Thuận Minh

Chương 427: Hải ngoại (1+2+3+4)

/539


Hai tháng đầu xuân, hải cảng của quân Đăng Châu cực kỳ bận rộn. Ngày nào cũng có một đội thuyền rời cảng, một đội thuyền vào cảng. Kế hoạch của Đại soái đã định, đương nhiên phải xuất các đội tàu tuần tra Hoàng Hà và biển Bột Hải, dò xét quân tình của quân Thát Lỗ và phản ứng có các phiên quốc xung quanh.

Hơn nữa biểu hiện của Trịnh gia khiến cho Đại soái cực kỳ bất mãn và cảm thấy nhất định không được bó hẹp lực lượng, phải mở rộng lực lượng đường biển của mình, vì thế thương đội thuyền Sơn Đông cũng bắt đầu chuyên động, thăm dò tuyến hàng hải tới Nhật Bản. Tất cả đã được chuẩn bị chu đáo. Thương thuyền chỉ là trên danh nghĩa còn trên thuyền con người thực sự là ai thì cũng chưa chắc chắn.

Mấy ngày nay đã có hai đội thuyền tới bán đảo Liêu Đông và bán đảo Sơn Đông tìm kiếm đường thuỷ ở quần đảo Trường Sơn. Để dò xét những đảo này, hai đội thuyền này nguy trang thành thuyền ngư dân Bắc Thượng, Lư Châu. Kim Châu, mang theo một số sĩ quan quân Giao Châu có khả năng tìm hiểu việc quân cơ, khảo sát tình hình đường biên Bột Hải.

Bây giờ vẫn trong thời kỳ đóng băng, việc đi lại ven bờ rất khó khăn thế nhưng một đội thuyền nhỏ đã tới phụ cận Sơn Hải Quan, điều tra ven bờ, bọn họ còn muốn đi vào vùng cửa sông Liêu.

Ngoài ra một đội thuyền khác cũng đi về hướng Triều Tiên, dùng thân phận là thương nhân Đại Minh , mở hiệu buôn ở bến cảng bên Triều Tiên, trong khi đó thuyền nhẹ cũng được chuẩn bị ở cửa sông Hán Giang, thành lập tuyến đường vận chuyển thông tin từ Triều Tiên về Đăng Châu, vì hiện nay Mãn Thanh dựa vào một phần không nhỏ lương thực từ Triều Tiên. Một khi Mãn Thanh động binh thì sẽ điều lương thực từ Triều Tiên đi theo đại quân. Nơi này cũng là một nơi dò xét quân tình rất hiệu quả.

Lần trước Triều Tiên đã giúp đỡ quân Thát Lỗ ba nghìn lính hỏa thương Triều Tiên. Từ Triều Tiên tới Sơn Đông theo đường biển rất gần. Đây cũng là một hướng cần chú ý và phòng bị.

Quân đội và tổ chức tình báo bận rộn dò xét thông tin, ở cảng tư Linh Sơn, thương thuyền nam bắc vãng lai vẫn liên tục không ngừng như trước. Có thương thuyền của Giang Nam, phần lớn là thương nhân của Trịnh gia. Công việc làm ăn của bọn họ vẫn không thấy có gì thay đổi vẫn phát đạt như trước. Với việc Đại Minh và Triều Tiên chịu sự khống chế của Nữ Chân là hai nước thù địch với nhau. Vùng hải cảng này coi như là một khu chiến.

Một đội thuyền của Trịnh gia đang định giương buồm rời khỏi từ cảng Linh Sơn. Lần này bọn họ mang theo hơn hai vạn thạch đường cát trắng, năm nghìn bó tơ sống tới Nhật Bản, khi về bọn họ sẽ mang theo Uy Dao, lưu huỳnh và các vật phẩm khác. Uy đao là vũ khí sắc bén. Khắp quan nội và quan ngoại Đại Minh đều là cảnh chém giết không ngừng nên nhu cầu vũ khí rất lớn. Buôn bán vũ khí hơi mạo hiểm nhưng lợi nhuận cực lớn. Trong khi đó vì hoả khí nên lượng tiêu thụ lưu huỳnh cũng rất lớn, đương nhiên là lợi nhuận cũng cao.

Nói về hướng tiêu thụ của Uy đao. Chúng dường như được mua bởi những thành luỹ, đồn trại. Những thổ hào ở đó có nhu cầu rất lớn đối với loại vũ khí này. Theo như lời đồn thì có một phần rơi vào tay Lưu tặc. Lưu huỳnh được quân Giao Châu doanh thu mua hết. Lợi nhuận của việc buôn bán này không nhỏ chút nào. Mỗi một chuyến đi tiền lời một, hai vạn lạng bạc là ít.

Lúc này Chu Kế Hải đang nằm trong một căn phòng yên tĩnh của buồng thuyền trường kỳ hạm. Nơi này rất chật hẹp, nhỏ hơn nhiều so với thư phòng trong nhà hắn ở huyện Dịch thế nhưng hắn hoàn toàn không chú tâm tới điều đó. Đây chính là cơ hội thay đổi vận mệnh của hắn. Chu gia ở huyện Dịch từ trước luôn là thương nhân buôn muối chủ yếu của Sơn Đông. Thế nhưng mấy năm gần đây vì quân Giao Châu doanh phát triển bùng nổ, địa bàn càng ngày càng thu hẹp lại. Mặc dù lợi nhuận kiếm được không ít hơn trước là bao, thế nhưng hắn đã nhận ra một điều, những món lợi lớn đều nằm trong tay Giao Châu doanh.

Chu gia là một gia tộc trẻ tuổi, cũng chưa lâm vào tình trạng bế tắc. Người người trong Chu gia đều hiểu nhất định phải tìm được nguồn thu lợi nhuận mới. Chính vì điều đó Chu gia rất tích cực tham gia đầu tư vào đồn điền, điền trang. Thế nhưng do có phần do dự và hạn mức góp vốn chiếm quá nhỏ nên bây giờ Chu gia càng ngày càng có nguy cơ bị những gia tộc dựa vào Giao Châu doanh vượt qua...

Chu Kế Hải chính là con trai thứ ba của phòng ba trong Chu gia, một vị trí rất đáng xấu hổ. Mặc dù phụ thân hắn có vị trí không nhỏ trong công việc làm ăn của gia tộc nhưng vì hắn không phải là con trưởng, chỉ là con thứ ba nên tài sản được thừa kế lại càng ít. Hắn vốn muốn đi thi để kiếm công danh, coi như làm nở mày nở mặt một gia tộc buôn bán, sắp đặt tương lai và địa vị sau này của hắn. Thế nhưng thật đáng tiếc dù Chu Kế Hải là một người viết chữ đẹp, cực kỳ giỏi trong ghi chép sổ sách tính toán, hắn không sao học được tứ thư ngũ kinh. Cuối cùng hắn chỉ đành theo các bậc trưởng bối trong gia tộc đi buôn bán kiếm tiền.

Bây giờ kinh tế trong gia tộc bị thu hẹp lại vì thế mấy năm nay gia tộc cho con cháu trẻ tuổi đi ra ngoài mở mang việc làm ăn, kiếm tiền. Gần đây đích tôn của lão đại trong gia tộc, một gã ngốc đọc sách, không thông hiểu thời thế, thường xuyên nói Lý Mạnh là một võ tướng vũ phu, mất trí không biết tôn ti trật tự, nhất định sẽ bị trời phạt khiến cho người Chu gia lo lắng đề phòng.

