(Trích bài “Kiêm gia 1” trong “Kinh thi”, dịch thơ “Bờ sông lau sậy xanh xanh, Nước trên cuống lá hóa thành hơi sương”)
Thương Dẫn Tố không ngờ bà chủ sẽ cho nàng bút mực này, trong lòng nàng hơi cảm động, bút mực này còn đáng giá hơn cả hai mươi văn tiền.
Nàng nhạy bén nghĩ ra một chủ ý.
Thương Dẫn Tố đếm mười văn tiền bỏ vào tay bà chủ:
- Bà chủ, tôi xin bà một chuyện, cho tôi mượn cái bàn trong sạp trà của bà một canh giờ.
Bà chủ không hiểu ý của nàng.
- Ngươi muốn bàn của ta làm gì? Ta chỉ có ba cái bàn, lát nữa đông người thì họ ngồi đâu?
Bà nói vậy hiển nhiên là không muốn.
- Tôi dùng mười văn tiền mua cái bàn của bà một canh giờ, không, nửa canh giờ, đợi đông người tôi sẽ đi.
Tuy không biết nàng muốn làm gì nhưng trượng phu của bà chủ để công việc trên tay xuống, bước lại nói:
- Dù sao lúc này cũng không có bao nhiêu người, đem cái bàn cho con bé dùng đi.
Ông vừa nói vừa lấy mười văn tiền của Thương Dẫn Tố:
- Nha đầu, mười văn tiền này ta lấy, ngươi đi đi.
Bà chủ trừng ông:
- Mười văn tiền! Nó viết chữ tôi cho nó hai mươi văn, ông lại bị một nha đầu lừa gạt, mười văn tiền đã cho nó mượn bàn.
- Ai da, bà cũng thấy nó chỉ là một tiểu nha đầu, còn nghiêm túc thế làm gì?
Nam nhân trung niên phản bác lại.
Triệu Lục Ý nhìn Thương Dẫn Tố đi đến sạp giấy bên cạnh, dùng toàn bộ mười văn tiền mua loại giấy rẻ nhất, vừa đúng một xấp, nàng còn cắt ra làm hai.
Thương Dẫn Tố ngồi vào cái bàn kia, lớn tiếng hét về phía đường lớn:
- Giúp người viết thư! Ba văn tiền, một phong thư ba trang giấy!
Lúc đầu nàng la, người khác đều thấy mới mẻ, nhìn vài lần.
Đợi Thương Dẫn Tố cố la thêm vài tiếng thì đã có người tới, dù sao người biết viết chữ ở đây cũng không nhiều. Có thư điếm chuyên viết thư giúp người ta còn đòi tiền hơn cả nửa cân gạo trắng.
Ba văn tiền một phong thư thì khá hời.
Rốt cục vị khách đầu tiên cũng ngồi xuống, nói văng nước bọt hết ba trang giấy, Thương Dẫn Tố chưa bao giờ biết người ở dưới đáy xã hội thăm hỏi người thân lại trực tiếp như vậy.
- Giúp tôi hỏi xem nương tử có phải sinh con rồi hay không……….
- Còn đại nhi tử của tôi nữa, nó có biết gọi cha hay chưa?
- Đại Hoàng nhà tôi có đẻ thằng cu nào không?
- Ờm, cây sơn trà trên núi có phải sau khi tôi đi bị sét đánh tách làm đôi hay không………?
- …………
Thương Dẫn Tố viết rất nhanh đã xong một xấp giấy, đếm tiền kiếm được thì có sáu mươi sáu văn, con số may mắn.
Bà chủ đang bận đun trà thấy nàng đứng dậy thì vội cười nói:
- Nha đầu, ngươi giỏi lắm đấy, chưa tới một canh giờ đã kiếm nhiều như vậy, ta buôn bán ngày đầu tiên cũng có thêm được vài khách, nha đầu, ngươi tới đây, chúng ta thương lượng.
Bà chủ muốn cho nàng thuê cái bàn kia để nàng giúp người ta viết thư kiếm tiền.
- Nhưng bà chủ, nhà tôi không ở trong huyện.
Nàng đi đến đây một chuyến rất không dễ dàng, có lẽ người trong thôn đi chỉ cần hai canh giờ là đủ nhưng vì nàng là lần đầu tiên đi, đêm qua còn nhầm đường mấy lần nên khi tới nơi đã là sáng sớm rồi, nàng đi hết ba bốn canh giờ.
