Về đến Ô phủ, Hạng Thiếu Long vẫn nhớ đến nàng thiếu nữ kỳ lạ Thạch Tố Phương.
Ðằng Dực, Kinh Tuấn, Ô Quả, Triệu Ðại cùng Kỷ Yên Nhiên bàn bạc ai nấy thần sắc ngưng trọng.
Kỷ Yên Nhiên thấy gã về sớm mở miệng cười mà rằng, „Bọn thiếp đang nghiên cứu làm thế nào để tìm ra bọn thích khách, nếu cứ để bọn chúng hành động thì thật là nguy hiểm."
Ðằng Dực nhíu mày nói, „Vấn đề là chúng ta không thể công khai chuyện này, chỉ đành âm thầm thực hiện càng ít người biết càng tốt, nếu không thân phận của Quốc Hưng sẽ bị bại lộ."
Kinh Tuấn hừ nói, „Ðệ thì không tin tên Quốc Hưng này."
Kỷ Yên Nhiên nhoẻn miệng cười, „Chúng ta cũng không dễ dàng tin Quốc Hưng nhưng cũng cho y một cơ hội, để chứng thực được lời nói của mình!“ Hạng Thiếu Long đứng bên cạnh Kinh tuấn cười, „Ðây gọi là bỏ tối về với sáng, cải tà quy chính, lãng tử quay đầu.
Tiểu Tuấn phải nhớ rằng rộng lượng cần dũng khí hơn cả thương yêu và cả thù hận."
Mọi người chưa từng nghe những câu nói như thế này, ngẩn người ra.
Kỷ Yên Nhiên hớn hở nói, „Phu quân đại nhân đêm nay lòng dạ cao thượng, phải chăng là lọt vào mắt xanh của Thạch Tố Phương nữa?"
Hạng Thiếu Long nhớ tới Thạch Tố Phương thở dài nói, „Thạch Tố Phương là một thiếu nữ rất kỳ lạ. Ta thấy nàng không có hứng thú với tình nam nữ, kẻ nàng yêu thích là Trang Chu, nàng có suy nghĩ đặc biệt khiến cho Lao ái phải mất hứng. Còn ta thì vì kính trọng nàng mà tránh ra xa, báo cáo đã xong, tài nữ đã hài lòng chưa."
Nghe gã nói thú vị đến thế thì Kỷ Yên Nhiên đã bật cười, còn bọn Kinh Tuấn thì đã sớm quen những lời nói của Hạng Thiếu Long.
ô Quả than, „Có ai nói chuyện sinh động hơn Hạng gia? May mà tiểu nhân đi theo Hạng gia đã lâu cũng nhiễm được đôi chút, cho nên mới theo đuổi được Tiểu Vi Vi, không khỏi phụ lòng mong mỏi của Kinh gia."
Hạng Thiếu Long bây giờ mới biết Ô Quả theo đuổi Châu Vi vốn là có Kinh Tuấn giúp đỡ sau lưng, quay sang Triệu Ðại nói, „Ngươi và huynh đệ sống ở Hàm Dương có thích không?"
Triệu Ðại lộ vẻ cảm kích gật đầu nói, „Bọn thuộc hạ chưa bao giờ có những ngày vinh quang như thế này, chỉ cần nói ra tên của Hạng gia, thì dẫu là người trong phủ trọng phụ cũng phải kiềng mặt chúng tôi, Phương phu nhân lại giúp chúng tôi chọn thê tử, thành gia lập thất. Chao ôi! Phu nhân quả thật đã rời chúng tôi quá sớm." Nói đến Triệu Nhã thì hai mắt đỏ lên.
Ðằng Dực sợ gợi lại chuyện đau lòng cho Hạng Thiếu Long nên đổi sang nói, „Chuyện phải làm ngay chúng ta phải điều một toán người về Hàm Dương phụ trách điều tìm những tên tử sĩ nguy hiểm kia. Ngoài ra còn phải thông báo cho Xương Văn quân, bảo y phải tìm cách báo cho bị quân, ngày mốt đã là lễ tế mùa xuân, ta e rằng kẻ địch sẽ hạ thủ khi bị quân rời khỏi cung. Theo thường lệ, đường đến Vị Thủy đã sớm định, không thể thay đổi nữa, thích khách lẻn vào trong dân chúng, rất khó phát hiện."
Hạng Thiếu Long đột nhiên giật mình, nhớ lại mình bảo vệ những nhân vật quan trọng khi còn ở thế kỷ hai mươi mốt, có thể nói là một chuyên gia chống khủng bố, nên chuyến này mình phải ra tay.
Mọi người thấy sắc mặt gã kỳ lạ như vậy tưởng rằng gã nghĩ ra điều gì, ngạc nhiên nhìn.
Hạng Thiếu Long phất tay hưng phấn nói, „Lần này việc bảo vệ an toàn lễ tế mùa xuân hãy do ta phụ trách, sau buổi tảo triều ngày mai tiểu Tuấn hãy đi theo ta thị sát chỗ con đường dẫn ra lễ tế, chúng ta hãy đấu một trận với bọn tử sĩ ấy thử xem ai giỏi hơn."
Mọi người đều ngẩn ra nhìn gã. Hạng Thiếu Long mỉm cười, „Chỗ lợi hại này của Phố Cao, giả sử bị quân xảy ra chuyện, ta và Xương Bình quân sẽ bị mang tội chém đầu, một viên đá mà ném được nhiều con chim, theo ta thấy Phố Cao xảo quyệt không kém gì Lã Bất Vi, chỉ là thiếu may mắn, cũng giống như trong trận quyết chiến lần trước giữa ta và Quản Trung Tà, đã đặt sai vào Thành Kiều!"
Rồi vươn vai nói, „Lần này bọn chúng cũng kém may mắn bởi vì gặp phải Hạng Thiếu Long này."