Người Chu gia có ý định phế truất quyền thừa kế gia tộc của gã đó. Phế đi một người thì đương nhiên phải tuyển một người mới. Điều này khiến cho Chu Kế Hải và những người trẻ tuổi như hắn nôn nóng muốn lập công để gia tăng sức nặng trên bàn cân. Trước kia Chu Kế Hải không theo nghiệp đèn sách được, hắn thua các các huynh đệ trong nhà có công danh tú tài. Đây là điều khiến Chu Kế Hải hắn không ngóc đầu lên được. Trong khi đó lúc này bên Giao Châu doanh luôn trọng dụng người tài, không coi trọng khoa cử hư danh. Luồng gió mới này dần dần lan ra trong các gia tộc lớn ở Sơn Đông. Trong một mức độ nào đó thì điều này khiến sự chênh lệch trình độ của mọi người bị san bằng, khiến cho lần này hắn có thể cạnh tranh công bằng với các huynh đệ đọc sách xuất sắc hơn mình. Đó là lý do khiến Chu Kế Hải nóng lòng muốn lập công. Vị trí tộc trưởng quả thực vô cùng hấp dẫn.

Chu Kế Hải này đang ôm đầu nằm trên giường, nghĩ tới hành trinh tới Nhật Bản lần này của mình.

Thế hệ sau này của phủ Lai Châu mấy năm nay tiếp xúc nhiều hơn với thương nhân đường biển. Bọn họ được biết nhiều hơn về những câu chuyện, cảnh vật của nước ngoài. Tầm nhìn cũng thoáng đạt hơn so với những người trong đại lục. Chu Kế Hải há hốc mồm, rỏ nước dãi nghe những thuỷ thủ trên thuyền nói chuyện. Nhật Bản là quốc gia của vàng. Khắp nơi đều là vàng. Đại Minh dùng bạc trắng. Giá tiền của vàng và bạc ở Uy quốc tương tự nhau.

Thế nhưng với những đồ vật bằng vàng đó, nếu buôn bán thuận lợi như vậy thì chỉ e tên thuỷ thu đang nói chuyện với hắn đã sớm phát tài rồi. Chu Kế Hải hắn hiểu bản thân mình không có ảo tưởng đối với cái gọi là vàng đó. Hắn nhất định phải tìm ra con đường đi phát tài riêng, kiếm được rất nhiều tiền, làm rạng ranh Sơn Đông. Một lần hành động có thể định hình được vị trí của mình. Hắn biết rằng chính hắn là nhóm thương nhân Sơn Đông đầu tiên lén tới Nhật Bản. Hắn đã dùng một nghìn lạng bạc trắng để mua vé tàu.

Chu Kế Hải thuộc nhóm thương nhân Sơn Đông đầu tiên tới Nhật Bản, có thể nói hắn chính là người thứ nhất. Bởi vì cùng đi với hắn trên thuyền còn có những con cháu của những thương nhân giàu có, hay là người của thương đoàn Linh Sơn đi tìm đường biển, hay thám tử của diêm bang Sơn Đông. Lý Mạnh đã đặc biệt căn dặn người bên dưới chú ý tới Uy khấu. Trịnh gia có quan hệ rất mật thiết với Uy quốc, không ai biết liệu hành động lần này có cõng rắn cắn gà nhà không.

Trong chính sử thì vào thời điểm này Sơn Đông không gặp bất kỳ sự quấy nhiễu nào của Uy khấu cũng như hải tặc. Thế nhưng Lý Mạnh là người biết lịch sử, hắn vẫn đang phái người đi điều tra tình hình. Bởi vì hiện tại lịch sử đã chệch khỏi quỹ đạo của nó khá nhiều nên có rất nhiều chuyện cần phải chuẩn bị xử lý.

Gió rất to. Dù thuyền đang bỏ neo ở càng như lắc lư dữ dội. Chu Kế Hải nằm trằn trọc trên giường rồi cùng với đó hắn nghe thấy tiếng gõ cửa phòng và một giọng nói Sơn Đông, âm Phúc Kiến: “Chu công tử. Chuẩn bị nhổ neo rồi”.

Chu Kế Hải quay người nằm nghiêng, hắn tự thì thào với mình: “Đúng vậy. Cũng nên khởi hành thôi...”.

Hai mươi ngày sau, cuối cùng đội thuyền Trịnh gia cũng cập cảng Nagasaki. Đội thuyền Trịnh gia thường xuyên qua lại vùng đất này, giống như là sân sau của nhà mình. Những thuỷ thủ lão luyện gần như đều có một gia đình ở Nagasaki. Nên nhớ rằng khi trước Đại công tử Trịnh gia cũng có gia đình ở Nagasaki.

Những thuỷ thủ lão luyện này phần lớn đều là người Phúc Kiến, tám chín phần có quan hệ họ hàng với Trịnh gia. Hơn nữa dù hiện nay Trịnh lão gia là Tổng binh nhưng vẫn nhớ tới tình nghĩa xưa cũ, chế độ đãi ngộ đối với người cùng quê này rất tốt. Nữ nhân của Nhật Bản rất tuỳ tiện. Dù đám thuỷ thủ này tuổi tương đối cao, không biết đọc, không biết viết, dáng người vừa già vừa đen nhưng một khi móc bạc trắng ra lập tức có tiểu cô nương Nhật Bản mười ba mười bốn tuổi xán tới. Người đi biển toàn là nam nhân, trên biển ngay cả muỗi cái cũng không có. Khi tới Nhật Bản thì tại sao không nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống gia đình, vì thế ai cũng thuê phòng, nuôi tiểu thiếp.

Mấy ngày này Chu Kế Hải ở chung với thuyền trưởng nên thân quen với nhau. Thuyền trưởng muốn lôi hắn đi uống rượu, kiếm nữ nhân. Chu Kế Hải tìm đủ trăm phương ngàn kế để từ chối. Với địa vị của gia tộc hắn, ở Sơn Đông, ở Đại Minh còn lo không tìm được nữ nhân sao? Bây giờ hắn vượt biển tới đây là để tìm mối lợi chứ không phải vì những nữ nhân Nhật Bản nhỏ bé kia.

Chu Kế Hải chậm rãi bước đi trên đường phố Nagasaki hắn coi như được mở rộng tầm mắt đối với cảnh tượng ở đất nước xa lạ này. Nhà ở Nhật Bản rất kỳ lạ, giống như không có móng vậy mà là dùng cọc chèn bên dưới nhà, trên mặt nền lắp tấm ván. Vách tường cũng không dùng gạch đá mà chỉ dùng khung gỗ dán giấy. Chu Kế Hải có một suy nghĩ rất xấu xa. Buổi tôi khi cặp vợ chồng Nhật Bản đang “làm chuyện đó” liệu có bị người bên cạnh nghe thấy không nhỉ? Đó chính là sự khổ cực của người nghe bên cạnh.

