Ngũ Hành Kinh của Bắc Hà được xếp theo đúng vòng tròn Ngũ Hành. Hướng chính Bắc là Thổ Hành Kinh. Đông Bắc là Kim Hành Kinh. Đông Nam là Thủy Hành Kinh. Tây Nam là Mộc Hành Kinh. Tây Bắc là Hỏa Hành Kinh. Nối 5 kinh đô này lại với nhau vừa tạo nên 1 đường tròn hoàn chỉnh, vừa tạo ra 1 ngôi sao 5 cánh.
Vòng tròn là tương sinh, ngôi sao là tương khắc.
5 kinh đô này đối ứng lẫn nhau, tạo nên 1 mạng lưới hành chính chính trị bao quát toàn bộ Bắc Hà Lãnh Thổ.
Non sông Bắc Hà dường như cũng ứng theo đó mà phân bố. Vùng Giang Hạ xung quanh Thủy Hành Kinh thì chằng chịt sông ngòi. Mà Tứ Vân Sơn có Mộc Hành Kinh thì nổi tiếng với núi non trùng điệp.
Có núi thì phải có rừng. Khắp vùng Tây Nam mướt mườn mượt màu xanh của rừng rậm, là nơi cư ngụ của đủ loại chim chóc muông thú.
Đoàn của Văn rời khỏi Đại Nam, mất đúng 10 ngày băng qua đồi núi trùng điệp, men theo chân dãy Akajar mà đi qua lãnh thổ Ijuk. Vùng hẻo lánh không người ở, lại có Nguyễn Bạch thông thạo đường sá, 10 ngày này cả đoàn tập trung cao độ mà vượt qua, không gặp trở ngại gì đáng kể. Mà có thể tốn ít thời gian như vậy, công lao đều nằm ở chiếc xe bán tải mà Nguyễn Bạch sắm được. Nó băng băng vượt qua mọi địa hình chẳng kém gì đi trên đất bằng.
Hết 10 ngày trèo đèo vượt núi, rốt cuộc lại nhìn thấy rừng cây. Họ lại tốn thêm 2 ngày băng rừng lội suối, cuối cùng cũng tới biên giới giáp với Bắc Hà Lãnh Thổ.
-Nếu vượt biên thành công thì tốt. Bị lính biên phòng bắt được thì phải tốn thêm ít tiền. – Nguyễn Bạch dặn trước với Vân như vậy.
Thói làm việc quan liêu ở Bắc Hà hắn không còn xa lạ.
-Cha tự chi tiền nhé? – Vân đáp lời.
-Tao làm gì còn đồng nào?
-Con cũng không xì tiền ra đâu.
-Vậy thì còn 1 phương án nữa.
-Là gì vậy cha?
-Dùng vũ lực. Gặp lính biên phòng thì vặn cổ chúng nó, rồi chạy. – Mắt Nguyễn Bạch sáng quắc lên, sát khí chợt lóe.
-Bác không nên làm vậy chứ? – Vương Thành Văn lên tiếng.
-Ổng đùa đấy – Vân nói – Tới lúc bị phát hiện rồi tính.
Kế hoạch ban đầu Nguyễn Bạch vẽ ra là đường đường chính chính đi tới Bắc Hà, nhưng đấy là trước khi Phạm Viết Phương tuyên bố về cái “chìa khóa” gì đó, rồi bọn họ bị Hà Khuyết Minh chơi bẩn.
Nhưng Nguyễn Bạch đã từng thành công vượt biên giới Bắc Hà ngày còn trẻ, giờ nhiều năm trôi qua hắn còn trở thành 1 Shadow Runner khét tiếng, thì việc âm thầm lặng lẽ tới đất Bắc Hà cũng chẳng khó khăn gì. Lộ tuyến này hắn đặt ra vốn là để tránh né cả tai mắt của Ám Hành Hội, thì lẽ nào đám lính biên phòng quèn có thể phát hiện?
Nên Vân cũng biết thừa cha mình chỉ dọa miệng vậy thôi. Bọn họ tốn có 2 ngày đã vượt qua vùng rừng rậm biên giới, đi không lâu đã thấy đường giao thông lớn ngoài bìa rừng.
Đường đường chính chính phóng lên Quốc lộ, chiếc xe bon bon thẳng hướng về Mộc Hành Kinh.