- Vậy à………
Bà chủ hơi tiếc nuối, bà có lòng riêng muốn Thương Dẫn Tố chia sẻ chút tiền sạp hàng với bà nên mới đề nghị như vậy.
Từ đầu tới cuối, Triệu Lục Ý đều thờ ơ lạnh nhạt, không hề tiến lên trước mà chỉ đứng một bên, lúc Thương Dẫn Tố quay đầu lại thì đúng lúc đối mắt với hắn.
Trái tim nàng hơi siết lại, nàng cảm thấy người này tuy trẻ tuổi, có lẽ không quá mười ba mười bốn tuổi nhưng ánh mắt sắc bén, là một người không dễ chọc.
Nàng lịch sự gật đầu với người đó, định nhấc chân rời đi.
Nhưng nàng vừa đi được vài bước thì đã bị người nọ gọi lại.
- Không biết cô nương có muốn tiết lộ danh tính hay không?
Người này nói chuyện văn vẻ như vậy, có lẽ có chút lai lịch.
Thương Dẫn Tố sững sờ thật lâu, đây là lần đầu tiên từ khi sống lại nàng bị người khác hỏi tên.
Cái tên Thương Dẫn Tố liên quan đến tiền triều thì không thể nhắc lại rồi, cái tên Đại Nha này quá quê mùa nàng không nói ra được.
Lúc này nàng mới phát hiện, vấn đề mà thiếu niên này hỏi cực kỳ có ý nghĩa.
Nàng nên chuẩn bị cho mình một cái tên.
Nàng nên dùng phong thái mới đối mặt với cuộc sống sau này của mình.
Nàng ngẩng đầu, ánh mặt trời đang chiếu lên khuôn mặt lớn cỡ bàn tay của nàng, làn da trắng trẻo của nàng hơi ửng hồng như mật đào.
- Tang Vi Sương.
Nàng nói, mang theo tự tin khiến người khác rung động.
Không biết tự tin và khí thế của nàng là ai cho mà khiến người ta tin phục như thế, cũng thật không biết trong huyện thành nhỏ này, nhà ai có thể dạy dỗ ra một nữ nhi như thế.
- Kiêm gia thương thương, Bạch lộ vi sương.
Thiếu niên nhếch môi mỉm cười, nụ cười nhẹ như mây khói:
- Tên cô nương rất hay.
Nàng cũng rất hài lòng cái tên do mình đặt, Tang Vi Sương cúi đầu cười.
Triệu Lục Ý vẫn chăm chú nhìn cặp mắt nàng với ánh mắt chuyên tâm mà khó tả……….
- Tôi là thư đồng của công tử huyện lệnh trong huyện lệnh phủ, thấy cô nương hiểu biết chữ nghĩa, đúng lúc mấy ngày trước huyện lệnh gia muốn tìm một thư đồng nha hoàn cho tam tiểu thư, không biết cô nương………
Nếu lúc này là người khác hỏi, Tang Vi Sương nhất định sẽ cẩn thận tìm hiểu nhưng trực giác cho nàng biết người này ánh mắt quá sắc bén, nhất định có mang theo mục đích nên nàng không muốn nói thêm gì với hắn.
Nàng cười nói:
- Trong nhà tôi còn đệ đệ, muội muội phải chăm sóc, tuổi bọn chúng quá nhỏ, không thể bỏ lại ngày nào được, đến nhà huyện lệnh lão gia lại không thể thường xuyên quay về, vẫn là không đi thì hơn, hoặc đợi thêm mấy năm nữa, đệ đệ, muội muội lớn hơn chút rồi hãy………
Nàng nói lời khách sáo, rồi lại nhìn sắc trời nói:
- Không còn sớm nữa, tôi phải đi dạo chợ mua ít đồ cho nhà, buổi trưa còn phải về nấu cơm.
Nàng không đợi thiếu niên kia nói gì đã rời đi.
Thiếu niên nhìn bóng dáng thiếu nữ rời đi mà ngây người thật lâu.
Gió thổi qua, cờ hiệu trên sạp trà phất qua mặt hắn, hắn đột nhiên quay đầu chăm chú nhìn.
Nét chữ kia……..
***
Dạo một vòng lớn trong chợ, Tang Vi Sương (Dẫn Tố) mua mấy trứng gà, một cân bột mì, nửa cân thịt ba chỉ và một bọc muối.
