Lệnh Hồ Xung ngồi một lúc rồi đứng lên nói:
- Chúng ta đi thôi! Bà bà có mệt không?
Bà kia đáp:
- Ta còn mệt lắm. Hãy nghỉ thêm một lúc nữa đã.
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Vâng.
Chàng nghĩ bụng:
- Người đã nhiều tuổi thì dù võ công có cao thâm đến đâu, tinh lực cũng kém thiếu niên. Có lý đâu ta lại chỉ nghĩ tới mình mà không thể tất cho bà già này?
Rồi chàng ngồi xuống.
Sau một lúc bà kia lại nói:
- Ði đi!
Lệnh Hồ Xung dạ một tiếng rồi đi trước. Bà già lại theo sau chàng.
Lệnh Hồ Xung sau khi uống viên thuốc của bà già chàng cảm thấy người nhẹ nhõm và đi nhanh hơn trước nhiều. Chàng theo lời chỉ thị tìm những đường hẻo lánh mà đi.
Ði được gần mười dặm liền chuyển vào đường núi gập ghềnh. Khi vừa rẽ vào khu thung lũng bỗng có tiếng người nói:
- Chúng ta ăn xong mau đi rồi rời khỏi nơi thị phi này.
Mấy chục người răm rắp vâng lời.
Lệnh Hồ Xung dừng bước thấy trên một chỗ đất cỏ mọc cạnh khe suối, mấy chục hán tử đang ngồi ăn cơm.
Giữa lúc ấy bọn chúng đã nhìn thấy chàng, có người kêu lên:
- Lệnh Hồ công tử kia kìa!
Lệnh Hồ Xung nhớ mang máng những người này đã đến gò Ngũ Bá Cương, chàng toan cất tiếng gọi thì đột nhiên mấy chục người im lặng như tờ. Ai nấy nhớn nhác nhìn phía sau chàng.
Bọn này tỏ vẻ rất quái dị, có người ra chiều sợ sệt, người thì ra vẻ kinh nghi cuống quít, dường như họ gặp phải việc gì nguy nan, quái gở không bút nào tả xiết.
Lệnh Hồ Xung thấy vậy cũng muốn ngoảnh đầu lại xem phía sau mình có chuyện gì mà khiến cho mấy chục người kia ngây như tượng gỗ, không nói nên lời. Nhưng chàng chợt tỉnh ngộ. Sở dĩ bọn kia như vậy là vì họ nhìn thấy bà già mà chàng đã hứa lời quyết không bao giờ nhìn bà. Chàng vội quay ngoắt đi,
nhưng dùng sức quá mạnh, đau cả cổ cả đầu.
Chàng nổi tính hiếu kỳ tự hỏi:
- Tại sao bọn kia thấy bà bà lại sợ hãi như vậy? Chẳng lẽ bà tướng mạo quái dị khác đời thiệt chăng?
Bỗng một tên hán tử cầm lưỡi đao trủy thủ tự khoét mắt mình, lập tức máu tươi chảy ra như suối.
Lệnh Hồ Xung giật mình kinh hãi la lên:
- Ngươi làm sao vậy?
Hán tử lớn tiếng đáp:
- Tiểu nhân đui mắt từ ba bữa trước đây chẳng nhìn thấy gì hết.
Rồi hai gã khác cũng rút đoản đao khoét mắt nói:
- Tiểu nhân đui mắt đã lâu chẳng nhìn thấy gì hết.
Lệnh Hồ Xung kinh nghi vô cùng. Chàng thấy bọn hán tử còn lại cũng tới tấp rút đao trủy thủ toan tự khoét mắt mình vội la lên:
-Trời ơi! Khoan đã! Có điều gì thì nói ra, sao lại tự khoét mắt? Vụ này... duyên cớ thế nào?
Một tên hán tử buồn rầu đáp:
- Tiểu nhân đã lập lời trọng thệ không nói nửa lời nhưng e rằng mình không đủ tín nhiệm.
Lệnh Hồ Xung la lên:
- Bà bà! Bà bà cứu bọn họ đi! bảo họ đừng... đừng khoét mắt cho đui mù nữa.
Bà kia đáp:
- Ðược rồi! Ta tin lời các ngươi. Ngoài Ðông Hải có trái đảo Hải Long các ngươi có biết không?
Một lão già đáp:
- Về phía Ðông Nam châu Phúc Kiến 500 dặm có trái đảo Hải Long. Chỉ nghe nói mà chưa có ai đặt chân tới hòn đảo hoang vắng này.
Bà già nói:
- Ðúng là hòn đảo nhỏ đó. Các ngươi lập tức khởi hành đảo này du ngoạn rồi đừng trở về Trung Nguyên nữa.
Mấy chục tên hán tử răm rắp vâng lời, mặt lộ vẻ vui mừng đáp:
- Bọn tiểu nhân xin đi ngay tức khắc.
Có người nói:
- Dọc đường bọn tiểu nhân quyết không nói với ai nửa lời.
Bà già hỏi:
- Các ngươi có nói hay không thì liên quan gì đến ta.
Bọn kia vội đáp:
- Dạ dạ! Bọn tiểu nhân ăn nói hồ đồ.
Rồi vung tay lên tát vào mặt mình mấy cái thật mạnh.
Bà kia giục:
- Ði đi!
Mấy chục hán tử co giò chạy thật mau. Ba tên đã đâm mắt thì được mấy người bên cạnh nâng đỡ cho chạy. Chỉ trong khoảnh khắc bọn họ đã đi hết chẳng còn một ai.
Lệnh Hồ Xung kinh hãi nghĩ thầm:
- Bà già vừa nói một câu mà đã phát vãng cả lũ họ đến một hòn hoang đảo ngoài bể đông, vĩnh vin
không được trở về. Thế mà bọn người này lại vui mừng như được lệnh đại xá thì tất trong này có điều chi ngoắt ngoéo khiến người ta khó mà hiểu được.
Tuy nhiên chàng không nói gì, lẳng lặng tiến về phía trước. Trong đầu óc chàng những luồng tư tưởng dào dạt nổi lên. Chàng chỉ biết bà già theo sau mình là một quái nhân bình sinh chưa từng mắt thấy hay tai nghe con người kỳ quặc như vậy.
Chàng lẩm bẩm:
- Mình đi đây chỉ mong đừng gặp những bạn hữu đã đến Ngũ Bá Cương bữa trước. Bọn họ
nhiệt tâm trị bệnh cho mình chạm trán bà, thì họ chẳng khoét mắt cho đui cũng bị đày ra hoang đảo,
thật oan uổng cho họ.
Lệnh Hồ Xung đi thê bảy tám dặm, đường lối càng gập gềnh vất vả.
