Ðoàn Dự tuy nghe nàng bình luận võ công nhưng nàng muốn nói thế nào thì nói,và tai nọ rồi lại ra tai kia, chàng chẳng cần biết thế võ có đúng hay không, chỉ dán cặp mắt vào đôi mày thưa thớt cùng cặp môi son của nàng chứ không để ý gì đến võ nghệ.
Nữ lang hỏi:
-Vị Chu tiên sinh đó là người thế nào?
Ðoàn Dự chỉ vào phiến đá lớn như hình cái sập bên cạnh bụi trúc nói:
-Câu chuyện dài lắm, xin tiểu thư rời gót ngọc ngồi xuống kia để rôi từ từ nói rõ cho tiểu thư nghe.
Nữ lang nói:
-Ngươi chỉ dềnh dàng mãi thôi. Nói mau đi không được ư? Ta đâu có thì giờ để nghe ngươi nói hươu nói vượn?
Ðoàn Dự nói:
-Hôm nay tiểu thư chưa được rảnh vậy sáng mai lại đây tìm tôi cũng được. Trừ phi phu nhân có cắt lưỡi tôi đi còn thì tiểu thư hỏi đâu tôi xin nói đấy mà nói hết lời không sót mảy may.
Nữ lang khẽ dậm chân một cái nhìn Tiểu Thi nói:
-Phu nhân có nói gì nữa không?
Tiểu Thi nói:
-Phu nhân đã có ý đến Bách Cầm kiếm công trị phu nhân đánh cờ nhưng vừa nghe tin công tử Mộ Dung đến chùa Thiếu Lâm liền ra lệnh quay thuyền về ngay.
Nữ lang hỏi:
-Sao thế?
Rồi nàng không chờ Tiểu Thi trả lời lẩm bẩm một mình: "Chà! Mẫu thân sợ công trị phu nhân lại yêu cầu người ra tay giúp sức nên vờ như không biết là xong".
Tiểu Thi nói:
-Tiểu thư! Cháu sợ phu nhân kiếm, xin cho cháu đi!
Nữ lang nói:
-Ừ ! Việc này ta không nói với ai đâu nhé. Tuỳ mi có muốn đem kể với ai thì cứ việc mà kể.
Tiểu Thi vội nói:
-Xin tiểu thư chớ nói với ai thì cháu mới có thể ở đây hầu hạ tiểu thư vài năm nữa được.
Nữ lang mỉm cười. Tiểu Thi cáo biệt rồi trở gót đi ngay. Ðoàn Dự liếc mắt thấy nàng tỏ vẻ kinh sợ nghĩ thầm: "vì mẫu thân nàng giết người như ngoé nên ai ai cũng phải kinh sợ".
Nữ lang từ từ bước lại chỗ phiến đa, lẹ làng ngồi xuống. Nàng không mời Ðoàn Dự mà chàng cũng không dám mạo muội đến gần nàng. Chàng đứng nhìn thấy có một khóm bạch trà gần chỗ nàng ngồi, còn hai khóm nữa xa hơn một chút. Người đẹp ngồi gần danh hoa, phong cảnh lại càng tuyệt mỹ. Rồi chàng đọc câu thơ của Lý Thái Bạch đem hoa mẫu đơn để tả cái đẹp của Dương Quý Phi.
Chàng còn than cho Lý Thái bạch không có diễm phúc được nhìn thấy vẻ kiều diễm của nữ lang
đây còn hơn Dương Quý Phi nhiều.
Nữ lang nói:
-Ngươi không ngớt khen ta đẹp chẳng biết có đúng không?
Ðoàn Dự tỏ vẻ sửng sốt la lên:
-Trời ơi! không biết vẻ đẹp của Tử Ðô đời chiến quốc đã là người không có mắt.
Ðó mới là một chàng trai mà người ta còn bình phẩm như vậy, huống chi cô nương là một kỳ công của vũ trụ? Tiểu thư ra đời thì bao nhiêu bài thơ tán dương sắc đẹp từ xưa đến nay không còn ai muốn để vào tai nữa.
Nữ lang từ từ lắc đầu, khoé mắt hơi lộ vẻ bâng khuâng nói:
-Trước nay ta chưa thấy ai nói đến ta đẹp hay không. ở Mạn đà sơn trang này trừ mẫu thân ta còn toàn kẻ hầu người hạ. Bọn chúng chỉ biết ta là tiểu thư của chúng,thì còn ai dám nói đến ta đẹp hay xấu?
Ðoàn Dự hỏi:
-Thế còn người ngoài cũng không ai nói gì sao?
Nữ lang hỏi:
-Ngươi bảo người ngoài nào?
Ðoàn Dự nói:
-Khi tiểu thư ra ngoài, người ta nhìn thấy tiểu thư như tiên nương giáng trần chẳng lẽ họ cũng im mồm sao?
Nữ lang:
-Ta chưa từng ra khỏi nhà, mà ra ngoài làm gì? Ta sang Lang Hoàn Các xem sách, mẫu thân còn chẳng muốn cho đi. Có đi thì cửa sổ dưới thuyền che kín hết,gió không lọt vào được.
Ðoàn Dự gật đầu hỏi:
-À ra quả có lang hoàn các thật. Nơi đó có nhiều sách lắm phải không?
Nữ lang đáp:
-Cũng không nhiều. Chừng bốn năm gian nhà sách thôi.
Ðoàn Dự hỏi một cách đột ngột:
-Thế còn chàng... chàng cũng không bàn đến vẻ đẹp của tiểu thư ư?
Nữ lang thấy Ðoàn Dự đề cập đến Mộ Dung công tử, từ từ cúi đầu xuống, rồi thấy một tiếng nấc rất êm nhẹ, như tiếng đàn sắt thoảng lọt vào tai chàng. Tiếp theo tiếng nấc là mấy giọt lệ rơi trên ngọn cỏ, trông bóng như hạt ngọc hay như hạt sương buổi sớm mai.
Ðoàn Dự thấy vậy không dám hỏi nữa và cũng không biết nói thế nào để an ủi nàng.
Hồi lâu nàng mới nghẹn ngào nói:
-Chàng... chàng mắc bận nhiều quá, quanh năm không được lúc nào nhàn rỗi.
Hoạ hoằn mới có khi chàng gặp ta, phi nói chuyện võ công là bàn đến việc lớn nhà nước. Ta... ta chán võ công lắm rồi.
Ðoàn Dự vỗ đùi reo lên:
-Tiểu thư dạy đúng lắm! Tôi cũng ngán ngẩm vô cùng. Chả thế mà bá phụ và gia gia tôi ép học môn gì tôi cũng không chịu rồi bỏ nhà đi trốn.
Nữ lang thở dài nói:
-Ta mong gặp chàng nên dù trong lòng có chán ngán võ công mà vẫn phải gia tâm nghiên cứu, phòng khi có chỗ chàng chưa thấu đáo thì ta phải giảng cho chàng nghe. Bất luận triều đại nào, vua quan nào, quanh đi quẩn lại toàn chuyện đâm chém nhau. Bản tâm ta không muốn biết đến những vụ đó thì lại là những món mà chàng ưa thích nhất. Thế ra ta có sách cũng chỉ là học cho chàng chứ không phải đọc cho ta.
Ðoàn Dự rất lấy làm kỳ hỏi lại:
-Sao tiểu thư lại phải xem sách hộ chàng? tự chàng không đọc lấy cho chàng được hay sao?
Nữ lang nguýt Ðoàn Dự một cái rồi hỏi:
-Ngươi tưởng chàng dốt chữ hay đui mù phải không?
Ðoàn Dự vội cải chính:
-Không! không phải thế! Tôi muốn hỏi chàng có phải là người hay nhất thiên hạ không?
Tuy chàng hỏi vậy để gỡ lại mà trong lòng chua xót vô hạn. Nữ lang mỉm cười đáp:
-Chàng là biểu huynh ta. Trong trang này trừ cửu phụ, cửu mẫu và biểu huynh ta thì không có ai tới nữa. Về sau cửu phụ cùng mẫu thân xảy vụ xích mích từ đó cấm cửa cả biểu huynh ta, không cho đến nữa. Ta cũng chẳng hiểu chàng có phải là người hay nhất trần đời không, mà cũng chẳng biết ai hay dở, và thế nào là hay,thế nào là dở.
Nàng nói mấy câu sau quầng mắt đỏ hoe, rớm lệ. Ðoàn Dự nói:
-Trời ơi! thế ra mẫu thân tiểu thư là em gái của cửu phụ tiểu thư, còn chàng...
chàng là... con trai của cửu phụ tiểu thư phải không?
Nữ lang bất giác phì cười đáp:
-Ta xem chừng ngươi có tính dớ dẩn, ngây ngô. Ta là con gái mẫu thân ta thì chàng là biểu huynh ta chứ gì?
Ðoàn Dự thấy mình làm cho nàng phải phì cười thì lấy làm thú vị nói:
-Vâng! tôi hiểu rồi chắc là biểu huynh tiểu thư bận quá, không có thì giờ đọc sách nên tiểu thư phải đọc giùm.
Nữ lang cười nói:
-Kể ra nói thế cũng phải, nhưng ở trong còn có nguyên nhân khác. Thôi bây giờ ta hỏi ngươi: tại chùa Thiếu Lâm có những môn phái nào đến họp? Và họ mở cuộc anh hùng đại hội làm gì?
Ðoàn Dự nhìn thấy trên đầu mi nàng còn đọng một hạt nước mắt, chàng liên tưởng đến cảnh đẹp của hoa lê còn đọng hạt mưa hay đoá mai côi còn động hạt móc. Nữ lang chờ hồi lâu thấy Ðoàn Dự tần ngần không đáp, liền chìa tay ra để lên mu bàn tay chàng đẩy nhẹ một cái hỏi:
-Ngươi nghĩ gì vậy?
Ðoàn Dự giật nẩy mình la lên:
-ối chao!
Nữ lang cũng giật mình hỏi:
-Sao thế?
Ðoàn Dự đỏ bừng mặt đáp:
-Tiểu thư đưa ngón tay chỉ lên tay tôi, tôi lại tưởng tiểu thư điểm huyệt.
Tiểu thư không biết là chàng nói giỡn, giương cặp mắt tròn lên nhìn chàng nói:
-Trên mu bàn tay làm gì có huyệt đạo? Ba huyệt "dịch môn", "trung chử","dương trì" đều ở cườm tay, hai huyệt "tiền khoát", "dưỡng lão" ở gần cổ tay lại càng xa hơn nữa.
Nàng vừa nói vừa giơ tay mình ra chỉ cho chàng xem. Ðoàn Dự thấy ngón trỏ bên tay trái nàng tròn trĩnh như ngó hành điểm trên mu bàn tay trắng nõn bất giác cảm thấy khát khô cả họng và đầu óc choáng váng chàng hỏi:
-Cô nương tên họ là gì?
Thiếu nữ đáp:
-Ngươi thật là cổ quái! thôi ta cho ngươi biết tên cũng chẳng hại gì. Ðoạn nàng lấy ngón tay vạch lên mu bàn tay mình ba chữ: "Vương Ngọc Yến". Ðoàn Dự run lên nghĩ thầm: "một vị tiểu thư diễm lệ thế này cần phải có cái tên cho cực kỳ văn nhã lịch sự mới phải, sao lại đặt là Vương Ngọc Yến? Nghe chẳng thoát tục chút nào. Chẳng những không thanh nhã bằng A Châu, A Bích mà còn kém cả những tên mấy ả nha hoàn: Tiểu Thi, Tiểu Trà, Tiểu Thuý nữa".
Song rồi chàng nghĩ lại vỗ trán lẩm bẩm: "Tuyệt diệu! Tuyệt diệu! Cái tên Ngọc Yến tượng trưng cho sự trong trắng không ngấn vết mà lại bay lượn nhẹ nhàng trên không như chim én".
Vương Ngọc Yến mỉm cười nói:
-Tên họ con người cốt đặt để gọi cho nghe được thì thôi. Sử sách đã cho ta biết bao nhiêu hạng đại gian đại ác mang những tên cực hay cực đẹp. Tỷ như Tào Tháo mà chẳng có tiết tháo chút nào, Chu Toàn Trung lại là một gã đại bất trung. Như ngươi là Ðoàn Dự thì cái tên Dự có đẹp không? danh dự ngươi có lững lẫy không?
Ta chỉ e là cái tên trống rỗng.
Ðoàn Dự nói xen vào:
-.... điếu dự.
Hai người đều cả cười. Bộ mặt Vương Ngọc Yến tuy cực kỳ diễm lệ nhưng vẫn đượm vẻ ưu tư. Lúc này nàng bật lên tiếng cười khanh khách, trong lòng vui vẻ,thoáng quên mối lo âu hằng ấp ủ trong lòng, càng tăng vẻ kiều diễm xinh tươi.
