Cô đã khóc lóc, nói:
- Thiếu chút nữa thì phu quân đã mất mạng rồi, lại để tiếng xấu cho vợ con. Hãy mau quỳ lạy vua mà xin tội, rồi thiếp thuật lại chuyện cho mà nghe.
Cao Hoài Đức thất kinh, không biết mình đã phạm tội gì, song cũng nghe lời vợ, liền quỳ xuống lạy vua.
Lời bàn: Kế ly gián là làm cho người thân oán nhau, từ xưa đó là một độc kế. Dư Hồng bắt được Cao Hoài Đức không giết, mà dùng bùa mê làm phép ly gián, để cho chúa tôi nhà Tống thù ghét lẫn nhau. Từ xưa đến nay, kế sách ly gián đã làm cho nhiều hoàn cảnh hiểu lầm, gây đau thương không ít. Bởi vậy, mọi việc xảy ra, nếu chúng ta không đủ bình tĩnh, nhìn vào âm mưu của kẻ địch thì sẽ thật bại trước mọi cơ nghiệp của mình. Để chiến thắng kế sách ly gián, chỉ có những kẻ bình tĩnh tìm hiểu bản chất của kẻ khác thì mới đối phó được. Chẳng những trong chiến trường, mà trong tình yêu, xưa nay người ta vẫn dùng kế ly gián đế chiến thắng kẻ khác, tranh đoạt quyền lợi về cho mình, và nó trở thành tấm gương để cho người sau soi xét.-oOo-
- Hết hồi 12:2 (38):
Tính rồi, Dư Hồng bèn làm phép phun nước trong mặt Đông Bình vương, rồi giắt bùa lên đầu y như hồi trước. Cao Hoài Đức bị phù phép, biểu gì nghe nấy không dám cãi lời. Dư Hồng cấp cho năm ngàn binh, sai kéo đến Thọ Châu đánh Tống.
Tống Thái Tổ nghe quân báo nói có Đông Bình vương kéo binh Đường về đánh thì kinh hãi, bèn kêu Hoàng Cô và Quân Bảo đồng lên mặt thành mà xem. Thật quả thấy Cao Hoài Đức dẫn mấy ngàn binh Đường, chỉ lên thành mà múa giáo. Hoàng Cô giận, mặt mũi đỏ lơ, tay chân lạnh ngắt: Quân Bảo thấy thất kinh hồn vía, chẳng dè cha mình đến thế này Hoàng Cô tâu:
- Chồng tôi đã trở lòng, xin xuống bắt lên thành trị tội. Thái Tổ nói:
- Nguyên soái thuở nay trung nghĩa, trời đất cũng biết lòng nay đến thế này chắc là mắc phép yêu, chớ không phải tham sánh húy tử. Dầu chẳng nghĩ tình tôi chúa, cũng nghĩ tình chồng vợ cha con, vậy Hoàng Cô với ngự sanh ra thành mà khuyên dỗ, họa may Đông Bình vương có hồi tâm lại, thì chúa tôi cha con, chồng vợ sum hiệp một đoàn, nhược bằng chẳng nghe lời thì bắt sống, chớ nên giết chết, e lầm mưu tà thuật mà giết oan kẻ chí thân.
Hai mẹ con Cao Quân Bảo vâng lệnh. Đem binh ra thành gặp Cao Hoài Đức dẫn binh Đường đến khiêu chiến. Hoàng Cô xem thấy giọt lụy chứa chan, kêu Đông Bình vương mà hỏi:
- Vì cớ nào phu quân đầu Đường mà đánh chúa? Vậy xin phu quân vào thành sum vầy vợ con. Lòng vua cũng rộng dung, chẳng làm tội đâu mà sợ?
Té ra Cao Hoài Đức bị bùa, tâm thần mê mẩn, không biết vợ con gì hết nên hét lớn:
- Con nào dám tới đây! Nói rồi vung đao muốn chém. Hoàng Cô né tránh, than:
- Đông Bình vương là anh hùng, đội trời đạp đất xông pha công trận đã nhiều, nay lại đầu Đường đánh Tống, cũng không nhìn đến vợ con cố thay lòng đổi dạ, để tiếng xấu ngàn thu thật nhơ nhuốc cho dòng họ Cao, còn mặt mũi nào đứng trên đời.
Cao Hoài Đức bị bùa mê, nên nói gì cũng không biết. Còn Cao Quân Bảo quỳ lạy, và khóc:
- Xin cha nghe lời mẹ trở về với vua. . .
Cao Hoài Đức không trả lời. Hoàng Cô thấy vậy tức giận nhưng không dám chống cự, bỏ ra ngoài. Cao Hoài Đức cứ việc mắng nhiếc. Các quan đều tức giận không ai nói lời nào. Tống Thái Tổ phán:
- Coi bộ Đông Bình vương chẳng kể tôi chúa. Nếu mở trói ắt là hại trẫm, còn cứ phép giết đi thì tội cho Hoàng Cô và Quân Bảo. Trẩm chẳng biết xử lý sao cho phải? Các quan đồng tâu:
- Xưa nay phép nước hễ làm phản thì giết hết ba họ. Nay bệ hạ đã tha không giết thì không khỏi trái luật triều đình. Hoàng Cô và Quân Bảo nghe nói thất kinh, quỳ lạy xin vua tha tội. Tống Thái Tổ than:
- Hai mẹ con đừng than khóc nữa. Trẫm nghĩ tình xưa nghĩa cũ bỏ phép nước mà tha, song phải làm cho tàn phế, không thể để cọp dữ trong nhà. Cao Quân Bảo lau nước mắt, lạy tạ ơn vua tâu:
- Bệ hạ rộng lòng, tha không giết. Ơn ấy thật như trời biển. Lúc này Lưu Kim Đính ở sau nhà nghe câu chuyện muốn ra khuyên giải, nhưng mới về chưa dám khuyên vua nên bước ra hỏi thăm Hoàng Cô đầu đuôi câu chuyện. Hoàng Cô nói:
- Tuy bệ hạ thương tình chẳng giết. Nhưng mặt nào còn đứng trên đời. Không biết họ Cao thất đức điều chi mà rủi ro như vậy.