Bổng nghe phía sau có người lớn tiếng gọi:
- Phía trước có phải Lệnh Hồ Xung đó không?
Tiếng người này oang oang như tiếng lệnh vỡ. Vừa nghe chàng biết ngay là Tân Quốc Lương, phái Thiếu lâm.
Bà già nói:
-Ta không muốn chạm mặt hắn. Ngươi trùng trình với hắn một lúc.
Lệnh Hồ Xung dạ một tiếng.
Bổng nghe có tiếng rì rào, bao nhiêu cây cối lay chuyển. Bà già đã chuồn vào lùm cây rậm.
Tân Quốc Lương lên tiếng:
-Sư thúc! Lệnh Hồ Xung trong mình bị thương. Gã không nhanh được ...
Lúc này hai bên còn cách khá xa nhưng thanh âm Tân Quốc Lương lớn quá nên Lệnh Hồ Xung nghe rõ mồn một. Chàng lẩm bẩm:
-Té ra hắn đi cùng với sư thúc, chứ không phả chỉ có một người.
Chàng đánh bạo dừng lại ngồi xuống bên đường.
Sau một lúc, bỗng nghe tiếng bước chân nhộn lên. Mấy người đi tới, Tân Quốc Lương và Dịch Quốc Tử đi sau hai nhà sư. Hai nhà sư này một người đã già lắm, mặt đầy vết nhăn nheo, còn một người mới ngoài bốn chục. Tay cầm một cây phương tiện sản.
Lệnh Hồ Xung đứng dậy xá dài nói:
- Vãn bối là Lệnh Hồ Xung phái Hoa Sơn xin tham kiến các vị tiền bối phái Thiếu Lâm. Ðồng thời thỉnh giáo pháp hiệu các vị.
Dịch Quốc Tử tức giận quát:
- Tiểu tử!
Nhà sư già nói:
- Lão tăng pháp danh là Phương Sinh.
Nhà sư già vừa lên tiếng Dịch Quốc Tử liền câm miệng, nhưng mặt còn ra vẻ tức giận. Hiển nhiên hắn bị thất bại lần trước hãy còn căm phẫn vô cùng.
Phương Sinh gật đầu vẻ mặt hiền từ vui tươi nói:
- Thiếu hiệp bất tất phải đa l. Lệnh tiên sinh là Nhạc tiên sinh mạnh giỏi chứ?
Lệnh Hồ Xung ban đầu nghe họ hùng hổ tiến lại, chàng hoang mang vô cùng. Bây giờ chàng thấy Phương Sinh hòa thượng nói năng từ hòa rõ ra một vị cao tăng đắc đạo. Chàng còn biết các nhà sư pháp hiệu có chữ Phương là những nhân vật cao nhất trong chùa Thiếu Lâm hiện nay.
Chắc lão cùng trụ trì Phương Chứng đại sư là sư huynh sư đệ, chàng yên trí Phương Sinh không đến nỗi hung dữ như Dịch Quốc Tử lại càng yên lòng, kính cẩn đáp:
- Ða tạ đại sư có lòng hỏi đến, tệ nghiệp sư vẫn đặng bình an.
Phương Sinh nói:
- Bốn tên này đều là sư điệt bần tăng, đây là Giác Nguyệt. Ðây là Hoàng Quốc Bách sư điệt.
Ðây là Tân Quốc Lương sư điệt còn Tân, Dịch hai người này công tử đã gặp rồi.
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Vâng! Lệnh Hồ Xung này xin tham kiến mấy vị tiền bối. Vãn bối người bị trọng thương cử động
khó khăn l số không đủ xin các vị lượng thứ cho.
Tân Quốc Lương hắng giọng một tiếng rồi hỏi:
- Công tử bị trọng thương ư ?
Phương Sinh nói:
- Công tử bị trọng thương à? Quốc Tử! Có phải ngươi đả thương y không?
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Vì một lúc hiểu lầm, cái đó chẳng có chi đáng kể. Dịch tiền bối phất tay áo hất vãn bối đi lại đánh thêm một chưởng, may mà chưa chết ngay. Ðại sư đừng trách thêm Dịch tiền bối nữa.
Chàng nói câu này đổ tội mình bị trọng thương vào hết Dịch Quốc Tử. Chàng muốn cho Phương Sinh không để bốn tên sư điệt làm khó d mình, liền nói tiếp:
- Vụ này, Tân tiền bối ở trên Ngũ Bá Cương đã thấy rõ, nay được đại sư phật giá tới đây, vãn bối khỏi đem vụ này trình với nghiệp sư. Xin đại sư yên tâm. Vãn bối tuy thương thế trầm trọng khó lòng chữa khỏi, nhưng không vì thế mà để xảy chuyện xích mích giữa Ngũ nhạc kiếm phái và phái Thiếu Lâm.
Chàng nói câu này tỏ ra mình bị thương là tội ở Dịch Quốc Tử.
Dịch Quốc Tử cãi:
- Ngươi... nói nhăng rồi. Ngươi bị thương từ trước có liên quan gì đến ta?
Lệnh Hồ Xung thở dài nói:
- Vụ này Dịch tiền bối không nên nói nữa vì tiếng tâm đồn đại ra ngoài sẽ tổn thương đến danh dự
phái Thiếu Lâm.
Hoàng Quốc Bách, Tân Quốc Lương và Giác Nguyệt đều lẩm nhẩm gật đầu.
Trong thâm tâm ai cũng biết rõ những nhà sư pháp hiệu có chữ Phương ở chùa Thiếu Lâm thuộc vào hàng chí tôn. Tuy phái này riêng biệt không dính líu gì đến Ngũ nhạc kiếm phái, nhưng kể về vai vế thì những vị đó còn cao hơn chưởng môn các phái khác một bậc. Vì thế mà bọn Tân Quốc Lương, Dịch
Quốc Tử đều ở vai trên Lệnh Hồ Xung.
Dịch Quốc Tử động thủ đánh nhau với chàng đã có chỗ tị hiềm người trên ức hiếp kẻ dưới. Huống chi bên phái Thiếu Lâm lại có hai vị sư huynh sư đệ hiện diện đương trường, còn Lệnh Hồ Xung chỉ có một mình. Hơn nữa trước khi động thủ, Lệnh Hồ Xung đã bị thương sẵn. Giả tỷ Dịch Quốc Tử mà đánh chết thực sự một gã hậu bối phái Hoa Sơn thì có khỏi bị xử tử thường mạng, ít ra là phải tước mất võ công, trục xuất khỏi môn trường.
Dịch Quốc Tử nghĩ tới điểm này không khỏi táng đởm kinh hồn sắc mặt lợt lạt.
