Sau lần phát động tấn công không suy nghĩ kỹ càng. Tổng binh Sơn Hải Quan Cao Đệ đã lên tiếng oán trách Ninh Viễn đoàn luyện tổng binh Ngô Tam Quế, người mà hắn luôn rất cung kính.
Những gia tướng nô tài bên dưới ngày thường nào dám lên tiếng trách oán chủ tướng thì tới lần này cũng ngấm ngầm oán hận trong lòng. Chúng nói thầm với nhau chủ tướng nhà mình thần trí không tỉnh táo, đang yên đang lành tự dưng lại dẫn quân trêu vào quân Thát Lỗ. Ngô Tam Quế lại hoàn toàn khác với những binh lính tầm thường đó. Thái độ của hắn chính là thái độ của con nhà thế gia, vô cùng ngang ngược, không chịu một chút oan ức nào.
Lúc này Ngô Tam Quế không dám để lộ thái độ khúm na khúm núm ra ngoài, trong lòng hắn vô cùng sợ hãi. Hắn chỉ sợ quân Thát Lỗ nhân cơ hội đánh tới. Đối với những binh lính ngoài quan ngoại này, lúc này Ngô Tam Quế không thể mong đợi chúng đánh trận, càng không thể mong đợi chúng đánh nhau với quân Thát Lỗ. Trong khi chính bản thân hắn lại có ảo tưởng chiếm được lợi thế.
Nếu điều này vạn nhất chọc giận quân Thát Lỗ, đại quân Thát Lỗ đánh tới thì chỉ e một phòng tuyến từ Sơn Hải Quan cho tới Ninh Viễn đều tan tành mây khói. Ngô Tam Quế và Cao Đệ khác với trong quan nội. Chúng đóng lâu ngày ở Liêu trấn. Chúng biết sự lợi hại của quân Thát Lỗ. Nếu như quân Thát Lỗ thực sự ra tay tấn công thì Sơn Hải Quan cũng không thể ngăn cản được.
Tướng thua trận không còn địa bàn tất cả sẽ tan thành mây khói. Vinh hoa phú quý trong đời sẽ không còn. Tài sản của quan binh bên dưới và khoảng thời gian thoải mái cũng biến mất theo.
Vì vậy bây giờ cả một vùng từ Sơn Hải Quan tới Ninh Viễn ai ai cũng oán hận Ngô Tam Quế. Ngô Tam Quế cũng đã cảm thấy ngột ngạt. Hắn vừa cẩn thận bố trí lại phòng ngự, vừa lén đưa hậu lễ cho tên Tham lĩnh Tương Lam Kỳ thành Đại Hưng Bảo và giải thích là lần trước chỉ là hiểu lầm, mong rằng bên quân Thát không nên tức giận.
Ngô Tam Quế xấu hổ và sợ hãi đang mong ngóng chờ tin tức của Ngô Mộc Hoàn. Lúc này Ngô Tam Quế hoàn toàn nghi ngờ trận đại thắng phủ Hà Gian kia là giả. Binh mã quân Thát Lỗ vẫn lợi hại như cũ, không thể có chuyện thoáng một cái gần bốn vạn quân Thát đã bị tiêu diệt. Điều này quả thật không thể không nghi ngờ.
Mặc dù binh mã Liêu trấn cực kỳ căng thẳng nhưng quân Thát Lỗ đối diện vẫn duy trì trạng thái co cụm lại, chúng không tấn công báo thù. Nếu dựa theo quy cách trước đây, cho dù không tấn công quân Minh với quy mô lớn thì ít nhất chúng cũng bắn pháo cho hả giận. Thế nhưng từ sau ngày mười sáu tháng giêng năm Sùng Trinh thứ mười sáu, quân Thát Lỗ thu mình lại một cách đáng kỳ lạ, chúng chủ yếu là phòng thủ, không khinh xuất tấn công.
Thế nhưng chính tình trạng này càng khiến binh mã Liêu trấn không dám chủ quan. Trong tình cảnh lòng người hoang mang lo sợ, oán hận lẫn nhau rất dễ tự dẫn tới nội biến.
Sau ngày mùng sáu tháng hai, cuối cung Ngô Tam Quế cũng biết nguyên nhân vì sao quân Thát Lỗ thu mình lại. Nguyên nhân của việc đó là vì Hoàng đế Mãn Thanh, Hoàng Thái Cực đã chết. Lòng người Mãn Thanh không ổn định. Chỉ sau khi tân Hoàng đế lên ngôi mới có thể giải trừ tình trạng thu mình này.
Lẽ ra trong tình hình nội bộ Mãn Thanh không ổn định, lại gặp thất bại nặng nề sẽ chính là thời cơ tấn công tốt nhất. Thế nhưng Ngô Tam Quế này lại không dám tùy tiện phát động tấn công, hắn bố trí phòng ngự dày đặc giống như một con rùa đen rụt đầu vào cổ. Cho dù phía đối phương như thế nào đi nữa, hắn cũng mặc kệ, hắn chỉ cần chính mình bình an vô sự.
Khắc hẳn với chế độ truyền ngôi của Vương triều Trung Nguyên là ngôi vị Thái tử và Hoàng đế được truyền cho con trưởng. Lúc này Mãn Thanh vẫn chưa có một chế độ truyền ngôi ổn định.
Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết vào năm đó. Đa Nhĩ Cổn vốn là người được chọn để nối ngôi. Thế nhưng Hoàng Thái Cực. Đại Thiện và mấy bối lặc khác đã bức tử Đại phi A Ba Hợi, dùng sức mạnh leo lên ngôi vị Khả Hãn. Nên nhớ rằng người Nữ Chân và Mông Cổ cực kỳ chú ý tới sự cao quý của người mẹ. Việc gia tộc của mẫu thân có cao quý hay không có ảnh hưởng rất lớn.
A Ba Hợi thuộc gia tộc có dòng máu cao quý, thế lực khổng lồ. Khi Hoàng Thái Cực buộc Đại phi A Ba Hợi chết theo Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã khiến cho Đa Nhĩ Cổn trẻ tuổi mất đi chỗ dựa có thể nối ngôi.
Tới khi Hoàng Thái Cực lên ngôi Khả Hãn, A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ Thái đã dựng lên một số tội nhỏ gán ghép khiến Đại Thiện phải chịu thua sau đó Hoàng Thái Cực lên ngôi Hoàng đế, dùng thể chế của người Hán. Đó chính là sự xác lập địa vị cao nhất trong xã hội người Mãn Thanh. Thế nhưng vì Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã định ra chế độ Bát Kỳ nên Hoàng Thái Cực không thay đổi được.
Mãn Thanh chính là sự kết hợp thế lực của người Nữ Chân Kiến Châu và các bộ tộc Nữ Chân khác, chia ra làm Bát Kỳ. Ngoài Mãn Bát Kỳ còn có Mông Bát Kỳ, Hán Bát Kỳ. Tam Thuận Vương thì khác biệt một chút. Chính vì các kỳ này nên các dân tộc có sự khác biết rất lớn với nhau, rất khó có thể đung hợp với nhau.
Cho dù Nỗ Nhĩ Cáp Xích chia con cháu của mình ra nắm giữ vị trí kỳ chủ của tất cả các kỳ. Thế nhưng chính chuyện đó ẩn chứa rất nhiều mầm mống. Các kỳ chủ đều vì chính mình mà tìm kiếm lợi ích. Bởi vì ai cũng biết khu vực quản lý của mình không thuộc người Nữ Chân Kiến Châu mà thuộc phạm vi thế lực của mình.
Từ khi Hoàng Thái Cực đăng cơ cho tới lúc chết, trong tam đại bối lặc năm đó, người thì chết, người thì chịu thua chỉ còn lại duy nhất tiểu huynh đệ trung thành, làm việc cẩn thận, cực kỳ khéo léo, chu đáo. Những người có thể làm việc phù hợp với yên cầu của Hoàng Thái Cực không có nhiều. Dù sao Nữ Chân chỉ là một dân tộc chưa thoát khỏi sự man rợ. Cuối cùng Hoàng Thái Cực có cảm giác là mình có rất ít người để dùng.
Trong Hoàng tộc, Đa Nhĩ Cổn, người hận Hoàng Thái Cực nhất lại là người làm việc xuất sắc nhất. Có lẽ là do Đa Nhĩ Cổn đã bị Hán hoá rất nhiều, làm việc rất có đầu óc, được người người cung kính, nghe lời nên Hoàng Thái Cực cũng vô cùng coi trọng Đa Nhĩ Cổn.
Hơn nữa xuất phát từ chế độ nhị kỳ Tương Lam Kỳ và Lưỡng Hồng Kỳ ngang bằng nhau, đây là những thế lực lâu đời đã khiến cho địa vị của Đa Nhĩ Cổn nâng cao mạnh mẽ.
Dù gì kỳ chủ của Lưỡng Hồng Kỳ, Lễ thân vương Đại Thiện, kỳ chủ của Tương Lam Kỳ. Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng, trên danh nghĩa địa vị của bọn họ là do Hoàng đế trao cho, trên thực tế là truyền thừa của phụ tử, huynh đệ nên căn bản sẽ không có chuyện gì xảy ra với Hoàng đế. Trong khi đó Đa Nhĩ Cổn ngay từ đầu đã bị chế áp gay gắt.
Sau này Đa Nhĩ Cổn chậm rãi nâng cao địa vị của mình. Đa Nhĩ Cổn đã rất biết cách khống chế bản thân mình, hơn nữa rất biết nghe lời. Vào giữa thời kỳ chấp chính của Hoàng Thái Cực. Đa Nhĩ Cổn đã là nhân vật đứng đầu các thân vương, thống lĩnh Lưỡng Bạch Kỳ. Đa Đạc và A Tề Cách là những mãnh tướng thiện chiến. Đa Nhĩ Cổn lại người lắm mưu nhiều kế. Lưỡng Bạch Kỳ không ngừng lớn mạnh.
Khi đối mặt với tình hình đó. Hoàng Thái Cực đã hối hận vì cách làm việc của mình đã khiến cho Đa Nhĩ Cổn và Lưỡng Bạch Kỳ bành trướng thế lực một cách khủng khiếp, từng bước một dẫn tới cục diện đuôi to khó vẫy.
Mấy lần Hoàng Thái Cực đã muốn xuống tay với huynh đệ Đa Nhĩ Cổn và Lưỡng Bạch Kỳ. Thế nhưng thế lực của Đa Nhĩ Cổn khổng lồ, địa vị được nâng cao, tác phong làm việc lại vô cùng cung kính, chuyện tồi cũng thành tốt. Thậm chí các hoàng thân quốc thích trẻ tuổi của Lưỡng Hoàng Kỳ cũng rất thích kết giao với Đa Nhĩ Cổn.
Chính vì lý do đó Hoàng Thái Cực không thể tìm được lý do nào để ra tay với Lưỡng Bạch Kỳ và Đa Nhĩ Cổn. Chuyện này dần dần dẫn tới căn trọng bệnh của hắn.
Hoàng Thái Cực biết bản thân mình không sống được bao lâu. Đại Thiện và Tế Nhĩ Cáp Lãng tuyên bố đứng ngoài cuộc. Trong khi đó Hào Cách, đứa con duy nhất Hoàng Thái Cực còn nắm trong tay lại không thể trọng dụng được. Trong tình thế bất đắc dĩ đó. Hoàng Thái Cực chỉ còn hy vọng cất nhắc A Ba Thái để cho A Ba Thái quản lý Chính Lam Kỳ, coi như là đồng minh của Lưỡng Hoàng Kỳ.
Thế nhưng muốn làm kỳ chủ phải có chiến công tương đương với công huân mới được đảm nhiệm. Muốn có công lao chỉ có cách đi chinh phạt Đại Minh yếu đuối, công lao càng lớn, chuyện càng đễ.
Đương nhiên không một ai ngờ, đại quân ba vạn bảy nghìn người do A Ba Thái thống lĩnh gặp Lý Mạnh ở phủ Hà Gian, toàn quân bị tiêu diệt.
Khi tin tức báo về Mãn Thanh ngoái quan ngoại. Tình thế bày ra trước mắt Hoàng Thái Cực không phải là con hắn có thể thuận lợi nối ngôi hay không mà là Bát Kỳ Mãn Thanh có thể tồn tại hay không, người Nữ Chân có thể tồn tại hay không°
Cho dù xét ở bất kỳ góc độ nào. Hoàng Thái Cực cũng được coi là một quân chủ kiệt xuất. Nếu như không có hắn. Nữ Chân chỉ là một tập đoàn vũ trang cường đạo mà thôi. Trong tình thế khẩn cấp trước mắt Hoàng Thái Cực dồn sức bố trí cho sự tồn tại của Bát Kỳ, ngược lại hắn không chuẩn bị gì cho sự nối ngôi của Hào Cách.
