- Xin chào, không cần cuối ngày mà vẫn có thể gặp lại, haha – cô cảm thấy rất gượng.
Tuấn Tú cau mày, anh cũng bất ngờ vì sự xuất hiện của cô ở đây.
-Sao cậu lại ở đây? Cậu quen chị Dung sao?
-Không, à thì mới quen đây thôi, chính xác là sáng nay. Cậu chủ đã kết thúc buổi học rồi sao ạ? – cô lãng sang vấn đề khác. Đến giờ thì cô đã biết cô chủ thợ may đó tên là Dung, trùng tên với cô.
Cơ bản là Tuấn Tú chẳng thèm trả lời câu hỏi của cô.
-Cậu đến đây làm gì? – anh hỏi ngược lại, sau đó nhìn dáng vẻ lúng túng của Nhã Dung, anh nhếch miệng – đúng như tôi nghĩ, ba tôi muốn cậu quan sát tôi ngay khi ở trường, nên cho cậu nhập học vào trường A, có phải như vậy không?
Cậu chủ quá thông minh đi, chỉ cần thấy người ta đi may đồng phục liền đoán được việc người ta sắp nhập học rồi.
-Cậu chủ biết rồi, haha, tôi cũng chỉ mới biết vào sáng nay thôi. Chuyện này…
-Không sao, dẫu sao cậu vẫn làm theo yêu cầu của tôi mà, bí mật thay anh trai đến đây làm việc của cậu vẫn là mấu chốt thôi. Một khi cậu làm sai ý, tất nhiên là out. – Tuấn Tú với giọng nói đầy uy quyền, sau đó ngồi phịch xuống ghế sô pha, rất tự nhiên ra lệnh cho Nhã Dung tiếp – đến tủ lạnh lấy cho tôi cốc nước cam.
Nhã Dung mím môi, trong lòng cảm thấy tên cậu chủ này đúng là kẻ khó ở, khó ưa. Cô không nói gì, chỉ đến tủ lạnh lấy nước. Mà sao cậu ta biết trong tủ lạnh lại có nước cam để sẵn như vậy nhỉ?
Nhã Dung ngồi nhìn đồng hồ, chị chủ kia đi ra ngoài hơn hai tiếng vẫn chưa thấy quay lại, còn cô thì cứ ngồi nhìn đồng hồ cho hết thời gian. Ngồi im lặng hai tiếng đồng hồ cùng với người chủ này thật ngột ngạt.
Nghĩ lại thì tên Tuấn Tú này không đi học buổi chiều hay sao lại được ra đây ngồi như thế này? Nghĩ đi nghĩ lại cô lên tiếng hỏi:
-Cậu chủ không đi học buổi chiều sao ạ?
-Học giỏi quá nên được miễn – Tuấn Tú trả lời sự thật, nhưng giọng điệu khinh khỉnh kia lại hệt như nói đùa, tự tân bốc bản thân.
Nhã Dung trề môi, chẳng tin đó là sự thật, đời nào lại giỏi quá lại được miễn. Đúng là chẳng đáng tin.
Tuấn Tú nhìn thấy thái độ đó của Nhã Dung thì lấy chân dài của mình đạp vào đùi của cô một cái, hất mặt lên trời:
-Thái độ gì đó, không tin sao?
Nhã Dung bị đạp như vậy thì gần như té xuống ghế,cô bất bình lên tiếng:
-Tôi có nói không tin hay sao ạ? Sao cậu chủ lại đạp tôi như thế chứ?
-Thích! – Tuấn Tú thú vị nói, cằm chưa bao giờ hạ xuống.
Cô hừ lạnh trong lòng, rồi sẽ có ngày cô trả thù lại thôi. Bây giờ là đang làm công ăn lương nên phải nhẫn nhịn thôi.
Chị chủ tiệm về, dắt theo đứa bé cáu kỉnh khoảng năm tuổi. Vừa nhìn thấy Tuấn Tú, đứa bé ấy đã chạy đến ôm lấy anh một cách nồng nhiệt.
Nhã Dung há hốc mồm, có khi nào là con riêng của anh ta hay không? Không thể nào, trí tưởng tượng của cô phong phú quá, cậu chủ của cô mới 18 tuổi, nhìn như thế nào cũng không thể có con năm 13 tuổi được.
-Cậu vất vả rồi, từ nãy đến giờ có thêm khách hàng nào nữa không?- chị chủ tiệm đến bên cô hỏi.
