Sau ngày đầu tiên còn nhiều người nghi kị, những khách hàng của ngày 1 bắt đầu nói cho mọi người, thức ăn ở nhà hàng ngon tới mức nào, và ăn xong cũng không có dấu hiệu gì là bị giở trò. Khách ngày 2 dần đông lên, nhanh tới mức chóng mặt.
Giờ đây nhà hàng bình ổn giá của Trần Phương Linh, đã xếp tới 10 hàng người, và nhà hàng không thể cho khách ngồi trong nữa, mà chỉ bán kiểu take away. Không biết những người mua được hàng rẻ có thấy biết ơn Trần Phương Linh hay không, nhưng số người nguyền rủa cô bé thì đã tăng vùn vụt.
- Mẹ kiếp!! Trần Phương Linh!! Tâm địa độc ác, lòng lang dạ sói!!
- Không ăn được thì đạp đổ đây sao?!! Không muốn người khác làm ăn nên cố tình bán phá giá à?
- Bán phá giá thế này thì làm đéo có đứa nào được lợi?! Chết chùm cả lũ!!
- Chết đéo gì cả lũ?! Người ta nhiều tiền, nên người ta cố tình dùng tiền đè chết bọn mình. Chỉ khổ thân đám dân đen lương thiện làm ăn như bọn mình, cuối cùng chết hết.
Nguyên nhân của những lời chửi rủa trên, là vì Trần Phương Linh bán phá giá. Vật giá Hải Thành leo thang, không phải do người ta cố tình đẩy nó lên, mà là do thị trường điều tiết. Sức mua cao, sức bán thấp, thì giá cả tăng cao. Ngược lại, nếu sức bán cao mà sức mua thấp, thì giá lại giảm xuống. Hàng hoá lại qua nhiều công đoạn trung chuyển. Một cái xúc xích, nhập về 40 xu, không thể bán với giá 30 xu được. Trong 40 xu ấy, không chỉ là tiền cái xúc xích, còn là tiền thuê chỗ, tiền thuế, tiền bảo kê, và đủ mọi loại tiền.
Hiện nay, khi cả làng cùng bán xúc xích 50 xu, ai cũng có lãi. Bán cao hơn thì không ai mua. Nhưng đột ngột từ trên trời rơi xuống một loại xúc xích giá rẻ, chỉ có 20 xu, thì tất nhiên không ai mua loại 50 xu nữa. Ai cũng sẽ nghĩ, bọn bán xúc xích 50 xu kia là bọn lừa đảo chặt chém.
Nhưng suy nghĩ như vậy là oan cho người bán hàng quá. Người bán cần có lãi, còn Trần Phương Linh bán hàng mà không cần lãi, thậm chí bỏ tiền ra để bù lỗ. Có loại nhà hàng bình dân nào mời cả đầu bếp 5 sao về để nấu nướng không?
Tất cả những nhà hàng xung quanh bị mất khách, đều cảm thấy ấm ức không chịu nổi, mà lại không thể làm được gì. May mắn một điều, là sức bán của bên phá giá cũng có giới hạn. Một ngày nhà hàng của Trần tiểu thư bán được bao nhiêu suất cơm? Một trăm, hay một ngàn? Dù có bán nhiều hơn nữa cũng không đủ sức phục vụ tất cả khách hàng đến tham quan sự kiện. Tới khi nhà hàng đó hết hàng, khách lại phải đi ăn ở nơi khác mà thôi.
Nhưng khổ nỗi, khách hàng sau khi chen lấn không nổi, hay xếp hàng cả ngày mà không tới lượt, đến ăn ở các nhà hàng kia, luôn miệng chê cơm dở, luôn miệng nói giá cả đắt đỏ, liên tục phàn nàn nhân viên, thậm chí còn có hàng nghìn đơn phản ánh tố cáo lên ban tổ chức.
Tất nhiên là những đơn phản ánh đó không được xử lý, các nhà hàng cũng cố gắng giảm bớt chút giá cả, đủ gắng gượng qua tai kiếp lần này, nhưng không ai vừa lòng. Bao nhiêu vốn liếng đầu tư vào sự kiện, lần này gần như thu về chỉ đủ bù vốn.
