Tào Bằng lộ ra vẻ mặt cổ quái, không nhìn Tô Song mà lại nhìn chằm chằm vào một gã nam tử ở phía sau Tô Song.
Nam tử kia tuổi gần bốn mươi, dáng người không cao lắm, chỉ ở mức trung bình.
Vừa tiến đến, gã liền cúi đầu. Dường như cảm nhận được ánh mắt của Tào Bằng, trong lòng của gã cười khổ một tiếng. Kỳ thật, trước khi gã đến Hà Tây cũng đã biết không thể gạt được Tào Bằng. Hơn nữa, ngay từ đầu gã đã không có ý muốn đến Hà Tây. Nhưng vì Tô Song đối đãi với gã quá tốt, mà gã thì phiêu bạt cũng đã lâu, gã cũng hy vọng có thể tìm một nơi để dừng chân, ổn định cuộc sống.
Vốn là gã có hai lựa chọn.
Một là về lại quê nhà ở Trùy Dương, còn lại thì đến Hà Tây.
Về lại quê hương, đương nhiên cuộc sống sẽ tốt hơn. Nhưng như vậy thì cuộc đời của gã cũng sẽ không có triển vọng gì. Cho nên sau khi suy đi nghĩ lại, gã quyết định hay là đến Hà Tây để thử sức một phen. Cũng có lẽ Tào Bằng đã quên gã từ lâu.
Nhưng hiện tại…
Nam tử có chút xấu hổ bước ra, chắp tay nói:
- Tội dân là Chúc Đạo, xin ra mắt Tào Bắc Bộ.
Tào Bằng không kìm nổi cười ha ha, đứng dậy bước tới phía trước:
- Ta đã nói là nhìn có vẻ quen mắt, nhưng lại không nghĩ là có thể gặp cố nhân ở Trùy Dương tại Hà Tây này. Chúc Đạo, năm năm rồi không gặp, ngươi có mạnh khỏe không? Tội danh của ngươi ở Trùy Dương đã được rửa sạch, người nhà của ngươi đã giải quyết ổn thỏa, sau này ngươi không cần phải mai danh ẩn tích, trốn chui trốn nhủi nữa.
- Dạ!
Nam tử nghe vậy càng thêm xấu hổ.
Nam tử này chính là người quen cũ của Tào Bằng năm đó lúc còn đảm nhiệm chức Bắc Bộ Úy ở Trùy Dương.
Chúc Đạo trước kia vốn là một tay kiếm khách, thuộc dòng dõi phú quý ở Trùy Dương.
Năm năm trước, Tào Bằng đảm nhiệm chức Bắc Bộ Úy ở Trùy Dương có gặp Chúc Đạo vài lần. Thật ra, hai người gặp gỡ với nhau cũng không phải là rất vui vẻ gì. Ở Trùy Dương Chúc Đạo có thế lực rất mạnh nên có phần khinh thường Tào Bằng, nói năng thường không hề khách sáo. Vụ án Thích Phùng, Nhạc Quan, các án mạng xảy ra liên tục ở Trùy Dương có nhiều chứng cớ đều chỉ rõ hung thủ là Chúc Đạo.
Lúc ấy ở Trùy Dương có một vị hiệp khách khác tên là Trương Lương, đến nương tựa Lưu Bị.
Thừa dịp một đêm mưa, một hiệp khách tên là Xích Trung nam sủng của Nhạc Quan đã bị giết chết rồi vu oan giá họa cho Chúc Đạo.Chúc Đạo là người thích nam giới, yêu trẻ nhỏ. Lúc ấy bởi vì một gã nam sủng phản bội nên nổi giận mà giết chết y, đem thi thể của người nọ chôn ở đình viện của nhà mình. Trương Lương tố cáo Chúc Đạo, đem sự việc báo cho quan phủ để trị tội gã.
Chúc Đạo có tật giật mình, nghe Trương Lương nói như vậy, suốt đêm trốn khỏi Trùy Dương…
Lại nói, vào những năm cuối Đông Hán có một trào lưu khá phổ biến đó là đồng tính nam, việc đó vốn được xem như là chuyện bình thường, chẳng có gì to tát cả.
