Cung Càn Thanh, Tử Cấm Thành.
Hôm nay tấu chương trình lên ngự tiền Sùng Trinh Đế không nhiều lắm.
Mấy tháng nay, Kiến Nô ở quan ngoại không có động tĩnh gì lớn, chỉ có mật thám tiềm phục tại Triều Tiên truyền tin về, nói Kiến Nô đã trực tiếp xuất binh chiếm lĩnh Triều Tiên, còn thiết lập phủ tổng đốc để trực tiếp thống trị nước này, điều khiến Sùng Trinh Đế hận đến nghiến răng nghiến lợi, Tổng đốc ở Triều Tiên của Kiến Nô không phải người khác, mà là Hồng Thừa Trù.
Hồng Thừa Trù đầu hàng lũ cẩu tặc đó là điều mà Sùng Trinh Đế không bao giờ ngờ tới.
Cho tới nay, Hồng Thừa Trù trong lòng Sùng Trinh Đế vẫn là điển hình của trung thần hiếu tử, sau khi Hồng Thừa Trù bị bắt ở Vạn Thọ Sơn, Sùng Trinh Đế vốn cho rằng y sẽ lấy cái chết để chứng tỏ ý chí, Sùng Trinh Đế thậm chí đã chuẩn bị sẵn quốc tang, chỉ đợi tin Hồng Thừa Trù tử tiết truyền về là sẽ sắc lệnh cả nước mặc áo đay để tang, cử hành lễ tang trọng thể.
Nhưng cuối cùng Hồng Thừa Trù lại đầu hàng Kiến Nô, đây là một đòn giáng mạnh mẽ vào Sùng Trinh Đế.
Ảnh hưởng của hành động Hồng Thừa Trù đầu hàng Kiến Nô rõ ràng là vô cùng tồi tệ, không thể so sánh với chuyện Lý Vĩnh Phương, Cảnh Trung Minh đầu hàng, bởi vì Hồng Thừa Trù là Đại tướng nơi biên cương của triều Đại Minh, là can thần mà Sùng Trinh Đế coi là cánh tay trái bờ vai phải, việc Hồng Thừa Trù đầu hàng rất dễ khiến mọi người liên tưởng đến lòng người quay lưng lại.
Dưới cơn thịnh nộ, Sùng Trinh Đế hạ chỉ tru sát mười tộc của Hồng Thừa Trù!
Từ sau khi Khai Phong rơi vào tay giặc, lưu tặc ở Hà Nam cũng bắt đầu hoành hành phát triển, nhưng không lập tức chuyển sang tấn công các tỉnh xung quanh, có điều trong lòng Sùng Trinh Đế rất rõ, thế ẩn núp của lưu tặc chỉ là tạm thời, hơn nữa ẩn núp càng lâu thì đến khi bùng nổ càng hung ác! Giả dụ triều Đại Minh binh cường mã mạnh, ngân khố quốc gia dồi dào, lúc này chính là thời cơ tốt nhất để điều binh khiển tướng bao vây toàn diệt lưu tặc ở Hà Nam.
Đáng tiếc là, quốc khố của Đại Minh triều trống rỗng, thiếu binh thiếu tướng, đã không còn sức phát động tấn công với lưu tặc ở Hà Nam nữa.
Binh bộ Thượng thư Trần Tân Giáp đã được điều nhiệm làm Tổng đốc năm tỉnh là Kinh Sư, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông, trú hành dinh ở Tây An, tuy nhiên nói gì thì nói, với kinh nghiệm của Trần Tân Giáp có thể trấn giữ được những kiêu binh mãnh tưỡng như Hạ Nhân Long, Mãnh Như Hổ, Khương Tương, Bạch Quảng Ân, Tào Biến Giao, Lưu Trạch Thanh hay không thì còn rất khó nói.
Hiện tại, Sùng Trinh Đế cũng chỉ có thể gửi gắm tia hy vọng cuối cùng vào Tôn Truyền Đình ở Giang Nam, nhưng bên cạnh Tôn Truyền Đình lại chôn cái gai trong mắt là Vương Phác, khiến Sùng Trinh Đế ăn không ngon, ngủ không yên.