Ai cũng thầm rủa Trần Phương Linh. Hôm nay Phan Quỳnh Anh dậy thật sớm, cô đánh răng rửa mặt, tập vài bài thể dục, rồi sửa soạn để chuẩn bị đi thi. Cô bé vươn tay tới đầu giường tìm cái kính quen thuộc.
Nhưng không có.
Cô bé hoảng hốt quơ tay khắp giường, lật tung chăn gối, tìm kiếm đủ mọi ngõ ngách, nhưng không thấy.
Cô bé khóc thét lên, khiến tất cả các chị cùng phòng phải tỉnh ngủ. Cả phòng xúm lại tìm kính cho Phan Quỳnh Anh, nhưng không thấy.
- Ai cho con bé mượn cái kính đi. Hôm nay nó phải thi đấy.
- Không có. Kính nó vừa viễn vừa cận, lại đến 8 độ, ai có được!
- Thế biết làm sao?
- Cố gắng tìm cho nó đi, nếu không thì đi hỏi mượn các phòng bên xem.
Toà nhà A, kí túc nữ của Hải Dương, chẳng mấy chốc mà loạn cả lên. Cả toà nhà hoảng hốt với một nhiệm vụ bất ngờ: tìm kính cho Phan Quỳnh Anh. Nhưng tuyệt nhiên không có.
- Bị trộm rồi hay sao ấy!
- Điên! Ai đi trộm một cái kính làm cái gì? Còn bao nhiêu thứ “quý giá” khác sao không trộm?
- Đêm qua còn thấy con bé đeo kính lên phòng mà.
- Đi gọi lũ con trai dậy. Bắt chúng nó đi tìm mau!
Phan Quỳnh Anh vốn là một cô bé vô danh, nhưng từ sau khi đạt kết quả cao, lại trở thành cục cưng của cả trường. Cô bé mất kính, lại đúng lúc trước khi thi, khiến toàn bộ Hải Dương lo sốt vó.
Thậm chí, trước khi lũ nam sinh Hải Dương kịp chạy sang, Viện trưởng Bùi Kiến Huy đã hớt hải chạy tới.
- Quỳnh Anh! Con bị làm sao? Mất kính á? Có nhìn thấy gì không? - Lão giơ ra ba ngón tay - Mấy ngón đây? Con nhìn rõ không?
- Ơ, là 4... hay là 5 ngón vậy?
Bùi Kiến Huy úp mặt vào lòng bàn tay. Phen này toi rồi.
- Sao vậy?
Tiếng một nam sinh chạy tới. Có thể nhanh chóng chạy tới nơi này, tốc độ đó chỉ có Vũ Hải Phong. Tên này còn đang bó bột cánh tay, không thể đi thi, vốn đã cảm thấy áy náy. Lại nghe nói vũ khí bí mật của trường gặp chuyện, sốt sắng chạy tới.
- Hải Phong, em ở đây lo liệu nhé, thầy đi giải quyết chuyện này.
Vừa nói xong, Bùi Kiến Huy nhảy thẳng lên lan can, mặc kệ đang ở tầng 5, lão Đạp Không Bộ chạy thẳng về phía phòng Giám vụ.
Bùi Kiến Huy thật sự đang rất điên tiết. Vũ khí bí mật lão dày công chuẩn bị, chẳng lẽ chỉ vì cái sự cố cỏn con này mà thất bại? Lại do “đứa” nào giở trò đây? Bạch Thanh Phương? Hay Trịnh Văn Dũng?
Chuyện này lão phải làm cho ra nhẽ! Đàm Đức Vũ mới 6 giờ sáng đã bị đánh thức. Ngài Sở trưởng Sở Giáo dục ngáp ngắn ngáp dài, vươn vai một cái mà nghe xương cốt răng rắc. Hắn bất đắc dĩ nhìn Bùi Kiến Huy mặt đỏ gay đứng đó.
- Anh Vũ, anh phải làm rõ ràng chuyện này cho em!
- Sao vậy?
- Học trò cưng của em bị trộm mất kính!
- Thì kiếm cái kính khác cho nó.
- Kính của nó, tìm khắp cả trường chắc cũng không ra một cái thứ 2.
- Vậy là không có kính nó không thi được à?
- Tất nhiên là không rồi.
- Vậy xem camera chống trộm đi.
- Kí túc nữ, ai cho phép đặt camera vậy? Chỉ có camera hành lang mà thôi, nhưng không thấy điều gì bất thường.
