Hiệu trưởng trường Kình Ngư tên là Nguyễn Văn Khoái. Ở Hải Thành, leo được tới chức hiệu trưởng, cũng không đơn giản. Ở vị trí này, nhân sinh coi như cũng đã trọn vẹn. Có tiền, có quyền, có tiếng. Con cháu họ hàng của ông ta cũng đã được đưa vào cơ cấu nhân lúc ông còn tại vị. Ít ra thì trong một thế hệ sau, không cần quá lo lắng về của ăn của để, còn sau này thành tựu của lũ con cháu thế nào, còn tuỳ thuộc vào khả năng của chúng nó.
Nếu lúc sinh thời còn có thể leo cao được hơn nữa, làm Sở trưởng chẳng hạn, thì ít nhất ba thế hệ sau không lo bị người đời ngược đãi. Nhưng Nguyễn Văn Khoái biết, đó chỉ là một thứ ảo tưởng xa vời. Ông ta cũng không nghĩ mình trèo cao được tới vậy.
Năm nay Nguyễn Văn Khoái đã gần 60, cũng sắp tới lúc hạ cánh. Trước khi hạ cánh, ông vẫn muốn hốt một mẻ cuối thật oanh liệt. Tức là đưa thứ hạng trường Kình Ngư lên thật cao, như vậy không những người ta sẽ ghi dấu thành tích chói lọi cuối đời của ông, mà những năm sau đó tiền đầu tư đổ về Kình Ngư cũng nhiều hơn. Những năm cuối cùng rồi, còn vét được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu.
Năm nay là cơ hội ngàn năm một thuở, cứ như ông trời thương lão Khoái cả đời tận tuỵ vì sự nghiệp trồng người, từ đâu chui ra một sự kiện tầm vóc quốc tế ở ngay Hải Thành.
Mà hơn nữa, khoá học này, vừa hay lại là thế hệ sáng chói nhất của Kình Ngư suốt bao nhiêu năm qua. Có thiên tài Trần Thiên Anh mới lớp 10 đã đứng top thành phố. Có Lý Thanh Long là hậu duệ của Lý gia nổi tiếng, mới còn học sinh đã là chuyên gia về luyện thú. Có Cầm Dạ Nguyệt sắc đành đòi một tài đành hoạ hai. Thế hệ này của trường Kình Ngư, đâu thua kém gì Hải Dương, Vô Cực, Phong Ba? Dù thành tích toàn trường có bết bát đi nữa, chỉ cần 3 đứa kia đứng top thành phố, chẳng phải nhà trường được nở mày nở mặt?
Thiên thời địa lợi nhân hoà, ngỡ đã vào tới tay, lại vuột mất. Ba cái đứa chết tiệt kia, đứa thì bỏ đi biệt tăm biệt tích, đứa thì bị đàn bà dắt mũi, còn đứa còn lại, ừm, dám dắt mũi cả hiệu trưởng! Uất ức như vậy, một lão già 60 tuổi như Nguyễn Văn Khoái, làm sao chịu nổi?
Sáng nay, lão Khoái mở mắt, chỉ thấy trần bệnh viện trắng phau phau. Mùi thuốc sát trùng nồng nặc. Lão mới nhận ra mình đang nằm viện. Rồi lão chợt nhớ về tình hình thê thảm của trường, lão lại suýt tăng xông. Lão kìm được. Lão còn muốn sống, còn muốn hưởng thời hưu nhàn. Nhưng lão không thể nằm đây mãi. Sự kiện lần này, còn cứu vãn được chút nào thì cứu vãn.
Lão mặc kệ lời khuyên ngăn của người nhà, mặc kệ sự ngăn cản của bác sĩ, lão khoác áo, bắt xe, chạy thẳng về trường. Còn một ngày nữa là sự kiện giao lưu kết hợp với Hội thao thành phố bắt đầu. Thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Khoái vẫn còn đang mặc đồ bệnh nhân, khoác ngoài cái áo vét, tay ôm ngực đi lụ khụ, vừa dõi mắt nhìn đám học sinh đang xếp hàng nhìn mình.
Đây là tất cả học sinh tham gia sự kiện lần này sao? Thầy cố tìm kiếm một ánh mắt sáng để gửi gắm hi vọng, nhưng không. Đứa nào đứa nấy nhìn thộn thộn, ngu ngu, mắt thì lờ đờ. Thầy thầm nghĩ không ổn. Ra quân thế này khác nào làm đá lót đường cho trường khác?
