150 hào tiền học bổng, rốt cuộc cũng phải bỏ ra nuôi lão Bạch. 2 cha con ăn tiêu trong 13 ngày, rốt cuộc cũng hết sạch tiền.
Nếu không mau chóng làm cái gì ra tiền, thì rất không ổn.
Mà hôm nay cũng là ngày Bạch Thế Thắng tổ chức cuộc gặp mặt.
Vân đoán rằng ngày hôm nay sẽ không chỉ đơn giản là gặp mặt bàn luận ôn hòa, nếu đã muốn tham gia thì hẳn cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lý đối mặt với mọi tình huống.
Cả đêm qua Vân đã sạc pin điện thoại đầy đủ, sạc đầy cả 2 cái sạc dự phòng, kiểm tra một lượt tất cả các phụ tùng, như tai nghe, nhẫn. Các dụng cụ thám hiểm khác cũng được nai nịt theo người.
Đi dự họp mặt, mà không khác gì đi đánh trận.
Sáng nay, Vân dậy thật sớm. Cô ra sân, khi sắc trời mùa thu còn mờ mờ, và tập vài động tác múa để giãn gân cốt.
Sau đó, Vân tới trường.
Vương Thành Văn thường tới trường từ rất sớm, nên nếu lên Câu Lạc Bộ, hẳn sẽ lại gặp hắn đang luyện Nhãn lực, hoặc đọc sách, hoặc là đang dọn phòng.
Ai dè, lần này Văn lại không làm bất cứ việc gì trong số những công việc trên. Hắn lại đang ngồi tiếp khách.
Chưa bao giờ có một vị khách đến vào lúc sớm thế này.
Là một người đàn ông đã già. Đầu ông ta trọc lốc, phản chiếu ánh sáng trong sắc trời tối nhờ nhờ. Vân chỉ nhìn từ phía sau, chứ không tiện bước vào phòng. Nhưng tiếng hai người nói chuyện, thì ở ngoài cũng nghe rõ.
- Hôm qua thầy tổ chức mừng thọ tuổi 64, ấy thế mà em lại không đến được. Hôm qua ở thành phố cũng rất nhiều người đến chúc mừng. Em biết mấy đứa con của thầy chứ? Mấy đứa mà khi hồi xưa thầy ngã ngựa ấy, chúng nó theo mẹ dọn đi còn nhanh hơn là gió cuốn, ấy thế mà giờ chúng nó yêu quý bố mình lắm. Hôm qua thằng con cả còn đóng vai hề lên mua vui cho sinh nhật của bố. Đứa con gái út thì vừa bóp tay bóp chân, vừa tỉ tê vào tai thầy: bố ơi bố cho con một chân trong biên chế nhé. Thằng thứ 2 thì một câu là Hiệp hội Khoa học, 2 câu là Hiệp hội Khoa học. Thật sự là một lũ ăn hại.
Nguyễn Văn Khoái vừa kể chuyện, vừa khẽ thở dài. Câu chuyện nghe nội dung thì toàn là chuyện vui, ấy thế mà sao cứ có dư vị chan chát.
- Hiệp hội Khoa học? - Giọng Vương Thành Văn hỏi lại.
- Ủa? Em chưa biết gì à? Ừ mà cũng đúng, chuyện tuyệt mật như vậy cũng không mấy ai biết. Số là Hiệp hội Khoa học đang bước vào đợt tuyển sinh, mà năm nay lại hơi khác mọi năm, chẳng biết vì sao các Thành viên trong Hiệp hội rất xông xáo đi tuyển người. Bản thân Hải Thành ta cũng rất may mắn, vì có Đại Giáo sư Grandino hạ cố tới. Chuyện Giáo sư tới Hải Thành không phải ai cũng biết, nhưng thầy đã được gặp gỡ đôi lần. Chẳng là ông Giáo sư đã để mắt tới vài ứng viên, nhưng vẫn chưa biết hết về các tài năng ở Hải Thành, nên muốn cân nhắc một chút. Mấy đứa con thầy cứ lèo nhèo đòi được thầy giới thiệu, nhưng đừng có hòng! Thầy muốn đề cử em.
