Đêm đó, vừa qua canh một, gió bấc bỗng nổi lên đập cành lá phần phật, tiếng sóng bể xô vào những mỏm đá ỳ ầm.
Trong ngự doanh của quân Thanh, những bó đuốc chưng cao sáng rực như ban ngày. Thái Tông hoàng đế ngồi trên ghế có trải tấm da beo. Rất nhiều mãnh tướng chia hai hàng tả hữu. Ở giữa đặt một chiếc bàn lớn trải rộng lên trên là tấm bản đồ Thái Tông đang chỉ bản đồ cho chúng tướng rõ tình hình thì một viên tướng từ ngoài chạy vào cấp báo:
- Người ngựa của quân Minh đang âm thầm di động, e rằng đêm nay chúng cướp trại, xin vạn tuế bảo trọng!
Thái Tông nghe xong cười nhạt nói:
- Lũ chuột ấy thì làm gì có cái can trường đó!
Câu nói đó chưa nói xong lại đã thấy thám mã vào cấp báo:
- Quân Minh đã bỏ trốn. Tổng binh Ngô Tam Quế, Vương Pháp, Đường Thông, Ma Khoa, Bạch Quảng Án, Lý Phụ Minh đem quân mã bộ xông qua mặt trận Cát Bố Thập Hiền để chạy trốn rồi!
Thái Tông chỉ nói một tiếng: "đuổi!", tức thì bọn mãnh tướng đứng hai bên tử hữu nhất tề chạy ra khỏi lều, đem quân truy kích về ngả bờ biển, ào ào như một trận cuồng phong. Thái Tông lại sai bọn tướng Mông Cổ Cố Sơn Ngạch Chân, A Lai Khố Lỗ Khắc, Nhĩ Hán Sát Cáp Nhị đem bản bộ binh tới Hạnh Sơn mai phục, hễ thấy địch quân là đem tận lực đánh giết, không được đuổi xa, cũng không được tự ý hồi quân. Ngài còn hạ lệnh cho Duệ Quận Vương Đa Nhĩ Cổn, Bối Tử La Thác Công Chuẩn Tế đem Tư Kỳ Bài nha thích binh cùng với binh của Thồ Tạ Đồ Thân Vương tiến gấp tới Cẩm Châu, chặn ngang đường lui của địch quân ở ngoài thành, trên con đường đại lộ Tháp Sơn. Lại sai Đạt Tề Kham Tân, Đạt Lý Nạp Lâm xuất lĩnh đội pháo thủ tới Bút Giá Sơn bảo vệ lương thảo. Cũng sai Chinh hoàng kỳ A Lễ Cáp Siêu Cáp, Trấn quốc tướng quân tôn thất Ba Bố Hải Độc, Chương Kinh Đồ Lại đem quân triệt đường địch binh ở Tháp Sơn. Lại sai thêm Anh Võ quân vương A Tế Cách đi bọc hậu, nếu thấy quân địch muốn trốn qua Tháp Sơn thì đem quân Ba Bố Hải Đồ Lại theo đường Ninh Viên thẳng tới Liên Sơn mà truy kích. Lại sai Bối Tử Bác Lạc đem quân từ đồn Tang Cát Nhĩ chặn đánh địch quân. Lúc đó thám mã cũng đã cho tin Trung lang Trương Nhược Kỳ của Minh triều đã lén từ cửa sông Tiểu Lăng mà trốn đi nên nhà vua lại sai Thượng hoàng kỳ Mông Cổ Cô Sơn Mai Lặc, Chương kinh Hổ Sát Cáp Nhĩ, bộ hạ Ba Đặc Ba đem quân tiến lên trận tiền truy sát.
Các lộ binh mã được lệnh đều nhất nhất hành động. Thương thay cho quân Minh bị quân Thanh truy sát, thây nằm như rạ khắp cả đồng ruộng, máu chảy thành sông, thây chất cao như núi. Tên nào còn sống sót thì chạy đông chạy tây, tan tác như gà mất mẹ.