Đàm Đức Vũ thở dài một tiếng. Tâm tình của Bùi Kiến Huy, hắn có thể thông cảm, nhưng chuyện này so với những chuyện hôm trước, còn chưa đáng để nói. So với việc ngang nhiên triệt hạ đối thủ trên sân, trộm mất một cặp kính chưa coi là gì. Với lại, chuyện này không có bằng chứng.
Hứa hẹn qua loa để làm tên này yên lòng, Đàm Đức Vũ đuổi khéo hắn về. Trong lòng hắn cũng hơi thắc mắc. Không biết chuyện này là do ai làm đây? Nếu có thể đột nhập kí túc trộm một cái kính mà không ai hay biết, sao không tranh thủ phá hoại Hải Dương thêm nữa? Ví dụ như đánh thuốc lú cả đám học sinh, vậy là Hải Dương khỏi phải thi cử rồi.
Tại sao chỉ là một cái kính? Kết quả thi đợt 3 của Hải Dương thật sự là một bước lùi. Không ai quá xuất sắc như Phan Quỳnh Anh, kết quả chỉ ở mức cao, chứ không phải quá cao. Phan Quỳnh Anh rốt cuộc phải mắt mũi kèm nhèm đi vào phòng thi, một chữ cũng không đọc nổi, điểm số về mo.
Nhưng cô bé lại không hề buồn bã vì chuyện này. Nhờ mất kính, mà lại được Vũ Hải Phong an ủi. Thậm chí, hết giờ thi, vừa bước ra ngoài, đã nghe tiếng Vũ Hải Phong vang lên.
- Em thi được chứ?
Quỳnh Anh chỉ thấy lờ mờ phía trước bóng người, nhưng vẫn vui vẻ lắc đầu.
- Chuyện này... Anh rất lấy làm tiếc... Khó khăn lắm mới có cơ hội thể hiện mình, vậy mà...
- Không sao đâu anh! - Quỳnh Anh dứt khoát khẳng định. Quả thực, được Vũ Hải Phong quan tâm thế này, đã đáng giá gấp vạn lần một kì thi rồi. - Em mới lớp 10, cũng chưa thật sự đủ sức để làm niềm hi vọng cho trường. Nhưng anh thì khác, anh đã lớp 12 rồi, lại phải bỏ thi như vậy, em thấy tiếc cho anh nhiều hơn.
“Thật là một cô bé tốt”. Lần đầu tiên gặp Phan Quỳnh Anh, là mấy ngày trước, khi tập trung phổ biến quy chế. Quả thực lúc đó hắn chả có ấn tượng gì mấy với cô bé u ám này. Nhưng khi bỏ cặp “đít chai” kia đi, hình như Phan Quỳnh Anh cũng... khá dễ thương.
Một người ưu tú như Vũ Hải Phong, thường không vừa mắt bất cứ cô gái nào, nếu họ không đạt được tầm trí tuệ như hắn. Bản thân việc Phan Quỳnh Anh học giỏi như vậy, thành tích cao như thế, ngay từ đầu đã là một loại lợi thế. Chỉ là cô bé chưa nhận ra mà thôi.
- Không sao đâu, anh còn giải đấu mở rộng cơ mà. Đấy mới là lúc anh thể hiện.
- Thật hả anh? Liệu tay anh có lành trước lúc đó không?
- Bác sĩ bảo không vấn đề gì. Thầy Huy cũng chi rất nhiều tiền để chữa trị đó.
- Thế thì tốt quá.
- Mà mắt mũi em như vậy, làm sao nhìn thấy đường mà đi? Để anh dẫn em về kí túc nhé?
- Về kí túc làm gì chứ? Em đói.
- Ừ nhỉ? Vậy anh dẫn em đi ăn nhé. Bữa này anh mời.
- Được thôi.
Quỳnh Anh vịn lấy tay “anh ấy”, cảm thấy lòng tràn ngập sự tin cậy và an toàn. Phan Quỳnh Anh bị mất kính, nhưng đối với cô bé lại không phải điều gì thiệt hại. Nhưng những vụ trộm chưa dừng lại ở đó. Và nạn nhân không phải ai cũng vui vẻ như cô bé.
- Má nó!! Đâu mất tiêu rồi?!
