Thanh xuân trong suốt giống như chén rượu nguyên chất,uống đó, cạn đó, rồi chia ly.
From: Trâu Trâu, 18 tuổi, trong một năm lớp 12 tăng hai độ cận thị.
To: Tôi của mười năm sau.
Hôm nay, tôi tốt nghiệp.
Hôm nay, tôi tròn mười tám tuổi.
Tính ra thì tôi từng tốt nghiệp mẫu giáo, tiểu học, trung học, đã ngót nghét ba lần rồi. Thế nhưng, lần chia ly sau khi thi Đại học này rất khác, nó khiến tôi sợ hãi.
Tôi thật sự rất sợ, sợ tương lai đơn độc, sợ thanh xuân dần mất đi, sợ thời gian trôi qua nhanh.
Lớp mười khi mới vào lớp này, một người quen cũ cũng không có, tôi không muốn chủ động đi kết bạn. Bạn bè thân cấp hai đều học trường khác, tôi đã từng rất muốn chuyển trường đi tìm chúng nó.
Chủ nhiệm lớp rất lùn, tự xưng là “Khoai Tây”, thầy đứng trên bục giảng như một đứa trẻ con đang nhảy nhót, lên lớp buổi đầu tiên đã cười híp mắt nói: “Lớp chúng ta là lớp 10-1, từ bây giờ chúng ta chính là người một nhà.”
Đại hội thể dục thể thao lần thứ nhất, vừa mới bắt đầu vào lớp ai cũng không quá nhiệt tình, không ai viết bản thảo tin tức, cũng chỉ có mấy bạn trong ban cán sự đến cổ vũ các bạn tham gia thi đấu. Cuối ngày đầu tiên, lớp chúng tôi xếp cuối cùng, thành tích vô cùng thê thảm.
Ngày thứ hai đi vào sân vận động, tôi mới phát hiện trong vòng một đêm tất cả mọi người đều thay đổi, trở nên rất đoàn kết. Các bạn không tham gia gì tự giác thành lập ban hậu cần, khẩu hiệu cũng có, mọi người đổ đầy cát vào chai rỗng, một bên hô cố lên một bên gõ, chấn động toàn trường.
Tôi báo danh tham gia chạy tám trăm mét cự li dài, chạy thứ hai từ dưới đếm lên, lúc vượt qua vạch đích, cả lớp chạy ra ôm lấy tôi.
Ba năm ba lần đại hội thể dục thể thao, lớp chúng ta thứ hạng lần lượt là thứ ba, thứ hai, thứ nhất.
Vào mùa đông, trường học yêu cầu học sinh chạy bộ lúc sáu giờ sáng. Chúng tôi bọc như bọc cái bánh chưng, từng đứa xiên xiên vẹo vẹo chưa tỉnh ngủ đã bắt đầu chạy bộ, chạy được nửa đường cả lớp ngầm hiểu cùng nhau rẽ sang nhà ăn. Chờ đến lúc cán bộ trực nhật đến bắt chúng tôi thì bánh bao đã ăn xong rồi.
Tuyết rơi đầu mùa, “Khoai Tây” mắt nhắm mắt mở, để chúng tôi đến sân thể dục ném tuyết, đuổi theo chạy mấy trăm mét cũng không chịu dừng lại. Tôi nằm xoài trên đất bật cười, bạn bè kéo cũng không dậy nổi. Kết quả ngày hôm sau tỉnh dậy phát hiện mình bị cảm, đến phòng học liền yên tâm, bởi vì hai phần ba lớp đều ốm. Thầy giáo lên lớp mới mở miệng, ở dưới lớp học đều là tiếng lau nước mũi.
Không rõ ai mang thuốc cảm, cả lớp chuyền tay nhau cùng uống.
Còn có một lần mất điện, các lớp khác đều bị đuổi về phòng ngủ, chỉ có lớp chúng tôi không ai chịu về. Phòng học không có đèn, không có nến, chúng tôi ngồi trong lớp chơi đánh trống chuyền hoa, đến phiên ai thì lên bục hát. Hôm ấy tôi khá xui, thành người đầu tiên “trúng thưởng”. Tôi hát dở tệ, đứng trên bục nhăn nhó mãi mới hát hết bài “Bạn cùng bàn”, lúc bấy giờ lũ bạn ngồi dưới đã cười như điên rồi.