Ở Đại Minh , một khi Hoàng đế băng hà, người thừa kế đầu tiên chính là Thái tử. Đối tượng tiếp theo chính là con nối dõi và huynh đệ của Hoàng đế. Nếu như không còn nữa mới tìm trong tông thất.
Trong khi đó ở Mãn Thanh ngoài quan ngoại, con trai nối dõi của Hoàng Thái Cực không có quyền lợi đương nhiên kế thừa ngôi vị. Đặc biệt là trong tình hình Hoàng Thái Cực không có sắp đặt bất kỳ điều gì liên quan. Bất kỳ ai muốn ngồi vào vị trí đó cần phải trải qua thương lượng.
Hoàng Thái Cực chết vào tháng giêng, vào đầu tháng hai được đặt miếu hiệu là Thái Tông hoàng đế. Thế nhưng đó là tất cả. Người của Lưỡng Hoàng Kỳ vốn muốn tổ chức đại tang lễ trang trọng thế nhưng những thân vương, bối lặc luôn cung kính khi Hoàng Thái Cực còn sống lại tỏ vẻ thờ ơ, lạnh lùng.
Trong giới quý tộc Mãn Thanh, ngoại trừ đám văn sĩ người Hán còn Mãn Bát Kỳ, Mông Bát Kỳ. Hán Bát Kỳ có thái độ như cha mẹ mình qua đời, các kỳ còn lại đều ngóng trong tình hình.
Vào lúc này vị trí Hoàng đế Mãn Thanh chính là miếng bánh ngọt thơm ngon. Ai ai cũng nghĩ rằng tốt hơn hết là kỳ chủ của mình lên ngôi Hoàng đế, nếu không được thì cũng là người thân cận của kỳ mình. Một khi như vậy, tương lai sau này mới thu được nhiều lợi ích. Trong thành Thịnh Kinh đã manh nha xuất hiện tranh đấu.
Ngao Bái, Đô thống Chính Hoàng Kỳ chính là nhân vật có thực quyền thứ hai ngoài Túc thân vương Hào Cách. Hàng ngày hắn đều dẫn giáp binh đi tuần tra thành Thịnh Kinh và gọi một cách mỹ miều là duy trì trị an.
Mấy lão đại của Lưỡng Bạch Kỳ từ khi Hoàng Thái Cực còn sống đã không cung cúc nghe lời hắn. Lúc này Đa Đạc cũng đã không làm chủ được bản thân. Hắn cũng nai nịt dẫn binh đinh vũ trang đầy đủ của Lưỡng Bạch Kỳ đi tuần tra thành, nói là trợ giúp Ngao Bái duy trì trị an. Hai bên đối mặt với nhau, thường xuyên giương cung, tuốt kiếm. Tình hình vô cùng căng thẳng.
Lễ thân vương Đại Thiện của Lưỡng Hồng Kỳ và Trịnh thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng của Tương Lam Kỳ thỉnh thoảng ra mặt khuyên giải nhưng vẫn lén lút điều binh lính vào trong thành, phòng thủ xung quanh phủ của mình, cả hai chỉ sợ chuyện này lan tới mình.
Giới thân sĩ của Mãn Thanh đều vô cùng lo lắng. Bất kỳ ai cũng có thể nhận ra nếu tình hình này tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, chỉ e là Thịnh Kinh sẽ trở thành bãi chiến trường.
Khi Hoàng Thái Cực còn sống, hắn tin dùng Nội văn viện đại học sĩ Phạm Văn Trình. Phạm Văn Trình nóng lòng như lửa đốt, hàng ngày ông ta đi tới phủ các thân vương dập đầu nói là bây giờ loạn trong giặc ngoài. Đại Thanh chúng ta nhất định không được để rối loạn.
Nếu như khi Hoàng Thái Cực còn sống, người nào dù coi thường người Hán tới mức nào đi nữa nhưng khi nhìn thấy Phạm Văn Trình cũng đều phải gọi một câu “Phạm tiên sinh”. Bây giờ cùng lắm thì nói vẻ thờ ơ lạnh nhạt.
Trong thời khắc lạnh nhạt đó, có người còn nói: “Lão Phạm, bây giờ không phải lúc lão nạp thiếp. Một tháng trước khi Hoàng đế băng hà, lão bảo cái gì là yên tâm. Tại sao bây giờ người Mãn chúng ta đang có tang, ngươi lại muốn đi lo chuyện vui là người nhiệt thành. Liệu có ai biết trong tim lão đang nghĩ cái gì?”
Thế nhưng Hồng Thừa Trù. Đốc quân quân Minh đầu hàng quân Thát sau cuộc chiến Tùng Sơn vẫn đang sống an nhàn lại được Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn cung kính mời tới phủ, xưng là tiên sinh nên Hồng Thừa Trù không dám chậm trễ.
Văn quan võ tướng quân Minh trong tay quân Mãn Thanh, võ tướng có chức vụ cao nhất chính là Tổng binh, phó tướng. Quan văn không có phẩm hàm cao. Phạm Văn Trình chỉ là một tú tài. Ninh Hoàn chỉ là một đồng sinh (học trò nhỏ - thời Minh Thanh gọi học trò chưa thi tú tài hoặc chưa đậu kỳ thi tú tài). Hồng Thừa Trù này là đại quan của Đại Minh , là Đốc phủ trọng thần, ông ta luôn là mục tiêu của mọi người và được cho là người cực kỳ tài năng.
Khi Hồng Thừa Trù sống nhàn cư ở Thịnh kinh, vẫn có người thầm quan sát ông ta. Từ sau khi đầu hàng, hàng ngày ngoại trừ việc rèn luyện thân thể. Hồng Thừa Trù chỉ đóng cửa đọc sách. Khi Hoàng Thái Cực và giới quý tộc có việc hỏi ông ta, ông ta phân tích rất có quy củ, tất cả dường như vô cùng hợp lý.
Hồng Thừa Trù cũng có người hầu hạ nhưng trên thực tế đó cũng là người giám thị. Khi tin tức đại quân Mãn Thanh được truyền tới Hồng Thừa Trù, ông ta đang ngồi viết chữ. Khi nghe thấy sự kiện đó, ngòi bút trong tay Hồng Thừa Trù run rẩy, một giọt mực nhỏ xuống giấy, ngoài việc đó ra thái độ và tâm trạng ông ta vẫn cực kỳ bình thường.
Hào Cách và Ngao Bái đều xem thường người Hán, hoàn toàn không coi trọng Hồng Thừa Trù. Tới khi Hồng Thừa Trù được Đa Nhĩ Cổn mời tới phủ Duệ thân vương, cả hai mới cảm thấy có chuyện. Thế nhưng đó cũng chỉ là suy nghĩ mà thôi.
Sự hỗn loạn của Thịnh Kinh cuối cùng cũng kinh động tới mấy vị phi tần trong cung, đặc biệt là Trang phi, người được Hoàng Thái Cực sủng ái nhất sau cái chết của Thần phi.
Trang phi này cũng được coi là kỳ nữ của người Mãn Thanh. Mặc dù nàng là quả phụ của Hoàng đế, là công chúa của bộ lạc Khoa Nhĩ Thẩm thế nhưng ở Thịnh Kinh liên tục có những lời đồn đại về Trang phi.
Cái gì là Trang phi và Đa Nhĩ Cổn vốn là thanh mai trúc mã. Đa Nhĩ Cổn rất muốn kết hôn với nàng thế nhưng Hoàng Thái Cực đi trước một bước nên Đa Nhĩ Cổn bất đắc dĩ chỉ có thể lấy muội muội của Trang phi. Cái gì là mấy lần Hoàng Thái Cực cùng các triều thần không chiêu an được Hồng Thừa Trù, khi Trang phi ra mặt. Hồng Thừa Trù bị nhan sắc và phong thái của Trang phi chinh phục nên mới cam tâm tình nguyện ra sức vì Đại Thanh.
Đương nhiên sau này các lời đồn đại càng lúc càng nhiều. Nào là gả cho Đa Nhĩ Cổn một thời gian ngắn. Tất cả những điều này tràn ngập trong dã sử.
Dù sao thì Nữ Chân Mãn Thanh cũng là một bộ lạc man di, vẫn còn những phong tục như sau khi huynh trưởng chết đi, đệ đệ lấy chị dâu, sau phu phụ thân chết đi, con trai lấy mẹ kế, hoàn toàn không để ý tới liêm sỉ, lễ nghi.
Thực ra mối quan hệ thân mật của Trang phi và Đa Nhĩ Cổn là hoàn toàn chính xác. Mấy tháng sau khi Hoàng Thái Cực chết, Trang phi đã mấy lần tới phủ Duệ Thân Vương của Đa Nhĩ Cổn với danh nghĩa là vì nỗi bi thương sau khi Hoàng đế băng hà nên tới phủ nói chuyện với muội muội của mình giải khuây.
Ngoài ra Trang phi lấy danh nghĩa nữ chủ nhân mời mấy vị thân vương và bối lặc nắm thực quyền vào trong cung. Vào ngày mười sáu tháng hai năm Sùng Trinh thứ mười sáu Trang phi chính là người bận rộn nhất Thịnh kinh.
Có lẽ những người đó đã ngấm ngầm thương nghị điều gì đó, hứa hẹn điều gì đó mà khắp nơi ai nấy đều biết một tin. Vào ngày mùng ba tháng bạ tất cả các thân vương vào cung thương nghị, quyết định cuối cùng ai sẽ là người kế thừa ngôi vị.
Trong khi tất cả quan nội chấn động, kinh ngạc sửng sốt, người Mãn Thanh bên ngoài quan ngoại hoàn toàn không có cảm giác đau lòng đối với tổn thất của đại quân A Ba Thái.
Mặt khác trong khu rừng Bạch Sơn Hắc Thuỷ, có những người Nữ Chân di chuyển tới đó, bọn họ cũng muốn tránh cuộc đấu nội bộ giữa các kỳ. Bon họ hiểu một điều. Một khi Mãn Thanh đánh Đại Minh , nhất định sẽ đi vòng qua thảo nguyên, chọn một cửa khẩu bất kỳ ở phương bắc của Đại Minh để đột nhập. Những bộ lạc Mông Cổ thuần phục Mãn Thanh trên thảo nguyên chính là tiền đồn từ xa.
Trong khi đó quân Minh không có đủ ngựa và lực lượng tiếp viện để có thể hành quân đánh trận trên thảo nguyên. Hơn nữa quân Minh và quân Mông Cổ có mối thù truyền kiếp. Nếu chúng muốn đánh qua thảo nguyên tới thì phải đánh rất nhiều trận, không biết năm nào tháng nào mới đánh tới. Còn về phần binh mã của Ngô Tam Quế và Cao Đệ đóng ở Ninh Viễn và Sơn Hải Quan, quân Mãn Thanh chưa bao giờ coi hai đội quân đó là mối uy hiếp của mình.
Trong còn mắt rất nhiều người Nữ Chân, địa bàn quan ngoại chính là nơi an toàn nhất. Khi không có Lý Mạnh trong lịch sử, giới quan lại quý tộc Mãn Thanh không muốn rời quan nội, không có suy nghĩ phải mang theo vàng bạc, tài sản quay trở lại địa bàn của tổ tiên, ở một nơi an toàn thế này không lo lắng binh mã Đại Minh thừa dịp đánh qua.
Vào ngày mùng ba tháng ba năm Sùng Trinh thứ mười sáu, toàn bộ cổng thành Thịnh Kinh đóng cửa, giới nghiêm. Dân chúng là toàn bộ các quan văn võ cấp thấp không được rời khỏi thành.
Trong khi đó trong khoảng sân rộng trước cửa Hoàng cung thành Thịnh Kinh có rất nhiều người tụ tập. Tất cả những người đủ tư cách trong Mãn Bát Kỳ đều ở đây. Ai nấy đều có gắng trợ uy cho kỳ chủ của mình và cũng chờ xem ai là người sẽ kê thừa ngôi vị.
Quảng trường phía trước Hoàng cung có hình thức giống như Tử cấm thành, quảng trường này được sử dụng để cử hàng các nghi thức cả đại lễ.