Phương Sinh đại sư nói:
- Lệnh Hồ thiếu hiệp! Tiểu thí chủ này hãy lại đây để bần tăng coi thương thế xem sao?
Lệnh Hồ Xung vâng lời tiến lại.
Phương Sinh đại sư nắm lấy cổ tay Lệnh Hồ Xung, đặt ngón tay lên huyệt Ðại Uyên và huyệt Kinh cừ để coi mạch cho chàng.
Nhà sư già liền cảm thấy trong người chàng phát sinh một luồng nội lực rất ly kỳ cổ quái hất văng
ngón tay lão ra.
Phương Sinh đại sư chấn động tâm thần. Lão là một bậc cao tăng đứng vào hàng cao nhất tại chùa Thiếu Lâm, đồng thời cũng là một trong những tay hảo thủ nổi tiếng ở phái này mà bị nội lực một chàng thiếu niên đẩy ngón tay lão ra được thì thiệt là một chuyện lão không bao giờ nghĩ tới.
Lão có biết đâu trong người Lệnh Hồ Xung có bảy luồng chân khí của Ðào cốc lục tiên và Bất giới hòa thượng thì võ công lão cao cường đến đâu trong khi lão không để ý đề phòng, dĩ nhiên chẳng tài nào chống nổi bảy luồng chân khí của bảy tay cao thủ hợp lại.
Phương Sinh đại sư cất tiếng la kinh ngạc:
- Ô hay!...
Rồi trợn ngược hai mắt lên nhìn Lệnh Hồ Xung, ngơ ngác hỏi:
- Thiếu hiệp! Dường như thí chủ không phải là đệ tử phái Hoa Sơn.
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Vãn bối đích thực là đệ tử phái Hoa Sơn. Chính là tên môn đồ thứ nhất mà tệ nghiệp sư là Nhạc tiên sinh đã thu nạp.
Phương Sinh đại sư hỏi:
- Thế thì vì lẽ gì về sau thí chủ lại đi theo bọn bàng môn tả đạo để luyện võ công của phái tà?
Dịch Quốc Tử xen vào:
- Bẩm sư thúc! Thằng nhỏ này đích đáng đã sử dụng võ công phái tà dù gã có chối cãi đến đâu cũng
không thoát được. Vừa rồi chúng ta đã thấy một người đàn bà đi sau gã lấp lánh, lấp lút, chắc không phải
hạng người ngay thật tử tế.
Lệnh Hồ Xung nghe hắn nhục mạ bà già kia thì khí tức xông lên tận cổ, chàng lớn tiếng:
- Các vị đã là danh môn đệ tử, sao còn ăn nói vô l? Bà đó không muốn gặp các vị thì thôi, hà tất phải tức giận?
Dịch Quốc Tử nói:
- Ngươi cứ kêu mụ ra đây! Cặp pháp nhơn của sư thúc ta chỉ ngó qua là biết ngay mụ thuộc hạng chính hay tà.
Lệnh Hồ Xung nói:
- Sở dĩ chúng ta tranh chấn cũng chỉ vì các vị vô l với lão nhân gia mà ra. Bây giờ lại còn nói nhăng nữa ư?
Nhà sư Giác Nguyệt lẳng lặng đứng bên từ nãy, bây giờ cũng xen vào:
- Lệnh Hồ thiếu hiệp! Vừa rồi tiểu tăng ở trên sườn núi cũng nhìn thấy người đàn bà đi sau thiếu hiệp chân bước rất mau lẹ, dường như không phải là bà già.
Lệnh Hồ Xung nói:
- Lão nhân gia cũng là người võ lâm thì thân pháp mau lẹ có chi là lạ?
Phương Sinh lắc đầu nói:
- Giác Nguyệt! Chúng ta đã là người xuất gia, sao còn ý bái kiến nữ quyến vào hàng trưởng bối nhà người ta? Thôi được! Lệnh Hồ thiếu hiệp! Trong vụ này có nhiều nghi vấn. Trong lúc nhất thời lão tăng chưa thể tham tường cho biết rõ được. Cả thương thế trong người thí chủ cũng không phải vì Dịch sư điệt động thủ gây ra. Bữa nay chúng ta tương ngộ cũng là có duyên với nhau rồi. Non xanh trơ đó, nước biếc còn đây. Bần tăng mong rằng bệnh tình thí chủ sớm đặng bình phục. Sau này chúng ta còn tái ngộ.
Lệnh Hồ Xung trong lòng kính phục vô cùng. Chàng lẩm bẩm:
- Bậc cao tăng chùa Thiếu Lâm quả nhiên khí độ không phải tầm thường.
Chàng liền khom lưng thi l nói:
- Vãn bối may mà được tham kiến đại sư...
Chàng chưa dứt lời đột nhiên nghe đánh soạt một tiếng Dịch Quốc Tử đã rút trường kiếm ra khỏi vỏ. Hắn la lên:
- Mụ đây rồi!
Ðoạn cả người lẫn kiếm hắn nhẩy xổ vào lùm cây chỗ bà già ẩn nấp.
Phương Sinh la lên:
- Dịch sư điệt không được vô lễ !
Bỗng nghe đánh binh một tiếng. Dịch Quốc Tử từ trong lùm cây nhảy vọt ra xa đến mấy trượng.
Tiếp theo một tiếng huỵch vang lên. Hắn rớt xuống đất, nằm dưỡn đừ, mặt ngửa lên trời. Chân tay giãy đành đạch mấy cái rồi nằm yên không nhúc nhích.
Bọn Phương Sinh đều giật mình kinh hãi, chạy lại gần coi thì thấy mặt mũi Dịch Quốc Tử máu thịt bầy nhầy, ngũ quan nát bét chẳng còn ra hình thù gì nữa, tựa hồ như bị trùy đồng, trùy sắt cực kỳ trầm trọng đập vào. Tay hắn vẫn còn cầm thanh trường kiếm mà tắt thở chết rồi.
Bọn Tân Quốc Lương, Hoàng Quốc Bách và Giác Nguyệt ba người căm hận, quát tháo om sòm, tay cầm binh khí tung mình nhảy xổ về phía lùm cây.
Phương Sinh đại sư dang hai tay ra. Tay áo tăng bào của lão phùng lên. Lão phát huy một luồng kình phong nhu hòa ngăn cản cả ba người lại.
Phương Sinh đại sư đẩy bọn Tân Quốc Lương lùi lại rồi hướng về phía lùm cây cất tiếng hỏi:
- Vị huynh đài ở Hắc Mộc Nhai nào đó?
Nhưng lùm cây kia vẫn im lặng không có tiếng người đáp lại.