Ðoàn Dự nghĩ thầm: "nếu ta dẫn dụ cho nàng mở miệng tươi cười thì cuộc đời ta cũng thoả mãn lắm rồi, còn mong gì hơn nữa?". Không ngờ Vương Ngọc Yến chỉ cao hứng được giây lát rồi đôi mắt nàng lại mơ màng lộ ra một mối buồn man mác. Nàng cất giọng ảm đạm nhẹ nhàng:
-Chàng... chàng là người nghiêm nghị quá chừng, chẳng bao giờ chàng nói với ta một câu chuyện bâng quơ. Ôi Yên quốc! Yên quốc! Phải chăng đó là một vấn đề trọng yếu?
Mấy chữ Yên quốc chạm vào khối óc Ðoàn Dự, chàng vụt nảy ra một ý nghĩ đem chắp những chữ rời rạc với nhau: nào Mộ Dung thị, nào Yến tử ổ, nào Tham Hợp trang, nào Yên quốc buột miệng hỏi:
-Phải chăng công tử Mộ Dung vốn dòng họ Tiên Ty ở đất Hồ chứ không phải người Trung Quốc?
Vương Ngọc Yến đáp:
-Ðúng đó! Chàng là Vương tôn dòng họ Mộ Dung ở Yên quốc. Trải qua đã mấy trăm năm sao còn giữ quan niệm cũ kỹ của tổ tiên? Chàng muốn giữ bản chất người Hồ, không làm người Trung Quốc mà cũng không học chữ Trung Quốc.
Chàng không đọc sách Trung Quốc nhưng ta xem sách Trung Quốc chẳng có gì là dở. Có lần ta bảo chàng viết chữ lối Tiên Ty thì chàng lại cáu kỉnh.
Vương Ngọc Yến nói chuyện Mộ Dung công tử xong từ từ ngẩng đầu lên buông tầm mắt nhìn mây trắng lơ lửng xa xa, trong lòng nàng dào dạt nỗi đăm chiêu.
Nàng nói bằng một giọng nhỏ nhẹ:
-Chàng... chàng lớn hơn ta mười tuổi và ta chỉ vào hạng em gái út chàng. Ngoài việc đọc sách học võ ra ta chẳng biết việc gì nữa. Chàng có hiểu đâu rằng ta đọc sách là đọc cho chàng, luyện võ cũng vì chàng. Ta tưởng thà nuôi mấy con gà nhỏ,cho nó nhảy nhót, hoặc gảy đàn viết chữ mà chơi còn thú hơn.
Ðoàn Dự cất tiếng run run hỏi:
-Tiểu thư tận tâm như vậy... mà chàng không biết ư?
Vương Ngọc Yến đáp:
-Ta tận tâm với chàng, chàng có biết chứ. Chàng cũng rất tốt với ta. Nhưng...nhưng đôi ta chẳng khác gì anh em ruột, ngoài câu chuyện đứng đắn chàng không nói với ta một chuyện gì khác. Lòng chàng nghĩ ngợi điều gì chàng không cho ta hay và cũng chẳng bao giờ chàng hỏi đến tâm sự của ta.
Nói tới đây, má nàng ửng đỏ ra chiều e lệ, lại càng nổi lên một vẻ đẹp quyến rũ mê hồn.
Ðoàn Dự toan cất lời hỏi đùa nàng: "tiểu thư có tâm sự gì trong lòng?".
Nhưng thấy nàng bẽn lẽn nên không dám đường đột liền xoay chiều câu hỏi:
-Tiểu thư cùng chàng bàn văn, luận võ có lúc nào đề cập đến những khúc "tử dạ ca" hoặc "hội chân ký" không?
Chàng hỏi vậy để gợi cho nàng những thi ca miêu tả ái tình để nàng đem ra đàm luận với công tử Mộ Dung. Nhưng câu nói vừa ra khỏi cửa miệng thì lòng chàng lại hối hận. Vì tuy nàng có tình với Mộ Dung công tử song chỉ ấp ủ trong lòng, không biết đường diễn tả cùng người yêu. Nay mình mớm lời cho nàng, phỏng có khác gì dạy khỉ trèo cây?
Vương Ngọc Yến cả thẹn vội gạt đi:
-Khi nào lại thế được? Mình phải giữ nền nếp con nhà khuê các nói ra để biểu huynh khinh thường ư?
Ðoàn Dự nói:
-Vâng chính thế là phải!
Tâm sự Vương Ngọc Yến chôn tận đáy lòng đã lâu nay không hé môi, hé lợi cùng ai chỉ có mình biết với mình nay gặp Ðoàn Dự là người có tính cách hời hợt phóng lãng, không hiểu sao nàng lại tin chàng đến thế, đem hết chuyện tâm tình
thổ lộ cùng chàng. Thực ra chuyện nàng thầm yêu biểu huynh Mộ Dung thì A Châu, A Bích cùng lũ nha hoàn Tiểu Trà Tiểu Thi đều biết hết, có điều không nói ra mà thôi.
Vương Ngọc Yến sau khi dốc bầu tâm sự, trong lòng cảm thấy hơi nhẹ nhõm nàng nói tiếp:
-Vừa rồi ta đã nói với ngươi nhiều chuyện vớ vẩn chưa vào chính đề. Tại chùa Thiếu Lâm hiện có những ai tụ họp? Sao bọn họ lại muốn gây sự với biểu huynh ta?
Ðoàn Dự đáp:
-Phương trượng chùa Thiếu Lâm là Huyền Từ đại sư có một vị sư đệ là Huyền Bi đại sư, sở trường về phép "kim cương chữ".
Vương Ngọc Yến gật đầu ngắt lời:
-Ðó là môn thứ 48 trong 72 môn tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. Chữ pháp này gồm 19 miếng phóng ra cực kỳ hung mãnh.
Ðoàn Dự tiếp:
-Huyền Bi đại sư không biết vì sao bị người đánh chết mà kẻ địch lại hạ thủ bằng chính cái môn sở trường của đại sư, là phép "Kim cương chữ". Họ cho rằng cái lối giết người đó chỉ có nhà Mộ Dung làm được, gọi là lối "gậy ông đập lưng
ông". Vì thế nên phái Thiếu Lâm quyết chí tìm đến nhà Mộ Dung để báo thù.
Nhận thấy võ công nhà Mộ Dung cực kỳ lợi hại, họ sợ không địch nổi nên hội họp các phái võ lại để thương nghị phương pháp đối phó.
Vương Ngọc Yến nói:
-Ngươi nói rất có lý, nhưng trừ phái Thiếu Lâm ra còn những ai?
Ðoàn Dự đáp:
-Còn Kha Bách Tuế phái Tung Sơn cũng bị sát hại về môn "linh xà chiều đẩu" gì đó là môn tuyệt kỹ của họ.
Vương Ngọc Yến nói:
-Hừ, phái Tung Sơn có 29 thế "bách thắng nhuyễn tiên" mà "linh xa chiền đẩu" là miếng võ thứ tư biến ra. Tuy lối đánh kỳ dị nhưng không được liệt vào hạng võ học thượng thừa.
Ðoàn Dự tiếp:
-Kha Bách Tuế chết về thế võ "Linh xà chiền đẩu". Sư đệ cùng đồ đệ cùng tìm Mộ Dung để báo thù. Ngoài ra... ngoài ra còn có không biết bao nhiêu người nhưng tôi không hiểu võ công nên không nhớ được nhiều.
Chàng tự nghĩ: "họ Ðoàn nước Ðại Lý ta cũng có tham dự vào công cuộc đả phá Mộ Dung nhưng chẳng nên nói ra".
Vương Ngọc Yến nói:
-Ta vốn biết tính khí biểu huynh ta. Chàng mà nghe thấy có nhiều người đối đầu với mình là chàng tìm đến họ trước. Nhưng chàng sao hiểu hết được các môn tuyệt kỹ của mọi người. Huống chi phe địch lại đông, nếu họ nhất tề ra tay, dễ gì mà thắng họ được?
Nói tới đây bỗng có hai ả nha hoàn Tiểu Thi và U Thảo chạy đến. U Thảo mặt sợ tái xanh nói:
-Tiểu thư ơi! nguy... nguy đến nơi rồi. Phu nhân hạ lệnh đem hai chị A Châu, A Bích...
Nói tới đây U Thảo như bị nghẹn họng không sao thốt ra lời nữa. Tiểu Thi phải nói tiếp:
-Ðem hai chị ấy ra chặt cánh tay phải, phạt các chị về tội thiện tiện lén đến Mạn Ðà sơn trang. Biết làm... thế nào bây giờ?
Ðoàn Dự vội nói:
-Vương cô nương... cô nương... mau tìm cách cứu bọn họ mới được.
Vương Ngọc Yến cũng nóng ruột nói:
-Châu, Bích là hai đứa thị tỳ tâm phúc của biểu huynh ta. Nếu để chúng thành phế nhân thì ta còn mặt mũi nào với biểu huynh nữa? U Thảo! Hiện giờ chúng ở đâu?
U Thảo vốn là bạn thân với A Châu, A Bích, nghe tiểu thư có ý giải cứu cho,thấy có một tia hy vọng vội đáp:
-Phu nhân truyền đưa hai chị ấy xuống Hoa phi phòng. Cháu đã xin Nghiễm Bà rồi hãy động thủ. Bây giờ tiểu thư nên lên cầu khẩn phu nhân, may ra còn kịp.
Vương Ngọc Yến nghĩ thầm: "năn nỉ mẫu thân chưa chắc đã ăn thua nhưng cũng không còn cách nào khác". Nàng gật đầu rồi cùng Tiểu Thi, U Thảo đi luôn.
Ðoàn Dự nhìn bóng sau lưng nàng đi rất mau lẹ muốn chạy theo nói thêm vài câu. Nhưng vừa chạy theo không biết nói sao liền tần ngần đứng lại.
Vương Ngọc Yến chạy mau lên nhà trên thấy mẫu thân đang đốt lò trầm, khói hương cuồn cuộn bay lên và sắp vào tĩnh toạ nhập định thì phải mất hàng nửa ngày không dám đến quấy nhiễu vội nói ngay:
-Thưa mẫu thân! Con có điều trình mẫu thân.
Vương phu nhân từ từ giương mắt lên nhìn vẻ mặt cực kỳ nghiêm nghị nói:
-Việc gì có liên quan đến nhà Mộ Dung là ta không nghe đâu đấy!
Vương Ngọc Yến nói:
-Thưa mẫu thân! A Châu, A Bích chuyến này không phải có chủ ý đến đây. Con tưởng mẫu thân nên tha cho chúng một phen.
Vương phu nhân hỏi:
-Sao con biết chúng không có chủ ý đến đây? Con sợ ta chặt tay chúng thì biểu huynh không nhìn nhõi đến con nữa phải không?
Vương Ngọc Yến mắt đẫm lệ nói:
-Biểu huynh con cũng là cháu mẫu thân. Sao mẫu thân... lại oán hận chàng? dù mẫu thân có điều xích mích với cữu phụ, mẫu thân cũng chẳng nên giận lây đến biểu huynh con.
Nàng đánh bạo nói mấy câu mà trống ngực đánh thình thình, mình lại tự hỏi mình: "sao ta dám cả gan mở miệng lý sự cả với mẫu thân?".
Vương phu nhân mắt sáng như hai luồng điện lướt qua mặt cô con mấy lần,không nói năng gì rồi nhắm mắt lại. Vương Ngọc Yến không dám thở mạnh, không hiểu trong lòng mẫu thân đang nghĩ gì mà ý định thế nào?".
Hồi lâu phu nhân mới mở mắt ra hỏi:
-Sao con biết ta có chuyện xích mích với cữu phụ? Xích mích ở chỗ nào?
Vương Ngọc Yến nghe giọng nói mẫu thân lạnh như băng giá lại càng sợ hãi,không nói nên lời. Vương phu nhân tiếp:
-Con giỏi lắm! Bây giờ con lớn tuổi rồi, bất tất phải nghe lời ta nữa?
Vương Ngọc Yến vừa bực mình vừa sợ, nước mắt tuôn rơi nói:
-Câu chuyện khiến mẫu thân hờn giận cữu phụ dĩ nhiên là cữu phụ có điều không phải với mẫu thân. Cữu phụ khinh khi mẫu thân thế nào mẫu thân chưa từng nói với con.
Vương phu nhân lớn tiếng hỏi:
-Con đã nghe ai thuật lại chưa?
Vương Ngọc Yến lắc đầu đáp:
-Mẫu thân có cho con ra khỏi Mạn đà sơn trang bao giờ đâu? Cũng chẳng cho một người ngoài nào tới đây thì còn ai kể cho con nghe nữa?