Thái Tông hoàng đế thấy quân mình thắng lợi, thuận thế sai Đa Nhĩ Cổn, A Tế Cách điều động chủ lực quân tiến vây Tháp Sơn, đồng thời cho mười khẩu hồng y đại bác tăng sức đánh phá. Thành Tháp Sơn bị phá. Nhiều tướng Minh bị bắt sống, như Phó tướng Vương Hy Hiền, tham tướng Thôi Định Quốc, Đô Tư Dương Trọng Trấn. Tổng binh Ngô Tam Quế và vương phác vội chạy trốn qua ngã thành Hạnh Sơn như hai con chuột mất hang.
Thái Tông hoàng đế ngầm sai quân binh đào hào bốn mặt, rồi vây kín. Đêm đó, Minh tổng binh Tào Loan Giao cho lệnh triệt thoái cánh quân ở Nhũ Phong Sơn Quân của Giao kéo lại xông lầm vào doanh trại của Thái Tông. Nhà vua cưỡi ngựa, cầm đao, thân tự đốc chiến. Giao bị thương bỏ trốn về thành Tùng Sơn.
Lại nói Cát Bố Thập Hiền đem quân mai phục ở Hạnh Sơn qua ngày thứ ba, quả thấy bụi bốc tung trời ở trước mặt rồi một đội Minh binh chạy tới. Hiền cho thám sát thì biết đó là quân bản bộ của tống binh Ngô Tam Quế và Vương Phác định trốn chạy qua Ninh Viễn. Hiền án binh bất động, đợi cho một nửa số quân Minh qua khỏi, tức thì phát khởi hiệu pháo phục binh nhất tề đứng dậy xông tới, như một đàn sói nhảy vào đàn dê. Quân Minh chết mất đến ba bốn ngàn, những kẻ sống sót chạy tan mát hết. Ngô Tam Quế đem một số tàn binh trốn về địa phận Cao Kiều. Bỗng có tiếng còi nổi lên inh ỏi, quân Thanh mai phục trỗi dậy, đi đầu là một viên đại tướng cầm ngang ngọn giáo chặn đường. Viên tướng đó chính là Đa Đạc Đạc hú lên một tràng lớn vang động ca sơn cốc, khiến quân Minh giật mình hoảng sợ, chạy bừa vào cả doanh trại quân Thanh. Ngô Tam Quế cùng Vương Phác đơn thân độc mã, nhờ ngựa tốt mà trốn mất dạng.
Thật là một cuộc tàn sát khủng khiếp. Quân Thanh từ đầu tới cuối đã giết quân Minh đến năm vạn ba ngàn bảy trăm tám chục người, bắt được đến bảy ngàn bốn trăm bốn chục con ngựa sáu mươi sáu con lừa còn khôi giáp thì cũng đến chín ngàn ba trăm bốn mươi sáu bộ.
Đêm hôm đó, Thái Tông hoàng đế hạ lệnh mở tiệc khao quân. Giữa lúc đang nói cười ầm ĩ, bối lạc Nhạc Thác đứng dậy nói:
- Tâu hoàng thượng, xin cho phép thần đêm nay đem một cánh quân đánh lấy thành Tùng Sơn.
Thái Tông lắc đầu:
- Không được! Tướng sĩ của ta liên tiếp chiến đấu bao ngày đã mệt. Đêm nay, hãy ngơi nghỉ cho lại sức. Hơn nữa, người cũng chớ nên coi thường thành Tùng Sơn. Trẫm được biết trong thánh, tướng sĩ Minh triều rất nhiều: nào là Hồng Thừa Trừ. Khâu Dân Ngưỡng, Trương Đẩu, Diêu Cung. Vương Sĩ Trinh, nào là Tổng binh Vương Đình Thần, Tào Loan Giao, Tổ Đại Lạc. Bọn đại tướng tên tuổi ấy còn điều động dưới trướng đến ba vạn người ngựa để kiên thủ thành trì. Trong số này, đặc biệt có vị Hồng kinh lược là người mà trẫm quý nhất. Trẫm nghe nói y vốn là tay tài tử của Trung nguyên, lại am tường mọi việc, từ phong tục đến triều chính của Trung Quốc. Trẫm muốn thôn tính Trung nguyên, trước hết phải thuyết hàng vị kinh lược đại thần này mới có thể thành công được.