-Dạ, có thêm người này thôi ạ! – cô cố ý chỉ vào Tuấn Tú.
Chị Dung nhìn Tuấn Tú và đứa con trai của mình đang khăng khít thì thở dài:
-Hai đứa đừng cứ ôm ấp nhau như thế nữa, có đói bụng thì vào rửa tay ăn cơm thôi! Lần nào em qua đây thì con của chị y như rằng chẳng chịu rời xa em một centimet nào, đến cả chị là mẹ cũng phải tủi thân.
-Tại em đẹp trai thôi! – Tuấn Tú cười tự nhiên.
Nhã Dung lần đầu thấy anh cười như vậy thì ngạc nhiên, bản năng người phụ nữ sau nhiều lần cải nam trang của cô trỗi dậy, cho cô biết rằng hình như cậu chủ của cô đang có cảm tình với chị Dung này. Ồ, thì ra là tên nhóc thích lái máy bay.
-Ông tướng này, dẫn bé Bi vào rửa tay đi – chị Dung nói xong thì quay sang Nhã Dung – em cũng ở lại ăn cơm với chị nhé!
Cô khoát tay:
-Dạ thôi, em về nhà ăn cũng được, không muốn phá hỏng không khí.
-Em đang nghĩ gì vậy? – chị Dung bẹo má cô một cái, hành động này chẳng thể nào qua nổi mắt mèo của Tuấn Tú.
Trong bữa ăn, Nhã Dung im ắng ngồi một chỗ, chỉ nhìn thấy khuôn mặt rạng ngời của Tuấn Tú cùng bé Bi con chị Dung cũng cảm thấy vui vẻ. Thật đây là lần đầu tiên cô nhìn thấy Tuấn Tú cười tươi như vậy.
-Bé Bi, đừng chỉ biết đến anh Tuấn Tú không thôi, đây là anh …. – chị Dung định giới thiệu thì ngập ngừng, từ sáng đến giờ vẫn chưa hỏi tên, thật ngại.
-Hoàng Nam, cậu ta tên là Hoàng Nam, hiện tại là người làm thuê trong nhà của em. – Tuấn Tú trầm giọng trả lời.
Chị Dung vừa nghe đến đó thì phụt cơm. Vì biết được thân phận thật sự của Nhã Dung, khi nghe đến cái tên Hoàng Nam thì chị chẳng thể nào nhịn cười được. Nhưng chị kìm nén lại.
-Vậy ra hai đứa quen biết nhau là nhờ vậy. Bé Bi, gọi anh Hoàng Nam đi!
Đứa bé ngẩng đầu lên nhìn Nhã Dung, ánh mắt tròn vo như hai viên bi, long lanh đến mức Nhã Dung chỉ muốn hôn một cái. Nhưng bé Bi lắc đầu, chẳng nói gì.
Chị Dung thở dài:
-Bé Bi nhà chị khó nói chuyện lắm, một ngày thằng bé chỉ nói được một đến hai từ mà thôi. Chắc có lẽ vì thiếu vắng ba nên nó mới như vậy.
Bầu không khí đượm buồn, chỉ có mỗi bé Bi là không hề biết gì, vẫn mỉm cười ngồi ăn cơm ở đó.
Nhã Dung chợt cảm thấy mình may mắn, khi cô còn có thể nhìn thấy mặt ba mẹ mình. Biết được nỗi đau mất người thân là như thế nào, còn hơn là một đứa trẻ ngây ngô chẳng biết điều gì. Đôi khi biết được sự thật còn may mắn hơn là cứ ngây ngô chẳng biết gì để rồi đem lại cho những người yêu thương mình một nỗi đau trong lòng.
Nhã Dung đứng chờ xe buýt sau khi ở lại chỗ chị Dung để đo đạc kích thước sửa lại bộ quần áo khổ lớn kia. Một chiếc xe máy chạy vù qua khiến cô giật nảy mình lẩm bẩm trong miệng chửi thầm.
Chiếc xe máy đó lùi lại, đứng trước mặt cô.
Tuấn Tú tháo cái khẩu trang màu đen xuống, nhăn mặt nhìn cô vì trời nắng.
-Lên xe, chở về!
Nhìn Tuấn Tú ở góc độ này thật sự rất men lì, mấy cô gái đứng chờ xem buýt gần đó cứ trố mắt nhìn. Đối với Tuấn Tú việc này quá quen thuộc nên anh chẳng lấy làm tự hào.