Vương phu nhân thở phào một cái nhẹ nhõm, giọng nói đã có vẻ hoà hoãn:
-Ta muốn con thành người tử tế. Trên đời hạng lưu manh rất nhiều, chém ba ngày không hết. Con còn nhỏ tuổi lại là phận gái, không cho thấy mặt bọn chúng hay hơn.
Nói tới đây bà vụt nhớ ra chuyện gì lại tiếp tục:
-Còn tên thợ trồng hoa họ Ðoàn, miệng nói tràng ba, khoát bảy không phải là người tốt. Gã chỉ nói với con một câu là phải hạ sát ngay không để cho gã nói đến câu thứ hai. Con có biết không?
Vương phu nhân lại hỏi:
-Con không hạ thủ được chăng? xem chừng cái bộ mặt hiền lành, cái trái tim mềm nhũn kia suốt một đời người sẽ bị không biết bao nhiêu lần bịp bợm.
Phu nhân vỗ tay hai cái, Tiểu Thi tiến lại gần. Phu nhân nói:
-Mi truyền lệnh cho mọi người hay là ta ra lệnh: bất cứ ai còn nói với tên thợ trồng hoa họ Ðoàn một câu nào là ta lập tức cho cắt lưỡi cả hai đứa.
Tiểu Thi nghe phu nhân nói sợ xám mặt, đáp một tiếng: "Vâng " rồi lui ra.
Vương phu nhân lại xua tay bảo cô:
-Con cũng đi ra!
Vương Ngọc Yến vâng lời chạy ra đến cửa dừng bước quay đầu lại nhắc:
-Xin mẫu thân tha cho A Châu, A Bích và dặn bọn y từ nay không được bén mảng tới đây nữa.
Vương phu nhân lạnh lùng đáp:
-Ta đã nói rồi mà! Có bao giờ ta nói hai lời đâu? Con đừng nhiều lời vô ích.
Vương Ngọc Yến nghiến răng nói khẽ:
-Con biết vì sao mà mẫu thân giận cữu phụ, vì sao mà mẫu thân giận biểu huynh rồi.
Dứt lời nàng dậm chân nhè nhẹ một cái, đoạn ra khỏi phòng. Phu nhân gọi:
-Trở lại đây đã!
Vương Ngọc Yến nghe mẫu thân truyền lệnh đầy vẻ uy nghiêm lại bước vào phòng cúi đầu không nói gì. Vương phu nhân vừa nhìn làn khói hương xanh ngắt bay quanh đi quẩn lại vừa nói:
-Yến nhi! Con biết câu chuyện thế nào? đừng có giấu ta! Con nói hết đầu đuôi cho ta nghe!
Vương Ngọc Yến mím môi nói:
-Con biết mẫu thân buồn vì cữu phụ không chịu đua hơi với đời, lại giận biểu huynh chẳng chuyên tâm học võ để có thể sáng lập ra môn phái Mộ Dung.
Vương phu nhân cười lạt hỏi:
-Mi còn là tuồng con nít, biết gì? Hơn nữa ta đã thành ngoại tộc rồi, có còn ở trong họ Mộ Dung nữa đâu? Phái Mộ Dung lập nên được hay không, có can dự gì đến ta?
Vương Ngọc Yến nói:
-Con biết rồi! Mẫu thân giận mình phận gái không thì đã lập ra môn phái Mộ Dung rồi. Mẫu thân trách cữu phụ cùng biểu huynh không chịu dốc lòng khôi phục Yên quốc, không chịu chú trọng đến võ công.
Vương phu nhân hỏi:
-Ai đã nói với con như vậy?
Vương Ngọc Yến nói:
-Tự con đoán ra thế.
Vương phu nhân nói:
-Ta chắc là biểu huynh kể cho con nghe, đúng không?
Vương Ngọc Yến không muốn giấu mẫu thân mà cũng không chịu thừa nhận,nàng nín lặng không đáp.
Vương phu nhân lại nói:
-Biểu huynh con đường đường tấm thân nam tử, lại lớn hơn con mười tuổi đầu rồi mà không chịu học cho thành tài, không có chí tiến thủ, chỉ liêu biêu chẳng chịu làm gì. Thậm chí võ công còn thua cả con nữa. Thế là tiếng tăm nhà Mộ Dung bị y xoá nhoà rồi. Bốn chữ Cô Tô Mộ Dung oai phong lẫm liệt dư trăm năm nay, võ công của biểu huynh con như vậy có xứng đáng không?
Vương Ngọc Yến nghe nói nét mặt lúc đỏ bừng lúc nhợt nhạt, nhận thấy lời mẫu thân quả là đúng lý, không biết trả lời ra sao.
Vương phu nhân lại nói:
-Hiện nay y lên chùa Thiếu Lâm, mấy tên thị tỳ hớt lẻo tự nhiên tong tả sang đây mách con chứ gì? Chà y lên chùa Thiếu Lâm phen này không bõ người ta chê cười cho thối óc hay sao? Ta chỉ cầu trời khấn Phật cho thiên hạ đừng tin cái bị thịt đó là con em nhà Mộ Dung ở Cô Tô. Không chừng chỉ đấu mấy hiệp là toi mạng nếu bọn họ không điều tra ra được là ai thế là may lắm rồi.
Vương Ngọc Yến tiến lại gần ỏn thót:
-Mẫu thân! Xin mẫu thân đi cứu biểu huynh con một phen. Họ Mộ Dung chỉ còn mình chàng nối dõi nếu chàng có mệnh hệ nào thì nhà Mộ Dung ở Cô Tô phải đoạn tôn, diệt tộc.
Vương phu nhân cười lạt đáp:
-Hừ! Cô Tô Mộ Dung! Nhà Mộ Dung có đoái hoài gì đến ta thì việc gì ta phải lo cho họ.
Phu nhân biết mình nói thế là lỡ lời vội xua tay nói:
-Thôi con đi ra đi!
Vương Ngọc Yến:
-Mẫu thân ơi! biểu huynh...
Vương phu nhân lớn tiếng:
-Con này mỗi lúc một bướng bỉnh thêm!
Vương Ngọc Yến nuốt lệ, cúi đầu đi ra, cõi lòng trống rỗng, không có định hướng, chẳng biết làm thế nào. Nằng cắm đầu đi tới dãy hành lang phía Tây,thoảng nghe có tiếng người khẽ gọi:
-Cô nương! công việc ra sao?
Vương Ngọc Yến ngửng đầu nhìn xem ai té ra là Ðoàn Dự, nàng vội gạt đi:
-Ngươi... ngươi đừng nói gì với ta nữa.
Nguyên từ lúc Vương Ngọc Yến đi khỏi, chàng tần ngần đi theo sau rồi đứng chờ ngoài xa. Ngọc Yến ở trong phòng phu nhân đi ra, chàng cũng không tự chủ được lẽo đeo theo sau, mới nhìn nét mặt sầu thảm của nàng chàng đã biết ngay
Vương phu nhân không ưng liền nói:
-Phu nhân không thương cho thì ta tính cách khác chứ sao?
Vương Ngọc Yến buồn rầu đáp:
-Mẫu thân ta không nghe thì còn cách nào nữa? Người... người còn bảo biểu huynh ta lâm nguy và người bỏ mặc không ứng cứu. Nàng càng nói càng đau lòng,không cầm được nước mắt. Ðoàn Dự hỏi:
-Mộ Dung công tử cũng lâm nguy ư?
Rồi chàng sực nhớ ra điều gì nói tiếp:
-Võ công cô nương còn hơn công tử một bậc, sao cô nương không đi cứu chàng?
Vương Ngọc Yến mắt đẫm lệ ngước lên nhìn Ðoàn Dự trừng trừng, tựa hồ như câu chàng nói rất là kỳ dị. Lâu lâu nàng mới đáp:
-Ta... ta đi thế nào được? Việc này mẫu thân còn khe khắt hơn.
Ðoàn Dự mỉm cười:
-Dĩ nhiên là phu nhân không cho rồi. Cô nương không biết tự mình lén ra đi hay sao? Chính tôi đây cũng bỏ nhà trốn đi, rồi sau trở về cả gia gia và má má tôi cũng thôi, có trách phạt gì đâu?
Vương Ngọc Yến nghe lời chàng khác nào ánh lửa soi vào chỗ tối. Nàng tự nhủ:
"phải lắm! Ta lén đi cứu biểu huynh ta, khi trở về đến bị mẫu thân đánh đòn là cùng chứ gì? Dù người có giết ta thì ta cũng đã cứu biểu huynh ta rồi". Nàng nghĩ đến chuyện đi cứu biểu huynh mà chịu gian nan vất vả thì lòng nàng vừa chua xót lại vừa phấn khởi. Nàng lẩm bẩm một mình:
-Gã này đã trốn nhà ra đi. ồ mà sao trước nay ta không nghĩ đến chuyện này?
Ðoàn Dự cực lực cổ võ cho nàng:
-Cô nương cứ chui rúc ở xó Mạn đà sơn trang này mãi sao không chịu ra ngoài
mà xem bao cảnh hùng vĩ, thế giới bao la?
Vương Ngọc Yến lắc đầu nói:
-Ta tưởng cũng chẳng có gì đáng xem. Ta chỉ cần đi tiếp ứng biểu huynh để xem chàng có gặp nguy hiểm gì không nhưng ta chưa từng ra khỏi cửa nên chẳng biết Thiếu Lâm tự ở phương nào.
Ðoàn Dự vội nói:
-Tôi xin đi với cô nương, dọc đường có chuyện gì cô nương chưa rành nhất thiết tôi sẽ ứng phó giùm cho là được.
Vương Ngọc Yến đang lúc chưa có chủ ý gì, nàng phân vân chưa quyết thì Ðoàn Dự lại hỏi luôn:
-Còn bọn A Châu, A Bích ra sao?
Vương Ngọc Yến đáp:
-Mẫu thân ta không chịu nhiêu dung.
Ðoàn Dự nói:
-Trời không chịu đất thì đất chẳng chịu trời. Nếu để bọn này nị chặt chân tay tất biểu huynh cô nương sẽ trách cứ đến cô. Sao bằng cứu cả hai nàng đó rồi cả bốn người ta cùng giông thẳng một lèo?
Ngọc Yến lắc đầu lè lưỡi nói:
-Ðó là một hành động đại nghịch, khi nào mẫu thân ta chịu để yên? Ngươi thật là một gã bạo hổ hằng hà.
Ðoàn Dự đoán tâm lý biết rằng ngoại trừ việc có liên quan đến biểu huynh nàng thì không còn điều gì lay chuyển được nàng liền dùng kế tấn công bằng cách xin thoái bộ, chàng nói:
-Ðã thế thì chúng ta ra đi tức khắc, bỏ mặc hai nàng A Châu, A Bích cho phu nhân chặt tay. Sau này biểu huynh cô nương có hỏi đến thì chỉ việc bảo chàng mình không hay biết gì là xong. Tôi nhất định giữ bí mật chuyện này.
Vương Ngọc Yến vội đáp:
-Không được! Không được! Thế thì ta dối trá cả biểu huynh ta hay sao?
Nàng ngần ngừ một lúc rồi than rằng:
-Trời ơi! A Châu, A Bích là hai tên thị nữ tâm phúc của chàng, hầu hạ chàng từ thuở nhỏ, chẳng khác chi tình ruột thịt, nếu để bọn y bị cụt chân cụt tay thì họ Mộ Dung sẽ cùng họ Vương kết thành một mối thâm cừu.
Nàng dẫm chân xuống đất nói:
-Ngươi đi theo ta!
Ðoàn Dự nhìn nàng đi như bay về góc tây bắc trong lòng rung động thầm nghĩ:
"giả tỷ mình đừng khuyên nàng cứu A Châu, A Bích có phải giữa Mộ Dung công tử và nàng có một mối chia rẽ trầm trọng không? nhưng nếu mình giữ ý nghĩ độc ác như vậy, giương mắt ra mà nhìn Châu, Bích bị thảm hình thì lòng không yên".
Ta nên biết rằng Ðoàn Dự tuy ăn phải bả tình cực kỳ trầm trọng nhưng tâm địa chàng rất lương thiện, không chịu hại người để lợi cho mình.
Chớp mắt Vương Ngọc Yến đã đến cửa một căn nhà đá lớn, cất tiếng gọi:
-Bình má má! Mụ ra đây ta bảo.
Bỗng từ trong thạch ốc vẳng ra một chuỗi cười "khặc khặc" và giọng nói rất khô khan:
-Cô nương đến coi mụ chế hoa phì đó phải không?
