Trên một ngàn hán tử đồng thanh lớn tiếng la:
- Ra mà đấu đi! Ai bản lãnh cao cường chỉ đấu một hiệp là biết ngay.
Ngọc Khánh Tử tay cầm trường kiếm vung lên không ngớt, nhưng không dám tiến ra.
Nguyên lão là sư huynh nhưng ngày thường ham mê tửu sắc, về võ công cũng như về kiếm pháp lão đều thua kém Ngọc Âm Tử rất nhiều.
Từ nay Ngũ nhạc kiếm phái hợp nhất nhưng người trong năm phái dĩ nhiên vẫn chia ra ở năm trái núi và mỗi trái núi và tất có một người đứng đầu.
Ngọc Khánh Tử và Ngọc Âm Tử đều tự biết mình bản lãnh không bằng Tả Lãnh Thiền chẳng hy vọng gì đến chưởng môn Ngũ nhạc phái nhưng rất muốn lúc trở về bản sơn được làm người đứng đầu ở núi Thái Sơn.
Lúc này hai anh em lão bị quần hùng thúc đẩy tất phải đi đến chỗ so gươm. Sự thực Ngọc Khánh Tử không dám mạo hiểm động thủ, nhưng trước mặt anh hùng thiên hạ mà phải khuất phục với Ngọc Âm Tử thì lão chẳng can tâm nên trong lúc nhất thời, lão ở vào tình thế dùng giằng bất quyết.
Bỗng trong đám quần hùng có thanh âm the thé cất lên:
- Tại hạ xem chừng cả hai lão chưa hay sờ được đến chỗ tinh túy về võ công của phái Thái Sơn mà lão chỉ có bộ mặt dầy tranh chấp gây lộn với nhau thì làm mất thì giờ quý báu của anh hùng thiên hạ mà thôi.
Mọi người nhìn về phía phát ra thanh âm xem ai nói câu đó thì thấy một chàng thanh niên cao lớn, phong tư tuấn mỹ, tướng mạo hiên ngang. Có điều nước da xanh lợt. Khóe miệng chàng khẽ lộ một nụ cười chế diễu.
Gã chính là Lâm Bình Chi ở phái Hoa Sơn.
Có người biết tên gã la lên:
- Ðây là chú rể mới của Nhạc tiên sinh ở phái Hoa Sơn.
Lệnh Hồ Xung run lên nghĩ thầm trong bụng:
- Trước nay Lâm sư đệ là người rất thận trọng, ít lời. Không ngờ mới xa cách ít ngày đã trở nên ngao nghêu coi người bằng nửa con mắt, dám buông lời mạt sát hai vị đạo nhân trước mặt anh hùng thiên hạ.
Vừa rồi hai lão đạo Ngọc Khánh Tử và Ngọc Âm Tử đã phụ họa với Ngọc Cơ Tử làm kẻ gian đồ, bức tử Thiên Môn đạo nhân, chưởng môn phái Thái Sơn, để tấu công Tả Lãnh Thiền.
Lệnh Hồ Xung trong lòng cực kỳ bất mãn với hai lão đạo này nên nghe Lâm Bình Chi nhục mạ họ chàng rất lấy làm khoan khoái.
Ngọc Âm Tử hỏi lại:
- Ta không mò được đến chỗ tinh túy về võ công của phái Thái Sơn, dễ thường các hạ đã mò tới rồi chăng? Nếu vậy mời các hạ ra đây thi triển mấy chiêu thức về võ công của phái Thái Sơn để anh hùng thiên hạ được mở rộng tầm mắt.
Lão đặc biệt nhấn mạnh ba chữ phái Thái Sơn bằng thanh âm cực kỳ ngụ ý mạt sát: Ngươi là đệ tử phái Hoa Sơn thì bản lãnh có cao cường cũng chỉ biết võ công phái Hoa Sơn, quyết không luyện được võ công phái Thái Sơn nhà ta thì đừng có hỗn.
Không ngờ Lâm Bình Chi cười lạt đáp:
- Võ công phái Thái Sơn đã tinh thâm vô cùng lại mênh mông bát ngát thì những hạng người nhận giặc làm cha, tàn hại đồng môn lĩnh hội làm sao được?...
Gã chưa dứt lời thì Nhạc Bất Quần đã quát lên:
- Bình nhi! Ngọc Âm Tử đạo trưởng là bậc tiền bối. Ngươi không được vô lễ.
Lâm Bình Chi đáp:
- Xin vâng!
Ngọc Âm Tử tức giận nói:
- Nhạc tiên sinh! Tiên sinh giáo huấn đồ đệ cùng ngũ tế giỏi quá! Gã dám nói nhăng nói càn đến cả võ công của phái Thái Sơn.
Ðột nhiên thanh âm một cô gái cất lên hỏi:
- Sao các hạ biết là y nói nhăng nói càn?
Bỗng thấy một thiếu phụ dong nhan tươi đẹp vượt qua mặt mọi người tiến ra.
Thiếu phụ mặc quần dài thậm thượt quét đất, vạt áo tung bay phất phơ trước gió. Bên mái tóc cài một bông hoa hồng nhỏ bé.
Nàng chính là Nhạc Linh San.
Nhạc Linh San lưng đeo trường kiếm.
Nàng xoay lại nắm lấy chuôi kiếm tiếp:
- Tiện nữ muốn dùng kiếm pháp phái Thái Sơn để lãnh giáo mấy cao chiêu của lão trượng.
Ngọc Âm Tử biết nàng là con gái Nhạc Bất Quần, đồng thời lão cũng rõ vụ Nhạc tiên sinh đã nhận lễ trọng hậu của Tả Lãnh Thiền tán thành việc hợp phái và được Tả lão coi trọng vọng, nên lão không dám nặng lời với nàng, chỉ mỉm cười hỏi mát:
- Ngày Nhạc cô nương có việc đại hỷ, bần đạo không đến chúc hạ và kiếm chén rượu mừng. Chẳng lẽ cô nương vì vụ đó mà giận bần đạo chăng? Kiếm pháp của quý phái tinh diệu vô cùng, bần đạo vẫn lấy làm kính phục. Nhưng việc người phái Hoa Sơn mà biết xử dụng kiếm pháp phái Thái Sơn thì bữa nay bần đạo mới nghe cô nương nói là lần đầu.
