Một buổi sáng như bao ngày, đồng hồ sinh học trong tôi bỗng phát huy một cách vô cùng hiệu quả. Tôi rời giường, toan đi vệ sinh thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng khóc rấm rứt từ phòng bên cạnh, cơ thể theo phản xạ run rẩy đôi chút khi nghĩ đến những tình tiết rợn người trong phim kinh dị. Nhưng, nếu tôi không lầm thì phòng bên cạnh chính là của Diệp cơ mà?
Quái thật, con bé có bao giờ dậy sớm như thế đâu? Tôi thầm nghĩ rồi đưa tay gõ gõ mấy cái lên cửa phòng nhưng không có ai đáp lại. Tiếng khóc mỗi lúc một to, tôi cuối cùng vẫn là mặc kệ cái phép lịch sự tối thiểu gì đấy, ngay lập tức đẩy cửa bước vào bên trong.
Vừa khi tôi bật điện lên, con bé mới nhận thức được rằng có người bước vào, nó theo phản xạ đưa tay lau vội những giọt nước mắt ướt đẫm trên khuôn mặt nhỏ nhắn. Công nhận, sinh ra có nhan sắc thích thật đấy, ngay cả lúc khóc nhè mà vẫn xinh, chẳng bù cho tôi, khóc lên một cái là mặt sưng như cái bánh bao ngay.
- Hẵn còn sớm, sao không ngủ thêm một lát?
Tôi vừa ân cần hỏi han, vừa đi về phía giường nơi con bé đang ngồi, luôn tiện lấy luôn hộp khăn giấy mới cứng trên bàn quăng cho nó.
Con bé nhận lấy hộp khăn giấy, lau qua loa vài cái mà đã hết nguyên nửa hộp. Chắc vì khóc nhiều quá nên giờ thấm mệt, giọng nói cũng hơi khàn khàn đi một chút, chẳng còn trong trẻo như lúc thường ngày.
- Đêm qua đến giờ em chả ngủ được tí nào.
Tôi vừa vuốt ve mấy lọn tóc xoăn tít thò lò của nó vừa hỏi, trên mặt là biểu tình của sự ngạc nhiên:
- Sao thế? Vẫn buồn chuyện chia tay với cái thằng trắng trắng hôm nọ đấy à?
- Ơ đâu, có chia trác gì đâu?
- Không phải thế thì làm sao lại khóc?
Diệp nhìn tôi lặng thinh. Thời gian trôi qua, chẳng biết là mấy phút, mấy tiếng hay mấy ngày. À, đùa đấy, tôi nhìn qua đồng hồ thì chỉ khoảng chưa đầy sáu mươi giây thôi. Ngay khi tôi nghĩ rằng phải chuyển chủ đề mới thì con bé chợt lên tiếng hỏi:
- Chị, chị còn đơn phương cái anh kia không? Cái anh mà trước kia chị kể với em ý.
Tôi của lúc này chẳng phải ngạc nhiên nữa mà chính là giật mình đến nỗi đánh rơi hộp khăn giấy đang cầm trên tay xuống đệm. Chuyện tôi thích Việt Anh, suy cho cùng cũng chỉ là một lần vô tình buột miệng mà kể cho Diệp nghe, thật không ngờ rằng nó vẫn nhớ cho đến tận bây giờ. Tôi im lặng đôi chút, sau đó mới bẽn lẽn gật đầu.
- Chị tài thật đấy, em thì chẳng bao giờ kiên trì được như thế cả.
Thế ra không phải chia tay, mà là... con bé đơn phương cái cậu tên Phong kia ư?
- Giời ạ, em thích cậu ấy ngay từ cái đêm giao lưu văn nghệ ở trường, như kiểu tiếng sét ái tình ý, ngày nhớ, đêm mong, chiều chiều lại ôm tương tư mộng tưởng, hôm nào đến trường cũng phải tạt qua lớp người ta nghe ngóng tình hình, đến khổ.
