Ném bóng rổ cần lấy lực từ bắp chân và đầu gối. Dùng lực của chân bật nhảy, sau đó lực sẽ từ mông, đến bụng, đến cánh tay, sau đó đưa vào quả bóng.
Văn được Lê Thanh Bình chỉ cho tư thế này một lần, chợt nhận thấy ném bóng sao giống Khuyết Nguyệt Triều Quyền tới vậy.
Nó làm đúng theo những động tác đó, đẩy quả bóng lên, hai ngón tay trỏ và giữa tiếp xúc cuối cùng với bóng, tạo nên một độ xoáy.
Quả bóng bay lên trời, sau đó, rơi xuống, còn cách rổ cả một đoạn.
- Còn chưa quen, cứ ở đây tập dần, nhé!
Lê Thanh Bình vỗ vai nó, sau đó để mặc nó ở lại với cái bảng rổ. Sân tập có rất nhiều bảng rổ, nó nghiễm nhiên một mình một chỗ, với một quả bóng, không ngừng tập ném.
- Em có gì cần giúp, cứ nói với chị nhé.
Thuý đứng đó, dịu dàng nói với nó.
- Em không cần gì đâu ạ, cám ơn chị.
Nó đưa mắt nhìn chị gái này. Không xinh không xấu. Hơi gầy. Dong dỏng cao. Dáng đứng hơi khép nép, vai co lại. Là một người không tự tin. Chiếc áo thun được giặt giũ cẩn thận, phẳng phiu, nhưng lại có một nếp gấp ở bụng. Ống quần jeans cũng có những vết gấp như vậy, đan vào nhau lộn xộn. Đầu ngón tay có chút nhăn nheo, và trắng bệch.
Từ người chị ta, thoang thoảng một mùi hương. Một mùi hương mà nó vô cùng quen thuộc, nhưng lại nhất thời không nhớ ra.
Cặp mắt nó chỉ đảo qua tất cả những chi tiết đó trong một khoảnh khắc. Đầu óc nó vụt ra rất nhiều ý tưởng, nhưng lại chưa kịp hệ thống những ý tưởng ấy lại với nhau.
Nó lắc đầu, không nghĩ nữa.
Nó quay lại tập ném bóng. Muốn chơi thể thao, không chỉ cần kĩ thuật, mà còn cần chiến thuật. Khi nó kể với anh Quang, anh ta mới nói với nó như vậy.
Chiến thuật, chính là cách các tuyển thủ phối hợp với nhau trên sân đấu. Không một môn thể thao nào không xây dựng hệ thống chiến thuật cho mình. Làm cách nào để đội hình có thể vận hành một cách tốt nhất, và ngăn cản được đối phương nhiều nhất, chính là mục đích của chiến thuật.
Xây dựng chiến thuật, không chỉ để đối phó với chiến thuật của đối phương, mà còn phải dựa trên năng lực của từng tuyển thủ.
Thường thì, chiến thuật là nhiệm vụ của các huấn luyện viên. Nhưng trường Kình Ngư đã đổ kinh phí vào việc thuê những giáo viên như thầy Lưu Vĩnh Khang về dạy các đội tuyển rồi, không thể phung phí thêm vào các đội bóng nữa. Dù sao thì thi đấu thể thao cũng chỉ là một loại phong trào, mà nhà trường chú trọng vào các môn thi đấu phô bày kĩ năng cá nhân nhiều hơn.
Nhà trường mà xuất hiện một học sinh sáng chói tại một môn cá nhân nào đó như điền kinh, hay võ thuật, sẽ được các thế lực lớn chú ý đến, giá trị của nhà trường cũng sẽ tăng lên.
Các thầy cô vẫn gọi, như thế là “bán được giá”.
Như năm ngoái Trần Thiên Anh xuất hiện như một ngôi sao rực rỡ, nhưng lại chưa tìm được một đại học danh giá nào muốn lấy, nên gọi là “được mùa mà mất giá”.