Nhạc Linh San dương cặp lông mày xinh đẹp lên nói:
- Gia phụ muốn làm chưởng môn Ngũ nhạc phái, dĩ nhiên phải nghiên cứu kiếm pháp của tất cả năm phái. Nếu không thế thì lão nhân gia tuy có thắng được chưởng môn bốn phái kia cũng chỉ là một nhân vật đứng đầu phái Hoa Sơn chứ không xứng đáng làm chưởng môn chân chính trong Ngũ nhạc phái.
Nàng vừa nói câu này, quần hùng nhao nhao cả lên.
Có người lên tiếng hỏi:
- Chẳng lẽ Nhạc tiên sinh hiểu cả võ công bốn phái Thái Sơn, Hành Sơn, Tung Sơn và Hằng Sơn ư?
Nhạc Bất Quần dõng dạc đáp:
- Ðó là tiểu nữ huênh hoang mà thôi. Lời nói của con nít, các vị chẳng nên kinh ngạc.
Nhạc Linh San lại nói:
- Thưa Tả sư bá ở Tung Sơn! Nếu sư bá có thể dùng kiếm pháp của bốn phái Thái Sơn, Hành Sơn, Hoa Sơn, Hằng Sơn để phân biệt đả bại những tay hảo thủ từng phái một thì hết thảy quần đệ tử cả bốn phái tự nhiên phải bội phục và tôn sư bá lên làm Ngũ nhạc phái. Nếu không thế thì dù kiếm pháp phái Tung Sơn có cao nhứt thiên hạ cũng chỉ là kiếm pháp của phái Tung Sơn cao thâm mà thôi.
Quần hùng nghe Nhạc Linh San nói vậy đều bụng bảo dạ:
- Cô này nói thế mà đúng. Nếu quả có người tinh thông kiếm pháp của Ngũ nhạc kiếm phái mà lên làm chưởng môn Ngũ nhạc phái thì chẳng còn ai xứng đáng hơn được. Nhưng kiếm pháp mỗi phái trong Ngũ nhạc đều đã sáng lập ra mấy trăm năm nay. Nó làm hao tổn không biết bao nhiêu là công phu, tâm huyết và thời gian của những tay cao thủ riêng từng phái một. Dù có được danh sư truyền thụ thì trải qua mấy chục năm rèn luyện vất vả để đi đến chỗ tinh thâm về kiếm pháp của bản phái cũng chưa chắc đã được. Còn nói về nghiên luyện tinh thông kiếm pháp cả năm phái thì chẳng qua là chuyện huênh hoang khoác lác, nói không biết ngượng miệng mà thôi.
Nhưng Tả Lãnh Thiền nghĩ thầm:
-Tại sao con gái Nhạc Bất Quần lại nói vậy? Hiển nhiên thị có dụng ý gì? Chẳng lẽ Nhạc Bất Quần quả đã biến thành mê muội muốn tranh đoạt chức chưởng môn Ngũ nhạc phái với ta ư?
Bỗng nghe Ngọc Âm Tử nói:
- Té ra Nhạc tiên sinh đã tinh thông kiếm pháp cả năm phái. Có thể nói là một công cuộc vĩ đại chưa từng thấy kể từ đời Bàn Cổ khai thiên lậo địa đến giờ chưa ai làm được. Bần đạo muốn nhờ Nhạc cô nương chỉ điểm về kiếm pháp của phái Thái Sơn.
Lão nói câu này đã tưởng Nhạc Bất Quần tất nhiên đứng ra ngăn trở con gái y. Dù có muốn động thủ thì trong phái Hoa Sơn chỉ có vợ chồng Nhạc Bất Quần là dám so gươm với lão.
Dè đâu Nhạc Linh San đáp ngay:
- Hay lắm!
Ðồng thời nàng rút thanh kiếm cài ở sau lưng ra khỏi vỏ đánh soạt một tiếng.
Ngọc Âm Tử tức giận mắng thầm:
- Ðối với phụ thân mi ta cũng còn là bề trên một bậc mà con lỏi này dám rút kiếm tỷ đấu với ra thì ra thị chẳng biết sợ trời sợ đất là gì.
Bây giờ Nhạc Bất Quần mới khẽ lắc đầu thở dài nói:
- Con nhỏ này thật là lớn mật! Ngọc Âm cùng Ngọc Khánh đạo trưởng là những tay hảo thủ bậc nhất phái Thái Sơn mà ngươi dám dùng kiếm pháp của phái Thái Sơn để qua chiêu với các vị há chẳng tự rước lấy cái khổ đau vào mình ư?
Ngọc Âm Tử liếc mắt thấy Nhạc Linh San cầm kiếm tay mặt trỏ chênh chếch xuống phía dưới.
Nàng lại dùng năm ngón tay trái để đếm nhẩm từ một cho đến năm, đoạn nắm tay lại dùng quyền. Tiếp theo nàng lại bắt đầu xòe từng ngón một ra cho tới khi hết cả năm ngón. Sau lão lại thấy nàng quặp ngón tay cái rồi đến ngón trỏ, ngón giữa.
Lão giật mình kinh hãi nghĩ thầm:
- Sao con lỏi này lại biết cả chiêu Ðại tôn như hà mới thật là kỳ.
