*Quyển sổ ghi chép ngày sinh, ngày chết
Nghe giọng điệu ông cụ không giống như đang lừa mình, nhưng chân vẫn còn gắn trên người, muốn đi hay ở hoàn toàn là do bản thân tôi quyết định. Không lẽ ông cụ có biện pháp cưỡng chế giữ tôi lại hay sao? Cụ chủ nhà thấy tôi không tin bèn bảo Cây Sào cầm một cuốn sổ nhỏ đóng buộc chỉ ra(1). Tôi đang muốn xem ông cụ định giở trò bịp bợm gì, bèn cầm lấy lật ngẫu nhiên mấy tờ ra để xem.
(1)Đóng buộc chỉ:một cách đóng sách truyền thống của Trung Quốc, sợi chỉ lộ rõ ra ngoài bìa (từ điển Lạc Việt)
Trong quyển sách xinh xắn đó viết tên của không ít người. Tôi lật sách xem lướt qua hết một lượt, thấy chẳng có có cái tên nào nổi tiếng cả, đang định trả lại thì chợt bị chữ viết trên một trang giấy thu hút.
Trên trang giấy ố vàng viết ba chữ 'Hồ Bát Nhất', mà ba chữ đó không thể phủ nhận là do chính tay tôi viết, không thể nào do người khác bắt chước viết ra được. Tôi ngẫm nghĩ một lúc lâu, nhưng không tài nào nhớ ra mình đã từng viết tên lên quyển sổ nhỏ này bao giờ cả. Kỳ quái nhất là ở góc bên còn ghi chính xác ngày sinh tháng đẻ của tôi. Tôi vội vàng lật vài tờ trước ra xem, phát hiện có vài cái tên có vẻ quen quen giống như đã từng quen biết ở đâu đó, hình như là người cùng nghề đào mộ. Dù gì cũng là dân cùng nghề, nên dù chưa gặp mặt nhưng cũng đã từng nghe qua tên.
Chẳng lẽ ông cụ Tang mở cửa tiệm chỉ để che mắt, còn thật chất là làm việc cho chính phủ, đặc biệt phụ trách điều tra hoạt động đào mộ phi pháp trong dân gian, bản thân là một vị cán bộ kỳ cựu đã nghỉ hưu ăn lương công môn phụng theo hoàng mệnh làm việc? Nếu đúng thật là như vậy thì lần này quả thật tôi xui tận mạng rồi. Tôi vội vàng lật quyển sách từ đầu tới cuối một lượt, đến khi xác định Tuyền béo và Shirley Dương không hề được 'Kim Bảng Đề Danh' cùng với mình, nỗi lo quặn thắt trong lòng mới được giải tỏa.
Thế nào, cháu đã hiểu chưa?
Cháu biết tội rồi, cháu xin khai toàn bộ. Cháu thẹn với công giáo dục bao năm của tổ quốc, thẹn với công sức bồi dưỡng của cán bộ lãnh đạo. Cháu chỉ có một câu muốn nói, tất cả hoàn toàn do ý của cháu, những người khác vô tội, họ chỉ bị cháu uy hiếp, bị cháu lợi dụng. Cháu mới là kẻ đầu sỏ, cháu mới là độc tài phát xít.
Đoạn hội thoại này đã được tôi bí mật tập đi luyện lại không biết bao nhiêu lần. Ngay từ khi mới bước vào con đường này, tôi và Tuyền béo đã chuẩn bị sẵn cho mỗi người một đoạn khẩu cung, dù đã trải qua nhiều năm như vậy nhưng vẫn chưa bao giờ từng quên, thường thường lúc không có việc gì sẽ tìm một nơi vắng vẻ không có người khác ngồi tập luyện đi tập luyện lại. Nếu không đến lúc cần thiết thì biết nói thế nào? Một phút thượng đài cần mười năm đằng đẵng miệt mài luyện tập. Hôm nay, cuối cùng cũng phải lên võ đài. Cũng tốt, ngày sau đỡ phải suốt ngày lo lắng đề phòng. Lát nữa, cho dù lão chủ nhà có tra tấn bức cung, tôi sẽ khăng khăng nói không biết gì cả. Có bản lĩnh ném tôi vào trại tập trung Auschwitz(2) để xem xương cốt ai cứng rắn hơn.