- E hèm! Các em! Ngày mai, đã là ngày trường ta xuất chiến. Vị thế của trường Kình Ngư ở thành phố như thế nào, hẳn các em cũng đã nắm rõ. Nhưng thầy muốn nói, trường ta có một lợi thế mà dù là Hải Dương, Vô Cực hay Phong Ba đều không thể nào có! Các em có biết, đó là gì không?
Đám học sinh ngơ ngác nhíu mày. Có gì mà trường ta có, còn 3 trường lớn kia không có? Nghĩ mãi mà không ra. Cả lũ nghi hoặc lắc lắc đầu.
Thầy Khoái rủa thầm, cái lũ tự ti này! Chưa ra trận mà đã muốn dầu hàng rồi.
- Đó chính là sự thoải mái! Các em ra trận, không ai đặt kì vọng vào các em! Không ai yêu cầu các em phải làm nên thành tích gì kinh tâm động phách! Các em tới đó, với tinh thần giao lưu học hỏi, để trải nghiệm cái mới, để chiêm ngưỡng núi cao biển rộng! Các em tới đó không phải là để quyết chiến, không phải là để so đo. Điểm này, Hải Dương, Vô Cực, Phong Ba làm được sao? Học sinh 3 học viện lớn, mang nặng trên vai áp lực so tài, áp lực trở thành số 1. Trong 3 học viện ấy, những kẻ đi tham dự sự kiện, không ai không phải là thiên tài trong số thiên tài! Nhưng thiên tài, chỉ là nói về khả năng học tập mà thôi. Dù sao thì học sinh vẫn chỉ là những thiếu niên mười mấy tuổi, có chịu nổi áp lực của việc trở thành thiên tài hay không, còn khó nói! Còn các em thì khác! Các em đến với sự kiện mà không có gông cùm nào giữ chân, không có trách nhiệm gì để gánh vác. Nếu các em thành công, thì đó là niềm tự hào của cả trường, mà nếu các em thất bại, các em cũng không có gì để mất!
Biến điểm yếu của mình thành điểm mạnh, rồi lại biến điểm mạnh của đối phương thành điểm yếu, thầy Khoái vô cùng hài lòng với bài phát biểu vừa rồi.
Nhìn nét mặt của đám học trò, thầy lại thấy đâu đó những ánh mắt rạng ngời như vừa phát hiện ra chân lý. Thầy lại tiếp tục.
- Tuy nói lần này không ai kì vọng gì ở các em, nhưng đó chỉ là người ngoài. Đó là đánh giá chung của cả thành phố, không phải là đánh giá của thầy! Hơn ai hết, thầy thấy được, những năm vừa qua, trên ghế nhà trường, các em đã phải miệt mài vất vả thế nào, các em đã phải nỗ lực thế nào. Được tham gia đội tuyển, được đại diện cho nhà trường, đã là một vinh dự. Vinh dự ấy, là do chính công sức các em đạt được! Vậy nên, dù cho người ngoài có nói cái gì, có coi thường các em ra sao, riêng thầy, thầy vô cùng kì vọng vào các em! Hãy bước ra ngoài đó, và thể hiện với toàn bộ thành phố, với cả nước, thể hiện cho cả người Bắc Hà thấy, các em là ai!!
Lời hiệu triệu này, khiến cả đám học sinh bừng bừng nhiệt huyết.
- Đúng vậy! Dù gì cũng không có gì để mất! Chúng ta phải cố gắng không làm thầy hiệu trưởng thất vọng!
- Đúng vậy!
- Mang vinh quang về cho nhà trường!
- Oáp!!
…
Khi đám học sinh đang nhiệt huyết bừng bừng, một tiếng ngáp hồn nhiên cất lên, khiến mọi người im bặt.
Thầy Khoái cũng giật mình, nhìn theo hướng nhìn của tất cả các học sinh, nơi đó, có một thằng nhóc mới chỉ Sơ trung, đang che miệng ngáp.
Cô bé bên cạnh huých nó một cái, khiến nó ngưng ngáp. Như nhận ra mọi ánh mắt đang đổ dồn về phía mình, thằng bé cười cười nói.
- Thầy hiệu trưởng nói đúng. Chỉ cần nỗ lực là sẽ đạt được tất cả. Mọi người cố lên!
Câu nói này, khiến toàn bộ học sinh mặt mày khó tả, ngạc nhiên khó hiểu cay đắng tức giận buồn cười đau đớn tiếc nuối buồn bã..., không thể biết khoảnh khắc này, bao nhiêu cảm xúc đang vụt qua.