Sùng Trinh Đế thở dài, hỏi Vương Thừa Ân:
- Thừa Ân đâu, phía Nam Kinh gần đây có tin tức gì không?
Vương Thừa Ân cung kính đáp:
- Nô tỳ vừa hay có hai tin vui muốn khởi tấu vạn tuế gia.
- Ồ, tin vui?
Sùng Trinh Đế vui vẻ nói:
- Mau nói.
Vương Thừa Ân nói:
- Phía Trương Tử An, nô tỳ đã phái người đưa mật tấu tới, nói Tôn Truyền Đình đã chiêu mộ năm vạn quân mới ở Nam Kinh, ngoài ra, Tôn Truyền Đình còn lệnh cho Thủy sư tiêu diệt Cố Tam Ma Tử - cướp biển hoành hành mấy chục năm nay ở Đông Hải, tổng cộng thu được hơn hai trăm vạn lượng bạc, lần này, tiền bạc cho Tôn Truyền Đình luyện binh đã có rồi.
- Ừ.
Sùng Trinh Đế cau mày nói:
- Đã có tiền bạc cho Tôn Truyền Đình luyện binh, nhưng Trẫm đã nợ bá quan Kinh Sư ba tháng bổng lộc rồi, tướng sĩ quân doanh cũng đã nửa năm không lĩnh được quân lương, như thế này, ngươi lập tức tạo một chỉ ý, bảo Tôn Truyền Đình san ra một trăm vạn lượng, tức khắc áp tải tới Kinh Sư.
Vương Thừa Ân cung kính đáp:
- Nô tỳ tuân chỉ.
Sùng Trinh Đế nghĩ một lát, lại hỏi:
- Vương Phác đâu, tên này gần đây đang làm ầm ĩ những gì thế?
Khóe miệng Vương Thừa Ân hiện lên vẻ lúng túng, khẽ đáp:
- Vạn tuế gia, nô tỳ không dám nói.
- Nói.
Sùng Trinh Đế cau mày nói:
- Có gì không dám nói.
- Vậy nô tỳ sẽ nói thẳng.
Vương Thừa Ân nói.
- Theo nô tỳ được biết, Phò mã gia để hai vị Tiểu hầu gia là Thường Duyên Linh và Lý Tổ Thuật thay hắn chuộc về hơn hai ngàn ca kỹ còn trẻ và xinh đẹp, còn chuyên lập ra một doanh trại nữ binh ở Yến Tử Cơ, huấn luyện những ca kỹ này.
- Cái gì?
Sùng Trinh Đế ngạc nhiên hỏi:
- Doanh trại nữ binh?
Vương Thừa Ân gật đầu, nói tiếp:
- Tuy nhiên những thứ mà các ca kỹ này học không phải là hành quân đánh giặc, mà là đấm bóp lưng, sửa bàn chân, xoa bóp và ca múa.
- Đấm bóp lưng, sửa bàn chân, xoa bóp và ca múa?
Sùng Trinh cau mày nói:
- Vương Phác muốn làm gì đây? Chẳng lẽ định mở nhà tắm và nơi hát múa giải trí hay sao?
- Chỉ sợ không đơn giản như vậy.
Vương Thừa Ân lắc đầu, rồi gật đầu nói:
- Tuy nhiên theo nô tì biết, Phò mã gia muốn dựa vào doanh trại này để kinh doanh kiếm nhiều ngân lượng, cung cấp cho Tôn Truyền Đình luyện binh mới.
- Ha ha, thế thì đúng rồi.
Sùng Trinh Đế nghe vậy mừng rỡ nói:
- Tôn Truyền Đình phụ trách biên luyện quân mới. Vương Phác thì phụ trách kiếm ngân lượng, phân công rõ ràng, cả hai không lầm lẫn với nhau. Xem ra, Trẫm phái Tôn Truyền Đình tới Giang Nam luyện binh là đúng đắn, nếu đổi lại là người khác, thật sự không trị được tên đầu hổ Vương Phác đâu.