À, phải rồi, cách đây khoảng nửa năm gì đó, trường con bé có tổ chức giao lưu văn nghệ gây quỹ từ thiện trông hoành tá tràng lắm. Tôi cũng được cho hai cái vé vào cổng, thực ra một cái của tôi, còn vé kia là của dì, nhưng vì dì bận nên cho tôi luôn. Tôi thấy cũng hay hay nên định rủ Việt Anh đi xem cùng, khổ nỗi cậu ta không những không đồng ý mà còn lơ đẹp tôi. Hình như đến cuối cùng, chỉ có tôi lẻ loi một mình một góc, bởi vì con bé thì còn bận đi cùng đám bạn của nó nên tôi ngại chả muốn chen vô.
Mà căn bản, hôm ấy có nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc quá nên tôi chả nhớ rõ tiết mục của thằng nhóc ấy trông hay ho như thế nào nữa.
- Chị biết tính em rồi đó, muốn gì là phải làm cho bằng được, rốt cuộc theo đuổi người ta suốt mấy tháng trời, cứ tưởng người ta cũng có tình cảm với mình nên mới đánh bạo tỏ tình trước, ai dè bị từ chối không thể phũ phàng hơn. Vậy mà trước đó em còn chắc nịch với tụi trong lớp là sẽ thành công, bởi vậy nên chúng nó đang chờ hôm nay em đi học để thông báo tin vui. Giờ... chắc em không dám nhìn mặt ai nữa mất.
- Em có nên tiếp tục theo đuổi cậu ấy không? Chị cho em ý kiến đi, em tin tưởng vào lời chị cả đấy.
Mi đánh giá hơi cao con Diệp Anh này rồi đấy. Đến chuyện của mình tôi còn chưa lo liệu xong thì sao có khả năng đi làm quân sư tình cảm cho người khác được chứ?
- Cứ nghe theo tiếng gọi của con tim, có hỏi thì chị cũng chả biết đường mà cho mi ý kiến đâu.
- Con tim em cứ đập liên hồi khi gặp cậu ấy, như vậy nghĩa là gì hở chị?
- Thế bình thường không gặp nó, tim mi không đập được à?
Tôi nửa đùa nửa thật.
- Eo, nói chuyện với chị chả lãng mạn gì cả.
- Thế thôi chị đi vệ sinh đây, buồn từ nãy đến giờ.
Tôi xua tay, chẳng muốn nói gì thêm, ngặt nỗi ngay khi chân vừa chạm vào sàn nhà con bé bỗng lôi ngược lại từ phía sau khiến cho cả người tôi ngã ngửa trên giường.
- Theo chị thì có nên tiếp tục không? Em sợ bị từ chối lần nữa thì nhục lắm ý.
- Sợ thì bỏ đi cũng được, thiếu gì trai theo mi, như chị không ai theo mới đáng lo đây này.
Dứt lời, tôi toan rời đi lần nữa nhưng lại bị con bé giữ chặt lấy không buông, nó mè nheo với tôi:
- Nhưng em cũng còn thích cậu ấy lắm.
- Kiểu gì cũng không chịu, thế giờ mi muốn như thế nào?
- Em không biết nữa, chị cho em xin ý kiến đi.
- ...
Có vẻ như, tôi đối với chuyện tình cảm của Diệp hơi vô tâm một chút,chẳng biết liệu trong lòng con bé có trách móc hay không. Nhưng biết sao được, mỗi lần bàn luận với con bé về vấn đề nào đó, tôi chẳng những hao nước bọt, phí calo mà còn tiêu tốn thêm một đống thời gian. Minh chứng đó chính là việc hôm nay tôi may mắn bị trễ học một phút, chỉ vậy thôi nhưng cổng trường vẫn là đóng kín đến mức một con chó cũng không thể chui lọt.
Mặc cho tôi năn nỉ ỉ ôi, biện đủ thứ lý do trên trời dưới đất thì bác bảo vệ khó tính vẫn nhất quyết không dung tha cho hành động đi trễ này. Cũng bởi vì không thể đường đường chính chính bước vào cổng trường, lại chẳng dám bỏ ngang một buổi học nên tôi đành quyết định làm liều một phen, ừ thì liều ăn nhiều, dù gì tụi lớp tôi cũng thường xuyên như thế, tôi bắt chước một lần chắc cũng không sao đâu nhỉ?
