Thế Giới Mà Tôi Từng Đối Địch

Chương 16: Lá thư thứ mười sáu: pressure: áp lực

/27


Màn đêm nếu không đen tối thì đâu cần phải hướng tới mộng đẹp.

From: Tiểu P, 18 tuổi, đối với bản thân và cả tương lai đều nản lòng thoái chí

To: Tôi của mười năm sau,

Không ngờ tôi lại ngồi đây viết lá thư này cho chị. Thời còn học lớp 12, tôi đã từng nhấc bút vô số lần, muốn viết một lá thư cho chính mình của mười năm sau nhưng lúc ấy tôi lại cảm thấy mỗi một giây một phút đều thật quý giá, căn bản không có thời gian để làm những việc này cho mình.

Tôi vốn còn cho rằng tháng sáu năm nay sau khi thi Đại học xong, tôi sẽ được tự do. Tôi còn nhớ rõ cái ngày chúng ta xé đống sách vở đó, chúng ta đã vui biết bao nhiêu, điên cuồng biết bao nhiêu. Chúng ta đem giấy bút, đề thi vứt hết qua ngoài cửa sổ, chúng ta ngồi trong phòng học gào khóc điên cuồng, ôm nhau nức nở. 

Khi đó tôi cảm thấy tâm hồn mình như rực lửa. Nhưng mà tôi chẳng thể ngờ được là tôi lại thi trượt! Tôi thực sự chẳng có triển vọng gì, khi viết những dòng này, tôi lại không kìm được mà bật khóc. Tôi cũng không biết rốt cuộc vấn đề nằm ở đâu, điểm thi thực tế của tôi kém mức kỳ vọng những 60 điểm. Tôi còn nhớ rõ buổi tối chờ kết quả thi hôm đó, tôi ngồi với bố mẹ vừa ăn dưa hấu vừa xem tivi, chờ đến 8 giờ, các bạn học đều vội vàng đi tra điểm còn tôi vẫn điềm nhiên thong tả, bởi tôi thực sự tự tin rằng lần này tôi đã phát huy rất tốt, vượt xa những người khác, tuyệt đối không thể có vấn đề gì.

Khi bố tôi cúp máy điện thoại, im lặng nhìn tôi một hồi rồi nói điểm của tôi, tôi lập tức khóc oà lên. Tôi cảm giác ngực mình như bị khoét thành một cái động không đáy, còn thân xác mình lại đang rơi mãi không ngừng, cứ rơi rơi mãi không thấy điểm cuối cũng chẳng có tận cùng, ngay đến cả cơ hội thịt nát xương tan cũng không có. 

Sau đó, vấn đề lớn nhất mà tôi phải đối mặt chính là phải lựa chọn hoặc là học trường tư học phí đắt đỏ hoặc là đi học nghề.

Tôi vốn còn cho rằng mình có thể rời thành phố này, đi tới một nơi rất xa, đi Bắc Kinh, đi Quảng Châu, đi Thượng Hải, đi tới những thành phố lớn. Tôi vốn đã quyết định theo học ngành tài chính, nghe qua thì thấy thật oai oách sáng giá. Tôi còn tưởng tượng mình sẽ giống như những nhân vật trong phim, quần áo là lượt, đi giày cao gót, vội vàng sải bước trong những toà nhà văn phong, miệng nói tiếng Anh lưu loát. Kết quả, tôi lại thất bại đến thế này, tôi còn có tư cách gì mà nói đến ước mơ với mộng tưởng chứ? Hơn hết, tôi cảm thấy cực kỳ có lỗi với bố mẹ tôi. Hai người họ đặt biết bao kỳ vọng vào tôi, khi tôi học lớp 12, họ thậm chí còn không xem tivi, mỗi ngày đều làm những món ăn ngon cho tôi, khi tôi nói với họ điểm thi mà tôi tự tính, bọn họ đều cực kỳ vui mừng. Học phí trường tư cao như vậy, tôi căn bản không có mặt mũi nào xin họ chu cấp cho tôi mà tôi lại không cam lòng đi học nghề, thế nên cuối cùng tôi quyết định học lại.

Mẹ lo lắng tôi theo lớp học lại phải chịu áp lực quá lớn, bà hỏi tôi có muốn được xếp vào lớp 12 khoá sau không, tôi từ chối. Nếu đã lựa chọn con đường này, tôi đã xác định đây sẽ là một đoạn đường vừa cô độc lại vừa gian nan thống khổ.

Nhưng tôi đã quá ngây thơ. Phải đến khi tôi thực sự ngồi trong căn phòng ôn tập thi lại, tôi mới biết được nơi này đáng sợ tới mức nào.

Những bạn học cùng lớp không ai quen biết ai, bất kể lúc đi học hay lúc tan học đều tuyệt đối không nói chuyện với nhau, thầy giáo đứng trên bục giảng bài dường như cũng chẳng có ai nghe. Tất cả mọi người đều cắm đầu vào làm bài, làm bài, làm bài, làm bài liên tục không ngừng nghỉ, mỗi người ngồi ở một đầu của cái bàn, phần bàn thừa ra ở giữa dùng để để sách bài tập và đề thi.

Ở nơi này không có những tiếng cười đùa, không có ai tình nguyện trực nhật, không có giờ nghỉ, không có giờ thể dục, bút máy cục tẩy rơi xuống đất cũng không có ai giúp bạn nhặt lên. 