Thầy hiệu trưởng nhìn thấy những biểu tình trên gương mặt các học trò, mà cảm thấy băn khoăn. Rốt cuộc thì đứa bé kia có nói gì sai không?
Nếu lúc sinh thời còn có thể leo cao được hơn nữa, làm Sở trưởng chẳng hạn, thì ít nhất ba thế hệ sau không lo bị người đời ngược đãi. Nhưng Nguyễn Văn Khoái biết, đó chỉ là một thứ ảo tưởng xa vời. Ông ta cũng không nghĩ mình trèo cao được tới vậy.
Năm nay Nguyễn Văn Khoái đã gần 60, cũng sắp tới lúc hạ cánh. Trước khi hạ cánh, ông vẫn muốn hốt một mẻ cuối thật oanh liệt. Tức là đưa thứ hạng trường Kình Ngư lên thật cao, như vậy không những người ta sẽ ghi dấu thành tích chói lọi cuối đời của ông, mà những năm sau đó tiền đầu tư đổ về Kình Ngư cũng nhiều hơn. Những năm cuối cùng rồi, còn vét được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu.
Năm nay là cơ hội ngàn năm một thuở, cứ như ông trời thương lão Khoái cả đời tận tuỵ vì sự nghiệp trồng người, từ đâu chui ra một sự kiện tầm vóc quốc tế ở ngay Hải Thành.
Mà hơn nữa, khoá học này, vừa hay lại là thế hệ sáng chói nhất của Kình Ngư suốt bao nhiêu năm qua. Có thiên tài Trần Thiên Anh mới lớp 10 đã đứng top thành phố. Có Lý Thanh Long là hậu duệ của Lý gia nổi tiếng, mới còn học sinh đã là chuyên gia về luyện thú. Có Cầm Dạ Nguyệt sắc đành đòi một tài đành hoạ hai. Thế hệ này của trường Kình Ngư, đâu thua kém gì Hải Dương, Vô Cực, Phong Ba? Dù thành tích toàn trường có bết bát đi nữa, chỉ cần 3 đứa kia đứng top thành phố, chẳng phải nhà trường được nở mày nở mặt?
Thiên thời địa lợi nhân hoà, ngỡ đã vào tới tay, lại vuột mất. Ba cái đứa chết tiệt kia, đứa thì bỏ đi biệt tăm biệt tích, đứa thì bị đàn bà dắt mũi, còn đứa còn lại, ừm, dám dắt mũi cả hiệu trưởng! Uất ức như vậy, một lão già 60 tuổi như Nguyễn Văn Khoái, làm sao chịu nổi?
Sáng nay, lão Khoái mở mắt, chỉ thấy trần bệnh viện trắng phau phau. Mùi thuốc sát trùng nồng nặc. Lão mới nhận ra mình đang nằm viện. Rồi lão chợt nhớ về tình hình thê thảm của trường, lão lại suýt tăng xông. Lão kìm được. Lão còn muốn sống, còn muốn hưởng thời hưu nhàn. Nhưng lão không thể nằm đây mãi. Sự kiện lần này, còn cứu vãn được chút nào thì cứu vãn.
Lão mặc kệ lời khuyên ngăn của người nhà, mặc kệ sự ngăn cản của bác sĩ, lão khoác áo, bắt xe, chạy thẳng về trường. Còn một ngày nữa là sự kiện giao lưu kết hợp với Hội thao thành phố bắt đầu. Thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Khoái vẫn còn đang mặc đồ bệnh nhân, khoác ngoài cái áo vét, tay ôm ngực đi lụ khụ, vừa dõi mắt nhìn đám học sinh đang xếp hàng nhìn mình.
Đây là tất cả học sinh tham gia sự kiện lần này sao? Thầy cố tìm kiếm một ánh mắt sáng để gửi gắm hi vọng, nhưng không. Đứa nào đứa nấy nhìn thộn thộn, ngu ngu, mắt thì lờ đờ. Thầy thầm nghĩ không ổn. Ra quân thế này khác nào làm đá lót đường cho trường khác?
- E hèm! Các em! Ngày mai, đã là ngày trường ta xuất chiến. Vị thế của trường Kình Ngư ở thành phố như thế nào, hẳn các em cũng đã nắm rõ. Nhưng thầy muốn nói, trường ta có một lợi thế mà dù là Hải Dương, Vô Cực hay Phong Ba đều không thể nào có! Các em có biết, đó là gì không?
