Tào Bân hay tin thám mã về báo quân Liêu đã đoạt hết lương thảo thì thất kinh, mồ hôi toát ra như tắm. Liền nói với Phan Nhơn Mỹ:
- Tướng giặc mấy ngày nay đón đường cướp lương thảo, nay trong quân không còn bao nhiêu lương thực, vậy phải mau mau lui binh về Hùng Châu đồn trú đã, kéo quân giặc biết được tình trạng này, đem binh đến bọc hậu thì binh ta khó bề chống nổi.
Phan Nhơn Mỹ khen phải, liền thôi thúc ba quân rút binh về Hùng Châu. Cuộc rút quân vô sự nên Tào Bân mới an tâm, viết sớ sai sứ về triều vận lương. Vua Thái Tông tiếp được tin, nổi giận nói:
- Quân ta đang tấn công ào ạt như vậy, sao lại lui về Hùng Châu mà đợi lương, thật là làm nhẹ oai tướng nước Tống. Nói rồi liền thảo chiếu, ra lệnh cho Tào Bân:
- Không nên thối binh nữa. Phải sắp xếp kế hoạch tấn binh qua Bạch Câu mà bình định Phiên quốc. Tào Bân tiếp được chiếu vua, liền hội chư tướng nói:
- Lệnh vua đã truyền như vậy, bọn la phải liệu thế nào? Phan Nhơn Mỹ nói:
- Thế giặc còn đang mạnh lắm, còn đường sá thì chúng ta không thuộc, rủi gặp sự bất trắc thì liệu làm sao? Chi bằng ở lại Hùng Châu thêm một ít ngày rồi sẽ tính. Cao Hoài Đức nói:
- Chiếu vua như vậy mà cứ đóng binh thì sao yên, chi bằng thuận theo lời chúa tấn công cho khỏi bị ngờ vực.
Tào Bân lúc này cũng bối rối, nên nhất định thâu lương thảo chở theo, Tống binh tới Các Châu một lần nữa. Gia Luật Ca hay tin ấy, liền viết thơ sai quân đem vào thành nói cho Gia Luật Sa biết:
- Nên thừa lúc sơ hở cùng tướng Tống, hôm nay xuất đại binh ra, chắc binh Tống rối loạn, phải rút binh. Làm như vậy ất trọn thắng.
Gia Luật Sa y lời, sấp đặt đội ngũ đâu đó tề chỉnh, đợi binh Tống đến quyết chiến. Còn Gia Luật Hưu Ca sai Gia Luật Nạp dẫn một đạo binh đến Sào Lâm mai phục. Sấp đặt xong, Hưu Ca, và Hề Để kéo binh thẳng đến Kỳ Câu Quan khiêu chiến.
Hôm ấy, binh Tống đã đi một ngày đêm, ngựa không nước uống, người đã mỏi mệt, thấy giặc oai nghi thì trong lòng rung động. Cao Hoài Đức thấy lòng quấn không định, vội ra ngựa đến trước Liêu quân, cố làm cho quân nước Liêu mất khí thế. Gia Luật Hề Để nổi giận xốc ngựa tới đánh với Cao Hoài Đức, dụ Cao Hoài Đức vào trận.
Lúc ấy Gia Luật Hưu Ca làm ra ve yếu thế dụ tướng Tống vào đến quân khẩu, thì Gia Luật Nạp phục binh nổi dậy chọn đường vây binh Tống vào giữa. Còn Gia Luật Sa được tin xua binh trong thành ra một lượt áp đến bắn tên ào ào, tiếng quân ó vang trời dậy đất. Tào Bân thấy binh sĩ rối loạn, liền quay ngựa chạy dài, nhưng chạy chưa được bao xa thì con ngựa quỳ xuống. Tào Bân đang lúng túng thì có Hô Diên Táng phi ngựa đến nói:
- Chủ tướng theo tôi mà thoát thân.
Nói xong, Hô Diên Táng liền bảo hộ Tào Bân ra khỏi trùng vây. Lúc này Phan Nhơn Mỹ đầu cổ tơi bời, mình mẩy không còn manh giáp, bỗng thấy Hô Diên Táng vừa cứu Nhơn Mỹ ra khỏi trùng vây cũng muốn theo Hô Diên Táng thoát ra, nhưng binh Liêu ào đến, không còn lối thoát.