Vương Thừa Ân nói:
- Vạn tuế gia thánh minh.
Sùng Trinh Đế nói:
- Tuy nhiên chúng ta cũng không được lơ là, căn dặn người của người để mắt kỹ tới Vương Phác.
Vương Thừa Ân đáp:
- Nô tỳ tuân chỉ.
Đầu cầu Văn Đức, Nam Kinh.
Lầu tiêu dao sau khi được trang hoàng đã được khai trương trở lại, biểu hiệu chữ vàng to lớn treo trên cửa tầng một cũng đổi thành “Tiêu Dao tiên cảnh ”, nghe nói bốn chữ này là bút tích của danh sĩ ở Giang Tả là Tiền Khiêm Ích, giờ đang là đầu đêm, trên sông Tần Hoài thuyền đi lại như mắc cửi, hai bên bờ càng sáng trưng nhờ ánh đèn, lầu tiêu dao được trang trí đèn màu xanh vàng rực rỡ.
Tiêu Dao Tiên Cảnh mặc dù khai trương chưa được bao lâu, nhưng khách phong lưu hâm mộ tiếng tăm mà tới lại không ngớt, có thể nói đông như trẩy hội.
Trong đám người như mắc cửi đó, có hai gã đàn ông áo gấm ngạo nghễ tới, sải bước lên bậc thang của Tiêu Dao Tiên Cảnh, một gã người hầu lanh lợi mặc áo xanh, đội mũ nồi lập tức chạy ra đón chào, vẻ mặt tươi cười thân thiết kêu lên:
- Hai vị gia, mời vào trong.
Hai gã đàn ông áo gầm đi theo gã người hầu trẻ tuổi vào cửa chính, chỉ thấy trong đại sảnh đèn đuốc sáng trưng, ở giữa trải thảm Ba Tư toàn hoa gấm, bốn phia đặt những dãy ghế nằm, có rất nhiều sĩ thân thương gia mặc áo gấm đang nằm trên đó chuyện phiếm, có dâng trà, có dâng dưa tươi, còn có những vị khách nối liền không dứt và những gã người hầu chào đón dẫn khách, tiếng người ồn ào, rất là náo nhiệt.
Gã người hầu đón hai người đàn ông áo gấm vào đại sảnh, cười hỏi:
- Nhị vị gia, hôm nay là ngày thứ ba Tiêu Dao Tiên Cảnh của chúng tôi khai trương, trả nước quả dưa đều miễn phí, chi phí còn lại toàn bộ được có chiết khấu, không biết nhị vị muốn tắm giải lao hay là muốn một nhã phòng ngồi nói chuyện trước?
Người đàn ông áo gấm cao lớn ở bên trái đáp:
- Nghe nói Tiêu Dao Tiên Cảnh của các ngươi có những vở kịch hay từ xưa đến nay chưa hề có, chúng ta tới xem kịch.
- Nhìn hai vị gia giống người phú quý.
Gã người hầu cười nói:
- Xin được nói với hai vị thế này, kịch hay ở Tiêu Dao Tiên Cảnh phải đến nửa đêm mới diễn, giờ mới vừa vào đêm, còn sớm mà, hai vị gia có đủ thời gian để tắm giải lao một cái, sau đó lại tìm nhã phòng khe tiểu khúc, đợi khi kịch hay bắt đầu, tại hạ sẽ tới gọi hai vị đúng giờ.
- Thế cũng được.
Người đàn ông bên phải nói.
- Vậy dẫn chúng ta đi tắm một cái.
- Được.
Gã người hầu mỉm cười đáp:
- Nhị vị gia mời qua bên này.
Gã người hầu trẻ tuổi dẫn hai người đàn ông bước ra sau, chỉ thấy phía sau là những căn phòng riêng, gã người hầu mở một phòng trong đó ra, quay đầu hô:
- Nhị vị gia, mời vào trong.
