Nó đang giày vò Lương Nghiên từng giây từng phút.
Sau khi Lâm Hiểu Thanh đi khỏi, Triệu Yên Tích liền kéo Lương Nghiên vào trong phòng ngủ.
“Cậu... không định xem sao?” Cô ấy đưa cho cô bức thư trong tay.
Lương Nghiên lập tức nhét vào hòm.
Triệu Yên Tích thấp thỏm: “Lương Nghiên, đã trôi qua lâu như vậy rồi, hay là cậu xem xem đi, biết đâu có những lời quan trọng“.
“Người đã chết rồi, vài câu nói thì có gì quan trọng?” Lương Nghiên kéo chặt khóa lại.
“Nếu đã không quan trọng, vì sao cậu không dám đọc?”
Lương Nghiên chợt khựng lại.
Triệu Yên Tích tiến lại gần, hỏi lại lần nữa: “Lương Nghiên, vì sao cậu không dám đọc?“.
“Không phải là mình không dám.”
“Vậy thì vì sao?” Triệu Yên Tích hiếm khi hỏi một cách cố chấp như vậy.
“Không có ý nghĩa gì.”
“Thế ư, vậy sao cậu không vứt đi? Mặc dù mình là người nhận, nhưng cậu cũng không vứt đi, thực ra trong lòng cậu vẫn quan tâm tới mẹ, phải không?”
“Không.” Lương Nghiên gần như phủ nhận không hề suy nghĩ: “Bà ta không đáng để mình quan tâm“.
“Cậu nói dối, Lương Nghiên...”
Triệu Yên Tích cảm thấy dù không thẳng thắn nói ra thì những vấn đề này vẫn vĩnh viễn tồn tại. Những chuyện không vui cứ mãi nghẹn lại trong cổ họng Lương Nghiên, chẳng biết khi nào mới tan đi. Cô ấy do dự một lát rồi nói: “Cậu biết không, trước đây khi ngủ cậu hay nói mơ, lúc đó mình đã nghe thấy rồi“.
“Nghe thấy chuyện gì?”
“Cậu bảo cô Thẩm là đừng bỏ rơi cậu.”
Thật ra còn những chuyện khác nữa nhưng Triệu Yên Tích không đành lòng nói.
Thân thế của Lương Nghiên luôn là một đề tài bí mật hoàn toàn với hàng xóm láng giềng, nhưng vẫn không cản được tâm lý hiếu kỳ một vài người tọc mạch, không ít người nhỏ to bàn tán sau lưng. Mấy năm nay, Triệu Yên Tích phía này nghe một câu, phía kia biết một chuyện, cộng thêm những sự thật mà cô ấy tận mắt chứng kiến, tổng hợp lại cũng hiểu được tám, chín phần.
Cô ấy biết, câu nói trong mơ của Lương Nghiên là có nguyên do.
Người trong tiểu khu đều biết Lương Nghiên là con riêng.
Thẩm Ngọc không kết hôn nhưng lại có thai. Vừa đẻ Lương Nghiên ra là bà đã bỏ cô lại cho bà ngoại của Lương Nghiên. Năm Lương Nghiên sáu tuổi, bà mới được xuất hiện. Nhưng cách một ngày sau khi cô đi học về thì bà đã bỏ đi.
Triệu Yên Tích còn nhớ rõ cả buổi tối hôm ấy Lương Nghiên không nói câu nào.
Lần xuất hiện tiếp theo của Thẩm Ngọc là khoảng tháng 5 một năm sau, khi đó bà ngoại của cô đã mất được một tháng.
Chuyện xảy ra trong tháng đó, Triệu Yên Tích chỉ mong Lương Nghiên vĩnh viễn quên đi, không bao giờ nhớ lại nữa, nhưng cô ấy cũng biết là không thể.Chẳng có đứa bé bảy tuổi nào lại có thể ngủ một mình bên cạnh người bà đã mất hai ngày liền.
Nếu không vì cô ấy vừa hay tới đó đón Tết Lao động, lại đúng dịp tới tìm Lương Nghiên chơi. Cô ấy không dám nghĩ Lương Nghiên sẽ ra sao, cả một tiểu khu hoàn toàn không ai phát hiện ra hai bà cháu họ hai ngày liền không ra khỏi cửa.
Về sau chính hàng xóm góp tiền lại làm ma chay cho bà ngoại, còn bà ngoại của Triệu Yên Tích thì đón cô về chăm sóc.
Thẩm Ngọc thì một tháng sau mới xuất hiện. Bà bán nhà, dẫn Lương Nghiên đi.