Thái tông nói vừa xong, từ dưới trướng một vị đại thần bước lên nói:
- Việc đó dễ lắm! Thần vốn có đôi phần giao tình với phó tướng Hạ Thừa Đức ở Tùng Sơn. Thần xin thân đi vào thành thuyết hàng họ Hạ trước, sau đó nhờ y giúp thần thuyết hàng Hồng kinh lược, há chẳng hay sao?
Thái Tông quay mặt trông ra, thì đó là bối lặc Đa Đạc.
Nhà vua bất giác cả mừng, liền nói:
- Ngự đệ chịu thân hành đi thuyết hàng, đó thực là cái may lớn cho nhà Đại Thanh ta.
Sau đó khuyến hàng thư được thảo lẹ. Đạc cầm thư đem theo năm trăm danh sĩ tiến vào thành Tùng Sơn. Hà Thừa Đức được thư có ý đầu hàng, nhưng Hồng kinh lược thì nhất định không, dù chết không chịu. Họ Hồng nói:
- Thành có thể phá, đầu có thể rơi nhưng kinh lược nhà Đại Minh Không thể hàng Thái Tông được tin hồi báo, nhăn trán suy nghĩ. Ngài sai quân sư Phạm Văn Trình lại viết một phong thư khuyên hàng, rồi sai họ Phạm đích thân cầm đi. Cứ như thế, liên tiếp gởi đi đến sáu bức mà vẫn không lay chuyển được lòng họ Hồng. Ông hạ lệnh đóng cửa thành, cự tuyệt cả sứ…
Thái Tông vô kế khả thi, chỉ còn cách buộc cáo thị khuyên hàng vào mũi tên bắn vào trong thành. Tờ cáo thị đại lược nói:
"Ta đem quân tới, biết viện quân của ngươi sắp sửa kéo ra. Nhưng ta đã vây khôn Tùng Sơn, từ nam cho đến bể, từ bắc cho đến núi, mọi đường đi đều bị cắt đứt. Ta lại còn chia quân đóng chặn các bộ. Quân của người, kẻ bị chết thì xác nằm khắp đồng, kẻ bị hất xuống bể thì máu đỏ mặt nước. Nay viện binh của ngươi đã tuyệt, đó là ý trời muốn giúp ta. Bọn ngươi sớm hàng, ta không sát hại. Hơn thế nữa, ta quyết sẽ bảo toàn lộc vị cho bọn ngươi. Bọn ngươi nên suy nghĩ kỹ!".
Vây hãm mãi tới ngày mồng một tháng chín, Thái Tông thấy Hồng Thừa Trừ không có ý hàng bèn đem theo tất cả nội ngoại chư vương, bối lặc, bối tử đài thần đốt nhang vái trời rồi sai Duệ Quận Vương Đa Nhĩ Cổn, Túc Quận Vương Hào Cách quay về giữ Thịnh Kinh, đồng thời hạ lệnh nhổ trại hướng phía Tùng Sơn tiến phát. Khi lâm hành, nhà vua còn truyền lệnh hễ ai gặp Hồng kinh lược thì phải bắt sống chứ không được giết. Ngài lại đích thân dẫn pháo đội Hồng y đại bác tới bắn phá Tùng Sơn. Hồng Thừa Trừ chỉ huy quân sĩ trung thành liều chết chống cự. Hai quân tương trì mãnh liệt không phân cao thấp. Bỗng có một phi kỵ chạy như gió cuốn vào ngự doanh, quân canh giữ cửa liền giữ lại.
Viên tướng nhảy xuống ngựa, bước vội vào trướng đặt bức văn thư lên mặt ngự án.
Thái Tông xem xong, bất giác giật nẩy mình. Thì ra đó là bức văn thư báo tang. Bà nguyên phối Quan Thư cung thần phi vừa mới mất. Tuy Thái Tông chỉ sủng ái có Văn hậu nhưng thần phi với ngài từ khi kết tóc xe tơ đã có một phen ân ái cũng không kém phần tha thiết say sưa. Tình thương cảm trỗi dậy, ngài oà lên khóc. Tức khắc, ngài giao phó binh sư lại cho các vị bối lặc, đêm ngày chạy vội về Thịnh Kinh.