Thế nhưng ngay lúc này quảng trường trông như một giáo trường. Trên giáo trường có thể nhìn thấy đủ các loại binh mã, phân biệt rất rõ ràng theo kiểu nước sông không phạm nước giếng.
Đứng ở chính giữa với thanh thế lớn nhất chính là binh mã của Lưỡng Bạch Kỳ. Đa Đạc và A Tề Cách nai nịt chỉnh tề ngồi trên lưng ngựa, binh lính Lưỡng Bạch Kỳ phía sau cũng đều khôi giáp đầy đủ, dáng vẻ tập trung, đề phòng.
Binh mã của Lưỡng Hồng Kỳ ở bên phải binh mã Lưỡng Bạch Kỳ. Binh mã của Lưỡng Hồng Kỳ không bằng một nửa so với binh mã của Lưỡng Bạch Kỳ nhưng tinh thần đề phòng không kém hơn chút nào, hơn nữa tất cả đều là kỵ binh. Binh mã của Lưỡng Hồng Kỳ bố trí trước một lối đi. Xem ra chúng đã chuẩn bị sẵn tinh thần, nếu có biến cố gì thì sẽ bỏ chạy.
Đội hình của Tương Lam Kỳ ở bên trái cũng tương tự như vậy. Binh mã Tương Lam Kỳ là ngang ngược nhất trong tất cả các kỳ. Thế nhưng mấy thân vương thống lĩnh lường kỳ đều tính toán rằng Tế Nhĩ Cáp Lãng của Tương Lam Kỳ thân cô thế cô. Người của kỳ đó có thái độ bo bo giữ mình, giữ một khoảng cách trước sự lôi kéo của các kỳ khác.
Trong khi đó Chính Lam Kỳ có số người đi theo A Ba Thái nhập quan nhiều nhất, trong khi đó Chính Lam Kỳ lại là kỳ có số lượng ít nhất trong bát kỳ nên có thể nói là tổn thương nguyên khí nặng nề. Khi tin tức thất bại của A Ba Thái truyền về Thịnh kinh, Chính Lam Kỳ bị tổn thất nặng nề chính thức trở thành thuộc hạ của Hào Cách. Thế nhưng một Chính Lam Kỳ nhỏ bé thì có thể làm được gì?
Hiện tại Tương Lam Kỳ chính là kỳ thụ thuộc vào Lưỡng Hoàng Kỳ. Nhiệm vụ chính lúc này chính là bảo vệ xung quanh Hoàng cung, cùng với binh mã của Lưỡng Hoàng Kỳ cẩn thận đề phòng.
Nếu như không biết hôm nay chính là hội nghị đề cử, người bên ngoài đột nhiên nhìn thấy tình cảnh này thì sẽ nghĩ người của mấy kỳ muốn tấn công Hoàng thành, kiên quyết gây ra nội chiến một mất một còn với nhau.
Khi ánh nắng mặt trời chưa lên tới tường thành Thịnh kinh, quân mã của các kỳ đã được bố trí ở đây. Lúc này cánh cổng Hoàng cung đóng chặt. Thế nhưng cục diện đã trở nên như giương cung, tuốt kiếm với nhau.
Nội văn viện đại học sĩ Phạm Văn Trình khi đi tới và chứng kiến cảnh đó ở quảng trường Hoàng cung, ông ta tái mét mặt, căng thẳng tới mức cả người đổ mồ hôi. Ngay khi đó mấy quan văn người Hán khác cũng đi tới nơi, thấy tình hình như thùng thuốc súng thì ủ rũ nói: “Đây là giang sơn của người Mãn bọn họ. Bọn họ đối đãi với nhau như vậy, chúng ta vội cái gì chứ, cứ đứng xem kịch vui là được”.
Hoàng Thái Cực coi trọng quan văn người Hán đã chết khiến cho các quan văn này cảm thấy hụt hẫng, muốn quay trở lại những ngày xưa. Với tính cách nô tài của Phạm Văn Trình khi nghe được câu nói đó thế nào ông ta cũng nhất định báo lên quan trên hay là trở mặt bắt người. Thế nhưng cục diện hôm nay như thế này. Phạm Văn Trình không còn tâm ý đâu quan tâm tới việc nhỏ nhặt đó.
Phạm Văn Trình nhìn ba khối binh mã phân biệt rất rõ ràng. Lưỡng Bạch Kỳ kia thì không thể tới. Tế Nhĩ Cáp Lãng của Tương Lam Kỳ thì thường ngày là người trung hậu, thực thà thế nhưng luôn tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt với những chuyện không liên quan tới mình, đoán chừng không thể trông cậy được. Cuối cùng chỉ còn Lưỡng Hồng Kỳ của Lễ thân vương Đại Thiện đức cao vọng trọng có thể tới nói chuyện vỗ về mà thôi.
Binh mã của Lưỡng Hồng Kỳ nhìn thấy Phạm Văn Trình đi tới nhưng không ai có ý định nhường lối. Phạm Văn Trình là Nội văn viện đại học sĩ, những binh lính cản đường kia có thân phận gì? Hai bên khác nhau một trời một vực thế nhưng những binh lính đó vẫn không để ý tới Phạm Văn Trình, lạnh lùng đứng nghiêm theo hàng cản lối, Phạm Văn Trình cũng không dám đi tới quát tháo.
Một lát sau một tên bối lặc phóng ngựa chạy tới trước trận. Người này là Lặc Khắc Đức Hồn, cháu nội của Đại Thiện, hắn ăn mặc như sắp sửa lâm trận tác chiến. Một nửa mặt của hắn bị chiếc nón da che khuất. Hắn lạnh lùng nhìn Phạm Văn Trình ở trước mặt. Phạm Văn Trình vừa định lên tiếng thì Lặc Khắc Đức Hồn phá lên cười vẻ chế giễu: “Đây không phải là Phạm đại học sĩ sao? Trước đó mấy ngày trước có tới tiệc hỉ không? uống rượu có tốt không? Có thu được một nghìn lượng bạc không?”
Khi Lặc Khắc Đức Hồn nói xong, những tên lính của Lưỡng Hồng Kỳ đang làm mặt lạnh xếp hành kia phá lên cười. Phạm Văn Trình ngồi trên ngựa vốn đang có dáng vẻ lo lắng sốt ruột cho dân cho nước nghe câu nói châm chọc của Lặc Khắc Đức Hồn tức thì đỏ bừng mặt, không biết trả lời thế nào.
Không cần phải nói trước khi Hoàng Thái Cực chết. Phạm Văn Trình đã nạp một tiểu thiếp. Tiểu thiếp đó là con gái của một gã quân quan Tục Thuận Công, xinh đẹp có tiếng ở Thịnh kinh.
Cho dù Phạm Văn Trình được Hoàng Thái Cực coi trọng thế nhưng trong thực tế chỉ là một tú tài tay trắng, tài văn chương, đức hạnh không có gì đáng nói, đương nhiên không thể tránh được việc tham tài háo sắc, ông ta đã cầu hôn và cưới một cô nương ít hơn mình hai mươi tuổi.
Sau khi nạp thiếp ít ngày, chưa được hưởng mấy ngày diễm phúc, Hoàng Thái Cực băng hà. Chủ chết, đương nhiên phận nô tài bên dưới không thể hưởng lạc. Phạm Văn Trình phải bận rộn lo lắng tang sự.
Ở Thịnh Kinh cũng có nhiều hoa hoa công tử. Danh tiếng mỹ miều của tiểu thiếp Phạm Văn Trình đã lan khắp kinh thành. Sau khi Hoàng Thái Cực chết mười ngày. Đa Đạc rốt cuộc không kiềm chế được đã dẫn giáp binh tới phủ Phạm Văn Trình cướp đoạt tiểu thiếp của ông ta mang về phủ mình.
Phạm Văn Trình đương nhiên là quan văn hàng đầu ở triều đình Mãn Thanh nay tiểu thiếp trong nhà bị người khác cướp đoạt mất thì còn ra thể thống gì nữa. Mấy Thân vương trong triều tỏ thái độ phải xử lý nghiêm. Việc xử phạt đương nhiên giao cho Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn xử lý. Đa Nhĩ Cổn xử lý không chút lưu tình.., hắn tàn nhẫn phạt đệ đệ của mình một nghìn lượng bạc.
Đa Đạc trước nay luôn coi trời bằng vung đã tổ chức đại yến tiệc ở phủ mình, ăn mừng hắn nạp thiếp. Với thân phận của hắn đương nhiên là gửi thiếp mời đi khắp nơi. Đại học sĩ Phạm Văn Trình cũng nhận được một thiếp mời.
Điều khiến không ai ngờ chính là Đại học sĩ Phạm Văn Trình lại tới dự tiệc. Khi ở tiệc rượu, sắc mặt ông ta rất bình thản, uống rượu chúc mừng nhưng tân nương tử không phía trước đó mấy ngày còn là tiểu thiếp của mình vậy.
Mấy từ “vô sỉ không biết xấu hổ” dùng để nói Phạm Văn Trình cũng không quá nhẹ. Ngay cả mấy người Khổng Hữu Đức của Tam Thuận Vương cũng lén cười nhạo Phạm Văn Trình.
Bị người khác chọc vào điểm yếu hơn nữa còn trúng vào chuyện đáng xấu hổ nhất. Phạm Văn Trình thầm nghĩ chỉ muốn tìm một cái lỗ mà chui xuống. Phạm Văn Trình kiên cường đứng tại chỗ trấn tĩnh tinh thần rồi lên tiếng: “Bối lặc, làm phiền thông báo với thân vương điện hạ. Xin mời lão nhân gia ra ngoài điều chỉnh lại một chút. Hôm nay là ngày thương nghị người nối ngôi. Binh lính giương cung tuốt kiếm trước Hoàng cung là điềm bất lợi...
Lặc Khắc Đức Hồn này cực kỳ khinh ghét Phạm Văn Trình. Khi nghe Phạm Văn Trình nói vậy, hắn chỉ lạnh lùng nói: “Từ tổ tiên của chúng tạ người Mãn chúng ta đã sống trên cung tên, đao kiếm. Có gì mà không được? Người Hán như ngươi đọc sách nhiều quá nên mới có nhiều tật xấu!”.
Phạm Văn Trình chỉ cảm thấy ngực mình cực kỳ khó chịu. Hai mắt ông ta tối đen. Ngay khi ông ta sắp sửa ngã xuống ngất xỉu thì cánh cổng Hoàng cung kêu lên kẹt kẹt mở ra.
Cánh cổng Hoàng cung vừa mới mở ra, binh mã các kỳ trong quảng trường xôn xao một hồi. Giọng nói bằng tiếng Mãn của một ai đó vang lên: “Thái phi có dụ chỉ, thân vương các kỳ mang theo hai thị vệ vào trong nghị sự”.
Lặc Khắc Đức Hồn lạnh lùng liếc nhìn Phạm Văn Trình rồi nói: “Chẳng phải đã mở cửa rồi sao? Thật không biết trong đầu ngươi nghĩ cái gì nữa?”
Phạm Văn Trình khom lưng, cầm khăn tay che miệng thổ ra một ngụm máu. Hoàng Thái Cực mới chết, ông ta đã bị cư xử không bằng với một nô tài. Ngày trước giới quý tộc Bát Kỳ hay phàn nàn chuyện hoàng đế coi trọng một gã người Hán. Bây giờ Hoàng Thái Cực mới chết, mọi người lại càng không đếm xỉa tới ông ta.
Cánh cổng Hoàng cung mở rộng nên có thể nhìn thấy hai bên hành lang cung điện đầy giáp sĩ. Lúc này Ngao Bái nai nịt gọn gàng đứng sau lưng tên lính mới hô to đó. ánh mắt hắn nhìn chằm chằm vào binh mã Lưỡng Bạch Kỳ.
Khi nhìn thấy cánh cổng Hoàng cung mở rộng, nhìn thấy cách sắp đặt bên trong. Đa Đạc không nói không rằng giơ tay vẫy. Tiếng trống lập tức vang lên thùng thùng. Binh lính Lưỡng Bạch Kỳ đang nhóm trận sau lưng hắn bắt đầu tiến về phía trước. A Tề Cách cũng cầm đại đao. Bên trong Hoàng cung đã mơ hồ nghe thấy tiếng mệnh lệnh.
Trên những lỗ châu mai trên thường thành Hoàng cung xuất hiện nhiều hỏa thương binh đề phong binh lính Lưỡng Bạch Kỳ tấn công. Xem ra hai bên chuẩn bị động thủ.