-Dạ thôi, tôi không có nón bảo hiểm nên không ngồi xe máy vể được, cậu chủ cứ về nhà trước, tôi bắt xe buýt về sau cũng được.
-Lên xe! – một câu chẳng có chủ ngữ vị ngữ, chỉ có động từ trong một câu thì đó là câu mệnh lệnh.
Nhã Dung gầm gầm leo lên xe. Lần đầu tiên trong cuộc đời này cô sinh ra bị điều khiển một cách chẳng thể nào tự nguyện nổi. Hồi trước có đi làm thuê, nhưng ít ra cũng là vì đồng tiền trước mắt, mấy ông chủ kia cũng chẳng phát xít ra lệnh kiểu áp đảo như vầy. Đúng là nhà nghèo luôn luôn có cái eo.
Cô vừa ngồi lên xe thì Tuấn Tú đưa cho cô cái nón bảo hiểm, thì ra có nón nên mới chở cô về. Như vậy cô tiết kiệm thêm được vài ngàn tiền xe buýt, rất tốt.
Cô chỉ vừa cài nón bảo hiểm xong thì xe phóng cái vù, Nhã Dung bất ngờ liền ngã ra phía trước ôm chặt lấy eo của Tuấn Tú.
-Cậu chủ, tốc độ bàn thờ như vậy tôi không có quen!
-Giờ quen! – Tuấn Tú lâu ngày tự dưng có tâm lí muốn chọc ghẹo người bên cạnh mình.
Nhã Dung thật sự chưa bao giờ đi xe máy với tốc độ gần tám mươi kilomet trên một giờ ở trong trung tâm thành phố như vậy, đã vậy còn lạng lách đánh võng như thế này. Có ai biết đây là học sinh ưu tú của trường A đâu cơ chứ?
Cô ôm chặt lấy eo của Tuấn Tú, đôi lúc muốn gỡ ra nhưng với tốc độ lạng lách này, cô chỉ biết vấu vào eo của anh. Vừa ngồi phía sau vừa ôm quá sát vừa chạy lạng lách như vậy khiến Nhã Dung ứa nước mắt.
Từ đằng sau, cô nghe thấy tiếng còi hú của cảnh sát giao thông, có hai chiếc xe áo vàng chạy đuổi theo phía sau. Lúc này Nhã Dung hoảng hốt.
-Cảnh sát, có cảnh sát, như vậy là phạm luật giao thông. Đèn đỏ, cậu chủ dừng lại đi.
Tuấn Tú bỏ ngoài tai những lời của Nhã Dung, cô càng nói anh càng cố gắng tăng tay ga, xe phóng vù vù tạo thành một cuộc truy đuổi ngoạn mục, người trên đường ai cũng hoảng hốt.
Tuấn Tú quẹo vào khúc cua, chạy thêm một đoạn nữa thì vòng ra lại. Hai chiếc xe cảnh sát thấy Tuấn Tú quẹo cua đột ngột thì không đuổi theo kịp, ngay lúc đó đèn xanh bật lên, người người qua đường khiến hai vị cảnh sát kia bị bỏ lại.
Xe của Tuấn Tú tiếp tục chạy thẳng cho đến ngoại ô thành phố thì dừng lại. Trên cả một quãng đường dài, Nhã Dung co rúm người ôm chặt lấy Tuấn Tú. Đến khi xe dừng lại, cả cơ thể cô hệt như bị đông cứng chẳng thể nào xuống xe được.
-Xuống xe đi, đồ nhát cấy!
Nhã Dung từ từ mở mắt, nhìn thấy trước mặt mình là cánh đồng cỏ khô úa vàng thì cố gắng lấy bình tĩnh thở dài một hơi, tay chân yểu xìu bước xuống xe.
Sau đó cô lấy lại tinh thần, quay ngoắt sang Tuấn Tú, nhưng anh đã cất nón bảo hiểm, một mình ngạo mạn bước xuống cánh đồng cỏ úa màu, thích thú hét lên một tiếng.
Nhã Dung tức giận, cô cất nón bảo hiểm, sau đó chạy đến đá vào mông anh một cái, hành động này của cô khiến Tuấn Tú vô cùng kinh ngạc.
-Cậu làm cái quái gì thế?