- Em sao?
- Sao mà ngạc nhiên vậy? Em thừa sức đi chứ!
- Nhưng… Hiệp hội Khoa học… Em không có dự định gì vào đó.
- Cần gì dự định chứ??? Là Hiệp hội Khoa học đấy!!! Em có biết, kì thi toàn quốc sắp tới, muốn tham gia sẽ phải vượt qua rất nhiều vòng Sơ khảo phiền phức chứ? Chưa kể em chỉ mới hết hạn cấm thi 3 năm, suốt 3 năm qua không được cọ xát gì với bên ngoài, giờ đột ngột dự thi, chỉ sợ sẽ có rủi ro. Nếu em được đề cử bởi Thành viên Hiệp hội Khoa học, sẽ được một suất thi thẳng, khi đó sẽ nắm chắc một vé tới Long Thành! Chẳng phải đây cũng là mục tiêu em mong muốn đó sao?
- Nhưng em vẫn không có ý định tham gia Hiệp hội Khoa học. Em đâu có mục đích trở thành Học giả? Em chỉ muốn tốt nghiệp cấp 3 và có công ăn việc làm ổn định mà thôi…
- Ngốc ạ! Vào Hiệp hội Khoa học chính là công ăn việc làm ổn nhất quả đất rồi!!! Nhàn hạ suốt ngày, không phải lo lắng chuyện bổng lộc, lại được tiếp cận với vô vàn tài nguyên học tập đắt giá. Chưa kể, kì thi tại Long Thành năm nay là một sân chơi rất lớn. Vì 10 vị trí đứng đầu sẽ được đặc cách tham dự Đại Nam Chiến lần thứ 237!
- Đại Nam Chiến? Sự kiện này đâu dành cho Học sinh đâu?
- Đúng thế, tham dự Đại Nam Chiến, cần có ít nhất là trình độ Cử nhân, cùng với Thư đề cử của một Học giả cấp cao. Năm nay mới có đặc cách cho Học sinh tham gia, nhưng như đã nói, ít nhất là phải đạt top 10 trong kì thi toàn quốc! Chỉ cần được dự thi thôi là đã đủ cho em đổi đời rồi!
- Thầy nói cứ như được top 10 và dự thi là dễ dàng lắm vậy? Ở đó toàn là những người rất giỏi đấy.
- Đúng thế, cố được thì cố, không cố được thì thôi. Nhưng ít ra thầy cũng đã bỏ công sắp xếp cho em một cuộc gặp mặt rồi, em cũng nên nể mặt thầy mà gặp gỡ với Giáo sư Grandino đi chứ?
- Em không biết nói tiếng Cận Tây.
- Người ta nói được tiếng Đại Nam mà. Nhé? Em thật sự rất muốn tới Long Thành phải không? Vật giá ở Long Thành hiện nay cực kì đắt đỏ, chi phí đi lại cũng rất tốn kém. Đi theo suất của học sinh giỏi là phương án khả dĩ nhất với em rồi, em cũng đâu thể tới đó 1, 2 ngày rồi về được? Gặp gỡ Giáo sư Grandino, cũng là tăng thêm một phương án dự phòng, đúng chứ?
Im lặng. Vân có thể cảm thấy Văn đang ngần ngừ.
Một lúc sau, hắn nói.
- Thôi được rồi. Bao giờ thì em gặp được thầy ấy?
- Khà khà. Ngay chốc nữa thôi, sau khi thằng Bạch Thế Thắng tổ chức xong cái buổi họp chết tiệt này!
Nguyễn Văn Khoái thở phào một cái, lấy chai nước ngọt rót ra cốc, uống một ngụm. Lần nào qua chơi với thằng Văn, lão đều mang theo một chai nước ngọt.
Và có lẽ cũng chẳng ai như Văn, khi đích thân Sở trưởng Sở giáo dục đề nghị giúp đỡ là vậy, nó còn đắn đo một hồi, phải thuyết phục đến mỏi miệng mới nhận. Nhưng cũng vì thế mà lão Khoái quý hắn, vì hắn là kẻ duy nhất không mong đợi chút lợi ích gì từ lão.