Phương Sinh lại hỏi:
- Tệ phái cùng các đạo huynh ở Hắc Mộc Nhai chi điều gì xích mích đâu? Sao đạo huynh lại hạ độc thủ sát hại Dịch sư điệt của lão tăng?
Trong lùm cây vẫn không có tiếng trả lời.
Lệnh Hồ Xung nghĩ thầm:
- Phương Sinh đại sư lập đi lập lại ba chữ Hắc Mộc Nhai nhưng ta chưa nghe thấy tên này bao giờ không hiểu nó là cái gì?
Bỗng nghe Phương Sinh lại nói:
- Lão tăng cùng Ðông Phương giáo chủ có quen biết từ trước. Ðạo hữu đã hạ thủ sát nhân thì đôi bên ai phải ai trái sau này sẽ tính. Sao đạo hữu không xuất hiện để cùng nhau tương kiến?
Lệnh Hồ Xung tự hỏi:
- Ðông Phương giáo phái phải chăng là Ðông Phương Hoàng giáo chủ phe Ma giáo? Lão nổi tiếng là tay cao thủ đệ nhất hiện nay. Chẳng lẽ bà bà lại là người Ma giáo?
Bà già ẩn trong lùm cây thủy chung vẫn không lên tiếng.
Phương Sinh nói:
- Ðạo hữu nhất định không chịu lộ diện thì lão tăng phải vô l.
Nói đoạn Phương sinh đưa hai tay về phía sau lập tức trong tay áo nổi lên một luồng kình khí rồi đẩy về phía lùm cây.
Những tiếc răng rắc vang lên! Mấy chục cây lớn bị gẫy làm hai đoạn. Cành lá tung bay tới tấp.
Giữa lúc đó bỗng nghe đánh vèo một tiếng. Một bóng người trong lùm cây nhẩy ra.
Lệnh Hồ Xung vội xoay mình đi.
Tiếp theo là tiếng Tân Quốc Lương và Giác Nguyệt quát mắng lẫn tiếng binh khí chạm nhau như trời nổi trận mưa sa gió táp. Hiển nhiên bọn Phương Sinh đã cùng bà già khai din một cuộc chiến đấu.
Lúc đó vào khoảng giờ tỵ bóng mặt trời soi chênh chếch xuống. Lệnh Hồ Xung vì giữ lời ước hẹn nên tuy trong lòng hồi hộp mà không dám quay lại coi cuộc giao đấu. Chàng chợt nhìn thấy những bóng đen chuyển động dưới đất té ra bọn Phương Sinh đã vây bà già kia, trong tay Phương Sinh không cầm binh khí còn Giác Nguyệt sử cây phương tiện sản , Hoàng Quốc Bách sử đao, Tân Quốc Lương sử kiếm.
Bà già xử dụng một binh khí rất ngắn tựa hồ đao trủy thủ lại giống thanh Nga Mi thích. Binh khí này vừa ngắn vừa mỏng tưởng chừng trông suốt qua được, nhưng nhìn bóng in dưới đất nên không thấy rõ.
Bà già cùng Phương Sinh không nói gì còn bọn Tân, Hoàng, Giác quát tháo om xòm uy thế mãnh liệt ghê người.
Lệnh Hồ Xung nói:
- Có chuyện gì xin lấy lời lẽ ôn tồn mà nói. Các vị là nam tử mà vây đánh một bà già cao niên thì còn ra thế nào?
Hoàng Quốc Bách cười lạt nói:
- Bà lão già nua tuổi tác ư? Ha ha! Gã tiểu tử này mắt mở trừng trừng mà nói toàn chuyện mơ hồ.
Lão nói chưa dứt bỗng nghe Phương Sinh la:
- Hoàng... cẩn thận!
Hoàng Quốc Bách la lên một tiếng:
- Úi chao!
Dường như hắn bị thương khá nặng.
Lệnh Hồ Xung kinh hãi nhủ thầm:
- Võ công bà bà thật ghê gớm! Vừa rồi Phương Sinh đại sư dùng tụ phong đánh gẫy hàng chục cây cổ thụ, nội lực tưởng đã hiếm có trong võ lâm. Vậy mà bà đấu với ba người còn chiếm được thượng phong mới thật là khủng khiếp.
Tiếp theo Giác Nguyệt rú lên một tiếng rùng rợn, cây phương tiện sản nặng tới hơn ba chục cân tuột tay bay qua đầu Lệnh Hồ Xung rớt ra ngoài xa hàng mấy chục trượng, đập vào một hốc đá đánh choang một tiếng. Tia lửa cùng mạt đá bay tứ tung. Cây phương tiện sạn văng ngược trở lại.
Bóng đen chuyển động dưới đất bay giờ bớt đi hai người vì Hoàng Quốc Bách và Giác Nguyệt đã ngã lăn ra. Chỉ còn Phương Sinh và Tân Quốc Lương vẫn ra sức chiến đấu.
Phương Sinh nói:
- Tội nghiệp! Tội nghiệp! Nữ thí chủ hạ độc thủ giết luôn ba sư điệt của lão tăng. Vậy lão tăng phải thi triển toàn lực để chiến đấu.
Keng keng, mấy tiếng vang lên! Hiển nhiên Phương Sinh đã dùng binh khí.
Lệnh Hồ Xung cảm thấy kình phong mỗi lúc một thêm mãnh liệt bức bách chàng phải lùi ra xa từng bước. Nếu không thì chẳng thể đứng vững. Sau khi dùng binh khí, vị cao tăng chùa Thiếu Lâm quả nhiên bản lãnh phi thường.
Cuộc chiến đấu lập tức thay đổi bộ mặt, Lệnh Hồ Xung thấp thoáng nghe thấy tiếng thở dồn dập của bà bà, dường như không còn đủ nội lực để chống chọi.
Phương Sinh đại sư nói:
- Nữ thí chủ hãy hạ khí giới xuống! Lão tăng không làm khó d nữ thí chủ đâu! Nữ thí chủ chỉ việc theo lão tăng về chùa Thiếu Lâm bẩm rõ với phương trượng sư huynh để người phát lạc.
Bà già không trả lời tiếp tục hướng về phía Tân Quốc Lương đánh mạnh mấy chiêu. Tân Quốc Lương không sao chống đỡ được phải nhảy ra ngoài vòng chiến. Hắn chờ Phương Sinh giao đấu với bà ta, định thần lại rồi cả tiếng thóa mạ:
- Nữ tặc kia! Bữa nay bọn ta không băm vằm mi nát như tương thì phái Thiếu Lâm còn đứng vững trong võ lâm làm sao được?
Rồi hắn lại vung kiếm xông vào tiến đánh mãnh liệt.