Tiền trong tay nàng dùng cũng xấp xỉ rồi.
Tang Vi Sương không thể không cảm thán, trước kia mình sống quá xa xỉ.
Lúc đến cổng huyện thành, Tang Vi Sương thấy rất nhiều xe ngựa dừng lại, nhiều xe trang trí rất đẹp, vừa nhìn đã biết là xe quan. Tang Vi Sương nhìn quanh một vòng, thấy một chiếc xe bò đậu ở nơi không nổi bật, trước xe bò là một ông lão đang đứng nhìn quanh.
- Đại gia, xe này có ra khỏi huyện thành không?
Tang Vi Sương tới trước mặt ông lão xe bò hỏi.
- Nha đầu muốn đi đâu?
- Thôn Lão Miếu thành tây.
- Tính con bốn văn tiền, con lên tìm một chỗ ngồi, đợi đủ người thì đi.
Tang Vi Sương lần đầu đi, không biết cái gì gọi là “mặc cả”.
Nàng ngồi trên xe bò, để đồ đạc của mình xuống rồi chống cổ nhìn bên ngoài.
Đầu phố phía đông có vài người tụ tập, Tang Vi Sương ngồi trên xe bò có thể thấy rõ bên trong có hai thiếu niên đang xiếc ảo thuật.
Người lớn tuổi hơn xiếc kiếm, người nhỏ tuổi hơn xiếc thương, người vây xem đều vỗ tay khen hay.
Tang Vi Sương đột nhiên có ý tưởng nhưng ý tưởng này vừa xuất hiện thì đã bị nàng bác bỏ.
Không phải nàng để ý thân phận công chúa, chỉ là nàng không thể đem bản lĩnh thái phó dạy nàng để ra đầu đường xiếc ảo thuật. Không ngờ thoát khỏi thân phận công chúa, ở nơi thâm sơn cùng cốc nàng cái gì cũng không phải…….
Nàng không khỏi cười khổ, Hoa Dương công chúa trước kia ngoại trừ cẩm bào mũ phượng và thân phận công chúa, thật không có chỗ nào đáng để người ta yêu thích……..
Lời tác giả: Từ đây về sau nữ chính trong truyện sẽ gọi là Tang Vi Sương, khi không cần thiết thì sẽ không xuất hiện tên Thương Dẫn Tố nữa.
Thương Dẫn Tố không ngờ bà chủ sẽ cho nàng bút mực này, trong lòng nàng hơi cảm động, bút mực này còn đáng giá hơn cả hai mươi văn tiền.
Nàng nhạy bén nghĩ ra một chủ ý.
Thương Dẫn Tố đếm mười văn tiền bỏ vào tay bà chủ:
- Bà chủ, tôi xin bà một chuyện, cho tôi mượn cái bàn trong sạp trà của bà một canh giờ.
Bà chủ không hiểu ý của nàng.
- Ngươi muốn bàn của ta làm gì? Ta chỉ có ba cái bàn, lát nữa đông người thì họ ngồi đâu?
Bà nói vậy hiển nhiên là không muốn.
- Tôi dùng mười văn tiền mua cái bàn của bà một canh giờ, không, nửa canh giờ, đợi đông người tôi sẽ đi.
Tuy không biết nàng muốn làm gì nhưng trượng phu của bà chủ để công việc trên tay xuống, bước lại nói:
- Dù sao lúc này cũng không có bao nhiêu người, đem cái bàn cho con bé dùng đi.
Ông vừa nói vừa lấy mười văn tiền của Thương Dẫn Tố:
- Nha đầu, mười văn tiền này ta lấy, ngươi đi đi.
Bà chủ trừng ông:
- Mười văn tiền! Nó viết chữ tôi cho nó hai mươi văn, ông lại bị một nha đầu lừa gạt, mười văn tiền đã cho nó mượn bàn.
- Ai da, bà cũng thấy nó chỉ là một tiểu nha đầu, còn nghiêm túc thế làm gì?
Nam nhân trung niên phản bác lại.
Triệu Lục Ý nhìn Thương Dẫn Tố đi đến sạp giấy bên cạnh, dùng toàn bộ mười văn tiền mua loại giấy rẻ nhất, vừa đúng một xấp, nàng còn cắt ra làm hai.
Thương Dẫn Tố ngồi vào cái bàn kia, lớn tiếng hét về phía đường lớn:
- Giúp người viết thư! Ba văn tiền, một phong thư ba trang giấy!