Mộc Hành Kinh không chỉ đơn giản mang tên gọi này vì xung quanh nó bao phủ toàn rừng là rừng. Toàn bộ thành phố rộng lớn này được xây dựng xung quanh 1 thân cây Đại thụ. Thân cây ấy đã tồn tại ở vùng đất này hàng ngàn năm về trước, đồng thời cũng là vị thần bảo hộ cho rừng cây xung quanh.
Người Hà Quốc cổ đại có thói quen canh tác đốt rừng làm rẫy. Ngày đó, diện tích rừng trên khắp Hà Quốc cứ thu hẹp dần bằng 1 tốc độ kinh hoàng, cho tới khi họ gặp phải trùng điệp núi rừng nơi đây.
Tất cả những kẻ dám cả gan bước vào khu rừng này với ác ý đều hoặc là mất tăm mất tích, hoặc bị hung thú giết chết, hoặc đều bị rừng thiêng nước độc ban cho những cái chết kì quái và ghê rợn. Kể cả có là những Đại cao thủ thời đó cũng chẳng thể nào sống sót trở ra.
Dần dà, người ta biết tới sự tồn tại của loại cây cổ đại kia, biết tôn kính nó, gọi nó là Thần Thụ. Những người biết tôn kính Thụ Thần mới được phép bước vào khu rừng tử vong này, dần dần hình thành nên các buôn làng nhỏ, là tiền thân cho vùng Tứ Vân Sơn ngày nay.
Thời gian dần trôi, Hà Quốc sụp đổ, Bắc Hà Đại Nam ra đời, trình độ của nhân loại cũng theo đó tiến bộ, dần sản sinh ra những Khế Linh Sư xuất chúng.
Mà Khế Linh Sư xuất sắc nhất, còn ai khác ngoài các đời Bắc Hoàng?
Bắc Hoàng đời thứ 1 Hà Linh Vũ đã nhìn hình sông thế núi trong thiên hạ mà ngộ ra Ngũ Hành Trận Pháp, cũng quyết đoán đặt ra vị trí của Ngũ Hành Kinh làm cơ sở để cai trị thiên hạ. Các đời Bắc Hoàng sau đó kế tục di nguyện ấy, dần dần hình thành nên 5 Kinh đô như ngày nay.
Mà từ đời Bắc Hoàng thứ 4 trở đi, đều đặc biệt dành thời gian tới Tứ Vân Sơn, dùng Khế Linh Thuật để trò chuyện cùng Thần Thụ. Qua nhiều cuộc trao đổi và ước định, cuối cùng Thần Thụ đã có thể chung sống hòa bình với con người. Trải qua thêm vài ngàn năm, người Bắc Hà đã thực sự có thể xây dựng nền móng văn minh xung quanh thân cây cổ đại này, cũng chính là Mộc Hành Kinh như ngày nay.
Thủy Hành Kinh thuận tiện giao thương, lại có dòng chảy cuồn cuộn không ngừng của Mẫu Hà. Dòng chảy của dòng sông cũng chính là dòng vận động của trời đất. Còn Mộc Hành Kinh thì khác, nó tràn đầy sinh khí của Thần Thụ. Sinh khí khiến cây cối đâm chồi, vạn vật tốt tươi, khiến 4 mùa tuần hoàn.
Sinh khí nồng đượm phủ khắp lãnh thổ Tứ Vân Sơn, khiến nó trở thành Thánh địa của những kẻ tu hành. Từ nơi đây đã sản sinh ra những trường phái tu hành danh chấn thiên hạ, càng là đặc sản khiến người Bắc Hà có thể ưỡn ngực tự hào.
Tiên Đạo. Vu Linh Đạo. Luyện Đan Đạo…
Những trường phái tu hành đó, kì thực xét cho cùng cũng giống như những con đường học vấn, cũng không khác gì học sinh Đại Nam học từ Tiểu học lên Sơ trung, Cao trung, Đại học… Nhưng những kiểu tu hành của Tứ Vân Sơn lại mang đậm tính truyền kì vá bí ẩn, lại qua sự thổi phồng của các đấng văn hào, dần trở thành những thứ biểu tượng thiêng liêng của nền văn minh Bắc Hà.
20 năm đã trôi qua kể từ Vu Linh Đại Chiến. Vu Linh Đạo thất thế mặc nhiên bị coi là bàng môn tả đạo, nguy hiểm man rợ, phải chui nhủi trốn tránh. Tiên Đạo thì lại 1 bước lên voi, quang minh chính đại, càng ngày càng tự thêu dệt quanh mình những bức màn sương mù kì bí, những giai thoại thần tiên. Trong mắt thế nhân, Tu Tiên chính là buông bỏ cõi đời ô trời, thoát khỏi hồng trần, thành tâm 1 lòng theo đuổi Đạo, trở thành Tiên Nhân ngự kiếm phi hành, đi mây về gió, tài phép thần thông, đánh đuổi yêu ma, cứu khốn giúp đời… Vân vân, vân vân và vân vân.