Tôi mon men chạy ra phía sau lưng trường học. Nghe bảo hàng rào chỗ này là thấp nhất, thế nhưng cũng nguy hiểm nhất vì sở dĩ đó là địa điểm gần với khuôn viên ban giám hiệu nhà trường nhất. Muốn thành công, bắt buộc phải hành động nhanh, gọn, lẹ. Thực ra, chém gió thế thôi chứ tôi chả biết cái quái gì đâu, mấy lần ở trên lớp nghe bọn nó nói như nào thì giờ bắt chước lại y chang.
Tôi hít một hơi thật sâu, sau khi đã quan sát kĩ mọi thứ xung quanh mới dám từ từ leo lên cái cổng sắt với những chiếc gai nhọn gồ ghề.
Ngặt nỗi leo lên là một chuyện, leo xuống lại là một chuyện khác. Tôi ngồi bí ở trên hàng rào sắt hơn hai phút mà vẫn không dám ngo ngoe di chuyển. Đột nhiên ngay lúc ấy, tiếng bước chân từ đằng xa bỗng dưng vọng đến khiến tôi toát mồ hôi lạnh.
Bị thương hay bị kỷ luật, cả hai tôi đều không muốn. Thế nhưng nếu chỉ được chọn một, tôi thà là bị kỷ luật còn hơn là phải nguy hiểm đến tính mạng, híc. (Hình như tôi hơi bị nghiêm trọng hóa vấn đề thì phải.)
Tôi nuốt một ngụm nước bọt để động viên tinh thần cho chính mình, ấy vậy nhưng may mắn rằng, người kia trước khi rẽ qua khúc cua của hành lang, tình cờ thế nào lại ghé vào một căn phòng ngay gần đó, tôi xem như tạm thoát kiếp nạn này.
Chỉ là chưa thể vui mừng được vì hiện tại tôi vẫn không thể thoát khỏi đây một cách an toàn. Vào thời điểm tuyệt vọng nhất thì Việt Anh lại xuất hiện trước mắt tôi hệt như một vị cứu tinh. Khoảng cách giữa hai chúng tôi khá xa. Cậu đến một cái liếc nhìn cũng chẳng có, thản nhiên rời đi như không có chuyện gì. Chắc là do cậu không để ý thôi, tôi thầm an ủi chính mình.
Trên tay cậu ôm một xấp giấy, có lẽ mới đi lấy đề cương về để phát cho cả lớp. Tôi hô nhỏ một tiếng, cậu không nghe, tôi hô nhỏ hai tiếng, cậu cũng không nghe, mãi đến khi tôi hét lên một chữ Việt , bước chân cậu mới dừng lại.
Nhận thức được hành động nguy hiểm vừa rồi của mình, tôi vội đưa tay bụm miệng, mắt không ngừng lấm lét quan sát xung quanh. Việt Anh lúc này đang nhìn về phía tôi, chẳng biết cậu có ý định giúp đỡ không, thế nhưng tôi vẫn là giơ tay vẫy vẫy mấy cái.
Đột nhiên, cậu nhìn đi hướng khác, ngay lập tức liền ra hiệu cho tôi cúi thấp người xuống. Tôi nghe lời cậu, vừa đúng lúc có mấy giáo viên đi ngang qua ngay trước mặt tôi, chỉ cách khoảng chừng ba, bốn mét, may mà có cái cây nhỏ nhỏ phía trước che đi được phần nào.
Mãi sau khi bóng người đã rời đi hết, cậu mới tiến lại gần, quăng cho tôi xấp để cương nặng trịch trên tay, sau đó đưa lưng về phía hàng rào cho tôi bám lấy. Chân tôi bấy giờ còn chưa chạm đất thì một tiếng la lớn của thầy hiệu phó đã vang lên, cắt ngang dòng suy nghĩ. Tôi bám chặt lấy cổ của Việt Anh trong khi cậu cắm đầu chạy như bay ra khỏi khuôn viên của ban giám hiệu.
Đến nơi an toàn, Việt Anh chẳng thèm nói lời nào, phũ phàng quăng tôi xuống đất rồi bỏ lên lớp trước. Tôi ôm xấp đề cương nặng trịch lạch bạch theo sau, vừa đi vừa gọi tên cậu, thế nhưng cậu vẫn mặc kệ.