Còn nhớ lần cả lớp chúng tôi cãi nhau với lớp bên cạnh, học sinh hai lớp tranh nhau xem đến cùng lớp nào mới là lớp tốt nhất. Mặc dù vị trí nhất khối ở lớp học nhưng top 10 lớp tôi chiếm nhiều hơn rõ ràng.
Mặc dù tôi và mấy bạn nữ đều ghét cái đứa được gọi là Hoa khôi ở lớp chúng tôi, cảm thấy con nhỏ này ỏn à ỏn ẻn lại làm màu, thế nhưng lúc nữ sinh lớp bên cạnh bảo cô ấy xấu xí, chúng tôi vẫn không nhịn được gây hấn với họ ở WC.
“Xấu cái gì mà xấu, sao mày không nói hoa khôi lớp chúng mày xấu thế nào đi.”
Tiệc tối tết âm lịch lớp mười một, lớp chúng tôi biểu diễn đàn ghi-ta bài “Bạn cùng bàn”. Thật ra áp lực từ việc học rất lớn, thế nhưng mọi người tình nguyện ngủ ít đi một tiếng, không ai muốn bỏ lỡ khoảng thời gian cùng luyện tập, cùng cười đùa sau giờ học.
Lúc tập dượt lại một lần trước khi diễn, trời đột nhiên đổ mưa, trời mưa đột ngột quá nên đến lúc tạnh, cả trường hò reo vang trời. Tôi ngồi trong phòng học nhạc cũ kỹ, ngẩng đầu thấy một ánh cầu vồng.
Tôi mãi mãi không thể quên chạng vạng tối hôm đó, chúng tôi ở dưới cầu vồng đàn ghi-ta, hát to, cười toe toét, thời gian giống như dừng lại, cả đời sẽ không già đi.
Bây giờ nhớ lại, thật hoài niệm.
Nhớ tên “Bốn mắt” mỗi lần thức đêm ôn tập trước kì thi còn luôn miệng nói mình chưa học gì. Nhớ đến lúc tổng vệ sinh lớp phó lao động nói nhiều đến mức làm mọi người muốn nhét giẻ lau vào mồm. Nhớ sau mỗi kì nghỉ đại diện bộ môn nghiêm túc thu bài tập về nhà. Nhớ mỗi lần viết bảng đều phải kiễng chân lên, phải nhảy lên mới lau tới chữ của “Khoai Tây” trên bảng. Nhớ giọng nói chuẩn Anh của giáo viên đứng lớp…
Nhớ cô bán cơm ở nhà ăn, mặc dù cô luôn thiên vị bọn con trai. Nhớ chủ nhiệm giáo dục ngày ngày đi giày cao gót, mũi hếch lên tận trời. Nhớ bức ảnh xấu xí trên thẻ học sinh. Nhớ vết rỉ loang lổ trên xà kép ở sân thể dục…
Nhớ lớp 12-1 sớm chiều bên nhau như người một nhà, mọi người đều dịu dàng, thiện lương, đáng yêu đến vậy.
Chúng tôi sắp phải xa nhau rồi sao.
Thật sự hi vọng mùa hè này vĩnh viễn không kết thúc, chúng tôi mặc đồng phục ngáp một cái, thầy giáo dạy số học không sợ người khác thấy phiền tiếp tục giảng về hàm số lượng giác, quạt trên đầu kêu kẽo cà kẽo kẹt như có thể rơi xuống bất cứ lúc nào, hễ tiếng chuông tan học vang lên là học sinh đồng loạt gục xuống bàn.
Mà dưới góc bảng đen là thời gian đếm ngược, mãi mãi cũng không đếm đến số không.
Tiếng ve kêu ồn ào bên tai, tủ lạnh đầy kem bên trong quán bán quà vặt.
Viết đến đây, tôi không nhịn được mà khóc.
Có thể là tôi quá đa sầu đa cảm, hôm nay kết thúc kỳ thi đại học, mọi người thật sự đường ai nấy đi rồi. Câu sau này gặp lại còn chưa kịp nói rõ ràng, mà đã có người bắt đầu kế hoạch đi du lịch nghỉ hè, các bạn nam thì lập nhóm đi net đại chiến ba ngày ba đêm…. Tôi một mình trở về lớp học, thấy cửa đã khoá bèn trèo vào từ cửa sổ.