Nguyên Ðại tôn như hà là một chiêu thức cao thâm nhất trong kiếm pháp của phái Thái Sơn. Mấu chốt chiêu thức này không phải ở kiếm chiêu bên tay mặt mà ở chỗ nhẩm đếm ở tay trái. Ðây là cách tính toán xem kẻ địch ở phương vị nào, thân hinh cao bao nhiêu, binh khí lớn hay nhỏ. Nó còn đi đến chỗ tính ánh mặt trời chiếu mức độ cao thấp.. Thực là một bài toán cực kỳ phức tạp, nhưng một khi đã tính đúng thì chiêu kiếm phóng ra nhất định trúng đích. Ngọc Âm Tử cũng đã được sư phụ chỉ điểm về yếu quyết trong chiêu Ðại tôn như hà , nhưng trong lúc thảng thốt này mà muốn tính ra được những con số cần thiết thì lão tự biết không đủ bản lãnh. Vì lúc sư phụ lão truyền dạy, lão cũng chỉ nghe qua rồi bỏ đó. Chính sư phụ lão cũng chưa được tinh thông về yếu quyết của cao chiêu này. Ðồng thời lão nhớ lại câu nói của sư phụ: Chiêu Ðại tôn như hà xử dụng rất khó khăn tựa hồ như không thực hiện mà thật ra nó có uy lực vô cùng. Nay ngươi đã không muốn nghiên cứu cho đến nơi tức là vô duyên với chiêu này, vậy hãy tạm thời gác lại. Có điều đáng tiếc là một chiêu tinh thâm bát ngát của bản phái trên đời ít ai bì kịp mà từ đây sẽ bị thất truyền . Khi đó Ngọc Âm Tử thấy sư phụ không bắt buộc phải cố gắng rèn luyện, tính toán chiêu Ðại tôn như hà thì mừng thầm trong bụng là qua khỏi được cuộc gian nan. Về sau cũng không thấy ai ở phái Thái Sơn rèn luyện chiêu đó nữa. Không ngờ sự việc này đã cách đây mấy chục năm mà nay người đem chiêu Ðại tôn như hà ra mà sử dụng lại là một thiếu phụ nhỏ tuổi là Nhạc Linh San.
Ngọc Âm Tử thấy Nhạc Linh San thi triển chiêu Ðại tôn như hà thì trán toát mồ hôi lạnh ngắt.
Lão lẩm bẩm:
- Mình chưa được sư phụ truyền dạy cách đối phó với chiêu thức này lại cho rằng đến mình còn không luyện nổi thì kẻ khác dễ gì sử dụng đến nó nên chẳng cần để tâm đến cách hóa giải. Ngờ đâu trên đời lại xẩy những chuyện kỳ lạ ngoài sức tưởng tượng của con người.
Trong lúc cấp bách, Ngọc Âm Tử nảy ra một ý nghĩ:
- Ta phải luôn luôn thay đổi phương vị cùng nhô lên thụp xuống thì đối phương chắc là không thể tính đúng được.
Vèo một tiếng! Nàng xoay tay chém Ngọc Âm Tử.
Ngọc Khánh Tử hô:
- Thạch quan hồi mã.
Nhạc Linh San khen:
- Những tên kiếm chiêu hiện lão nhớ được khá nhiều nhỉ!
Nàng lại vung trường kiếm đánh ra ba chiêu veo véo.
Bỗng nghe Ngọc Âm Tử rú lên một tiếng:
- Úi chao!
Cổ tay mặt hắn đã bị trúng kiếm.
Ngọc Khánh Tử cũng loạng choạng người đi. Chân phải co lại khuỵu xuống. Hắn vội chống kiếm xuống đất, nhưng luồng lực đạo quá mạnh mũi kiếm lại chống lên mỏm đá rắn. Một tiếng chát vang lên! Thanh trường kiếm gãy làm hai đoạn. Miệng lão còn hô lớn:
- Khoái hoạt tam.
Nhạc Linh San bật tiếng cười lại rồi tra kiếm vào vỏ cài ở sau lưng.
Quần hùng đứng ngoài bàng quang nổi lên tiếng hoan hô vang động một góc trời.
Một nàng thiếu phụ xinh đẹp nhỏ tuổi mà đả bại hai tay cao thủ phái Thái Sơn bằng kiếm thuật phái này trong một cái cất tay nhấc chân thì quả là chuyện hiếm có ở đời. Kiếm pháp của nàng huyền diệu đến chỗ khiến cho người coi phải mê hoảng tâm thần. Tiếng hoan hô vang dội trong vùng sơn cốc hồi lâu không ngớt thì Tả Lãnh Thiền cùng mấy tay cao thủ phái Tung Sơn đưa mắt nhìn nhau ra chiều rất lo nghĩ, họ tính thầm:
- Kiếm pháp con nhỏ này vừa sử dụng đúng là kiếm pháp của phái Thái Sơn mà kiếm chiêu kỳ diệu trước nay chưa từng thấy qua. Tuy kiếm pháp chưa được thuần túy hãy còn nhiều chỗ phức tạp nhưng chiêu thức lợi hại không phải thị tự luyện lấy mà được. Nhất định Nhạc Bất Quần đã ngấm ngầm truyền thụ cho thị. Không hiểu lão ta phải tốn mất bao nhiêu ngày giờ mới rèn luyện được kiếm pháp cho con gái đến trình độ này? Xem thế đủ rõ lão là người tâm cơ khôn lường, thật khiến cho người ta phải sợ hãi.
Lệnh Hồ Xung thấy Nhạc Linh San dùng mấy chiêu kiếm đó để phá địch lòng chàng cũng đâm ra bâng khuâng nghĩ ngợi.
Bỗng nghe sau lưng có người khẽ hỏi:
- Lệnh Hồ công tử! Phải chăng những chiêu kiếm đó công tử đã dạy cho y?
Lệnh Hồ Xung quay đầu nhìn lại thấy người hỏi mình là Ðiền Bá Quang. Chàng liền lắc đầu để đáp lại.
Ðiền Bá Quang mỉm cười nói:
- Ngày trước ở đỉnh núi Hoa Sơn, công tử cùng Ðiền mỗ động thủ, Ðiền mỗ còn nhớ công tử sử chiêu Hạc Thanh gì gì đó nhưng khi ấy công tử hãy còn chưa sử được thuần thục.
Lệnh Hồ Xung vẻ mặt ngẩn ngơ như người chẳng nghe thấy gì.
Lúc Nhạc Linh San vừa ra chiêu chàng đã nhận thấy ngay là nàng sử chiêu pháp phá giải kiếm chiêu của phái Thái Sơn đã khắc ở vách đá hậu động trên ngọn núi Sám hối phái Hoa Sơn. Những chiêu kiếm đó uy lực cực kỳ mãnh liệt.