Trong phòng thay đồ nhà thể chất, Lê Thanh Bình rú lên.
Đôi giày thi đấu của hắn đã không cánh mà bay.
Giờ đây nhà hàng bình ổn giá của Trần Phương Linh, đã xếp tới 10 hàng người, và nhà hàng không thể cho khách ngồi trong nữa, mà chỉ bán kiểu take away. Không biết những người mua được hàng rẻ có thấy biết ơn Trần Phương Linh hay không, nhưng số người nguyền rủa cô bé thì đã tăng vùn vụt.
- Mẹ kiếp!! Trần Phương Linh!! Tâm địa độc ác, lòng lang dạ sói!!
- Không ăn được thì đạp đổ đây sao?!! Không muốn người khác làm ăn nên cố tình bán phá giá à?
- Bán phá giá thế này thì làm đéo có đứa nào được lợi?! Chết chùm cả lũ!!
- Chết đéo gì cả lũ?! Người ta nhiều tiền, nên người ta cố tình dùng tiền đè chết bọn mình. Chỉ khổ thân đám dân đen lương thiện làm ăn như bọn mình, cuối cùng chết hết.
Nguyên nhân của những lời chửi rủa trên, là vì Trần Phương Linh bán phá giá. Vật giá Hải Thành leo thang, không phải do người ta cố tình đẩy nó lên, mà là do thị trường điều tiết. Sức mua cao, sức bán thấp, thì giá cả tăng cao. Ngược lại, nếu sức bán cao mà sức mua thấp, thì giá lại giảm xuống. Hàng hoá lại qua nhiều công đoạn trung chuyển. Một cái xúc xích, nhập về 40 xu, không thể bán với giá 30 xu được. Trong 40 xu ấy, không chỉ là tiền cái xúc xích, còn là tiền thuê chỗ, tiền thuế, tiền bảo kê, và đủ mọi loại tiền.
Hiện nay, khi cả làng cùng bán xúc xích 50 xu, ai cũng có lãi. Bán cao hơn thì không ai mua. Nhưng đột ngột từ trên trời rơi xuống một loại xúc xích giá rẻ, chỉ có 20 xu, thì tất nhiên không ai mua loại 50 xu nữa. Ai cũng sẽ nghĩ, bọn bán xúc xích 50 xu kia là bọn lừa đảo chặt chém.
Nhưng suy nghĩ như vậy là oan cho người bán hàng quá. Người bán cần có lãi, còn Trần Phương Linh bán hàng mà không cần lãi, thậm chí bỏ tiền ra để bù lỗ. Có loại nhà hàng bình dân nào mời cả đầu bếp 5 sao về để nấu nướng không?
Tất cả những nhà hàng xung quanh bị mất khách, đều cảm thấy ấm ức không chịu nổi, mà lại không thể làm được gì. May mắn một điều, là sức bán của bên phá giá cũng có giới hạn. Một ngày nhà hàng của Trần tiểu thư bán được bao nhiêu suất cơm? Một trăm, hay một ngàn? Dù có bán nhiều hơn nữa cũng không đủ sức phục vụ tất cả khách hàng đến tham quan sự kiện. Tới khi nhà hàng đó hết hàng, khách lại phải đi ăn ở nơi khác mà thôi.
Nhưng khổ nỗi, khách hàng sau khi chen lấn không nổi, hay xếp hàng cả ngày mà không tới lượt, đến ăn ở các nhà hàng kia, luôn miệng chê cơm dở, luôn miệng nói giá cả đắt đỏ, liên tục phàn nàn nhân viên, thậm chí còn có hàng nghìn đơn phản ánh tố cáo lên ban tổ chức.
Tất nhiên là những đơn phản ánh đó không được xử lý, các nhà hàng cũng cố gắng giảm bớt chút giá cả, đủ gắng gượng qua tai kiếp lần này, nhưng không ai vừa lòng. Bao nhiêu vốn liếng đầu tư vào sự kiện, lần này gần như thu về chỉ đủ bù vốn.
Ai cũng thầm rủa Trần Phương Linh. Hôm nay Phan Quỳnh Anh dậy thật sớm, cô đánh răng rửa mặt, tập vài bài thể dục, rồi sửa soạn để chuẩn bị đi thi. Cô bé vươn tay tới đầu giường tìm cái kính quen thuộc.