Lần này Nguyễn Văn Khoái mới sớm tinh mơ đã phải về lại trường cũ, để ngồi chơi với Vương Thành Văn cũng chỉ là một phần. Lão còn phải để mắt tới thằng học sinh cũ, thằng Bạch Thế Thắng phiền toái kia.
Cũng trong thời gian lão dạy ấy, lại xuất hiện một thế hệ Tứ Đại Thiên Vương gây ra nhiều chuyện động trời tới vậy, làm lão cũng chẳng biết nên vui mừng hay buồn bã. Trường Kình Ngư bao năm qua chỉ là một ngôi trường vừa vừa, không mấy khi nào xuất hiện được nhân tài xuất chúng. Ấy thế mà tới những năm làm Hiệu trưởng cuối cùng của Nguyễn Văn Khoái, lại ra được một đám học sinh “oanh liệt” tới vậy. Một thằng thì giết người hàng loạt, một đứa thì bẻ đầu người khác, một con thì trở thành địch nhân của cả Đế quốc. Còn Lý Thanh Long là đứa “ngoan hiền” nhất, thì giờ cũng đã là ông chủ của Lý gia rồi.
Nguyễn Văn Khoái cũng không quá quen biết gì 4 đứa này, gọi là thầy trò thì cũng không hẳn. Lão chỉ đơn giản là thầy Hiệu trưởng, phải có trách nhiệm trông nom học sinh của mình, khi có sự vụ thì gọi chúng nó lên sai bảo vài câu. Nhưng chung quy mà nói, đã là học trò của mình, ít nhiều cũng cần có chút trách nhiệm. Dù cho chúng nó còn học dưới mái trường của mình, hay đều đã trưởng thành và có cuộc sống riêng, hay thậm chí là đã mồ yên mả đẹp, thì người giáo viên cũng không thể nào rũ bỏ trách nhiệm của mình.
Vì học là quá trình cả đời, và trách nhiệm của người thầy thì không tính theo năm học
Nếu không mau chóng làm cái gì ra tiền, thì rất không ổn.
Mà hôm nay cũng là ngày Bạch Thế Thắng tổ chức cuộc gặp mặt.
Vân đoán rằng ngày hôm nay sẽ không chỉ đơn giản là gặp mặt bàn luận ôn hòa, nếu đã muốn tham gia thì hẳn cũng nên chuẩn bị sẵn tâm lý đối mặt với mọi tình huống.
Cả đêm qua Vân đã sạc pin điện thoại đầy đủ, sạc đầy cả 2 cái sạc dự phòng, kiểm tra một lượt tất cả các phụ tùng, như tai nghe, nhẫn. Các dụng cụ thám hiểm khác cũng được nai nịt theo người.
Đi dự họp mặt, mà không khác gì đi đánh trận.
Sáng nay, Vân dậy thật sớm. Cô ra sân, khi sắc trời mùa thu còn mờ mờ, và tập vài động tác múa để giãn gân cốt.
Sau đó, Vân tới trường.
Vương Thành Văn thường tới trường từ rất sớm, nên nếu lên Câu Lạc Bộ, hẳn sẽ lại gặp hắn đang luyện Nhãn lực, hoặc đọc sách, hoặc là đang dọn phòng.
Ai dè, lần này Văn lại không làm bất cứ việc gì trong số những công việc trên. Hắn lại đang ngồi tiếp khách.
Chưa bao giờ có một vị khách đến vào lúc sớm thế này.
Là một người đàn ông đã già. Đầu ông ta trọc lốc, phản chiếu ánh sáng trong sắc trời tối nhờ nhờ. Vân chỉ nhìn từ phía sau, chứ không tiện bước vào phòng. Nhưng tiếng hai người nói chuyện, thì ở ngoài cũng nghe rõ.