Sự việc Chúc Đạo giết nam sủng, cũng coi như là có chút tai tiếng ở Trùy Dương.
Nếu như bị đối phương biết được, tất nhiên Chúc Đạo sẽ bị trả thù. Hơn nữa gã trước đây đối với Tào Bằng cực kỳ vô lễ nên cũng lo lắng là Tào Bằng nhân cơ hội này sẽ trừng trị gã. Sau khi rời khỏi Trùy Dương, Chúc Đạo đến nước Trung Sơn, nương tựa một nhà họ Tô ở đấy.
Những việc xảy ra ở nhà, thật ra thì gã cũng có biết.
Nhà Hán có luật mua tội.
Chính là bỏ ra một số bạc nhất định là có thể miễn đi tội danh của bản thân.
Nam sủng bị giết kia chẳng qua cũng chỉ là một gã có xuất thân thấp kém. Tuy trước kia được sủng ái, nhưng dù sao thì cũng đã chết.
Người nhà của Chúc Đạo bỏ ra một ít tiền để thương lượng với đối phương.
Rồi sau đó dùng đất đai ở ngoài thành Trùy Dương để mua chuộc quan phủ, xem như xin miễn tội cho Chúc Đạo.
Nhưng mà Chúc Đạo vẫn không dám về nhà.
Cũng bởi vì tranh đấu của Tào Viên trước kia trận chiến ở Quan Độ, rồi sau đó lo lắng sau khi trở về sẽ bị họa lây cho nên vẫn luôn ở lại Trung Sơn. Lần này Tô Song quyết ý đến nương tựa Tào Bằng, Chúc Đạo sau khi cân nhắc nhiều lần liền quyết định theo Tô Song thử thời vận.
Đối với mâu thuẫn giữa Chúc Đạo và Tào Bằng, thật ra Tô Song cũng có nghe nói lại lúc đi đường.
Vội vàng khom người nói:
- Mạnh Chi những năm gần đây vẫn hối hận năm đó thô lỗ, hy vọng có thể lập công chuộc tội, nhưng lại không có cơ hội. Nay nghe tôi nói đến đầu công tử, Mạnh Chi cũng do dự hồi lâu, cả gan đến đây, xin công tử tha thứ cho hắn năm đó vô lễ.
Tào Bằng không kìm nổi cười.
Đối với Chúc Đạo, hắn cũng không có mấy thiện cảm.
Nhưng đối với kiếm thuật của gã lại có chút tán thưởng.
Đây là một kiếm khách mà ngay cả Sử A cũng khen ngợi, kiếm thuật đương nhiên không kém. Thật ra, lúc trước Tào Bằng đảm nhiệm Bắc Bộ Úy ở Trùy Dương rất nhiều người không đồng ý. Không nói đến việc bị Chúc Đạo khinh thường, ngay cả Nam Bộ Úy Mạnh Thản cũng mang lòng bất mãn. Nếu không phải vì lúc trước văn danh của Tào Bằng rất thịnh, hơn nữa lại rất thân thiết với Trần Quần, nếu không sẽ có rất nhiều phiền toái. Chính vì tính cách của gã làm cho Tào Bằng có chút không thích hợp…
Cũng bởi vì vậy, hắn mới không nâng đỡ Chúc Đạo.
Đó không phải là vì kỳ thị, mà là vì có chút không thích…
Một người đầy râu như vậy, không thích nữ nhân lại đi thích nam nhân, điều này làm cho Tào Bằng không thể chịu được.
Tuy nhiên, Tào Bằng cũng không oán hận Chúc Đạo.
Năm đó hắn là Bắc Bộ Úy Trùy Dương, hưởng sáu trăm thạch bổng lộc.
Mà nay, hắn đã là Thái Thú của một quận, đường đường là Bắc Trung Lang Tướng, chức quan được hưởng hai ngàn thạch bổng lộc, tâm tình đương nhiên rất khác biệt.
Chúc Đạo thì ngược lại, năm đó là đại hào ở Trùy Dương.
Mà nay lại ăn nhờ ở đậu, bao năm phiêu bạt, cuối cũng lại ở trước mặt của Tào Bằng, miệng lại xưng là tội dân…
Hai bên chênh lệch quá lớn!