-Nếu cậu chủ muốn chết thì đừng có rủ thêm người vô tội như tôi vào, từ trước đến giờ tuy tôi sống nghèo khổ nhưng chưa bao giờ làm điều gì vi phạm pháp luật, cậu chủ biết vì sao không? Vì như thế sẽ rất tốn tiền. Cậu chủ cảm thấy việc này rất thú vị sao? Nhưng tôi thì không, cuộc sống này của tôi đã quá đủ mệt mỏi rồi, tôi chẳng thấy việc chạy xe quá tốc độ như vậy là thú vị đâu, nó càng khiến tôi mệt mỏi hơn mà thôi. Thú vui của người nhà giàu như cậu chủ, đừng có lôi tôi thêm vào. Trên đời này, ngoài tiền ra thì sức khỏe sinh mạng đối với tôi là quan trọng nhất đấy. Vì những người như tôi chẳng có mơ ước gì ngoài hai thứ đó cả. Nếu cậu chủ chán sống, thì làm ơn đừng rủ thêm tôi đi cùng, vì bản thân tôi biết, nếu tôi có mệnh hệ gì thì anh hai tôi sẽ không sống nổi đâu. – Nhã Dung vừa tức, vừa oán giận tuông ra một tràn, cô lau nước mắt sau đó bỏ đi.
Tuấn Tú im lặng nghe những gì cô nói, sau đó cười khinh thường
-Cậu đừng đổ lỗi là vì mình nghèo nữa. Chẳng phải cậu còn có người để yêu thương chờ đợi đó sau, còn tôi, tôi có ai đâu nào. Những người nghèo như cậu chạy theo vật chất, bận rộn kiếm tiền, còn một kẻ như tôi thì cô đơn chẳng biết nên tựa vào đâu. Kiếm tiến sao? Tôi có quá nhiều. Người thân sao? Chẳng lẽ cậu không thấy?
Nhã Dung tức giận nắm tay thành quyền, cô quay ngược trở lại đấm vào mặt Tuấn Tú một cái.
-Cậu không có người thân sao? Vậy ai là người đã sinh cậu ra?
-Mẹ tôi chết rồi, còn ba tôi ông ấy có rất nhiều bà vợ, con trai thứ hai của ông ấy sắp sinh rồi, ông ta không cần tôi nữa – lần đầu tiên trong đời Tuấn Tú thể hiện sự tức giận đến như vậy, đôi mắt anh đỏ hoe nhìn Nhã Dung.
-Chẳng ai chết cả, họ còn ở trong lòng cậu thì họ vẫn còn sống, đó chính là điều đã thôi thúc tôi sống. Tại sao tôi phải sống như vậy, sống vật vã kiếm từng đồng tiền để trả nợ? vì tôi không muốn họ nhìn thấy tôi mà đau lòng. Họ không chết, trừ khi cậu thật sự muốn quên họ đi mà thôi.
Tuấn Tú chết lặng khi nghe những lời mà Nhã Dung đã nói, sau đó anh tự cười với bản thân mình. Điều đơn giản như vậy mà đến giờ anh mới nhận ra từ một gã trai nhỏ bé như thế này.
Tuấn Tú ngước mặt lên trời, lấy tay che đi mắt mình, hai hàng lệ tự tuôn rơi. Anh đã có ý định sẽ chạy sẽ thật nhanh, sẽ gây ra tai nạn giao thông. Ý nghĩ ấy đã luôn luôn hiện lên trong đầu anh, anh muốn có một câu chuyện nào đó khác xảy ra với mình. Anh muốn mình bị thương thật nặng, bị mất trí nhớ, sẽ quên đi mọi chuyện đau buồn. Nhưng bàn tay nhỏ nhắn phía sau ôm chặt lấy anh như thể cầu xin anh hãy dừng lại.
Ý nghĩ chán chường đó đã lặp đi lặp lại trong đầu anh, anh muốn kết thúc cuộc sống này, nhưng cứ lần lượt mãi, đến bây giờ anh mới tìm được câu trả lời cho mình. Mẹ anh không chết, mẹ anh vẫn ở đó dõi theo anh, nếu bây giờ anh chết đi, mẹ anh ắt hắn sẽ rất buồn lòng.
Tiếng khóc thầm lặng của Tuấn Tú, tiếng nức nở trong gió của Nhã Dung, hai con người, hai thân phận hoàn toàn xa lạ, giờ đây dường như đã có một mối tương thông nào đó.