Lúc nãy Ðoàn Dự đã nghe thấy U Thảo cùng Tiểu Thi bảo A Châu và A Bích đã bị tống vào trong "hoa phì phòng" gì đó nhưng chàng không để ý. Bây giờ lại nghe giọng nói hắc sì sì "chế hoa phì", bất giác khẽ la lên:
-Trời ơi! họ làm đồ bón hoa! Phải rồi! Vương phu nhân thật là tàn nhẫn đến cùng cực, đem người chôn sống, chặt ra để bón trà, chỉ chậm lát nữa là A Châu, A Bích sẽ bị chặt tay để dùng vào việc này. Bây giờ biết làm thế nào?
Trống ngực đánh thình thình, mặt chàng cắt không còn hột máu.
Vương Ngọc Yến nói:
-Bình má má ơi! mẫu thân có việc cần, mụ ra ngay đây.
Trong thạch ốc lại có tiếng hỏi vọng ra:
-Bình má má đang mắc câu chuyện. Phu nhân có việc chi cần kíp mà cô nương phải thân hành đến đây?
Vương Ngọc Yến nói:
-Mẫu thân ta bảo... chà! Ðã đem bọn chúng đến đây chưa?
Nàng vừa nói vừa bước vào trong nhà đá. Nhìn thấy A Châu, A Bích bị trói treo lên hai cây cột sắt, miệng nhét đầy hạt trái cây. Hai mắt nàng đẫm lệ mà miệng nói không ra tiếng. Ðoàn Dự cũng ghé đầu vào coi, thấy hai nàng chưa việc gì mới hơi yên tâm. Nhưng khi nhìn ra hai bên thì trống ngực lại đánh hơn trống làng. Một mụ già lưng còng đầu tóc bạc phơ, tay cầm một lưỡi gươm trường sáng loáng, bên cạnh mụ là cái vạc nước sôi sùng sục.
Vương Ngọc Yến cười nói:
-Mẫu thân ta bảo mụ hãy buông hai đứa này ra để ta dẫn chúng lên cho người tra hỏi ngọn ngành một việc khẩn cấp đã.
Bấy giờ Bình má má mới quay mặt ra. Ðoàn Dự thấy mụ nhe cặp răng nanh nhọn hoắt chìa ra ngoài miệng, dường như để cắn người lạ mặt thì trong lòng cảm thấy khó chịu vô cùng. Bỗng thấy mụ gật đầu nói:
-Vâng tra hỏi cho ra gốc ngọn, rồi lại đưa chúng nó xuống đây chặt chân tay.
Mụ còn càu nhàu một mình:
-Bình má má này bình sinh rất ghét những đứa gái xinh đẹp. Hai con lỏi này đem chặt chân tay đi là phải.
Ðoàn Dự nghe mụ nói tức lắm nghĩ bụng: "mụ la sát độc ác này không biết đã giết chết bao nhiêu người rồi. Tiếc rắng sức mình trói gà không chặt, không thì tát cho mụ gẫy mấy cái răng rồi hãy gỡ cho A Châu, A Bích ra".
Bình má má tuy tuổi già nhưng còn thính tai lắm. Ðoàn Dự đứng bên ngoài thở mạnh bị mụ nghe rõ, mụ liền hỏi:
-Ðứa nào đứng ngoài đấy?
Rồi mụ thò đầu ra ngoài trông thấy Ðoàn Dự, trong lòng sinh nghi hỏi ngay:
-Mi là ai?
Ðoàn Dự cười đáp:
-Tôi là thợ trồng hoa, vâng lệnh Vương phu nhân trông mấy khóm bạch trà, đến đây hỏi má má xem có đồ bón chưa?
Bình má má đáp:
-Mi chờ một lúc nữa sẽ có!
Mụ quay sang hỏi Vương Ngọc Yến:
-Tiểu thư! Mộ Dung thiếu gia cưng hai con nha hoàn này lắm phải không?
Vương Ngọc Yến không biết nói dối, buột miệng trả lời:
-Ðúng rồi! Mụ đừng giết chúng hay hơn.
Bình má má gật đầu nói:
-Tiểu thư! Phải chăng phu nhân đang nhập định?
Vương Ngọc Yến đáp:
-Phải rồi!
Nàng vừa buột miệng đã biết lỡ lời giơ tay lên bịt miệng lại. Ðoàn Dự ngấm ngầm than rằng:
-Chết rồi! Cô này không biết nói dối.
Bình má má giả vờ tuổi già lẫn lộn, làm bộ tuyệt không để ý đến chỗ vô tình bại lộ, mụ nói:
-Dây trói chặt quá, tiểu thư lại đây giúp tôi một tay để cởi chúng nó ra.
Vương Ngọc Yến gật đầu bước tới cạnh A Châu để cởi trói thì đột nhiên đánh tách một tiếng, một cái móc sắt hình cánh cung từ trong cột sắt bật ra, quàng lấy chiếc lưng thon Ngọc Yến rồi thít chặt vào.
Vương Ngọc Yến kêu rú lên một tiếng. Cái vòng sắt chụp lấy lưng nàng chỉ còn hở có vài tấc, nàng cựa thế nào cũng không thoát ra được.
Ðoàn Dự cả kinh chạy lại quát hỏi:
-Mi làm trò gì thế này? Mau buông tiểu thư ra!
Bình má má lại rú lên mấy tiếng cười khành khạch, nói:
-Phu nhân đã nhập định, khi nào còn truyền đem hai con lỏi này lên tra hỏi? Hơn nữa thiếu chi thị nữ, nha hoàn mà tiểu thư phải thân hành đến đây? Trong việc này tất còn có nhiều uẩn khúc kỳ quặc. Tiểu thư! Hãy chờ đây một lát để mụ lên bẩm lại phu nhân rồi sẽ xuống nói chuyện.
Nguyên "Hoa phì phòng" này Vương phu nhân dùng làm chỗ chém giết người.
Trong nhà đá đặt đủ các cơ cấu chế phục tù đồ, muốn giết chóc cách nào thì tha hồ mà hạ thủ. Bình má má là một tay thâm độc vô cùng, xuất thân trong nghề hắc đạo với cái ngoại hiệu "độc cước nữ đạo". Tay mụ đã gây ra không biết bao nhiêu vụ huyết án, giết bao nhiêu mạng người. Vương phu nhân chế phục được mụ rồi, thấy mụ tinh lanh được việc, giao cho mụ công tác chém giết tại "hoa phì phòng". Mụ làm rất đắc lực. Mụ thấy cử chỉ nói năng của Vương Ngọc Yến có nhiều chỗ khả nghi, mụ còn biết rõ Vương phu nhân rất oán ghét nhà Mộ Dung và thầm lo võ nghệ tiểu thư cực kỳ lợi hại, mình quyết không địch nổi. Giả tỷ nàng đã ra lệnh mà mình không nghe tất đi đến chỗ cưỡng bức mình phải tha người. Mụ đành tính nước liều, phát động cơ quan để giữ nàng lại.
Vương Ngọc Yến tức giận nói:
-Mụ không phải lên đâu, xuống đâu, buông tha ta ngay!
Bình má má đáp:
-Thưa tiểu thư! Tiểu thư xét lại cho, mụ lúc nào cũng giữ tấc dạ trung thành với phu nhân, không dám làm điều gì mảy may lầm lẫn. Xin tiểu thư chờ mụ lên hỏi lại phu nhân, nếu quả đúng như lời tiểu thư, thì mụ xin đập đầu tạ tội với tiểu thư sau.
Vương Ngọc Yến rất đỗi hoang mang, gọi giật lại:
-Này này! Mụ đừng hỏi lại mẫu thân ta nữa! người làm ầm lên bây giờ!
Bình má má vốn là một mụ đại gian ngoan, thấy nàng hốt hoảng như vậy càng nhìn rõ Ngọc Yến phản bội mẫu thân, giở trò quỷ quái lừa bịp mình để gỡ hai đứa thị tỳ tâm phúc của biểu huynh nàng. Mụ biết rõ là tiểu thư giả truyền hiệu lệnh
của phu nhân. Nếu mình hớ hênh thả hai đứa này ra là nàng thừa cơ đưa đi tức khắc. Mụ đáp:
-Không sao! Tiểu thư chờ đây một lát! Mụ xin trở lại ngay mà!
Vương Ngọc Yến vẫn cố ngăn lại nói:
-Mụ đừng đi! hãy buông tha ta rồi hãy nói chuyện.
Bình má má khi nào chịu nghe nàng. Mụ trở gót đi ngay ra cửa. Ðoàn Dự thấy sự tình nguy cấp, vội giơ tay ra cản đường cười nói:
-Mụ phải thả tiểu thư ra trước đã rồi hãy lên hỏi phu nhân, có hay hơn không?
mụ không nhớ người ta thường nói rằng: "Quan xa bản nha gần" hay sao? Mụ là người ngoài, đắc tội với tiểu thư thì không yên thân được đâu.
Bình má má liếc đôi mắt ti hí nhìn Ðoàn Dự, rồi nghẹo đầu nói:
-Thằng lỏi này xem ra cũng có điều xảo trá đây.
Mụ vừa nói vừa giơ tay chụp lấy cổ tay Ðoàn Dự. Chàng vừa bị mụ giữ chặt mạch môn đã cảm thấy toàn thân bị tê liệt. Tuy trong người chàng có nội lực cực kỳ thâm hậu song không biết sử dụng chịu để cho Bình má má lôi lại bên cột sắt,bấm nút cơ quan. Vừa "cách" một tiếng, cái vòng thép đã bật ra chụp ngang lưng chàng.
Bình má má vừa chạm bàn tay vào cổ tay Ðoàn Dự đã cảm thấy nội lực trong mình cuồn cuộn thoát ra không ngớt, khó chịu quá không biết đến đâu mà kể. Mụ đưa vòng thép quàng lấy lưng chàng xong liền giật tay ra ngay.
Ðoàn Dự thấy tình trạng nguy ngập quá liền giơ tay lên vừa ôm chặt lấy cổ tay mụ vừa nói:
-Mi chớ đi!
Bình má má cả giận quát lên:
-Buông tay ra!
Mụ mở miệng quát, chân khí trong người càng tiết ra mau. Ðoàn Dự từ khi ở chùa Thiên Long được bá phụ truyền thụ cho biết cách thu nạp chân khí vào huyệt đan điền nên nội lực trong người Bình má má bị "chu cáp thần công" hút sang
người chàng, chàng vận dụng cho về chỗ chứa, không đến nỗi để chạy lung tung trong người như trước.
Bình má má cố sức cựa quậy mà không sao gỡ ra khỏi hai cánh tay Ðoàn Dự ôm ghì lấy. Mụ càng kinh hãi la lên:
-Mi... mi biết phép "hoá công đại pháp" phải không? mau buông ta ra!
Ðoàn Dự đối diện với bộ mặt quỷ dạ xoa của mụ, chỉ cách chừng một vài tấc mà lưng chàng bị vòng thép xiết chặt, không thể nào quay mặt ra chỗ khác được, phải nhìn bộ răng lồi vàng khè của mụ mà nôn oẹ. Nhưng chàng biết đang ở trong tình trạng nguy ngập khác nào khối nặng ngàn cân treo đầu sợi tóc. Giả tỷ mình buông tha mụ ra thì Vương Ngọc Yến tất nhiên sẽ bị trọng trách mà tính mạng mình cùng A Châu, A Bích cũng không bảo toàn được. Chàng đành nhắm mắt lại để khỏi phải nhìn thấy bộ mặt khiếp đảm của mụ.
Bình má má vẫn tiếp tục la:
-Mi... mi có buông tha ta không?
Tiếng mụ đã phều phào gần như kiệt lực.
Ta nên nhớ rằng nội lực trong thân thể Ðoàn Dự càng nhiều thì hấp lực của "chu cáp thần công" càng mạnh. Buổi đầu tiên "chu cáp thần công" hút chân khí của bọn Phá Tham còn mất nhiều thì giờ về sau lại hút thêm toàn bộ nội lực của Huỳnh Mi tăng và Thạch Thanh Tử, rồi một phần nội lực của Bảo Ðịnh Ðế và mấy vị hoà thượng chùa Thiên Long. Bây giò chàng hút nội lực của Bình má má trong giây lát là hết. Bình má má tuy là người hung hãn nhưng nội lực làm gì có nhiều nên chỉ trong thời gian uống cạn tuần trà là tinh thần mụ đã bạc nhược, hơi thở yếu ớt, luôn miệng nói mấy câu: "Buông ta ra! Buông ta ra!" như người hết hơi.
Ðoàn Dự nói:
-Mụ phải mở cơ quan tha ta trước đã.
Bình má má chịu nước lép nói:
-Xin vâng! Xin vâng!
Ðoàn Dự buông tay trái mụ ra, chỉ giữ một tay mặt để mụ thò tay vào gầm bàn bấm nút cơ quan. Sau tiếng lách cách, chiếc vòng thép há ra rồi co về chỗ.