Lớn đến nỗi nếu như Tào Bằng không phải nhìn thấy Chúc Đạo, có lẽ đã quên hẳn gã rồi.
Hắn cười khoát tay chặn lại:
- Ngày xưa Tào mỗ còn trẻ không biết chuyện, Chúc công đừng quá lo lắng. Tuy rằng lúc trước ngươi đã từng giết người, nhưng người nhà của ngươi đã giải quyết tai họa này cho ngươi.
Cho nên, ngươi có thể về nhà đoàn tụ cùng với vợ con.
Tuy nhiên, nếu như hôm nay ngươi đã đến gặp ta, tâm tư của ngươi ta cũng hiểu được phần nào.
Ngươi nguyện ý dốc sức vì triều đình, đây là một chuyện tốt. Nhưng nơi này của ta có nhiều quy củ, có một số việc ngươi cần phải hiểu. Đầu tiên, sở thích hiệp khách của ngươi phải sửa lại, còn thói quen kia của ngươi, tốt nhất phải bỏ.
Vẻ mặt của Chúc Đạo đỏ bừng, phủ phục trên mặt đất, run giọng nói:
- Xin ghi nhớ lời của công tử dạy bảo, tôi sẽ không bao giờ phạm phải thói quen khi xưa nữa.
- Tốt, đứng lên ngồi đi.
Tào Bằng xua tay, ra hiệu cho bọn người của Tô Song ngồi xuống.
Trong phòng của hắn lúc này cũng vẫn triệu tập hội minh như trước.
Chẳng qua lúc trước là da sói da cáo lót phía dưới, nhưng giờ thay đổi thành cái đệm.
Sau khi Tào Bằng đã bố trí chỗ ở được ổn định, hắn bắt đầu bắt tay vào làm một số việc theo thói quen sinh hoạt của hắn.
Ví dụ như, xưa nay người Hán đều ngồi trên chiếu, mà Tào Bằng thì lại tìm thợ thủ công làm ra rất nhiều bàn ghế.
So với ngồi chồm hỗm, ngồi ở trên ghế dường như thoải mái hơn nhiều. Nếu là ở Trung Nguyên, khi hắn làm mấy thứ này có lẽ sẽ không khỏi bị một số người dè bĩu nhưng ở Hà Tây này, bất luận hắn làm chuyện gì cũng không có người dám phản đối. Lần này những hộ dân được điều đến đây không ít là thợ thủ công. Cho nên, ý tưởng này của Tào Bằng cũng không gặp phải trở ngại gì.
Đương nhiên, ngay từ đầu cũng không phải ai cũng quen được.
Ví dụ như bọn người của Bàng Thống, Từ Thứ, rốt cuộc cảm thấy cái bàn này có vẻ chẳng ra làm sao cả. Thậm chí ngay cả Thái Diễm cũng cho rằng cái bàn không được tiện lợi lắm. Nhưng Lý Nho thì ngược lại cảm thấy rất tốt, sau khi Tào Bằng vẽ ra bản mẫu, Lý Nho lập tức đi tìm người đem tới chỗ của hắn.
- Mạnh Chi, không cần lo lắng nơi này không quen.
Hơn nữa, ở Hà Tây này còn có một lão hữu của ngươi, nếu như gặp được ngươi ở đây, chắc là y sẽ rất cao hứng.
Tào Bằng đột nhiên nảy ra một ý tưởng!
Hắn đang muốn nghĩ cách che dấu thân phận của Lý Nho, nay Chúc Đạo vừa tới, chẳng phải rất đúng lúc sao?
Lúc trước hắn ở Trùy Dương có dùng tên giả là Huyền Thạc Lý Nho đi lại rất mật thiết. Chi bằng để cho Chúc Đạo che phía trước Lý Nho, phân tán lực chú ý của Giả Tinh. Ít nhất trong một khoảng thời gian có thể làm cho Giả Tinh tạm thời không chú ý đến Lý Nho nữa.
Nhớ tới Giả Tinh, Tào Bằng cũng có chút bất đắc dĩ.