Rồi chàng tự hỏi:
- Những điều ta phát hiện trên vách đá ở hậu động chưa từng nói với ai. Ngày đó khi ta rời khỏi núi sám hối còn nhớ rõ đã bịt kín cửa động thì Nhạc Linh San phát giác ra làm sao được?
Nhưng rồi chàng lại tự nhủ:
- Mình đã phát giác ra hậu động thì đương nhiên tiểu sư muội cũng phát giác ra được. Huống chi trong khi vô tình ta đã mở được cửa động thì tiểu sư muội tìm thấy lối vào hậu động càng dễ hơn ta nhiều.
Ngày Lệnh Hồ Xung ở hậu động trên ngọn núi Hoa Sơn, chàng đã xem những điều tinh yếu về kiếm pháp của Ngũ nhạc kiếm phái cùng những phép phá giải mọi kiếm pháp của những trưởng lão ma giáo khắc trên vách đá. Tuy chàng nhớ được chiêu số thi triển thế nào nhưng về danh tự thì chàng hoàn toàn chẳng biết chi hết.
Chàng vừa thấy Nhạc Linh San phóng ra ba chiêu kiếm tối hậu lẹ làng như nước chảy mây trôi mà chóng vánh như ngựa quen đường cũ. Với ba chiêu kiếm đó nàng đã đả thương được hai tay cao thủ phái Thái Sơn. Những kiếm chiêu trên vách đá được nàng phát huy một cách rất lâm ly, khiến lòng chàng ngấm ngầm thán phục.
Khi chàng nghe Ngọc Khánh Tử nói đến ba chữ Khoái hoạt tam liền nghĩ ngay tới trước chàng đã theo sư phụ đến động Thủy Liêm núi Thái Sơn phải qua một triền núi dốc thoai thoải kêu bằng Khoái hoạt tam. Sở dĩ sười núi này gọi là Khoái hoạt tam vì ba dặm triền núi dốc thoai thoải, thuận chiều đi xuống rất dễ chịu. Chàng không ngờ ba chiêu kiếm liên hoàn đó lại nhận địa thế dốc núi này mà sáng chế ra.
Bỗng thấy một lão già gầy khẳng gầy kheo từ từ bước ra nói:
- Nhạc tiên sinh tinh thâm kiếm pháp của Ngũ nhạc kiếm phái là một việc ít có trong võ lâm. Lão phụ chỉ để tâm nghiên cứu về kiếm pháp của bản phái mà cũng còn nhiều chỗ chưa hiểu rõ. Vậy bữa nay mong Nhạc tiên sinh chỉ giáo cho.
Lão này tay trái cầm cây hồ cầm dát ngọc bóng loáng, tay mặt từ từ rút một thanh kiếm ngắn và nhỏ ở trong cầy đàn ra. Lão chính là Mạc Ðại tiên sinh, chưởng môn phái Hành Sơn. Mạc Ðại tiên sinh tuy vẻ mặt hiền hòa nhưng oai danh lừng lẫy trên chốn giang hồ.
Quần hùng vừa nghe Tả Lãnh Thiền nói Ðại tung dương thủ Phí Bân, một tay hảo thủ phái Tung Sơn đã chết về lưỡi kiếm của Mạc Ðại tiên sinh.
Bây giờ Mạc Ðại tiên sinh khiêu chiến tự hỏi:
- Nhạc Linh San đã dùng Thái Sơn kiếm pháp để đả thương hai cao thủ phái Thái Sơn, chẳng lẽ nàng lại có thể dùng Hành Sơn kiếm pháp để đối địch với Mạc Ðại tiên sinh?
Nhạc Linh San khom lưng đáp:
- Xin Mạc sư bá nhẹ lời cho! Ðiệt nữ có học lỏm được mấy chiêu về Hành Sơn kiếm pháp. Nay mong Mạc sư bá chỉ điểm thêm.
Mạc Ðại tiên sinh vừa nói câu: Bữa nay mong Nhạc tiên sinh chỉ giáo cho là lão có ý muốn khiêu chiến với Nhạc Bất Quần, không ngờ Nhạc Linh San lại hứng lấy. Nàng còn nói rõ là dùng kiếm pháp phái Hành Sơn để tỷ đấu.
Mạc Ðại tiên sinh liền mỉm cười đáp:
- Hay lắm! Hay lắm!
Nhạc Linh San nói:
- Nếu điệt nữ không địch nổi sư bá thì rồi phụ gia sẽ xuống trường.
Mạc Ðại tiên sinh lẩm bẩm:
- Ðịch nổi hẳn chứ! Ðịch nổi hẳn chứ!
Lão từ từ đưa thanh đoản kiếm ra lần đầu tiên vung lên không đánh vù một cái.
Tiếp theo lại hai tiếng veo véo rít lên.
Nhạc Linh San vung kiếm đón đỡ.
Thanh đoản kiếm của Mạc Ðại tiên sinh thật là xuất quỷ nhập thần. Chợt ở đằng trước, chợt quay sau lưng Nhạc Linh San.
Nhạc Linh San vội xoay mình lại thì bên tai lại nghe tiếng veo véo rít lên. Một mớ tóc bay qua trước mặt nàng. Mái tóc rớt xuống đã bị thanh kiếm của Mạc Ðại tiên sinh hớt đứt một mảng.
Trong lòng nóng nảy, nàng xoay chuyển ý nghĩ rất mau:
- Ðây là Mạc sư bá đã cố ý lưu tình nếu không thì nhát kiếm này sư bá đã giết chết mình rồi. Sư bá đã không có ý giết ta, vậy ta cứ vững tâm mà tấn công.
Rồi nàng chẳng cần để ý đến trường kiếm của đối phương. Kiếm phong rít lên hai tiếng veo véo nhằm đâm vào bụng dưới và trên đầu Mạc Ðại tiên sinh.
Mạc Ðại tiên sinh cũng hơi kinh hãi nghĩ thầm:
- Hai chiêu Toàn Minh Phù Dù và Hạc Tường Tử Cái này...