Bà thần phi lúc trẻ cũng mười phần xinh đẹp, nếu có thua là chỉ thua cái phong lưu thế thái của Văn hậu mà thôi. Bởi vậy Thái Tông cũng thường lâm hạnh nhất là khi nghĩ tới cái ân nghĩa vợ chồng buổi ban đầu. Những lúc đó, Văn hậu nhìn thấy không khỏi ấm ức, nổi máu ghen.
Thái Tông xuất quân lần này, lúc lâm biệt, bà Thái phi vẫn còn khỏe mạnh như thường, chẳng có chút gì gọi là bệnh hoạn đáng lo ngại. Nào ngờ, nhà vua mới đi có mấy hôm mà bà đã mất. Đại học sĩ Hy Phúc Cương Lâm, Mai Lặc Chương Kinh Lãng Tăng Cơ, được tin bà Thần phi chết, vội chạy vào cung xem xét, thì thấy mặt bà vẫn tươi đẹp, thân thể vẫn mập mạp bình thường, không có gì tỏ ra bạo bệnh đến nỗi phải chết cả. Lâm xem rồi, tỏ vẻ lo âu, bèn nói:
- Hoàng thượng viễn chinh. Trong cung có đại biến. Nay mai trở về, Hoàng thượng hỏi ta, ta biết trả lời cách nào?
Lãnh Tăng Cơ đứng cạnh bèn nói:
- Việc đó quá dễ mà! Ta hãy gọi bọn cung nữ ở Quan thư cung tới, thẩm vấn chúng xem Thần phi chết lúc nào, và có ai ở cạnh đó. Ta sẽ bắt kẻ đó điều tra thì tất nhiên rõ chuyện.
Mấy lời nói đó truyền lẹ tới tai Văn hậu ở Vĩnh Phúc cung.
Bà giật mình hoảng sợ chân tay luống cuống cả lên. Bà vội sai một tên tiểu cung nữ đi mời vị Đại học sĩ vào cung, mặt khác cũng truyền lệnh cho Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn vào cung gấp. Thế rồi mấy câu nói thì thầm bên tai đã khiến vụ án tày trời kia chỉ như đống tro tàn trước gió.
Trong ngự doanh của quân Thanh, những bó đuốc chưng cao sáng rực như ban ngày. Thái Tông hoàng đế ngồi trên ghế có trải tấm da beo. Rất nhiều mãnh tướng chia hai hàng tả hữu. Ở giữa đặt một chiếc bàn lớn trải rộng lên trên là tấm bản đồ Thái Tông đang chỉ bản đồ cho chúng tướng rõ tình hình thì một viên tướng từ ngoài chạy vào cấp báo:
- Người ngựa của quân Minh đang âm thầm di động, e rằng đêm nay chúng cướp trại, xin vạn tuế bảo trọng!
Thái Tông nghe xong cười nhạt nói:
- Lũ chuột ấy thì làm gì có cái can trường đó!
Câu nói đó chưa nói xong lại đã thấy thám mã vào cấp báo:
- Quân Minh đã bỏ trốn. Tổng binh Ngô Tam Quế, Vương Pháp, Đường Thông, Ma Khoa, Bạch Quảng Án, Lý Phụ Minh đem quân mã bộ xông qua mặt trận Cát Bố Thập Hiền để chạy trốn rồi!