Trên đường phố buôn bán của Nagasaki có rất nhiều cửa hàng lớn nhỏ. Khi nghe gã thông dịch giải thích, Chu Kế Hải thấy những cửa hàng này thoạt nhìn đều không to bằng những cửa hàng cầm đồ bên Đại Minh , thật ra đều là những cửa hàng của những thương gia lớn, có thực lực hùng mạnh nhất Nhật Bản. Hơn mười vạn người của ông chủ ở trong này, ông chủ tự mình tiếp đón khách hàng dù là người nhỏ nhất. Nghe vậy Chu Kế Hải không khỏi tấm tắc khen ngợi. Thế nhưng Chu Kế Hải lại nghe gã thông dịch nói thương nhân Nhật Bản không có sở hữu ruộng đồng. Tất cả ruộng đồng đều bị Tướng quân phân chia cho võ sĩ các cấp bậc, không chuyển nhượng, bán vì vậy các thương nhân chỉ có cách kiếm tiền qua buôn bán, không thể không dốc hết sức mình, cực kỳ chu đáo.

Nghe qua chuyện này Chu Kế Hải không khỏi nhớ tới một chuyện ở Sơn Đông. Đồn điền điền trang gần như chiếm gần hết đất đai của Sơn Đông. Đứng sau những đất đai này là Giao Châu doanh, những điền trang cực kỳ có hiệu quả này của Tề quốc công Lý Mạnh cũng tương tự như quan điền, không cho phép tư nhân nhúng tay chấm mút.

Những thương nhân buôn muối ở Sơn Đông khác với những thương nhân ở những lĩnh vực khác. Trước khi có Lý Mạnh, tất cả tiền bạc lợi nhuận thì có tám, chín phần được đầu tư mua ruộng đất, ai nấy đều cảm thấy lợi nhuận buôn bán không đáng tin, ruộng đất mới thực sự là tài sản. Ai ngờ xảy ra thiên tai, binh mã loạn lạc, tất cả ruộng đất tốt đều trở thành đất hoang vu.

Sau khi có Lý Mạnh tất cả ruộng đất đều biến thành đồn điền điền trang. Tất cả lợi nhuận buôn bán chỉ còn mỗi một cách là tiếp tục đầu tư vào buôn bán. Kết quả là lợi nhuận càng ngày càng cao. Xem ra những người dùng lợi nhuận mua ruộng đất trước kia thực sự quá ngu ngốc.

Hai chuyện này quả thực không bàn mà hợp ý nhau.

Sau khi đi đạo qua một vong phố buôn bán Chu Kế Hải phát hiện ra một điều là tất cả những cửa hàng có lợi nhuận lớn đều có quan hệ làm ăn qua lại với thương nhân Trịnh gia hay Giang Nam, không việc gì là không nhúng tay vào, khiến cho Chu Kế Hải không khỏi buồn nản. Thế nhưng hắn tuyệt đối không nôn nóng. Hắn nói với người thông dịch là đi tìm cửa hàng ăn gì đó. Tới nước ngoài không ăn uống ở ngoài đâu có được.

Chu Kế Hải lấy ra một thỏi bạc nặng khoảng hai lượng đưa cho gã thông dịch đi đổi tiền. Khi đi ăn ở các cửa hàng trên phố, nhất định không có bạc lẻ. Gã thông dịch cầm bạc đi vào một cửa hàng bất kỳ. Một lát sau hắn đi ra, ôm theo một túi tiền. Chu Kế Hải thầm cười chê khi nhìn dáng vẻ khệ nệ ôm túi tiền của gã thông dịch. Thể lực của người Nhật Bản quả thực quá yếu. Chỉ ba nghìn năm trăm văn tiền thôi mà, quá lắm thì mười cân. Sao có vẻ nặng nhọc vậy?

Thế nhưng khi Chu Kế Hải nhận túi tiền, hắn nhận ra túi tiền rất nặng. Một túi tiền này chỉ sợ nặng tới ba mươi cân.

Lúc này Chu Kế Hải đã quên mục đích đổi tiền của mình, hắn vội vàng mở túi tiền ra. Khi nhặt một đồng tiền vàng óng lên. ánh mắt Chu Kế Hải như choáng váng.

Chu Kế Hải thở một hơi thật sâu rồi lại từ từ hít vào, hắn cố gắng bình tĩnh lại nếu không hắn sẽ gào lên ở trên đường phố Nhật Bản này vì hắn biết chính hắn đã phát tài, không phải nói là đại phát tài...

Đối với Sơn Đông, nơi bận rộn nhất không phải là nha môn tuần phủ, mạc phủ tổng binh, cũng không phải là ở quân doanh mà chính là cục chế tạo binh khí Giao Châu doanh tung hoành thiên hạ dựa vào một hệ thống huấn luyện, vận chuyển vô cùng hoàn hảo cùng với việc trang bị vũ khí tiên tiến hoàn mỹ.

Cái gọi là tiên tiến này thực ra không vượt lên trên thời đại. Thế nhưng hỏa thương do cục chế tạo vũ khí Giao Châu doanh chế tạo ra dựa theo nguyên lý tầm bắn, rất ít xảy ra hiện tượng toác nòng và trục trặc bộ phận đốt lửa. Ưu điểm này cao hơn so với sản phẩm của bộ công Đại Minh . Đây là sự khác biệt rất rõ ràng. Hơn nữa quy cách của hình thức cỡ nòng chế tạo theo quy tắc nòng không xoắn của Châu Âu khiến cho uy lực rất lớn. Một viên đạn có thể bắn hạ chiến mã cường tráng. Các loại áo giáp cũng chỉ có tác dụng như tờ giấy.

Đương nhiên các loại vũ khí rác rưởi của Đại Minh không thể so sánh về lực sát thương và độ ổn định. Còn về phần hoả khí chế tạo ở quan ngoại, cho dù chất lượng và độ ổn định khá hơn so với Đại Minh nhưng dù gì vẫn chỉ là kỹ thuật thô sơ. Chỉ là liều mạng tăng thêm sắt để đổi lấy sự an toàn. Lực sát thương của súng điểu Kiến Châu không đáng nhắc tới khi so sánh với hỏa thương Giao Châu doanh.

Còn cả áo giáp của kỵ binh Giao Châu doanh, trường mâu và đao kiếm của bộ binh bình thường. Cho dù là vũ khí bình thường, cục chế tạo binh khí kiểm soát chất lượng rất ngặt nghèo. Chế tạo tinh xảo. Các mảnh áo giáp không cần phải rèn nung nóng mà kiên trì dùng búa đập lạnh, kiên trì đánh miếng sắt mỏng ra. Lực chịu đựng tốt hơn nhiều so với áo giáp nung nóng rèn chỉ cần đập mấy chuỳ là bể tung áo giáp. Chỉ cần người tinh mắt nhìn qua là đủ biết sự chênh lệch tới mức nào.

Cần phải có vũ khí đáng tin cậy, mặc phải có áo giáp chắc chắn. Hơn nữa việc tăng cường thức ăn và huấn luyện thể lực lâu dài mang tới sự dồi dào về sức khoẻ. Năm qua năm, ngày qua ngày không ngừng có những lần thao luyện mang tính chất bắt buộc kỹ năng chiến đấu, còn cả thế trận đáng tin cậy cùng sự tin tưởng vào chiến hữu của mình. Đương nhiên quân Giao Châu doanh đã thu lợi nhuận rất cao.