Cao Hoài Đức lúc ấy cũng bị vây nơi giữa trận, chống cự với Gia Luật Nạp hơn mấy chục hiệp, thì bị Gia Luật Sa dẫn quân ào tới giết Cao Hoài Lương tại trận. Cao Hoài Đức hay tin lật đật đem binh đến giải cứu cho em mình, nhưng thân thể đã bị mấy mũi tên, máu nhuộm ướt giáp. Đã vậy quân liêu càng lúc càng đông, Hoài Đức ráng hết sức bình sánh cũng không thoát ra khỏi được. Cao Hoài Đức bèn rút gươm tự vẫn vì bị nhục nhã, hư danh của một tướng Trung Quốc. Cao Hoài Đức tử trận, có quân báo cho Tào Bân hay, Tào Bân lật đật ra lệnh lui quân chạy qua mé sông, theo đường tắt ở chân núi trở về Tân Thành kiểm điểm lại thấy quân sĩ hao quá nửa, vội viết sớ sai người về triều báo lại cho vua Thái Tông hay. Vua Thái Tông được tin thì toát mồ hôi, than:
- Ấy cũng vì ta nóng lòng một chút mà làm hại binh tướng mấy chục muôn.
Bá quan thấy vậy khuyên giải. Vua Thái Tông liền hạ chiếu đòi Tào Bân về, và giao cho phó tướng là Mê Tín ở lại cầm binh coi giữ Tân Thành. Tào Bân được lệnh dẫn hết tướng sĩ về triều phục tội. Vua Thái Tông thấy vậy an ủi:
- Bởi vì trẫm không rõ địa thế nên đốc thúc tiến binh, không phải tội các khanh đâu.
Tào Bân thấy vua tha tội, liền lạy tạ lui ra. Kế đó vua Thái Tông giáng chỉ sai Hô Diên Táng dẫn một đạo quân ra coi làm hai cái đồn nơi Định Châu và Trùng Tấn, rồi đồn binh trấn thủ, không cho quân nước Liêu xâm lấn. Bấy giờ Tào Bân trở về dinh buồn bực nghĩ thầm:
- Ta có trách nhiệm điều binh khiển tướng, lại để cho sinh linh chết đến mấy mươi muôn, thật không còn đáng mặt làm người.
Nghĩ như vậy, Tào Bân vội viết sớ xin từ chức. Vua Thái Tông cực chẳng đã cũng phải nhận lời, sai người trấn nhận tại Phòng Châu để an dưỡng. Lúc này vua Thái Tông mới nhớ đến công lao Cao Hoài Đức, nên đòi hai người con là Cao Lân và Cao Phụng đến phong làm chức Đoàn Luyện sứ Đại châu.
Bấy giờ Gia Luật Hưu Ca, khi được trọn thắng về thành, nên viết biểu về kinh, xin với Tiêu thái hậu, cử đại binh thừa cơ diệt Tống. Tiêu hậu lật đật sai người trở lại Trác Châu ngăn lại, nói:
- Binh ta mới thắng trận, người mỏi ngựa mệt, chỉ nên dưỡng sức mà giữ nguyên ải.
Gia Luật Hưu Ca tuân lệnh, đóng binh tại Trác Châu, không hành động gì nữa. Vua Thái Tông hay tin nước Liêu đang dưỡng binh nên cũng bớt lo. Nhưng có Bát vương tâu:
- Binh Liêu lúc này rất mạnh, xin Bệ hạ truyền các tướng lập thêm đồn ải biên giới, để đề phòng chúng nó xâm lấn.
Vua Thái Tông khen phải, hạ lệnh cho các đồn trấn ở biên cương lúc nào cũng phải đề phòng cẩn thận. Một hôm vua Thái Tông nhớ đến lời di chúc của Tiên đế, bèn hỏi quần thần:
- Anh trẫm ngày trước có lời dặn: phải làm sao thu được Ngũ Đài sơn. Vì đấy là vùng đất quan trọng. Quần thần nghe vua nói liền tâu:
- Tuy Tiên đế có lời dặn xong vừa rồi nước ta với nước Liêu đã đánh nhau hơn trăm trận, hao binh tổn tướng rất nhiều nếu bây giờ Bệ hạ cử binh đi nữa, thì rất bất tiện. Vả lại, Ngũ Đài sơn là biên giới của nước Liêu, có Gia Luật Hưu Ca trấn giữa nếu Bệ hạ đến đó, chúng đem binh vây phủ, thì chúng ta biết tính kế nào mà thoát được.