Thái Tông chỉ nói một tiếng: "đuổi!", tức thì bọn mãnh tướng đứng hai bên tử hữu nhất tề chạy ra khỏi lều, đem quân truy kích về ngả bờ biển, ào ào như một trận cuồng phong. Thái Tông lại sai bọn tướng Mông Cổ Cố Sơn Ngạch Chân, A Lai Khố Lỗ Khắc, Nhĩ Hán Sát Cáp Nhị đem bản bộ binh tới Hạnh Sơn mai phục, hễ thấy địch quân là đem tận lực đánh giết, không được đuổi xa, cũng không được tự ý hồi quân. Ngài còn hạ lệnh cho Duệ Quận Vương Đa Nhĩ Cổn, Bối Tử La Thác Công Chuẩn Tế đem Tư Kỳ Bài nha thích binh cùng với binh của Thồ Tạ Đồ Thân Vương tiến gấp tới Cẩm Châu, chặn ngang đường lui của địch quân ở ngoài thành, trên con đường đại lộ Tháp Sơn. Lại sai Đạt Tề Kham Tân, Đạt Lý Nạp Lâm xuất lĩnh đội pháo thủ tới Bút Giá Sơn bảo vệ lương thảo. Cũng sai Chinh hoàng kỳ A Lễ Cáp Siêu Cáp, Trấn quốc tướng quân tôn thất Ba Bố Hải Độc, Chương Kinh Đồ Lại đem quân triệt đường địch binh ở Tháp Sơn. Lại sai thêm Anh Võ quân vương A Tế Cách đi bọc hậu, nếu thấy quân địch muốn trốn qua Tháp Sơn thì đem quân Ba Bố Hải Đồ Lại theo đường Ninh Viên thẳng tới Liên Sơn mà truy kích. Lại sai Bối Tử Bác Lạc đem quân từ đồn Tang Cát Nhĩ chặn đánh địch quân. Lúc đó thám mã cũng đã cho tin Trung lang Trương Nhược Kỳ của Minh triều đã lén từ cửa sông Tiểu Lăng mà trốn đi nên nhà vua lại sai Thượng hoàng kỳ Mông Cổ Cô Sơn Mai Lặc, Chương kinh Hổ Sát Cáp Nhĩ, bộ hạ Ba Đặc Ba đem quân tiến lên trận tiền truy sát.
Các lộ binh mã được lệnh đều nhất nhất hành động. Thương thay cho quân Minh bị quân Thanh truy sát, thây nằm như rạ khắp cả đồng ruộng, máu chảy thành sông, thây chất cao như núi. Tên nào còn sống sót thì chạy đông chạy tây, tan tác như gà mất mẹ.
Thái Tông hoàng đế thấy quân mình thắng lợi, thuận thế sai Đa Nhĩ Cổn, A Tế Cách điều động chủ lực quân tiến vây Tháp Sơn, đồng thời cho mười khẩu hồng y đại bác tăng sức đánh phá. Thành Tháp Sơn bị phá. Nhiều tướng Minh bị bắt sống, như Phó tướng Vương Hy Hiền, tham tướng Thôi Định Quốc, Đô Tư Dương Trọng Trấn. Tổng binh Ngô Tam Quế và vương phác vội chạy trốn qua ngã thành Hạnh Sơn như hai con chuột mất hang.
Thái Tông hoàng đế ngầm sai quân binh đào hào bốn mặt, rồi vây kín. Đêm đó, Minh tổng binh Tào Loan Giao cho lệnh triệt thoái cánh quân ở Nhũ Phong Sơn Quân của Giao kéo lại xông lầm vào doanh trại của Thái Tông. Nhà vua cưỡi ngựa, cầm đao, thân tự đốc chiến. Giao bị thương bỏ trốn về thành Tùng Sơn.
Lại nói Cát Bố Thập Hiền đem quân mai phục ở Hạnh Sơn qua ngày thứ ba, quả thấy bụi bốc tung trời ở trước mặt rồi một đội Minh binh chạy tới. Hiền cho thám sát thì biết đó là quân bản bộ của tống binh Ngô Tam Quế và Vương Phác định trốn chạy qua Ninh Viễn. Hiền án binh bất động, đợi cho một nửa số quân Minh qua khỏi, tức thì phát khởi hiệu pháo phục binh nhất tề đứng dậy xông tới, như một đàn sói nhảy vào đàn dê. Quân Minh chết mất đến ba bốn ngàn, những kẻ sống sót chạy tan mát hết. Ngô Tam Quế đem một số tàn binh trốn về địa phận Cao Kiều. Bỗng có tiếng còi nổi lên inh ỏi, quân Thanh mai phục trỗi dậy, đi đầu là một viên đại tướng cầm ngang ngọn giáo chặn đường. Viên tướng đó chính là Đa Đạc Đạc hú lên một tràng lớn vang động ca sơn cốc, khiến quân Minh giật mình hoảng sợ, chạy bừa vào cả doanh trại quân Thanh. Ngô Tam Quế cùng Vương Phác đơn thân độc mã, nhờ ngựa tốt mà trốn mất dạng.