Những công nhân không có kỹ thuật, chỉ đơn giản bỏ sức lao động làm công việc thô sơ đều tuyển lựa ở các gia đình thân tín trong sạch, trung thành và tận tâm đối với Sơn Đông, lại có thể lực cường tráng. Thậm chí tiêu chuẩn còn cao hơn một chút so với tiểu chuẩn trưng binh, tiền công bọn họ nhận được tương đương với năm phần tiền lương của binh lính quân Giao Châu doanh.

Khi vào cục chế tạo vũ khí, các buổi tối còn có các hình thức lớp học tối khiến cho bầu không khí ở đây chủ yếu là học tập. Ai nấy như điên cuồng học tập, giống như bọt biển hấp thụ chất dính dưỡng. Chỉ cần học được một chút kỹ thuật là có đủ điều kiện bước vào học việc, trợ giúp trong quá trình chế tạo vũ khí. Khi đó tiền lương bắt đầu nhiều hơn hai phần so với binh lính quân đội.

Trong khi đó những người được coi là sư phụ của thợ thủ công được hưởng đủ loại chế độ, tiền lương của bọn họ gấp chừng năm lần so với binh lính của Lão binh doanh.

Trong cục chế tạo binh khí, số lượng người học việc là nhiều nhất, số lượng thợ thủ công ít nhất. Dù sao đối với phường thợ thủ công đa chủng loại này, việc chế tạo ra binh khí tốt có yêu cầu kỹ thuật rất cao. Rất nhiều thợ rèn có thể tự mình mở cửa hàng ở địa phương sau khi được mời tới cục chế tạo binh khí chỉ có thể đóng vai người học việc.

Còn về phần thợ thủ công. Bọn họ chính là những người có thể độc lập chỉ huy một tổ sản xuất, theo một quy trình sản xuất riêng biệt. Những người học việc và lao động thô sơ thuộc quyền quản lý của bọn họ.

Không sai, trong cục chế tạo binh khí Giao Châu doanh, lao động thô sơ, người học việc, thợ thủ công không phải chỉ là tên gọi bề ngoài mà là có cùng chức trách như thiên tổng, bả tổng và tiểu đội trong quân đội. Đãi ngộ có sự phân biệt. Sự chênh lệch của từng cấp bậc đãi ngộ rất lớn. Chính những điều này đã khích lệ những người đó không ngừng nâng cao kỹ năng sản xuất của mình, không ngừng tiến bộ.

Đơn vị chế tạo cơ bản nhất của cục chế tạo vũ khí chính là tổ sản xuất. Đầu mục của tổ sản xuất chính là thợ thủ công, bên dưới là thợ học việc trợ giúp, và lao động thô sơ.

Thợ thủ công có thể thương nghị để quyết định lao động thô sơ trở thành người học việc. Trong khi đó ba người Quách Đống. Tôn Hoà Đấu và Đinh Húc, gần đây thêm Tư Khảo Nhân nữa, sẽ quyết định một người học việc có được chuyển lên thành thợ thủ công hay không.

Trên thực tế những thợ thủ công, người học việc, lao động thô sơ có thể nhận được thù lao cao hơn nhiều so với quy định bởi vì là bọn họ tiến hành sản xuất theo ba ca nên quá mệt mỏi. Quách Đống, Tôn Hoà Đấu dùng phương thức nâng cao thu nhập cho bọn họ.

Công việc sản xuất của cục chế tạo binh khí vốn không có sáng, có tối, bọn họ sản xuất cho tới khi hoàn thành kế hoạch sản xuất mới nghỉ. Thế nhưng khi đó nảy sinh một hiện tượng. Khi bọn họ sản xuất trong mệt nhọc, tỷ lệ sản phẩm hư hỏng rất nhiều, sửa chữa lại tốn nhất nhiều thời gian, phiền phức. Cuối cùng chỉ có thể thông qua hình thức làm việc ba ca mới có thể khiến cho công nhân sản xuất trong tình trạng khoẻ mạnh, hơn nữa lại không gián đoạn sản xuất.

Như đã nói ở trên tất cả đều đánh vào mặt kinh tế. Đãi ngộ của các thành viên cục chế tạo vũ khí tương đương với binh lính quân Giao Châu doanh, được hưởng đủ các loại ưu đãi. Một người thợ giỏi có thể khiến cho cuộc sống gia đình rất khá giả.

Những đãi ngộ tốt, địa vị cao như vậy nhưng cục chế tạo binh khí Lai Vu vẫn gặp phải tình trạng thiếu thốn nhân lực sản xuất. Trong con mắt của trai tráng Sơn Đông và những vùng khác thì dù thợ giỏi có thu nhập cao thế nào cũng không có tiền đồ như binh lính. Mặc bộ quân phục vải thô của Sơn Đông, tay cầm trường mâu mới là vinh quang, mới chính là hảo hán. Hơn nữa trong tình hình hiện tại với tình cảnh của thợ thủ công không khác gì bán nô lệ nên quan niệm của nhiều người chưa thể thay đổi được ngay. Ai cũng nghĩ đó là công việc thấp kém, không muốn làm.

Yêu cầu của cục chế tạo binh khí rất cao, kén cá chọn canh. Những người học việc có kỹ thuật vào đó thì còn dễ dàng. Những trai tráng được nhận vào đó là có mục đích bồi dưỡng cho tương lai nên tiêu chuẩn tuyển chọn cực kỳ nghiêm khắc, thà thiếu chứ không chọn ẩu, thường xuyên vì việc chọn người mà này sinh chuyện với các quân quan.

Mấy người Tôn Hoà Đấu vẫn đau đầu vì chuyện thiếu lao động. Bọn họ vốn tưởng mấy nghìn người Lý Mạnh mang về từ Bắc Trực Lệ có thể giải quyết chuyện này.

Thế nhưng sau khi bổ sung những người này, chuyện sản xuất vẫn không dễ thở là mấy. Lúc này Giao Châu doanh đã mở rộng quy mô nên năng lực sản xuất mới mở rộng lại như trứng chọi đá.

Trong việc sản xuất trước kia, trừ hỏa thương là phức tạp còn việc chế tạo đao kiếm và trường mâu tương đối đơn giản hơn. Thế nhưng lần này trong danh mục sản xuất có một số lượng rất lớn mảnh giáp Châu Âu. Dù tỷ trọng của giáp nửa người chiếm số lượng lớn thế nhưng việc sản xuất áo giáp thực sự chiếm rất nhiều nhân lực. Một cái áo giáp cần một tổ nhỏ hai người phụ trách chế tạo riêng biệt. Sau khi hoàn thành xong một phụ kiện mới có thể tiếp tục sản xuất phụ kiện khác. Trong khi đó hình thức gia công này những thợ rèn thôn quê không thể làm được. Bọn họ rất giỏi trong đánh lưỡi cày, bổ thép vân vân, căn bản không cần kỹ thuật. Ngay cả đao kiếm phải huấn luyện nhiều lần bọn họ mới làm được.