Ngay khi mặt tôi trở nên méo mó thì cậu bỗng quay người lại, giật lấy xấp đề cương trên tay tôi. Tôi chưa kịp mừng thì nhìn lên đã thấy trước mặt mình là cửa lớp. Hóa ra, cậu chỉ là không muốn để mọi người thấy tôi bị ngược đãi, chứ kỳ thực chẳng phải quan tâm gì đến tôi cả.
Suốt cả tiết học, tôi không tài nào tập trung lắng nghe những lời mà giáo viên đã giảng, xui xui lại còn bị gọi đứng dậy trả lời câu hỏi đến ba, bốn lần, híc.
- Nói chuyện với cậu một tí được không?
Cậu tuy là không đáp lại, thế nhưng bàn tay đang loáy hoáy viết vẫn có dừng lại đôi chút. Tôi suy nghĩ nửa ngày, cuối cùng đành làm bộ thắc mắc hỏi:
- Theo cậu, cây gỗ và cây sắt cùng rơi trúng đầu, cái gì sẽ đau nhất?
Câu này là trước kia tôi đọc được trên mạng, mong là cậu chưa từng thấy nó. Cậu nghiêm mặt nhìn tôi một lúc, sau đó mới chậm rãi trả lời:
- Chẳng ai ngu như cậu mà để cả cây gỗ và cây sắt cùng rơi trúng đầu.
- Không, ý tớ là giả dụ thôi mà.
- Cây nào cũng đau.
Cậu trả lời xong thì lại tiếp tục cắm mặt vào quyển vở trên bàn, chăm chỉ giải bài tập. Tôi vẫn không buông tha, tuy nhiên, chưa kịp hỏi câu hỏi tiếp theo thì cậu đã trực tiếp ngắt lời:
- Lần sau muốn bắt chước thì cũng nên đầu tư câu nào hay hay một chút.
Suy nghĩ một chút, Việt Anh chậm rãi nói tiếp:
- Mà thật ra thì cậu cũng không cần phải cố gắng để giống một ai đó đâu.
- Hả?
- Vì ngay từ đầu cậu đã khác người lắm rồi, bắt chước chỉ thêm buồn cười thôi.
Quái thật, con bé có bao giờ dậy sớm như thế đâu? Tôi thầm nghĩ rồi đưa tay gõ gõ mấy cái lên cửa phòng nhưng không có ai đáp lại. Tiếng khóc mỗi lúc một to, tôi cuối cùng vẫn là mặc kệ cái phép lịch sự tối thiểu gì đấy, ngay lập tức đẩy cửa bước vào bên trong.
Vừa khi tôi bật điện lên, con bé mới nhận thức được rằng có người bước vào, nó theo phản xạ đưa tay lau vội những giọt nước mắt ướt đẫm trên khuôn mặt nhỏ nhắn. Công nhận, sinh ra có nhan sắc thích thật đấy, ngay cả lúc khóc nhè mà vẫn xinh, chẳng bù cho tôi, khóc lên một cái là mặt sưng như cái bánh bao ngay.
- Hẵn còn sớm, sao không ngủ thêm một lát?
Tôi vừa ân cần hỏi han, vừa đi về phía giường nơi con bé đang ngồi, luôn tiện lấy luôn hộp khăn giấy mới cứng trên bàn quăng cho nó.
Con bé nhận lấy hộp khăn giấy, lau qua loa vài cái mà đã hết nguyên nửa hộp. Chắc vì khóc nhiều quá nên giờ thấm mệt, giọng nói cũng hơi khàn khàn đi một chút, chẳng còn trong trẻo như lúc thường ngày.
- Đêm qua đến giờ em chả ngủ được tí nào.
Tôi vừa vuốt ve mấy lọn tóc xoăn tít thò lò của nó vừa hỏi, trên mặt là biểu tình của sự ngạc nhiên:
- Sao thế? Vẫn buồn chuyện chia tay với cái thằng trắng trắng hôm nọ đấy à?
- Ơ đâu, có chia trác gì đâu?