Sách giáo khoa của chúng tôi đã dọn về nhà từ lâu trước kì thi tốt nghiệp trung học. Bàn ghế do chúng tôi bỏ tiền mua, “Khoai Tây” nói nếu muốn thì có thể dọn về, nhưng không ai làm vậy. Bọn tôi rời khỏi trường học rồi, chúng nó đâu còn ý nghĩa gì. Vừa mới thi xong môn cuối cùng này, tất cả học sinh lớp mười hai cùng một chỗ đi ra, thiên quân vạn mã, dòng người chen chúc xô đẩy, thế nhưng trên mặt mỗi người đều là biểu tình mê mang chết lặng. Vậy là kết thúc rồi? Cứ như vậy thôi? Thanh xuân đấy ư? Lúc đó, tôi xen lẫn trong đám người, ngổn ngang trăm mối cảm xúc, nhưng một câu cũng không nói nên lời. Cảm thấy có gì đó nhen nhóm trong đáy lòng, đồng thời lại mất đi cái gì đó. Tôi thật sự không có tiền đồ, vừa viết vừa khóc. Đáng giận là radio của trường học còn cất cao giọng hát, hết lần này tới lần khác là “Bạn cùng bàn”:
“Mai đây liệu cậu còn nhớ tới
Dòng nhật ký nắn nót viết ngày hôm qua
Sau này liệu rằng cậu có nhớ lại
Lúc xưa cậu từng hay khóc nhè…
Mình cũng chỉ tình cờ lật lại bức ảnh
Và nhớ cậu, bạn cùng bàn…”
Thật sự muốn đem lời bài hát chép lại một trăm lần. Sau một trăm lần, chúng ta sẽ không phải nói lời tạm biệt. Lớp 12-1, tôi yêu bạn.
Reply from: Tôi của mười năm sau:
Lúc tôi mở bức thư này, đúng lúc vào mùa hè. Có người nói, chỉ có mùa hè thuộc về học sinh mới gọi là mùa hè, mà đối với những người lớn như chúng tôi, tháng 7 tháng 8 chỉ có thể được gọi là “những ngày nóng như đổ lửa”.
Vào một ngày nóng như thế, tôi nhận được bức thư cáo biệt từ bạn, cô gái đến từ mùa hè.
Vừa rồi là tết Đoan Ngọ, tôi được ba ngày nghỉ nên quyết định về nhà một chuyến. Người một nhà cùng ăn bữa cơm, ở bên bố mẹ cùng xem phim. Sau đó, tôi đi dạo phố cả một buổi trưa, đến tối về đến nhà thì ngẩn người nhìn máy tính, không có lấy một người để hò hẹn, cả nam lẫn nữ.
Nhóm bạn thân trước đây hầu hết đều học đại học ngoại tỉnh, sau bốn năm, có người xuất ngoại, có người đi phương Bắc công tác, người gần nhất cũng đến thành phố trên tỉnh, không ai chịu ở lại chốn nhỏ bé này.
Thật ra cũng không phải muốn hay không, chỉ là không có cách nào, thân bất do kỷ.
Chúng tôi vẫn còn giữ liên lạc, thỉnh thoảng vẫn bình luận xã giao trên Internet, cũng thường nói câu “Lần sau có thời gian gặp phải mời tao ăn cơm nhé.” Thế nhưng mỗi ngày sáng đi chiều về, thật khó tìm được lúc “có thời gian”.
Mấy năm vừa tốt nghiệp, bạn cùng lớp trở về lúc nghỉ đông và nghỉ hè còn tụ tập đến trường gặp thầy cô. Mua chút trái cây, sô cô la gì đó, dù không khi nào đủ lớp nhưng bảy tám người cũng đủ náo nhiệt rồi.
Thế nhưng nơi đã từng nhớ mãi không quên, nơi đã bao bọc chúng tôi qua cả thời thanh xuân niên thiếu, bây giờ chỉ còn là “cố hương” mỗi khi nhắc lại. Khi bạn dùng từ “cố hương” để nói đến một nơi, thường có một ý nghĩa khác, đó là bạn sẽ không trở về.
Chỉ có thiếu niên ngây thơ trẻ tuổi mới tin sẽ có ngày gặp lại, chờ đến độ tuổi như tôi bạn sẽ rõ, đại đa số những lần tạm biệt đều lặng lẽ không tiếng động, thậm chí nói một câu cho ra dáng “Gặp lại” cũng không có.