Hiện tại bây giờ trong cục chế tạo binh khí những đại sư phụ có thể làm áo giáp chỉ có khoảng bốn, năm mươi người. Mỗi người cùng với thợ học việc và lao động thô sơ trợ giúp làm liên tục một tuần chưa chắc đã làm ra một bộ áo giáp đủ tiêu chuẩn. Một năm được khoảng một nghìn bộ, không thể đủ. Trong khi đó những thợ thủ công mới gia nhập, phần lớn có thể hiểu được một hai quy trình rèn thì lại không biết tôi các bon, biết tôi các bon thì lại không biết đục lỗ. Nhân lực làm việc căng thẳng nên khiến cho Tôn Hoà Đấu rất căng thẳng.

Lượng sản xuất lớn, cục chế tạo binh khí đau đầu vì không đủ nhân lực, trong khi đó nguyên liệu sản xuất thì không cần lo lắng. Quặng sắt Lai Vu, quặng than Duyện Châu đều cuồn cuộn chờ nguyên liệu tới. Còn về phần thù lao cho nhân công và chi phí cho các hạng mục công việc thì càng không cần lo nghĩ. Ninh Càn Quý bên buôn muối và thương mại đường biển đã tập trung lợi nhận, ưu tiên cho hạng mục chi phí đặc biệt này.

Những năm gần đây, tướng lĩnh, binh lính quân Giao Châu doanh ra ngoài đánh trận, mở rộng mấy nghìn dặm, thu được vô số quân công. Hệ thống quan văn dùng đồn điền và điền trang ổn định địa phương, đảm bảo cung cấp nhân lực và hậu cần, về vấn đề buôn bán, các chưởng quỹ diêm bang, thương đoàn và khai khác vàng đã khiến cho tài chính Sơn Đông luôn dồi dào. Đương nhiên càng không cần phải nói tới cục ly kim do Khổng Tam Đức phụ trách.

Những người đứng đầu cục chế tạo vô cùng sốt ruột. Đại soái đã trở thành Tề quốc công, như vậy là đang từng bước đi lên, tương lai là vô cùng. Ai cũng đều thông hiểu Tam Quốc Diễn Nghĩa. Lúc đầu Tào Tháo cũng được phong là Ngụy Công, từng bước tiến tới. Nếu bây giờ chúng ta không lập nên công tích tới khi đó sẽ không theo kịp với sự phát triển.

Vấn đề nhân lực không phải là chuyện có thể giải quyết trong khoảng thời gian ngắn.

Không phải nói bổ sung là có thể bổ sung. Từ tháng giêng tới giờ dù Tôn Hoà Đấu vui mừng hơn nhiều nhưng tóc ông ta càng lúc càng bạc trắng.

Thế nhưng chuyện này có thể giải quyết theo một cách không ai có thể tưởng tượng nổi, giống như một triết gia đời sau đã nói: một lá cây cũng có tác dụng của nó.

Ngày đó cha cố Phí Đức Lặc (Federer) chiêu mộ được mấy người nước ngoái từ Ma Cao và Nam Dương. Ngoại trừ Trương Lập Phổ qua lại giữa châu Tế Ninh và Giao Châu, khởi đầu cho việc thành lập thương đoàn Linh Sơn, Âu Mạn Gia Lý Tư trở thành cố vấn quân sự của Lý Mạnh, những người còn lại phần lớn có kỹ thuật nên được điều tới cục chế tạo binh khí

Tôn Hoà Đấu có biết một ít tiếng Tây Ban Nha, trong lúc ông ta và người thông dịch trò chuyện với những người đó đã phát hiện ra một điều, phần lớn những người này khi còn ở Châu Âu đã học việc ở những công xưởng, căn bản có thể đảm trách công việc của một thợ thủ công. Thế nhưng nói gì thì nói trong tình hình Châu Âu ở vào thời điểm đó, những thợ thủ công có tay nghề sẽ ở tại Châu Âu, hoặc đi theo thực dân, chính mình kiếm tiền, cần gì phải vượt biển nghìn dặm xa xôi tới đại lục phương đông xa lạ kiếm sống.

Hoà thượng tới từ bên ngoài cũng chưa chắc đã biết tụng kinh niệm phật. Tôn Hoà Đấu mang hy vọng rất lớn là du nhập những người này vào cục chế tạo vũ khí, để cho bọn họ thích ứng với hệ thống này. Dù gì với sự thiếu hụt nhân công, hơn mười người cũng là sự bổ sung nho nhỏ.

Bắt đầu từ đó những người nước ngoài này đều được sử dụng như thợ học việc. Bọn họ hơn hẳn những lao động xuất thân từ nông dân kia. Bọn họ đã từng làm việc ở công xưởng, hiểu biết về kỹ thuật.

Ban đầu những người tóc vàng mắt xanh, mũi lõ làm việc ở cục chế tạo binh khí đã gây nên sự xôn xao. Tất cả mọi người đều tò mò tới xem. Thế nhưng khi sống lâu thì phát hiện ra bọn họ cũng như vậy mà thôi, có chăm chì, có mệt mỏi, không khác gì so với người Hán.

Dần dần những người nước ngoài đó cũng hoà hợp vào trong cục chế tạo vũ khí. Bọn họ nói tiếng Hán ngày càng thuần thục. Sự thành thạo trong công việc càng ngày càng cao.

Điều khiến cho những người đứng đầu cục chế tạo vũ khí vui mừng chính là trong mười một người nước ngoài có tới chín người được chuyển thành thợ thủ công. Hai người còn lại thì hàng ngày chỉ đi khắp nơi quan sát, bọn họ không cố gắng làm việc, không quen việc. Thế nhưng bây giờ cục chế tạo binh khí là một công trường lớn, hai người rảnh rỗi cũng chẳng đáng kể. Việc nuôi nấng chỉ là thêm hai cái bát, hai đôi đũa.

Thế nhưng trong số những người nước ngoài, hai người rảnh rỗi này học tiếng Hán nhanh nhất, có vẻ hai người rất thông minh nhưng đáng tiếc bọn họ không có tác dụng gì đối với cục chế tạo binh khí.

Trong đó có một người thường nói tên mình mang một chữ “Phạm”, nói tổ tiên hắn có tước vị quý tộc ở Châu Âu, hắn chính là con cháu gia đình quyền quý. Người còn lại có thái độ rất lặng lẽ. Hàng ngày hắn vội vàng làm xong phần việc của mình là thong thả đi quanh quan sát, viết, vẽ tranh gì đó.

Sau tháng giêng từ thành Tế Nam xuất ra đơn đặt hàng rất nhiều mảnh giáp Châu Âu. Mấy người Tôn Hoà Đấu. Quách Đống đau đầu lúng túng. Hai người vừa tổ chức sản xuất vừa lên kế hoạch phân chia số lượng cho mọi người, triệu tập mọi người họp bàn phát huy sức mạn tập thể tìm ra biện phát sản xuất.

Mặc dù kết cấu của áo giáp Châu Àu đơn giản hơn lân giáp và giáp xích. Thế nhưng giáp ngực và những vị trí cơ quan cần người có kỹ thuật thành thạo, rèn liên tiếp mới thành. Thường thường trong một tổ sản xuất chỉ thợ thủ công chỉ huy và thợ học việc thuần thục nhất mới có thể làm được. Đây chính là điều cực kỳ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.