Ðoàn Dự lại trỏ tay bảo mụ phải buông tha cả Vương Ngọc Yến cùng A Châu, A Bích.
Nữ lang hỏi:
-Vị Chu tiên sinh đó là người thế nào?
Ðoàn Dự chỉ vào phiến đá lớn như hình cái sập bên cạnh bụi trúc nói:
-Câu chuyện dài lắm, xin tiểu thư rời gót ngọc ngồi xuống kia để rôi từ từ nói rõ cho tiểu thư nghe.
Nữ lang nói:
-Ngươi chỉ dềnh dàng mãi thôi. Nói mau đi không được ư? Ta đâu có thì giờ để nghe ngươi nói hươu nói vượn?
Ðoàn Dự nói:
-Hôm nay tiểu thư chưa được rảnh vậy sáng mai lại đây tìm tôi cũng được. Trừ phi phu nhân có cắt lưỡi tôi đi còn thì tiểu thư hỏi đâu tôi xin nói đấy mà nói hết lời không sót mảy may.
Nữ lang khẽ dậm chân một cái nhìn Tiểu Thi nói:
-Phu nhân có nói gì nữa không?
Tiểu Thi nói:
-Phu nhân đã có ý đến Bách Cầm kiếm công trị phu nhân đánh cờ nhưng vừa nghe tin công tử Mộ Dung đến chùa Thiếu Lâm liền ra lệnh quay thuyền về ngay.
Nữ lang hỏi:
-Sao thế?
Rồi nàng không chờ Tiểu Thi trả lời lẩm bẩm một mình: "Chà! Mẫu thân sợ công trị phu nhân lại yêu cầu người ra tay giúp sức nên vờ như không biết là xong".
Tiểu Thi nói:
-Tiểu thư! Cháu sợ phu nhân kiếm, xin cho cháu đi!
Nữ lang nói:
-Ừ ! Việc này ta không nói với ai đâu nhé. Tuỳ mi có muốn đem kể với ai thì cứ việc mà kể.
Tiểu Thi vội nói:
-Xin tiểu thư chớ nói với ai thì cháu mới có thể ở đây hầu hạ tiểu thư vài năm nữa được.
Nữ lang mỉm cười. Tiểu Thi cáo biệt rồi trở gót đi ngay. Ðoàn Dự liếc mắt thấy nàng tỏ vẻ kinh sợ nghĩ thầm: "vì mẫu thân nàng giết người như ngoé nên ai ai cũng phải kinh sợ".
Nữ lang từ từ bước lại chỗ phiến đa, lẹ làng ngồi xuống. Nàng không mời Ðoàn Dự mà chàng cũng không dám mạo muội đến gần nàng. Chàng đứng nhìn thấy có một khóm bạch trà gần chỗ nàng ngồi, còn hai khóm nữa xa hơn một chút. Người đẹp ngồi gần danh hoa, phong cảnh lại càng tuyệt mỹ. Rồi chàng đọc câu thơ của Lý Thái Bạch đem hoa mẫu đơn để tả cái đẹp của Dương Quý Phi.
Chàng còn than cho Lý Thái bạch không có diễm phúc được nhìn thấy vẻ kiều diễm của nữ lang
đây còn hơn Dương Quý Phi nhiều.
Nữ lang nói:
-Ngươi không ngớt khen ta đẹp chẳng biết có đúng không?
Ðoàn Dự tỏ vẻ sửng sốt la lên:
-Trời ơi! không biết vẻ đẹp của Tử Ðô đời chiến quốc đã là người không có mắt.
Ðó mới là một chàng trai mà người ta còn bình phẩm như vậy, huống chi cô nương là một kỳ công của vũ trụ? Tiểu thư ra đời thì bao nhiêu bài thơ tán dương sắc đẹp từ xưa đến nay không còn ai muốn để vào tai nữa.
Nữ lang từ từ lắc đầu, khoé mắt hơi lộ vẻ bâng khuâng nói:
-Trước nay ta chưa thấy ai nói đến ta đẹp hay không. ở Mạn đà sơn trang này trừ mẫu thân ta còn toàn kẻ hầu người hạ. Bọn chúng chỉ biết ta là tiểu thư của chúng,thì còn ai dám nói đến ta đẹp hay xấu?
Ðoàn Dự hỏi:
-Thế còn người ngoài cũng không ai nói gì sao?
Nữ lang hỏi:
-Ngươi bảo người ngoài nào?
Ðoàn Dự nói:
-Khi tiểu thư ra ngoài, người ta nhìn thấy tiểu thư như tiên nương giáng trần chẳng lẽ họ cũng im mồm sao?
Nữ lang:
-Ta chưa từng ra khỏi nhà, mà ra ngoài làm gì? Ta sang Lang Hoàn Các xem sách, mẫu thân còn chẳng muốn cho đi. Có đi thì cửa sổ dưới thuyền che kín hết,gió không lọt vào được.
Ðoàn Dự gật đầu hỏi:
-À ra quả có lang hoàn các thật. Nơi đó có nhiều sách lắm phải không?
Nữ lang đáp:
-Cũng không nhiều. Chừng bốn năm gian nhà sách thôi.
Ðoàn Dự hỏi một cách đột ngột:
-Thế còn chàng... chàng cũng không bàn đến vẻ đẹp của tiểu thư ư?
Nữ lang thấy Ðoàn Dự đề cập đến Mộ Dung công tử, từ từ cúi đầu xuống, rồi thấy một tiếng nấc rất êm nhẹ, như tiếng đàn sắt thoảng lọt vào tai chàng. Tiếp theo tiếng nấc là mấy giọt lệ rơi trên ngọn cỏ, trông bóng như hạt ngọc hay như hạt sương buổi sớm mai.
Ðoàn Dự thấy vậy không dám hỏi nữa và cũng không biết nói thế nào để an ủi nàng.
Hồi lâu nàng mới nghẹn ngào nói:
-Chàng... chàng mắc bận nhiều quá, quanh năm không được lúc nào nhàn rỗi.
Hoạ hoằn mới có khi chàng gặp ta, phi nói chuyện võ công là bàn đến việc lớn nhà nước. Ta... ta chán võ công lắm rồi.
Ðoàn Dự vỗ đùi reo lên:
-Tiểu thư dạy đúng lắm! Tôi cũng ngán ngẩm vô cùng. Chả thế mà bá phụ và gia gia tôi ép học môn gì tôi cũng không chịu rồi bỏ nhà đi trốn.
Nữ lang thở dài nói:
-Ta mong gặp chàng nên dù trong lòng có chán ngán võ công mà vẫn phải gia tâm nghiên cứu, phòng khi có chỗ chàng chưa thấu đáo thì ta phải giảng cho chàng nghe. Bất luận triều đại nào, vua quan nào, quanh đi quẩn lại toàn chuyện đâm chém nhau. Bản tâm ta không muốn biết đến những vụ đó thì lại là những món mà chàng ưa thích nhất. Thế ra ta có sách cũng chỉ là học cho chàng chứ không phải đọc cho ta.
Ðoàn Dự rất lấy làm kỳ hỏi lại:
-Sao tiểu thư lại phải xem sách hộ chàng? tự chàng không đọc lấy cho chàng được hay sao?
Nữ lang nguýt Ðoàn Dự một cái rồi hỏi:
-Ngươi tưởng chàng dốt chữ hay đui mù phải không?
Ðoàn Dự vội cải chính:
-Không! không phải thế! Tôi muốn hỏi chàng có phải là người hay nhất thiên hạ không?
Tuy chàng hỏi vậy để gỡ lại mà trong lòng chua xót vô hạn. Nữ lang mỉm cười đáp:
-Chàng là biểu huynh ta. Trong trang này trừ cửu phụ, cửu mẫu và biểu huynh ta thì không có ai tới nữa. Về sau cửu phụ cùng mẫu thân xảy vụ xích mích từ đó cấm cửa cả biểu huynh ta, không cho đến nữa. Ta cũng chẳng hiểu chàng có phải là người hay nhất trần đời không, mà cũng chẳng biết ai hay dở, và thế nào là hay,thế nào là dở.
Nàng nói mấy câu sau quầng mắt đỏ hoe, rớm lệ. Ðoàn Dự nói:
-Trời ơi! thế ra mẫu thân tiểu thư là em gái của cửu phụ tiểu thư, còn chàng...
chàng là... con trai của cửu phụ tiểu thư phải không?
Nữ lang bất giác phì cười đáp:
-Ta xem chừng ngươi có tính dớ dẩn, ngây ngô. Ta là con gái mẫu thân ta thì chàng là biểu huynh ta chứ gì?
Ðoàn Dự thấy mình làm cho nàng phải phì cười thì lấy làm thú vị nói:
-Vâng! tôi hiểu rồi chắc là biểu huynh tiểu thư bận quá, không có thì giờ đọc sách nên tiểu thư phải đọc giùm.
Nữ lang cười nói:
-Kể ra nói thế cũng phải, nhưng ở trong còn có nguyên nhân khác. Thôi bây giờ ta hỏi ngươi: tại chùa Thiếu Lâm có những môn phái nào đến họp? Và họ mở cuộc anh hùng đại hội làm gì?
Ðoàn Dự nhìn thấy trên đầu mi nàng còn đọng một hạt nước mắt, chàng liên tưởng đến cảnh đẹp của hoa lê còn đọng hạt mưa hay đoá mai côi còn động hạt móc. Nữ lang chờ hồi lâu thấy Ðoàn Dự tần ngần không đáp, liền chìa tay ra để lên mu bàn tay chàng đẩy nhẹ một cái hỏi:
-Ngươi nghĩ gì vậy?
Ðoàn Dự giật nẩy mình la lên:
-ối chao!
Nữ lang cũng giật mình hỏi:
-Sao thế?
Ðoàn Dự đỏ bừng mặt đáp:
-Tiểu thư đưa ngón tay chỉ lên tay tôi, tôi lại tưởng tiểu thư điểm huyệt.
Tiểu thư không biết là chàng nói giỡn, giương cặp mắt tròn lên nhìn chàng nói:
-Trên mu bàn tay làm gì có huyệt đạo? Ba huyệt "dịch môn", "trung chử","dương trì" đều ở cườm tay, hai huyệt "tiền khoát", "dưỡng lão" ở gần cổ tay lại càng xa hơn nữa.
Nàng vừa nói vừa giơ tay mình ra chỉ cho chàng xem. Ðoàn Dự thấy ngón trỏ bên tay trái nàng tròn trĩnh như ngó hành điểm trên mu bàn tay trắng nõn bất giác cảm thấy khát khô cả họng và đầu óc choáng váng chàng hỏi:
-Cô nương tên họ là gì?
Thiếu nữ đáp:
-Ngươi thật là cổ quái! thôi ta cho ngươi biết tên cũng chẳng hại gì. Ðoạn nàng lấy ngón tay vạch lên mu bàn tay mình ba chữ: "Vương Ngọc Yến". Ðoàn Dự run lên nghĩ thầm: "một vị tiểu thư diễm lệ thế này cần phải có cái tên cho cực kỳ văn nhã lịch sự mới phải, sao lại đặt là Vương Ngọc Yến? Nghe chẳng thoát tục chút nào. Chẳng những không thanh nhã bằng A Châu, A Bích mà còn kém cả những tên mấy ả nha hoàn: Tiểu Thi, Tiểu Trà, Tiểu Thuý nữa".
Song rồi chàng nghĩ lại vỗ trán lẩm bẩm: "Tuyệt diệu! Tuyệt diệu! Cái tên Ngọc Yến tượng trưng cho sự trong trắng không ngấn vết mà lại bay lượn nhẹ nhàng trên không như chim én".
Vương Ngọc Yến mỉm cười nói:
-Tên họ con người cốt đặt để gọi cho nghe được thì thôi. Sử sách đã cho ta biết bao nhiêu hạng đại gian đại ác mang những tên cực hay cực đẹp. Tỷ như Tào Tháo mà chẳng có tiết tháo chút nào, Chu Toàn Trung lại là một gã đại bất trung. Như ngươi là Ðoàn Dự thì cái tên Dự có đẹp không? danh dự ngươi có lững lẫy không?
Ta chỉ e là cái tên trống rỗng.
Ðoàn Dự nói xen vào:
-.... điếu dự.
Hai người đều cả cười. Bộ mặt Vương Ngọc Yến tuy cực kỳ diễm lệ nhưng vẫn đượm vẻ ưu tư. Lúc này nàng bật lên tiếng cười khanh khách, trong lòng vui vẻ,thoáng quên mối lo âu hằng ấp ủ trong lòng, càng tăng vẻ kiều diễm xinh tươi.