(2) Trại tập trung người Do Thái khét tiếng ở Áo của Đức Quốc Xã trong thế chiến lần thứ 2
Lúc đầu ông cụ cứ tưởng mình nghe nhầm, sau khi bảo tôi lặp lại một lần nữa thì lập tức phá ra cười: Thằng nhãi cứng đầu nhà ngươi, không tệ, không tệ, có vài phần giống ta hồi còn trẻ, ha ha ha. . . Ông cụ cười đến mức gần như không ngồi thẳng lưng lại được. Cây Sào đứng bên cạnh với gương mặt luôn vô cảm, cũng không nhịn được phải che miệng cố nín cười mấy lần. Nhìn biểu hiện của một già một trẻ, tôi biết mình đã đoán sai, lập tức cảm thấy xấu hổ, đành phải nhờ ông cụ chỉ bảo.
Cây Sào dường như chỉ đợi tôi hỏi, lập tức đặt tờ giấy Tuyên Thành mà lúc vào cửa tôi đã viết tên lúc vào cửa lên bàn, sau đó lùi lại đứng sau ông cụ Tang, không nói năng bất cứ câu gì.
Loại giấy này tên là Song Phi Dực. Ông cụ Tang chỉ vào chữ ký trên hai tờ giấy, nói: Nghề làm giấy này đã thất truyền từ lâu. Nói xong ông cụ cầm bút lông lên, viết lên tờ giấy Tuyên Thành trắng tinh mấy chữ. Tôi lập tức mở sách buộc chỉ ghi danh sách tên người đang cầm trên tay ra, quả nhiên nhìn thấy hàng chữ 'Thiên Hạ Vi Công' hiện ra, giống dòng chữ ông cụ Tang đã viết trên tờ giấy Tuyên Thành như lột.
Dù 'Song Phi Dực' quá đỗi thần kỳ, nhưng Hồ Bát Nhất tôi đâu phải đồ thiểu năng. Cụ cho rằng làm thế là có thể giữ tôi lại được sao? Cứ như đọc được suy nghĩ của người khác, ông cụ lật sang một trang khác, chỉ vào một cái tên được đóng khung màu đen, bảo: Cháu cứ thoải mái nhìn cho kỹ, xem người này và những người khác có gì khác nhau .
Tôi thầm nghĩ, không phải chỉ là một cái tên thôi sao? Cho dù là tên nước ngoài thì cũng có gì mà lạ đâu, chẳng lẽ họ Vương tên Bát Đản chắc?
Ông cụ Tang yêu cầu thêm lần nữa khiến tôi không tiện thoái thác, đành phải xem lại kỹ càng, từ đó nhận ra một đôi chút khác lạ. Người này tên là 'Lâm Tụ Thuỷ', tên bị đóng khung màu đen. Trong sách, ngoài ngày sinh còn có cả ngày mất. Người này chết đang lúc trai tráng, nhỏ hơn tôi mấy tuổi. Nhưng quan trọng nhất là ở chỗ, con dấu khác hoàn toàn với con dấu ở những trang khác, là loại nạm vàng rỗng đáy. Hoa văn con dấu có vẻ kỳ quặc, nhưng trong một chốc một lát chỉ có cảm giác dường đã từng nhìn thấy ở đâu đó, nhưng lại không thể nhớ ra đã thấy ở đâu.
Nhìn kỹ hơn, tôi lại phát hiện thêm mấy người bị đánh dấu là đã chết, dù tuổi tác không đồng đều, nhưng đều được đóng dấu mạ vàng ở bên dưới. Mặc dù tôi không đoán ra con dấu đó ẩu chứa ý nghĩa gì, nhưng thứ được đóng dưới tên người chết chắc chắn không phải là vật tốt lành gì.