Tương Lam Kỳ ở bên cũng đã phát lệnh. Các binh lính tương lam kỳ vây xung quanh người Tế Nhĩ Cáp Lãng chậm rãi lui ra bên ngoài. Lặc Khắc Đức Hồn của Lưỡng Hồng Kỳ cũng không quan tâm tới Phạm Văn Trình ở phía trước, hắn chuẩn bị cho binh mã của Lưỡng Hồng Kỳ né tránh, không để đính vào mớ hỗn độn này.
Đa Nhĩ Cổn ở sau lưng Đa Đạc lại rất bình tĩnh, hắn giục ngựa tiến lên trước mấy bước, cầm tay Đa Đạc, lạnh lùng nói: “Không nên manh động. Ta dẫn ngươi tiến cung”.
Đa Nhĩ Cổn vừa ra lệnh, binh lính Lưỡng Bạch Kỳ chuẩn bị hành động liền đứng lại. Lúc này Đa Đạc mới có phản ứng, hắn giật mũ da trên đầu xuống, phẫn nộ nói: “Ngươi điên rồi. Đó là cái bẫy của Lưỡng Hoàng Kỳ. Ngươi cứ thản nhiên chui vào”.
Đa Nhĩ Cổn nhìn giáp sĩ trước cung điện, cười nhạt nói: “Có gì mà không dám? Ngươi cho rằng chúng dám làm thế sao? Ngươi và A Tề Cách ở bên ngoài chờ, người bên trong sẽ không dám làm bậy. Nếu chúng có lá gan đó, sao chúng còn để tới hôm nay, mời các vương tới ban bạc?”
Nói xong Đa Nhĩ Cổn khoát tay, mang theo hai tên thân binh, nghênh ngang đi ra khỏi hàng tiến lên trước. Khi nhìn thấy Duệ thân vương của Lưỡng Bạch Kỳ ra khỏi hang, đội ngũ của Lưỡng Hồng Kỳ và Tương Lam Kỳ đều xôn xao một lát. Sau một lát Lễ thân vương Đại Thiện và Trịnh thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng cũng mang theo hai tên thị vệ vào cung.
Đa Nhĩ Cổn không tiến vào Hoàng cung ngay, hắn còn cười chào hỏi Đại Thiện và Tế Nhĩ Cáp Lãng sau đó mới thản nhiên đi vào trong Hoàng cung.
Ba người này có địa vị cao quý, binh lính bảo vệ cửa Hoàng cung đều nhất tề khom người chào bọn họ. Ngao Bái chần chừ một lát rồi hắn cũng khom người chào theo quân lệnh.
Lễ thân vương Đại Thiện đi lại không được nhanh nhẹn, ông ta chậm rãi đi vào Hoàng cung, khi đi ngang qua người Ngao Bái. Đại Thiện cười nói: “Ngao Bái, ngươi bày ra thế trận này là chuẩn bị bắt những nam nhân Ái Tân Giác La chúng ta sao?”
Câu nói này rất nặng nề, cả Hào Cách hay Tế Nhĩ Cáp Lãng dù sao cũng là người Hoàng tộc Nữ Chân còn Ngao Bái hắn so với hai người xa hơn một chút. Hôm nay là ngày thương nghị chọn người nối ngôi vị, các kỳ đều mang theo binh giáp, thái độ giống như chuẩn bị chém giết, thật khiến người khac phải chê cười.
Nếu là người khác bị Đại Thiện khiển trách như vậy thì chỉ sợ là đã quỳ trên mặt đất thế nhưng Ngao Bái vẫn ngang ngược đứng bên cạnh, không nói không rằng.
Chuyện đại sự nên đương nhiên thân vương các kỳ đều muốn có mặt tham dự nghị sự trên điện. Một điện rất rộng lớn nhưng chỉ có mười mấy người bên trong. Hào Cách, Đa Nhĩ Cổn. Đại Thiện. Tế Nhĩ Cáp Lãng, mấy quận vương, bối lặc thân phận cao quý đứng xung quanh.
Lễ thân vương Đại Thiện là người lớn tuổi nhất, ông ta là người chủ trì cuộc nghị sự này. Khi nghĩ tới tình hình căng thẳng bên ngoài Hoàng cung, thái độ không kiêng nể ai của Lưỡng Bạch Kỳ, tâm trạng Đại Thiện thoáng trầm xuống, Đại Thiện lên tiếng nói:
“Các vị, sau khi Hoàng thượng băng hà, ngôi vị để trống đã mấy chục ngày. Đại Thanh chúng ta không thể hỗn loạn như vậy. Hôm nay các vị ở đây chính là muốn bàn bạc chuyện này...”.
Đại Thiện chần chừ một chút, ông ta muốn duy trì sự trung lập của mình. Cho dù Lưỡng Hoàng Kỳ và Lưỡng Bạch Kỳ đấu với nhau thì Lưỡng Hồng Kỳ vẫn ổn định, ông ta nhớ tới tình cảnh năm đó mình và Hoàng Thái Cực bức tử A Ba Hợi, mẫu thân của Đa Nhĩ Cổn. Hôm nay chính mình lại chứng kiến vẻ ngang ngược kiêu căng của Lưỡng Bạch Kỳ.
Thế nên nếu vẫn đứng trung lập, một khi xảy ra điều bất lợi thì đã quá muộn. Sau khi Đại Thiện chần chừ một lát ông ta nói tiếp: “Trước đó Hoàng thượng đã từng nói. Hào Cách xử xự chững chạc, giỏi chiến trận. Trong con mắt của người các kỳ là một người tốt, là lựa chọn xứng đáng cho ngôi vị. Các vị nghĩ thế nào?”
Đa Nhĩ Cổn thầm kinh ngạc nhưng sắc mặt ông ta vẫn bình thường. Đa Nhĩ Cổn quay nhìn Tế Nhĩ Cáp Lãng vẫn lặng yên không nói rồi quay sang hỏi Hào Cách:
“Túc thân vương nghĩ như thế nào?”
Những người ngồi ở đây đều là thúc, bá của Hào Cách. Trên chiến trường Hào Cách là người dám nghĩ dám đánh, thế nhưng trong những trường hợp như thế này hắn lại luôn không có sự quyết đoán, thậm chí còn mất bình tĩnh. Khi nhìn thái độ trầm tĩnh của mọi người. Hào Cách không biết cần phải nói gì, hắn ấp a ấp úng nói: “Ta.. ta sợ là chính mình không dám đương nổi".
Nếu khi Hoàng Thái Cực còn sống, nhất định sẽ có người đứng ra nói hộ, dàn xếp cho Hào Cách. Thế nhưng trong cục diện này. Đại Thiện đã nói ra rồi thì còn ai dám đứng ra nói hộ cho hắn.
Đa Nhĩ Cổn thầm nghĩ: Ngươi đã nói ra thì cũng đừng trách người khác, ông ta tươi cười nói: “Thực sự không thể coi nhẹ vị trí Thiên tử. Nếu Túc thân vương khó xử vậy thì tuyển người khác. Con trai thứ chín của Thái Tông hoàng đế là Phúc Lâm tư chất thông minh, có tác phong của người quân chủ, thực sự là nhân tuyển phù hợp cho ngôi vị quân vương”.
Sắc mặt Hào Cách tái mét khi hắn nghe Đa Nhĩ Cổn nói câu đó. Hắn cũng biết câu nói lúc trước của mình không hợp lý, bây giờ muốn lên tiếng phản bác nhưng lại không sao mở miệng được.
Nhất cử nhất động của Túc thân vương Hào Cách đều không lọt qua con mắt quan sát của mấy vị lão thân vương. Khi nhìn thấy dáng vẻ chán nản của Hào Cách nhưng không nói gì.Có người thầm tự trấn an lòng mình, có người thầm thở dài thế nhưng không ai nói câu nào.
Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn mới giới thiệu con trai thứ chín của Hoàng Thái Cực là Phúc Lâm làm Thiên tử chính là mở ra một con đường khác trong lòng mọi người.
Ái Tân Giác La Phúc Lâm là con trai của Trang phi. Mẫu thân có địa vị cao quý. Điều quan trong nhất chính là năm nay Phúc Lâm mới có sáu tuổi. Một tiểu hoàng đế như thế này đương nhiên không có năng lực xử lý quốc sự. Khi do mẫu hậu Trang phi sẽ buồng rèm nhiếp chính, chỗ dựa là các thân vương kỳ chủ.
Khi Hoàng Thái Cực còn sống, các vị bối lặc, thân vương đang ngồi đây dù đều có binh mã kỳ riêng của mình thế ngưng khi ở trong triều hoàn toàn không dám thể hiện sự bất đồng ý kiến với Hoàng đế vì bất kỳ lúc nào cũng bị áp chế ngay.
Thế nhưng với ấu chủ trong triều, quyền hạn và tiếng nói của các đại thần nhất định sẽ lớn hơn, càng có thể tranh thủ được lợi ích cho kỳ của mình. Khi trước Hoàng Thái Cực chế áp các kỳ. Tất cả quyền lực tập trung trong tay Hoàng đế Mãn Thanh. Khi đó chính là thời điểm gian nan nhất của Mãn Thanh. Có thể nói Hoàng Thái Cực đã kiên cường thống nhất các thế lực đánh đông dẹp bắc, mở rộng lãnh thổ và sự giàu có. Các phái khác đều không dám phản đối.
Lúc này Mãn Thanh đã phát triển hùng mạnh. Thế nhưng khi đánh cướp một địa bàn đánh cướp tài sản của dân chúng, tất cả các tài vật thu được đều nằm trong tay triều đình, cũng chính là nằm trong tay Lưỡng Hoang Kỳ. Các kỳ khác được phân chia rất ít nhưng không ai dám nói gì. Một khi là ấu chủ, quyền lực của các thân vương sẽ được mở rộng, lợi ích được phân chia càng nhiều, địa vị của mọi người cũng sẽ được nâng cao.
Khi nghĩ tới điều này, các thân vương đều không có ý kiến gì. Đối với Đại Thiện mà nói thì dù sao cũng vẫn là con của Hoàng Thái Cực lên ngôi Hoàng đế chứ không phải là người của Lưỡng Bạch Kỳ ngồi vào đó. Đối với Hào Cách mà nói thì đó chính là đệ đệ của mình. Đó là một kết cục có thể chấp nhận được. Đối với Tế Nhĩ Cáp Lãng mà nói ông ta vẫn kiên quyết không dính dành tới tranh đấu cung đình. Dù gì thì hắn vẫn còn cách một tầng.
Sáng sớm giương cung tuốt kiếm, Lưỡng Bạch Kỳ và Lưỡng Hoàng Kỳ căng thẳng sắp đánh nhau tới nơi. Thế nhưng sau khi bắt đầu thương nghị, chỉ không đầy một canh giờ đã sớm có kết quả.
Đối với Lưỡng Hoàng Kỳ mà nói, chỉ cần con trai của Hoàng Thái Cực làm Hoàng đế. Cho dù là con lớn hay con nhỏ thì cũng chẳng có gì khác nhau nên kết quả này có thể chấp nhận được.
Sau khi Phạm Văn Trình biết kết quả này, ông ta kích động trào nước mắt, cuống quýt đập đầu trước Hoàng cung, miệng gào to: “Thái Tổ, Thái Tông phù hộ Đại Thanh, minh chủ xuất thế”.
Ngày hôm sau Phúc Lâm lên ngôi, lấy niên hiệu là Thuận Trị.
Ấu chủ thì cũng là Hoàng đế. Ý chỉ của ấu chủ thì cũng là ý chỉ. Tất cả các kỳ thừa nhận ấu chủ là Hoàng đế thì đương nhiên sẽ phục tùng ý chỉ của Hoàng đế. Ngày mùng năm tháng bạ Hoàng đế Thuận Trị ban chiếu phong Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn làm Nhiếp Chính Vương, địa vị cao hơn các thân vương khác, phụ trách quốc sự của Đại Thanh.
Trong khi đó Ngô Tam Quế cũng đang chờ tin tức của Ngô Mộc Hoàn. Điều kiện của Sơn Đông đơn giản hơn so với hắn nghĩ nên Ngô Tam Quế đồng ý không chút do dự.
Năm ngày sau Sơn Đông phái sứ giả mang thư tới. Trên thư có viết thêm một điều kiện mới. Khi nhìn thấy điều kiện đó. Ngô Tam Quế trợn mắt há hốc mồm kinh ngạc.