Tuấn Tú cau mày, anh cũng bất ngờ vì sự xuất hiện của cô ở đây.
-Sao cậu lại ở đây? Cậu quen chị Dung sao?
-Không, à thì mới quen đây thôi, chính xác là sáng nay. Cậu chủ đã kết thúc buổi học rồi sao ạ? – cô lãng sang vấn đề khác. Đến giờ thì cô đã biết cô chủ thợ may đó tên là Dung, trùng tên với cô.
Cơ bản là Tuấn Tú chẳng thèm trả lời câu hỏi của cô.
-Cậu đến đây làm gì? – anh hỏi ngược lại, sau đó nhìn dáng vẻ lúng túng của Nhã Dung, anh nhếch miệng – đúng như tôi nghĩ, ba tôi muốn cậu quan sát tôi ngay khi ở trường, nên cho cậu nhập học vào trường A, có phải như vậy không?
Cậu chủ quá thông minh đi, chỉ cần thấy người ta đi may đồng phục liền đoán được việc người ta sắp nhập học rồi.
-Cậu chủ biết rồi, haha, tôi cũng chỉ mới biết vào sáng nay thôi. Chuyện này…
-Không sao, dẫu sao cậu vẫn làm theo yêu cầu của tôi mà, bí mật thay anh trai đến đây làm việc của cậu vẫn là mấu chốt thôi. Một khi cậu làm sai ý, tất nhiên là out. – Tuấn Tú với giọng nói đầy uy quyền, sau đó ngồi phịch xuống ghế sô pha, rất tự nhiên ra lệnh cho Nhã Dung tiếp – đến tủ lạnh lấy cho tôi cốc nước cam.
Nhã Dung mím môi, trong lòng cảm thấy tên cậu chủ này đúng là kẻ khó ở, khó ưa. Cô không nói gì, chỉ đến tủ lạnh lấy nước. Mà sao cậu ta biết trong tủ lạnh lại có nước cam để sẵn như vậy nhỉ?
Nhã Dung ngồi nhìn đồng hồ, chị chủ kia đi ra ngoài hơn hai tiếng vẫn chưa thấy quay lại, còn cô thì cứ ngồi nhìn đồng hồ cho hết thời gian. Ngồi im lặng hai tiếng đồng hồ cùng với người chủ này thật ngột ngạt.
Nghĩ lại thì tên Tuấn Tú này không đi học buổi chiều hay sao lại được ra đây ngồi như thế này? Nghĩ đi nghĩ lại cô lên tiếng hỏi:
-Cậu chủ không đi học buổi chiều sao ạ?
-Học giỏi quá nên được miễn – Tuấn Tú trả lời sự thật, nhưng giọng điệu khinh khỉnh kia lại hệt như nói đùa, tự tân bốc bản thân.
Nhã Dung trề môi, chẳng tin đó là sự thật, đời nào lại giỏi quá lại được miễn. Đúng là chẳng đáng tin.
Tuấn Tú nhìn thấy thái độ đó của Nhã Dung thì lấy chân dài của mình đạp vào đùi của cô một cái, hất mặt lên trời:
-Thái độ gì đó, không tin sao?
Nhã Dung bị đạp như vậy thì gần như té xuống ghế,cô bất bình lên tiếng:
-Tôi có nói không tin hay sao ạ? Sao cậu chủ lại đạp tôi như thế chứ?
-Thích! – Tuấn Tú thú vị nói, cằm chưa bao giờ hạ xuống.
Cô hừ lạnh trong lòng, rồi sẽ có ngày cô trả thù lại thôi. Bây giờ là đang làm công ăn lương nên phải nhẫn nhịn thôi.
Chị chủ tiệm về, dắt theo đứa bé cáu kỉnh khoảng năm tuổi. Vừa nhìn thấy Tuấn Tú, đứa bé ấy đã chạy đến ôm lấy anh một cách nồng nhiệt.
Nhã Dung há hốc mồm, có khi nào là con riêng của anh ta hay không? Không thể nào, trí tưởng tượng của cô phong phú quá, cậu chủ của cô mới 18 tuổi, nhìn như thế nào cũng không thể có con năm 13 tuổi được.
-Cậu vất vả rồi, từ nãy đến giờ có thêm khách hàng nào nữa không?- chị chủ tiệm đến bên cô hỏi.