Ðoàn Dự nghĩ thầm: "nếu ta dẫn dụ cho nàng mở miệng tươi cười thì cuộc đời ta cũng thoả mãn lắm rồi, còn mong gì hơn nữa?". Không ngờ Vương Ngọc Yến chỉ cao hứng được giây lát rồi đôi mắt nàng lại mơ màng lộ ra một mối buồn man mác. Nàng cất giọng ảm đạm nhẹ nhàng:
-Chàng... chàng là người nghiêm nghị quá chừng, chẳng bao giờ chàng nói với ta một câu chuyện bâng quơ. Ôi Yên quốc! Yên quốc! Phải chăng đó là một vấn đề trọng yếu?
Mấy chữ Yên quốc chạm vào khối óc Ðoàn Dự, chàng vụt nảy ra một ý nghĩ đem chắp những chữ rời rạc với nhau: nào Mộ Dung thị, nào Yến tử ổ, nào Tham Hợp trang, nào Yên quốc buột miệng hỏi:
-Phải chăng công tử Mộ Dung vốn dòng họ Tiên Ty ở đất Hồ chứ không phải người Trung Quốc?
Vương Ngọc Yến đáp:
-Ðúng đó! Chàng là Vương tôn dòng họ Mộ Dung ở Yên quốc. Trải qua đã mấy trăm năm sao còn giữ quan niệm cũ kỹ của tổ tiên? Chàng muốn giữ bản chất người Hồ, không làm người Trung Quốc mà cũng không học chữ Trung Quốc.
Chàng không đọc sách Trung Quốc nhưng ta xem sách Trung Quốc chẳng có gì là dở. Có lần ta bảo chàng viết chữ lối Tiên Ty thì chàng lại cáu kỉnh.
Vương Ngọc Yến nói chuyện Mộ Dung công tử xong từ từ ngẩng đầu lên buông tầm mắt nhìn mây trắng lơ lửng xa xa, trong lòng nàng dào dạt nỗi đăm chiêu.
Nàng nói bằng một giọng nhỏ nhẹ:
-Chàng... chàng lớn hơn ta mười tuổi và ta chỉ vào hạng em gái út chàng. Ngoài việc đọc sách học võ ra ta chẳng biết việc gì nữa. Chàng có hiểu đâu rằng ta đọc sách là đọc cho chàng, luyện võ cũng vì chàng. Ta tưởng thà nuôi mấy con gà nhỏ,cho nó nhảy nhót, hoặc gảy đàn viết chữ mà chơi còn thú hơn.
Ðoàn Dự cất tiếng run run hỏi:
-Tiểu thư tận tâm như vậy... mà chàng không biết ư?
Vương Ngọc Yến đáp:
-Ta tận tâm với chàng, chàng có biết chứ. Chàng cũng rất tốt với ta. Nhưng...nhưng đôi ta chẳng khác gì anh em ruột, ngoài câu chuyện đứng đắn chàng không nói với ta một chuyện gì khác. Lòng chàng nghĩ ngợi điều gì chàng không cho ta hay và cũng chẳng bao giờ chàng hỏi đến tâm sự của ta.
Nói tới đây, má nàng ửng đỏ ra chiều e lệ, lại càng nổi lên một vẻ đẹp quyến rũ mê hồn.
Ðoàn Dự toan cất lời hỏi đùa nàng: "tiểu thư có tâm sự gì trong lòng?".
Nhưng thấy nàng bẽn lẽn nên không dám đường đột liền xoay chiều câu hỏi:
-Tiểu thư cùng chàng bàn văn, luận võ có lúc nào đề cập đến những khúc "tử dạ ca" hoặc "hội chân ký" không?
Chàng hỏi vậy để gợi cho nàng những thi ca miêu tả ái tình để nàng đem ra đàm luận với công tử Mộ Dung. Nhưng câu nói vừa ra khỏi cửa miệng thì lòng chàng lại hối hận. Vì tuy nàng có tình với Mộ Dung công tử song chỉ ấp ủ trong lòng, không biết đường diễn tả cùng người yêu. Nay mình mớm lời cho nàng, phỏng có khác gì dạy khỉ trèo cây?
Vương Ngọc Yến cả thẹn vội gạt đi:
-Khi nào lại thế được? Mình phải giữ nền nếp con nhà khuê các nói ra để biểu huynh khinh thường ư?
Ðoàn Dự nói:
-Vâng chính thế là phải!
Tâm sự Vương Ngọc Yến chôn tận đáy lòng đã lâu nay không hé môi, hé lợi cùng ai chỉ có mình biết với mình nay gặp Ðoàn Dự là người có tính cách hời hợt phóng lãng, không hiểu sao nàng lại tin chàng đến thế, đem hết chuyện tâm tình
thổ lộ cùng chàng. Thực ra chuyện nàng thầm yêu biểu huynh Mộ Dung thì A Châu, A Bích cùng lũ nha hoàn Tiểu Trà Tiểu Thi đều biết hết, có điều không nói ra mà thôi.
Vương Ngọc Yến sau khi dốc bầu tâm sự, trong lòng cảm thấy hơi nhẹ nhõm nàng nói tiếp:
-Vừa rồi ta đã nói với ngươi nhiều chuyện vớ vẩn chưa vào chính đề. Tại chùa Thiếu Lâm hiện có những ai tụ họp? Sao bọn họ lại muốn gây sự với biểu huynh ta?
Ðoàn Dự đáp:
-Phương trượng chùa Thiếu Lâm là Huyền Từ đại sư có một vị sư đệ là Huyền Bi đại sư, sở trường về phép "kim cương chữ".
Vương Ngọc Yến gật đầu ngắt lời:
-Ðó là môn thứ 48 trong 72 môn tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. Chữ pháp này gồm 19 miếng phóng ra cực kỳ hung mãnh.
Ðoàn Dự tiếp:
-Huyền Bi đại sư không biết vì sao bị người đánh chết mà kẻ địch lại hạ thủ bằng chính cái môn sở trường của đại sư, là phép "Kim cương chữ". Họ cho rằng cái lối giết người đó chỉ có nhà Mộ Dung làm được, gọi là lối "gậy ông đập lưng
ông". Vì thế nên phái Thiếu Lâm quyết chí tìm đến nhà Mộ Dung để báo thù.
Nhận thấy võ công nhà Mộ Dung cực kỳ lợi hại, họ sợ không địch nổi nên hội họp các phái võ lại để thương nghị phương pháp đối phó.
Vương Ngọc Yến nói:
-Ngươi nói rất có lý, nhưng trừ phái Thiếu Lâm ra còn những ai?
Ðoàn Dự đáp:
-Còn Kha Bách Tuế phái Tung Sơn cũng bị sát hại về môn "linh xà chiều đẩu" gì đó là môn tuyệt kỹ của họ.
Vương Ngọc Yến nói:
-Hừ, phái Tung Sơn có 29 thế "bách thắng nhuyễn tiên" mà "linh xa chiền đẩu" là miếng võ thứ tư biến ra. Tuy lối đánh kỳ dị nhưng không được liệt vào hạng võ học thượng thừa.
Ðoàn Dự tiếp:
-Kha Bách Tuế chết về thế võ "Linh xà chiền đẩu". Sư đệ cùng đồ đệ cùng tìm Mộ Dung để báo thù. Ngoài ra... ngoài ra còn có không biết bao nhiêu người nhưng tôi không hiểu võ công nên không nhớ được nhiều.
Chàng tự nghĩ: "họ Ðoàn nước Ðại Lý ta cũng có tham dự vào công cuộc đả phá Mộ Dung nhưng chẳng nên nói ra".
Vương Ngọc Yến nói:
-Ta vốn biết tính khí biểu huynh ta. Chàng mà nghe thấy có nhiều người đối đầu với mình là chàng tìm đến họ trước. Nhưng chàng sao hiểu hết được các môn tuyệt kỹ của mọi người. Huống chi phe địch lại đông, nếu họ nhất tề ra tay, dễ gì mà thắng họ được?
Nói tới đây bỗng có hai ả nha hoàn Tiểu Thi và U Thảo chạy đến. U Thảo mặt sợ tái xanh nói:
-Tiểu thư ơi! nguy... nguy đến nơi rồi. Phu nhân hạ lệnh đem hai chị A Châu, A Bích...
Nói tới đây U Thảo như bị nghẹn họng không sao thốt ra lời nữa. Tiểu Thi phải nói tiếp:
-Ðem hai chị ấy ra chặt cánh tay phải, phạt các chị về tội thiện tiện lén đến Mạn Ðà sơn trang. Biết làm... thế nào bây giờ?
Ðoàn Dự vội nói:
-Vương cô nương... cô nương... mau tìm cách cứu bọn họ mới được.
Vương Ngọc Yến cũng nóng ruột nói:
-Châu, Bích là hai đứa thị tỳ tâm phúc của biểu huynh ta. Nếu để chúng thành phế nhân thì ta còn mặt mũi nào với biểu huynh nữa? U Thảo! Hiện giờ chúng ở đâu?
U Thảo vốn là bạn thân với A Châu, A Bích, nghe tiểu thư có ý giải cứu cho,thấy có một tia hy vọng vội đáp:
-Phu nhân truyền đưa hai chị ấy xuống Hoa phi phòng. Cháu đã xin Nghiễm Bà rồi hãy động thủ. Bây giờ tiểu thư nên lên cầu khẩn phu nhân, may ra còn kịp.
Vương Ngọc Yến nghĩ thầm: "năn nỉ mẫu thân chưa chắc đã ăn thua nhưng cũng không còn cách nào khác". Nàng gật đầu rồi cùng Tiểu Thi, U Thảo đi luôn.
Ðoàn Dự nhìn bóng sau lưng nàng đi rất mau lẹ muốn chạy theo nói thêm vài câu. Nhưng vừa chạy theo không biết nói sao liền tần ngần đứng lại.
Vương Ngọc Yến chạy mau lên nhà trên thấy mẫu thân đang đốt lò trầm, khói hương cuồn cuộn bay lên và sắp vào tĩnh toạ nhập định thì phải mất hàng nửa ngày không dám đến quấy nhiễu vội nói ngay:
-Thưa mẫu thân! Con có điều trình mẫu thân.
Vương phu nhân từ từ giương mắt lên nhìn vẻ mặt cực kỳ nghiêm nghị nói:
-Việc gì có liên quan đến nhà Mộ Dung là ta không nghe đâu đấy!
Vương Ngọc Yến nói:
-Thưa mẫu thân! A Châu, A Bích chuyến này không phải có chủ ý đến đây. Con tưởng mẫu thân nên tha cho chúng một phen.
Vương phu nhân hỏi:
-Sao con biết chúng không có chủ ý đến đây? Con sợ ta chặt tay chúng thì biểu huynh không nhìn nhõi đến con nữa phải không?
Vương Ngọc Yến mắt đẫm lệ nói:
-Biểu huynh con cũng là cháu mẫu thân. Sao mẫu thân... lại oán hận chàng? dù mẫu thân có điều xích mích với cữu phụ, mẫu thân cũng chẳng nên giận lây đến biểu huynh con.
Nàng đánh bạo nói mấy câu mà trống ngực đánh thình thình, mình lại tự hỏi mình: "sao ta dám cả gan mở miệng lý sự cả với mẫu thân?".
Vương phu nhân mắt sáng như hai luồng điện lướt qua mặt cô con mấy lần,không nói năng gì rồi nhắm mắt lại. Vương Ngọc Yến không dám thở mạnh, không hiểu trong lòng mẫu thân đang nghĩ gì mà ý định thế nào?".
Hồi lâu phu nhân mới mở mắt ra hỏi:
-Sao con biết ta có chuyện xích mích với cữu phụ? Xích mích ở chỗ nào?
Vương Ngọc Yến nghe giọng nói mẫu thân lạnh như băng giá lại càng sợ hãi,không nói nên lời. Vương phu nhân tiếp:
-Con giỏi lắm! Bây giờ con lớn tuổi rồi, bất tất phải nghe lời ta nữa?
Vương Ngọc Yến vừa bực mình vừa sợ, nước mắt tuôn rơi nói:
-Câu chuyện khiến mẫu thân hờn giận cữu phụ dĩ nhiên là cữu phụ có điều không phải với mẫu thân. Cữu phụ khinh khi mẫu thân thế nào mẫu thân chưa từng nói với con.
Vương phu nhân lớn tiếng hỏi:
-Con đã nghe ai thuật lại chưa?
Vương Ngọc Yến lắc đầu đáp:
-Mẫu thân có cho con ra khỏi Mạn đà sơn trang bao giờ đâu? Cũng chẳng cho một người ngoài nào tới đây thì còn ai kể cho con nghe nữa?
Vương phu nhân thở phào một cái nhẹ nhõm, giọng nói đã có vẻ hoà hoãn:
-Ta muốn con thành người tử tế. Trên đời hạng lưu manh rất nhiều, chém ba ngày không hết. Con còn nhỏ tuổi lại là phận gái, không cho thấy mặt bọn chúng hay hơn.