- Chúng ta đi thôi! Bà bà có mệt không?
Bà kia đáp:
- Ta còn mệt lắm. Hãy nghỉ thêm một lúc nữa đã.
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Vâng.
Chàng nghĩ bụng:
- Người đã nhiều tuổi thì dù võ công có cao thâm đến đâu, tinh lực cũng kém thiếu niên. Có lý đâu ta lại chỉ nghĩ tới mình mà không thể tất cho bà già này?
Rồi chàng ngồi xuống.
Sau một lúc bà kia lại nói:
- Ði đi!
Lệnh Hồ Xung dạ một tiếng rồi đi trước. Bà già lại theo sau chàng.
Lệnh Hồ Xung sau khi uống viên thuốc của bà già chàng cảm thấy người nhẹ nhõm và đi nhanh hơn trước nhiều. Chàng theo lời chỉ thị tìm những đường hẻo lánh mà đi.
Ði được gần mười dặm liền chuyển vào đường núi gập ghềnh. Khi vừa rẽ vào khu thung lũng bỗng có tiếng người nói:
- Chúng ta ăn xong mau đi rồi rời khỏi nơi thị phi này.
Mấy chục người răm rắp vâng lời.
Lệnh Hồ Xung dừng bước thấy trên một chỗ đất cỏ mọc cạnh khe suối, mấy chục hán tử đang ngồi ăn cơm.
Giữa lúc ấy bọn chúng đã nhìn thấy chàng, có người kêu lên:
- Lệnh Hồ công tử kia kìa!
Lệnh Hồ Xung nhớ mang máng những người này đã đến gò Ngũ Bá Cương, chàng toan cất tiếng gọi thì đột nhiên mấy chục người im lặng như tờ. Ai nấy nhớn nhác nhìn phía sau chàng.
Bọn này tỏ vẻ rất quái dị, có người ra chiều sợ sệt, người thì ra vẻ kinh nghi cuống quít, dường như họ gặp phải việc gì nguy nan, quái gở không bút nào tả xiết.
Lệnh Hồ Xung thấy vậy cũng muốn ngoảnh đầu lại xem phía sau mình có chuyện gì mà khiến cho mấy chục người kia ngây như tượng gỗ, không nói nên lời. Nhưng chàng chợt tỉnh ngộ. Sở dĩ bọn kia như vậy là vì họ nhìn thấy bà già mà chàng đã hứa lời quyết không bao giờ nhìn bà. Chàng vội quay ngoắt đi,
nhưng dùng sức quá mạnh, đau cả cổ cả đầu.
Chàng nổi tính hiếu kỳ tự hỏi:
- Tại sao bọn kia thấy bà bà lại sợ hãi như vậy? Chẳng lẽ bà tướng mạo quái dị khác đời thiệt chăng?
Bỗng một tên hán tử cầm lưỡi đao trủy thủ tự khoét mắt mình, lập tức máu tươi chảy ra như suối.
Lệnh Hồ Xung giật mình kinh hãi la lên:
- Ngươi làm sao vậy?
Hán tử lớn tiếng đáp:
- Tiểu nhân đui mắt từ ba bữa trước đây chẳng nhìn thấy gì hết.
Rồi hai gã khác cũng rút đoản đao khoét mắt nói:
- Tiểu nhân đui mắt đã lâu chẳng nhìn thấy gì hết.
Lệnh Hồ Xung kinh nghi vô cùng. Chàng thấy bọn hán tử còn lại cũng tới tấp rút đao trủy thủ toan tự khoét mắt mình vội la lên:
-Trời ơi! Khoan đã! Có điều gì thì nói ra, sao lại tự khoét mắt? Vụ này... duyên cớ thế nào?
Một tên hán tử buồn rầu đáp:
- Tiểu nhân đã lập lời trọng thệ không nói nửa lời nhưng e rằng mình không đủ tín nhiệm.
Lệnh Hồ Xung la lên:
- Bà bà! Bà bà cứu bọn họ đi! bảo họ đừng... đừng khoét mắt cho đui mù nữa.
Bà kia đáp:
- Ðược rồi! Ta tin lời các ngươi. Ngoài Ðông Hải có trái đảo Hải Long các ngươi có biết không?
Một lão già đáp:
- Về phía Ðông Nam châu Phúc Kiến 500 dặm có trái đảo Hải Long. Chỉ nghe nói mà chưa có ai đặt chân tới hòn đảo hoang vắng này.
Bà già nói:
- Ðúng là hòn đảo nhỏ đó. Các ngươi lập tức khởi hành đảo này du ngoạn rồi đừng trở về Trung Nguyên nữa.
Mấy chục tên hán tử răm rắp vâng lời, mặt lộ vẻ vui mừng đáp:
- Bọn tiểu nhân xin đi ngay tức khắc.
Có người nói:
- Dọc đường bọn tiểu nhân quyết không nói với ai nửa lời.
Bà già hỏi:
- Các ngươi có nói hay không thì liên quan gì đến ta.
Bọn kia vội đáp:
- Dạ dạ! Bọn tiểu nhân ăn nói hồ đồ.
Rồi vung tay lên tát vào mặt mình mấy cái thật mạnh.
Bà kia giục:
- Ði đi!
Mấy chục hán tử co giò chạy thật mau. Ba tên đã đâm mắt thì được mấy người bên cạnh nâng đỡ cho chạy. Chỉ trong khoảnh khắc bọn họ đã đi hết chẳng còn một ai.
Lệnh Hồ Xung kinh hãi nghĩ thầm:
- Bà già vừa nói một câu mà đã phát vãng cả lũ họ đến một hòn hoang đảo ngoài bể đông, vĩnh vin
không được trở về. Thế mà bọn người này lại vui mừng như được lệnh đại xá thì tất trong này có điều chi ngoắt ngoéo khiến người ta khó mà hiểu được.
Tuy nhiên chàng không nói gì, lẳng lặng tiến về phía trước. Trong đầu óc chàng những luồng tư tưởng dào dạt nổi lên. Chàng chỉ biết bà già theo sau mình là một quái nhân bình sinh chưa từng mắt thấy hay tai nghe con người kỳ quặc như vậy.
Chàng lẩm bẩm:
- Mình đi đây chỉ mong đừng gặp những bạn hữu đã đến Ngũ Bá Cương bữa trước. Bọn họ
nhiệt tâm trị bệnh cho mình chạm trán bà, thì họ chẳng khoét mắt cho đui cũng bị đày ra hoang đảo,
thật oan uổng cho họ.
Lệnh Hồ Xung đi thê bảy tám dặm, đường lối càng gập gềnh vất vả.