Hai người đàn ông bước vào phòng.
Bên trong có đèn, tuy nhiên ánh đèn hơi tối, có hai chiếc giường mềm đặt song song ở sát tường phía bắc, trên đó được trải những tấm ga trải giường trắng tinh, phía tây là một tấm bình phong, ngăn cách cả căn phòng thành hai gian trong ngoài, hai người đàn ông liếc vào phía sau bình phong, chỉ thấy trong đó có hai chiếc thùng tắm lớn, bên cạnh còn đặt hai chiếc ghế da.
- Hắc.
Một người đàn ông trong đó nói:
- Tắm thế này thật mới lạ.
Gã người hầu bước tới, vẻ mặt mờ ám nói:
- Tiêu Dao Tiên Cảnh chúng tôi có ba hoa thức tắm, phục vụ cũng khác nhau. Giá tiền đương nhiên cũng không giống nhau, không biết nhị vị gia muốn chọn loại nào?
Một người đàn ông khác nói:
- Ngươi nói trước xem.
Gã người hầu mập mờ đáp:
- Thứ nhất gọi là uyên ương hí thủy, thứ hai là thủy nhũ dung giao, thứ ba là nhân gian trên trời.
- Mới mẻ, thật là mới mẻ.
Người đàn ông áo gấm nói đầu tiên đó kêu lên.
- Ngươi nói xem, thế nào là uyên ương hí thủy? Thủy nhũ giao dung và nhân gian trên trời có cách chơi thế nào?
Gã người hầu đáp:
- Uyên ương hí thủy tức là các cô nương sẽ cùng tắm với nhị vị gia. Đấm bóp lưng cho các vị trong thùng tắm, tắm xong các cô nương còn sửa chân, xoa bóp cho hai vị, muốn các cô nương cởi toàn bộ hay không tùy nhị vị gia định đoạt, thân thể các cô nương nhị vị gia cũng có thể tùy tiện thơm, tùy tiện sờ, giá tiền cũng rẻ thôi, chỉ có một lượng bạc.
Hôm nay tấu chương trình lên ngự tiền Sùng Trinh Đế không nhiều lắm.
Mấy tháng nay, Kiến Nô ở quan ngoại không có động tĩnh gì lớn, chỉ có mật thám tiềm phục tại Triều Tiên truyền tin về, nói Kiến Nô đã trực tiếp xuất binh chiếm lĩnh Triều Tiên, còn thiết lập phủ tổng đốc để trực tiếp thống trị nước này, điều khiến Sùng Trinh Đế hận đến nghiến răng nghiến lợi, Tổng đốc ở Triều Tiên của Kiến Nô không phải người khác, mà là Hồng Thừa Trù.
Hồng Thừa Trù đầu hàng lũ cẩu tặc đó là điều mà Sùng Trinh Đế không bao giờ ngờ tới.
Cho tới nay, Hồng Thừa Trù trong lòng Sùng Trinh Đế vẫn là điển hình của trung thần hiếu tử, sau khi Hồng Thừa Trù bị bắt ở Vạn Thọ Sơn, Sùng Trinh Đế vốn cho rằng y sẽ lấy cái chết để chứng tỏ ý chí, Sùng Trinh Đế thậm chí đã chuẩn bị sẵn quốc tang, chỉ đợi tin Hồng Thừa Trù tử tiết truyền về là sẽ sắc lệnh cả nước mặc áo đay để tang, cử hành lễ tang trọng thể.
Nhưng cuối cùng Hồng Thừa Trù lại đầu hàng Kiến Nô, đây là một đòn giáng mạnh mẽ vào Sùng Trinh Đế.
Ảnh hưởng của hành động Hồng Thừa Trù đầu hàng Kiến Nô rõ ràng là vô cùng tồi tệ, không thể so sánh với chuyện Lý Vĩnh Phương, Cảnh Trung Minh đầu hàng, bởi vì Hồng Thừa Trù là Đại tướng nơi biên cương của triều Đại Minh, là can thần mà Sùng Trinh Đế coi là cánh tay trái bờ vai phải, việc Hồng Thừa Trù đầu hàng rất dễ khiến mọi người liên tưởng đến lòng người quay lưng lại.