Tiểu hồ ly này tuy không sâu sắc bằng Giả Hủ, không tính toán cặn kẽ, mưu kế quỷ quyệt như Giả Hủ,. Nhưng ở Hà Tây này lại là một nhân tài xuất chúng, ít ra là đối với những quan văn ở bên cạnh Tào Bằng lúc này, Giả Tinh tuyệt đối có thể xếp vào hạng nhất, thậm chí còn trên cả Bàng Lâm và Mạnh Kiến. Y suy nghĩ rất sâu sắc, có thể tùy cơ ứng biến. Ý tưởng của y thường làm cho người ta không thể nào ngờ tới.
Về mặt trầm ổn và định lực, Giả Tinh thì lại kém hơn so với Bàng Thống và Thư Thụ.
Về mặt xử lý chính vụ các mặt lớn nhỏ, y lại không so được với Bộ Chất…
Nhưng không thể không nói, sự có mặt của Giả Tinh lại vô cùng tốt để bổ sung vào chỗ thiếu sót của bọn người Bàng Thống. Kiếm của y xuất ra như gió, hơn nữa ra chiêu lại độc ác, thường chỉ một phát là giải quyết hết thảy, chịu ảnh hưởng rất lớn của Giả Hủ. Ngay cả Lý Nho cũng cho rằng, chờ khi Giả Tinh thêm mười tuổi nữa, tâm trí thành thục, kinh nghiệm phong phú, biết nhìn xa trông rộng, lúc ấy sẽ trở thành một độc sĩ thứ hai.
Nhưng Tào Bằng lại không nhớ là trong lịch sử có ghi chép về một người như Giả Tinh như vậy?
Sau Giả Hủ, dường như không có nghe nói con cái của y có chỗ gì xuất chúng. Có lẽ việc này giống như một con bướm nhỏ đang lúc biến hóa vậy. Đồng thời, hiện giờ Giả Tinh đang ở Hà Tây cũng khiến Tào Bằng cảm nhận được thâm ý khác của Giả Hủ. Hiện tại Giả Hủ giữ chức Thứ Sử Ký Châu, coi như là phụ tá đắc lực của Tào Ngụy. Y không thể thân cận quá mức với Tào Bằng, như thế sẽ khiến cho Tào Tháo nảy sinh nghi ngờ. Thậm chí ngay cả hai con trai của y ở trong triều cũng có vẻ rất khiêm tốn, không bất hòa với một người nào mà cũng không thân mật với một phe phái nào cả.
Để cho Giả Tinh đến Hà Tây, phải chăng Giả Hủ ngầm bày tỏ thiện ý với Tào Bằng?
Đối với suy đoán này, Tào Bằng đặc biệt có hỏi qua Lý Nho.
Lý Nho cũng đồng ý với ý tưởng này của hắn, Cổ Tinh này cũng đa mưu túc trí, giỏi che dấu giống như người kia.
Nếu không phải ngươi đem gã ra ngoài chỗ sáng, có lẽ bây giờ gã cũng chưa chắc được người xem trọng như vậy. Ừm, y cho Giả Tinh đến giúp ngươi, cũng giống như y bày tỏ thiện ý với ngươi, ta nghĩ, y chắc chắn đang bày tỏ thiện ý với công tử.
- Tiên sinh nói là…
- Hề hề, ta cái gì cũng không có nói.
Lúc ấy Lý Nho cười, vội nói sang chuyện khác.
Nhưng đối với Tào Bằng, trong đầu lại nảy ra một ý tưởng khác.
Lần này Tô Song tới Hà Tây, có thể nói là rất đúng lúc..
Y gần như đã từ bỏ toàn bộ cơ sở của mình ở Trung Sơn.
Không kể là con cháu duy nhất ở trong dòng họ Tô, hơn nữa thợ thủ công, môn khách, thủ hạ của Tô Song lại có khoảng hơn hai ngàn người. Dựa theo lời của Tô Song, lần này y tới Hà Tây, mang theo đồ quân nhu và thuế ruộng, giá trị lên đến hơn năm trăm vạn bạc, cũng có nghĩa xấp xỉ năm trăm triệu đồng.
Tô Song lễ độ cung kính, mang danh sách đưa đến trước mặt của Tào Bằng.