Bổng nghe phía sau có người lớn tiếng gọi:
- Phía trước có phải Lệnh Hồ Xung đó không?
Tiếng người này oang oang như tiếng lệnh vỡ. Vừa nghe chàng biết ngay là Tân Quốc Lương, phái Thiếu lâm.
Bà già nói:
-Ta không muốn chạm mặt hắn. Ngươi trùng trình với hắn một lúc.
Lệnh Hồ Xung dạ một tiếng.
Bổng nghe có tiếng rì rào, bao nhiêu cây cối lay chuyển. Bà già đã chuồn vào lùm cây rậm.
Tân Quốc Lương lên tiếng:
-Sư thúc! Lệnh Hồ Xung trong mình bị thương. Gã không nhanh được ...
Lúc này hai bên còn cách khá xa nhưng thanh âm Tân Quốc Lương lớn quá nên Lệnh Hồ Xung nghe rõ mồn một. Chàng lẩm bẩm:
-Té ra hắn đi cùng với sư thúc, chứ không phả chỉ có một người.
Chàng đánh bạo dừng lại ngồi xuống bên đường.
Sau một lúc, bỗng nghe tiếng bước chân nhộn lên. Mấy người đi tới, Tân Quốc Lương và Dịch Quốc Tử đi sau hai nhà sư. Hai nhà sư này một người đã già lắm, mặt đầy vết nhăn nheo, còn một người mới ngoài bốn chục. Tay cầm một cây phương tiện sản.
Lệnh Hồ Xung đứng dậy xá dài nói:
- Vãn bối là Lệnh Hồ Xung phái Hoa Sơn xin tham kiến các vị tiền bối phái Thiếu Lâm. Ðồng thời thỉnh giáo pháp hiệu các vị.
Dịch Quốc Tử tức giận quát:
- Tiểu tử!
Nhà sư già nói:
- Lão tăng pháp danh là Phương Sinh.
Nhà sư già vừa lên tiếng Dịch Quốc Tử liền câm miệng, nhưng mặt còn ra vẻ tức giận. Hiển nhiên hắn bị thất bại lần trước hãy còn căm phẫn vô cùng.
Phương Sinh gật đầu vẻ mặt hiền từ vui tươi nói:
- Thiếu hiệp bất tất phải đa l. Lệnh tiên sinh là Nhạc tiên sinh mạnh giỏi chứ?
Lệnh Hồ Xung ban đầu nghe họ hùng hổ tiến lại, chàng hoang mang vô cùng. Bây giờ chàng thấy Phương Sinh hòa thượng nói năng từ hòa rõ ra một vị cao tăng đắc đạo. Chàng còn biết các nhà sư pháp hiệu có chữ Phương là những nhân vật cao nhất trong chùa Thiếu Lâm hiện nay.
Chắc lão cùng trụ trì Phương Chứng đại sư là sư huynh sư đệ, chàng yên trí Phương Sinh không đến nỗi hung dữ như Dịch Quốc Tử lại càng yên lòng, kính cẩn đáp:
- Ða tạ đại sư có lòng hỏi đến, tệ nghiệp sư vẫn đặng bình an.
Phương Sinh nói:
- Bốn tên này đều là sư điệt bần tăng, đây là Giác Nguyệt. Ðây là Hoàng Quốc Bách sư điệt.
Ðây là Tân Quốc Lương sư điệt còn Tân, Dịch hai người này công tử đã gặp rồi.
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Vâng! Lệnh Hồ Xung này xin tham kiến mấy vị tiền bối. Vãn bối người bị trọng thương cử động
khó khăn l số không đủ xin các vị lượng thứ cho.
Tân Quốc Lương hắng giọng một tiếng rồi hỏi:
- Công tử bị trọng thương ư ?
Phương Sinh nói:
- Công tử bị trọng thương à? Quốc Tử! Có phải ngươi đả thương y không?
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Vì một lúc hiểu lầm, cái đó chẳng có chi đáng kể. Dịch tiền bối phất tay áo hất vãn bối đi lại đánh thêm một chưởng, may mà chưa chết ngay. Ðại sư đừng trách thêm Dịch tiền bối nữa.
Chàng nói câu này đổ tội mình bị trọng thương vào hết Dịch Quốc Tử. Chàng muốn cho Phương Sinh không để bốn tên sư điệt làm khó d mình, liền nói tiếp:
- Vụ này, Tân tiền bối ở trên Ngũ Bá Cương đã thấy rõ, nay được đại sư phật giá tới đây, vãn bối khỏi đem vụ này trình với nghiệp sư. Xin đại sư yên tâm. Vãn bối tuy thương thế trầm trọng khó lòng chữa khỏi, nhưng không vì thế mà để xảy chuyện xích mích giữa Ngũ nhạc kiếm phái và phái Thiếu Lâm.
Chàng nói câu này tỏ ra mình bị thương là tội ở Dịch Quốc Tử.
Dịch Quốc Tử cãi:
- Ngươi... nói nhăng rồi. Ngươi bị thương từ trước có liên quan gì đến ta?
Lệnh Hồ Xung thở dài nói:
- Vụ này Dịch tiền bối không nên nói nữa vì tiếng tâm đồn đại ra ngoài sẽ tổn thương đến danh dự
phái Thiếu Lâm.
Hoàng Quốc Bách, Tân Quốc Lương và Giác Nguyệt đều lẩm nhẩm gật đầu.
Trong thâm tâm ai cũng biết rõ những nhà sư pháp hiệu có chữ Phương ở chùa Thiếu Lâm thuộc vào hàng chí tôn. Tuy phái này riêng biệt không dính líu gì đến Ngũ nhạc kiếm phái, nhưng kể về vai vế thì những vị đó còn cao hơn chưởng môn các phái khác một bậc. Vì thế mà bọn Tân Quốc Lương, Dịch
Quốc Tử đều ở vai trên Lệnh Hồ Xung.
Dịch Quốc Tử động thủ đánh nhau với chàng đã có chỗ tị hiềm người trên ức hiếp kẻ dưới. Huống chi bên phái Thiếu Lâm lại có hai vị sư huynh sư đệ hiện diện đương trường, còn Lệnh Hồ Xung chỉ có một mình. Hơn nữa trước khi động thủ, Lệnh Hồ Xung đã bị thương sẵn. Giả tỷ Dịch Quốc Tử mà đánh chết thực sự một gã hậu bối phái Hoa Sơn thì có khỏi bị xử tử thường mạng, ít ra là phải tước mất võ công, trục xuất khỏi môn trường.
Dịch Quốc Tử nghĩ tới điểm này không khỏi táng đởm kinh hồn sắc mặt lợt lạt.