Vua Thái Tông nghe tâu, chưa biết tính sao thì Phan Nhơn Mỹ xin có ý kiến:
- Tôi xin tiến cử một người theo bảo hộ Bệ hạ đến Ngũ Đài sơn, thì chắc không có việc gì đáng lo. Vua Thái Tông hỏi:
- Khanh định tiến cừ ai?
Phan Nhơn Mỹ nói:
- Người này là con lớn của Dương Nghiệp, tên là Dương Diên Bình, văn võ toàn tài, lượt thao đầy đủ, xin dùng người ấy hộ giá thì mọi việc khỏi lo. Vua Thái Tông mừng rỡ phong cho Diên Bình làm hộ giá Đại tướng quân, truyền chỉ theo hộ tống.
Hôm sau, Diên Bình được lệnh dẫn hai muôn binh ra khỏi thành, hộ giá vua Thái Tông nhắm Ngũ Đài sơn tấn phát.
Lời bàn: Lòng tham con người không bao giờ đủ, nếu không biết tự mình hạn chế cái đủ trong lẽ sống. Vua Tống Thái Tông đi chinh phục khắp nơi để thị uy trong thiên hạ, nước nào không tùng phục thì oán cừu. Như vậy, là một kẻ vừa háo danh vừa tham quyền, làm khổ cho binh tướng. Trong lúc đánh với nước Liêu vừa bại trận thế mà chỉ buồn rầu trong chốc lát rồi lại muốn đoạt Ngũ Đài sơn là một vùng đất biên giới của nước Liêu. Tham vọng con người đặt trên xương máu của kẻ khác để hưởng thụ, thì thật là việc làm thiếu nhân đạo. Người đời phải biết đến cái đủ, là cái so với kẻ khác mình không thua kém. Còn cứ nghĩ về quyền lực của mình thì chẳng bao giờ đủ.-oOo-
- Hết hồi 44
- Tướng giặc mấy ngày nay đón đường cướp lương thảo, nay trong quân không còn bao nhiêu lương thực, vậy phải mau mau lui binh về Hùng Châu đồn trú đã, kéo quân giặc biết được tình trạng này, đem binh đến bọc hậu thì binh ta khó bề chống nổi.
Phan Nhơn Mỹ khen phải, liền thôi thúc ba quân rút binh về Hùng Châu. Cuộc rút quân vô sự nên Tào Bân mới an tâm, viết sớ sai sứ về triều vận lương. Vua Thái Tông tiếp được tin, nổi giận nói:
- Quân ta đang tấn công ào ạt như vậy, sao lại lui về Hùng Châu mà đợi lương, thật là làm nhẹ oai tướng nước Tống. Nói rồi liền thảo chiếu, ra lệnh cho Tào Bân:
- Không nên thối binh nữa. Phải sắp xếp kế hoạch tấn binh qua Bạch Câu mà bình định Phiên quốc. Tào Bân tiếp được chiếu vua, liền hội chư tướng nói:
- Lệnh vua đã truyền như vậy, bọn la phải liệu thế nào? Phan Nhơn Mỹ nói:
- Thế giặc còn đang mạnh lắm, còn đường sá thì chúng ta không thuộc, rủi gặp sự bất trắc thì liệu làm sao? Chi bằng ở lại Hùng Châu thêm một ít ngày rồi sẽ tính. Cao Hoài Đức nói:
- Chiếu vua như vậy mà cứ đóng binh thì sao yên, chi bằng thuận theo lời chúa tấn công cho khỏi bị ngờ vực.
Tào Bân lúc này cũng bối rối, nên nhất định thâu lương thảo chở theo, Tống binh tới Các Châu một lần nữa. Gia Luật Ca hay tin ấy, liền viết thơ sai quân đem vào thành nói cho Gia Luật Sa biết:
- Nên thừa lúc sơ hở cùng tướng Tống, hôm nay xuất đại binh ra, chắc binh Tống rối loạn, phải rút binh. Làm như vậy ất trọn thắng.