- Ra mà đấu đi! Ai bản lãnh cao cường chỉ đấu một hiệp là biết ngay.
Ngọc Khánh Tử tay cầm trường kiếm vung lên không ngớt, nhưng không dám tiến ra.
Nguyên lão là sư huynh nhưng ngày thường ham mê tửu sắc, về võ công cũng như về kiếm pháp lão đều thua kém Ngọc Âm Tử rất nhiều.
Từ nay Ngũ nhạc kiếm phái hợp nhất nhưng người trong năm phái dĩ nhiên vẫn chia ra ở năm trái núi và mỗi trái núi và tất có một người đứng đầu.
Ngọc Khánh Tử và Ngọc Âm Tử đều tự biết mình bản lãnh không bằng Tả Lãnh Thiền chẳng hy vọng gì đến chưởng môn Ngũ nhạc phái nhưng rất muốn lúc trở về bản sơn được làm người đứng đầu ở núi Thái Sơn.
Lúc này hai anh em lão bị quần hùng thúc đẩy tất phải đi đến chỗ so gươm. Sự thực Ngọc Khánh Tử không dám mạo hiểm động thủ, nhưng trước mặt anh hùng thiên hạ mà phải khuất phục với Ngọc Âm Tử thì lão chẳng can tâm nên trong lúc nhất thời, lão ở vào tình thế dùng giằng bất quyết.
Bỗng trong đám quần hùng có thanh âm the thé cất lên:
- Tại hạ xem chừng cả hai lão chưa hay sờ được đến chỗ tinh túy về võ công của phái Thái Sơn mà lão chỉ có bộ mặt dầy tranh chấp gây lộn với nhau thì làm mất thì giờ quý báu của anh hùng thiên hạ mà thôi.
Mọi người nhìn về phía phát ra thanh âm xem ai nói câu đó thì thấy một chàng thanh niên cao lớn, phong tư tuấn mỹ, tướng mạo hiên ngang. Có điều nước da xanh lợt. Khóe miệng chàng khẽ lộ một nụ cười chế diễu.
Gã chính là Lâm Bình Chi ở phái Hoa Sơn.
Có người biết tên gã la lên:
- Ðây là chú rể mới của Nhạc tiên sinh ở phái Hoa Sơn.
Lệnh Hồ Xung run lên nghĩ thầm trong bụng:
- Trước nay Lâm sư đệ là người rất thận trọng, ít lời. Không ngờ mới xa cách ít ngày đã trở nên ngao nghêu coi người bằng nửa con mắt, dám buông lời mạt sát hai vị đạo nhân trước mặt anh hùng thiên hạ.
Vừa rồi hai lão đạo Ngọc Khánh Tử và Ngọc Âm Tử đã phụ họa với Ngọc Cơ Tử làm kẻ gian đồ, bức tử Thiên Môn đạo nhân, chưởng môn phái Thái Sơn, để tấu công Tả Lãnh Thiền.
Lệnh Hồ Xung trong lòng cực kỳ bất mãn với hai lão đạo này nên nghe Lâm Bình Chi nhục mạ họ chàng rất lấy làm khoan khoái.
Ngọc Âm Tử hỏi lại:
- Ta không mò được đến chỗ tinh túy về võ công của phái Thái Sơn, dễ thường các hạ đã mò tới rồi chăng? Nếu vậy mời các hạ ra đây thi triển mấy chiêu thức về võ công của phái Thái Sơn để anh hùng thiên hạ được mở rộng tầm mắt.
Lão đặc biệt nhấn mạnh ba chữ phái Thái Sơn bằng thanh âm cực kỳ ngụ ý mạt sát: Ngươi là đệ tử phái Hoa Sơn thì bản lãnh có cao cường cũng chỉ biết võ công phái Hoa Sơn, quyết không luyện được võ công phái Thái Sơn nhà ta thì đừng có hỗn.
Không ngờ Lâm Bình Chi cười lạt đáp:
- Võ công phái Thái Sơn đã tinh thâm vô cùng lại mênh mông bát ngát thì những hạng người nhận giặc làm cha, tàn hại đồng môn lĩnh hội làm sao được?...
Gã chưa dứt lời thì Nhạc Bất Quần đã quát lên:
- Bình nhi! Ngọc Âm Tử đạo trưởng là bậc tiền bối. Ngươi không được vô lễ.
Lâm Bình Chi đáp:
- Xin vâng!
Ngọc Âm Tử tức giận nói:
- Nhạc tiên sinh! Tiên sinh giáo huấn đồ đệ cùng ngũ tế giỏi quá! Gã dám nói nhăng nói càn đến cả võ công của phái Thái Sơn.
Ðột nhiên thanh âm một cô gái cất lên hỏi:
- Sao các hạ biết là y nói nhăng nói càn?
Bỗng thấy một thiếu phụ dong nhan tươi đẹp vượt qua mặt mọi người tiến ra.
Thiếu phụ mặc quần dài thậm thượt quét đất, vạt áo tung bay phất phơ trước gió. Bên mái tóc cài một bông hoa hồng nhỏ bé.
Nàng chính là Nhạc Linh San.
Nhạc Linh San lưng đeo trường kiếm.
Nàng xoay lại nắm lấy chuôi kiếm tiếp:
- Tiện nữ muốn dùng kiếm pháp phái Thái Sơn để lãnh giáo mấy cao chiêu của lão trượng.
Ngọc Âm Tử biết nàng là con gái Nhạc Bất Quần, đồng thời lão cũng rõ vụ Nhạc tiên sinh đã nhận lễ trọng hậu của Tả Lãnh Thiền tán thành việc hợp phái và được Tả lão coi trọng vọng, nên lão không dám nặng lời với nàng, chỉ mỉm cười hỏi mát:
- Ngày Nhạc cô nương có việc đại hỷ, bần đạo không đến chúc hạ và kiếm chén rượu mừng. Chẳng lẽ cô nương vì vụ đó mà giận bần đạo chăng? Kiếm pháp của quý phái tinh diệu vô cùng, bần đạo vẫn lấy làm kính phục. Nhưng việc người phái Hoa Sơn mà biết xử dụng kiếm pháp phái Thái Sơn thì bữa nay bần đạo mới nghe cô nương nói là lần đầu.