Càng là người quan trọng, càng khắc sâu tình cảm, ngày mất đi càng qua quýt bình thường.
Gióng trống khua chiêng, oanh oanh liệt liệt, mọi người ai cũng biết, ân đoạn nghĩa tuyệt tạm biệt, ngược lại thường bị vận mệnh đùa cợt, tình cờ lại gặp nhau giữa biển người
Cuộc sống không ngừng có người đến người đi, mấy năm nay đón đi rước về, tôi đã thành thói quen.
Hai mươi tuổi đến ba mươi tuổi, miễn cưỡng có thể gọi là “Sau tuổi dậy thì”, đây mới là thời gian hoang mang nhất, thời gian tốt nhất cũng tồi tệ nhất của một người.
Chúng ta đã mất đi rất nhiều che chở giúp đỡ, sẽ không còn ai tha thứ, bao dung sai lầm, thế nhưng chúng ta lại tay trắng bước trên con đường đời, không ngừng lạc mất chính mình, sau đó lại té ngã trên đất, cảm thấy đau, mới nhớ tới phải tìm lại chính mình.
Rồi lại vội vã chạy theo dòng đời, lại đánh mất bản thân.
Có khi ngay cả chính mình cũng không thể tìm trở về, huống chi là lạc mất ai đó?
Cũng không phải là không đau lòng, chỉ là mất đi quá nhiều không thể đếm được, có đủ loại ngăn cách ở hai bên bờ sông, không có cách nào vượt qua. Kể cả có lấy hết can đảm vượt qua, lại sẽ phát hiện, phong cảnh bên kia đã sớm không phải nơi bạn quen thuộc, người đã từng cùng bạn sóng vai ngắm cảnh kia cũng đã lạ lẫm. Nhưng còn có cách nào đâu, chỉ biết bất lực vậy thôi.
Thế nhưng vẫn phải cảm kích, cảm ơn người đã từng xuất hiện trong sinh mệnh của tôi, để cho tôi tại lúc bốn bề vắng lặng, tại lúc uống rượu ca hát, có ít nhất một hồi ức đáng giá để nhớ lại. Cảm ơn người đã ở lại đến cuối, để cho lúc tôi rời khỏi thế gian này, không tính là trắng tay.
Sợ mới đúng, có sợ mới là cuộc đời.
From: Trâu Trâu, 18 tuổi, trong một năm lớp 12 tăng hai độ cận thị.
To: Tôi của mười năm sau.
Hôm nay, tôi tốt nghiệp.
Hôm nay, tôi tròn mười tám tuổi.
Tính ra thì tôi từng tốt nghiệp mẫu giáo, tiểu học, trung học, đã ngót nghét ba lần rồi. Thế nhưng, lần chia ly sau khi thi Đại học này rất khác, nó khiến tôi sợ hãi.
Tôi thật sự rất sợ, sợ tương lai đơn độc, sợ thanh xuân dần mất đi, sợ thời gian trôi qua nhanh.
Lớp mười khi mới vào lớp này, một người quen cũ cũng không có, tôi không muốn chủ động đi kết bạn. Bạn bè thân cấp hai đều học trường khác, tôi đã từng rất muốn chuyển trường đi tìm chúng nó.
Chủ nhiệm lớp rất lùn, tự xưng là “Khoai Tây”, thầy đứng trên bục giảng như một đứa trẻ con đang nhảy nhót, lên lớp buổi đầu tiên đã cười híp mắt nói: “Lớp chúng ta là lớp 10-1, từ bây giờ chúng ta chính là người một nhà.”
Đại hội thể dục thể thao lần thứ nhất, vừa mới bắt đầu vào lớp ai cũng không quá nhiệt tình, không ai viết bản thảo tin tức, cũng chỉ có mấy bạn trong ban cán sự đến cổ vũ các bạn tham gia thi đấu. Cuối ngày đầu tiên, lớp chúng tôi xếp cuối cùng, thành tích vô cùng thê thảm.
Ngày thứ hai đi vào sân vận động, tôi mới phát hiện trong vòng một đêm tất cả mọi người đều thay đổi, trở nên rất đoàn kết. Các bạn không tham gia gì tự giác thành lập ban hậu cần, khẩu hiệu cũng có, mọi người đổ đầy cát vào chai rỗng, một bên hô cố lên một bên gõ, chấn động toàn trường.