Dưới cơn thịnh nộ, Sùng Trinh Đế hạ chỉ tru sát mười tộc của Hồng Thừa Trù!
Từ sau khi Khai Phong rơi vào tay giặc, lưu tặc ở Hà Nam cũng bắt đầu hoành hành phát triển, nhưng không lập tức chuyển sang tấn công các tỉnh xung quanh, có điều trong lòng Sùng Trinh Đế rất rõ, thế ẩn núp của lưu tặc chỉ là tạm thời, hơn nữa ẩn núp càng lâu thì đến khi bùng nổ càng hung ác! Giả dụ triều Đại Minh binh cường mã mạnh, ngân khố quốc gia dồi dào, lúc này chính là thời cơ tốt nhất để điều binh khiển tướng bao vây toàn diệt lưu tặc ở Hà Nam.
Đáng tiếc là, quốc khố của Đại Minh triều trống rỗng, thiếu binh thiếu tướng, đã không còn sức phát động tấn công với lưu tặc ở Hà Nam nữa.
Binh bộ Thượng thư Trần Tân Giáp đã được điều nhiệm làm Tổng đốc năm tỉnh là Kinh Sư, Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông, trú hành dinh ở Tây An, tuy nhiên nói gì thì nói, với kinh nghiệm của Trần Tân Giáp có thể trấn giữ được những kiêu binh mãnh tưỡng như Hạ Nhân Long, Mãnh Như Hổ, Khương Tương, Bạch Quảng Ân, Tào Biến Giao, Lưu Trạch Thanh hay không thì còn rất khó nói.
Hiện tại, Sùng Trinh Đế cũng chỉ có thể gửi gắm tia hy vọng cuối cùng vào Tôn Truyền Đình ở Giang Nam, nhưng bên cạnh Tôn Truyền Đình lại chôn cái gai trong mắt là Vương Phác, khiến Sùng Trinh Đế ăn không ngon, ngủ không yên.
Sùng Trinh Đế thở dài, hỏi Vương Thừa Ân:
- Thừa Ân đâu, phía Nam Kinh gần đây có tin tức gì không?
Vương Thừa Ân cung kính đáp:
- Nô tỳ vừa hay có hai tin vui muốn khởi tấu vạn tuế gia.
- Ồ, tin vui?
Sùng Trinh Đế vui vẻ nói:
- Mau nói.
Vương Thừa Ân nói:
- Phía Trương Tử An, nô tỳ đã phái người đưa mật tấu tới, nói Tôn Truyền Đình đã chiêu mộ năm vạn quân mới ở Nam Kinh, ngoài ra, Tôn Truyền Đình còn lệnh cho Thủy sư tiêu diệt Cố Tam Ma Tử - cướp biển hoành hành mấy chục năm nay ở Đông Hải, tổng cộng thu được hơn hai trăm vạn lượng bạc, lần này, tiền bạc cho Tôn Truyền Đình luyện binh đã có rồi.
- Ừ.
Sùng Trinh Đế cau mày nói:
- Đã có tiền bạc cho Tôn Truyền Đình luyện binh, nhưng Trẫm đã nợ bá quan Kinh Sư ba tháng bổng lộc rồi, tướng sĩ quân doanh cũng đã nửa năm không lĩnh được quân lương, như thế này, ngươi lập tức tạo một chỉ ý, bảo Tôn Truyền Đình san ra một trăm vạn lượng, tức khắc áp tải tới Kinh Sư.
Vương Thừa Ân cung kính đáp:
- Nô tỳ tuân chỉ.
Sùng Trinh Đế nghĩ một lát, lại hỏi:
- Vương Phác đâu, tên này gần đây đang làm ầm ĩ những gì thế?
Khóe miệng Vương Thừa Ân hiện lên vẻ lúng túng, khẽ đáp:
- Vạn tuế gia, nô tỳ không dám nói.