Từ khi giáo dục được xã hội hoá, thầy cô dần trở thành một người cung ứng dịch vụ, còn học trò, vừa là khách hàng, lại vừa chính là món hàng. Lại nói về chiến thuật, các chiến thuật cơ bản trong thể thao, anh Quang cũng đã giảng cho nó. Nhưng đó vẫn chỉ là lý thuyết. Nó còn cần theo dõi thực chiến. Vì vậy, những tháng ngày ngồi ngoài biên theo dõi các đội tuyển tập luyện, nó đã nhìn ra khá nhiều.
Trên sân bóng chuyền, sau khi hoàn thành 1000 lần tập chuyền bóng, thằng Văn hai tay rã rời ngồi xuống sát đường biên xem đội bóng tập luyện. Chị Thuý đã ngồi ở đó. Bà chị này làm quản lý cho mọi loại đội bóng, vô cùng chăm chỉ.
Mắt chị ta sáng ngời nhìn theo từng động tác của Lê Thanh Bình. Cánh tay khẳng khiu và gầy gò của chị ta cầm một tấm bảng nhựa, và một cây bút dạ. Đây là loại dụng cụ dùng để phổ biến chiến thuật cho đội.
- Chị cho em mượn cái bảng và cây bút được không? - Văn hỏi.
- À, ừ... Đẹp lắm! Anh Bình đập một quả đẹp quá!
Văn mặc kệ bà chị này phát cuồng vì Lê Thanh Bình, đón lấy tấm bảng và cây bút. Nó bắt đầu quan sát sự di chuyển trên sân, sau đó ghi chép lại.
Bóng chuyền thi đấu không chỉ dựa vào 6 người trên một bên sân, mà cần liên tục luân chuyển vòng tuyển thủ. Chính nhờ sự luân chuyển liên tục, mà sự có mặt, vị trí đứng của các thành viên cũng thay đổi, người phát bóng thay đổi, khiến chiến thuật sẽ phải thay đổi theo. Do không có tuyển thủ nào giống tuyển thủ nào, mà qua mỗi lượt luân chuyển, đội hình sẽ rơi vào trạng thái mạnh, hoặc yếu.
Nếu lượt luân chuyển khiến 3 cầu thủ thấp bé đứng lên hàng trên, thì làm sao để chắn bóng là cả một vấn đề.
Còn nếu lượt luân chuyển khiến cho cả 3 tay đập cao to đều ở hàng trên, thì đó là lượt cần tận dụng sức tấn công để ghi điểm.
Bởi vậy, thi đấu bóng chuyền rất ít khi như bóng đá, áp đảo người ta đến mức không ghi nổi một điểm nào.
Một bên muốn thắng một set đấu với 25 điểm, thì bên còn lại bét ra cũng ghi được mười mấy điểm.
Đây cũng là một điểm cần lưu ý.
Ngoài ra, tuy có chia vị trí cụ thể, nhưng mỗi tuyển thủ trên sân về mặt lý thuyết lại không có gì khác biệt nhau. Bất cứ ai cũng có thể đỡ bóng, chuyền bóng, hay đập bóng.
Nhưng có một vị trí cần phải lưu ý, là libero. Vì đây là một vị trí đặc biệt khác hẳn với các vị trí còn lại.
Được thay vào cho bất kì một cầu thủ tuyến sau nào. Chỉ được đỡ bóng, không được đập bóng khi bóng ở cao hơn lưới. Khi chuyền bóng ở vị trí hàng trước, đồng đội sẽ không được đập khi bóng cao hơn lưới.
Vị trí này có rất nhiều cách để tận dụng đây. Văn thầm nghĩ. Nó quan sát trên sân tập. Libero luôn mặc một màu áo vô cùng khác biệt. Mỗi khi đối phương tấn công, libero là người phòng thủ quan trọng nhất. Nhưng khi bị mất điểm, libero dễ là đứa bị ăn chửi nhiều nhất.
Nhưng anh Bình đã đăng kí cho nó làm libero dự bị, cộng thêm một lời động viên, libero là linh hồn của cả đội, anh ta đặt toàn bộ niềm tin vào nó. Lời động viên này, khiến nó vô cùng cảm động.