Gia Luật Sa y lời, sấp đặt đội ngũ đâu đó tề chỉnh, đợi binh Tống đến quyết chiến. Còn Gia Luật Hưu Ca sai Gia Luật Nạp dẫn một đạo binh đến Sào Lâm mai phục. Sấp đặt xong, Hưu Ca, và Hề Để kéo binh thẳng đến Kỳ Câu Quan khiêu chiến.
Hôm ấy, binh Tống đã đi một ngày đêm, ngựa không nước uống, người đã mỏi mệt, thấy giặc oai nghi thì trong lòng rung động. Cao Hoài Đức thấy lòng quấn không định, vội ra ngựa đến trước Liêu quân, cố làm cho quân nước Liêu mất khí thế. Gia Luật Hề Để nổi giận xốc ngựa tới đánh với Cao Hoài Đức, dụ Cao Hoài Đức vào trận.
Lúc ấy Gia Luật Hưu Ca làm ra ve yếu thế dụ tướng Tống vào đến quân khẩu, thì Gia Luật Nạp phục binh nổi dậy chọn đường vây binh Tống vào giữa. Còn Gia Luật Sa được tin xua binh trong thành ra một lượt áp đến bắn tên ào ào, tiếng quân ó vang trời dậy đất. Tào Bân thấy binh sĩ rối loạn, liền quay ngựa chạy dài, nhưng chạy chưa được bao xa thì con ngựa quỳ xuống. Tào Bân đang lúng túng thì có Hô Diên Táng phi ngựa đến nói:
- Chủ tướng theo tôi mà thoát thân.
Nói xong, Hô Diên Táng liền bảo hộ Tào Bân ra khỏi trùng vây. Lúc này Phan Nhơn Mỹ đầu cổ tơi bời, mình mẩy không còn manh giáp, bỗng thấy Hô Diên Táng vừa cứu Nhơn Mỹ ra khỏi trùng vây cũng muốn theo Hô Diên Táng thoát ra, nhưng binh Liêu ào đến, không còn lối thoát.
Cao Hoài Đức lúc ấy cũng bị vây nơi giữa trận, chống cự với Gia Luật Nạp hơn mấy chục hiệp, thì bị Gia Luật Sa dẫn quân ào tới giết Cao Hoài Lương tại trận. Cao Hoài Đức hay tin lật đật đem binh đến giải cứu cho em mình, nhưng thân thể đã bị mấy mũi tên, máu nhuộm ướt giáp. Đã vậy quân liêu càng lúc càng đông, Hoài Đức ráng hết sức bình sánh cũng không thoát ra khỏi được. Cao Hoài Đức bèn rút gươm tự vẫn vì bị nhục nhã, hư danh của một tướng Trung Quốc. Cao Hoài Đức tử trận, có quân báo cho Tào Bân hay, Tào Bân lật đật ra lệnh lui quân chạy qua mé sông, theo đường tắt ở chân núi trở về Tân Thành kiểm điểm lại thấy quân sĩ hao quá nửa, vội viết sớ sai người về triều báo lại cho vua Thái Tông hay. Vua Thái Tông được tin thì toát mồ hôi, than:
- Ấy cũng vì ta nóng lòng một chút mà làm hại binh tướng mấy chục muôn.
Bá quan thấy vậy khuyên giải. Vua Thái Tông liền hạ chiếu đòi Tào Bân về, và giao cho phó tướng là Mê Tín ở lại cầm binh coi giữ Tân Thành. Tào Bân được lệnh dẫn hết tướng sĩ về triều phục tội. Vua Thái Tông thấy vậy an ủi:
- Bởi vì trẫm không rõ địa thế nên đốc thúc tiến binh, không phải tội các khanh đâu.
Tào Bân thấy vua tha tội, liền lạy tạ lui ra. Kế đó vua Thái Tông giáng chỉ sai Hô Diên Táng dẫn một đạo quân ra coi làm hai cái đồn nơi Định Châu và Trùng Tấn, rồi đồn binh trấn thủ, không cho quân nước Liêu xâm lấn. Bấy giờ Tào Bân trở về dinh buồn bực nghĩ thầm:
- Ta có trách nhiệm điều binh khiển tướng, lại để cho sinh linh chết đến mấy mươi muôn, thật không còn đáng mặt làm người.