- Nói.
Sùng Trinh Đế cau mày nói:
- Có gì không dám nói.
- Vậy nô tỳ sẽ nói thẳng.
Vương Thừa Ân nói.
- Theo nô tỳ được biết, Phò mã gia để hai vị Tiểu hầu gia là Thường Duyên Linh và Lý Tổ Thuật thay hắn chuộc về hơn hai ngàn ca kỹ còn trẻ và xinh đẹp, còn chuyên lập ra một doanh trại nữ binh ở Yến Tử Cơ, huấn luyện những ca kỹ này.
- Cái gì?
Sùng Trinh Đế ngạc nhiên hỏi:
- Doanh trại nữ binh?
Vương Thừa Ân gật đầu, nói tiếp:
- Tuy nhiên những thứ mà các ca kỹ này học không phải là hành quân đánh giặc, mà là đấm bóp lưng, sửa bàn chân, xoa bóp và ca múa.
- Đấm bóp lưng, sửa bàn chân, xoa bóp và ca múa?
Sùng Trinh cau mày nói:
- Vương Phác muốn làm gì đây? Chẳng lẽ định mở nhà tắm và nơi hát múa giải trí hay sao?
- Chỉ sợ không đơn giản như vậy.
Vương Thừa Ân lắc đầu, rồi gật đầu nói:
- Tuy nhiên theo nô tì biết, Phò mã gia muốn dựa vào doanh trại này để kinh doanh kiếm nhiều ngân lượng, cung cấp cho Tôn Truyền Đình luyện binh mới.
- Ha ha, thế thì đúng rồi.
Sùng Trinh Đế nghe vậy mừng rỡ nói:
- Tôn Truyền Đình phụ trách biên luyện quân mới. Vương Phác thì phụ trách kiếm ngân lượng, phân công rõ ràng, cả hai không lầm lẫn với nhau. Xem ra, Trẫm phái Tôn Truyền Đình tới Giang Nam luyện binh là đúng đắn, nếu đổi lại là người khác, thật sự không trị được tên đầu hổ Vương Phác đâu.
Vương Thừa Ân nói:
- Vạn tuế gia thánh minh.
Sùng Trinh Đế nói:
- Tuy nhiên chúng ta cũng không được lơ là, căn dặn người của người để mắt kỹ tới Vương Phác.
Vương Thừa Ân đáp:
- Nô tỳ tuân chỉ.
Đầu cầu Văn Đức, Nam Kinh.
Lầu tiêu dao sau khi được trang hoàng đã được khai trương trở lại, biểu hiệu chữ vàng to lớn treo trên cửa tầng một cũng đổi thành “Tiêu Dao tiên cảnh ”, nghe nói bốn chữ này là bút tích của danh sĩ ở Giang Tả là Tiền Khiêm Ích, giờ đang là đầu đêm, trên sông Tần Hoài thuyền đi lại như mắc cửi, hai bên bờ càng sáng trưng nhờ ánh đèn, lầu tiêu dao được trang trí đèn màu xanh vàng rực rỡ.
Tiêu Dao Tiên Cảnh mặc dù khai trương chưa được bao lâu, nhưng khách phong lưu hâm mộ tiếng tăm mà tới lại không ngớt, có thể nói đông như trẩy hội.
Trong đám người như mắc cửi đó, có hai gã đàn ông áo gấm ngạo nghễ tới, sải bước lên bậc thang của Tiêu Dao Tiên Cảnh, một gã người hầu lanh lợi mặc áo xanh, đội mũ nồi lập tức chạy ra đón chào, vẻ mặt tươi cười thân thiết kêu lên:
- Hai vị gia, mời vào trong.
Hai gã đàn ông áo gầm đi theo gã người hầu trẻ tuổi vào cửa chính, chỉ thấy trong đại sảnh đèn đuốc sáng trưng, ở giữa trải thảm Ba Tư toàn hoa gấm, bốn phia đặt những dãy ghế nằm, có rất nhiều sĩ thân thương gia mặc áo gấm đang nằm trên đó chuyện phiếm, có dâng trà, có dâng dưa tươi, còn có những vị khách nối liền không dứt và những gã người hầu chào đón dẫn khách, tiếng người ồn ào, rất là náo nhiệt.