Tôi báo danh tham gia chạy tám trăm mét cự li dài, chạy thứ hai từ dưới đếm lên, lúc vượt qua vạch đích, cả lớp chạy ra ôm lấy tôi.
Ba năm ba lần đại hội thể dục thể thao, lớp chúng ta thứ hạng lần lượt là thứ ba, thứ hai, thứ nhất.
Vào mùa đông, trường học yêu cầu học sinh chạy bộ lúc sáu giờ sáng. Chúng tôi bọc như bọc cái bánh chưng, từng đứa xiên xiên vẹo vẹo chưa tỉnh ngủ đã bắt đầu chạy bộ, chạy được nửa đường cả lớp ngầm hiểu cùng nhau rẽ sang nhà ăn. Chờ đến lúc cán bộ trực nhật đến bắt chúng tôi thì bánh bao đã ăn xong rồi.
Tuyết rơi đầu mùa, “Khoai Tây” mắt nhắm mắt mở, để chúng tôi đến sân thể dục ném tuyết, đuổi theo chạy mấy trăm mét cũng không chịu dừng lại. Tôi nằm xoài trên đất bật cười, bạn bè kéo cũng không dậy nổi. Kết quả ngày hôm sau tỉnh dậy phát hiện mình bị cảm, đến phòng học liền yên tâm, bởi vì hai phần ba lớp đều ốm. Thầy giáo lên lớp mới mở miệng, ở dưới lớp học đều là tiếng lau nước mũi.
Không rõ ai mang thuốc cảm, cả lớp chuyền tay nhau cùng uống.
Còn có một lần mất điện, các lớp khác đều bị đuổi về phòng ngủ, chỉ có lớp chúng tôi không ai chịu về. Phòng học không có đèn, không có nến, chúng tôi ngồi trong lớp chơi đánh trống chuyền hoa, đến phiên ai thì lên bục hát. Hôm ấy tôi khá xui, thành người đầu tiên “trúng thưởng”. Tôi hát dở tệ, đứng trên bục nhăn nhó mãi mới hát hết bài “Bạn cùng bàn”, lúc bấy giờ lũ bạn ngồi dưới đã cười như điên rồi.
Còn nhớ lần cả lớp chúng tôi cãi nhau với lớp bên cạnh, học sinh hai lớp tranh nhau xem đến cùng lớp nào mới là lớp tốt nhất. Mặc dù vị trí nhất khối ở lớp học nhưng top 10 lớp tôi chiếm nhiều hơn rõ ràng.
Mặc dù tôi và mấy bạn nữ đều ghét cái đứa được gọi là Hoa khôi ở lớp chúng tôi, cảm thấy con nhỏ này ỏn à ỏn ẻn lại làm màu, thế nhưng lúc nữ sinh lớp bên cạnh bảo cô ấy xấu xí, chúng tôi vẫn không nhịn được gây hấn với họ ở WC.
“Xấu cái gì mà xấu, sao mày không nói hoa khôi lớp chúng mày xấu thế nào đi.”
Tiệc tối tết âm lịch lớp mười một, lớp chúng tôi biểu diễn đàn ghi-ta bài “Bạn cùng bàn”. Thật ra áp lực từ việc học rất lớn, thế nhưng mọi người tình nguyện ngủ ít đi một tiếng, không ai muốn bỏ lỡ khoảng thời gian cùng luyện tập, cùng cười đùa sau giờ học.
Lúc tập dượt lại một lần trước khi diễn, trời đột nhiên đổ mưa, trời mưa đột ngột quá nên đến lúc tạnh, cả trường hò reo vang trời. Tôi ngồi trong phòng học nhạc cũ kỹ, ngẩng đầu thấy một ánh cầu vồng.
Tôi mãi mãi không thể quên chạng vạng tối hôm đó, chúng tôi ở dưới cầu vồng đàn ghi-ta, hát to, cười toe toét, thời gian giống như dừng lại, cả đời sẽ không già đi.
Bây giờ nhớ lại, thật hoài niệm.