Sáng hôm sau Hạng Thiếu Long vẫn thức sớm luyện đao như thường lệ, sau đó mới vào hoàng cung vì vẫn còn thời gian nên tranh thủ đi gặp tiểu Bàn.
Tiểu Bàn có lẽ là vị vua siêng năng nhất trong lịch sử nước Tần, vừa ăn điểm tâm, vừa nghe Lý Tư báo cáo. Thấy Hạng Thiếu Long đến, tiểu Bàn miễn mọi lễ tiết bảo gã ngồi xuống rồi nghiêm mặt nói, „Phố Cao và Ðỗ Bích quả thật là to gan dám có mưu đồ với quả nhân, Quốc Hưng có thể lấy công để bù tội, đại tướng quân xem như thế nào để có thể thưởng y.
Hạng Thiếu Long nhìn Lý Tư rồi cười nói, „Vi thần vẫn thích đại vương gọi là thái phó. Nếu đại vương gọi vi thần là đại tướng quân thì giống như bị quân đang sai vi thần cầm quân đi đánh trận."
Trong nước Tần e rằng chỉ có Hạng Thiếu Long mới có thể nói như thế với tiểu Bàn.
Tiểu Bàn cười ha ha nói, „Chỉ cần gặp thái phó, bao nhiêu lo lắng của quả nhân đều trôi hết."
Rồi quay sang Lý Tư nói, „Lý khanh gia hãy cho thái phó xem thử đồng tiền mới chúng ta sẽ ban ra sau khi hắc long xuất hiện!"
Lý Tư vui vẻ đưa đồng tiền mới cho Hạng Thiếu Long xem.
Hạng Thiếu Long cầm lên nhìn đồng tiền hình tròn, giữa có lỗ cũng hình tròn, có ẩn hiện hoa văn hình rồng.
Lý Tư quay về chỗ ngồi nói rằng, „Kỷ tài nữ quả là danh truyền không ngoa, khi kiến nghị thay triều đổi chế của nàng không những thực hiện được mà còn liên quan đến sự thay đổi chính trị, đặt ra kỳ hạn tiến hành, chỗ nào cũng có điểm lợi, lại không phiền nhiễu đến dân chúng, xin báo lại với tài nữ, Lý Tư này đã khâm phục sát đất."
Tiểu Bàn rõ ràng rất sủng ái Lý Tư, cười rằng, „Lý khanh đã quá khiêm nhường, Lý khanh cũng bỏ ra rất nhiều công sức để đề ra bản kiến nghị này, cũng đã lập công như Kỷ thái phó."
Lý Tư vội vàng quỳ xuống tạ ơn, tiểu Bàn trầm ngâm một lúc quay sang Hạng Thiếu Long nói, „Lần này thích khách đến Hàm Dương, thái phó đã có cách gì để ứng phó chưa?"
Hạng Thiếu Long vui mừng nói, „Bị quân hãy yên tâm, kẻ địch chỉ có một cơ hội duy nhất chính là lúc tế thần sông ngày mai mới có hành động bất ngờ nhưng giờ đây chúng ta đã biết rõ chuyện này, tình thế sẽ hoàn toàn thay đổi. Vi thần sẽ bí mật hợp tác với Xương Văn quân đánh ta kẻ địch, đảm bảo bị quân sẽ không bị mất một cọng lông lại còn khiến cho sáu nước nếm được thủ đoạn của chúng ta."
Tiểu Bàn kính gã như thần minh, mà rằng, „Có thái phó lo chuyện này quả nhân đã yên lòng."
Hạng Thiếu Long nói, „Nhưng bị quân phải hứa ngày mai phải để vi thần hoàn toàn xử lý, nếu không diệu kế khó thi hành."
Tiểu Bàn cười ha ha nói, „Vậy thì ngày mai quả nhân trở thành thuộc hạ một ngày cho thái phó, để cho thái phó căn dặn là được."
Lý Tư cảm nhận được sự tin tưởng và chân thành giữa hai người, nở một nụ cười.
Rồi buổi tảo triều sóng yên gió lặng, nhưng đến khi Lã Bất Vi đề nghị phải tách diêm thiết quan thành hai, lập tức đã nổ ra một trận tranh luận kịch liệt.
Hạng Thiếu Long nghe được một lúc thì mới hiểu được đại khái.
Vốn là trước thời Hiếu Công, hầu như công thương nghiệp của nước Tần đều do quan phủ nắm giữ, nhưng vì sự phát triển nhanh chóng của sản xuất xã hội, nên về mặt kết cấu kinh tế đã diễn ra sự thay đổi sâu sắc, điều quan trọng nhất là sự ra đời của việc kinh doanh tư nhân.
Ðể đối phó với cục diện này, nước Tần đã lập ra cơ quan chuyên quản lý các loại công thương nghiệp, trong đó quan trọng nhất chính là diêm thiết quan, điều này liên quan đến hai vấn đề dân sinh và quân sự.
Theo sự mở rộng của nước Tần, các trung tâm rèn sắt ở phía đông lần lượt rơi vào tay người Tần. Công việc của diêm thiết quan ngày càng nhiều nên xảy ra tình trạng buôn lậu muối và sắt, lại thêm muối và sắt là hai chuyện không có liên quan với nhau, cho nên Lã Bất Vi mới đưa ra lời đề nghị này.
Vấn đề là đề nghị của Lã Bất Vi muốn dùng người của y để nắm giữ hai mạch máu kinh tế và quân sự nước Tần, cho nên bọn Xương Bình quân, Lý Tư mới lên tiếng cản lại, để sau khi hắc long xuất hiện mới thừa thế dành lấy hai chức này.
Cản trở thì dễ dàng hơn phản đối. Cuối cùng chưa ra quyết định, tiểu Bàn bảo sẽ xem lại, rồi buổi tảo triều cũng kết thúc.