Những gia tướng nô tài bên dưới ngày thường nào dám lên tiếng trách oán chủ tướng thì tới lần này cũng ngấm ngầm oán hận trong lòng. Chúng nói thầm với nhau chủ tướng nhà mình thần trí không tỉnh táo, đang yên đang lành tự dưng lại dẫn quân trêu vào quân Thát Lỗ. Ngô Tam Quế lại hoàn toàn khác với những binh lính tầm thường đó. Thái độ của hắn chính là thái độ của con nhà thế gia, vô cùng ngang ngược, không chịu một chút oan ức nào.
Lúc này Ngô Tam Quế không dám để lộ thái độ khúm na khúm núm ra ngoài, trong lòng hắn vô cùng sợ hãi. Hắn chỉ sợ quân Thát Lỗ nhân cơ hội đánh tới. Đối với những binh lính ngoài quan ngoại này, lúc này Ngô Tam Quế không thể mong đợi chúng đánh trận, càng không thể mong đợi chúng đánh nhau với quân Thát Lỗ. Trong khi chính bản thân hắn lại có ảo tưởng chiếm được lợi thế.
Nếu điều này vạn nhất chọc giận quân Thát Lỗ, đại quân Thát Lỗ đánh tới thì chỉ e một phòng tuyến từ Sơn Hải Quan cho tới Ninh Viễn đều tan tành mây khói. Ngô Tam Quế và Cao Đệ khác với trong quan nội. Chúng đóng lâu ngày ở Liêu trấn. Chúng biết sự lợi hại của quân Thát Lỗ. Nếu như quân Thát Lỗ thực sự ra tay tấn công thì Sơn Hải Quan cũng không thể ngăn cản được.
Tướng thua trận không còn địa bàn tất cả sẽ tan thành mây khói. Vinh hoa phú quý trong đời sẽ không còn. Tài sản của quan binh bên dưới và khoảng thời gian thoải mái cũng biến mất theo.
Vì vậy bây giờ cả một vùng từ Sơn Hải Quan tới Ninh Viễn ai ai cũng oán hận Ngô Tam Quế. Ngô Tam Quế cũng đã cảm thấy ngột ngạt. Hắn vừa cẩn thận bố trí lại phòng ngự, vừa lén đưa hậu lễ cho tên Tham lĩnh Tương Lam Kỳ thành Đại Hưng Bảo và giải thích là lần trước chỉ là hiểu lầm, mong rằng bên quân Thát không nên tức giận.
Ngô Tam Quế xấu hổ và sợ hãi đang mong ngóng chờ tin tức của Ngô Mộc Hoàn. Lúc này Ngô Tam Quế hoàn toàn nghi ngờ trận đại thắng phủ Hà Gian kia là giả. Binh mã quân Thát Lỗ vẫn lợi hại như cũ, không thể có chuyện thoáng một cái gần bốn vạn quân Thát đã bị tiêu diệt. Điều này quả thật không thể không nghi ngờ.
Mặc dù binh mã Liêu trấn cực kỳ căng thẳng nhưng quân Thát Lỗ đối diện vẫn duy trì trạng thái co cụm lại, chúng không tấn công báo thù. Nếu dựa theo quy cách trước đây, cho dù không tấn công quân Minh với quy mô lớn thì ít nhất chúng cũng bắn pháo cho hả giận. Thế nhưng từ sau ngày mười sáu tháng giêng năm Sùng Trinh thứ mười sáu, quân Thát Lỗ thu mình lại một cách đáng kỳ lạ, chúng chủ yếu là phòng thủ, không khinh xuất tấn công.
Thế nhưng chính tình trạng này càng khiến binh mã Liêu trấn không dám chủ quan. Trong tình cảnh lòng người hoang mang lo sợ, oán hận lẫn nhau rất dễ tự dẫn tới nội biến.
Sau ngày mùng sáu tháng hai, cuối cung Ngô Tam Quế cũng biết nguyên nhân vì sao quân Thát Lỗ thu mình lại. Nguyên nhân của việc đó là vì Hoàng đế Mãn Thanh, Hoàng Thái Cực đã chết. Lòng người Mãn Thanh không ổn định. Chỉ sau khi tân Hoàng đế lên ngôi mới có thể giải trừ tình trạng thu mình này.
Lẽ ra trong tình hình nội bộ Mãn Thanh không ổn định, lại gặp thất bại nặng nề sẽ chính là thời cơ tấn công tốt nhất. Thế nhưng Ngô Tam Quế này lại không dám tùy tiện phát động tấn công, hắn bố trí phòng ngự dày đặc giống như một con rùa đen rụt đầu vào cổ. Cho dù phía đối phương như thế nào đi nữa, hắn cũng mặc kệ, hắn chỉ cần chính mình bình an vô sự.
Khắc hẳn với chế độ truyền ngôi của Vương triều Trung Nguyên là ngôi vị Thái tử và Hoàng đế được truyền cho con trưởng. Lúc này Mãn Thanh vẫn chưa có một chế độ truyền ngôi ổn định.
Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết vào năm đó. Đa Nhĩ Cổn vốn là người được chọn để nối ngôi. Thế nhưng Hoàng Thái Cực. Đại Thiện và mấy bối lặc khác đã bức tử Đại phi A Ba Hợi, dùng sức mạnh leo lên ngôi vị Khả Hãn. Nên nhớ rằng người Nữ Chân và Mông Cổ cực kỳ chú ý tới sự cao quý của người mẹ. Việc gia tộc của mẫu thân có cao quý hay không có ảnh hưởng rất lớn.
A Ba Hợi thuộc gia tộc có dòng máu cao quý, thế lực khổng lồ. Khi Hoàng Thái Cực buộc Đại phi A Ba Hợi chết theo Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã khiến cho Đa Nhĩ Cổn trẻ tuổi mất đi chỗ dựa có thể nối ngôi.
Tới khi Hoàng Thái Cực lên ngôi Khả Hãn, A Mẫn, Mãng Cổ Nhĩ Thái đã dựng lên một số tội nhỏ gán ghép khiến Đại Thiện phải chịu thua sau đó Hoàng Thái Cực lên ngôi Hoàng đế, dùng thể chế của người Hán. Đó chính là sự xác lập địa vị cao nhất trong xã hội người Mãn Thanh. Thế nhưng vì Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã định ra chế độ Bát Kỳ nên Hoàng Thái Cực không thay đổi được.
Mãn Thanh chính là sự kết hợp thế lực của người Nữ Chân Kiến Châu và các bộ tộc Nữ Chân khác, chia ra làm Bát Kỳ. Ngoài Mãn Bát Kỳ còn có Mông Bát Kỳ, Hán Bát Kỳ. Tam Thuận Vương thì khác biệt một chút. Chính vì các kỳ này nên các dân tộc có sự khác biết rất lớn với nhau, rất khó có thể đung hợp với nhau.
Cho dù Nỗ Nhĩ Cáp Xích chia con cháu của mình ra nắm giữ vị trí kỳ chủ của tất cả các kỳ. Thế nhưng chính chuyện đó ẩn chứa rất nhiều mầm mống. Các kỳ chủ đều vì chính mình mà tìm kiếm lợi ích. Bởi vì ai cũng biết khu vực quản lý của mình không thuộc người Nữ Chân Kiến Châu mà thuộc phạm vi thế lực của mình.
Từ khi Hoàng Thái Cực đăng cơ cho tới lúc chết, trong tam đại bối lặc năm đó, người thì chết, người thì chịu thua chỉ còn lại duy nhất tiểu huynh đệ trung thành, làm việc cẩn thận, cực kỳ khéo léo, chu đáo. Những người có thể làm việc phù hợp với yên cầu của Hoàng Thái Cực không có nhiều. Dù sao Nữ Chân chỉ là một dân tộc chưa thoát khỏi sự man rợ. Cuối cùng Hoàng Thái Cực có cảm giác là mình có rất ít người để dùng.
Trong Hoàng tộc, Đa Nhĩ Cổn, người hận Hoàng Thái Cực nhất lại là người làm việc xuất sắc nhất. Có lẽ là do Đa Nhĩ Cổn đã bị Hán hoá rất nhiều, làm việc rất có đầu óc, được người người cung kính, nghe lời nên Hoàng Thái Cực cũng vô cùng coi trọng Đa Nhĩ Cổn.
Hơn nữa xuất phát từ chế độ nhị kỳ Tương Lam Kỳ và Lưỡng Hồng Kỳ ngang bằng nhau, đây là những thế lực lâu đời đã khiến cho địa vị của Đa Nhĩ Cổn nâng cao mạnh mẽ.
Dù gì kỳ chủ của Lưỡng Hồng Kỳ, Lễ thân vương Đại Thiện, kỳ chủ của Tương Lam Kỳ. Trịnh Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng, trên danh nghĩa địa vị của bọn họ là do Hoàng đế trao cho, trên thực tế là truyền thừa của phụ tử, huynh đệ nên căn bản sẽ không có chuyện gì xảy ra với Hoàng đế. Trong khi đó Đa Nhĩ Cổn ngay từ đầu đã bị chế áp gay gắt.
Sau này Đa Nhĩ Cổn chậm rãi nâng cao địa vị của mình. Đa Nhĩ Cổn đã rất biết cách khống chế bản thân mình, hơn nữa rất biết nghe lời. Vào giữa thời kỳ chấp chính của Hoàng Thái Cực. Đa Nhĩ Cổn đã là nhân vật đứng đầu các thân vương, thống lĩnh Lưỡng Bạch Kỳ. Đa Đạc và A Tề Cách là những mãnh tướng thiện chiến. Đa Nhĩ Cổn lại người lắm mưu nhiều kế. Lưỡng Bạch Kỳ không ngừng lớn mạnh.
Khi đối mặt với tình hình đó. Hoàng Thái Cực đã hối hận vì cách làm việc của mình đã khiến cho Đa Nhĩ Cổn và Lưỡng Bạch Kỳ bành trướng thế lực một cách khủng khiếp, từng bước một dẫn tới cục diện đuôi to khó vẫy.
Mấy lần Hoàng Thái Cực đã muốn xuống tay với huynh đệ Đa Nhĩ Cổn và Lưỡng Bạch Kỳ. Thế nhưng thế lực của Đa Nhĩ Cổn khổng lồ, địa vị được nâng cao, tác phong làm việc lại vô cùng cung kính, chuyện tồi cũng thành tốt. Thậm chí các hoàng thân quốc thích trẻ tuổi của Lưỡng Hoàng Kỳ cũng rất thích kết giao với Đa Nhĩ Cổn.
Chính vì lý do đó Hoàng Thái Cực không thể tìm được lý do nào để ra tay với Lưỡng Bạch Kỳ và Đa Nhĩ Cổn. Chuyện này dần dần dẫn tới căn trọng bệnh của hắn.
Hoàng Thái Cực biết bản thân mình không sống được bao lâu. Đại Thiện và Tế Nhĩ Cáp Lãng tuyên bố đứng ngoài cuộc. Trong khi đó Hào Cách, đứa con duy nhất Hoàng Thái Cực còn nắm trong tay lại không thể trọng dụng được. Trong tình thế bất đắc dĩ đó. Hoàng Thái Cực chỉ còn hy vọng cất nhắc A Ba Thái để cho A Ba Thái quản lý Chính Lam Kỳ, coi như là đồng minh của Lưỡng Hoàng Kỳ.
Thế nhưng muốn làm kỳ chủ phải có chiến công tương đương với công huân mới được đảm nhiệm. Muốn có công lao chỉ có cách đi chinh phạt Đại Minh yếu đuối, công lao càng lớn, chuyện càng đễ.
Đương nhiên không một ai ngờ, đại quân ba vạn bảy nghìn người do A Ba Thái thống lĩnh gặp Lý Mạnh ở phủ Hà Gian, toàn quân bị tiêu diệt.
Khi tin tức báo về Mãn Thanh ngoái quan ngoại. Tình thế bày ra trước mắt Hoàng Thái Cực không phải là con hắn có thể thuận lợi nối ngôi hay không mà là Bát Kỳ Mãn Thanh có thể tồn tại hay không, người Nữ Chân có thể tồn tại hay không°
Cho dù xét ở bất kỳ góc độ nào. Hoàng Thái Cực cũng được coi là một quân chủ kiệt xuất. Nếu như không có hắn. Nữ Chân chỉ là một tập đoàn vũ trang cường đạo mà thôi. Trong tình thế khẩn cấp trước mắt Hoàng Thái Cực dồn sức bố trí cho sự tồn tại của Bát Kỳ, ngược lại hắn không chuẩn bị gì cho sự nối ngôi của Hào Cách.