Phương Sinh đại sư nói:
- Lệnh Hồ thiếu hiệp! Tiểu thí chủ này hãy lại đây để bần tăng coi thương thế xem sao?
Lệnh Hồ Xung vâng lời tiến lại.
Phương Sinh đại sư nắm lấy cổ tay Lệnh Hồ Xung, đặt ngón tay lên huyệt Ðại Uyên và huyệt Kinh cừ để coi mạch cho chàng.
Nhà sư già liền cảm thấy trong người chàng phát sinh một luồng nội lực rất ly kỳ cổ quái hất văng
ngón tay lão ra.
Phương Sinh đại sư chấn động tâm thần. Lão là một bậc cao tăng đứng vào hàng cao nhất tại chùa Thiếu Lâm, đồng thời cũng là một trong những tay hảo thủ nổi tiếng ở phái này mà bị nội lực một chàng thiếu niên đẩy ngón tay lão ra được thì thiệt là một chuyện lão không bao giờ nghĩ tới.
Lão có biết đâu trong người Lệnh Hồ Xung có bảy luồng chân khí của Ðào cốc lục tiên và Bất giới hòa thượng thì võ công lão cao cường đến đâu trong khi lão không để ý đề phòng, dĩ nhiên chẳng tài nào chống nổi bảy luồng chân khí của bảy tay cao thủ hợp lại.
Phương Sinh đại sư cất tiếng la kinh ngạc:
- Ô hay!...
Rồi trợn ngược hai mắt lên nhìn Lệnh Hồ Xung, ngơ ngác hỏi:
- Thiếu hiệp! Dường như thí chủ không phải là đệ tử phái Hoa Sơn.
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Vãn bối đích thực là đệ tử phái Hoa Sơn. Chính là tên môn đồ thứ nhất mà tệ nghiệp sư là Nhạc tiên sinh đã thu nạp.
Phương Sinh đại sư hỏi:
- Thế thì vì lẽ gì về sau thí chủ lại đi theo bọn bàng môn tả đạo để luyện võ công của phái tà?
Dịch Quốc Tử xen vào:
- Bẩm sư thúc! Thằng nhỏ này đích đáng đã sử dụng võ công phái tà dù gã có chối cãi đến đâu cũng
không thoát được. Vừa rồi chúng ta đã thấy một người đàn bà đi sau gã lấp lánh, lấp lút, chắc không phải
hạng người ngay thật tử tế.
Lệnh Hồ Xung nghe hắn nhục mạ bà già kia thì khí tức xông lên tận cổ, chàng lớn tiếng:
- Các vị đã là danh môn đệ tử, sao còn ăn nói vô l? Bà đó không muốn gặp các vị thì thôi, hà tất phải tức giận?
Dịch Quốc Tử nói:
- Ngươi cứ kêu mụ ra đây! Cặp pháp nhơn của sư thúc ta chỉ ngó qua là biết ngay mụ thuộc hạng chính hay tà.
Lệnh Hồ Xung nói:
- Sở dĩ chúng ta tranh chấn cũng chỉ vì các vị vô l với lão nhân gia mà ra. Bây giờ lại còn nói nhăng nữa ư?
Nhà sư Giác Nguyệt lẳng lặng đứng bên từ nãy, bây giờ cũng xen vào:
- Lệnh Hồ thiếu hiệp! Vừa rồi tiểu tăng ở trên sườn núi cũng nhìn thấy người đàn bà đi sau thiếu hiệp chân bước rất mau lẹ, dường như không phải là bà già.
Lệnh Hồ Xung nói:
- Lão nhân gia cũng là người võ lâm thì thân pháp mau lẹ có chi là lạ?
Phương Sinh lắc đầu nói:
- Giác Nguyệt! Chúng ta đã là người xuất gia, sao còn ý bái kiến nữ quyến vào hàng trưởng bối nhà người ta? Thôi được! Lệnh Hồ thiếu hiệp! Trong vụ này có nhiều nghi vấn. Trong lúc nhất thời lão tăng chưa thể tham tường cho biết rõ được. Cả thương thế trong người thí chủ cũng không phải vì Dịch sư điệt động thủ gây ra. Bữa nay chúng ta tương ngộ cũng là có duyên với nhau rồi. Non xanh trơ đó, nước biếc còn đây. Bần tăng mong rằng bệnh tình thí chủ sớm đặng bình phục. Sau này chúng ta còn tái ngộ.
Lệnh Hồ Xung trong lòng kính phục vô cùng. Chàng lẩm bẩm:
- Bậc cao tăng chùa Thiếu Lâm quả nhiên khí độ không phải tầm thường.
Chàng liền khom lưng thi l nói:
- Vãn bối may mà được tham kiến đại sư...
Chàng chưa dứt lời đột nhiên nghe đánh soạt một tiếng Dịch Quốc Tử đã rút trường kiếm ra khỏi vỏ. Hắn la lên:
- Mụ đây rồi!
Ðoạn cả người lẫn kiếm hắn nhẩy xổ vào lùm cây chỗ bà già ẩn nấp.
Phương Sinh la lên:
- Dịch sư điệt không được vô lễ !
Bỗng nghe đánh binh một tiếng. Dịch Quốc Tử từ trong lùm cây nhảy vọt ra xa đến mấy trượng.
Tiếp theo một tiếng huỵch vang lên. Hắn rớt xuống đất, nằm dưỡn đừ, mặt ngửa lên trời. Chân tay giãy đành đạch mấy cái rồi nằm yên không nhúc nhích.
Bọn Phương Sinh đều giật mình kinh hãi, chạy lại gần coi thì thấy mặt mũi Dịch Quốc Tử máu thịt bầy nhầy, ngũ quan nát bét chẳng còn ra hình thù gì nữa, tựa hồ như bị trùy đồng, trùy sắt cực kỳ trầm trọng đập vào. Tay hắn vẫn còn cầm thanh trường kiếm mà tắt thở chết rồi.
Bọn Tân Quốc Lương, Hoàng Quốc Bách và Giác Nguyệt ba người căm hận, quát tháo om sòm, tay cầm binh khí tung mình nhảy xổ về phía lùm cây.
Phương Sinh đại sư dang hai tay ra. Tay áo tăng bào của lão phùng lên. Lão phát huy một luồng kình phong nhu hòa ngăn cản cả ba người lại.
Phương Sinh đại sư đẩy bọn Tân Quốc Lương lùi lại rồi hướng về phía lùm cây cất tiếng hỏi:
- Vị huynh đài ở Hắc Mộc Nhai nào đó?
Nhưng lùm cây kia vẫn im lặng không có tiếng người đáp lại.