Hạng Thiếu Long về lại quan thuộc, Ðằng Dực và Kinh Tuấn chờ cả buổi sáng, để cùng gã đi xem xét con đường ngày mai mà tiểu Bàn sẽ đi qua.
Hạng Thiếu Long nói, „Tình hình thế nào?"
Ðằng Dực nói, „Quốc Hưng vừa đến báo Ô Quả đã đưa y đi gặp các tướng lĩnh khác theo như y nói, vẫn chưa có manh mối gì về chuyện thích khách."
Kinh Tuấn nói, „Ðệ và Xương Văn quân đã bàn bạc, y sẽ tìm cớ nào đó, ví như có nội thị đánh cắp vật của hoàng cung, ra ngoài đóng kín cửa phòng lại rồi lục soát từng nhà một, từ ngày Thương ưởng ban hành pháp luật, những kẻ biết chuyện không báo cũng sẽ đồng tội, chắc sẽ dễ tìm được những kẻ có nghi vấn, nhưng những kẻ này núp trong phủ tướng quân của Ðỗ Bích hoặc sẽ trong nội phủ đại thần thì cũng sẽ khó khăn lắm."
Hạng Thiếu Long nói, „Ngàn vạn lần đừng làm bừa, chúng ta hoàn toàn không cần làm gì, không cần Quốc Hưng phải thám thính nữa, để tránh đánh cỏ động rắn."
Ðằng Dực nói, „Hình như tam đệ nắm chắc việc bảo vệ an toàn cho bị quân vào ngày mai?"
Hạng Thiếu Long mỉm cười gọi Triệu Ðại đến dặn dò cứ y như lời thông báo cho Xương Văn quân và Quốc Hưng rồi cùng Ðằng Dực và Kinh Tuấn xuất phát.
Rời khỏi thành Hàm Dương, men theo quan đạo tiến lên phía thượng du của sông Vị Thủy. Trong nhất thời cả mục đích của chuyến đi cũng quên mất.
Mặt hồ xanh thẳm và cỏ cây tốt tươi. Trên đồng cỏ chốc chốc lại gặp những mục dân đuổi những bầy cừu và ngựa khiến cho đất trời thêm sức sống.
Ðằng Dực chỉ một ngọn đồi nhỏ đầy cây cối, nói rằng, „Nếu nấp ở trên đó rồi ngầm đặt cung nỏ, có thể bắn bất cú mục tiêu nào đi ngang quan đạo."
Hạng Thiếu Long lúc này mới quay về thực tế, căn dặn Kinh Tuấn đánh dấu lại những chỗ mà thích khách có thể ẩn nấp.
Tuy đã qua giờ ngọ nhưng đoạn đi ngang qua khu rừng rậm, mây mù vẫn chưa tan, trong không trung vẫn đầy hơi nước, khiến cho tầm nhìn không rõ ràng. Ðằng Dực biến sắc nói, „Xem ra ngày mai sẽ có sương mù đối với chúng ta sẽ rất bất lợi."
Hạng Thiếu Long thản nhiên nói, „Ðệ thấy không phải hoàn toàn bất lợi, chí ít chúng ta cũng biết được kẻ địch sẽ ra tay ở nơi có sương mù nhiều nhất trên đường đi đến sông Vị Thủy, mà không ra tay lúc ta quay về, thứ đến mây mù nhiều thì có lợi cho hắc long xuất hiện."
Kinh Tuấn nói với vẻ ngưỡng mộ, „Tam ca quả thật là sáng suốt."
Hạng Thiếu Long cười nói, „Hai người có nghe chuyện chọn nhầm xe hay chưa?"
Ðằng Dực và Kinh Tuấn đều ngạc nhiên kêu lên. Hạng Thiếu long mới nhớ lúc chuyện này xảy ra sau khi tiểu Bàn trở thành Tần Thủy Hoàng, Trương Lương đã dùng đá đập nhầm một chiếc xe, vội vàng lấp liếm rằng, „Tức là ngày mai khi xảy ra chuyện, chỉ cần bị quân nấp trong một chiếc xe khác chúng ta có thể dễ dàng dụ kẻ địch ra, rồi sau đó tiêu diệt."
Kinh, Ðằng hai người đều kêu hay, đến lúc này thì không cần quan sát tình hình nữa, đến sông Vị Thủy gặp Kỷ Yên Nhiên đang thao luyện hắc long rồi cùng nhau về thành.
Về đến Ô phủ thì trời đã về chiều.
Ðào Phương thông báo Ngũ Phù đã đến, đang đợi Hạng Thiếu Long ở sảnh đông.
Kỷ Yên Nhiên nói, „Kẻ dò thám đã đến, song không cần đi đến Túy Phong lâu nữa. Ðừng quên rằng hai đêm nay chàng đã không ở bên cạnh bọn thiếp, không ngủ sớm chàng làm sao có tinh thần để ứng phó với thích khách."
Hạng Thiếu Long nói, „Dù cho ta có đủ tinh thần ta cũng không lãng phí với những nữ nhân khác, Hạng Thiếu Long này đã có cả thiên hạ, ngoài thê thiếp của ta, không gì có thể khiến ta động lòng nữa."
Kỷ Yên Nhiên mỉm cười ngọt ngào.
Ðến sảnh phía đông chỉ thấy Ngũ Phù đứng ngồi không yên, trong lòng buồn cười, bước lên nói, „Ngũ lâu chủ không nên đến đây, nói không chừng người của Lao ái và Lã Bất Vi nghi ngờ."
Ngũ Phù đã sớm chuẩn bị, khúm núm đáp rằng, „Hạng đại nhân yên tâm, tiều nhân rất cẩn thận."