Thật là một cuộc tàn sát khủng khiếp. Quân Thanh từ đầu tới cuối đã giết quân Minh đến năm vạn ba ngàn bảy trăm tám chục người, bắt được đến bảy ngàn bốn trăm bốn chục con ngựa sáu mươi sáu con lừa còn khôi giáp thì cũng đến chín ngàn ba trăm bốn mươi sáu bộ.
Đêm hôm đó, Thái Tông hoàng đế hạ lệnh mở tiệc khao quân. Giữa lúc đang nói cười ầm ĩ, bối lạc Nhạc Thác đứng dậy nói:
- Tâu hoàng thượng, xin cho phép thần đêm nay đem một cánh quân đánh lấy thành Tùng Sơn.
Thái Tông lắc đầu:
- Không được! Tướng sĩ của ta liên tiếp chiến đấu bao ngày đã mệt. Đêm nay, hãy ngơi nghỉ cho lại sức. Hơn nữa, người cũng chớ nên coi thường thành Tùng Sơn. Trẫm được biết trong thánh, tướng sĩ Minh triều rất nhiều: nào là Hồng Thừa Trừ. Khâu Dân Ngưỡng, Trương Đẩu, Diêu Cung. Vương Sĩ Trinh, nào là Tổng binh Vương Đình Thần, Tào Loan Giao, Tổ Đại Lạc. Bọn đại tướng tên tuổi ấy còn điều động dưới trướng đến ba vạn người ngựa để kiên thủ thành trì. Trong số này, đặc biệt có vị Hồng kinh lược là người mà trẫm quý nhất. Trẫm nghe nói y vốn là tay tài tử của Trung nguyên, lại am tường mọi việc, từ phong tục đến triều chính của Trung Quốc. Trẫm muốn thôn tính Trung nguyên, trước hết phải thuyết hàng vị kinh lược đại thần này mới có thể thành công được.
Thái tông nói vừa xong, từ dưới trướng một vị đại thần bước lên nói:
- Việc đó dễ lắm! Thần vốn có đôi phần giao tình với phó tướng Hạ Thừa Đức ở Tùng Sơn. Thần xin thân đi vào thành thuyết hàng họ Hạ trước, sau đó nhờ y giúp thần thuyết hàng Hồng kinh lược, há chẳng hay sao?
Thái Tông quay mặt trông ra, thì đó là bối lặc Đa Đạc.
Nhà vua bất giác cả mừng, liền nói:
- Ngự đệ chịu thân hành đi thuyết hàng, đó thực là cái may lớn cho nhà Đại Thanh ta.
Sau đó khuyến hàng thư được thảo lẹ. Đạc cầm thư đem theo năm trăm danh sĩ tiến vào thành Tùng Sơn. Hà Thừa Đức được thư có ý đầu hàng, nhưng Hồng kinh lược thì nhất định không, dù chết không chịu. Họ Hồng nói:
- Thành có thể phá, đầu có thể rơi nhưng kinh lược nhà Đại Minh Không thể hàng Thái Tông được tin hồi báo, nhăn trán suy nghĩ. Ngài sai quân sư Phạm Văn Trình lại viết một phong thư khuyên hàng, rồi sai họ Phạm đích thân cầm đi. Cứ như thế, liên tiếp gởi đi đến sáu bức mà vẫn không lay chuyển được lòng họ Hồng. Ông hạ lệnh đóng cửa thành, cự tuyệt cả sứ…
Thái Tông vô kế khả thi, chỉ còn cách buộc cáo thị khuyên hàng vào mũi tên bắn vào trong thành. Tờ cáo thị đại lược nói:
"Ta đem quân tới, biết viện quân của ngươi sắp sửa kéo ra. Nhưng ta đã vây khôn Tùng Sơn, từ nam cho đến bể, từ bắc cho đến núi, mọi đường đi đều bị cắt đứt. Ta lại còn chia quân đóng chặn các bộ. Quân của người, kẻ bị chết thì xác nằm khắp đồng, kẻ bị hất xuống bể thì máu đỏ mặt nước. Nay viện binh của ngươi đã tuyệt, đó là ý trời muốn giúp ta. Bọn ngươi sớm hàng, ta không sát hại. Hơn thế nữa, ta quyết sẽ bảo toàn lộc vị cho bọn ngươi. Bọn ngươi nên suy nghĩ kỹ!".