Nhớ tên “Bốn mắt” mỗi lần thức đêm ôn tập trước kì thi còn luôn miệng nói mình chưa học gì. Nhớ đến lúc tổng vệ sinh lớp phó lao động nói nhiều đến mức làm mọi người muốn nhét giẻ lau vào mồm. Nhớ sau mỗi kì nghỉ đại diện bộ môn nghiêm túc thu bài tập về nhà. Nhớ mỗi lần viết bảng đều phải kiễng chân lên, phải nhảy lên mới lau tới chữ của “Khoai Tây” trên bảng. Nhớ giọng nói chuẩn Anh của giáo viên đứng lớp…
Nhớ cô bán cơm ở nhà ăn, mặc dù cô luôn thiên vị bọn con trai. Nhớ chủ nhiệm giáo dục ngày ngày đi giày cao gót, mũi hếch lên tận trời. Nhớ bức ảnh xấu xí trên thẻ học sinh. Nhớ vết rỉ loang lổ trên xà kép ở sân thể dục…
Nhớ lớp 12-1 sớm chiều bên nhau như người một nhà, mọi người đều dịu dàng, thiện lương, đáng yêu đến vậy.
Chúng tôi sắp phải xa nhau rồi sao.
Thật sự hi vọng mùa hè này vĩnh viễn không kết thúc, chúng tôi mặc đồng phục ngáp một cái, thầy giáo dạy số học không sợ người khác thấy phiền tiếp tục giảng về hàm số lượng giác, quạt trên đầu kêu kẽo cà kẽo kẹt như có thể rơi xuống bất cứ lúc nào, hễ tiếng chuông tan học vang lên là học sinh đồng loạt gục xuống bàn.
Mà dưới góc bảng đen là thời gian đếm ngược, mãi mãi cũng không đếm đến số không.
Tiếng ve kêu ồn ào bên tai, tủ lạnh đầy kem bên trong quán bán quà vặt.
Viết đến đây, tôi không nhịn được mà khóc.
Có thể là tôi quá đa sầu đa cảm, hôm nay kết thúc kỳ thi đại học, mọi người thật sự đường ai nấy đi rồi. Câu sau này gặp lại còn chưa kịp nói rõ ràng, mà đã có người bắt đầu kế hoạch đi du lịch nghỉ hè, các bạn nam thì lập nhóm đi net đại chiến ba ngày ba đêm…. Tôi một mình trở về lớp học, thấy cửa đã khoá bèn trèo vào từ cửa sổ.
Sách giáo khoa của chúng tôi đã dọn về nhà từ lâu trước kì thi tốt nghiệp trung học. Bàn ghế do chúng tôi bỏ tiền mua, “Khoai Tây” nói nếu muốn thì có thể dọn về, nhưng không ai làm vậy. Bọn tôi rời khỏi trường học rồi, chúng nó đâu còn ý nghĩa gì. Vừa mới thi xong môn cuối cùng này, tất cả học sinh lớp mười hai cùng một chỗ đi ra, thiên quân vạn mã, dòng người chen chúc xô đẩy, thế nhưng trên mặt mỗi người đều là biểu tình mê mang chết lặng. Vậy là kết thúc rồi? Cứ như vậy thôi? Thanh xuân đấy ư? Lúc đó, tôi xen lẫn trong đám người, ngổn ngang trăm mối cảm xúc, nhưng một câu cũng không nói nên lời. Cảm thấy có gì đó nhen nhóm trong đáy lòng, đồng thời lại mất đi cái gì đó. Tôi thật sự không có tiền đồ, vừa viết vừa khóc. Đáng giận là radio của trường học còn cất cao giọng hát, hết lần này tới lần khác là “Bạn cùng bàn”:
“Mai đây liệu cậu còn nhớ tới
Dòng nhật ký nắn nót viết ngày hôm qua
Sau này liệu rằng cậu có nhớ lại
Lúc xưa cậu từng hay khóc nhè…
Mình cũng chỉ tình cờ lật lại bức ảnh
Và nhớ cậu, bạn cùng bàn…”
Thật sự muốn đem lời bài hát chép lại một trăm lần. Sau một trăm lần, chúng ta sẽ không phải nói lời tạm biệt. Lớp 12-1, tôi yêu bạn.
Reply from: Tôi của mười năm sau:
Lúc tôi mở bức thư này, đúng lúc vào mùa hè. Có người nói, chỉ có mùa hè thuộc về học sinh mới gọi là mùa hè, mà đối với những người lớn như chúng tôi, tháng 7 tháng 8 chỉ có thể được gọi là “những ngày nóng như đổ lửa”.
Vào một ngày nóng như thế, tôi nhận được bức thư cáo biệt từ bạn, cô gái đến từ mùa hè.