Nói tới đây bà vụt nhớ ra chuyện gì lại tiếp tục:
-Còn tên thợ trồng hoa họ Ðoàn, miệng nói tràng ba, khoát bảy không phải là người tốt. Gã chỉ nói với con một câu là phải hạ sát ngay không để cho gã nói đến câu thứ hai. Con có biết không?
Vương phu nhân lại hỏi:
-Con không hạ thủ được chăng? xem chừng cái bộ mặt hiền lành, cái trái tim mềm nhũn kia suốt một đời người sẽ bị không biết bao nhiêu lần bịp bợm.
Phu nhân vỗ tay hai cái, Tiểu Thi tiến lại gần. Phu nhân nói:
-Mi truyền lệnh cho mọi người hay là ta ra lệnh: bất cứ ai còn nói với tên thợ trồng hoa họ Ðoàn một câu nào là ta lập tức cho cắt lưỡi cả hai đứa.
Tiểu Thi nghe phu nhân nói sợ xám mặt, đáp một tiếng: "Vâng " rồi lui ra.
Vương phu nhân lại xua tay bảo cô:
-Con cũng đi ra!
Vương Ngọc Yến vâng lời chạy ra đến cửa dừng bước quay đầu lại nhắc:
-Xin mẫu thân tha cho A Châu, A Bích và dặn bọn y từ nay không được bén mảng tới đây nữa.
Vương phu nhân lạnh lùng đáp:
-Ta đã nói rồi mà! Có bao giờ ta nói hai lời đâu? Con đừng nhiều lời vô ích.
Vương Ngọc Yến nghiến răng nói khẽ:
-Con biết vì sao mà mẫu thân giận cữu phụ, vì sao mà mẫu thân giận biểu huynh rồi.
Dứt lời nàng dậm chân nhè nhẹ một cái, đoạn ra khỏi phòng. Phu nhân gọi:
-Trở lại đây đã!
Vương Ngọc Yến nghe mẫu thân truyền lệnh đầy vẻ uy nghiêm lại bước vào phòng cúi đầu không nói gì. Vương phu nhân vừa nhìn làn khói hương xanh ngắt bay quanh đi quẩn lại vừa nói:
-Yến nhi! Con biết câu chuyện thế nào? đừng có giấu ta! Con nói hết đầu đuôi cho ta nghe!
Vương Ngọc Yến mím môi nói:
-Con biết mẫu thân buồn vì cữu phụ không chịu đua hơi với đời, lại giận biểu huynh chẳng chuyên tâm học võ để có thể sáng lập ra môn phái Mộ Dung.
Vương phu nhân cười lạt hỏi:
-Mi còn là tuồng con nít, biết gì? Hơn nữa ta đã thành ngoại tộc rồi, có còn ở trong họ Mộ Dung nữa đâu? Phái Mộ Dung lập nên được hay không, có can dự gì đến ta?
Vương Ngọc Yến nói:
-Con biết rồi! Mẫu thân giận mình phận gái không thì đã lập ra môn phái Mộ Dung rồi. Mẫu thân trách cữu phụ cùng biểu huynh không chịu dốc lòng khôi phục Yên quốc, không chịu chú trọng đến võ công.
Vương phu nhân hỏi:
-Ai đã nói với con như vậy?
Vương Ngọc Yến nói:
-Tự con đoán ra thế.
Vương phu nhân nói:
-Ta chắc là biểu huynh kể cho con nghe, đúng không?
Vương Ngọc Yến không muốn giấu mẫu thân mà cũng không chịu thừa nhận,nàng nín lặng không đáp.
Vương phu nhân lại nói:
-Biểu huynh con đường đường tấm thân nam tử, lại lớn hơn con mười tuổi đầu rồi mà không chịu học cho thành tài, không có chí tiến thủ, chỉ liêu biêu chẳng chịu làm gì. Thậm chí võ công còn thua cả con nữa. Thế là tiếng tăm nhà Mộ Dung bị y xoá nhoà rồi. Bốn chữ Cô Tô Mộ Dung oai phong lẫm liệt dư trăm năm nay, võ công của biểu huynh con như vậy có xứng đáng không?
Vương Ngọc Yến nghe nói nét mặt lúc đỏ bừng lúc nhợt nhạt, nhận thấy lời mẫu thân quả là đúng lý, không biết trả lời ra sao.
Vương phu nhân lại nói:
-Hiện nay y lên chùa Thiếu Lâm, mấy tên thị tỳ hớt lẻo tự nhiên tong tả sang đây mách con chứ gì? Chà y lên chùa Thiếu Lâm phen này không bõ người ta chê cười cho thối óc hay sao? Ta chỉ cầu trời khấn Phật cho thiên hạ đừng tin cái bị thịt đó là con em nhà Mộ Dung ở Cô Tô. Không chừng chỉ đấu mấy hiệp là toi mạng nếu bọn họ không điều tra ra được là ai thế là may lắm rồi.
Vương Ngọc Yến tiến lại gần ỏn thót:
-Mẫu thân! Xin mẫu thân đi cứu biểu huynh con một phen. Họ Mộ Dung chỉ còn mình chàng nối dõi nếu chàng có mệnh hệ nào thì nhà Mộ Dung ở Cô Tô phải đoạn tôn, diệt tộc.
Vương phu nhân cười lạt đáp:
-Hừ! Cô Tô Mộ Dung! Nhà Mộ Dung có đoái hoài gì đến ta thì việc gì ta phải lo cho họ.
Phu nhân biết mình nói thế là lỡ lời vội xua tay nói:
-Thôi con đi ra đi!
Vương Ngọc Yến:
-Mẫu thân ơi! biểu huynh...
Vương phu nhân lớn tiếng:
-Con này mỗi lúc một bướng bỉnh thêm!
Vương Ngọc Yến nuốt lệ, cúi đầu đi ra, cõi lòng trống rỗng, không có định hướng, chẳng biết làm thế nào. Nằng cắm đầu đi tới dãy hành lang phía Tây,thoảng nghe có tiếng người khẽ gọi:
-Cô nương! công việc ra sao?
Vương Ngọc Yến ngửng đầu nhìn xem ai té ra là Ðoàn Dự, nàng vội gạt đi:
-Ngươi... ngươi đừng nói gì với ta nữa.
Nguyên từ lúc Vương Ngọc Yến đi khỏi, chàng tần ngần đi theo sau rồi đứng chờ ngoài xa. Ngọc Yến ở trong phòng phu nhân đi ra, chàng cũng không tự chủ được lẽo đeo theo sau, mới nhìn nét mặt sầu thảm của nàng chàng đã biết ngay
Vương phu nhân không ưng liền nói:
-Phu nhân không thương cho thì ta tính cách khác chứ sao?
Vương Ngọc Yến buồn rầu đáp:
-Mẫu thân ta không nghe thì còn cách nào nữa? Người... người còn bảo biểu huynh ta lâm nguy và người bỏ mặc không ứng cứu. Nàng càng nói càng đau lòng,không cầm được nước mắt. Ðoàn Dự hỏi:
-Mộ Dung công tử cũng lâm nguy ư?
Rồi chàng sực nhớ ra điều gì nói tiếp:
-Võ công cô nương còn hơn công tử một bậc, sao cô nương không đi cứu chàng?
Vương Ngọc Yến mắt đẫm lệ ngước lên nhìn Ðoàn Dự trừng trừng, tựa hồ như câu chàng nói rất là kỳ dị. Lâu lâu nàng mới đáp:
-Ta... ta đi thế nào được? Việc này mẫu thân còn khe khắt hơn.
Ðoàn Dự mỉm cười:
-Dĩ nhiên là phu nhân không cho rồi. Cô nương không biết tự mình lén ra đi hay sao? Chính tôi đây cũng bỏ nhà trốn đi, rồi sau trở về cả gia gia và má má tôi cũng thôi, có trách phạt gì đâu?
Vương Ngọc Yến nghe lời chàng khác nào ánh lửa soi vào chỗ tối. Nàng tự nhủ:
"phải lắm! Ta lén đi cứu biểu huynh ta, khi trở về đến bị mẫu thân đánh đòn là cùng chứ gì? Dù người có giết ta thì ta cũng đã cứu biểu huynh ta rồi". Nàng nghĩ đến chuyện đi cứu biểu huynh mà chịu gian nan vất vả thì lòng nàng vừa chua xót lại vừa phấn khởi. Nàng lẩm bẩm một mình:
-Gã này đã trốn nhà ra đi. ồ mà sao trước nay ta không nghĩ đến chuyện này?
Ðoàn Dự cực lực cổ võ cho nàng:
-Cô nương cứ chui rúc ở xó Mạn đà sơn trang này mãi sao không chịu ra ngoài
mà xem bao cảnh hùng vĩ, thế giới bao la?
Vương Ngọc Yến lắc đầu nói:
-Ta tưởng cũng chẳng có gì đáng xem. Ta chỉ cần đi tiếp ứng biểu huynh để xem chàng có gặp nguy hiểm gì không nhưng ta chưa từng ra khỏi cửa nên chẳng biết Thiếu Lâm tự ở phương nào.
Ðoàn Dự vội nói:
-Tôi xin đi với cô nương, dọc đường có chuyện gì cô nương chưa rành nhất thiết tôi sẽ ứng phó giùm cho là được.
Vương Ngọc Yến đang lúc chưa có chủ ý gì, nàng phân vân chưa quyết thì Ðoàn Dự lại hỏi luôn:
-Còn bọn A Châu, A Bích ra sao?
Vương Ngọc Yến đáp:
-Mẫu thân ta không chịu nhiêu dung.
Ðoàn Dự nói:
-Trời không chịu đất thì đất chẳng chịu trời. Nếu để bọn này nị chặt chân tay tất biểu huynh cô nương sẽ trách cứ đến cô. Sao bằng cứu cả hai nàng đó rồi cả bốn người ta cùng giông thẳng một lèo?
Ngọc Yến lắc đầu lè lưỡi nói:
-Ðó là một hành động đại nghịch, khi nào mẫu thân ta chịu để yên? Ngươi thật là một gã bạo hổ hằng hà.
Ðoàn Dự đoán tâm lý biết rằng ngoại trừ việc có liên quan đến biểu huynh nàng thì không còn điều gì lay chuyển được nàng liền dùng kế tấn công bằng cách xin thoái bộ, chàng nói:
-Ðã thế thì chúng ta ra đi tức khắc, bỏ mặc hai nàng A Châu, A Bích cho phu nhân chặt tay. Sau này biểu huynh cô nương có hỏi đến thì chỉ việc bảo chàng mình không hay biết gì là xong. Tôi nhất định giữ bí mật chuyện này.
Vương Ngọc Yến vội đáp:
-Không được! Không được! Thế thì ta dối trá cả biểu huynh ta hay sao?
Nàng ngần ngừ một lúc rồi than rằng:
-Trời ơi! A Châu, A Bích là hai tên thị nữ tâm phúc của chàng, hầu hạ chàng từ thuở nhỏ, chẳng khác chi tình ruột thịt, nếu để bọn y bị cụt chân cụt tay thì họ Mộ Dung sẽ cùng họ Vương kết thành một mối thâm cừu.
Nàng dẫm chân xuống đất nói:
-Ngươi đi theo ta!
Ðoàn Dự nhìn nàng đi như bay về góc tây bắc trong lòng rung động thầm nghĩ:
"giả tỷ mình đừng khuyên nàng cứu A Châu, A Bích có phải giữa Mộ Dung công tử và nàng có một mối chia rẽ trầm trọng không? nhưng nếu mình giữ ý nghĩ độc ác như vậy, giương mắt ra mà nhìn Châu, Bích bị thảm hình thì lòng không yên".
Ta nên biết rằng Ðoàn Dự tuy ăn phải bả tình cực kỳ trầm trọng nhưng tâm địa chàng rất lương thiện, không chịu hại người để lợi cho mình.
Chớp mắt Vương Ngọc Yến đã đến cửa một căn nhà đá lớn, cất tiếng gọi:
-Bình má má! Mụ ra đây ta bảo.
Bỗng từ trong thạch ốc vẳng ra một chuỗi cười "khặc khặc" và giọng nói rất khô khan:
-Cô nương đến coi mụ chế hoa phì đó phải không?
Lúc nãy Ðoàn Dự đã nghe thấy U Thảo cùng Tiểu Thi bảo A Châu và A Bích đã bị tống vào trong "hoa phì phòng" gì đó nhưng chàng không để ý. Bây giờ lại nghe giọng nói hắc sì sì "chế hoa phì", bất giác khẽ la lên:
-Trời ơi! họ làm đồ bón hoa! Phải rồi! Vương phu nhân thật là tàn nhẫn đến cùng cực, đem người chôn sống, chặt ra để bón trà, chỉ chậm lát nữa là A Châu, A Bích sẽ bị chặt tay để dùng vào việc này. Bây giờ biết làm thế nào?