- Hôm qua thầy tổ chức mừng thọ tuổi 64, ấy thế mà em lại không đến được. Hôm qua ở thành phố cũng rất nhiều người đến chúc mừng. Em biết mấy đứa con của thầy chứ? Mấy đứa mà khi hồi xưa thầy ngã ngựa ấy, chúng nó theo mẹ dọn đi còn nhanh hơn là gió cuốn, ấy thế mà giờ chúng nó yêu quý bố mình lắm. Hôm qua thằng con cả còn đóng vai hề lên mua vui cho sinh nhật của bố. Đứa con gái út thì vừa bóp tay bóp chân, vừa tỉ tê vào tai thầy: bố ơi bố cho con một chân trong biên chế nhé. Thằng thứ 2 thì một câu là Hiệp hội Khoa học, 2 câu là Hiệp hội Khoa học. Thật sự là một lũ ăn hại.
Nguyễn Văn Khoái vừa kể chuyện, vừa khẽ thở dài. Câu chuyện nghe nội dung thì toàn là chuyện vui, ấy thế mà sao cứ có dư vị chan chát.
- Hiệp hội Khoa học? - Giọng Vương Thành Văn hỏi lại.
- Ủa? Em chưa biết gì à? Ừ mà cũng đúng, chuyện tuyệt mật như vậy cũng không mấy ai biết. Số là Hiệp hội Khoa học đang bước vào đợt tuyển sinh, mà năm nay lại hơi khác mọi năm, chẳng biết vì sao các Thành viên trong Hiệp hội rất xông xáo đi tuyển người. Bản thân Hải Thành ta cũng rất may mắn, vì có Đại Giáo sư Grandino hạ cố tới. Chuyện Giáo sư tới Hải Thành không phải ai cũng biết, nhưng thầy đã được gặp gỡ đôi lần. Chẳng là ông Giáo sư đã để mắt tới vài ứng viên, nhưng vẫn chưa biết hết về các tài năng ở Hải Thành, nên muốn cân nhắc một chút. Mấy đứa con thầy cứ lèo nhèo đòi được thầy giới thiệu, nhưng đừng có hòng! Thầy muốn đề cử em.
- Em sao?
- Sao mà ngạc nhiên vậy? Em thừa sức đi chứ!
- Nhưng… Hiệp hội Khoa học… Em không có dự định gì vào đó.
- Cần gì dự định chứ??? Là Hiệp hội Khoa học đấy!!! Em có biết, kì thi toàn quốc sắp tới, muốn tham gia sẽ phải vượt qua rất nhiều vòng Sơ khảo phiền phức chứ? Chưa kể em chỉ mới hết hạn cấm thi 3 năm, suốt 3 năm qua không được cọ xát gì với bên ngoài, giờ đột ngột dự thi, chỉ sợ sẽ có rủi ro. Nếu em được đề cử bởi Thành viên Hiệp hội Khoa học, sẽ được một suất thi thẳng, khi đó sẽ nắm chắc một vé tới Long Thành! Chẳng phải đây cũng là mục tiêu em mong muốn đó sao?
- Nhưng em vẫn không có ý định tham gia Hiệp hội Khoa học. Em đâu có mục đích trở thành Học giả? Em chỉ muốn tốt nghiệp cấp 3 và có công ăn việc làm ổn định mà thôi…
- Ngốc ạ! Vào Hiệp hội Khoa học chính là công ăn việc làm ổn nhất quả đất rồi!!! Nhàn hạ suốt ngày, không phải lo lắng chuyện bổng lộc, lại được tiếp cận với vô vàn tài nguyên học tập đắt giá. Chưa kể, kì thi tại Long Thành năm nay là một sân chơi rất lớn. Vì 10 vị trí đứng đầu sẽ được đặc cách tham dự Đại Nam Chiến lần thứ 237!
- Đại Nam Chiến? Sự kiện này đâu dành cho Học sinh đâu?
- Đúng thế, tham dự Đại Nam Chiến, cần có ít nhất là trình độ Cử nhân, cùng với Thư đề cử của một Học giả cấp cao. Năm nay mới có đặc cách cho Học sinh tham gia, nhưng như đã nói, ít nhất là phải đạt top 10 trong kì thi toàn quốc! Chỉ cần được dự thi thôi là đã đủ cho em đổi đời rồi!