Nhưng không có.
Cô bé hoảng hốt quơ tay khắp giường, lật tung chăn gối, tìm kiếm đủ mọi ngõ ngách, nhưng không thấy.
Cô bé khóc thét lên, khiến tất cả các chị cùng phòng phải tỉnh ngủ. Cả phòng xúm lại tìm kính cho Phan Quỳnh Anh, nhưng không thấy.
- Ai cho con bé mượn cái kính đi. Hôm nay nó phải thi đấy.
- Không có. Kính nó vừa viễn vừa cận, lại đến 8 độ, ai có được!
- Thế biết làm sao?
- Cố gắng tìm cho nó đi, nếu không thì đi hỏi mượn các phòng bên xem.
Toà nhà A, kí túc nữ của Hải Dương, chẳng mấy chốc mà loạn cả lên. Cả toà nhà hoảng hốt với một nhiệm vụ bất ngờ: tìm kính cho Phan Quỳnh Anh. Nhưng tuyệt nhiên không có.
- Bị trộm rồi hay sao ấy!
- Điên! Ai đi trộm một cái kính làm cái gì? Còn bao nhiêu thứ “quý giá” khác sao không trộm?
- Đêm qua còn thấy con bé đeo kính lên phòng mà.
- Đi gọi lũ con trai dậy. Bắt chúng nó đi tìm mau!
Phan Quỳnh Anh vốn là một cô bé vô danh, nhưng từ sau khi đạt kết quả cao, lại trở thành cục cưng của cả trường. Cô bé mất kính, lại đúng lúc trước khi thi, khiến toàn bộ Hải Dương lo sốt vó.
Thậm chí, trước khi lũ nam sinh Hải Dương kịp chạy sang, Viện trưởng Bùi Kiến Huy đã hớt hải chạy tới.
- Quỳnh Anh! Con bị làm sao? Mất kính á? Có nhìn thấy gì không? - Lão giơ ra ba ngón tay - Mấy ngón đây? Con nhìn rõ không?
- Ơ, là 4... hay là 5 ngón vậy?
Bùi Kiến Huy úp mặt vào lòng bàn tay. Phen này toi rồi.
- Sao vậy?
Tiếng một nam sinh chạy tới. Có thể nhanh chóng chạy tới nơi này, tốc độ đó chỉ có Vũ Hải Phong. Tên này còn đang bó bột cánh tay, không thể đi thi, vốn đã cảm thấy áy náy. Lại nghe nói vũ khí bí mật của trường gặp chuyện, sốt sắng chạy tới.
- Hải Phong, em ở đây lo liệu nhé, thầy đi giải quyết chuyện này.
Vừa nói xong, Bùi Kiến Huy nhảy thẳng lên lan can, mặc kệ đang ở tầng 5, lão Đạp Không Bộ chạy thẳng về phía phòng Giám vụ.
Bùi Kiến Huy thật sự đang rất điên tiết. Vũ khí bí mật lão dày công chuẩn bị, chẳng lẽ chỉ vì cái sự cố cỏn con này mà thất bại? Lại do “đứa” nào giở trò đây? Bạch Thanh Phương? Hay Trịnh Văn Dũng?
Chuyện này lão phải làm cho ra nhẽ! Đàm Đức Vũ mới 6 giờ sáng đã bị đánh thức. Ngài Sở trưởng Sở Giáo dục ngáp ngắn ngáp dài, vươn vai một cái mà nghe xương cốt răng rắc. Hắn bất đắc dĩ nhìn Bùi Kiến Huy mặt đỏ gay đứng đó.
- Anh Vũ, anh phải làm rõ ràng chuyện này cho em!
- Sao vậy?
- Học trò cưng của em bị trộm mất kính!
- Thì kiếm cái kính khác cho nó.
- Kính của nó, tìm khắp cả trường chắc cũng không ra một cái thứ 2.
- Vậy là không có kính nó không thi được à?
- Tất nhiên là không rồi.
- Vậy xem camera chống trộm đi.
- Kí túc nữ, ai cho phép đặt camera vậy? Chỉ có camera hành lang mà thôi, nhưng không thấy điều gì bất thường.