Ở Đại Minh , một khi Hoàng đế băng hà, người thừa kế đầu tiên chính là Thái tử. Đối tượng tiếp theo chính là con nối dõi và huynh đệ của Hoàng đế. Nếu như không còn nữa mới tìm trong tông thất.
Trong khi đó ở Mãn Thanh ngoài quan ngoại, con trai nối dõi của Hoàng Thái Cực không có quyền lợi đương nhiên kế thừa ngôi vị. Đặc biệt là trong tình hình Hoàng Thái Cực không có sắp đặt bất kỳ điều gì liên quan. Bất kỳ ai muốn ngồi vào vị trí đó cần phải trải qua thương lượng.
Hoàng Thái Cực chết vào tháng giêng, vào đầu tháng hai được đặt miếu hiệu là Thái Tông hoàng đế. Thế nhưng đó là tất cả. Người của Lưỡng Hoàng Kỳ vốn muốn tổ chức đại tang lễ trang trọng thế nhưng những thân vương, bối lặc luôn cung kính khi Hoàng Thái Cực còn sống lại tỏ vẻ thờ ơ, lạnh lùng.
Trong giới quý tộc Mãn Thanh, ngoại trừ đám văn sĩ người Hán còn Mãn Bát Kỳ, Mông Bát Kỳ. Hán Bát Kỳ có thái độ như cha mẹ mình qua đời, các kỳ còn lại đều ngóng trong tình hình.
Vào lúc này vị trí Hoàng đế Mãn Thanh chính là miếng bánh ngọt thơm ngon. Ai ai cũng nghĩ rằng tốt hơn hết là kỳ chủ của mình lên ngôi Hoàng đế, nếu không được thì cũng là người thân cận của kỳ mình. Một khi như vậy, tương lai sau này mới thu được nhiều lợi ích. Trong thành Thịnh Kinh đã manh nha xuất hiện tranh đấu.
Ngao Bái, Đô thống Chính Hoàng Kỳ chính là nhân vật có thực quyền thứ hai ngoài Túc thân vương Hào Cách. Hàng ngày hắn đều dẫn giáp binh đi tuần tra thành Thịnh Kinh và gọi một cách mỹ miều là duy trì trị an.
Mấy lão đại của Lưỡng Bạch Kỳ từ khi Hoàng Thái Cực còn sống đã không cung cúc nghe lời hắn. Lúc này Đa Đạc cũng đã không làm chủ được bản thân. Hắn cũng nai nịt dẫn binh đinh vũ trang đầy đủ của Lưỡng Bạch Kỳ đi tuần tra thành, nói là trợ giúp Ngao Bái duy trì trị an. Hai bên đối mặt với nhau, thường xuyên giương cung, tuốt kiếm. Tình hình vô cùng căng thẳng.
Lễ thân vương Đại Thiện của Lưỡng Hồng Kỳ và Trịnh thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng của Tương Lam Kỳ thỉnh thoảng ra mặt khuyên giải nhưng vẫn lén lút điều binh lính vào trong thành, phòng thủ xung quanh phủ của mình, cả hai chỉ sợ chuyện này lan tới mình.
Giới thân sĩ của Mãn Thanh đều vô cùng lo lắng. Bất kỳ ai cũng có thể nhận ra nếu tình hình này tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, chỉ e là Thịnh Kinh sẽ trở thành bãi chiến trường.
Khi Hoàng Thái Cực còn sống, hắn tin dùng Nội văn viện đại học sĩ Phạm Văn Trình. Phạm Văn Trình nóng lòng như lửa đốt, hàng ngày ông ta đi tới phủ các thân vương dập đầu nói là bây giờ loạn trong giặc ngoài. Đại Thanh chúng ta nhất định không được để rối loạn.
Nếu như khi Hoàng Thái Cực còn sống, người nào dù coi thường người Hán tới mức nào đi nữa nhưng khi nhìn thấy Phạm Văn Trình cũng đều phải gọi một câu “Phạm tiên sinh”. Bây giờ cùng lắm thì nói vẻ thờ ơ lạnh nhạt.
Trong thời khắc lạnh nhạt đó, có người còn nói: “Lão Phạm, bây giờ không phải lúc lão nạp thiếp. Một tháng trước khi Hoàng đế băng hà, lão bảo cái gì là yên tâm. Tại sao bây giờ người Mãn chúng ta đang có tang, ngươi lại muốn đi lo chuyện vui là người nhiệt thành. Liệu có ai biết trong tim lão đang nghĩ cái gì?”
Thế nhưng Hồng Thừa Trù. Đốc quân quân Minh đầu hàng quân Thát sau cuộc chiến Tùng Sơn vẫn đang sống an nhàn lại được Duệ Thân vương Đa Nhĩ Cổn cung kính mời tới phủ, xưng là tiên sinh nên Hồng Thừa Trù không dám chậm trễ.
Văn quan võ tướng quân Minh trong tay quân Mãn Thanh, võ tướng có chức vụ cao nhất chính là Tổng binh, phó tướng. Quan văn không có phẩm hàm cao. Phạm Văn Trình chỉ là một tú tài. Ninh Hoàn chỉ là một đồng sinh (học trò nhỏ - thời Minh Thanh gọi học trò chưa thi tú tài hoặc chưa đậu kỳ thi tú tài). Hồng Thừa Trù này là đại quan của Đại Minh , là Đốc phủ trọng thần, ông ta luôn là mục tiêu của mọi người và được cho là người cực kỳ tài năng.
Khi Hồng Thừa Trù sống nhàn cư ở Thịnh kinh, vẫn có người thầm quan sát ông ta. Từ sau khi đầu hàng, hàng ngày ngoại trừ việc rèn luyện thân thể. Hồng Thừa Trù chỉ đóng cửa đọc sách. Khi Hoàng Thái Cực và giới quý tộc có việc hỏi ông ta, ông ta phân tích rất có quy củ, tất cả dường như vô cùng hợp lý.
Hồng Thừa Trù cũng có người hầu hạ nhưng trên thực tế đó cũng là người giám thị. Khi tin tức đại quân Mãn Thanh được truyền tới Hồng Thừa Trù, ông ta đang ngồi viết chữ. Khi nghe thấy sự kiện đó, ngòi bút trong tay Hồng Thừa Trù run rẩy, một giọt mực nhỏ xuống giấy, ngoài việc đó ra thái độ và tâm trạng ông ta vẫn cực kỳ bình thường.
Hào Cách và Ngao Bái đều xem thường người Hán, hoàn toàn không coi trọng Hồng Thừa Trù. Tới khi Hồng Thừa Trù được Đa Nhĩ Cổn mời tới phủ Duệ thân vương, cả hai mới cảm thấy có chuyện. Thế nhưng đó cũng chỉ là suy nghĩ mà thôi.
Sự hỗn loạn của Thịnh Kinh cuối cùng cũng kinh động tới mấy vị phi tần trong cung, đặc biệt là Trang phi, người được Hoàng Thái Cực sủng ái nhất sau cái chết của Thần phi.
Trang phi này cũng được coi là kỳ nữ của người Mãn Thanh. Mặc dù nàng là quả phụ của Hoàng đế, là công chúa của bộ lạc Khoa Nhĩ Thẩm thế nhưng ở Thịnh Kinh liên tục có những lời đồn đại về Trang phi.
Cái gì là Trang phi và Đa Nhĩ Cổn vốn là thanh mai trúc mã. Đa Nhĩ Cổn rất muốn kết hôn với nàng thế nhưng Hoàng Thái Cực đi trước một bước nên Đa Nhĩ Cổn bất đắc dĩ chỉ có thể lấy muội muội của Trang phi. Cái gì là mấy lần Hoàng Thái Cực cùng các triều thần không chiêu an được Hồng Thừa Trù, khi Trang phi ra mặt. Hồng Thừa Trù bị nhan sắc và phong thái của Trang phi chinh phục nên mới cam tâm tình nguyện ra sức vì Đại Thanh.
Đương nhiên sau này các lời đồn đại càng lúc càng nhiều. Nào là gả cho Đa Nhĩ Cổn một thời gian ngắn. Tất cả những điều này tràn ngập trong dã sử.
Dù sao thì Nữ Chân Mãn Thanh cũng là một bộ lạc man di, vẫn còn những phong tục như sau khi huynh trưởng chết đi, đệ đệ lấy chị dâu, sau phu phụ thân chết đi, con trai lấy mẹ kế, hoàn toàn không để ý tới liêm sỉ, lễ nghi.
Thực ra mối quan hệ thân mật của Trang phi và Đa Nhĩ Cổn là hoàn toàn chính xác. Mấy tháng sau khi Hoàng Thái Cực chết, Trang phi đã mấy lần tới phủ Duệ Thân Vương của Đa Nhĩ Cổn với danh nghĩa là vì nỗi bi thương sau khi Hoàng đế băng hà nên tới phủ nói chuyện với muội muội của mình giải khuây.
Ngoài ra Trang phi lấy danh nghĩa nữ chủ nhân mời mấy vị thân vương và bối lặc nắm thực quyền vào trong cung. Vào ngày mười sáu tháng hai năm Sùng Trinh thứ mười sáu Trang phi chính là người bận rộn nhất Thịnh kinh.
Có lẽ những người đó đã ngấm ngầm thương nghị điều gì đó, hứa hẹn điều gì đó mà khắp nơi ai nấy đều biết một tin. Vào ngày mùng ba tháng bạ tất cả các thân vương vào cung thương nghị, quyết định cuối cùng ai sẽ là người kế thừa ngôi vị.
Trong khi tất cả quan nội chấn động, kinh ngạc sửng sốt, người Mãn Thanh bên ngoài quan ngoại hoàn toàn không có cảm giác đau lòng đối với tổn thất của đại quân A Ba Thái.
Mặt khác trong khu rừng Bạch Sơn Hắc Thuỷ, có những người Nữ Chân di chuyển tới đó, bọn họ cũng muốn tránh cuộc đấu nội bộ giữa các kỳ. Bon họ hiểu một điều. Một khi Mãn Thanh đánh Đại Minh , nhất định sẽ đi vòng qua thảo nguyên, chọn một cửa khẩu bất kỳ ở phương bắc của Đại Minh để đột nhập. Những bộ lạc Mông Cổ thuần phục Mãn Thanh trên thảo nguyên chính là tiền đồn từ xa.
Trong khi đó quân Minh không có đủ ngựa và lực lượng tiếp viện để có thể hành quân đánh trận trên thảo nguyên. Hơn nữa quân Minh và quân Mông Cổ có mối thù truyền kiếp. Nếu chúng muốn đánh qua thảo nguyên tới thì phải đánh rất nhiều trận, không biết năm nào tháng nào mới đánh tới. Còn về phần binh mã của Ngô Tam Quế và Cao Đệ đóng ở Ninh Viễn và Sơn Hải Quan, quân Mãn Thanh chưa bao giờ coi hai đội quân đó là mối uy hiếp của mình.
Trong còn mắt rất nhiều người Nữ Chân, địa bàn quan ngoại chính là nơi an toàn nhất. Khi không có Lý Mạnh trong lịch sử, giới quan lại quý tộc Mãn Thanh không muốn rời quan nội, không có suy nghĩ phải mang theo vàng bạc, tài sản quay trở lại địa bàn của tổ tiên, ở một nơi an toàn thế này không lo lắng binh mã Đại Minh thừa dịp đánh qua.
Vào ngày mùng ba tháng ba năm Sùng Trinh thứ mười sáu, toàn bộ cổng thành Thịnh Kinh đóng cửa, giới nghiêm. Dân chúng là toàn bộ các quan văn võ cấp thấp không được rời khỏi thành.
Trong khi đó trong khoảng sân rộng trước cửa Hoàng cung thành Thịnh Kinh có rất nhiều người tụ tập. Tất cả những người đủ tư cách trong Mãn Bát Kỳ đều ở đây. Ai nấy đều có gắng trợ uy cho kỳ chủ của mình và cũng chờ xem ai là người sẽ kê thừa ngôi vị.
Quảng trường phía trước Hoàng cung có hình thức giống như Tử cấm thành, quảng trường này được sử dụng để cử hàng các nghi thức cả đại lễ.