Hai người cùng ngồi xuống Ngũ Phù hạ giọng nói, „Bị quân biết chuyện này thì có phản ứng không?"
Hạng Thiếu Long trong lòng buồn cười, thản nhiên nói, „Ðương nhiên là mặt rồng đại nộ nhưng vì có thái hậu nên ngầm đề phòng, đợi tìm có chứng cứ, lúc đó coi thử thái hậu làm sao bảo vệ nổi y. Bị quân rất khen ngợi tấm lòng trung nghĩa của lâu chủ, đang nghĩ thử xem làm sao thưởng cho ông."
Ngũ Phù nói, „Chỉ cần làm việc cho bị quân và Hạng đại nhân, tiêu nhân đã thỏa mãn trong lòng, tuyệt không nghĩ đến chuyện được nhận thưởng."
Hạng Thiếu Long cố ý nói, „Hay là ban cho lâu chủ một chức vụ! Nhưng Túy Phong lâu của ông phải trao cho người khác, bởi vì không có người làm quan nào lại vừa quản lý kỹ viện nữa, nói ra thật khó nghe, huống chi Ngũ Lâu chủ đã sớm kiếm đủ rồi kia mà."
Ngũ Phù mừng lắm cười hớn hở nói, „Ðó chỉ là chuyện nhỏ, Phố gia trước nay luôn muốn mua Túy Phong lâu của tiểu nhân, nếu như chuyện này thành, tiểu nhân sẽ tặng một nữa số tiền ấy cho đại nhân, tiểu nhân biết đại nhân không coi tiền tài là gì nhưng đó chính là tâm ý của tiểu nhân."
Hạng Thiếu Long nghĩ thầm món quà này quá lớn.
Ðột nhiên thấy Ngũ Phù thật sự chỉ là luồn lách giữa các bên, dù cho bên nào được thế, thì y cũng đều được lợi ích.
Do đó, kẻ này không hoàn toàn không có giá trị lợi dụng.
Nhất là ngày mai hắc long xuất hiện nhất định sẽ chấn động cả trong triều ngoài nội, lúc đó thanh thế của tiểu Bàn ngày càng tăng, hạng người nhìn gió bẻ đà như Ngũ Phù chắc biết rõ nên xoay về hướng nào.
Ngũ Phù lại khúm núm nói, „Hạng đại nhân nếu có hứng thú với cô nương nào trong Túy Phong lâu của tiểu nhân, chỉ cần nói một tiếng tiểu nhân sẽ lập tức đưa đến hầu hạ cho đại nhân, dù cho Mỹ Mỹ, tiểu nhân cũng có cách."
Hạng Thiếu Long nói, „Ngươi không sợ Lã Bất Vi sao?"
Ngũ Phù thở dài, „Sợ cũng chẳng còn cách nào nữa, Mỹ Mỹ dùng cái chết uy hiếp không chịu làm thiếp cho Lã Bất Vi Ðương nhiên! Nếu tiểu nhân có nhan sắc như Mỹ Mỹ, cũng không chịu gả vào phủ trọng phụ."
Hạng Thiếu Long bất ngờ, té ra nàng sợ quyền uy của Lã Bất Vi chứ không phải cam tâm tình nguyện nghe theo y.
Lúc ấy trong lòng không còn hận nữa mà dâng lên một niềm thương cảm, „Lã Bất Vi xử lý chuyện này như thế nào?"
Ngũ Phù cười khổ nói, „Y còn cách nào nữa? Chẳng qua là chỉ dùng lợi lộc và uy quyền để dụ dỗ tiểu nhân thôi!
Lao ái cũng thúc ép tiểu nhân, tiểu nhân bị kẹp ở giữa, ngủ không hề ngon giấc. Hạng đại nhân chỉ nhìn dáng vẻ của tiểu nhân thì đã biết."
Hạng Thiếu Long nhìn kỹ lại mặt mũi của y quả nhiên hai mắt sâu hoắm, trông rất tiều tụy, mỉm cười rằng, „Ðã biết như thế sao lúc đầu còn làm? Lã Bất Vi làm gì có nhân tính nhưng lâu chủ chỉ muốn giúp y, phải chăng là muốn tự tìm cái khổ Ngũ Phù trước tiên ngẩn người ra rồi mặt tái nhợt, run giọng nói, „Tiểu nhân không hiểu mấy câu vừa rồi của đại nhân.
Hạng Thiếu Long mỉm cười nói, „Cả Mạc Ngạo cũng không thể nào lừa nổi ta, Ngũ Lâu chủ thử hỏi mình có bằng Mạc Ngạo không?"
Ngũ Phù quy xuống đất ngạc nhiên nói, „Hạng đại nhân đã hiểu nhầm tiểu nhân nếu tiểu nhân có ý lừa gạt...“ Hạng Thiếu Long cắt ngang lời y, „Ðừng thề sống thề chết nữa nếu không ta sẽ thế thiên hành đạo, thực hiện ngay lời thề của ngươi đấy."
Ngũ Phù kêu lên thảm thiết, „Xin hãy tin lời tiểu nhân, tiểu nhân quả thật...“ "Keng."
Thanh Bách Chiến bảo đao đã rút ra, Ngũ Phù hoảng sợ đã té bật ra, trán lấm tấm mồ hôi, mặt như xác chết.
Hạng Thiếu Long đút thanh đao vào lại vỏ hờ hững nói, „Quả thật không muốn giấu ngươi, bên cạnh Lã Bất Vi và Lao ái, đều có người của ta cho nên bổn nhân mới biết được mọi chuyện. Chỉ cần lâu chủ nói dối thêm một câu nữa, Hạng Thiếu Long này sẽ lấy bảo đao chém đầu của ngươi xuống đem ra chợ cho dân chúng coi, bởi vì ngươi đã phạm vào tội khi quân.