Ông cụ Tang chỉ nhăm nhăm thừa nước đục thả câu, liên tục bí hiểm quăng ra những cái tên liên tiếp, nhưng lại chẳng chịu lộ ra đầu dây mối nhợ liên quan giữa những người đó. Kể từ lúc vào 'Nhất Nguyên Trai', tôi luôn bị ông cụ dắt mũi, đến tận giờ cũng chưa sờ lần ra đầu mối mong manh nào, nếu cứ tiếp tục thế này thì nói nữa cũng chỉ phí lời. Tôi đặt quyển sổ xuống trước mặt ông cụ, định lùi lại.
Ông cụ Tang vuốt ve quyển sổ nhỏ, nói rành rọt từng chữ một: Cũng giống như cháu, những người này ai cũng là kẻ tài giỏi có thể nhận được đồ từ 'Nhất Nguyên Trai' của ta. Đáng tiếc thay, sau này phần lớn họ đều chết oan.
Vừa nghe xong tôi đã nổi nóng, 'Tam đại kỷ luật bát đại chú ý' đã nói rõ không được lấy dù chỉ cây kim sợi chỉ của nhân dân. Tôi đã ngồi cả nửa ngày, đến nước còn không được uống lấy một hớp, giờ còn định chụp cái mũ quá khổ này cho tôi nữa sao?
Cụ à, cụ nói đùa gì vậy? Hồ Bát Nhất cháu đến tay không về cũng tay không, bảo bối trong tiệm thì chưa từng sờ vào món nào cả. Đây là vấn đề danh dự, cụ không tin có thể lục soát thân thể cháu, không thể vu oan bừa bãi cho người khác được. Tôi vừa nói vừa cởi áo khoác ra. Ông cụ Tang chặn tôi lại, nói: Cháu còn chưa biết, quy tắc trong cửa hàng của ta là 'hàng chọn người'. Đêm qua trong nội đường, 'Hổ Uy' đã chủ động chọn cháu ngay trước mặt mọi người, đó là vận mệnh của cháu. Hạt châu này đã là vật của cháu, còn cháu có muốn lấy hay không là chuyện của cháu. Có điều, sau ngày hôm nay, dưới tên của cháu sẽ được đóng dấu 'Phách Vương Ấn'. Vật ấy không thể chuyển nhượng hay truyền lại cho con cháu, chỉ đến ngày cháu xuôi tay lìa khỏi nhân gian, nó mới có chủ mới. Trên thế giới, 'Nhất Nguyên Trai' chúng ta có tổng cộng hai mươi bốn chi nhánh, sau này cháu tới bất cứ nơi nào cũng sẽ là khách của chúng ta.
Tôi vừa nghe nói xong nhà này có chính sách ép mua ép bán ngang ngược, trong lòng lập tức bốc lên một ngọn lửa tức giận vô cớ, chẳng thèm nể nang kiêng kỵ gì nữa, trở mặt quát tướng lên: Tang lão tiên sinh, nói ra cụ sẽ chối tai, hạt châu này có quý đến mấy cháu cũng không bao giờ nhận, bên ngoài có bao nhiêu người cháu cũng không sợ. Hồ Bát Nhất cháu muốn đi, ngoại trừ Mao chủ tịch ra, không ai cản lại được!
Tôi trở mặt với ông cụ Tang đơn giản chỉ vì muốn ông cụ nổi giận đuổi mình đi. Nào ngờ, ông cụ lại chẳng có vẻ gì là tức giận, chỉ khe khẽ thở dài một hơi, nói: Nếu gặp thằng nhóc nhà ngươi sớm vài năm, lão đây có lẽ đã thu làm đệ tử truyền y bát. Đáng tiếc, tuổi tác ta đã cao, có lòng mà không có sức. Nếu cháu muốn đi, ta sẽ không cưỡng ép giữ lại. Đây là vận mệnh của cháu, sớm muộn gì cháu cũng sẽ phải quay lại.
Tôi âm thầm xì mũi coi thường lời tiên đoán vô căn cứ của ông cụ, chắp tay chào rồi quay người bước thẳng ra khỏi cửa chính 'Nhất Nguyên Trai'.