Thế nhưng ngay lúc này quảng trường trông như một giáo trường. Trên giáo trường có thể nhìn thấy đủ các loại binh mã, phân biệt rất rõ ràng theo kiểu nước sông không phạm nước giếng.
Đứng ở chính giữa với thanh thế lớn nhất chính là binh mã của Lưỡng Bạch Kỳ. Đa Đạc và A Tề Cách nai nịt chỉnh tề ngồi trên lưng ngựa, binh lính Lưỡng Bạch Kỳ phía sau cũng đều khôi giáp đầy đủ, dáng vẻ tập trung, đề phòng.
Binh mã của Lưỡng Hồng Kỳ ở bên phải binh mã Lưỡng Bạch Kỳ. Binh mã của Lưỡng Hồng Kỳ không bằng một nửa so với binh mã của Lưỡng Bạch Kỳ nhưng tinh thần đề phòng không kém hơn chút nào, hơn nữa tất cả đều là kỵ binh. Binh mã của Lưỡng Hồng Kỳ bố trí trước một lối đi. Xem ra chúng đã chuẩn bị sẵn tinh thần, nếu có biến cố gì thì sẽ bỏ chạy.
Đội hình của Tương Lam Kỳ ở bên trái cũng tương tự như vậy. Binh mã Tương Lam Kỳ là ngang ngược nhất trong tất cả các kỳ. Thế nhưng mấy thân vương thống lĩnh lường kỳ đều tính toán rằng Tế Nhĩ Cáp Lãng của Tương Lam Kỳ thân cô thế cô. Người của kỳ đó có thái độ bo bo giữ mình, giữ một khoảng cách trước sự lôi kéo của các kỳ khác.
Trong khi đó Chính Lam Kỳ có số người đi theo A Ba Thái nhập quan nhiều nhất, trong khi đó Chính Lam Kỳ lại là kỳ có số lượng ít nhất trong bát kỳ nên có thể nói là tổn thương nguyên khí nặng nề. Khi tin tức thất bại của A Ba Thái truyền về Thịnh kinh, Chính Lam Kỳ bị tổn thất nặng nề chính thức trở thành thuộc hạ của Hào Cách. Thế nhưng một Chính Lam Kỳ nhỏ bé thì có thể làm được gì?
Hiện tại Tương Lam Kỳ chính là kỳ thụ thuộc vào Lưỡng Hoàng Kỳ. Nhiệm vụ chính lúc này chính là bảo vệ xung quanh Hoàng cung, cùng với binh mã của Lưỡng Hoàng Kỳ cẩn thận đề phòng.
Nếu như không biết hôm nay chính là hội nghị đề cử, người bên ngoài đột nhiên nhìn thấy tình cảnh này thì sẽ nghĩ người của mấy kỳ muốn tấn công Hoàng thành, kiên quyết gây ra nội chiến một mất một còn với nhau.
Khi ánh nắng mặt trời chưa lên tới tường thành Thịnh kinh, quân mã của các kỳ đã được bố trí ở đây. Lúc này cánh cổng Hoàng cung đóng chặt. Thế nhưng cục diện đã trở nên như giương cung, tuốt kiếm với nhau.
Nội văn viện đại học sĩ Phạm Văn Trình khi đi tới và chứng kiến cảnh đó ở quảng trường Hoàng cung, ông ta tái mét mặt, căng thẳng tới mức cả người đổ mồ hôi. Ngay khi đó mấy quan văn người Hán khác cũng đi tới nơi, thấy tình hình như thùng thuốc súng thì ủ rũ nói: “Đây là giang sơn của người Mãn bọn họ. Bọn họ đối đãi với nhau như vậy, chúng ta vội cái gì chứ, cứ đứng xem kịch vui là được”.
Hoàng Thái Cực coi trọng quan văn người Hán đã chết khiến cho các quan văn này cảm thấy hụt hẫng, muốn quay trở lại những ngày xưa. Với tính cách nô tài của Phạm Văn Trình khi nghe được câu nói đó thế nào ông ta cũng nhất định báo lên quan trên hay là trở mặt bắt người. Thế nhưng cục diện hôm nay như thế này. Phạm Văn Trình không còn tâm ý đâu quan tâm tới việc nhỏ nhặt đó.
Phạm Văn Trình nhìn ba khối binh mã phân biệt rất rõ ràng. Lưỡng Bạch Kỳ kia thì không thể tới. Tế Nhĩ Cáp Lãng của Tương Lam Kỳ thì thường ngày là người trung hậu, thực thà thế nhưng luôn tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt với những chuyện không liên quan tới mình, đoán chừng không thể trông cậy được. Cuối cùng chỉ còn Lưỡng Hồng Kỳ của Lễ thân vương Đại Thiện đức cao vọng trọng có thể tới nói chuyện vỗ về mà thôi.
Binh mã của Lưỡng Hồng Kỳ nhìn thấy Phạm Văn Trình đi tới nhưng không ai có ý định nhường lối. Phạm Văn Trình là Nội văn viện đại học sĩ, những binh lính cản đường kia có thân phận gì? Hai bên khác nhau một trời một vực thế nhưng những binh lính đó vẫn không để ý tới Phạm Văn Trình, lạnh lùng đứng nghiêm theo hàng cản lối, Phạm Văn Trình cũng không dám đi tới quát tháo.
Một lát sau một tên bối lặc phóng ngựa chạy tới trước trận. Người này là Lặc Khắc Đức Hồn, cháu nội của Đại Thiện, hắn ăn mặc như sắp sửa lâm trận tác chiến. Một nửa mặt của hắn bị chiếc nón da che khuất. Hắn lạnh lùng nhìn Phạm Văn Trình ở trước mặt. Phạm Văn Trình vừa định lên tiếng thì Lặc Khắc Đức Hồn phá lên cười vẻ chế giễu: “Đây không phải là Phạm đại học sĩ sao? Trước đó mấy ngày trước có tới tiệc hỉ không? uống rượu có tốt không? Có thu được một nghìn lượng bạc không?”
Khi Lặc Khắc Đức Hồn nói xong, những tên lính của Lưỡng Hồng Kỳ đang làm mặt lạnh xếp hành kia phá lên cười. Phạm Văn Trình ngồi trên ngựa vốn đang có dáng vẻ lo lắng sốt ruột cho dân cho nước nghe câu nói châm chọc của Lặc Khắc Đức Hồn tức thì đỏ bừng mặt, không biết trả lời thế nào.
Không cần phải nói trước khi Hoàng Thái Cực chết. Phạm Văn Trình đã nạp một tiểu thiếp. Tiểu thiếp đó là con gái của một gã quân quan Tục Thuận Công, xinh đẹp có tiếng ở Thịnh kinh.
Cho dù Phạm Văn Trình được Hoàng Thái Cực coi trọng thế nhưng trong thực tế chỉ là một tú tài tay trắng, tài văn chương, đức hạnh không có gì đáng nói, đương nhiên không thể tránh được việc tham tài háo sắc, ông ta đã cầu hôn và cưới một cô nương ít hơn mình hai mươi tuổi.
Sau khi nạp thiếp ít ngày, chưa được hưởng mấy ngày diễm phúc, Hoàng Thái Cực băng hà. Chủ chết, đương nhiên phận nô tài bên dưới không thể hưởng lạc. Phạm Văn Trình phải bận rộn lo lắng tang sự.
Ở Thịnh Kinh cũng có nhiều hoa hoa công tử. Danh tiếng mỹ miều của tiểu thiếp Phạm Văn Trình đã lan khắp kinh thành. Sau khi Hoàng Thái Cực chết mười ngày. Đa Đạc rốt cuộc không kiềm chế được đã dẫn giáp binh tới phủ Phạm Văn Trình cướp đoạt tiểu thiếp của ông ta mang về phủ mình.
Phạm Văn Trình đương nhiên là quan văn hàng đầu ở triều đình Mãn Thanh nay tiểu thiếp trong nhà bị người khác cướp đoạt mất thì còn ra thể thống gì nữa. Mấy Thân vương trong triều tỏ thái độ phải xử lý nghiêm. Việc xử phạt đương nhiên giao cho Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn xử lý. Đa Nhĩ Cổn xử lý không chút lưu tình.., hắn tàn nhẫn phạt đệ đệ của mình một nghìn lượng bạc.
Đa Đạc trước nay luôn coi trời bằng vung đã tổ chức đại yến tiệc ở phủ mình, ăn mừng hắn nạp thiếp. Với thân phận của hắn đương nhiên là gửi thiếp mời đi khắp nơi. Đại học sĩ Phạm Văn Trình cũng nhận được một thiếp mời.
Điều khiến không ai ngờ chính là Đại học sĩ Phạm Văn Trình lại tới dự tiệc. Khi ở tiệc rượu, sắc mặt ông ta rất bình thản, uống rượu chúc mừng nhưng tân nương tử không phía trước đó mấy ngày còn là tiểu thiếp của mình vậy.
Mấy từ “vô sỉ không biết xấu hổ” dùng để nói Phạm Văn Trình cũng không quá nhẹ. Ngay cả mấy người Khổng Hữu Đức của Tam Thuận Vương cũng lén cười nhạo Phạm Văn Trình.
Bị người khác chọc vào điểm yếu hơn nữa còn trúng vào chuyện đáng xấu hổ nhất. Phạm Văn Trình thầm nghĩ chỉ muốn tìm một cái lỗ mà chui xuống. Phạm Văn Trình kiên cường đứng tại chỗ trấn tĩnh tinh thần rồi lên tiếng: “Bối lặc, làm phiền thông báo với thân vương điện hạ. Xin mời lão nhân gia ra ngoài điều chỉnh lại một chút. Hôm nay là ngày thương nghị người nối ngôi. Binh lính giương cung tuốt kiếm trước Hoàng cung là điềm bất lợi...
Lặc Khắc Đức Hồn này cực kỳ khinh ghét Phạm Văn Trình. Khi nghe Phạm Văn Trình nói vậy, hắn chỉ lạnh lùng nói: “Từ tổ tiên của chúng tạ người Mãn chúng ta đã sống trên cung tên, đao kiếm. Có gì mà không được? Người Hán như ngươi đọc sách nhiều quá nên mới có nhiều tật xấu!”.
Phạm Văn Trình chỉ cảm thấy ngực mình cực kỳ khó chịu. Hai mắt ông ta tối đen. Ngay khi ông ta sắp sửa ngã xuống ngất xỉu thì cánh cổng Hoàng cung kêu lên kẹt kẹt mở ra.
Cánh cổng Hoàng cung vừa mới mở ra, binh mã các kỳ trong quảng trường xôn xao một hồi. Giọng nói bằng tiếng Mãn của một ai đó vang lên: “Thái phi có dụ chỉ, thân vương các kỳ mang theo hai thị vệ vào trong nghị sự”.
Lặc Khắc Đức Hồn lạnh lùng liếc nhìn Phạm Văn Trình rồi nói: “Chẳng phải đã mở cửa rồi sao? Thật không biết trong đầu ngươi nghĩ cái gì nữa?”
Phạm Văn Trình khom lưng, cầm khăn tay che miệng thổ ra một ngụm máu. Hoàng Thái Cực mới chết, ông ta đã bị cư xử không bằng với một nô tài. Ngày trước giới quý tộc Bát Kỳ hay phàn nàn chuyện hoàng đế coi trọng một gã người Hán. Bây giờ Hoàng Thái Cực mới chết, mọi người lại càng không đếm xỉa tới ông ta.
Cánh cổng Hoàng cung mở rộng nên có thể nhìn thấy hai bên hành lang cung điện đầy giáp sĩ. Lúc này Ngao Bái nai nịt gọn gàng đứng sau lưng tên lính mới hô to đó. ánh mắt hắn nhìn chằm chằm vào binh mã Lưỡng Bạch Kỳ.
Khi nhìn thấy cánh cổng Hoàng cung mở rộng, nhìn thấy cách sắp đặt bên trong. Đa Đạc không nói không rằng giơ tay vẫy. Tiếng trống lập tức vang lên thùng thùng. Binh lính Lưỡng Bạch Kỳ đang nhóm trận sau lưng hắn bắt đầu tiến về phía trước. A Tề Cách cũng cầm đại đao. Bên trong Hoàng cung đã mơ hồ nghe thấy tiếng mệnh lệnh.
Trên những lỗ châu mai trên thường thành Hoàng cung xuất hiện nhiều hỏa thương binh đề phong binh lính Lưỡng Bạch Kỳ tấn công. Xem ra hai bên chuẩn bị động thủ.