Lúc đầu nàng la, người khác đều thấy mới mẻ, nhìn vài lần.
Đợi Thương Dẫn Tố cố la thêm vài tiếng thì đã có người tới, dù sao người biết viết chữ ở đây cũng không nhiều. Có thư điếm chuyên viết thư giúp người ta còn đòi tiền hơn cả nửa cân gạo trắng.
Ba văn tiền một phong thư thì khá hời.
Rốt cục vị khách đầu tiên cũng ngồi xuống, nói văng nước bọt hết ba trang giấy, Thương Dẫn Tố chưa bao giờ biết người ở dưới đáy xã hội thăm hỏi người thân lại trực tiếp như vậy.
- Giúp tôi hỏi xem nương tử có phải sinh con rồi hay không……….
- Còn đại nhi tử của tôi nữa, nó có biết gọi cha hay chưa?
- Đại Hoàng nhà tôi có đẻ thằng cu nào không?
- Ờm, cây sơn trà trên núi có phải sau khi tôi đi bị sét đánh tách làm đôi hay không………?
- …………
Thương Dẫn Tố viết rất nhanh đã xong một xấp giấy, đếm tiền kiếm được thì có sáu mươi sáu văn, con số may mắn.
Bà chủ đang bận đun trà thấy nàng đứng dậy thì vội cười nói:
- Nha đầu, ngươi giỏi lắm đấy, chưa tới một canh giờ đã kiếm nhiều như vậy, ta buôn bán ngày đầu tiên cũng có thêm được vài khách, nha đầu, ngươi tới đây, chúng ta thương lượng.
Bà chủ muốn cho nàng thuê cái bàn kia để nàng giúp người ta viết thư kiếm tiền.
- Nhưng bà chủ, nhà tôi không ở trong huyện.
Nàng đi đến đây một chuyến rất không dễ dàng, có lẽ người trong thôn đi chỉ cần hai canh giờ là đủ nhưng vì nàng là lần đầu tiên đi, đêm qua còn nhầm đường mấy lần nên khi tới nơi đã là sáng sớm rồi, nàng đi hết ba bốn canh giờ.
- Vậy à………
Bà chủ hơi tiếc nuối, bà có lòng riêng muốn Thương Dẫn Tố chia sẻ chút tiền sạp hàng với bà nên mới đề nghị như vậy.
Từ đầu tới cuối, Triệu Lục Ý đều thờ ơ lạnh nhạt, không hề tiến lên trước mà chỉ đứng một bên, lúc Thương Dẫn Tố quay đầu lại thì đúng lúc đối mắt với hắn.
Trái tim nàng hơi siết lại, nàng cảm thấy người này tuy trẻ tuổi, có lẽ không quá mười ba mười bốn tuổi nhưng ánh mắt sắc bén, là một người không dễ chọc.
Nàng lịch sự gật đầu với người đó, định nhấc chân rời đi.
Nhưng nàng vừa đi được vài bước thì đã bị người nọ gọi lại.
- Không biết cô nương có muốn tiết lộ danh tính hay không?
Người này nói chuyện văn vẻ như vậy, có lẽ có chút lai lịch.
Thương Dẫn Tố sững sờ thật lâu, đây là lần đầu tiên từ khi sống lại nàng bị người khác hỏi tên.
Cái tên Thương Dẫn Tố liên quan đến tiền triều thì không thể nhắc lại rồi, cái tên Đại Nha này quá quê mùa nàng không nói ra được.
Lúc này nàng mới phát hiện, vấn đề mà thiếu niên này hỏi cực kỳ có ý nghĩa.
Nàng nên chuẩn bị cho mình một cái tên.
Nàng nên dùng phong thái mới đối mặt với cuộc sống sau này của mình.
Nàng ngẩng đầu, ánh mặt trời đang chiếu lên khuôn mặt lớn cỡ bàn tay của nàng, làn da trắng trẻo của nàng hơi ửng hồng như mật đào.
- Tang Vi Sương.
Nàng nói, mang theo tự tin khiến người khác rung động.
Không biết tự tin và khí thế của nàng là ai cho mà khiến người ta tin phục như thế, cũng thật không biết trong huyện thành nhỏ này, nhà ai có thể dạy dỗ ra một nữ nhi như thế.
- Kiêm gia thương thương, Bạch lộ vi sương.
Thiếu niên nhếch môi mỉm cười, nụ cười nhẹ như mây khói:
- Tên cô nương rất hay.