Đám học sinh ngơ ngác nhíu mày. Có gì mà trường ta có, còn 3 trường lớn kia không có? Nghĩ mãi mà không ra. Cả lũ nghi hoặc lắc lắc đầu.
Thầy Khoái rủa thầm, cái lũ tự ti này! Chưa ra trận mà đã muốn dầu hàng rồi.
- Đó chính là sự thoải mái! Các em ra trận, không ai đặt kì vọng vào các em! Không ai yêu cầu các em phải làm nên thành tích gì kinh tâm động phách! Các em tới đó, với tinh thần giao lưu học hỏi, để trải nghiệm cái mới, để chiêm ngưỡng núi cao biển rộng! Các em tới đó không phải là để quyết chiến, không phải là để so đo. Điểm này, Hải Dương, Vô Cực, Phong Ba làm được sao? Học sinh 3 học viện lớn, mang nặng trên vai áp lực so tài, áp lực trở thành số 1. Trong 3 học viện ấy, những kẻ đi tham dự sự kiện, không ai không phải là thiên tài trong số thiên tài! Nhưng thiên tài, chỉ là nói về khả năng học tập mà thôi. Dù sao thì học sinh vẫn chỉ là những thiếu niên mười mấy tuổi, có chịu nổi áp lực của việc trở thành thiên tài hay không, còn khó nói! Còn các em thì khác! Các em đến với sự kiện mà không có gông cùm nào giữ chân, không có trách nhiệm gì để gánh vác. Nếu các em thành công, thì đó là niềm tự hào của cả trường, mà nếu các em thất bại, các em cũng không có gì để mất!
Biến điểm yếu của mình thành điểm mạnh, rồi lại biến điểm mạnh của đối phương thành điểm yếu, thầy Khoái vô cùng hài lòng với bài phát biểu vừa rồi.
Nhìn nét mặt của đám học trò, thầy lại thấy đâu đó những ánh mắt rạng ngời như vừa phát hiện ra chân lý. Thầy lại tiếp tục.
- Tuy nói lần này không ai kì vọng gì ở các em, nhưng đó chỉ là người ngoài. Đó là đánh giá chung của cả thành phố, không phải là đánh giá của thầy! Hơn ai hết, thầy thấy được, những năm vừa qua, trên ghế nhà trường, các em đã phải miệt mài vất vả thế nào, các em đã phải nỗ lực thế nào. Được tham gia đội tuyển, được đại diện cho nhà trường, đã là một vinh dự. Vinh dự ấy, là do chính công sức các em đạt được! Vậy nên, dù cho người ngoài có nói cái gì, có coi thường các em ra sao, riêng thầy, thầy vô cùng kì vọng vào các em! Hãy bước ra ngoài đó, và thể hiện với toàn bộ thành phố, với cả nước, thể hiện cho cả người Bắc Hà thấy, các em là ai!!
Lời hiệu triệu này, khiến cả đám học sinh bừng bừng nhiệt huyết.
- Đúng vậy! Dù gì cũng không có gì để mất! Chúng ta phải cố gắng không làm thầy hiệu trưởng thất vọng!
- Đúng vậy!
- Mang vinh quang về cho nhà trường!
- Oáp!!
…
Khi đám học sinh đang nhiệt huyết bừng bừng, một tiếng ngáp hồn nhiên cất lên, khiến mọi người im bặt.
Thầy Khoái cũng giật mình, nhìn theo hướng nhìn của tất cả các học sinh, nơi đó, có một thằng nhóc mới chỉ Sơ trung, đang che miệng ngáp.
Cô bé bên cạnh huých nó một cái, khiến nó ngưng ngáp. Như nhận ra mọi ánh mắt đang đổ dồn về phía mình, thằng bé cười cười nói.
- Thầy hiệu trưởng nói đúng. Chỉ cần nỗ lực là sẽ đạt được tất cả. Mọi người cố lên!
Câu nói này, khiến toàn bộ học sinh mặt mày khó tả, ngạc nhiên khó hiểu cay đắng tức giận buồn cười đau đớn tiếc nuối buồn bã..., không thể biết khoảnh khắc này, bao nhiêu cảm xúc đang vụt qua.
Thầy hiệu trưởng nhìn thấy những biểu tình trên gương mặt các học trò, mà cảm thấy băn khoăn. Rốt cuộc thì đứa bé kia có nói gì sai không?
/700
|