Vây hãm mãi tới ngày mồng một tháng chín, Thái Tông thấy Hồng Thừa Trừ không có ý hàng bèn đem theo tất cả nội ngoại chư vương, bối lặc, bối tử đài thần đốt nhang vái trời rồi sai Duệ Quận Vương Đa Nhĩ Cổn, Túc Quận Vương Hào Cách quay về giữ Thịnh Kinh, đồng thời hạ lệnh nhổ trại hướng phía Tùng Sơn tiến phát. Khi lâm hành, nhà vua còn truyền lệnh hễ ai gặp Hồng kinh lược thì phải bắt sống chứ không được giết. Ngài lại đích thân dẫn pháo đội Hồng y đại bác tới bắn phá Tùng Sơn. Hồng Thừa Trừ chỉ huy quân sĩ trung thành liều chết chống cự. Hai quân tương trì mãnh liệt không phân cao thấp. Bỗng có một phi kỵ chạy như gió cuốn vào ngự doanh, quân canh giữ cửa liền giữ lại.
Viên tướng nhảy xuống ngựa, bước vội vào trướng đặt bức văn thư lên mặt ngự án.
Thái Tông xem xong, bất giác giật nẩy mình. Thì ra đó là bức văn thư báo tang. Bà nguyên phối Quan Thư cung thần phi vừa mới mất. Tuy Thái Tông chỉ sủng ái có Văn hậu nhưng thần phi với ngài từ khi kết tóc xe tơ đã có một phen ân ái cũng không kém phần tha thiết say sưa. Tình thương cảm trỗi dậy, ngài oà lên khóc. Tức khắc, ngài giao phó binh sư lại cho các vị bối lặc, đêm ngày chạy vội về Thịnh Kinh.
Bà thần phi lúc trẻ cũng mười phần xinh đẹp, nếu có thua là chỉ thua cái phong lưu thế thái của Văn hậu mà thôi. Bởi vậy Thái Tông cũng thường lâm hạnh nhất là khi nghĩ tới cái ân nghĩa vợ chồng buổi ban đầu. Những lúc đó, Văn hậu nhìn thấy không khỏi ấm ức, nổi máu ghen.
Thái Tông xuất quân lần này, lúc lâm biệt, bà Thái phi vẫn còn khỏe mạnh như thường, chẳng có chút gì gọi là bệnh hoạn đáng lo ngại. Nào ngờ, nhà vua mới đi có mấy hôm mà bà đã mất. Đại học sĩ Hy Phúc Cương Lâm, Mai Lặc Chương Kinh Lãng Tăng Cơ, được tin bà Thần phi chết, vội chạy vào cung xem xét, thì thấy mặt bà vẫn tươi đẹp, thân thể vẫn mập mạp bình thường, không có gì tỏ ra bạo bệnh đến nỗi phải chết cả. Lâm xem rồi, tỏ vẻ lo âu, bèn nói:
- Hoàng thượng viễn chinh. Trong cung có đại biến. Nay mai trở về, Hoàng thượng hỏi ta, ta biết trả lời cách nào?
Lãnh Tăng Cơ đứng cạnh bèn nói:
- Việc đó quá dễ mà! Ta hãy gọi bọn cung nữ ở Quan thư cung tới, thẩm vấn chúng xem Thần phi chết lúc nào, và có ai ở cạnh đó. Ta sẽ bắt kẻ đó điều tra thì tất nhiên rõ chuyện.
Mấy lời nói đó truyền lẹ tới tai Văn hậu ở Vĩnh Phúc cung.
Bà giật mình hoảng sợ chân tay luống cuống cả lên. Bà vội sai một tên tiểu cung nữ đi mời vị Đại học sĩ vào cung, mặt khác cũng truyền lệnh cho Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn vào cung gấp. Thế rồi mấy câu nói thì thầm bên tai đã khiến vụ án tày trời kia chỉ như đống tro tàn trước gió.
/172
|