Tứ Vân Sơn, cũng là gọi 4 ngọn núi cao chót vót xung quanh Mộc Hành Kinh, lấy tên của 4 loại cây: Tùng Sơn, Trúc Sơn, Cúc Sơn, Mai Sơn. 4 ngọn núi ấy là nơi Tứ Đại Tiên Phái tọa trấn, là nơi tu hành của các bậc Tiên Nhân đức cao vọng trọng, phàm nhân không thể nào bén mảng tới. Mà chỉ vào tháng 3 hàng năm, Tứ Đại Tiên Phái mới hạ phàm chiêu mộ đệ tử.
Địa điểm chiêu mộ thì chắc chắn là Mộc Hành Kinh. Ngoài ra ở 4 Kinh đô còn lại đều sẽ có tổ chức tuyển chọn, nhưng cũng chẳng mấy mặn mà.
Vì sao ư? Vì chỉ ở Mộc Hành Kinh thì Tiên Đạo mới nghênh ngang tới vậy. Ví như Thủy Hành Kinh, đều lấy Cầm Kì Thi Họa làm chủ, lại có Giáo phường Cẩm Giang rồi Văn viện Thủy liên gì đó đóng chiếm. Tứ Đại Tiên Phái mà dám ho he chơi trội, sẽ bị mấy học viện kia đập cho sứt đầu mẻ trán. 3 Kinh đô còn lại cũng chẳng khác bọt là bao.
Mấy chuyện này, dù sao các bên cũng đều rành rẽ cả. Tiên Nhân dù có thêu dệt thêm bao nhiêu điều bịa đặt, rốt cuộc cũng là con người. Mà con người thì ai chả cần tiền? Mà tiền thì từ đâu ra? Cướp mà ra à?
Không! Tiền là cần ngân sách nhà nước. Tứ Đại Tiên Phái dù có ra vẻ hổ báo cao siêu tới đây, tồn tại được tới giờ này vẫn là nhờ ngày ngày ngửa tay xin nhà nước phát tiền. Đã xin tiền ngân sách như nhau cả, thì chẳng bên nào dám đá chén cơm của bên nào, bình yên mà chia địa bàn kiếm sống.
Vòng tròn là tương sinh, ngôi sao là tương khắc.
5 kinh đô này đối ứng lẫn nhau, tạo nên 1 mạng lưới hành chính chính trị bao quát toàn bộ Bắc Hà Lãnh Thổ.
Non sông Bắc Hà dường như cũng ứng theo đó mà phân bố. Vùng Giang Hạ xung quanh Thủy Hành Kinh thì chằng chịt sông ngòi. Mà Tứ Vân Sơn có Mộc Hành Kinh thì nổi tiếng với núi non trùng điệp.
Có núi thì phải có rừng. Khắp vùng Tây Nam mướt mườn mượt màu xanh của rừng rậm, là nơi cư ngụ của đủ loại chim chóc muông thú.
Đoàn của Văn rời khỏi Đại Nam, mất đúng 10 ngày băng qua đồi núi trùng điệp, men theo chân dãy Akajar mà đi qua lãnh thổ Ijuk. Vùng hẻo lánh không người ở, lại có Nguyễn Bạch thông thạo đường sá, 10 ngày này cả đoàn tập trung cao độ mà vượt qua, không gặp trở ngại gì đáng kể. Mà có thể tốn ít thời gian như vậy, công lao đều nằm ở chiếc xe bán tải mà Nguyễn Bạch sắm được. Nó băng băng vượt qua mọi địa hình chẳng kém gì đi trên đất bằng.
Hết 10 ngày trèo đèo vượt núi, rốt cuộc lại nhìn thấy rừng cây. Họ lại tốn thêm 2 ngày băng rừng lội suối, cuối cùng cũng tới biên giới giáp với Bắc Hà Lãnh Thổ.
-Nếu vượt biên thành công thì tốt. Bị lính biên phòng bắt được thì phải tốn thêm ít tiền. – Nguyễn Bạch dặn trước với Vân như vậy.
Thói làm việc quan liêu ở Bắc Hà hắn không còn xa lạ.
-Cha tự chi tiền nhé? – Vân đáp lời.