Ngũ Phù ngẩn ra một lúc, rầu rĩ nói, „Tiểu nhân đã phục!"
Ðằng Dực, Kinh Tuấn, Ô Quả, Triệu Ðại cùng Kỷ Yên Nhiên bàn bạc ai nấy thần sắc ngưng trọng.
Kỷ Yên Nhiên thấy gã về sớm mở miệng cười mà rằng, „Bọn thiếp đang nghiên cứu làm thế nào để tìm ra bọn thích khách, nếu cứ để bọn chúng hành động thì thật là nguy hiểm."
Ðằng Dực nhíu mày nói, „Vấn đề là chúng ta không thể công khai chuyện này, chỉ đành âm thầm thực hiện càng ít người biết càng tốt, nếu không thân phận của Quốc Hưng sẽ bị bại lộ."
Kinh Tuấn hừ nói, „Ðệ thì không tin tên Quốc Hưng này."
Kỷ Yên Nhiên nhoẻn miệng cười, „Chúng ta cũng không dễ dàng tin Quốc Hưng nhưng cũng cho y một cơ hội, để chứng thực được lời nói của mình!“ Hạng Thiếu Long đứng bên cạnh Kinh tuấn cười, „Ðây gọi là bỏ tối về với sáng, cải tà quy chính, lãng tử quay đầu.
Tiểu Tuấn phải nhớ rằng rộng lượng cần dũng khí hơn cả thương yêu và cả thù hận."
Mọi người chưa từng nghe những câu nói như thế này, ngẩn người ra.
Kỷ Yên Nhiên hớn hở nói, „Phu quân đại nhân đêm nay lòng dạ cao thượng, phải chăng là lọt vào mắt xanh của Thạch Tố Phương nữa?"
Hạng Thiếu Long nhớ tới Thạch Tố Phương thở dài nói, „Thạch Tố Phương là một thiếu nữ rất kỳ lạ. Ta thấy nàng không có hứng thú với tình nam nữ, kẻ nàng yêu thích là Trang Chu, nàng có suy nghĩ đặc biệt khiến cho Lao ái phải mất hứng. Còn ta thì vì kính trọng nàng mà tránh ra xa, báo cáo đã xong, tài nữ đã hài lòng chưa."
Nghe gã nói thú vị đến thế thì Kỷ Yên Nhiên đã bật cười, còn bọn Kinh Tuấn thì đã sớm quen những lời nói của Hạng Thiếu Long.
ô Quả than, „Có ai nói chuyện sinh động hơn Hạng gia? May mà tiểu nhân đi theo Hạng gia đã lâu cũng nhiễm được đôi chút, cho nên mới theo đuổi được Tiểu Vi Vi, không khỏi phụ lòng mong mỏi của Kinh gia."
Hạng Thiếu Long bây giờ mới biết Ô Quả theo đuổi Châu Vi vốn là có Kinh Tuấn giúp đỡ sau lưng, quay sang Triệu Ðại nói, „Ngươi và huynh đệ sống ở Hàm Dương có thích không?"
Triệu Ðại lộ vẻ cảm kích gật đầu nói, „Bọn thuộc hạ chưa bao giờ có những ngày vinh quang như thế này, chỉ cần nói ra tên của Hạng gia, thì dẫu là người trong phủ trọng phụ cũng phải kiềng mặt chúng tôi, Phương phu nhân lại giúp chúng tôi chọn thê tử, thành gia lập thất. Chao ôi! Phu nhân quả thật đã rời chúng tôi quá sớm." Nói đến Triệu Nhã thì hai mắt đỏ lên.
Ðằng Dực sợ gợi lại chuyện đau lòng cho Hạng Thiếu Long nên đổi sang nói, „Chuyện phải làm ngay chúng ta phải điều một toán người về Hàm Dương phụ trách điều tìm những tên tử sĩ nguy hiểm kia. Ngoài ra còn phải thông báo cho Xương Văn quân, bảo y phải tìm cách báo cho bị quân, ngày mốt đã là lễ tế mùa xuân, ta e rằng kẻ địch sẽ hạ thủ khi bị quân rời khỏi cung. Theo thường lệ, đường đến Vị Thủy đã sớm định, không thể thay đổi nữa, thích khách lẻn vào trong dân chúng, rất khó phát hiện."
Hạng Thiếu Long đột nhiên giật mình, nhớ lại mình bảo vệ những nhân vật quan trọng khi còn ở thế kỷ hai mươi mốt, có thể nói là một chuyên gia chống khủng bố, nên chuyến này mình phải ra tay.
Mọi người thấy sắc mặt gã kỳ lạ như vậy tưởng rằng gã nghĩ ra điều gì, ngạc nhiên nhìn.
Hạng Thiếu Long phất tay hưng phấn nói, „Lần này việc bảo vệ an toàn lễ tế mùa xuân hãy do ta phụ trách, sau buổi tảo triều ngày mai tiểu Tuấn hãy đi theo ta thị sát chỗ con đường dẫn ra lễ tế, chúng ta hãy đấu một trận với bọn tử sĩ ấy thử xem ai giỏi hơn."
Mọi người đều ngẩn ra nhìn gã. Hạng Thiếu Long mỉm cười, „Chỗ lợi hại này của Phố Cao, giả sử bị quân xảy ra chuyện, ta và Xương Bình quân sẽ bị mang tội chém đầu, một viên đá mà ném được nhiều con chim, theo ta thấy Phố Cao xảo quyệt không kém gì Lã Bất Vi, chỉ là thiếu may mắn, cũng giống như trong trận quyết chiến lần trước giữa ta và Quản Trung Tà, đã đặt sai vào Thành Kiều!"
Rồi vươn vai nói, „Lần này bọn chúng cũng kém may mắn bởi vì gặp phải Hạng Thiếu Long này."