Nhạc Linh San dương cặp lông mày xinh đẹp lên nói:
- Gia phụ muốn làm chưởng môn Ngũ nhạc phái, dĩ nhiên phải nghiên cứu kiếm pháp của tất cả năm phái. Nếu không thế thì lão nhân gia tuy có thắng được chưởng môn bốn phái kia cũng chỉ là một nhân vật đứng đầu phái Hoa Sơn chứ không xứng đáng làm chưởng môn chân chính trong Ngũ nhạc phái.
Nàng vừa nói câu này, quần hùng nhao nhao cả lên.
Có người lên tiếng hỏi:
- Chẳng lẽ Nhạc tiên sinh hiểu cả võ công bốn phái Thái Sơn, Hành Sơn, Tung Sơn và Hằng Sơn ư?
Nhạc Bất Quần dõng dạc đáp:
- Ðó là tiểu nữ huênh hoang mà thôi. Lời nói của con nít, các vị chẳng nên kinh ngạc.
Nhạc Linh San lại nói:
- Thưa Tả sư bá ở Tung Sơn! Nếu sư bá có thể dùng kiếm pháp của bốn phái Thái Sơn, Hành Sơn, Hoa Sơn, Hằng Sơn để phân biệt đả bại những tay hảo thủ từng phái một thì hết thảy quần đệ tử cả bốn phái tự nhiên phải bội phục và tôn sư bá lên làm Ngũ nhạc phái. Nếu không thế thì dù kiếm pháp phái Tung Sơn có cao nhứt thiên hạ cũng chỉ là kiếm pháp của phái Tung Sơn cao thâm mà thôi.
Quần hùng nghe Nhạc Linh San nói vậy đều bụng bảo dạ:
- Cô này nói thế mà đúng. Nếu quả có người tinh thông kiếm pháp của Ngũ nhạc kiếm phái mà lên làm chưởng môn Ngũ nhạc phái thì chẳng còn ai xứng đáng hơn được. Nhưng kiếm pháp mỗi phái trong Ngũ nhạc đều đã sáng lập ra mấy trăm năm nay. Nó làm hao tổn không biết bao nhiêu là công phu, tâm huyết và thời gian của những tay cao thủ riêng từng phái một. Dù có được danh sư truyền thụ thì trải qua mấy chục năm rèn luyện vất vả để đi đến chỗ tinh thâm về kiếm pháp của bản phái cũng chưa chắc đã được. Còn nói về nghiên luyện tinh thông kiếm pháp cả năm phái thì chẳng qua là chuyện huênh hoang khoác lác, nói không biết ngượng miệng mà thôi.
Nhưng Tả Lãnh Thiền nghĩ thầm:
-Tại sao con gái Nhạc Bất Quần lại nói vậy? Hiển nhiên thị có dụng ý gì? Chẳng lẽ Nhạc Bất Quần quả đã biến thành mê muội muốn tranh đoạt chức chưởng môn Ngũ nhạc phái với ta ư?
Bỗng nghe Ngọc Âm Tử nói:
- Té ra Nhạc tiên sinh đã tinh thông kiếm pháp cả năm phái. Có thể nói là một công cuộc vĩ đại chưa từng thấy kể từ đời Bàn Cổ khai thiên lậo địa đến giờ chưa ai làm được. Bần đạo muốn nhờ Nhạc cô nương chỉ điểm về kiếm pháp của phái Thái Sơn.
Lão nói câu này đã tưởng Nhạc Bất Quần tất nhiên đứng ra ngăn trở con gái y. Dù có muốn động thủ thì trong phái Hoa Sơn chỉ có vợ chồng Nhạc Bất Quần là dám so gươm với lão.
Dè đâu Nhạc Linh San đáp ngay:
- Hay lắm!
Ðồng thời nàng rút thanh kiếm cài ở sau lưng ra khỏi vỏ đánh soạt một tiếng.
Ngọc Âm Tử tức giận mắng thầm:
- Ðối với phụ thân mi ta cũng còn là bề trên một bậc mà con lỏi này dám rút kiếm tỷ đấu với ra thì ra thị chẳng biết sợ trời sợ đất là gì.
Bây giờ Nhạc Bất Quần mới khẽ lắc đầu thở dài nói:
- Con nhỏ này thật là lớn mật! Ngọc Âm cùng Ngọc Khánh đạo trưởng là những tay hảo thủ bậc nhất phái Thái Sơn mà ngươi dám dùng kiếm pháp của phái Thái Sơn để qua chiêu với các vị há chẳng tự rước lấy cái khổ đau vào mình ư?
Ngọc Âm Tử liếc mắt thấy Nhạc Linh San cầm kiếm tay mặt trỏ chênh chếch xuống phía dưới.
Nàng lại dùng năm ngón tay trái để đếm nhẩm từ một cho đến năm, đoạn nắm tay lại dùng quyền. Tiếp theo nàng lại bắt đầu xòe từng ngón một ra cho tới khi hết cả năm ngón. Sau lão lại thấy nàng quặp ngón tay cái rồi đến ngón trỏ, ngón giữa.
Lão giật mình kinh hãi nghĩ thầm:
- Sao con lỏi này lại biết cả chiêu Ðại tôn như hà mới thật là kỳ.