-Dạ, có thêm người này thôi ạ! – cô cố ý chỉ vào Tuấn Tú.
Chị Dung nhìn Tuấn Tú và đứa con trai của mình đang khăng khít thì thở dài:
-Hai đứa đừng cứ ôm ấp nhau như thế nữa, có đói bụng thì vào rửa tay ăn cơm thôi! Lần nào em qua đây thì con của chị y như rằng chẳng chịu rời xa em một centimet nào, đến cả chị là mẹ cũng phải tủi thân.
-Tại em đẹp trai thôi! – Tuấn Tú cười tự nhiên.
Nhã Dung lần đầu thấy anh cười như vậy thì ngạc nhiên, bản năng người phụ nữ sau nhiều lần cải nam trang của cô trỗi dậy, cho cô biết rằng hình như cậu chủ của cô đang có cảm tình với chị Dung này. Ồ, thì ra là tên nhóc thích lái máy bay.
-Ông tướng này, dẫn bé Bi vào rửa tay đi – chị Dung nói xong thì quay sang Nhã Dung – em cũng ở lại ăn cơm với chị nhé!
Cô khoát tay:
-Dạ thôi, em về nhà ăn cũng được, không muốn phá hỏng không khí.
-Em đang nghĩ gì vậy? – chị Dung bẹo má cô một cái, hành động này chẳng thể nào qua nổi mắt mèo của Tuấn Tú.
Trong bữa ăn, Nhã Dung im ắng ngồi một chỗ, chỉ nhìn thấy khuôn mặt rạng ngời của Tuấn Tú cùng bé Bi con chị Dung cũng cảm thấy vui vẻ. Thật đây là lần đầu tiên cô nhìn thấy Tuấn Tú cười tươi như vậy.
-Bé Bi, đừng chỉ biết đến anh Tuấn Tú không thôi, đây là anh …. – chị Dung định giới thiệu thì ngập ngừng, từ sáng đến giờ vẫn chưa hỏi tên, thật ngại.
-Hoàng Nam, cậu ta tên là Hoàng Nam, hiện tại là người làm thuê trong nhà của em. – Tuấn Tú trầm giọng trả lời.
Chị Dung vừa nghe đến đó thì phụt cơm. Vì biết được thân phận thật sự của Nhã Dung, khi nghe đến cái tên Hoàng Nam thì chị chẳng thể nào nhịn cười được. Nhưng chị kìm nén lại.
-Vậy ra hai đứa quen biết nhau là nhờ vậy. Bé Bi, gọi anh Hoàng Nam đi!
Đứa bé ngẩng đầu lên nhìn Nhã Dung, ánh mắt tròn vo như hai viên bi, long lanh đến mức Nhã Dung chỉ muốn hôn một cái. Nhưng bé Bi lắc đầu, chẳng nói gì.
Chị Dung thở dài:
-Bé Bi nhà chị khó nói chuyện lắm, một ngày thằng bé chỉ nói được một đến hai từ mà thôi. Chắc có lẽ vì thiếu vắng ba nên nó mới như vậy.
Bầu không khí đượm buồn, chỉ có mỗi bé Bi là không hề biết gì, vẫn mỉm cười ngồi ăn cơm ở đó.
Nhã Dung chợt cảm thấy mình may mắn, khi cô còn có thể nhìn thấy mặt ba mẹ mình. Biết được nỗi đau mất người thân là như thế nào, còn hơn là một đứa trẻ ngây ngô chẳng biết điều gì. Đôi khi biết được sự thật còn may mắn hơn là cứ ngây ngô chẳng biết gì để rồi đem lại cho những người yêu thương mình một nỗi đau trong lòng.
Nhã Dung đứng chờ xe buýt sau khi ở lại chỗ chị Dung để đo đạc kích thước sửa lại bộ quần áo khổ lớn kia. Một chiếc xe máy chạy vù qua khiến cô giật nảy mình lẩm bẩm trong miệng chửi thầm.
Chiếc xe máy đó lùi lại, đứng trước mặt cô.
Tuấn Tú tháo cái khẩu trang màu đen xuống, nhăn mặt nhìn cô vì trời nắng.
-Lên xe, chở về!
Nhìn Tuấn Tú ở góc độ này thật sự rất men lì, mấy cô gái đứng chờ xem buýt gần đó cứ trố mắt nhìn. Đối với Tuấn Tú việc này quá quen thuộc nên anh chẳng lấy làm tự hào.