Nghe giọng điệu ông cụ không giống như đang lừa mình, nhưng chân vẫn còn gắn trên người, muốn đi hay ở hoàn toàn là do bản thân tôi quyết định. Không lẽ ông cụ có biện pháp cưỡng chế giữ tôi lại hay sao? Cụ chủ nhà thấy tôi không tin bèn bảo Cây Sào cầm một cuốn sổ nhỏ đóng buộc chỉ ra(1). Tôi đang muốn xem ông cụ định giở trò bịp bợm gì, bèn cầm lấy lật ngẫu nhiên mấy tờ ra để xem.
(1)Đóng buộc chỉ:một cách đóng sách truyền thống của Trung Quốc, sợi chỉ lộ rõ ra ngoài bìa (từ điển Lạc Việt)
Trong quyển sách xinh xắn đó viết tên của không ít người. Tôi lật sách xem lướt qua hết một lượt, thấy chẳng có có cái tên nào nổi tiếng cả, đang định trả lại thì chợt bị chữ viết trên một trang giấy thu hút.
Trên trang giấy ố vàng viết ba chữ 'Hồ Bát Nhất', mà ba chữ đó không thể phủ nhận là do chính tay tôi viết, không thể nào do người khác bắt chước viết ra được. Tôi ngẫm nghĩ một lúc lâu, nhưng không tài nào nhớ ra mình đã từng viết tên lên quyển sổ nhỏ này bao giờ cả. Kỳ quái nhất là ở góc bên còn ghi chính xác ngày sinh tháng đẻ của tôi. Tôi vội vàng lật vài tờ trước ra xem, phát hiện có vài cái tên có vẻ quen quen giống như đã từng quen biết ở đâu đó, hình như là người cùng nghề đào mộ. Dù gì cũng là dân cùng nghề, nên dù chưa gặp mặt nhưng cũng đã từng nghe qua tên.
Chẳng lẽ ông cụ Tang mở cửa tiệm chỉ để che mắt, còn thật chất là làm việc cho chính phủ, đặc biệt phụ trách điều tra hoạt động đào mộ phi pháp trong dân gian, bản thân là một vị cán bộ kỳ cựu đã nghỉ hưu ăn lương công môn phụng theo hoàng mệnh làm việc? Nếu đúng thật là như vậy thì lần này quả thật tôi xui tận mạng rồi. Tôi vội vàng lật quyển sách từ đầu tới cuối một lượt, đến khi xác định Tuyền béo và Shirley Dương không hề được 'Kim Bảng Đề Danh' cùng với mình, nỗi lo quặn thắt trong lòng mới được giải tỏa.
Thế nào, cháu đã hiểu chưa?
Cháu biết tội rồi, cháu xin khai toàn bộ. Cháu thẹn với công giáo dục bao năm của tổ quốc, thẹn với công sức bồi dưỡng của cán bộ lãnh đạo. Cháu chỉ có một câu muốn nói, tất cả hoàn toàn do ý của cháu, những người khác vô tội, họ chỉ bị cháu uy hiếp, bị cháu lợi dụng. Cháu mới là kẻ đầu sỏ, cháu mới là độc tài phát xít.
Đoạn hội thoại này đã được tôi bí mật tập đi luyện lại không biết bao nhiêu lần. Ngay từ khi mới bước vào con đường này, tôi và Tuyền béo đã chuẩn bị sẵn cho mỗi người một đoạn khẩu cung, dù đã trải qua nhiều năm như vậy nhưng vẫn chưa bao giờ từng quên, thường thường lúc không có việc gì sẽ tìm một nơi vắng vẻ không có người khác ngồi tập luyện đi tập luyện lại. Nếu không đến lúc cần thiết thì biết nói thế nào? Một phút thượng đài cần mười năm đằng đẵng miệt mài luyện tập. Hôm nay, cuối cùng cũng phải lên võ đài. Cũng tốt, ngày sau đỡ phải suốt ngày lo lắng đề phòng. Lát nữa, cho dù lão chủ nhà có tra tấn bức cung, tôi sẽ khăng khăng nói không biết gì cả. Có bản lĩnh ném tôi vào trại tập trung Auschwitz(2) để xem xương cốt ai cứng rắn hơn.