Hàng ngày Tôn Hoà Đấu đều ở nha môn cục chế tạo binh khí vắt óc suy nghĩ, thế nhưng ông ta không thể nghĩ ra cách gì hợp lý. Tới nay thương đoàn Linh Sơn và mỏ than phủ Duyện Châu chuyển tới rất nhiều nguyên liệu. Sau khi các nhân viên kiểm nghiệm xong cần phải có dấu xác nhận của Tôn Hoà Đấu.

Tôn Hoà Đấu đóng dấu vào một tờ giấy giống như hoá đơn và ký tên. Đúng lúc đó thì người hầu bên ngoài báo có sư phụ Đặng Khẳng cầu kiến.

Tôn Hoà Đấu lập tức có phản ứng khi nghe nói tới cái tên đó. Sư phụ Duncan này chính là người xưng có tổ tiên là giới quý tộc Châu Âu. Sau khi người này nói thành thạo tiếng Hán thì tự đặt cho mình một cái tên Hán, gọi là “Đặng Khẳng”. Cái tên này chẳng hợp với quy củ tiếng Hán gì cả.

Thật ra cái tên này phát âm tương tự với tên của người nước ngoài này. Thế nhưng việc làm của người này khiến người khác có cảm giác người này ăn nói tuỳ tiện, không có cảm tình.

“Người này có gì tốt đẹp mà gặp. Hãy ra ngoài cản lại”.

Tôn Hoà Đấu tức giận nói với người hầu. Nếu theo quy định hàng ngày, tên người hầu đó sẽ đi ra ngoài đuổi người, thế nhưng hôm nay hắn chần chừ một lát rồi nói:

- Lão gia. Đặng sư phụ nói ông ấy có cách giải quyết khó khăn của lão gia.

Gần như ngay tức khắc Tôn Hoà Đấu ngẩng đầu lên, hai mắt trợn tròn nhìn người hầu. Tên người hầu thoáng giật mình. Tôn Hoà Đấu trầm ngâm một lát, ông ta thực sự chưa tin tưởng. Thế nhưng bây giờ đang trong lúc quẫn bách, ông ta tuyệt đối không bỏ qua bất kỳ hy vọng nào giúp hoàn thành kế hoạch. Khi thấy người hầu của mình còn đang ngần ngừ đứng đó. Tôn Hoà Đấu không nhịn được, tức giận quát:

“Ngươi ngơ ngác đứng đó làm gì. Hãy mau ra mời vào đây”.

“Tôn đại nhân, tiểu nhân có một cách. Bây giờ tốc độ chế tạo áo giáp của cục chế tạo binh khí quá chậm. Từng tổ thợ với một thợ thủ công và một học việc chế tạo giáp mảnh và giáp lung. Trình tự làm việc của mọi người rất nhanh thế nhưng mất thời gian và công sức nhiều nhất chính là hoàn thành sản phẩm sau đó mới tiếp tục chế tạo áo giáp tiếp theo. Tiểu nhân đã cân nhắc. Liệu có thể phân chia các tổ ra, chế tạo giáp ngực, chế tạo giáp vai, chế tạo đinh giáp. Quy trình chế tạo theo cách thức tập trung, cuối cùng thống nhất lắp ráp. Như vậy hiệu quả công việc cao hơn” Những điều này chẳng có gì khó thế nhưng đối với một người xuất thân thư sinh như Tôn Hoà Đấu. Phân công công việc, nâng cao hiệu suất làm việc chẳng khác nào mở ra một suy nghĩ mới cho ông ta.

Thật sự nói cái hiểu ngay cũng không quá lời, Tôn Hoà Đấu kích động vỗ tay xuống bàn. Lúc này ông ta mới lặng lẽ quan sát, đánh giá người nước ngoài có tên là Đặng Khâng ở đối diện này. Con người trước mắt này thân hình cao lớn, chòm râu tết rất cầu kỳ, dáng vẻ trông hào phóng nhưng lại mặc một chiếc trường bào, phong thái nho nhã.

Trong cục chế tạo binh khí khắp nơi chỉ là khói và lửa cháy, một người mặc áo trường bào nho nhã đi lại khắp nơi trông thực sự rất buồn cười.

Với dáng vẻ này, chính xác không phải là mẫu người có thể thuyết phục người khác. Thế nhưng Đặng Khẳng đã đưa ra một biện pháp rất hay. Tôn Hoà Đấu vẫn còn đang suy nghĩ biện pháp của Đặng Khẳng. Đặng Khẳng lại hiểu đề nghị của mình đã lọt vào mắt xanh của vị đại nhân đối diện này, tinh thần hắn phấn chấn, tiếp rục lên tiếng đề nghị: “Đại nhân, bây giờ cục chế tạo vũ khí sử dụng hệ thống đo lường thống nhất nhưng trên thực tế có sự khác biệt rất lớn. Nếu dựa theo biện pháp của tiểu nhân đưa ra, phân chia công việc nhưng đến khi lắp ráp, vì quy cách lộn xộn sẽ gây ra phiền toái lớn. Cục chế tạo binh khí cần phải thống nhất lại dụng cụ đo lường một lần nữa”.

Tôn Hoà Đấu kinh ngạc khi nghe nói tới vấn đề này, ông ta thật sự không phát hiện ra điều này. Đối với đề nghị thống nhất tiêu chuẩn chất lượng. Lý Mạnh cũng có nói qua. Giao Châu doanh có khống chế chất lượng, có người kiểm tra bán thành phẩm, sản phẩm nhưng tiêu chuẩn chất lượng lại là vấn đề mà với thói quen của các thợ thủ công cục chế tạo binh khí, bọn họ rất khó để tâm tới.

Có lẽ sáu tháng cuối năm sẽ bắt đầu tiến hành thay đổi. Người nước ngoài này đã đề nghị hai vấn đề về chất lượng đo lường và số lượng đã giúp ích rất nhiều cho cục chế tạo binh khí. Lúc này cục chế tạo binh khí hoàn toàn có khả năng hoàn thành đơn đặt hàng số lượng lớn này.

Dáng vẻ phóng khoáng của Đặng Khẳng đã trở nên dễ nhìn hơn rất nhiều trong mắt Tôn Hoà Đấu. Tôn Hoà Đấu trầm ngâm một lát, sắc mặt âm trầm nhiều ngày đã xuất hiện một nụ cười. Tôn Hoà Đấu lên tiếng khen ngợi: “Những ý kiến của Đặng su phụ rất chính xác, vô cùng hữu ích cho cục chế tạo binh khí của ta. Sơn Đông ta cần dùng người có chân tài thực học. Đặng sư phụ nhất định được trọng thưởng”.

Nghe nói có trọng thưởng. Đặng Khẳng cười tít hai mắt. Hiệu suất làm việc của Tôn Hoà Đấu ở cục chế tạo vũ khí rất cao. Bây giờ chính là lúc gọi những đầu mục thợ thủ công tới thương nghị chuyện phân công làm việc, thống nhất biện pháp và khối lượng công việc.

Tôn Hoà Đấu cũng không phải là người ngốc. Với những đạo lý vừa nãy, chỉ do người nước ngoài là Đặng Khẳng nghĩ ra được, ông ta không tin người của cục binh khí Giao Châu doanh có thể đưa ra một đề nghị như vậy. Đây không phải là vấn đề thông minh.