-Dạ thôi, tôi không có nón bảo hiểm nên không ngồi xe máy vể được, cậu chủ cứ về nhà trước, tôi bắt xe buýt về sau cũng được.
-Lên xe! – một câu chẳng có chủ ngữ vị ngữ, chỉ có động từ trong một câu thì đó là câu mệnh lệnh.
Nhã Dung gầm gầm leo lên xe. Lần đầu tiên trong cuộc đời này cô sinh ra bị điều khiển một cách chẳng thể nào tự nguyện nổi. Hồi trước có đi làm thuê, nhưng ít ra cũng là vì đồng tiền trước mắt, mấy ông chủ kia cũng chẳng phát xít ra lệnh kiểu áp đảo như vầy. Đúng là nhà nghèo luôn luôn có cái eo.
Cô vừa ngồi lên xe thì Tuấn Tú đưa cho cô cái nón bảo hiểm, thì ra có nón nên mới chở cô về. Như vậy cô tiết kiệm thêm được vài ngàn tiền xe buýt, rất tốt.
Cô chỉ vừa cài nón bảo hiểm xong thì xe phóng cái vù, Nhã Dung bất ngờ liền ngã ra phía trước ôm chặt lấy eo của Tuấn Tú.
-Cậu chủ, tốc độ bàn thờ như vậy tôi không có quen!
-Giờ quen! – Tuấn Tú lâu ngày tự dưng có tâm lí muốn chọc ghẹo người bên cạnh mình.
Nhã Dung thật sự chưa bao giờ đi xe máy với tốc độ gần tám mươi kilomet trên một giờ ở trong trung tâm thành phố như vậy, đã vậy còn lạng lách đánh võng như thế này. Có ai biết đây là học sinh ưu tú của trường A đâu cơ chứ?
Cô ôm chặt lấy eo của Tuấn Tú, đôi lúc muốn gỡ ra nhưng với tốc độ lạng lách này, cô chỉ biết vấu vào eo của anh. Vừa ngồi phía sau vừa ôm quá sát vừa chạy lạng lách như vậy khiến Nhã Dung ứa nước mắt.
Từ đằng sau, cô nghe thấy tiếng còi hú của cảnh sát giao thông, có hai chiếc xe áo vàng chạy đuổi theo phía sau. Lúc này Nhã Dung hoảng hốt.
-Cảnh sát, có cảnh sát, như vậy là phạm luật giao thông. Đèn đỏ, cậu chủ dừng lại đi.
Tuấn Tú bỏ ngoài tai những lời của Nhã Dung, cô càng nói anh càng cố gắng tăng tay ga, xe phóng vù vù tạo thành một cuộc truy đuổi ngoạn mục, người trên đường ai cũng hoảng hốt.
Tuấn Tú quẹo vào khúc cua, chạy thêm một đoạn nữa thì vòng ra lại. Hai chiếc xe cảnh sát thấy Tuấn Tú quẹo cua đột ngột thì không đuổi theo kịp, ngay lúc đó đèn xanh bật lên, người người qua đường khiến hai vị cảnh sát kia bị bỏ lại.
Xe của Tuấn Tú tiếp tục chạy thẳng cho đến ngoại ô thành phố thì dừng lại. Trên cả một quãng đường dài, Nhã Dung co rúm người ôm chặt lấy Tuấn Tú. Đến khi xe dừng lại, cả cơ thể cô hệt như bị đông cứng chẳng thể nào xuống xe được.
-Xuống xe đi, đồ nhát cấy!
Nhã Dung từ từ mở mắt, nhìn thấy trước mặt mình là cánh đồng cỏ khô úa vàng thì cố gắng lấy bình tĩnh thở dài một hơi, tay chân yểu xìu bước xuống xe.
Sau đó cô lấy lại tinh thần, quay ngoắt sang Tuấn Tú, nhưng anh đã cất nón bảo hiểm, một mình ngạo mạn bước xuống cánh đồng cỏ úa màu, thích thú hét lên một tiếng.
Nhã Dung tức giận, cô cất nón bảo hiểm, sau đó chạy đến đá vào mông anh một cái, hành động này của cô khiến Tuấn Tú vô cùng kinh ngạc.
-Cậu làm cái quái gì thế?