- Không phải thế thì làm sao lại khóc?
Diệp nhìn tôi lặng thinh. Thời gian trôi qua, chẳng biết là mấy phút, mấy tiếng hay mấy ngày. À, đùa đấy, tôi nhìn qua đồng hồ thì chỉ khoảng chưa đầy sáu mươi giây thôi. Ngay khi tôi nghĩ rằng phải chuyển chủ đề mới thì con bé chợt lên tiếng hỏi:
- Chị, chị còn đơn phương cái anh kia không? Cái anh mà trước kia chị kể với em ý.
Tôi của lúc này chẳng phải ngạc nhiên nữa mà chính là giật mình đến nỗi đánh rơi hộp khăn giấy đang cầm trên tay xuống đệm. Chuyện tôi thích Việt Anh, suy cho cùng cũng chỉ là một lần vô tình buột miệng mà kể cho Diệp nghe, thật không ngờ rằng nó vẫn nhớ cho đến tận bây giờ. Tôi im lặng đôi chút, sau đó mới bẽn lẽn gật đầu.
- Chị tài thật đấy, em thì chẳng bao giờ kiên trì được như thế cả.
Thế ra không phải chia tay, mà là... con bé đơn phương cái cậu tên Phong kia ư?
- Giời ạ, em thích cậu ấy ngay từ cái đêm giao lưu văn nghệ ở trường, như kiểu tiếng sét ái tình ý, ngày nhớ, đêm mong, chiều chiều lại ôm tương tư mộng tưởng, hôm nào đến trường cũng phải tạt qua lớp người ta nghe ngóng tình hình, đến khổ.
À, phải rồi, cách đây khoảng nửa năm gì đó, trường con bé có tổ chức giao lưu văn nghệ gây quỹ từ thiện trông hoành tá tràng lắm. Tôi cũng được cho hai cái vé vào cổng, thực ra một cái của tôi, còn vé kia là của dì, nhưng vì dì bận nên cho tôi luôn. Tôi thấy cũng hay hay nên định rủ Việt Anh đi xem cùng, khổ nỗi cậu ta không những không đồng ý mà còn lơ đẹp tôi. Hình như đến cuối cùng, chỉ có tôi lẻ loi một mình một góc, bởi vì con bé thì còn bận đi cùng đám bạn của nó nên tôi ngại chả muốn chen vô.
Mà căn bản, hôm ấy có nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc quá nên tôi chả nhớ rõ tiết mục của thằng nhóc ấy trông hay ho như thế nào nữa.
- Chị biết tính em rồi đó, muốn gì là phải làm cho bằng được, rốt cuộc theo đuổi người ta suốt mấy tháng trời, cứ tưởng người ta cũng có tình cảm với mình nên mới đánh bạo tỏ tình trước, ai dè bị từ chối không thể phũ phàng hơn. Vậy mà trước đó em còn chắc nịch với tụi trong lớp là sẽ thành công, bởi vậy nên chúng nó đang chờ hôm nay em đi học để thông báo tin vui. Giờ... chắc em không dám nhìn mặt ai nữa mất.
- Em có nên tiếp tục theo đuổi cậu ấy không? Chị cho em ý kiến đi, em tin tưởng vào lời chị cả đấy.
Mi đánh giá hơi cao con Diệp Anh này rồi đấy. Đến chuyện của mình tôi còn chưa lo liệu xong thì sao có khả năng đi làm quân sư tình cảm cho người khác được chứ?
- Cứ nghe theo tiếng gọi của con tim, có hỏi thì chị cũng chả biết đường mà cho mi ý kiến đâu.
- Con tim em cứ đập liên hồi khi gặp cậu ấy, như vậy nghĩa là gì hở chị?
- Thế bình thường không gặp nó, tim mi không đập được à?
Tôi nửa đùa nửa thật.
- Eo, nói chuyện với chị chả lãng mạn gì cả.
- Thế thôi chị đi vệ sinh đây, buồn từ nãy đến giờ.
Tôi xua tay, chẳng muốn nói gì thêm, ngặt nỗi ngay khi chân vừa chạm vào sàn nhà con bé bỗng lôi ngược lại từ phía sau khiến cho cả người tôi ngã ngửa trên giường.