Rồi sau đó, y đột nhiên cười:
- Công tử, Song còn vì công tử mang đến một lễ vật, xin công tử chớ chối từ.
Nam tử kia tuổi gần bốn mươi, dáng người không cao lắm, chỉ ở mức trung bình.
Vừa tiến đến, gã liền cúi đầu. Dường như cảm nhận được ánh mắt của Tào Bằng, trong lòng của gã cười khổ một tiếng. Kỳ thật, trước khi gã đến Hà Tây cũng đã biết không thể gạt được Tào Bằng. Hơn nữa, ngay từ đầu gã đã không có ý muốn đến Hà Tây. Nhưng vì Tô Song đối đãi với gã quá tốt, mà gã thì phiêu bạt cũng đã lâu, gã cũng hy vọng có thể tìm một nơi để dừng chân, ổn định cuộc sống.
Vốn là gã có hai lựa chọn.
Một là về lại quê nhà ở Trùy Dương, còn lại thì đến Hà Tây.
Về lại quê hương, đương nhiên cuộc sống sẽ tốt hơn. Nhưng như vậy thì cuộc đời của gã cũng sẽ không có triển vọng gì. Cho nên sau khi suy đi nghĩ lại, gã quyết định hay là đến Hà Tây để thử sức một phen. Cũng có lẽ Tào Bằng đã quên gã từ lâu.
Nhưng hiện tại…
Nam tử có chút xấu hổ bước ra, chắp tay nói:
- Tội dân là Chúc Đạo, xin ra mắt Tào Bắc Bộ.
Tào Bằng không kìm nổi cười ha ha, đứng dậy bước tới phía trước:
- Ta đã nói là nhìn có vẻ quen mắt, nhưng lại không nghĩ là có thể gặp cố nhân ở Trùy Dương tại Hà Tây này. Chúc Đạo, năm năm rồi không gặp, ngươi có mạnh khỏe không? Tội danh của ngươi ở Trùy Dương đã được rửa sạch, người nhà của ngươi đã giải quyết ổn thỏa, sau này ngươi không cần phải mai danh ẩn tích, trốn chui trốn nhủi nữa.
- Dạ!
Nam tử nghe vậy càng thêm xấu hổ.
Nam tử này chính là người quen cũ của Tào Bằng năm đó lúc còn đảm nhiệm chức Bắc Bộ Úy ở Trùy Dương.
Chúc Đạo trước kia vốn là một tay kiếm khách, thuộc dòng dõi phú quý ở Trùy Dương.
Năm năm trước, Tào Bằng đảm nhiệm chức Bắc Bộ Úy ở Trùy Dương có gặp Chúc Đạo vài lần. Thật ra, hai người gặp gỡ với nhau cũng không phải là rất vui vẻ gì. Ở Trùy Dương Chúc Đạo có thế lực rất mạnh nên có phần khinh thường Tào Bằng, nói năng thường không hề khách sáo. Vụ án Thích Phùng, Nhạc Quan, các án mạng xảy ra liên tục ở Trùy Dương có nhiều chứng cớ đều chỉ rõ hung thủ là Chúc Đạo.
Lúc ấy ở Trùy Dương có một vị hiệp khách khác tên là Trương Lương, đến nương tựa Lưu Bị.
Thừa dịp một đêm mưa, một hiệp khách tên là Xích Trung nam sủng của Nhạc Quan đã bị giết chết rồi vu oan giá họa cho Chúc Đạo.Chúc Đạo là người thích nam giới, yêu trẻ nhỏ. Lúc ấy bởi vì một gã nam sủng phản bội nên nổi giận mà giết chết y, đem thi thể của người nọ chôn ở đình viện của nhà mình. Trương Lương tố cáo Chúc Đạo, đem sự việc báo cho quan phủ để trị tội gã.
Chúc Đạo có tật giật mình, nghe Trương Lương nói như vậy, suốt đêm trốn khỏi Trùy Dương…
Lại nói, vào những năm cuối Đông Hán có một trào lưu khá phổ biến đó là đồng tính nam, việc đó vốn được xem như là chuyện bình thường, chẳng có gì to tát cả.
Sự việc Chúc Đạo giết nam sủng, cũng coi như là có chút tai tiếng ở Trùy Dương.