-Nếu cậu chủ muốn chết thì đừng có rủ thêm người vô tội như tôi vào, từ trước đến giờ tuy tôi sống nghèo khổ nhưng chưa bao giờ làm điều gì vi phạm pháp luật, cậu chủ biết vì sao không? Vì như thế sẽ rất tốn tiền. Cậu chủ cảm thấy việc này rất thú vị sao? Nhưng tôi thì không, cuộc sống này của tôi đã quá đủ mệt mỏi rồi, tôi chẳng thấy việc chạy xe quá tốc độ như vậy là thú vị đâu, nó càng khiến tôi mệt mỏi hơn mà thôi. Thú vui của người nhà giàu như cậu chủ, đừng có lôi tôi thêm vào. Trên đời này, ngoài tiền ra thì sức khỏe sinh mạng đối với tôi là quan trọng nhất đấy. Vì những người như tôi chẳng có mơ ước gì ngoài hai thứ đó cả. Nếu cậu chủ chán sống, thì làm ơn đừng rủ thêm tôi đi cùng, vì bản thân tôi biết, nếu tôi có mệnh hệ gì thì anh hai tôi sẽ không sống nổi đâu. – Nhã Dung vừa tức, vừa oán giận tuông ra một tràn, cô lau nước mắt sau đó bỏ đi.
Tuấn Tú im lặng nghe những gì cô nói, sau đó cười khinh thường
-Cậu đừng đổ lỗi là vì mình nghèo nữa. Chẳng phải cậu còn có người để yêu thương chờ đợi đó sau, còn tôi, tôi có ai đâu nào. Những người nghèo như cậu chạy theo vật chất, bận rộn kiếm tiền, còn một kẻ như tôi thì cô đơn chẳng biết nên tựa vào đâu. Kiếm tiến sao? Tôi có quá nhiều. Người thân sao? Chẳng lẽ cậu không thấy?
Nhã Dung tức giận nắm tay thành quyền, cô quay ngược trở lại đấm vào mặt Tuấn Tú một cái.
-Cậu không có người thân sao? Vậy ai là người đã sinh cậu ra?
-Mẹ tôi chết rồi, còn ba tôi ông ấy có rất nhiều bà vợ, con trai thứ hai của ông ấy sắp sinh rồi, ông ta không cần tôi nữa – lần đầu tiên trong đời Tuấn Tú thể hiện sự tức giận đến như vậy, đôi mắt anh đỏ hoe nhìn Nhã Dung.
-Chẳng ai chết cả, họ còn ở trong lòng cậu thì họ vẫn còn sống, đó chính là điều đã thôi thúc tôi sống. Tại sao tôi phải sống như vậy, sống vật vã kiếm từng đồng tiền để trả nợ? vì tôi không muốn họ nhìn thấy tôi mà đau lòng. Họ không chết, trừ khi cậu thật sự muốn quên họ đi mà thôi.
Tuấn Tú chết lặng khi nghe những lời mà Nhã Dung đã nói, sau đó anh tự cười với bản thân mình. Điều đơn giản như vậy mà đến giờ anh mới nhận ra từ một gã trai nhỏ bé như thế này.
Tuấn Tú ngước mặt lên trời, lấy tay che đi mắt mình, hai hàng lệ tự tuôn rơi. Anh đã có ý định sẽ chạy sẽ thật nhanh, sẽ gây ra tai nạn giao thông. Ý nghĩ ấy đã luôn luôn hiện lên trong đầu anh, anh muốn có một câu chuyện nào đó khác xảy ra với mình. Anh muốn mình bị thương thật nặng, bị mất trí nhớ, sẽ quên đi mọi chuyện đau buồn. Nhưng bàn tay nhỏ nhắn phía sau ôm chặt lấy anh như thể cầu xin anh hãy dừng lại.
Ý nghĩ chán chường đó đã lặp đi lặp lại trong đầu anh, anh muốn kết thúc cuộc sống này, nhưng cứ lần lượt mãi, đến bây giờ anh mới tìm được câu trả lời cho mình. Mẹ anh không chết, mẹ anh vẫn ở đó dõi theo anh, nếu bây giờ anh chết đi, mẹ anh ắt hắn sẽ rất buồn lòng.
Tiếng khóc thầm lặng của Tuấn Tú, tiếng nức nở trong gió của Nhã Dung, hai con người, hai thân phận hoàn toàn xa lạ, giờ đây dường như đã có một mối tương thông nào đó.
/9
|