- Thầy nói cứ như được top 10 và dự thi là dễ dàng lắm vậy? Ở đó toàn là những người rất giỏi đấy.
- Đúng thế, cố được thì cố, không cố được thì thôi. Nhưng ít ra thầy cũng đã bỏ công sắp xếp cho em một cuộc gặp mặt rồi, em cũng nên nể mặt thầy mà gặp gỡ với Giáo sư Grandino đi chứ?
- Em không biết nói tiếng Cận Tây.
- Người ta nói được tiếng Đại Nam mà. Nhé? Em thật sự rất muốn tới Long Thành phải không? Vật giá ở Long Thành hiện nay cực kì đắt đỏ, chi phí đi lại cũng rất tốn kém. Đi theo suất của học sinh giỏi là phương án khả dĩ nhất với em rồi, em cũng đâu thể tới đó 1, 2 ngày rồi về được? Gặp gỡ Giáo sư Grandino, cũng là tăng thêm một phương án dự phòng, đúng chứ?
Im lặng. Vân có thể cảm thấy Văn đang ngần ngừ.
Một lúc sau, hắn nói.
- Thôi được rồi. Bao giờ thì em gặp được thầy ấy?
- Khà khà. Ngay chốc nữa thôi, sau khi thằng Bạch Thế Thắng tổ chức xong cái buổi họp chết tiệt này!
Nguyễn Văn Khoái thở phào một cái, lấy chai nước ngọt rót ra cốc, uống một ngụm. Lần nào qua chơi với thằng Văn, lão đều mang theo một chai nước ngọt.
Và có lẽ cũng chẳng ai như Văn, khi đích thân Sở trưởng Sở giáo dục đề nghị giúp đỡ là vậy, nó còn đắn đo một hồi, phải thuyết phục đến mỏi miệng mới nhận. Nhưng cũng vì thế mà lão Khoái quý hắn, vì hắn là kẻ duy nhất không mong đợi chút lợi ích gì từ lão.
Lần này Nguyễn Văn Khoái mới sớm tinh mơ đã phải về lại trường cũ, để ngồi chơi với Vương Thành Văn cũng chỉ là một phần. Lão còn phải để mắt tới thằng học sinh cũ, thằng Bạch Thế Thắng phiền toái kia.
Cũng trong thời gian lão dạy ấy, lại xuất hiện một thế hệ Tứ Đại Thiên Vương gây ra nhiều chuyện động trời tới vậy, làm lão cũng chẳng biết nên vui mừng hay buồn bã. Trường Kình Ngư bao năm qua chỉ là một ngôi trường vừa vừa, không mấy khi nào xuất hiện được nhân tài xuất chúng. Ấy thế mà tới những năm làm Hiệu trưởng cuối cùng của Nguyễn Văn Khoái, lại ra được một đám học sinh “oanh liệt” tới vậy. Một thằng thì giết người hàng loạt, một đứa thì bẻ đầu người khác, một con thì trở thành địch nhân của cả Đế quốc. Còn Lý Thanh Long là đứa “ngoan hiền” nhất, thì giờ cũng đã là ông chủ của Lý gia rồi.
Nguyễn Văn Khoái cũng không quá quen biết gì 4 đứa này, gọi là thầy trò thì cũng không hẳn. Lão chỉ đơn giản là thầy Hiệu trưởng, phải có trách nhiệm trông nom học sinh của mình, khi có sự vụ thì gọi chúng nó lên sai bảo vài câu. Nhưng chung quy mà nói, đã là học trò của mình, ít nhiều cũng cần có chút trách nhiệm. Dù cho chúng nó còn học dưới mái trường của mình, hay đều đã trưởng thành và có cuộc sống riêng, hay thậm chí là đã mồ yên mả đẹp, thì người giáo viên cũng không thể nào rũ bỏ trách nhiệm của mình.
Vì học là quá trình cả đời, và trách nhiệm của người thầy thì không tính theo năm học
/700
|