- Theo chị thì có nên tiếp tục không? Em sợ bị từ chối lần nữa thì nhục lắm ý.
- Sợ thì bỏ đi cũng được, thiếu gì trai theo mi, như chị không ai theo mới đáng lo đây này.
Dứt lời, tôi toan rời đi lần nữa nhưng lại bị con bé giữ chặt lấy không buông, nó mè nheo với tôi:
- Nhưng em cũng còn thích cậu ấy lắm.
- Kiểu gì cũng không chịu, thế giờ mi muốn như thế nào?
- Em không biết nữa, chị cho em xin ý kiến đi.
- ...
Có vẻ như, tôi đối với chuyện tình cảm của Diệp hơi vô tâm một chút,chẳng biết liệu trong lòng con bé có trách móc hay không. Nhưng biết sao được, mỗi lần bàn luận với con bé về vấn đề nào đó, tôi chẳng những hao nước bọt, phí calo mà còn tiêu tốn thêm một đống thời gian. Minh chứng đó chính là việc hôm nay tôi may mắn bị trễ học một phút, chỉ vậy thôi nhưng cổng trường vẫn là đóng kín đến mức một con chó cũng không thể chui lọt.
Mặc cho tôi năn nỉ ỉ ôi, biện đủ thứ lý do trên trời dưới đất thì bác bảo vệ khó tính vẫn nhất quyết không dung tha cho hành động đi trễ này. Cũng bởi vì không thể đường đường chính chính bước vào cổng trường, lại chẳng dám bỏ ngang một buổi học nên tôi đành quyết định làm liều một phen, ừ thì liều ăn nhiều, dù gì tụi lớp tôi cũng thường xuyên như thế, tôi bắt chước một lần chắc cũng không sao đâu nhỉ?
Tôi mon men chạy ra phía sau lưng trường học. Nghe bảo hàng rào chỗ này là thấp nhất, thế nhưng cũng nguy hiểm nhất vì sở dĩ đó là địa điểm gần với khuôn viên ban giám hiệu nhà trường nhất. Muốn thành công, bắt buộc phải hành động nhanh, gọn, lẹ. Thực ra, chém gió thế thôi chứ tôi chả biết cái quái gì đâu, mấy lần ở trên lớp nghe bọn nó nói như nào thì giờ bắt chước lại y chang.
Tôi hít một hơi thật sâu, sau khi đã quan sát kĩ mọi thứ xung quanh mới dám từ từ leo lên cái cổng sắt với những chiếc gai nhọn gồ ghề.
Ngặt nỗi leo lên là một chuyện, leo xuống lại là một chuyện khác. Tôi ngồi bí ở trên hàng rào sắt hơn hai phút mà vẫn không dám ngo ngoe di chuyển. Đột nhiên ngay lúc ấy, tiếng bước chân từ đằng xa bỗng dưng vọng đến khiến tôi toát mồ hôi lạnh.
Bị thương hay bị kỷ luật, cả hai tôi đều không muốn. Thế nhưng nếu chỉ được chọn một, tôi thà là bị kỷ luật còn hơn là phải nguy hiểm đến tính mạng, híc. (Hình như tôi hơi bị nghiêm trọng hóa vấn đề thì phải.)
Tôi nuốt một ngụm nước bọt để động viên tinh thần cho chính mình, ấy vậy nhưng may mắn rằng, người kia trước khi rẽ qua khúc cua của hành lang, tình cờ thế nào lại ghé vào một căn phòng ngay gần đó, tôi xem như tạm thoát kiếp nạn này.
Chỉ là chưa thể vui mừng được vì hiện tại tôi vẫn không thể thoát khỏi đây một cách an toàn. Vào thời điểm tuyệt vọng nhất thì Việt Anh lại xuất hiện trước mắt tôi hệt như một vị cứu tinh. Khoảng cách giữa hai chúng tôi khá xa. Cậu đến một cái liếc nhìn cũng chẳng có, thản nhiên rời đi như không có chuyện gì. Chắc là do cậu không để ý thôi, tôi thầm an ủi chính mình.