Tương Lam Kỳ ở bên cũng đã phát lệnh. Các binh lính tương lam kỳ vây xung quanh người Tế Nhĩ Cáp Lãng chậm rãi lui ra bên ngoài. Lặc Khắc Đức Hồn của Lưỡng Hồng Kỳ cũng không quan tâm tới Phạm Văn Trình ở phía trước, hắn chuẩn bị cho binh mã của Lưỡng Hồng Kỳ né tránh, không để đính vào mớ hỗn độn này.
Đa Nhĩ Cổn ở sau lưng Đa Đạc lại rất bình tĩnh, hắn giục ngựa tiến lên trước mấy bước, cầm tay Đa Đạc, lạnh lùng nói: “Không nên manh động. Ta dẫn ngươi tiến cung”.
Đa Nhĩ Cổn vừa ra lệnh, binh lính Lưỡng Bạch Kỳ chuẩn bị hành động liền đứng lại. Lúc này Đa Đạc mới có phản ứng, hắn giật mũ da trên đầu xuống, phẫn nộ nói: “Ngươi điên rồi. Đó là cái bẫy của Lưỡng Hoàng Kỳ. Ngươi cứ thản nhiên chui vào”.
Đa Nhĩ Cổn nhìn giáp sĩ trước cung điện, cười nhạt nói: “Có gì mà không dám? Ngươi cho rằng chúng dám làm thế sao? Ngươi và A Tề Cách ở bên ngoài chờ, người bên trong sẽ không dám làm bậy. Nếu chúng có lá gan đó, sao chúng còn để tới hôm nay, mời các vương tới ban bạc?”
Nói xong Đa Nhĩ Cổn khoát tay, mang theo hai tên thân binh, nghênh ngang đi ra khỏi hàng tiến lên trước. Khi nhìn thấy Duệ thân vương của Lưỡng Bạch Kỳ ra khỏi hang, đội ngũ của Lưỡng Hồng Kỳ và Tương Lam Kỳ đều xôn xao một lát. Sau một lát Lễ thân vương Đại Thiện và Trịnh thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng cũng mang theo hai tên thị vệ vào cung.
Đa Nhĩ Cổn không tiến vào Hoàng cung ngay, hắn còn cười chào hỏi Đại Thiện và Tế Nhĩ Cáp Lãng sau đó mới thản nhiên đi vào trong Hoàng cung.
Ba người này có địa vị cao quý, binh lính bảo vệ cửa Hoàng cung đều nhất tề khom người chào bọn họ. Ngao Bái chần chừ một lát rồi hắn cũng khom người chào theo quân lệnh.
Lễ thân vương Đại Thiện đi lại không được nhanh nhẹn, ông ta chậm rãi đi vào Hoàng cung, khi đi ngang qua người Ngao Bái. Đại Thiện cười nói: “Ngao Bái, ngươi bày ra thế trận này là chuẩn bị bắt những nam nhân Ái Tân Giác La chúng ta sao?”
Câu nói này rất nặng nề, cả Hào Cách hay Tế Nhĩ Cáp Lãng dù sao cũng là người Hoàng tộc Nữ Chân còn Ngao Bái hắn so với hai người xa hơn một chút. Hôm nay là ngày thương nghị chọn người nối ngôi vị, các kỳ đều mang theo binh giáp, thái độ giống như chuẩn bị chém giết, thật khiến người khac phải chê cười.
Nếu là người khác bị Đại Thiện khiển trách như vậy thì chỉ sợ là đã quỳ trên mặt đất thế nhưng Ngao Bái vẫn ngang ngược đứng bên cạnh, không nói không rằng.
Chuyện đại sự nên đương nhiên thân vương các kỳ đều muốn có mặt tham dự nghị sự trên điện. Một điện rất rộng lớn nhưng chỉ có mười mấy người bên trong. Hào Cách, Đa Nhĩ Cổn. Đại Thiện. Tế Nhĩ Cáp Lãng, mấy quận vương, bối lặc thân phận cao quý đứng xung quanh.
Lễ thân vương Đại Thiện là người lớn tuổi nhất, ông ta là người chủ trì cuộc nghị sự này. Khi nghĩ tới tình hình căng thẳng bên ngoài Hoàng cung, thái độ không kiêng nể ai của Lưỡng Bạch Kỳ, tâm trạng Đại Thiện thoáng trầm xuống, Đại Thiện lên tiếng nói:
“Các vị, sau khi Hoàng thượng băng hà, ngôi vị để trống đã mấy chục ngày. Đại Thanh chúng ta không thể hỗn loạn như vậy. Hôm nay các vị ở đây chính là muốn bàn bạc chuyện này...”.
Đại Thiện chần chừ một chút, ông ta muốn duy trì sự trung lập của mình. Cho dù Lưỡng Hoàng Kỳ và Lưỡng Bạch Kỳ đấu với nhau thì Lưỡng Hồng Kỳ vẫn ổn định, ông ta nhớ tới tình cảnh năm đó mình và Hoàng Thái Cực bức tử A Ba Hợi, mẫu thân của Đa Nhĩ Cổn. Hôm nay chính mình lại chứng kiến vẻ ngang ngược kiêu căng của Lưỡng Bạch Kỳ.
Thế nên nếu vẫn đứng trung lập, một khi xảy ra điều bất lợi thì đã quá muộn. Sau khi Đại Thiện chần chừ một lát ông ta nói tiếp: “Trước đó Hoàng thượng đã từng nói. Hào Cách xử xự chững chạc, giỏi chiến trận. Trong con mắt của người các kỳ là một người tốt, là lựa chọn xứng đáng cho ngôi vị. Các vị nghĩ thế nào?”
Đa Nhĩ Cổn thầm kinh ngạc nhưng sắc mặt ông ta vẫn bình thường. Đa Nhĩ Cổn quay nhìn Tế Nhĩ Cáp Lãng vẫn lặng yên không nói rồi quay sang hỏi Hào Cách:
“Túc thân vương nghĩ như thế nào?”
Những người ngồi ở đây đều là thúc, bá của Hào Cách. Trên chiến trường Hào Cách là người dám nghĩ dám đánh, thế nhưng trong những trường hợp như thế này hắn lại luôn không có sự quyết đoán, thậm chí còn mất bình tĩnh. Khi nhìn thái độ trầm tĩnh của mọi người. Hào Cách không biết cần phải nói gì, hắn ấp a ấp úng nói: “Ta.. ta sợ là chính mình không dám đương nổi".
Nếu khi Hoàng Thái Cực còn sống, nhất định sẽ có người đứng ra nói hộ, dàn xếp cho Hào Cách. Thế nhưng trong cục diện này. Đại Thiện đã nói ra rồi thì còn ai dám đứng ra nói hộ cho hắn.
Đa Nhĩ Cổn thầm nghĩ: Ngươi đã nói ra thì cũng đừng trách người khác, ông ta tươi cười nói: “Thực sự không thể coi nhẹ vị trí Thiên tử. Nếu Túc thân vương khó xử vậy thì tuyển người khác. Con trai thứ chín của Thái Tông hoàng đế là Phúc Lâm tư chất thông minh, có tác phong của người quân chủ, thực sự là nhân tuyển phù hợp cho ngôi vị quân vương”.
Sắc mặt Hào Cách tái mét khi hắn nghe Đa Nhĩ Cổn nói câu đó. Hắn cũng biết câu nói lúc trước của mình không hợp lý, bây giờ muốn lên tiếng phản bác nhưng lại không sao mở miệng được.
Nhất cử nhất động của Túc thân vương Hào Cách đều không lọt qua con mắt quan sát của mấy vị lão thân vương. Khi nhìn thấy dáng vẻ chán nản của Hào Cách nhưng không nói gì.Có người thầm tự trấn an lòng mình, có người thầm thở dài thế nhưng không ai nói câu nào.
Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn mới giới thiệu con trai thứ chín của Hoàng Thái Cực là Phúc Lâm làm Thiên tử chính là mở ra một con đường khác trong lòng mọi người.
Ái Tân Giác La Phúc Lâm là con trai của Trang phi. Mẫu thân có địa vị cao quý. Điều quan trong nhất chính là năm nay Phúc Lâm mới có sáu tuổi. Một tiểu hoàng đế như thế này đương nhiên không có năng lực xử lý quốc sự. Khi do mẫu hậu Trang phi sẽ buồng rèm nhiếp chính, chỗ dựa là các thân vương kỳ chủ.
Khi Hoàng Thái Cực còn sống, các vị bối lặc, thân vương đang ngồi đây dù đều có binh mã kỳ riêng của mình thế ngưng khi ở trong triều hoàn toàn không dám thể hiện sự bất đồng ý kiến với Hoàng đế vì bất kỳ lúc nào cũng bị áp chế ngay.
Thế nhưng với ấu chủ trong triều, quyền hạn và tiếng nói của các đại thần nhất định sẽ lớn hơn, càng có thể tranh thủ được lợi ích cho kỳ của mình. Khi trước Hoàng Thái Cực chế áp các kỳ. Tất cả quyền lực tập trung trong tay Hoàng đế Mãn Thanh. Khi đó chính là thời điểm gian nan nhất của Mãn Thanh. Có thể nói Hoàng Thái Cực đã kiên cường thống nhất các thế lực đánh đông dẹp bắc, mở rộng lãnh thổ và sự giàu có. Các phái khác đều không dám phản đối.
Lúc này Mãn Thanh đã phát triển hùng mạnh. Thế nhưng khi đánh cướp một địa bàn đánh cướp tài sản của dân chúng, tất cả các tài vật thu được đều nằm trong tay triều đình, cũng chính là nằm trong tay Lưỡng Hoang Kỳ. Các kỳ khác được phân chia rất ít nhưng không ai dám nói gì. Một khi là ấu chủ, quyền lực của các thân vương sẽ được mở rộng, lợi ích được phân chia càng nhiều, địa vị của mọi người cũng sẽ được nâng cao.
Khi nghĩ tới điều này, các thân vương đều không có ý kiến gì. Đối với Đại Thiện mà nói thì dù sao cũng vẫn là con của Hoàng Thái Cực lên ngôi Hoàng đế chứ không phải là người của Lưỡng Bạch Kỳ ngồi vào đó. Đối với Hào Cách mà nói thì đó chính là đệ đệ của mình. Đó là một kết cục có thể chấp nhận được. Đối với Tế Nhĩ Cáp Lãng mà nói ông ta vẫn kiên quyết không dính dành tới tranh đấu cung đình. Dù gì thì hắn vẫn còn cách một tầng.
Sáng sớm giương cung tuốt kiếm, Lưỡng Bạch Kỳ và Lưỡng Hoàng Kỳ căng thẳng sắp đánh nhau tới nơi. Thế nhưng sau khi bắt đầu thương nghị, chỉ không đầy một canh giờ đã sớm có kết quả.
Đối với Lưỡng Hoàng Kỳ mà nói, chỉ cần con trai của Hoàng Thái Cực làm Hoàng đế. Cho dù là con lớn hay con nhỏ thì cũng chẳng có gì khác nhau nên kết quả này có thể chấp nhận được.
Sau khi Phạm Văn Trình biết kết quả này, ông ta kích động trào nước mắt, cuống quýt đập đầu trước Hoàng cung, miệng gào to: “Thái Tổ, Thái Tông phù hộ Đại Thanh, minh chủ xuất thế”.
Ngày hôm sau Phúc Lâm lên ngôi, lấy niên hiệu là Thuận Trị.
Ấu chủ thì cũng là Hoàng đế. Ý chỉ của ấu chủ thì cũng là ý chỉ. Tất cả các kỳ thừa nhận ấu chủ là Hoàng đế thì đương nhiên sẽ phục tùng ý chỉ của Hoàng đế. Ngày mùng năm tháng bạ Hoàng đế Thuận Trị ban chiếu phong Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn làm Nhiếp Chính Vương, địa vị cao hơn các thân vương khác, phụ trách quốc sự của Đại Thanh.
Trong khi đó Ngô Tam Quế cũng đang chờ tin tức của Ngô Mộc Hoàn. Điều kiện của Sơn Đông đơn giản hơn so với hắn nghĩ nên Ngô Tam Quế đồng ý không chút do dự.
Năm ngày sau Sơn Đông phái sứ giả mang thư tới. Trên thư có viết thêm một điều kiện mới. Khi nhìn thấy điều kiện đó. Ngô Tam Quế trợn mắt há hốc mồm kinh ngạc.
/539
|