-Tao làm gì còn đồng nào?
-Con cũng không xì tiền ra đâu.
-Vậy thì còn 1 phương án nữa.
-Là gì vậy cha?
-Dùng vũ lực. Gặp lính biên phòng thì vặn cổ chúng nó, rồi chạy. – Mắt Nguyễn Bạch sáng quắc lên, sát khí chợt lóe.
-Bác không nên làm vậy chứ? – Vương Thành Văn lên tiếng.
-Ổng đùa đấy – Vân nói – Tới lúc bị phát hiện rồi tính.
Kế hoạch ban đầu Nguyễn Bạch vẽ ra là đường đường chính chính đi tới Bắc Hà, nhưng đấy là trước khi Phạm Viết Phương tuyên bố về cái “chìa khóa” gì đó, rồi bọn họ bị Hà Khuyết Minh chơi bẩn.
Nhưng Nguyễn Bạch đã từng thành công vượt biên giới Bắc Hà ngày còn trẻ, giờ nhiều năm trôi qua hắn còn trở thành 1 Shadow Runner khét tiếng, thì việc âm thầm lặng lẽ tới đất Bắc Hà cũng chẳng khó khăn gì. Lộ tuyến này hắn đặt ra vốn là để tránh né cả tai mắt của Ám Hành Hội, thì lẽ nào đám lính biên phòng quèn có thể phát hiện?
Nên Vân cũng biết thừa cha mình chỉ dọa miệng vậy thôi. Bọn họ tốn có 2 ngày đã vượt qua vùng rừng rậm biên giới, đi không lâu đã thấy đường giao thông lớn ngoài bìa rừng.
Đường đường chính chính phóng lên Quốc lộ, chiếc xe bon bon thẳng hướng về Mộc Hành Kinh.
Mộc Hành Kinh không chỉ đơn giản mang tên gọi này vì xung quanh nó bao phủ toàn rừng là rừng. Toàn bộ thành phố rộng lớn này được xây dựng xung quanh 1 thân cây Đại thụ. Thân cây ấy đã tồn tại ở vùng đất này hàng ngàn năm về trước, đồng thời cũng là vị thần bảo hộ cho rừng cây xung quanh.
Người Hà Quốc cổ đại có thói quen canh tác đốt rừng làm rẫy. Ngày đó, diện tích rừng trên khắp Hà Quốc cứ thu hẹp dần bằng 1 tốc độ kinh hoàng, cho tới khi họ gặp phải trùng điệp núi rừng nơi đây.
Tất cả những kẻ dám cả gan bước vào khu rừng này với ác ý đều hoặc là mất tăm mất tích, hoặc bị hung thú giết chết, hoặc đều bị rừng thiêng nước độc ban cho những cái chết kì quái và ghê rợn. Kể cả có là những Đại cao thủ thời đó cũng chẳng thể nào sống sót trở ra.
Dần dà, người ta biết tới sự tồn tại của loại cây cổ đại kia, biết tôn kính nó, gọi nó là Thần Thụ. Những người biết tôn kính Thụ Thần mới được phép bước vào khu rừng tử vong này, dần dần hình thành nên các buôn làng nhỏ, là tiền thân cho vùng Tứ Vân Sơn ngày nay.
Thời gian dần trôi, Hà Quốc sụp đổ, Bắc Hà Đại Nam ra đời, trình độ của nhân loại cũng theo đó tiến bộ, dần sản sinh ra những Khế Linh Sư xuất chúng.
Mà Khế Linh Sư xuất sắc nhất, còn ai khác ngoài các đời Bắc Hoàng?
Bắc Hoàng đời thứ 1 Hà Linh Vũ đã nhìn hình sông thế núi trong thiên hạ mà ngộ ra Ngũ Hành Trận Pháp, cũng quyết đoán đặt ra vị trí của Ngũ Hành Kinh làm cơ sở để cai trị thiên hạ. Các đời Bắc Hoàng sau đó kế tục di nguyện ấy, dần dần hình thành nên 5 Kinh đô như ngày nay.
Mà từ đời Bắc Hoàng thứ 4 trở đi, đều đặc biệt dành thời gian tới Tứ Vân Sơn, dùng Khế Linh Thuật để trò chuyện cùng Thần Thụ. Qua nhiều cuộc trao đổi và ước định, cuối cùng Thần Thụ đã có thể chung sống hòa bình với con người. Trải qua thêm vài ngàn năm, người Bắc Hà đã thực sự có thể xây dựng nền móng văn minh xung quanh thân cây cổ đại này, cũng chính là Mộc Hành Kinh như ngày nay.