Sáng hôm sau Hạng Thiếu Long vẫn thức sớm luyện đao như thường lệ, sau đó mới vào hoàng cung vì vẫn còn thời gian nên tranh thủ đi gặp tiểu Bàn.
Tiểu Bàn có lẽ là vị vua siêng năng nhất trong lịch sử nước Tần, vừa ăn điểm tâm, vừa nghe Lý Tư báo cáo. Thấy Hạng Thiếu Long đến, tiểu Bàn miễn mọi lễ tiết bảo gã ngồi xuống rồi nghiêm mặt nói, „Phố Cao và Ðỗ Bích quả thật là to gan dám có mưu đồ với quả nhân, Quốc Hưng có thể lấy công để bù tội, đại tướng quân xem như thế nào để có thể thưởng y.
Hạng Thiếu Long nhìn Lý Tư rồi cười nói, „Vi thần vẫn thích đại vương gọi là thái phó. Nếu đại vương gọi vi thần là đại tướng quân thì giống như bị quân đang sai vi thần cầm quân đi đánh trận."
Trong nước Tần e rằng chỉ có Hạng Thiếu Long mới có thể nói như thế với tiểu Bàn.
Tiểu Bàn cười ha ha nói, „Chỉ cần gặp thái phó, bao nhiêu lo lắng của quả nhân đều trôi hết."
Rồi quay sang Lý Tư nói, „Lý khanh gia hãy cho thái phó xem thử đồng tiền mới chúng ta sẽ ban ra sau khi hắc long xuất hiện!"
Lý Tư vui vẻ đưa đồng tiền mới cho Hạng Thiếu Long xem.
Hạng Thiếu Long cầm lên nhìn đồng tiền hình tròn, giữa có lỗ cũng hình tròn, có ẩn hiện hoa văn hình rồng.
Lý Tư quay về chỗ ngồi nói rằng, „Kỷ tài nữ quả là danh truyền không ngoa, khi kiến nghị thay triều đổi chế của nàng không những thực hiện được mà còn liên quan đến sự thay đổi chính trị, đặt ra kỳ hạn tiến hành, chỗ nào cũng có điểm lợi, lại không phiền nhiễu đến dân chúng, xin báo lại với tài nữ, Lý Tư này đã khâm phục sát đất."
Tiểu Bàn rõ ràng rất sủng ái Lý Tư, cười rằng, „Lý khanh đã quá khiêm nhường, Lý khanh cũng bỏ ra rất nhiều công sức để đề ra bản kiến nghị này, cũng đã lập công như Kỷ thái phó."
Lý Tư vội vàng quỳ xuống tạ ơn, tiểu Bàn trầm ngâm một lúc quay sang Hạng Thiếu Long nói, „Lần này thích khách đến Hàm Dương, thái phó đã có cách gì để ứng phó chưa?"
Hạng Thiếu Long vui mừng nói, „Bị quân hãy yên tâm, kẻ địch chỉ có một cơ hội duy nhất chính là lúc tế thần sông ngày mai mới có hành động bất ngờ nhưng giờ đây chúng ta đã biết rõ chuyện này, tình thế sẽ hoàn toàn thay đổi. Vi thần sẽ bí mật hợp tác với Xương Văn quân đánh ta kẻ địch, đảm bảo bị quân sẽ không bị mất một cọng lông lại còn khiến cho sáu nước nếm được thủ đoạn của chúng ta."
Tiểu Bàn kính gã như thần minh, mà rằng, „Có thái phó lo chuyện này quả nhân đã yên lòng."
Hạng Thiếu Long nói, „Nhưng bị quân phải hứa ngày mai phải để vi thần hoàn toàn xử lý, nếu không diệu kế khó thi hành."
Tiểu Bàn cười ha ha nói, „Vậy thì ngày mai quả nhân trở thành thuộc hạ một ngày cho thái phó, để cho thái phó căn dặn là được."
Lý Tư cảm nhận được sự tin tưởng và chân thành giữa hai người, nở một nụ cười.
Rồi buổi tảo triều sóng yên gió lặng, nhưng đến khi Lã Bất Vi đề nghị phải tách diêm thiết quan thành hai, lập tức đã nổ ra một trận tranh luận kịch liệt.
Hạng Thiếu Long nghe được một lúc thì mới hiểu được đại khái.
Vốn là trước thời Hiếu Công, hầu như công thương nghiệp của nước Tần đều do quan phủ nắm giữ, nhưng vì sự phát triển nhanh chóng của sản xuất xã hội, nên về mặt kết cấu kinh tế đã diễn ra sự thay đổi sâu sắc, điều quan trọng nhất là sự ra đời của việc kinh doanh tư nhân.
Ðể đối phó với cục diện này, nước Tần đã lập ra cơ quan chuyên quản lý các loại công thương nghiệp, trong đó quan trọng nhất chính là diêm thiết quan, điều này liên quan đến hai vấn đề dân sinh và quân sự.
Theo sự mở rộng của nước Tần, các trung tâm rèn sắt ở phía đông lần lượt rơi vào tay người Tần. Công việc của diêm thiết quan ngày càng nhiều nên xảy ra tình trạng buôn lậu muối và sắt, lại thêm muối và sắt là hai chuyện không có liên quan với nhau, cho nên Lã Bất Vi mới đưa ra lời đề nghị này.
Vấn đề là đề nghị của Lã Bất Vi muốn dùng người của y để nắm giữ hai mạch máu kinh tế và quân sự nước Tần, cho nên bọn Xương Bình quân, Lý Tư mới lên tiếng cản lại, để sau khi hắc long xuất hiện mới thừa thế dành lấy hai chức này.
Cản trở thì dễ dàng hơn phản đối. Cuối cùng chưa ra quyết định, tiểu Bàn bảo sẽ xem lại, rồi buổi tảo triều cũng kết thúc.