Nàng cũng rất hài lòng cái tên do mình đặt, Tang Vi Sương cúi đầu cười.
Triệu Lục Ý vẫn chăm chú nhìn cặp mắt nàng với ánh mắt chuyên tâm mà khó tả……….
- Tôi là thư đồng của công tử huyện lệnh trong huyện lệnh phủ, thấy cô nương hiểu biết chữ nghĩa, đúng lúc mấy ngày trước huyện lệnh gia muốn tìm một thư đồng nha hoàn cho tam tiểu thư, không biết cô nương………
Nếu lúc này là người khác hỏi, Tang Vi Sương nhất định sẽ cẩn thận tìm hiểu nhưng trực giác cho nàng biết người này ánh mắt quá sắc bén, nhất định có mang theo mục đích nên nàng không muốn nói thêm gì với hắn.
Nàng cười nói:
- Trong nhà tôi còn đệ đệ, muội muội phải chăm sóc, tuổi bọn chúng quá nhỏ, không thể bỏ lại ngày nào được, đến nhà huyện lệnh lão gia lại không thể thường xuyên quay về, vẫn là không đi thì hơn, hoặc đợi thêm mấy năm nữa, đệ đệ, muội muội lớn hơn chút rồi hãy………
Nàng nói lời khách sáo, rồi lại nhìn sắc trời nói:
- Không còn sớm nữa, tôi phải đi dạo chợ mua ít đồ cho nhà, buổi trưa còn phải về nấu cơm.
Nàng không đợi thiếu niên kia nói gì đã rời đi.
Thiếu niên nhìn bóng dáng thiếu nữ rời đi mà ngây người thật lâu.
Gió thổi qua, cờ hiệu trên sạp trà phất qua mặt hắn, hắn đột nhiên quay đầu chăm chú nhìn.
Nét chữ kia……..
***
Dạo một vòng lớn trong chợ, Tang Vi Sương (Dẫn Tố) mua mấy trứng gà, một cân bột mì, nửa cân thịt ba chỉ và một bọc muối.
Tiền trong tay nàng dùng cũng xấp xỉ rồi.
Tang Vi Sương không thể không cảm thán, trước kia mình sống quá xa xỉ.
Lúc đến cổng huyện thành, Tang Vi Sương thấy rất nhiều xe ngựa dừng lại, nhiều xe trang trí rất đẹp, vừa nhìn đã biết là xe quan. Tang Vi Sương nhìn quanh một vòng, thấy một chiếc xe bò đậu ở nơi không nổi bật, trước xe bò là một ông lão đang đứng nhìn quanh.
- Đại gia, xe này có ra khỏi huyện thành không?
Tang Vi Sương tới trước mặt ông lão xe bò hỏi.
- Nha đầu muốn đi đâu?
- Thôn Lão Miếu thành tây.
- Tính con bốn văn tiền, con lên tìm một chỗ ngồi, đợi đủ người thì đi.
Tang Vi Sương lần đầu đi, không biết cái gì gọi là “mặc cả”.
Nàng ngồi trên xe bò, để đồ đạc của mình xuống rồi chống cổ nhìn bên ngoài.
Đầu phố phía đông có vài người tụ tập, Tang Vi Sương ngồi trên xe bò có thể thấy rõ bên trong có hai thiếu niên đang xiếc ảo thuật.
Người lớn tuổi hơn xiếc kiếm, người nhỏ tuổi hơn xiếc thương, người vây xem đều vỗ tay khen hay.
Tang Vi Sương đột nhiên có ý tưởng nhưng ý tưởng này vừa xuất hiện thì đã bị nàng bác bỏ.
Không phải nàng để ý thân phận công chúa, chỉ là nàng không thể đem bản lĩnh thái phó dạy nàng để ra đầu đường xiếc ảo thuật. Không ngờ thoát khỏi thân phận công chúa, ở nơi thâm sơn cùng cốc nàng cái gì cũng không phải…….
Nàng không khỏi cười khổ, Hoa Dương công chúa trước kia ngoại trừ cẩm bào mũ phượng và thân phận công chúa, thật không có chỗ nào đáng để người ta yêu thích……..
Lời tác giả: Từ đây về sau nữ chính trong truyện sẽ gọi là Tang Vi Sương, khi không cần thiết thì sẽ không xuất hiện tên Thương Dẫn Tố nữa.
/221
|