Trống ngực đánh thình thình, mặt chàng cắt không còn hột máu.
Vương Ngọc Yến nói:
-Bình má má ơi! mẫu thân có việc cần, mụ ra ngay đây.
Trong thạch ốc lại có tiếng hỏi vọng ra:
-Bình má má đang mắc câu chuyện. Phu nhân có việc chi cần kíp mà cô nương phải thân hành đến đây?
Vương Ngọc Yến nói:
-Mẫu thân ta bảo... chà! Ðã đem bọn chúng đến đây chưa?
Nàng vừa nói vừa bước vào trong nhà đá. Nhìn thấy A Châu, A Bích bị trói treo lên hai cây cột sắt, miệng nhét đầy hạt trái cây. Hai mắt nàng đẫm lệ mà miệng nói không ra tiếng. Ðoàn Dự cũng ghé đầu vào coi, thấy hai nàng chưa việc gì mới hơi yên tâm. Nhưng khi nhìn ra hai bên thì trống ngực lại đánh hơn trống làng. Một mụ già lưng còng đầu tóc bạc phơ, tay cầm một lưỡi gươm trường sáng loáng, bên cạnh mụ là cái vạc nước sôi sùng sục.
Vương Ngọc Yến cười nói:
-Mẫu thân ta bảo mụ hãy buông hai đứa này ra để ta dẫn chúng lên cho người tra hỏi ngọn ngành một việc khẩn cấp đã.
Bấy giờ Bình má má mới quay mặt ra. Ðoàn Dự thấy mụ nhe cặp răng nanh nhọn hoắt chìa ra ngoài miệng, dường như để cắn người lạ mặt thì trong lòng cảm thấy khó chịu vô cùng. Bỗng thấy mụ gật đầu nói:
-Vâng tra hỏi cho ra gốc ngọn, rồi lại đưa chúng nó xuống đây chặt chân tay.
Mụ còn càu nhàu một mình:
-Bình má má này bình sinh rất ghét những đứa gái xinh đẹp. Hai con lỏi này đem chặt chân tay đi là phải.
Ðoàn Dự nghe mụ nói tức lắm nghĩ bụng: "mụ la sát độc ác này không biết đã giết chết bao nhiêu người rồi. Tiếc rắng sức mình trói gà không chặt, không thì tát cho mụ gẫy mấy cái răng rồi hãy gỡ cho A Châu, A Bích ra".
Bình má má tuy tuổi già nhưng còn thính tai lắm. Ðoàn Dự đứng bên ngoài thở mạnh bị mụ nghe rõ, mụ liền hỏi:
-Ðứa nào đứng ngoài đấy?
Rồi mụ thò đầu ra ngoài trông thấy Ðoàn Dự, trong lòng sinh nghi hỏi ngay:
-Mi là ai?
Ðoàn Dự cười đáp:
-Tôi là thợ trồng hoa, vâng lệnh Vương phu nhân trông mấy khóm bạch trà, đến đây hỏi má má xem có đồ bón chưa?
Bình má má đáp:
-Mi chờ một lúc nữa sẽ có!
Mụ quay sang hỏi Vương Ngọc Yến:
-Tiểu thư! Mộ Dung thiếu gia cưng hai con nha hoàn này lắm phải không?
Vương Ngọc Yến không biết nói dối, buột miệng trả lời:
-Ðúng rồi! Mụ đừng giết chúng hay hơn.
Bình má má gật đầu nói:
-Tiểu thư! Phải chăng phu nhân đang nhập định?
Vương Ngọc Yến đáp:
-Phải rồi!
Nàng vừa buột miệng đã biết lỡ lời giơ tay lên bịt miệng lại. Ðoàn Dự ngấm ngầm than rằng:
-Chết rồi! Cô này không biết nói dối.
Bình má má giả vờ tuổi già lẫn lộn, làm bộ tuyệt không để ý đến chỗ vô tình bại lộ, mụ nói:
-Dây trói chặt quá, tiểu thư lại đây giúp tôi một tay để cởi chúng nó ra.
Vương Ngọc Yến gật đầu bước tới cạnh A Châu để cởi trói thì đột nhiên đánh tách một tiếng, một cái móc sắt hình cánh cung từ trong cột sắt bật ra, quàng lấy chiếc lưng thon Ngọc Yến rồi thít chặt vào.
Vương Ngọc Yến kêu rú lên một tiếng. Cái vòng sắt chụp lấy lưng nàng chỉ còn hở có vài tấc, nàng cựa thế nào cũng không thoát ra được.
Ðoàn Dự cả kinh chạy lại quát hỏi:
-Mi làm trò gì thế này? Mau buông tiểu thư ra!
Bình má má lại rú lên mấy tiếng cười khành khạch, nói:
-Phu nhân đã nhập định, khi nào còn truyền đem hai con lỏi này lên tra hỏi? Hơn nữa thiếu chi thị nữ, nha hoàn mà tiểu thư phải thân hành đến đây? Trong việc này tất còn có nhiều uẩn khúc kỳ quặc. Tiểu thư! Hãy chờ đây một lát để mụ lên bẩm lại phu nhân rồi sẽ xuống nói chuyện.
Nguyên "Hoa phì phòng" này Vương phu nhân dùng làm chỗ chém giết người.
Trong nhà đá đặt đủ các cơ cấu chế phục tù đồ, muốn giết chóc cách nào thì tha hồ mà hạ thủ. Bình má má là một tay thâm độc vô cùng, xuất thân trong nghề hắc đạo với cái ngoại hiệu "độc cước nữ đạo". Tay mụ đã gây ra không biết bao nhiêu vụ huyết án, giết bao nhiêu mạng người. Vương phu nhân chế phục được mụ rồi, thấy mụ tinh lanh được việc, giao cho mụ công tác chém giết tại "hoa phì phòng". Mụ làm rất đắc lực. Mụ thấy cử chỉ nói năng của Vương Ngọc Yến có nhiều chỗ khả nghi, mụ còn biết rõ Vương phu nhân rất oán ghét nhà Mộ Dung và thầm lo võ nghệ tiểu thư cực kỳ lợi hại, mình quyết không địch nổi. Giả tỷ nàng đã ra lệnh mà mình không nghe tất đi đến chỗ cưỡng bức mình phải tha người. Mụ đành tính nước liều, phát động cơ quan để giữ nàng lại.
Vương Ngọc Yến tức giận nói:
-Mụ không phải lên đâu, xuống đâu, buông tha ta ngay!
Bình má má đáp:
-Thưa tiểu thư! Tiểu thư xét lại cho, mụ lúc nào cũng giữ tấc dạ trung thành với phu nhân, không dám làm điều gì mảy may lầm lẫn. Xin tiểu thư chờ mụ lên hỏi lại phu nhân, nếu quả đúng như lời tiểu thư, thì mụ xin đập đầu tạ tội với tiểu thư sau.
Vương Ngọc Yến rất đỗi hoang mang, gọi giật lại:
-Này này! Mụ đừng hỏi lại mẫu thân ta nữa! người làm ầm lên bây giờ!
Bình má má vốn là một mụ đại gian ngoan, thấy nàng hốt hoảng như vậy càng nhìn rõ Ngọc Yến phản bội mẫu thân, giở trò quỷ quái lừa bịp mình để gỡ hai đứa thị tỳ tâm phúc của biểu huynh nàng. Mụ biết rõ là tiểu thư giả truyền hiệu lệnh
của phu nhân. Nếu mình hớ hênh thả hai đứa này ra là nàng thừa cơ đưa đi tức khắc. Mụ đáp:
-Không sao! Tiểu thư chờ đây một lát! Mụ xin trở lại ngay mà!
Vương Ngọc Yến vẫn cố ngăn lại nói:
-Mụ đừng đi! hãy buông tha ta rồi hãy nói chuyện.
Bình má má khi nào chịu nghe nàng. Mụ trở gót đi ngay ra cửa. Ðoàn Dự thấy sự tình nguy cấp, vội giơ tay ra cản đường cười nói:
-Mụ phải thả tiểu thư ra trước đã rồi hãy lên hỏi phu nhân, có hay hơn không?
mụ không nhớ người ta thường nói rằng: "Quan xa bản nha gần" hay sao? Mụ là người ngoài, đắc tội với tiểu thư thì không yên thân được đâu.
Bình má má liếc đôi mắt ti hí nhìn Ðoàn Dự, rồi nghẹo đầu nói:
-Thằng lỏi này xem ra cũng có điều xảo trá đây.
Mụ vừa nói vừa giơ tay chụp lấy cổ tay Ðoàn Dự. Chàng vừa bị mụ giữ chặt mạch môn đã cảm thấy toàn thân bị tê liệt. Tuy trong người chàng có nội lực cực kỳ thâm hậu song không biết sử dụng chịu để cho Bình má má lôi lại bên cột sắt,bấm nút cơ quan. Vừa "cách" một tiếng, cái vòng thép đã bật ra chụp ngang lưng chàng.
Bình má má vừa chạm bàn tay vào cổ tay Ðoàn Dự đã cảm thấy nội lực trong mình cuồn cuộn thoát ra không ngớt, khó chịu quá không biết đến đâu mà kể. Mụ đưa vòng thép quàng lấy lưng chàng xong liền giật tay ra ngay.
Ðoàn Dự thấy tình trạng nguy ngập quá liền giơ tay lên vừa ôm chặt lấy cổ tay mụ vừa nói:
-Mi chớ đi!
Bình má má cả giận quát lên:
-Buông tay ra!
Mụ mở miệng quát, chân khí trong người càng tiết ra mau. Ðoàn Dự từ khi ở chùa Thiên Long được bá phụ truyền thụ cho biết cách thu nạp chân khí vào huyệt đan điền nên nội lực trong người Bình má má bị "chu cáp thần công" hút sang
người chàng, chàng vận dụng cho về chỗ chứa, không đến nỗi để chạy lung tung trong người như trước.
Bình má má cố sức cựa quậy mà không sao gỡ ra khỏi hai cánh tay Ðoàn Dự ôm ghì lấy. Mụ càng kinh hãi la lên:
-Mi... mi biết phép "hoá công đại pháp" phải không? mau buông ta ra!
Ðoàn Dự đối diện với bộ mặt quỷ dạ xoa của mụ, chỉ cách chừng một vài tấc mà lưng chàng bị vòng thép xiết chặt, không thể nào quay mặt ra chỗ khác được, phải nhìn bộ răng lồi vàng khè của mụ mà nôn oẹ. Nhưng chàng biết đang ở trong tình trạng nguy ngập khác nào khối nặng ngàn cân treo đầu sợi tóc. Giả tỷ mình buông tha mụ ra thì Vương Ngọc Yến tất nhiên sẽ bị trọng trách mà tính mạng mình cùng A Châu, A Bích cũng không bảo toàn được. Chàng đành nhắm mắt lại để khỏi phải nhìn thấy bộ mặt khiếp đảm của mụ.
Bình má má vẫn tiếp tục la:
-Mi... mi có buông tha ta không?
Tiếng mụ đã phều phào gần như kiệt lực.
Ta nên nhớ rằng nội lực trong thân thể Ðoàn Dự càng nhiều thì hấp lực của "chu cáp thần công" càng mạnh. Buổi đầu tiên "chu cáp thần công" hút chân khí của bọn Phá Tham còn mất nhiều thì giờ về sau lại hút thêm toàn bộ nội lực của Huỳnh Mi tăng và Thạch Thanh Tử, rồi một phần nội lực của Bảo Ðịnh Ðế và mấy vị hoà thượng chùa Thiên Long. Bây giò chàng hút nội lực của Bình má má trong giây lát là hết. Bình má má tuy là người hung hãn nhưng nội lực làm gì có nhiều nên chỉ trong thời gian uống cạn tuần trà là tinh thần mụ đã bạc nhược, hơi thở yếu ớt, luôn miệng nói mấy câu: "Buông ta ra! Buông ta ra!" như người hết hơi.
Ðoàn Dự nói:
-Mụ phải mở cơ quan tha ta trước đã.
Bình má má chịu nước lép nói:
-Xin vâng! Xin vâng!
Ðoàn Dự buông tay trái mụ ra, chỉ giữ một tay mặt để mụ thò tay vào gầm bàn bấm nút cơ quan. Sau tiếng lách cách, chiếc vòng thép há ra rồi co về chỗ.
Ðoàn Dự lại trỏ tay bảo mụ phải buông tha cả Vương Ngọc Yến cùng A Châu, A Bích.
/34
|