Tại sao cuộc cách mạng công nghiệp không xảy ra ở các nước phương đông mà lại xảy ra ở các nước phương tây? Trong vấn đề này có rất nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là lục địa Châu Âu có yêu cầu nghiêm ngặt đối với số liệu trong sản xuất.

Từ thế kỳ mười ba ở các thành thị các nước Châu Âu đã bắt đầu tiến hành định ra tiêu chuẩn sản xuất nguyên thủy. Trong các sách kỹ thuật bắt đầu ghi chép những số liệu sản xuất. Khi thời Minh mạt kết thúc, trong bộ “Thiên công vạn vật”, các số liệu liên quan tới các hạng mục sản xuất đều rất mơ hồ, không coi trọng số liệu. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều phương thức sản xuất tiên tiến không được truyền lại cho đời sau, không thể mở rộng.

Đồng thời vào lúc đó ở Châu Âu đã xuất hiện các công xưởng sản xuất áo giáp và hỏa thương quy mô lớn, vì để nâng cao hiệu quả làm việc, trình tự sản phẩm được chia ra cuối cùng là tiến trình lắp ráp. Điều này cũng đã sớm được áp dụng trên quy mô lớn.

Vào cuối thời Minh, nghành công nghiệp chế tạo, hàng hải, quân sự của phương đông và phương tây bắt đầu có sự chênh lệch rất lớn. Đương nhiên cũng một phần là do nhu cầu vũ khí và áo giáp của Châu Ảu tăng lên rất nhiều. Các công xưởng sản xuất phải thay đổi phương thức sản xuất để đáp ứng nhu cầu. Từ đó sinh ra cải tiến và tiến bộ.

Với những cải tiến và tiến bộ này khiến cho nghành công nghiệp chế tạo của phương tây không ngừng phát triển, cuối cùng cho tới hôm nay trở thành đại công nghiệp. Khi đó sự chênh lệch giữa phương tây và Trung Quốc hoàn toàn được mở rộng ra.

Căn cứ theo lý luận này thì năng lực của cục chế tạo binh khí Giao Châu doanh đã tới cực hạn. Có lẽ hôm nay nếu Đặng Khẳng không nghĩ ra điểm này thì sau một ít ngày nữa cũng sẽ có người nghĩ ra cách thức cải tiến này.

Thế nhưng dù gì càng sớm càng tốt. Hãy chú ý tới tác dụng trong một thời gian nhất định. Phương pháp này xuất hiện trong thời gian càng sớm thì càng nhanh chóng nâng cao hiệu suất làm việc của cục chế tạo binh khí

Thế nhưng người nước ngoài Đặng Khẳng này chính là con cháu giới quý tộc Châu Âu, đầu óc của hắn đương nhiên linh hoạt hơn những người dân bình thường. Có lẽ trước đó hắn đã làm việc trong các công xưởng ở Châu Âu, bây giờ quan sát cách thức làm việc của cục chế tạo binh khí đã nghĩ ra phương thức cài tiến đó. Đây chính là công lao của hắn.

Phương pháp cài tiến này rất hay. Những đầu mục thợ thủ công của cục chế tạo binh khí đương nhiên là những thợ thủ công giỏi, bọn họ hiểu rất rõ ý nghĩa phương pháp của Đặng Khẳng. Bọn họ còn phát hiện ra một điểm. Những ý kiến của Đại soái với cục chế tạo binh khí đều nhằm vào phương pháp sản xuất quy mô lớn này.

Sau khi thương nghị qua định ra các cách thức cải tiến, điều chỉnh không gian làm việc của các tổ thợ, thống kê các kỹ năng của các tổ thợ rồi lập tức tiến hành với khí thế ngất trời.

Phương pháp hay của Đặng Khẳng đã lập tức cho hiệu quả nhanh chóng, hắn được thăng lên làm thợ thủ công, tất cả các đãi ngộ liên quan đều tăng lên rất nhiều. Bên Đinh Húc còn xuất ra ba trăm lạng bạc thưởng cho Đặng Khẳng.

Ma đao không tốn công đốn củi. Ngay ngày hôm sau các dụng cụ đo lường đều bị thu hồi. Sau khi tiến hành so sánh, kết quả khiến người khác trợn mắt há hốc mồm. Chỉ riêng một cái thước, hai tổ thợ ở cửa Đông và cửa Tây cục chế tạo vũ khí sử dụng chênh lệch nhau một ngón tay. Với những lỗi lầm như thế này khiến cho những thợ thủ công của cục chế tạo vũ khí tự xưng tinh xảo phải xấu hổ.

Ngày thứ năm sau khi thay đổi phương thức sản xuất, sản phẩm đã tương đối chính xác. Hơn nữa cũng đẩy mạnh tốc độ chế tạo dụng cụ đo lường thống nhất. Việc thay đổi phương thức sản xuất của cục chế tạo binh khí khiến cho sản phẩm của ngày đầu tiên khiến người ta phải kinh ngạc vui mừng, số lượng áo giáp được sản xuất, hơn nữa sản phẩm đủ tiêu chuẩn tăng cao gấp hai lần so với những ngày trước.

Hơn nữa đây mới chỉ là sự khởi đầu. Trong tình hình vẫn chưa quen thuộc với sự thay đổi của phương thức sản xuất mà sản lượng đã tăng lên. Tôn Hoà Đấu. Quách Đống và Đinh Húc và cả Tư Khảo Nhân kinh ngạc phát hiện ra một điều là nếu như sau này mọi người thành thạo phương thức sản xuất mới, sản lượng nhất định còn cao hơn nữa, vấn đề mấu chốt là chỉ một thay đổi đã khiến cho sản lượng của cục chế tạo binh khí tăng lên với một tốc độ chóng mặt.

Nếu như chỉ vì phương pháp cải tiến này thì một người bận rộn công việc như Lý Mạnh sẽ không dẫn người tới kiểm tra cục chế tạo vũ khí

Người kinh động tới Tề quốc công chính là người thứ hai chưa được chuyển lên làm thợ thủ công. Người này vẫn còn trẻ tuổi khoảng chừng mới mười bảy tuổi. Người này khác hẳn với Đặng Khẳng, luôn trầm mặc, ít nói. Ngày nào cũng đi quanh quan sát. Tên của hắn là Đức Ngoã Nhĩ Đặc , nghe nói hắn là người Hà Lan.

Đức Ngõa Nhĩ Đặc giống Đặng Khẳng ở chỗ hắn cũng bị các đầu mục thợ thủ công cục chế tạo binh khí coi là chưa có kinh nghiệm thợ thủ công. Thế nhưng Đức Ngoã Nhĩ Đặc có điều đặc biệt hơn Đặng Khẳng nhiều.

Thứ nhất hắn là người dáng vẻ thư sinh, yếu đuối. Thứ hai hắn rất ôn hoà, khiêm tốn, rất thích đặt câu hỏi. Các tổ thợ thủ công cũng rất thích người tuổi trẻ ham học hỏi này nên trả lời rất nhiệt tình.

Có khá nhiều người đã nói với Tôn Hoà Đấu và Quách Đống là muốn thu nhận người trẻ tuổi nước ngoài này làm đồ đệ. Tương lai người này nhất định là thợ giỏi. Thế nhưng vì mọi người đều phải bận rộn sản xuất, Đức Đức Ngoã Nhĩ Đặc lại là người ít nói nên không ai nóng lòng làm việc này.