(2) Trại tập trung người Do Thái khét tiếng ở Áo của Đức Quốc Xã trong thế chiến lần thứ 2
Lúc đầu ông cụ cứ tưởng mình nghe nhầm, sau khi bảo tôi lặp lại một lần nữa thì lập tức phá ra cười: Thằng nhãi cứng đầu nhà ngươi, không tệ, không tệ, có vài phần giống ta hồi còn trẻ, ha ha ha. . . Ông cụ cười đến mức gần như không ngồi thẳng lưng lại được. Cây Sào đứng bên cạnh với gương mặt luôn vô cảm, cũng không nhịn được phải che miệng cố nín cười mấy lần. Nhìn biểu hiện của một già một trẻ, tôi biết mình đã đoán sai, lập tức cảm thấy xấu hổ, đành phải nhờ ông cụ chỉ bảo.
Cây Sào dường như chỉ đợi tôi hỏi, lập tức đặt tờ giấy Tuyên Thành mà lúc vào cửa tôi đã viết tên lúc vào cửa lên bàn, sau đó lùi lại đứng sau ông cụ Tang, không nói năng bất cứ câu gì.
Loại giấy này tên là Song Phi Dực. Ông cụ Tang chỉ vào chữ ký trên hai tờ giấy, nói: Nghề làm giấy này đã thất truyền từ lâu. Nói xong ông cụ cầm bút lông lên, viết lên tờ giấy Tuyên Thành trắng tinh mấy chữ. Tôi lập tức mở sách buộc chỉ ghi danh sách tên người đang cầm trên tay ra, quả nhiên nhìn thấy hàng chữ 'Thiên Hạ Vi Công' hiện ra, giống dòng chữ ông cụ Tang đã viết trên tờ giấy Tuyên Thành như lột.
Dù 'Song Phi Dực' quá đỗi thần kỳ, nhưng Hồ Bát Nhất tôi đâu phải đồ thiểu năng. Cụ cho rằng làm thế là có thể giữ tôi lại được sao? Cứ như đọc được suy nghĩ của người khác, ông cụ lật sang một trang khác, chỉ vào một cái tên được đóng khung màu đen, bảo: Cháu cứ thoải mái nhìn cho kỹ, xem người này và những người khác có gì khác nhau .
Tôi thầm nghĩ, không phải chỉ là một cái tên thôi sao? Cho dù là tên nước ngoài thì cũng có gì mà lạ đâu, chẳng lẽ họ Vương tên Bát Đản chắc?
Ông cụ Tang yêu cầu thêm lần nữa khiến tôi không tiện thoái thác, đành phải xem lại kỹ càng, từ đó nhận ra một đôi chút khác lạ. Người này tên là 'Lâm Tụ Thuỷ', tên bị đóng khung màu đen. Trong sách, ngoài ngày sinh còn có cả ngày mất. Người này chết đang lúc trai tráng, nhỏ hơn tôi mấy tuổi. Nhưng quan trọng nhất là ở chỗ, con dấu khác hoàn toàn với con dấu ở những trang khác, là loại nạm vàng rỗng đáy. Hoa văn con dấu có vẻ kỳ quặc, nhưng trong một chốc một lát chỉ có cảm giác dường đã từng nhìn thấy ở đâu đó, nhưng lại không thể nhớ ra đã thấy ở đâu.
Nhìn kỹ hơn, tôi lại phát hiện thêm mấy người bị đánh dấu là đã chết, dù tuổi tác không đồng đều, nhưng đều được đóng dấu mạ vàng ở bên dưới. Mặc dù tôi không đoán ra con dấu đó ẩu chứa ý nghĩa gì, nhưng thứ được đóng dưới tên người chết chắc chắn không phải là vật tốt lành gì.