Hạng Thiếu Long về lại quan thuộc, Ðằng Dực và Kinh Tuấn chờ cả buổi sáng, để cùng gã đi xem xét con đường ngày mai mà tiểu Bàn sẽ đi qua.
Hạng Thiếu Long nói, „Tình hình thế nào?"
Ðằng Dực nói, „Quốc Hưng vừa đến báo Ô Quả đã đưa y đi gặp các tướng lĩnh khác theo như y nói, vẫn chưa có manh mối gì về chuyện thích khách."
Kinh Tuấn nói, „Ðệ và Xương Văn quân đã bàn bạc, y sẽ tìm cớ nào đó, ví như có nội thị đánh cắp vật của hoàng cung, ra ngoài đóng kín cửa phòng lại rồi lục soát từng nhà một, từ ngày Thương ưởng ban hành pháp luật, những kẻ biết chuyện không báo cũng sẽ đồng tội, chắc sẽ dễ tìm được những kẻ có nghi vấn, nhưng những kẻ này núp trong phủ tướng quân của Ðỗ Bích hoặc sẽ trong nội phủ đại thần thì cũng sẽ khó khăn lắm."
Hạng Thiếu Long nói, „Ngàn vạn lần đừng làm bừa, chúng ta hoàn toàn không cần làm gì, không cần Quốc Hưng phải thám thính nữa, để tránh đánh cỏ động rắn."
Ðằng Dực nói, „Hình như tam đệ nắm chắc việc bảo vệ an toàn cho bị quân vào ngày mai?"
Hạng Thiếu Long mỉm cười gọi Triệu Ðại đến dặn dò cứ y như lời thông báo cho Xương Văn quân và Quốc Hưng rồi cùng Ðằng Dực và Kinh Tuấn xuất phát.
Rời khỏi thành Hàm Dương, men theo quan đạo tiến lên phía thượng du của sông Vị Thủy. Trong nhất thời cả mục đích của chuyến đi cũng quên mất.
Mặt hồ xanh thẳm và cỏ cây tốt tươi. Trên đồng cỏ chốc chốc lại gặp những mục dân đuổi những bầy cừu và ngựa khiến cho đất trời thêm sức sống.
Ðằng Dực chỉ một ngọn đồi nhỏ đầy cây cối, nói rằng, „Nếu nấp ở trên đó rồi ngầm đặt cung nỏ, có thể bắn bất cú mục tiêu nào đi ngang quan đạo."
Hạng Thiếu Long lúc này mới quay về thực tế, căn dặn Kinh Tuấn đánh dấu lại những chỗ mà thích khách có thể ẩn nấp.
Tuy đã qua giờ ngọ nhưng đoạn đi ngang qua khu rừng rậm, mây mù vẫn chưa tan, trong không trung vẫn đầy hơi nước, khiến cho tầm nhìn không rõ ràng. Ðằng Dực biến sắc nói, „Xem ra ngày mai sẽ có sương mù đối với chúng ta sẽ rất bất lợi."
Hạng Thiếu Long thản nhiên nói, „Ðệ thấy không phải hoàn toàn bất lợi, chí ít chúng ta cũng biết được kẻ địch sẽ ra tay ở nơi có sương mù nhiều nhất trên đường đi đến sông Vị Thủy, mà không ra tay lúc ta quay về, thứ đến mây mù nhiều thì có lợi cho hắc long xuất hiện."
Kinh Tuấn nói với vẻ ngưỡng mộ, „Tam ca quả thật là sáng suốt."
Hạng Thiếu Long cười nói, „Hai người có nghe chuyện chọn nhầm xe hay chưa?"
Ðằng Dực và Kinh Tuấn đều ngạc nhiên kêu lên. Hạng Thiếu long mới nhớ lúc chuyện này xảy ra sau khi tiểu Bàn trở thành Tần Thủy Hoàng, Trương Lương đã dùng đá đập nhầm một chiếc xe, vội vàng lấp liếm rằng, „Tức là ngày mai khi xảy ra chuyện, chỉ cần bị quân nấp trong một chiếc xe khác chúng ta có thể dễ dàng dụ kẻ địch ra, rồi sau đó tiêu diệt."
Kinh, Ðằng hai người đều kêu hay, đến lúc này thì không cần quan sát tình hình nữa, đến sông Vị Thủy gặp Kỷ Yên Nhiên đang thao luyện hắc long rồi cùng nhau về thành.
Về đến Ô phủ thì trời đã về chiều.
Ðào Phương thông báo Ngũ Phù đã đến, đang đợi Hạng Thiếu Long ở sảnh đông.
Kỷ Yên Nhiên nói, „Kẻ dò thám đã đến, song không cần đi đến Túy Phong lâu nữa. Ðừng quên rằng hai đêm nay chàng đã không ở bên cạnh bọn thiếp, không ngủ sớm chàng làm sao có tinh thần để ứng phó với thích khách."
Hạng Thiếu Long nói, „Dù cho ta có đủ tinh thần ta cũng không lãng phí với những nữ nhân khác, Hạng Thiếu Long này đã có cả thiên hạ, ngoài thê thiếp của ta, không gì có thể khiến ta động lòng nữa."
Kỷ Yên Nhiên mỉm cười ngọt ngào.
Ðến sảnh phía đông chỉ thấy Ngũ Phù đứng ngồi không yên, trong lòng buồn cười, bước lên nói, „Ngũ lâu chủ không nên đến đây, nói không chừng người của Lao ái và Lã Bất Vi nghi ngờ."
Ngũ Phù đã sớm chuẩn bị, khúm núm đáp rằng, „Hạng đại nhân yên tâm, tiều nhân rất cẩn thận."
Hai người cùng ngồi xuống Ngũ Phù hạ giọng nói, „Bị quân biết chuyện này thì có phản ứng không?"