Vừa rồi là tết Đoan Ngọ, tôi được ba ngày nghỉ nên quyết định về nhà một chuyến. Người một nhà cùng ăn bữa cơm, ở bên bố mẹ cùng xem phim. Sau đó, tôi đi dạo phố cả một buổi trưa, đến tối về đến nhà thì ngẩn người nhìn máy tính, không có lấy một người để hò hẹn, cả nam lẫn nữ.
Nhóm bạn thân trước đây hầu hết đều học đại học ngoại tỉnh, sau bốn năm, có người xuất ngoại, có người đi phương Bắc công tác, người gần nhất cũng đến thành phố trên tỉnh, không ai chịu ở lại chốn nhỏ bé này.
Thật ra cũng không phải muốn hay không, chỉ là không có cách nào, thân bất do kỷ.
Chúng tôi vẫn còn giữ liên lạc, thỉnh thoảng vẫn bình luận xã giao trên Internet, cũng thường nói câu “Lần sau có thời gian gặp phải mời tao ăn cơm nhé.” Thế nhưng mỗi ngày sáng đi chiều về, thật khó tìm được lúc “có thời gian”.
Mấy năm vừa tốt nghiệp, bạn cùng lớp trở về lúc nghỉ đông và nghỉ hè còn tụ tập đến trường gặp thầy cô. Mua chút trái cây, sô cô la gì đó, dù không khi nào đủ lớp nhưng bảy tám người cũng đủ náo nhiệt rồi.
Thế nhưng nơi đã từng nhớ mãi không quên, nơi đã bao bọc chúng tôi qua cả thời thanh xuân niên thiếu, bây giờ chỉ còn là “cố hương” mỗi khi nhắc lại. Khi bạn dùng từ “cố hương” để nói đến một nơi, thường có một ý nghĩa khác, đó là bạn sẽ không trở về.
Chỉ có thiếu niên ngây thơ trẻ tuổi mới tin sẽ có ngày gặp lại, chờ đến độ tuổi như tôi bạn sẽ rõ, đại đa số những lần tạm biệt đều lặng lẽ không tiếng động, thậm chí nói một câu cho ra dáng “Gặp lại” cũng không có.
Càng là người quan trọng, càng khắc sâu tình cảm, ngày mất đi càng qua quýt bình thường.
Gióng trống khua chiêng, oanh oanh liệt liệt, mọi người ai cũng biết, ân đoạn nghĩa tuyệt tạm biệt, ngược lại thường bị vận mệnh đùa cợt, tình cờ lại gặp nhau giữa biển người
Cuộc sống không ngừng có người đến người đi, mấy năm nay đón đi rước về, tôi đã thành thói quen.
Hai mươi tuổi đến ba mươi tuổi, miễn cưỡng có thể gọi là “Sau tuổi dậy thì”, đây mới là thời gian hoang mang nhất, thời gian tốt nhất cũng tồi tệ nhất của một người.
Chúng ta đã mất đi rất nhiều che chở giúp đỡ, sẽ không còn ai tha thứ, bao dung sai lầm, thế nhưng chúng ta lại tay trắng bước trên con đường đời, không ngừng lạc mất chính mình, sau đó lại té ngã trên đất, cảm thấy đau, mới nhớ tới phải tìm lại chính mình.
Rồi lại vội vã chạy theo dòng đời, lại đánh mất bản thân.
Có khi ngay cả chính mình cũng không thể tìm trở về, huống chi là lạc mất ai đó?
Cũng không phải là không đau lòng, chỉ là mất đi quá nhiều không thể đếm được, có đủ loại ngăn cách ở hai bên bờ sông, không có cách nào vượt qua. Kể cả có lấy hết can đảm vượt qua, lại sẽ phát hiện, phong cảnh bên kia đã sớm không phải nơi bạn quen thuộc, người đã từng cùng bạn sóng vai ngắm cảnh kia cũng đã lạ lẫm. Nhưng còn có cách nào đâu, chỉ biết bất lực vậy thôi.
Thế nhưng vẫn phải cảm kích, cảm ơn người đã từng xuất hiện trong sinh mệnh của tôi, để cho tôi tại lúc bốn bề vắng lặng, tại lúc uống rượu ca hát, có ít nhất một hồi ức đáng giá để nhớ lại. Cảm ơn người đã ở lại đến cuối, để cho lúc tôi rời khỏi thế gian này, không tính là trắng tay.
Sợ mới đúng, có sợ mới là cuộc đời.
/27
|