Thủy Hành Kinh thuận tiện giao thương, lại có dòng chảy cuồn cuộn không ngừng của Mẫu Hà. Dòng chảy của dòng sông cũng chính là dòng vận động của trời đất. Còn Mộc Hành Kinh thì khác, nó tràn đầy sinh khí của Thần Thụ. Sinh khí khiến cây cối đâm chồi, vạn vật tốt tươi, khiến 4 mùa tuần hoàn.
Sinh khí nồng đượm phủ khắp lãnh thổ Tứ Vân Sơn, khiến nó trở thành Thánh địa của những kẻ tu hành. Từ nơi đây đã sản sinh ra những trường phái tu hành danh chấn thiên hạ, càng là đặc sản khiến người Bắc Hà có thể ưỡn ngực tự hào.
Tiên Đạo. Vu Linh Đạo. Luyện Đan Đạo…
Những trường phái tu hành đó, kì thực xét cho cùng cũng giống như những con đường học vấn, cũng không khác gì học sinh Đại Nam học từ Tiểu học lên Sơ trung, Cao trung, Đại học… Nhưng những kiểu tu hành của Tứ Vân Sơn lại mang đậm tính truyền kì vá bí ẩn, lại qua sự thổi phồng của các đấng văn hào, dần trở thành những thứ biểu tượng thiêng liêng của nền văn minh Bắc Hà.
20 năm đã trôi qua kể từ Vu Linh Đại Chiến. Vu Linh Đạo thất thế mặc nhiên bị coi là bàng môn tả đạo, nguy hiểm man rợ, phải chui nhủi trốn tránh. Tiên Đạo thì lại 1 bước lên voi, quang minh chính đại, càng ngày càng tự thêu dệt quanh mình những bức màn sương mù kì bí, những giai thoại thần tiên. Trong mắt thế nhân, Tu Tiên chính là buông bỏ cõi đời ô trời, thoát khỏi hồng trần, thành tâm 1 lòng theo đuổi Đạo, trở thành Tiên Nhân ngự kiếm phi hành, đi mây về gió, tài phép thần thông, đánh đuổi yêu ma, cứu khốn giúp đời… Vân vân, vân vân và vân vân.
Tứ Vân Sơn, cũng là gọi 4 ngọn núi cao chót vót xung quanh Mộc Hành Kinh, lấy tên của 4 loại cây: Tùng Sơn, Trúc Sơn, Cúc Sơn, Mai Sơn. 4 ngọn núi ấy là nơi Tứ Đại Tiên Phái tọa trấn, là nơi tu hành của các bậc Tiên Nhân đức cao vọng trọng, phàm nhân không thể nào bén mảng tới. Mà chỉ vào tháng 3 hàng năm, Tứ Đại Tiên Phái mới hạ phàm chiêu mộ đệ tử.
Địa điểm chiêu mộ thì chắc chắn là Mộc Hành Kinh. Ngoài ra ở 4 Kinh đô còn lại đều sẽ có tổ chức tuyển chọn, nhưng cũng chẳng mấy mặn mà.
Vì sao ư? Vì chỉ ở Mộc Hành Kinh thì Tiên Đạo mới nghênh ngang tới vậy. Ví như Thủy Hành Kinh, đều lấy Cầm Kì Thi Họa làm chủ, lại có Giáo phường Cẩm Giang rồi Văn viện Thủy liên gì đó đóng chiếm. Tứ Đại Tiên Phái mà dám ho he chơi trội, sẽ bị mấy học viện kia đập cho sứt đầu mẻ trán. 3 Kinh đô còn lại cũng chẳng khác bọt là bao.
Mấy chuyện này, dù sao các bên cũng đều rành rẽ cả. Tiên Nhân dù có thêu dệt thêm bao nhiêu điều bịa đặt, rốt cuộc cũng là con người. Mà con người thì ai chả cần tiền? Mà tiền thì từ đâu ra? Cướp mà ra à?
Không! Tiền là cần ngân sách nhà nước. Tứ Đại Tiên Phái dù có ra vẻ hổ báo cao siêu tới đây, tồn tại được tới giờ này vẫn là nhờ ngày ngày ngửa tay xin nhà nước phát tiền. Đã xin tiền ngân sách như nhau cả, thì chẳng bên nào dám đá chén cơm của bên nào, bình yên mà chia địa bàn kiếm sống.
/700
|