Hạng Thiếu Long trong lòng buồn cười, thản nhiên nói, „Ðương nhiên là mặt rồng đại nộ nhưng vì có thái hậu nên ngầm đề phòng, đợi tìm có chứng cứ, lúc đó coi thử thái hậu làm sao bảo vệ nổi y. Bị quân rất khen ngợi tấm lòng trung nghĩa của lâu chủ, đang nghĩ thử xem làm sao thưởng cho ông."
Ngũ Phù nói, „Chỉ cần làm việc cho bị quân và Hạng đại nhân, tiêu nhân đã thỏa mãn trong lòng, tuyệt không nghĩ đến chuyện được nhận thưởng."
Hạng Thiếu Long cố ý nói, „Hay là ban cho lâu chủ một chức vụ! Nhưng Túy Phong lâu của ông phải trao cho người khác, bởi vì không có người làm quan nào lại vừa quản lý kỹ viện nữa, nói ra thật khó nghe, huống chi Ngũ Lâu chủ đã sớm kiếm đủ rồi kia mà."
Ngũ Phù mừng lắm cười hớn hở nói, „Ðó chỉ là chuyện nhỏ, Phố gia trước nay luôn muốn mua Túy Phong lâu của tiểu nhân, nếu như chuyện này thành, tiểu nhân sẽ tặng một nữa số tiền ấy cho đại nhân, tiểu nhân biết đại nhân không coi tiền tài là gì nhưng đó chính là tâm ý của tiểu nhân."
Hạng Thiếu Long nghĩ thầm món quà này quá lớn.
Ðột nhiên thấy Ngũ Phù thật sự chỉ là luồn lách giữa các bên, dù cho bên nào được thế, thì y cũng đều được lợi ích.
Do đó, kẻ này không hoàn toàn không có giá trị lợi dụng.
Nhất là ngày mai hắc long xuất hiện nhất định sẽ chấn động cả trong triều ngoài nội, lúc đó thanh thế của tiểu Bàn ngày càng tăng, hạng người nhìn gió bẻ đà như Ngũ Phù chắc biết rõ nên xoay về hướng nào.
Ngũ Phù lại khúm núm nói, „Hạng đại nhân nếu có hứng thú với cô nương nào trong Túy Phong lâu của tiểu nhân, chỉ cần nói một tiếng tiểu nhân sẽ lập tức đưa đến hầu hạ cho đại nhân, dù cho Mỹ Mỹ, tiểu nhân cũng có cách."
Hạng Thiếu Long nói, „Ngươi không sợ Lã Bất Vi sao?"
Ngũ Phù thở dài, „Sợ cũng chẳng còn cách nào nữa, Mỹ Mỹ dùng cái chết uy hiếp không chịu làm thiếp cho Lã Bất Vi Ðương nhiên! Nếu tiểu nhân có nhan sắc như Mỹ Mỹ, cũng không chịu gả vào phủ trọng phụ."
Hạng Thiếu Long bất ngờ, té ra nàng sợ quyền uy của Lã Bất Vi chứ không phải cam tâm tình nguyện nghe theo y.
Lúc ấy trong lòng không còn hận nữa mà dâng lên một niềm thương cảm, „Lã Bất Vi xử lý chuyện này như thế nào?"
Ngũ Phù cười khổ nói, „Y còn cách nào nữa? Chẳng qua là chỉ dùng lợi lộc và uy quyền để dụ dỗ tiểu nhân thôi!
Lao ái cũng thúc ép tiểu nhân, tiểu nhân bị kẹp ở giữa, ngủ không hề ngon giấc. Hạng đại nhân chỉ nhìn dáng vẻ của tiểu nhân thì đã biết."
Hạng Thiếu Long nhìn kỹ lại mặt mũi của y quả nhiên hai mắt sâu hoắm, trông rất tiều tụy, mỉm cười rằng, „Ðã biết như thế sao lúc đầu còn làm? Lã Bất Vi làm gì có nhân tính nhưng lâu chủ chỉ muốn giúp y, phải chăng là muốn tự tìm cái khổ Ngũ Phù trước tiên ngẩn người ra rồi mặt tái nhợt, run giọng nói, „Tiểu nhân không hiểu mấy câu vừa rồi của đại nhân.
Hạng Thiếu Long mỉm cười nói, „Cả Mạc Ngạo cũng không thể nào lừa nổi ta, Ngũ Lâu chủ thử hỏi mình có bằng Mạc Ngạo không?"
Ngũ Phù quy xuống đất ngạc nhiên nói, „Hạng đại nhân đã hiểu nhầm tiểu nhân nếu tiểu nhân có ý lừa gạt...“ Hạng Thiếu Long cắt ngang lời y, „Ðừng thề sống thề chết nữa nếu không ta sẽ thế thiên hành đạo, thực hiện ngay lời thề của ngươi đấy."
Ngũ Phù kêu lên thảm thiết, „Xin hãy tin lời tiểu nhân, tiểu nhân quả thật...“ "Keng."
Thanh Bách Chiến bảo đao đã rút ra, Ngũ Phù hoảng sợ đã té bật ra, trán lấm tấm mồ hôi, mặt như xác chết.
Hạng Thiếu Long đút thanh đao vào lại vỏ hờ hững nói, „Quả thật không muốn giấu ngươi, bên cạnh Lã Bất Vi và Lao ái, đều có người của ta cho nên bổn nhân mới biết được mọi chuyện. Chỉ cần lâu chủ nói dối thêm một câu nữa, Hạng Thiếu Long này sẽ lấy bảo đao chém đầu của ngươi xuống đem ra chợ cho dân chúng coi, bởi vì ngươi đã phạm vào tội khi quân.
Ngũ Phù ngẩn ra một lúc, rầu rĩ nói, „Tiểu nhân đã phục!"
/289
|