Đàm Đức Vũ thở dài một tiếng. Tâm tình của Bùi Kiến Huy, hắn có thể thông cảm, nhưng chuyện này so với những chuyện hôm trước, còn chưa đáng để nói. So với việc ngang nhiên triệt hạ đối thủ trên sân, trộm mất một cặp kính chưa coi là gì. Với lại, chuyện này không có bằng chứng.
Hứa hẹn qua loa để làm tên này yên lòng, Đàm Đức Vũ đuổi khéo hắn về. Trong lòng hắn cũng hơi thắc mắc. Không biết chuyện này là do ai làm đây? Nếu có thể đột nhập kí túc trộm một cái kính mà không ai hay biết, sao không tranh thủ phá hoại Hải Dương thêm nữa? Ví dụ như đánh thuốc lú cả đám học sinh, vậy là Hải Dương khỏi phải thi cử rồi.
Tại sao chỉ là một cái kính? Kết quả thi đợt 3 của Hải Dương thật sự là một bước lùi. Không ai quá xuất sắc như Phan Quỳnh Anh, kết quả chỉ ở mức cao, chứ không phải quá cao. Phan Quỳnh Anh rốt cuộc phải mắt mũi kèm nhèm đi vào phòng thi, một chữ cũng không đọc nổi, điểm số về mo.
Nhưng cô bé lại không hề buồn bã vì chuyện này. Nhờ mất kính, mà lại được Vũ Hải Phong an ủi. Thậm chí, hết giờ thi, vừa bước ra ngoài, đã nghe tiếng Vũ Hải Phong vang lên.
- Em thi được chứ?
Quỳnh Anh chỉ thấy lờ mờ phía trước bóng người, nhưng vẫn vui vẻ lắc đầu.
- Chuyện này... Anh rất lấy làm tiếc... Khó khăn lắm mới có cơ hội thể hiện mình, vậy mà...
- Không sao đâu anh! - Quỳnh Anh dứt khoát khẳng định. Quả thực, được Vũ Hải Phong quan tâm thế này, đã đáng giá gấp vạn lần một kì thi rồi. - Em mới lớp 10, cũng chưa thật sự đủ sức để làm niềm hi vọng cho trường. Nhưng anh thì khác, anh đã lớp 12 rồi, lại phải bỏ thi như vậy, em thấy tiếc cho anh nhiều hơn.
“Thật là một cô bé tốt”. Lần đầu tiên gặp Phan Quỳnh Anh, là mấy ngày trước, khi tập trung phổ biến quy chế. Quả thực lúc đó hắn chả có ấn tượng gì mấy với cô bé u ám này. Nhưng khi bỏ cặp “đít chai” kia đi, hình như Phan Quỳnh Anh cũng... khá dễ thương.
Một người ưu tú như Vũ Hải Phong, thường không vừa mắt bất cứ cô gái nào, nếu họ không đạt được tầm trí tuệ như hắn. Bản thân việc Phan Quỳnh Anh học giỏi như vậy, thành tích cao như thế, ngay từ đầu đã là một loại lợi thế. Chỉ là cô bé chưa nhận ra mà thôi.
- Không sao đâu, anh còn giải đấu mở rộng cơ mà. Đấy mới là lúc anh thể hiện.
- Thật hả anh? Liệu tay anh có lành trước lúc đó không?
- Bác sĩ bảo không vấn đề gì. Thầy Huy cũng chi rất nhiều tiền để chữa trị đó.
- Thế thì tốt quá.
- Mà mắt mũi em như vậy, làm sao nhìn thấy đường mà đi? Để anh dẫn em về kí túc nhé?
- Về kí túc làm gì chứ? Em đói.
- Ừ nhỉ? Vậy anh dẫn em đi ăn nhé. Bữa này anh mời.
- Được thôi.
Quỳnh Anh vịn lấy tay “anh ấy”, cảm thấy lòng tràn ngập sự tin cậy và an toàn. Phan Quỳnh Anh bị mất kính, nhưng đối với cô bé lại không phải điều gì thiệt hại. Nhưng những vụ trộm chưa dừng lại ở đó. Và nạn nhân không phải ai cũng vui vẻ như cô bé.
- Má nó!! Đâu mất tiêu rồi?!
Trong phòng thay đồ nhà thể chất, Lê Thanh Bình rú lên.
Đôi giày thi đấu của hắn đã không cánh mà bay.
/700
|