Nếu như bị đối phương biết được, tất nhiên Chúc Đạo sẽ bị trả thù. Hơn nữa gã trước đây đối với Tào Bằng cực kỳ vô lễ nên cũng lo lắng là Tào Bằng nhân cơ hội này sẽ trừng trị gã. Sau khi rời khỏi Trùy Dương, Chúc Đạo đến nước Trung Sơn, nương tựa một nhà họ Tô ở đấy.
Những việc xảy ra ở nhà, thật ra thì gã cũng có biết.
Nhà Hán có luật mua tội.
Chính là bỏ ra một số bạc nhất định là có thể miễn đi tội danh của bản thân.
Nam sủng bị giết kia chẳng qua cũng chỉ là một gã có xuất thân thấp kém. Tuy trước kia được sủng ái, nhưng dù sao thì cũng đã chết.
Người nhà của Chúc Đạo bỏ ra một ít tiền để thương lượng với đối phương.
Rồi sau đó dùng đất đai ở ngoài thành Trùy Dương để mua chuộc quan phủ, xem như xin miễn tội cho Chúc Đạo.
Nhưng mà Chúc Đạo vẫn không dám về nhà.
Cũng bởi vì tranh đấu của Tào Viên trước kia trận chiến ở Quan Độ, rồi sau đó lo lắng sau khi trở về sẽ bị họa lây cho nên vẫn luôn ở lại Trung Sơn. Lần này Tô Song quyết ý đến nương tựa Tào Bằng, Chúc Đạo sau khi cân nhắc nhiều lần liền quyết định theo Tô Song thử thời vận.
Đối với mâu thuẫn giữa Chúc Đạo và Tào Bằng, thật ra Tô Song cũng có nghe nói lại lúc đi đường.
Vội vàng khom người nói:
- Mạnh Chi những năm gần đây vẫn hối hận năm đó thô lỗ, hy vọng có thể lập công chuộc tội, nhưng lại không có cơ hội. Nay nghe tôi nói đến đầu công tử, Mạnh Chi cũng do dự hồi lâu, cả gan đến đây, xin công tử tha thứ cho hắn năm đó vô lễ.
Tào Bằng không kìm nổi cười.
Đối với Chúc Đạo, hắn cũng không có mấy thiện cảm.
Nhưng đối với kiếm thuật của gã lại có chút tán thưởng.
Đây là một kiếm khách mà ngay cả Sử A cũng khen ngợi, kiếm thuật đương nhiên không kém. Thật ra, lúc trước Tào Bằng đảm nhiệm Bắc Bộ Úy ở Trùy Dương rất nhiều người không đồng ý. Không nói đến việc bị Chúc Đạo khinh thường, ngay cả Nam Bộ Úy Mạnh Thản cũng mang lòng bất mãn. Nếu không phải vì lúc trước văn danh của Tào Bằng rất thịnh, hơn nữa lại rất thân thiết với Trần Quần, nếu không sẽ có rất nhiều phiền toái. Chính vì tính cách của gã làm cho Tào Bằng có chút không thích hợp…
Cũng bởi vì vậy, hắn mới không nâng đỡ Chúc Đạo.
Đó không phải là vì kỳ thị, mà là vì có chút không thích…
Một người đầy râu như vậy, không thích nữ nhân lại đi thích nam nhân, điều này làm cho Tào Bằng không thể chịu được.
Tuy nhiên, Tào Bằng cũng không oán hận Chúc Đạo.
Năm đó hắn là Bắc Bộ Úy Trùy Dương, hưởng sáu trăm thạch bổng lộc.
Mà nay, hắn đã là Thái Thú của một quận, đường đường là Bắc Trung Lang Tướng, chức quan được hưởng hai ngàn thạch bổng lộc, tâm tình đương nhiên rất khác biệt.
Chúc Đạo thì ngược lại, năm đó là đại hào ở Trùy Dương.
Mà nay lại ăn nhờ ở đậu, bao năm phiêu bạt, cuối cũng lại ở trước mặt của Tào Bằng, miệng lại xưng là tội dân…
Hai bên chênh lệch quá lớn!
Lớn đến nỗi nếu như Tào Bằng không phải nhìn thấy Chúc Đạo, có lẽ đã quên hẳn gã rồi.