Gã người hầu đón hai người đàn ông áo gấm vào đại sảnh, cười hỏi:
- Nhị vị gia, hôm nay là ngày thứ ba Tiêu Dao Tiên Cảnh của chúng tôi khai trương, trả nước quả dưa đều miễn phí, chi phí còn lại toàn bộ được có chiết khấu, không biết nhị vị muốn tắm giải lao hay là muốn một nhã phòng ngồi nói chuyện trước?
Người đàn ông áo gấm cao lớn ở bên trái đáp:
- Nghe nói Tiêu Dao Tiên Cảnh của các ngươi có những vở kịch hay từ xưa đến nay chưa hề có, chúng ta tới xem kịch.
- Nhìn hai vị gia giống người phú quý.
Gã người hầu cười nói:
- Xin được nói với hai vị thế này, kịch hay ở Tiêu Dao Tiên Cảnh phải đến nửa đêm mới diễn, giờ mới vừa vào đêm, còn sớm mà, hai vị gia có đủ thời gian để tắm giải lao một cái, sau đó lại tìm nhã phòng khe tiểu khúc, đợi khi kịch hay bắt đầu, tại hạ sẽ tới gọi hai vị đúng giờ.
- Thế cũng được.
Người đàn ông bên phải nói.
- Vậy dẫn chúng ta đi tắm một cái.
- Được.
Gã người hầu mỉm cười đáp:
- Nhị vị gia mời qua bên này.
Gã người hầu trẻ tuổi dẫn hai người đàn ông bước ra sau, chỉ thấy phía sau là những căn phòng riêng, gã người hầu mở một phòng trong đó ra, quay đầu hô:
- Nhị vị gia, mời vào trong.
Hai người đàn ông bước vào phòng.
Bên trong có đèn, tuy nhiên ánh đèn hơi tối, có hai chiếc giường mềm đặt song song ở sát tường phía bắc, trên đó được trải những tấm ga trải giường trắng tinh, phía tây là một tấm bình phong, ngăn cách cả căn phòng thành hai gian trong ngoài, hai người đàn ông liếc vào phía sau bình phong, chỉ thấy trong đó có hai chiếc thùng tắm lớn, bên cạnh còn đặt hai chiếc ghế da.
- Hắc.
Một người đàn ông trong đó nói:
- Tắm thế này thật mới lạ.
Gã người hầu bước tới, vẻ mặt mờ ám nói:
- Tiêu Dao Tiên Cảnh chúng tôi có ba hoa thức tắm, phục vụ cũng khác nhau. Giá tiền đương nhiên cũng không giống nhau, không biết nhị vị gia muốn chọn loại nào?
Một người đàn ông khác nói:
- Ngươi nói trước xem.
Gã người hầu mập mờ đáp:
- Thứ nhất gọi là uyên ương hí thủy, thứ hai là thủy nhũ dung giao, thứ ba là nhân gian trên trời.
- Mới mẻ, thật là mới mẻ.
Người đàn ông áo gấm nói đầu tiên đó kêu lên.
- Ngươi nói xem, thế nào là uyên ương hí thủy? Thủy nhũ giao dung và nhân gian trên trời có cách chơi thế nào?
Gã người hầu đáp:
- Uyên ương hí thủy tức là các cô nương sẽ cùng tắm với nhị vị gia. Đấm bóp lưng cho các vị trong thùng tắm, tắm xong các cô nương còn sửa chân, xoa bóp cho hai vị, muốn các cô nương cởi toàn bộ hay không tùy nhị vị gia định đoạt, thân thể các cô nương nhị vị gia cũng có thể tùy tiện thơm, tùy tiện sờ, giá tiền cũng rẻ thôi, chỉ có một lượng bạc.
/468
|