Nguyên Ðại tôn như hà là một chiêu thức cao thâm nhất trong kiếm pháp của phái Thái Sơn. Mấu chốt chiêu thức này không phải ở kiếm chiêu bên tay mặt mà ở chỗ nhẩm đếm ở tay trái. Ðây là cách tính toán xem kẻ địch ở phương vị nào, thân hinh cao bao nhiêu, binh khí lớn hay nhỏ. Nó còn đi đến chỗ tính ánh mặt trời chiếu mức độ cao thấp.. Thực là một bài toán cực kỳ phức tạp, nhưng một khi đã tính đúng thì chiêu kiếm phóng ra nhất định trúng đích. Ngọc Âm Tử cũng đã được sư phụ chỉ điểm về yếu quyết trong chiêu Ðại tôn như hà , nhưng trong lúc thảng thốt này mà muốn tính ra được những con số cần thiết thì lão tự biết không đủ bản lãnh. Vì lúc sư phụ lão truyền dạy, lão cũng chỉ nghe qua rồi bỏ đó. Chính sư phụ lão cũng chưa được tinh thông về yếu quyết của cao chiêu này. Ðồng thời lão nhớ lại câu nói của sư phụ: Chiêu Ðại tôn như hà xử dụng rất khó khăn tựa hồ như không thực hiện mà thật ra nó có uy lực vô cùng. Nay ngươi đã không muốn nghiên cứu cho đến nơi tức là vô duyên với chiêu này, vậy hãy tạm thời gác lại. Có điều đáng tiếc là một chiêu tinh thâm bát ngát của bản phái trên đời ít ai bì kịp mà từ đây sẽ bị thất truyền . Khi đó Ngọc Âm Tử thấy sư phụ không bắt buộc phải cố gắng rèn luyện, tính toán chiêu Ðại tôn như hà thì mừng thầm trong bụng là qua khỏi được cuộc gian nan. Về sau cũng không thấy ai ở phái Thái Sơn rèn luyện chiêu đó nữa. Không ngờ sự việc này đã cách đây mấy chục năm mà nay người đem chiêu Ðại tôn như hà ra mà sử dụng lại là một thiếu phụ nhỏ tuổi là Nhạc Linh San.
Ngọc Âm Tử thấy Nhạc Linh San thi triển chiêu Ðại tôn như hà thì trán toát mồ hôi lạnh ngắt.
Lão lẩm bẩm:
- Mình chưa được sư phụ truyền dạy cách đối phó với chiêu thức này lại cho rằng đến mình còn không luyện nổi thì kẻ khác dễ gì sử dụng đến nó nên chẳng cần để tâm đến cách hóa giải. Ngờ đâu trên đời lại xẩy những chuyện kỳ lạ ngoài sức tưởng tượng của con người.
Trong lúc cấp bách, Ngọc Âm Tử nảy ra một ý nghĩ:
- Ta phải luôn luôn thay đổi phương vị cùng nhô lên thụp xuống thì đối phương chắc là không thể tính đúng được.
Vèo một tiếng! Nàng xoay tay chém Ngọc Âm Tử.
Ngọc Khánh Tử hô:
- Thạch quan hồi mã.
Nhạc Linh San khen:
- Những tên kiếm chiêu hiện lão nhớ được khá nhiều nhỉ!
Nàng lại vung trường kiếm đánh ra ba chiêu veo véo.
Bỗng nghe Ngọc Âm Tử rú lên một tiếng:
- Úi chao!
Cổ tay mặt hắn đã bị trúng kiếm.
Ngọc Khánh Tử cũng loạng choạng người đi. Chân phải co lại khuỵu xuống. Hắn vội chống kiếm xuống đất, nhưng luồng lực đạo quá mạnh mũi kiếm lại chống lên mỏm đá rắn. Một tiếng chát vang lên! Thanh trường kiếm gãy làm hai đoạn. Miệng lão còn hô lớn:
- Khoái hoạt tam.
Nhạc Linh San bật tiếng cười lại rồi tra kiếm vào vỏ cài ở sau lưng.
Quần hùng đứng ngoài bàng quang nổi lên tiếng hoan hô vang động một góc trời.
Một nàng thiếu phụ xinh đẹp nhỏ tuổi mà đả bại hai tay cao thủ phái Thái Sơn bằng kiếm thuật phái này trong một cái cất tay nhấc chân thì quả là chuyện hiếm có ở đời. Kiếm pháp của nàng huyền diệu đến chỗ khiến cho người coi phải mê hoảng tâm thần. Tiếng hoan hô vang dội trong vùng sơn cốc hồi lâu không ngớt thì Tả Lãnh Thiền cùng mấy tay cao thủ phái Tung Sơn đưa mắt nhìn nhau ra chiều rất lo nghĩ, họ tính thầm:
- Kiếm pháp con nhỏ này vừa sử dụng đúng là kiếm pháp của phái Thái Sơn mà kiếm chiêu kỳ diệu trước nay chưa từng thấy qua. Tuy kiếm pháp chưa được thuần túy hãy còn nhiều chỗ phức tạp nhưng chiêu thức lợi hại không phải thị tự luyện lấy mà được. Nhất định Nhạc Bất Quần đã ngấm ngầm truyền thụ cho thị. Không hiểu lão ta phải tốn mất bao nhiêu ngày giờ mới rèn luyện được kiếm pháp cho con gái đến trình độ này? Xem thế đủ rõ lão là người tâm cơ khôn lường, thật khiến cho người ta phải sợ hãi.
Lệnh Hồ Xung thấy Nhạc Linh San dùng mấy chiêu kiếm đó để phá địch lòng chàng cũng đâm ra bâng khuâng nghĩ ngợi.
Bỗng nghe sau lưng có người khẽ hỏi:
- Lệnh Hồ công tử! Phải chăng những chiêu kiếm đó công tử đã dạy cho y?
Lệnh Hồ Xung quay đầu nhìn lại thấy người hỏi mình là Ðiền Bá Quang. Chàng liền lắc đầu để đáp lại.
Ðiền Bá Quang mỉm cười nói:
- Ngày trước ở đỉnh núi Hoa Sơn, công tử cùng Ðiền mỗ động thủ, Ðiền mỗ còn nhớ công tử sử chiêu Hạc Thanh gì gì đó nhưng khi ấy công tử hãy còn chưa sử được thuần thục.
Lệnh Hồ Xung vẻ mặt ngẩn ngơ như người chẳng nghe thấy gì.
Lúc Nhạc Linh San vừa ra chiêu chàng đã nhận thấy ngay là nàng sử chiêu pháp phá giải kiếm chiêu của phái Thái Sơn đã khắc ở vách đá hậu động trên ngọn núi Sám hối phái Hoa Sơn. Những chiêu kiếm đó uy lực cực kỳ mãnh liệt.