Tôi thực sự rất nhớ lớp cấp ba trước kia, khi đó chúng tôi gọi là “Lớp 12 đen tối”, tức là vào lúc tan học, nam sinh sẽ ở sau phòng học đùa giỡn với nhau, nữ sinh sẽ buôn chuyện về thần tượng hay cùng đọc tiểu thuyết ngôn tình. Người nào đến muộn sẽ bị phạt phải hát trước cả lớp, những bộ quần áo lỗi mốt của thầy cô giáo đều bị tụi tôi cười nhạo rất lâu.

Có một hôm, tôi tới căng-tin ăn cơm, vì đi muộn nên chỉ còn chút cơm thừa canh cạn. Tôi gọi một suất, theo thói quen ngồi một mình trong góc, ăn được một lúc thì có người ngồi xuống phía đối diện tôi. Bạn ta chủ động chào tôi, nói: “Hi.”

Tôi ngẩng đầu nhìn cậu ta, có phần ngạc nhiên nhưng vẫn gật đầu đáp lại rồi tiếp tục ăn cơm. Sau đó cậu ta nói: “Bạn không nhận ra tôi sao? Tôi ngồi ở chỗ chéo phía sau cậu, chúng ta là bạn cùng lớp đó.”

Hôm đó chúng tôi trò chuyện một lúc lâu, kể về chuyện thi Đại học thất bại, nói về những ước mơ cho tương lai, nói về những quyển sách yêu thích. Khi đến giờ học, lần đầu tiên tôi tươi cười vui vẻ quay về lớp. Khi chúng tôi vội vàng chạy về, suýt chút nữa vào muộn giờ.

Nhưng mà sau đó, mọi chuyện lại bình lặng như lúc ban đầu. Chúng tôi lại biến thành những cỗ máy mặt lạnh, người này nhìn thấy người kia cũng không chào hỏi, cũng không giao tiếp dù chỉ bằng ánh mắt, trở về là những kẻ xa lạ ngay cả tên tuổi cũng không rõ. Thậm chí tôi còn có ảo giác, phải chăng tất cả những gì xảy ra chiều hôm đó đều là giả hay sao? Không lẽ tất cả đều chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của tôi?

Tôi biết, nếu chuyện ngày hôm đó là thật, chắc chắn bạn ấy vẫn còn nhớ rõ, nhưng mà dưới áp lực nặng nề tới mức chẳng thở nổi, ai còn có thời gian kết bạn này kia cơ chứ. Chúng tôi đều cần níu chặt từng giây từng phút, nỗ lực không ngừng không nghỉ.

Thực ra tôi vẫn nghĩ rằng chỉ cần quyết tâm kiên trì, chuyện gì cũng sẽ qua. Thế nhưng động lực lớn nhất thúc đẩy tôi viết cho cậu lá thư này chính là kỳ nghỉ đông năm đó. 

Đương nhiên chẳng phải là kỳ nghỉ đông của tôi mà là kỳ nghỉ của các bạn học cấp ba của tôi.

Bọn họ đều đã lên Đại học, một số người học ở tỉnh, một số người đi nơi khác. Người bạn thân nhất của tôi Z lên Bắc Kinh học, lúc mới đầu cô ấy còn nhắn tin cho tôi, kể cho tôi nghe những chuyện vui trong kỳ huấn luyện quân sự, khi bọn họ kết thúc kỳ huấn luyện còn có bao nhiêu bạn nữ rơi nước mắt.

Cô ấy còn bảo tôi sau này nhất định phải chọn trường Đại học chuyên ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, ở những trường đó con gái rất được yêu chiều, lên lớp không cần giữ chỗ, những hàng ghế đầu đều được nhường lại cho sinh viên nữ, cũng sẽ có nam sinh giúp mình đi lấy nước nóng. Còn nữa, mỗi khi đến ngày lễ của phái nữ, nữ sinh có thể viết một mong ước của mình vào tờ giấy, nam sinh nào bắt được sẽ giúp thực hiện nguyện vọng đó.

Dần dần, cô bạn đó của tôi bắt đầu gia nhập Hội sinh viên và những câu lạc bộ trong trường. Những thứ cô ấy nói tôi không hiểu lắm, mà những thứ tôi có thể kể cho cô ấy, trừ mấy đề thi và điểm số thì cũng chẳng có gì khác, chúng tôi liên lạc với nhau ngày một ít. 

Đến kỳ nghỉ đông, bạn bè tôi đều về quê, bàn chuyện tổ chức họp lớp. Tôi do dự rất lâu, hôm đó là cuối tuần, nếu chỉ đi ăn một bữa cơm rồi đi karaoke một lúc, chắc sẽ không có vấn đề gì.

Tôi rất phân vân, vừa muốn đi gặp các bạn trong lớp vì quả thực, tôi rất nhớ khoảng thời gian ở bên họ. Không biết đã bao lần tôi mơ về lớp học cũ, chiếc bảng đen viết chi chít những con số toán học, mơ thấy thầy giáo môn văn đứng trên bục giảng viết “Dạ thâm hốt mộng thiếu niên sự, mộng đề trang lệ hồng lan can”(*), bạn cùng bàn há miệng ngáp dài còn tôi tô tô vẽ vẽ lên chỗ trống trên trang sách. 

(*) Chú thích: Trích hai câu thơ trong bài “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị, theo bản dịch thơ củ Phan Huy Thực, 

/27

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status