Kim Đính động lòng, liền lạy Đông Bình vương ra mắt. Cao Hoài Đức không nhìn đến tiểu thơ, còn Lưu Kim Đính nhìn thấy con mắt Cao Hoài Đức lúc xanh, lúc vàng, màu da biến đổi nhiều sắc giật mình la lớn:
- Không xong rồi! Thái Tổ và Hoàng Cô vội hỏi:
- Chuyện gì vậy? Lưu Kim Đính nói:
- Nếu tôi đến trễ, chắc là lầm mưu độc của Dư Hồng. Nó đã dùng bùa yêu cài lên mái tóc nên mê sảng không biết gì hết. Cao Quân Bảo nói:
- Vậy phu nhân có cách nào giải cứu không?
Lưu Kim Đính liền bước lại, giở mão của cha chồng ra, quả nhiên trên mái tóc có một tấm giấy vàng, chữ bùa bằng châu sa, nàng vội đem dâng cho Thái Tổ. Tống Thái Tổ nổi giận nói:
- Tên yêu đạo này thật là độc ác! Thiếu chút nữa trẫm gãy mất một cánh tay. Tống Thái Tổ lại bảo Kim Đính:
- Cháu có phép trị lá bùa độc này không? Nếu có thì cứu Nguyên soái tỉnh lại để biết mặt vợ con. Lưu Kim Đính tâu:
- Chẳng cần làm phép gì cả, đã lấy được bùa mê ra rồi thì phụ thân tôi sẽ lần lần tỉnh lại. Còn muốn cho mau tỉnh thì đốt lá bùa ấy hòa với nước lã mà cho uống thì hồi phục tức khắc.
Cao Quân Bảo nghe nói lật đật đốt bùa hòa nước cho cha uống, còn Lưu Kim Đính thì đứng một bên đọc thần chú truy hồn. Cao Hoài Đức mở mắt ra như người ngủ mới thức dậy. Lưu Kim Đính bảo Cao Quân Bảo:
- Hãy mở trói cho cha đi. Tống Thái Tổ sợ hãi, nói:
- Hãy khoan! Đông Bình vương mạnh như cọp, biết đã chịu phép chưa mà mở trói. Nếu còn hung hăng trẫm biết chạy trốn nơi đâu. Lưu Kim Đính tâu:
- Trước khi bị bùa mê thì như thể hùm dữ, bây giờ đã tỉnh lại rồi, xin bệ hạ chớ ngại, bề nào cũng có cháu ở đây. Tống Thái Tổ kêu Quân Bảo nói:
- Cháu mở dây thì mở, song phải đề phòng cẩn thận. Hãy ôm chặt cha cháu lại, xem thử có còn hung hăng hay không?
Cao Quân Bảo vâng lệnh, mở trói cho cha. Cao Hoài Đức đứng dậy dụi mắt, nhìn quanh quất, thấy vợ con đứng kế bên, còn vua Thái Tổ thì sợ sệt không biết chuyện gì, còn chưa kịp hỏi, thì Hoàng Cô đã khóc lóc, nói:
- Thiếu chút nữa thì phu quân đã mất mạng rồi, lại để tiếng xấu cho vợ con. Hãy mau quỳ lạy vua mà xin tội, rồi thiếp thuật lại chuyện cho mà nghe.
Cao Hoài Đức thất kinh, không biết mình đã phạm tội gì, song cũng nghe lời vợ, liền quỳ xuống lạy vua.
Lời bàn: Kế ly gián là làm cho người thân oán nhau, từ xưa đó là một độc kế. Dư Hồng bắt được Cao Hoài Đức không giết, mà dùng bùa mê làm phép ly gián, để cho chúa tôi nhà Tống thù ghét lẫn nhau. Từ xưa đến nay, kế sách ly gián đã làm cho nhiều hoàn cảnh hiểu lầm, gây đau thương không ít. Bởi vậy, mọi việc xảy ra, nếu chúng ta không đủ bình tĩnh, nhìn vào âm mưu của kẻ địch thì sẽ thật bại trước mọi cơ nghiệp của mình. Để chiến thắng kế sách ly gián, chỉ có những kẻ bình tĩnh tìm hiểu bản chất của kẻ khác thì mới đối phó được. Chẳng những trong chiến trường, mà trong tình yêu, xưa nay người ta vẫn dùng kế ly gián đế chiến thắng kẻ khác, tranh đoạt quyền lợi về cho mình, và nó trở thành tấm gương để cho người sau soi xét.-oOo-
- Hết hồi 12:2 (38):
/58
|