Thế nhưng người phụ trách hậu cần của cục chế tạo binh khí đã bất mãn về việc này. Người này đã mấy lần tới phản ứng với Tôn Hoà Đấu, nói rằng người này chỉ có thân phận là người học việc thế nhưng lại luôn cầm tờ giấy và bút mực, ghi chép, vẽ cái gì đó. Người nước ngoài này có gì đó quái dị, không giống như những người chúng ta. Hy vọng đại nhân có thể quản lý hắn.

Ghi chép, vẽ tranh, đặt câu hỏi, đi quan sát khắp nơi, đó là những ấn tượng của Tôn Hoà Đấu đối với người nước ngoài học việc này. Cục chế tạo binh khí thiếu thợ thủ công, càng thiếu những người có tri thức có thể viết những kinh nghiệm chế tạo thành lý luận. Những người đọc sách tình nguyện tới làm việc ở cục chế tạo binh khí thì lại không hiểu biết gì về công việc sản xuất của các thợ thủ công.

Tôn Hoà Đấu muốn tìm ở Sơn Đông một số người tuổi trẻ thông minh dạy cách vẽ tranh. May thay người trẻ tuổi Đức Ngõa Nhĩ Đặc này phù hợp với yêu cầu của ông ta. Đương nhiên ông ta không phản đối mà lại còn ủng hộ. Lúc này ông ta cũng rảnh rỗi nên muốn ý định thu nhận người trẻ tuổi Đức Ngoã Nhĩ Đặc này.

Thế nhưng ngày thứ sáu sau khi Đặng Khẳng tìm tới gặp Tôn Hoà Đấu. Đức Ngoã Nhĩ Đặc cũng tới tìm Tôn Hoà Đấu. Hắn trải những bức vẽ xiêu vẹo trên bàn. Sau khi xem hết những bản vẽ đó. Tôn Hoà Đấu thẫn thờ không nói gì, ông ta thầm nghĩ liệu mình có cần bái người trẻ tuổi này làm thầy không?”

Nếu như không có Đặng Khẳng và Đức Ngoã Nhĩ Đặc, sự phân công sản xuất và máy móc hơi nước của công xưởng sản xuất vĩ khí phương đông cũng nhanh chóng xuất hiện. Từ những tư liệu chúng ta có được vào thời điểm đó ở Lai Vu Sơn Đông, cho dù là quy mô chế tạo, hay nhu cầu sản xuất đều tiến tới cực hạn của mình. Nhu cầu cấp bách lúc đó là cần phải tiến hành thay đổi phương thức sản xuất cùng với đổi mới kỹ thuật. Với tình hình kinh tế chính trị lúc đó, cộng với theo quy luật phát triển, dây chuyển sản xuất và máy hơi nước sẽ nhanh chóng xuất hiện.

Vào thời ban đầu của công nghiệp phương đông sáng tạo ra điều thần kỳ. Những danh hiệu không thực tế có thể gán cho hai người thợ học việc cấp thấp đơn giản chỉ là vì bọn họ đưa ra một số suy nghĩ mới mẻ và gợi ý cho những người đứng đầu công xưởng phương đông. Những cải cách hàng loạt của công xưởng Lai Vu không có bất kỳ cái gì gọi là khoa học kỹ thuật tiên tiến của thời đại cũng không có bất kỳ phương pháp, kỹ thuật nào đó không phải là của người Trung Quốc”.

Sau khi cẩn thận điều tra các loại sử sách và những ghi chép của người thời đó, chúng ta có thể đưa ra một kết luận. Hai vị đồng bào của chúng ta là Đặng Khẳng và Đức Ngoã Nhĩ Đặc không thể thần thánh hoá. Nhiều nhất bọn họ chỉ có tác dụng thúc đẩy, hay nói cách khác là mồi lửa cuối cùng cho vào đống củi mà thôi. Tất cả quang vinh thuộc về người Trung Quốc” ( Bảy thế kỷ cách tân Lai Vu, lịch sử khoa học kỹ thuật đế quốc phương đông) của hoc viện lịch sử đại học quốc lập nước cộng hoà Hà Lan biên soạn.

Trên bản vẽ xiêu vẹo của Đức Ngoã Nhĩ Đặc có vẽ một vật giống như đàn phong cầm. Điều kỳ lạ là có nhiều nòng hỏa thương lắp ghép với nhau, thống nhất bắn đạn ra.

Cái này không có gì cả. Cho dù vũ khí này trong một khoảng thời gian ngắn có thể bắn ra hỏa lực với mật độ kinh khủng, để đạt được mục đích này, chỉ cần mật độ hỏa thương đủ dầy, thế nhưng sẽ cực kỳ nặng. Tinh thực dụng không cao.

Thế nhưng bản vẽ còn lại thì tận dụng tài nguyên nước ở Vu Thành phụ cận, chế tạo ra máy sức nước. Sơ đồ của bản vẽ này không phức tạp. Với tri thức uyên bác của Tôn Hoà Đấu có thể dễ dàng nhận ra bản vẽ này là kết hợp của cối xay gió và cối giã gạo bằng sức nước. Nhưng khả năng làm việc cao hơn cối giã gạo bằng sức nước.

Thông qua việc cải tiến trục xoay guồng nước và cánh quạt, hơn nữa việc xây dựng những đập chắn nước có thể làm tăng sức nước, có thể chế thành các loại máy sức nước như: cánh quạt sức nước, cối nghiền sức nước, mài sức nước, búa máy sức nước.

Bức vẽ cực kỳ thô sơ, kết cấu bên trong rất mơ hồ vì dù sao thì khi ở Châu Âu. Đức Ngoã Nhĩ Đặc chỉ là một thợ học việc mà thôi. Thế nhưng đối với Tôn Hoà Đấu. Quách Đống và những thợ thủ công của cục chế tạo binh khị, gợi ý này như vậy là đã đủ. Guồng nước kéo máy móc thô sơ. Vào triều Tấn đã có thiết kế hoàn chỉnh. Đức Ngoã Nhĩ Đặc đơn giản chỉ lợi dụng sức nước khiến cho hiệu suất tăng cao, sử dụng rộng rãi mà thôi.

Với những ý nghĩa như đã nói những người thợ thủ công Sơn Đông hoàn toàn có thể chế tạo ra những thiết bị và trang bị đáng tin cậy.

Chỉ cần có thể làm ra thiết bị này, phối hợp với sự cải tiến hệ thống sản xuất, năng lực sản xuất và hiệu suất sản xuất của cục chế tạo vũ khí sẽ lập tức có bước nhảy vọt.

Cuộc cách mạng năng suất dù không có nhân duyên của hai người nước ngoài cũng sẽ không xuất hiện quá muộn. Đây là điều đương nhiên sẽ xảy ra. Là điều tất nhiên của lịch sử.

Lý Mạnh xuất hiện ở thời đại này mang tới những thay đổi cực kỳ to lớn. Không riêng gì kỹ thuật quân sự có bước phát triển nhảy vọt mà tất cả các nghành cùng tiến lên phía trước.


/539

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status