Nó không biết rằng, libero dự bị, tức là dự bị của dự bị, muôn đời cũng không được vào sân. Mà dù có được vào sân, vinh quang trên sàn đấu đều sẽ tập trung vào Lê Thanh Bình, tay đập chính, chứ không phải bất kì ai khác.
Nó không quan tâm tới tính toán nhỏ nhen đó, nó chỉ chăm chăm nhìn vào chiến thuật trên sân.
Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu mây..., tất cả các môn nó tham gia, nó đều dành rất nhiều thời gian để quan sát. Chiến thuật, còn dựa rất nhiều vào luật chơi của từng bộ môn. Đối với bóng rổ, là các luật đếm thời gian, và luật chỉ cho phép cầm bóng hai lần. Đối với bóng chuyền, thì là luật 3 chạm. Không tính lúc chạm hàng chắn phòng thủ, mỗi bên chỉ được phép có 3 lần tiếp xúc với bóng, trước khi đưa bóng sang phần sân đối phương. Hơn nữa, một người không thể chạm bóng 2 lần liên tiếp.
Luật 3 chạm này hình thành nên một loại chiến thuật cơ bản nhất, gồm 3 bước: đỡ bóng, chuyền bóng, và đập bóng.
Trong 3 khâu này, chuyền bóng là khâu trung tâm, là biến một pha đỡ bóng giời ơi đất hỡi trở thành một pha kiến tạo đẹp cho tay đập. Thao tác này cần rất nhiều kĩ thuật, độ tinh tế, và trí tuệ.
Ở Đại Nam, tuyển thủ chuyên thực hiện thao tác này, được gọi là “chuyền hai”. Vị trí này tuy không toả sáng quá nhiều như tay đập, nhưng về độ quan trọng, cũng không hề kém.
Mọi chiến thuật, đều phải xoay quanh chuyền hai sao? Văn vừa quan sát diễn biến trên sân tập, vừa suy nghĩ, vừa hí hoáy vẽ lên bảng những sơ đồ.
Văn được Lê Thanh Bình chỉ cho tư thế này một lần, chợt nhận thấy ném bóng sao giống Khuyết Nguyệt Triều Quyền tới vậy.
Nó làm đúng theo những động tác đó, đẩy quả bóng lên, hai ngón tay trỏ và giữa tiếp xúc cuối cùng với bóng, tạo nên một độ xoáy.
Quả bóng bay lên trời, sau đó, rơi xuống, còn cách rổ cả một đoạn.
- Còn chưa quen, cứ ở đây tập dần, nhé!
Lê Thanh Bình vỗ vai nó, sau đó để mặc nó ở lại với cái bảng rổ. Sân tập có rất nhiều bảng rổ, nó nghiễm nhiên một mình một chỗ, với một quả bóng, không ngừng tập ném.
- Em có gì cần giúp, cứ nói với chị nhé.
Thuý đứng đó, dịu dàng nói với nó.
- Em không cần gì đâu ạ, cám ơn chị.
Nó đưa mắt nhìn chị gái này. Không xinh không xấu. Hơi gầy. Dong dỏng cao. Dáng đứng hơi khép nép, vai co lại. Là một người không tự tin. Chiếc áo thun được giặt giũ cẩn thận, phẳng phiu, nhưng lại có một nếp gấp ở bụng. Ống quần jeans cũng có những vết gấp như vậy, đan vào nhau lộn xộn. Đầu ngón tay có chút nhăn nheo, và trắng bệch.
Từ người chị ta, thoang thoảng một mùi hương. Một mùi hương mà nó vô cùng quen thuộc, nhưng lại nhất thời không nhớ ra.
Cặp mắt nó chỉ đảo qua tất cả những chi tiết đó trong một khoảnh khắc. Đầu óc nó vụt ra rất nhiều ý tưởng, nhưng lại chưa kịp hệ thống những ý tưởng ấy lại với nhau.