Nghĩ như vậy, Tào Bân vội viết sớ xin từ chức. Vua Thái Tông cực chẳng đã cũng phải nhận lời, sai người trấn nhận tại Phòng Châu để an dưỡng. Lúc này vua Thái Tông mới nhớ đến công lao Cao Hoài Đức, nên đòi hai người con là Cao Lân và Cao Phụng đến phong làm chức Đoàn Luyện sứ Đại châu.
Bấy giờ Gia Luật Hưu Ca, khi được trọn thắng về thành, nên viết biểu về kinh, xin với Tiêu thái hậu, cử đại binh thừa cơ diệt Tống. Tiêu hậu lật đật sai người trở lại Trác Châu ngăn lại, nói:
- Binh ta mới thắng trận, người mỏi ngựa mệt, chỉ nên dưỡng sức mà giữ nguyên ải.
Gia Luật Hưu Ca tuân lệnh, đóng binh tại Trác Châu, không hành động gì nữa. Vua Thái Tông hay tin nước Liêu đang dưỡng binh nên cũng bớt lo. Nhưng có Bát vương tâu:
- Binh Liêu lúc này rất mạnh, xin Bệ hạ truyền các tướng lập thêm đồn ải biên giới, để đề phòng chúng nó xâm lấn.
Vua Thái Tông khen phải, hạ lệnh cho các đồn trấn ở biên cương lúc nào cũng phải đề phòng cẩn thận. Một hôm vua Thái Tông nhớ đến lời di chúc của Tiên đế, bèn hỏi quần thần:
- Anh trẫm ngày trước có lời dặn: phải làm sao thu được Ngũ Đài sơn. Vì đấy là vùng đất quan trọng. Quần thần nghe vua nói liền tâu:
- Tuy Tiên đế có lời dặn xong vừa rồi nước ta với nước Liêu đã đánh nhau hơn trăm trận, hao binh tổn tướng rất nhiều nếu bây giờ Bệ hạ cử binh đi nữa, thì rất bất tiện. Vả lại, Ngũ Đài sơn là biên giới của nước Liêu, có Gia Luật Hưu Ca trấn giữa nếu Bệ hạ đến đó, chúng đem binh vây phủ, thì chúng ta biết tính kế nào mà thoát được.
Vua Thái Tông nghe tâu, chưa biết tính sao thì Phan Nhơn Mỹ xin có ý kiến:
- Tôi xin tiến cử một người theo bảo hộ Bệ hạ đến Ngũ Đài sơn, thì chắc không có việc gì đáng lo. Vua Thái Tông hỏi:
- Khanh định tiến cừ ai?
Phan Nhơn Mỹ nói:
- Người này là con lớn của Dương Nghiệp, tên là Dương Diên Bình, văn võ toàn tài, lượt thao đầy đủ, xin dùng người ấy hộ giá thì mọi việc khỏi lo. Vua Thái Tông mừng rỡ phong cho Diên Bình làm hộ giá Đại tướng quân, truyền chỉ theo hộ tống.
Hôm sau, Diên Bình được lệnh dẫn hai muôn binh ra khỏi thành, hộ giá vua Thái Tông nhắm Ngũ Đài sơn tấn phát.
Lời bàn: Lòng tham con người không bao giờ đủ, nếu không biết tự mình hạn chế cái đủ trong lẽ sống. Vua Tống Thái Tông đi chinh phục khắp nơi để thị uy trong thiên hạ, nước nào không tùng phục thì oán cừu. Như vậy, là một kẻ vừa háo danh vừa tham quyền, làm khổ cho binh tướng. Trong lúc đánh với nước Liêu vừa bại trận thế mà chỉ buồn rầu trong chốc lát rồi lại muốn đoạt Ngũ Đài sơn là một vùng đất biên giới của nước Liêu. Tham vọng con người đặt trên xương máu của kẻ khác để hưởng thụ, thì thật là việc làm thiếu nhân đạo. Người đời phải biết đến cái đủ, là cái so với kẻ khác mình không thua kém. Còn cứ nghĩ về quyền lực của mình thì chẳng bao giờ đủ.-oOo-
- Hết hồi 44
/58
|