Trên tay cậu ôm một xấp giấy, có lẽ mới đi lấy đề cương về để phát cho cả lớp. Tôi hô nhỏ một tiếng, cậu không nghe, tôi hô nhỏ hai tiếng, cậu cũng không nghe, mãi đến khi tôi hét lên một chữ Việt , bước chân cậu mới dừng lại.
Nhận thức được hành động nguy hiểm vừa rồi của mình, tôi vội đưa tay bụm miệng, mắt không ngừng lấm lét quan sát xung quanh. Việt Anh lúc này đang nhìn về phía tôi, chẳng biết cậu có ý định giúp đỡ không, thế nhưng tôi vẫn là giơ tay vẫy vẫy mấy cái.
Đột nhiên, cậu nhìn đi hướng khác, ngay lập tức liền ra hiệu cho tôi cúi thấp người xuống. Tôi nghe lời cậu, vừa đúng lúc có mấy giáo viên đi ngang qua ngay trước mặt tôi, chỉ cách khoảng chừng ba, bốn mét, may mà có cái cây nhỏ nhỏ phía trước che đi được phần nào.
Mãi sau khi bóng người đã rời đi hết, cậu mới tiến lại gần, quăng cho tôi xấp để cương nặng trịch trên tay, sau đó đưa lưng về phía hàng rào cho tôi bám lấy. Chân tôi bấy giờ còn chưa chạm đất thì một tiếng la lớn của thầy hiệu phó đã vang lên, cắt ngang dòng suy nghĩ. Tôi bám chặt lấy cổ của Việt Anh trong khi cậu cắm đầu chạy như bay ra khỏi khuôn viên của ban giám hiệu.
Đến nơi an toàn, Việt Anh chẳng thèm nói lời nào, phũ phàng quăng tôi xuống đất rồi bỏ lên lớp trước. Tôi ôm xấp đề cương nặng trịch lạch bạch theo sau, vừa đi vừa gọi tên cậu, thế nhưng cậu vẫn mặc kệ.
Ngay khi mặt tôi trở nên méo mó thì cậu bỗng quay người lại, giật lấy xấp đề cương trên tay tôi. Tôi chưa kịp mừng thì nhìn lên đã thấy trước mặt mình là cửa lớp. Hóa ra, cậu chỉ là không muốn để mọi người thấy tôi bị ngược đãi, chứ kỳ thực chẳng phải quan tâm gì đến tôi cả.
Suốt cả tiết học, tôi không tài nào tập trung lắng nghe những lời mà giáo viên đã giảng, xui xui lại còn bị gọi đứng dậy trả lời câu hỏi đến ba, bốn lần, híc.
- Nói chuyện với cậu một tí được không?
Cậu tuy là không đáp lại, thế nhưng bàn tay đang loáy hoáy viết vẫn có dừng lại đôi chút. Tôi suy nghĩ nửa ngày, cuối cùng đành làm bộ thắc mắc hỏi:
- Theo cậu, cây gỗ và cây sắt cùng rơi trúng đầu, cái gì sẽ đau nhất?
Câu này là trước kia tôi đọc được trên mạng, mong là cậu chưa từng thấy nó. Cậu nghiêm mặt nhìn tôi một lúc, sau đó mới chậm rãi trả lời:
- Chẳng ai ngu như cậu mà để cả cây gỗ và cây sắt cùng rơi trúng đầu.
- Không, ý tớ là giả dụ thôi mà.
- Cây nào cũng đau.
Cậu trả lời xong thì lại tiếp tục cắm mặt vào quyển vở trên bàn, chăm chỉ giải bài tập. Tôi vẫn không buông tha, tuy nhiên, chưa kịp hỏi câu hỏi tiếp theo thì cậu đã trực tiếp ngắt lời:
- Lần sau muốn bắt chước thì cũng nên đầu tư câu nào hay hay một chút.
Suy nghĩ một chút, Việt Anh chậm rãi nói tiếp:
- Mà thật ra thì cậu cũng không cần phải cố gắng để giống một ai đó đâu.
- Hả?
- Vì ngay từ đầu cậu đã khác người lắm rồi, bắt chước chỉ thêm buồn cười thôi.
/25
|