Nó lắc đầu, không nghĩ nữa.
Nó quay lại tập ném bóng. Muốn chơi thể thao, không chỉ cần kĩ thuật, mà còn cần chiến thuật. Khi nó kể với anh Quang, anh ta mới nói với nó như vậy.
Chiến thuật, chính là cách các tuyển thủ phối hợp với nhau trên sân đấu. Không một môn thể thao nào không xây dựng hệ thống chiến thuật cho mình. Làm cách nào để đội hình có thể vận hành một cách tốt nhất, và ngăn cản được đối phương nhiều nhất, chính là mục đích của chiến thuật.
Xây dựng chiến thuật, không chỉ để đối phó với chiến thuật của đối phương, mà còn phải dựa trên năng lực của từng tuyển thủ.
Thường thì, chiến thuật là nhiệm vụ của các huấn luyện viên. Nhưng trường Kình Ngư đã đổ kinh phí vào việc thuê những giáo viên như thầy Lưu Vĩnh Khang về dạy các đội tuyển rồi, không thể phung phí thêm vào các đội bóng nữa. Dù sao thì thi đấu thể thao cũng chỉ là một loại phong trào, mà nhà trường chú trọng vào các môn thi đấu phô bày kĩ năng cá nhân nhiều hơn.
Nhà trường mà xuất hiện một học sinh sáng chói tại một môn cá nhân nào đó như điền kinh, hay võ thuật, sẽ được các thế lực lớn chú ý đến, giá trị của nhà trường cũng sẽ tăng lên.
Các thầy cô vẫn gọi, như thế là “bán được giá”.
Như năm ngoái Trần Thiên Anh xuất hiện như một ngôi sao rực rỡ, nhưng lại chưa tìm được một đại học danh giá nào muốn lấy, nên gọi là “được mùa mà mất giá”.
Từ khi giáo dục được xã hội hoá, thầy cô dần trở thành một người cung ứng dịch vụ, còn học trò, vừa là khách hàng, lại vừa chính là món hàng. Lại nói về chiến thuật, các chiến thuật cơ bản trong thể thao, anh Quang cũng đã giảng cho nó. Nhưng đó vẫn chỉ là lý thuyết. Nó còn cần theo dõi thực chiến. Vì vậy, những tháng ngày ngồi ngoài biên theo dõi các đội tuyển tập luyện, nó đã nhìn ra khá nhiều.
Trên sân bóng chuyền, sau khi hoàn thành 1000 lần tập chuyền bóng, thằng Văn hai tay rã rời ngồi xuống sát đường biên xem đội bóng tập luyện. Chị Thuý đã ngồi ở đó. Bà chị này làm quản lý cho mọi loại đội bóng, vô cùng chăm chỉ.
Mắt chị ta sáng ngời nhìn theo từng động tác của Lê Thanh Bình. Cánh tay khẳng khiu và gầy gò của chị ta cầm một tấm bảng nhựa, và một cây bút dạ. Đây là loại dụng cụ dùng để phổ biến chiến thuật cho đội.
- Chị cho em mượn cái bảng và cây bút được không? - Văn hỏi.
- À, ừ... Đẹp lắm! Anh Bình đập một quả đẹp quá!
Văn mặc kệ bà chị này phát cuồng vì Lê Thanh Bình, đón lấy tấm bảng và cây bút. Nó bắt đầu quan sát sự di chuyển trên sân, sau đó ghi chép lại.
Bóng chuyền thi đấu không chỉ dựa vào 6 người trên một bên sân, mà cần liên tục luân chuyển vòng tuyển thủ. Chính nhờ sự luân chuyển liên tục, mà sự có mặt, vị trí đứng của các thành viên cũng thay đổi, người phát bóng thay đổi, khiến chiến thuật sẽ phải thay đổi theo. Do không có tuyển thủ nào giống tuyển thủ nào, mà qua mỗi lượt luân chuyển, đội hình sẽ rơi vào trạng thái mạnh, hoặc yếu.