Hắn cười khoát tay chặn lại:
- Ngày xưa Tào mỗ còn trẻ không biết chuyện, Chúc công đừng quá lo lắng. Tuy rằng lúc trước ngươi đã từng giết người, nhưng người nhà của ngươi đã giải quyết tai họa này cho ngươi.
Cho nên, ngươi có thể về nhà đoàn tụ cùng với vợ con.
Tuy nhiên, nếu như hôm nay ngươi đã đến gặp ta, tâm tư của ngươi ta cũng hiểu được phần nào.
Ngươi nguyện ý dốc sức vì triều đình, đây là một chuyện tốt. Nhưng nơi này của ta có nhiều quy củ, có một số việc ngươi cần phải hiểu. Đầu tiên, sở thích hiệp khách của ngươi phải sửa lại, còn thói quen kia của ngươi, tốt nhất phải bỏ.
Vẻ mặt của Chúc Đạo đỏ bừng, phủ phục trên mặt đất, run giọng nói:
- Xin ghi nhớ lời của công tử dạy bảo, tôi sẽ không bao giờ phạm phải thói quen khi xưa nữa.
- Tốt, đứng lên ngồi đi.
Tào Bằng xua tay, ra hiệu cho bọn người của Tô Song ngồi xuống.
Trong phòng của hắn lúc này cũng vẫn triệu tập hội minh như trước.
Chẳng qua lúc trước là da sói da cáo lót phía dưới, nhưng giờ thay đổi thành cái đệm.
Sau khi Tào Bằng đã bố trí chỗ ở được ổn định, hắn bắt đầu bắt tay vào làm một số việc theo thói quen sinh hoạt của hắn.
Ví dụ như, xưa nay người Hán đều ngồi trên chiếu, mà Tào Bằng thì lại tìm thợ thủ công làm ra rất nhiều bàn ghế.
So với ngồi chồm hỗm, ngồi ở trên ghế dường như thoải mái hơn nhiều. Nếu là ở Trung Nguyên, khi hắn làm mấy thứ này có lẽ sẽ không khỏi bị một số người dè bĩu nhưng ở Hà Tây này, bất luận hắn làm chuyện gì cũng không có người dám phản đối. Lần này những hộ dân được điều đến đây không ít là thợ thủ công. Cho nên, ý tưởng này của Tào Bằng cũng không gặp phải trở ngại gì.
Đương nhiên, ngay từ đầu cũng không phải ai cũng quen được.
Ví dụ như bọn người của Bàng Thống, Từ Thứ, rốt cuộc cảm thấy cái bàn này có vẻ chẳng ra làm sao cả. Thậm chí ngay cả Thái Diễm cũng cho rằng cái bàn không được tiện lợi lắm. Nhưng Lý Nho thì ngược lại cảm thấy rất tốt, sau khi Tào Bằng vẽ ra bản mẫu, Lý Nho lập tức đi tìm người đem tới chỗ của hắn.
- Mạnh Chi, không cần lo lắng nơi này không quen.
Hơn nữa, ở Hà Tây này còn có một lão hữu của ngươi, nếu như gặp được ngươi ở đây, chắc là y sẽ rất cao hứng.
Tào Bằng đột nhiên nảy ra một ý tưởng!
Hắn đang muốn nghĩ cách che dấu thân phận của Lý Nho, nay Chúc Đạo vừa tới, chẳng phải rất đúng lúc sao?
Lúc trước hắn ở Trùy Dương có dùng tên giả là Huyền Thạc Lý Nho đi lại rất mật thiết. Chi bằng để cho Chúc Đạo che phía trước Lý Nho, phân tán lực chú ý của Giả Tinh. Ít nhất trong một khoảng thời gian có thể làm cho Giả Tinh tạm thời không chú ý đến Lý Nho nữa.
Nhớ tới Giả Tinh, Tào Bằng cũng có chút bất đắc dĩ.