Rồi chàng tự hỏi:
- Những điều ta phát hiện trên vách đá ở hậu động chưa từng nói với ai. Ngày đó khi ta rời khỏi núi sám hối còn nhớ rõ đã bịt kín cửa động thì Nhạc Linh San phát giác ra làm sao được?
Nhưng rồi chàng lại tự nhủ:
- Mình đã phát giác ra hậu động thì đương nhiên tiểu sư muội cũng phát giác ra được. Huống chi trong khi vô tình ta đã mở được cửa động thì tiểu sư muội tìm thấy lối vào hậu động càng dễ hơn ta nhiều.
Ngày Lệnh Hồ Xung ở hậu động trên ngọn núi Hoa Sơn, chàng đã xem những điều tinh yếu về kiếm pháp của Ngũ nhạc kiếm phái cùng những phép phá giải mọi kiếm pháp của những trưởng lão ma giáo khắc trên vách đá. Tuy chàng nhớ được chiêu số thi triển thế nào nhưng về danh tự thì chàng hoàn toàn chẳng biết chi hết.
Chàng vừa thấy Nhạc Linh San phóng ra ba chiêu kiếm tối hậu lẹ làng như nước chảy mây trôi mà chóng vánh như ngựa quen đường cũ. Với ba chiêu kiếm đó nàng đã đả thương được hai tay cao thủ phái Thái Sơn. Những kiếm chiêu trên vách đá được nàng phát huy một cách rất lâm ly, khiến lòng chàng ngấm ngầm thán phục.
Khi chàng nghe Ngọc Khánh Tử nói đến ba chữ Khoái hoạt tam liền nghĩ ngay tới trước chàng đã theo sư phụ đến động Thủy Liêm núi Thái Sơn phải qua một triền núi dốc thoai thoải kêu bằng Khoái hoạt tam. Sở dĩ sười núi này gọi là Khoái hoạt tam vì ba dặm triền núi dốc thoai thoải, thuận chiều đi xuống rất dễ chịu. Chàng không ngờ ba chiêu kiếm liên hoàn đó lại nhận địa thế dốc núi này mà sáng chế ra.
Bỗng thấy một lão già gầy khẳng gầy kheo từ từ bước ra nói:
- Nhạc tiên sinh tinh thâm kiếm pháp của Ngũ nhạc kiếm phái là một việc ít có trong võ lâm. Lão phụ chỉ để tâm nghiên cứu về kiếm pháp của bản phái mà cũng còn nhiều chỗ chưa hiểu rõ. Vậy bữa nay mong Nhạc tiên sinh chỉ giáo cho.
Lão này tay trái cầm cây hồ cầm dát ngọc bóng loáng, tay mặt từ từ rút một thanh kiếm ngắn và nhỏ ở trong cầy đàn ra. Lão chính là Mạc Ðại tiên sinh, chưởng môn phái Hành Sơn. Mạc Ðại tiên sinh tuy vẻ mặt hiền hòa nhưng oai danh lừng lẫy trên chốn giang hồ.
Quần hùng vừa nghe Tả Lãnh Thiền nói Ðại tung dương thủ Phí Bân, một tay hảo thủ phái Tung Sơn đã chết về lưỡi kiếm của Mạc Ðại tiên sinh.
Bây giờ Mạc Ðại tiên sinh khiêu chiến tự hỏi:
- Nhạc Linh San đã dùng Thái Sơn kiếm pháp để đả thương hai cao thủ phái Thái Sơn, chẳng lẽ nàng lại có thể dùng Hành Sơn kiếm pháp để đối địch với Mạc Ðại tiên sinh?
Nhạc Linh San khom lưng đáp:
- Xin Mạc sư bá nhẹ lời cho! Ðiệt nữ có học lỏm được mấy chiêu về Hành Sơn kiếm pháp. Nay mong Mạc sư bá chỉ điểm thêm.
Mạc Ðại tiên sinh vừa nói câu: Bữa nay mong Nhạc tiên sinh chỉ giáo cho là lão có ý muốn khiêu chiến với Nhạc Bất Quần, không ngờ Nhạc Linh San lại hứng lấy. Nàng còn nói rõ là dùng kiếm pháp phái Hành Sơn để tỷ đấu.
Mạc Ðại tiên sinh liền mỉm cười đáp:
- Hay lắm! Hay lắm!
Nhạc Linh San nói:
- Nếu điệt nữ không địch nổi sư bá thì rồi phụ gia sẽ xuống trường.
Mạc Ðại tiên sinh lẩm bẩm:
- Ðịch nổi hẳn chứ! Ðịch nổi hẳn chứ!
Lão từ từ đưa thanh đoản kiếm ra lần đầu tiên vung lên không đánh vù một cái.
Tiếp theo lại hai tiếng veo véo rít lên.
Nhạc Linh San vung kiếm đón đỡ.
Thanh đoản kiếm của Mạc Ðại tiên sinh thật là xuất quỷ nhập thần. Chợt ở đằng trước, chợt quay sau lưng Nhạc Linh San.
Nhạc Linh San vội xoay mình lại thì bên tai lại nghe tiếng veo véo rít lên. Một mớ tóc bay qua trước mặt nàng. Mái tóc rớt xuống đã bị thanh kiếm của Mạc Ðại tiên sinh hớt đứt một mảng.
Trong lòng nóng nảy, nàng xoay chuyển ý nghĩ rất mau:
- Ðây là Mạc sư bá đã cố ý lưu tình nếu không thì nhát kiếm này sư bá đã giết chết mình rồi. Sư bá đã không có ý giết ta, vậy ta cứ vững tâm mà tấn công.
Rồi nàng chẳng cần để ý đến trường kiếm của đối phương. Kiếm phong rít lên hai tiếng veo véo nhằm đâm vào bụng dưới và trên đầu Mạc Ðại tiên sinh.
Mạc Ðại tiên sinh cũng hơi kinh hãi nghĩ thầm:
- Hai chiêu Toàn Minh Phù Dù và Hạc Tường Tử Cái này...
/225
|