Phương Sinh lại hỏi:
- Tệ phái cùng các đạo huynh ở Hắc Mộc Nhai chi điều gì xích mích đâu? Sao đạo huynh lại hạ độc thủ sát hại Dịch sư điệt của lão tăng?
Trong lùm cây vẫn không có tiếng trả lời.
Lệnh Hồ Xung nghĩ thầm:
- Phương Sinh đại sư lập đi lập lại ba chữ Hắc Mộc Nhai nhưng ta chưa nghe thấy tên này bao giờ không hiểu nó là cái gì?
Bỗng nghe Phương Sinh lại nói:
- Lão tăng cùng Ðông Phương giáo chủ có quen biết từ trước. Ðạo hữu đã hạ thủ sát nhân thì đôi bên ai phải ai trái sau này sẽ tính. Sao đạo hữu không xuất hiện để cùng nhau tương kiến?
Lệnh Hồ Xung tự hỏi:
- Ðông Phương giáo phái phải chăng là Ðông Phương Hoàng giáo chủ phe Ma giáo? Lão nổi tiếng là tay cao thủ đệ nhất hiện nay. Chẳng lẽ bà bà lại là người Ma giáo?
Bà già ẩn trong lùm cây thủy chung vẫn không lên tiếng.
Phương Sinh nói:
- Ðạo hữu nhất định không chịu lộ diện thì lão tăng phải vô l.
Nói đoạn Phương sinh đưa hai tay về phía sau lập tức trong tay áo nổi lên một luồng kình khí rồi đẩy về phía lùm cây.
Những tiếc răng rắc vang lên! Mấy chục cây lớn bị gẫy làm hai đoạn. Cành lá tung bay tới tấp.
Giữa lúc đó bỗng nghe đánh vèo một tiếng. Một bóng người trong lùm cây nhẩy ra.
Lệnh Hồ Xung vội xoay mình đi.
Tiếp theo là tiếng Tân Quốc Lương và Giác Nguyệt quát mắng lẫn tiếng binh khí chạm nhau như trời nổi trận mưa sa gió táp. Hiển nhiên bọn Phương Sinh đã cùng bà già khai din một cuộc chiến đấu.
Lúc đó vào khoảng giờ tỵ bóng mặt trời soi chênh chếch xuống. Lệnh Hồ Xung vì giữ lời ước hẹn nên tuy trong lòng hồi hộp mà không dám quay lại coi cuộc giao đấu. Chàng chợt nhìn thấy những bóng đen chuyển động dưới đất té ra bọn Phương Sinh đã vây bà già kia, trong tay Phương Sinh không cầm binh khí còn Giác Nguyệt sử cây phương tiện sản , Hoàng Quốc Bách sử đao, Tân Quốc Lương sử kiếm.
Bà già xử dụng một binh khí rất ngắn tựa hồ đao trủy thủ lại giống thanh Nga Mi thích. Binh khí này vừa ngắn vừa mỏng tưởng chừng trông suốt qua được, nhưng nhìn bóng in dưới đất nên không thấy rõ.
Bà già cùng Phương Sinh không nói gì còn bọn Tân, Hoàng, Giác quát tháo om xòm uy thế mãnh liệt ghê người.
Lệnh Hồ Xung nói:
- Có chuyện gì xin lấy lời lẽ ôn tồn mà nói. Các vị là nam tử mà vây đánh một bà già cao niên thì còn ra thế nào?
Hoàng Quốc Bách cười lạt nói:
- Bà lão già nua tuổi tác ư? Ha ha! Gã tiểu tử này mắt mở trừng trừng mà nói toàn chuyện mơ hồ.
Lão nói chưa dứt bỗng nghe Phương Sinh la:
- Hoàng... cẩn thận!
Hoàng Quốc Bách la lên một tiếng:
- Úi chao!
Dường như hắn bị thương khá nặng.
Lệnh Hồ Xung kinh hãi nhủ thầm:
- Võ công bà bà thật ghê gớm! Vừa rồi Phương Sinh đại sư dùng tụ phong đánh gẫy hàng chục cây cổ thụ, nội lực tưởng đã hiếm có trong võ lâm. Vậy mà bà đấu với ba người còn chiếm được thượng phong mới thật là khủng khiếp.
Tiếp theo Giác Nguyệt rú lên một tiếng rùng rợn, cây phương tiện sản nặng tới hơn ba chục cân tuột tay bay qua đầu Lệnh Hồ Xung rớt ra ngoài xa hàng mấy chục trượng, đập vào một hốc đá đánh choang một tiếng. Tia lửa cùng mạt đá bay tứ tung. Cây phương tiện sạn văng ngược trở lại.
Bóng đen chuyển động dưới đất bay giờ bớt đi hai người vì Hoàng Quốc Bách và Giác Nguyệt đã ngã lăn ra. Chỉ còn Phương Sinh và Tân Quốc Lương vẫn ra sức chiến đấu.
Phương Sinh nói:
- Tội nghiệp! Tội nghiệp! Nữ thí chủ hạ độc thủ giết luôn ba sư điệt của lão tăng. Vậy lão tăng phải thi triển toàn lực để chiến đấu.
Keng keng, mấy tiếng vang lên! Hiển nhiên Phương Sinh đã dùng binh khí.
Lệnh Hồ Xung cảm thấy kình phong mỗi lúc một thêm mãnh liệt bức bách chàng phải lùi ra xa từng bước. Nếu không thì chẳng thể đứng vững. Sau khi dùng binh khí, vị cao tăng chùa Thiếu Lâm quả nhiên bản lãnh phi thường.
Cuộc chiến đấu lập tức thay đổi bộ mặt, Lệnh Hồ Xung thấp thoáng nghe thấy tiếng thở dồn dập của bà bà, dường như không còn đủ nội lực để chống chọi.
Phương Sinh đại sư nói:
- Nữ thí chủ hãy hạ khí giới xuống! Lão tăng không làm khó d nữ thí chủ đâu! Nữ thí chủ chỉ việc theo lão tăng về chùa Thiếu Lâm bẩm rõ với phương trượng sư huynh để người phát lạc.
Bà già không trả lời tiếp tục hướng về phía Tân Quốc Lương đánh mạnh mấy chiêu. Tân Quốc Lương không sao chống đỡ được phải nhảy ra ngoài vòng chiến. Hắn chờ Phương Sinh giao đấu với bà ta, định thần lại rồi cả tiếng thóa mạ:
- Nữ tặc kia! Bữa nay bọn ta không băm vằm mi nát như tương thì phái Thiếu Lâm còn đứng vững trong võ lâm làm sao được?
Rồi hắn lại vung kiếm xông vào tiến đánh mãnh liệt.
/225
|