Tiểu hồ ly này tuy không sâu sắc bằng Giả Hủ, không tính toán cặn kẽ, mưu kế quỷ quyệt như Giả Hủ,. Nhưng ở Hà Tây này lại là một nhân tài xuất chúng, ít ra là đối với những quan văn ở bên cạnh Tào Bằng lúc này, Giả Tinh tuyệt đối có thể xếp vào hạng nhất, thậm chí còn trên cả Bàng Lâm và Mạnh Kiến. Y suy nghĩ rất sâu sắc, có thể tùy cơ ứng biến. Ý tưởng của y thường làm cho người ta không thể nào ngờ tới.
Về mặt trầm ổn và định lực, Giả Tinh thì lại kém hơn so với Bàng Thống và Thư Thụ.
Về mặt xử lý chính vụ các mặt lớn nhỏ, y lại không so được với Bộ Chất…
Nhưng không thể không nói, sự có mặt của Giả Tinh lại vô cùng tốt để bổ sung vào chỗ thiếu sót của bọn người Bàng Thống. Kiếm của y xuất ra như gió, hơn nữa ra chiêu lại độc ác, thường chỉ một phát là giải quyết hết thảy, chịu ảnh hưởng rất lớn của Giả Hủ. Ngay cả Lý Nho cũng cho rằng, chờ khi Giả Tinh thêm mười tuổi nữa, tâm trí thành thục, kinh nghiệm phong phú, biết nhìn xa trông rộng, lúc ấy sẽ trở thành một độc sĩ thứ hai.
Nhưng Tào Bằng lại không nhớ là trong lịch sử có ghi chép về một người như Giả Tinh như vậy?
Sau Giả Hủ, dường như không có nghe nói con cái của y có chỗ gì xuất chúng. Có lẽ việc này giống như một con bướm nhỏ đang lúc biến hóa vậy. Đồng thời, hiện giờ Giả Tinh đang ở Hà Tây cũng khiến Tào Bằng cảm nhận được thâm ý khác của Giả Hủ. Hiện tại Giả Hủ giữ chức Thứ Sử Ký Châu, coi như là phụ tá đắc lực của Tào Ngụy. Y không thể thân cận quá mức với Tào Bằng, như thế sẽ khiến cho Tào Tháo nảy sinh nghi ngờ. Thậm chí ngay cả hai con trai của y ở trong triều cũng có vẻ rất khiêm tốn, không bất hòa với một người nào mà cũng không thân mật với một phe phái nào cả.
Để cho Giả Tinh đến Hà Tây, phải chăng Giả Hủ ngầm bày tỏ thiện ý với Tào Bằng?
Đối với suy đoán này, Tào Bằng đặc biệt có hỏi qua Lý Nho.
Lý Nho cũng đồng ý với ý tưởng này của hắn, Cổ Tinh này cũng đa mưu túc trí, giỏi che dấu giống như người kia.
Nếu không phải ngươi đem gã ra ngoài chỗ sáng, có lẽ bây giờ gã cũng chưa chắc được người xem trọng như vậy. Ừm, y cho Giả Tinh đến giúp ngươi, cũng giống như y bày tỏ thiện ý với ngươi, ta nghĩ, y chắc chắn đang bày tỏ thiện ý với công tử.
- Tiên sinh nói là…
- Hề hề, ta cái gì cũng không có nói.
Lúc ấy Lý Nho cười, vội nói sang chuyện khác.
Nhưng đối với Tào Bằng, trong đầu lại nảy ra một ý tưởng khác.
Lần này Tô Song tới Hà Tây, có thể nói là rất đúng lúc..
Y gần như đã từ bỏ toàn bộ cơ sở của mình ở Trung Sơn.
Không kể là con cháu duy nhất ở trong dòng họ Tô, hơn nữa thợ thủ công, môn khách, thủ hạ của Tô Song lại có khoảng hơn hai ngàn người. Dựa theo lời của Tô Song, lần này y tới Hà Tây, mang theo đồ quân nhu và thuế ruộng, giá trị lên đến hơn năm trăm vạn bạc, cũng có nghĩa xấp xỉ năm trăm triệu đồng.
Tô Song lễ độ cung kính, mang danh sách đưa đến trước mặt của Tào Bằng.
Rồi sau đó, y đột nhiên cười:
- Công tử, Song còn vì công tử mang đến một lễ vật, xin công tử chớ chối từ.
/731
|