Ông cụ Tang chỉ nhăm nhăm thừa nước đục thả câu, liên tục bí hiểm quăng ra những cái tên liên tiếp, nhưng lại chẳng chịu lộ ra đầu dây mối nhợ liên quan giữa những người đó. Kể từ lúc vào 'Nhất Nguyên Trai', tôi luôn bị ông cụ dắt mũi, đến tận giờ cũng chưa sờ lần ra đầu mối mong manh nào, nếu cứ tiếp tục thế này thì nói nữa cũng chỉ phí lời. Tôi đặt quyển sổ xuống trước mặt ông cụ, định lùi lại.
Ông cụ Tang vuốt ve quyển sổ nhỏ, nói rành rọt từng chữ một: Cũng giống như cháu, những người này ai cũng là kẻ tài giỏi có thể nhận được đồ từ 'Nhất Nguyên Trai' của ta. Đáng tiếc thay, sau này phần lớn họ đều chết oan.
Vừa nghe xong tôi đã nổi nóng, 'Tam đại kỷ luật bát đại chú ý' đã nói rõ không được lấy dù chỉ cây kim sợi chỉ của nhân dân. Tôi đã ngồi cả nửa ngày, đến nước còn không được uống lấy một hớp, giờ còn định chụp cái mũ quá khổ này cho tôi nữa sao?
Cụ à, cụ nói đùa gì vậy? Hồ Bát Nhất cháu đến tay không về cũng tay không, bảo bối trong tiệm thì chưa từng sờ vào món nào cả. Đây là vấn đề danh dự, cụ không tin có thể lục soát thân thể cháu, không thể vu oan bừa bãi cho người khác được. Tôi vừa nói vừa cởi áo khoác ra. Ông cụ Tang chặn tôi lại, nói: Cháu còn chưa biết, quy tắc trong cửa hàng của ta là 'hàng chọn người'. Đêm qua trong nội đường, 'Hổ Uy' đã chủ động chọn cháu ngay trước mặt mọi người, đó là vận mệnh của cháu. Hạt châu này đã là vật của cháu, còn cháu có muốn lấy hay không là chuyện của cháu. Có điều, sau ngày hôm nay, dưới tên của cháu sẽ được đóng dấu 'Phách Vương Ấn'. Vật ấy không thể chuyển nhượng hay truyền lại cho con cháu, chỉ đến ngày cháu xuôi tay lìa khỏi nhân gian, nó mới có chủ mới. Trên thế giới, 'Nhất Nguyên Trai' chúng ta có tổng cộng hai mươi bốn chi nhánh, sau này cháu tới bất cứ nơi nào cũng sẽ là khách của chúng ta.
Tôi vừa nghe nói xong nhà này có chính sách ép mua ép bán ngang ngược, trong lòng lập tức bốc lên một ngọn lửa tức giận vô cớ, chẳng thèm nể nang kiêng kỵ gì nữa, trở mặt quát tướng lên: Tang lão tiên sinh, nói ra cụ sẽ chối tai, hạt châu này có quý đến mấy cháu cũng không bao giờ nhận, bên ngoài có bao nhiêu người cháu cũng không sợ. Hồ Bát Nhất cháu muốn đi, ngoại trừ Mao chủ tịch ra, không ai cản lại được!
Tôi trở mặt với ông cụ Tang đơn giản chỉ vì muốn ông cụ nổi giận đuổi mình đi. Nào ngờ, ông cụ lại chẳng có vẻ gì là tức giận, chỉ khe khẽ thở dài một hơi, nói: Nếu gặp thằng nhóc nhà ngươi sớm vài năm, lão đây có lẽ đã thu làm đệ tử truyền y bát. Đáng tiếc, tuổi tác ta đã cao, có lòng mà không có sức. Nếu cháu muốn đi, ta sẽ không cưỡng ép giữ lại. Đây là vận mệnh của cháu, sớm muộn gì cháu cũng sẽ phải quay lại.
Tôi âm thầm xì mũi coi thường lời tiên đoán vô căn cứ của ông cụ, chắp tay chào rồi quay người bước thẳng ra khỏi cửa chính 'Nhất Nguyên Trai'.
/43
|