Nếu lượt luân chuyển khiến 3 cầu thủ thấp bé đứng lên hàng trên, thì làm sao để chắn bóng là cả một vấn đề.
Còn nếu lượt luân chuyển khiến cho cả 3 tay đập cao to đều ở hàng trên, thì đó là lượt cần tận dụng sức tấn công để ghi điểm.
Bởi vậy, thi đấu bóng chuyền rất ít khi như bóng đá, áp đảo người ta đến mức không ghi nổi một điểm nào.
Một bên muốn thắng một set đấu với 25 điểm, thì bên còn lại bét ra cũng ghi được mười mấy điểm.
Đây cũng là một điểm cần lưu ý.
Ngoài ra, tuy có chia vị trí cụ thể, nhưng mỗi tuyển thủ trên sân về mặt lý thuyết lại không có gì khác biệt nhau. Bất cứ ai cũng có thể đỡ bóng, chuyền bóng, hay đập bóng.
Nhưng có một vị trí cần phải lưu ý, là libero. Vì đây là một vị trí đặc biệt khác hẳn với các vị trí còn lại.
Được thay vào cho bất kì một cầu thủ tuyến sau nào. Chỉ được đỡ bóng, không được đập bóng khi bóng ở cao hơn lưới. Khi chuyền bóng ở vị trí hàng trước, đồng đội sẽ không được đập khi bóng cao hơn lưới.
Vị trí này có rất nhiều cách để tận dụng đây. Văn thầm nghĩ. Nó quan sát trên sân tập. Libero luôn mặc một màu áo vô cùng khác biệt. Mỗi khi đối phương tấn công, libero là người phòng thủ quan trọng nhất. Nhưng khi bị mất điểm, libero dễ là đứa bị ăn chửi nhiều nhất.
Nhưng anh Bình đã đăng kí cho nó làm libero dự bị, cộng thêm một lời động viên, libero là linh hồn của cả đội, anh ta đặt toàn bộ niềm tin vào nó. Lời động viên này, khiến nó vô cùng cảm động.
Nó không biết rằng, libero dự bị, tức là dự bị của dự bị, muôn đời cũng không được vào sân. Mà dù có được vào sân, vinh quang trên sàn đấu đều sẽ tập trung vào Lê Thanh Bình, tay đập chính, chứ không phải bất kì ai khác.
Nó không quan tâm tới tính toán nhỏ nhen đó, nó chỉ chăm chăm nhìn vào chiến thuật trên sân.
Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu mây..., tất cả các môn nó tham gia, nó đều dành rất nhiều thời gian để quan sát. Chiến thuật, còn dựa rất nhiều vào luật chơi của từng bộ môn. Đối với bóng rổ, là các luật đếm thời gian, và luật chỉ cho phép cầm bóng hai lần. Đối với bóng chuyền, thì là luật 3 chạm. Không tính lúc chạm hàng chắn phòng thủ, mỗi bên chỉ được phép có 3 lần tiếp xúc với bóng, trước khi đưa bóng sang phần sân đối phương. Hơn nữa, một người không thể chạm bóng 2 lần liên tiếp.
Luật 3 chạm này hình thành nên một loại chiến thuật cơ bản nhất, gồm 3 bước: đỡ bóng, chuyền bóng, và đập bóng.
Trong 3 khâu này, chuyền bóng là khâu trung tâm, là biến một pha đỡ bóng giời ơi đất hỡi trở thành một pha kiến tạo đẹp cho tay đập. Thao tác này cần rất nhiều kĩ thuật, độ tinh tế, và trí tuệ.
Ở Đại Nam, tuyển thủ chuyên thực hiện thao tác này, được gọi là “chuyền hai”. Vị trí này tuy không toả sáng quá nhiều như tay đập, nhưng về độ quan trọng, cũng không hề kém.
Mọi chiến thuật, đều phải xoay quanh chuyền hai sao? Văn vừa quan sát diễn biến trên sân tập, vừa suy nghĩ, vừa hí hoáy vẽ lên bảng những sơ đồ.
/700
|