Từ đó về sau Triệu Yên Tích không gặp lại Thẩm Ngọc nữa, về sau mới biết bà cũng mất đúng năm đó, vì tự sát. Vì chuyện này, Lương Nghiên trở về bên cạnh bố đẻ. Về sau nữa, năm lên lớp Mười, không biết đã xảy ra chuyện gì mà Lương Nghiên bị đưa về Du Thành, tới bây giờ vẫn chưa quay trở lại nhà họ Lương.
Nếu nói rằng Lương Nghiên hận Thẩm Ngọc thì Triệu Yên Tích có thể hiểu được nhưng cô ấy lại phát hiện mọi việc không đơn giản như thế. Giống như hiện tại, Lương Nghiên nghe thấy người khác nhắc đến Thẩm Ngọc thì tâm trạng sẽ rất tệ, nhưng cô luôn nhẫn nhịn. Cô không đọc thư của Thẩm Ngọc lại không vứt đi, nút thắt vĩnh viễn nằm ở đó. Vào những lúc người ngoài không hay biết, nó đang giày vò Lương Nghiên từng giây từng phút.
Triệu Yên Tích quyết định nói toạc ra hết.
“Lương Nghiên, cậu xem cô ấy nói gì, sau đó, cậu nghĩ gì cậu cũng tâm sự hết ra, có thể cậu sẽ không còn khó chịu như vậy nữa.”
Nhưng Lương Nghiên rõ ràng không hợp tác.
“Không có gì khó chịu cả.” Cô cố chấp nói: “Mình quên lâu rồi“.
Trước khi rời khỏi Du Thành, cuộc đối thoại ấy không thể tiếp tục nữa.
Chuyến tàu giữa tháng chín một lần nữa đưa Lương Nghiên và Triệu Yên Tích trở về thành phố Nam An.
Cuộc sống trở lại bình thường như trước, mọi chuyện trong kỳ nghỉ đều chỉ như một bản nhạc chen ngang, ngoài việc từ từ bị lãng quên thì dường như không còn kết cục nào khá hơn.
Sau khi vào học, Lương Nghiên trở thành đàn chị năm tư.
Cuộc sống của cô không có quá nhiều thay đổi, chỉ là giờ học ít đi rất nhiều, cuối tháng chín sẽ nộp thẳng tài liệu nghiên cứu vào viện, lúc bấy giờ chỉ còn một buổi học vào mỗi thứ Ba hàng tuần.
Các bạn của cô đa phần đều đang chuẩn bị tinh thần hoặc học lên nghiên cứu sinh, hoặc đi tìm việc. Những người đã chắc chắn lên thẳng nghiên cứu sinh cũng đi tìm nơi thực tập và kiêm chức.
Nhưng Lương Nghiên thì vẫn dựa vào bản thảo để sống qua ngày, thi thoảng ra ngoài nhận phiên dịch một buổi họp.
Triệu Yên Tích đang ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi.
Căn nhà họ thuê nằm ở đường Vân Dương, không xa Đại học A của Lương Nghiên cho lắm, cũng gần trường Đại học Sư phạm mà Triệu Yên Tích báo thi. Triệu Yên Tích cảm thấy Lương Nghiên cực kỳ thần thông quảng đại, không biết tìm được ai mà có được thẻ vào trường của Đại học Sư phạm, có thể để cô ấy vào được thư viện, cũng có thể tới căng tin ăn cơm. Có điều, việc chiếm chỗ trong thư viện là một vấn đề, thường xuyên hết chỗ.Buổi tối Triệu Yên Tích tỉnh như sáo, ngủ muộn, giấc ngủ buổi sáng là tuyệt nhất. Liên tục mấy ngày vì muốn chiếm chỗ, cô ấy phải dậy sớm, một đôi mắt linh động đã xuất hiện hai quầng thâm to đùng.
Cô ấy muốn ở nhà ôn tập, nhưng sau một lần thử thì thấy hiệu quả cực tệ, học từ mới cũng nằm lên giường. Dù có Lương Nghiên giám sát cũng vô dụng, cô ấy không kiên trì nổi, một lúc sau đã muốn buôn dưa lê với Lương Nghiên.
Chưa được vài ngày, Lương Nghiên cũng không trụ nổi. Cô tìm kiếm một lượt trên diễn đàn các trường đại học và cao đẳng ở Nam An, tìm được mấy phòng tự học bên ngoài trường có tiếng tăm khá tốt. Sau khi chọn lọc, họ quyết định tới phòng học E gần trường Đại học A nhất.
E là viết tắt của Eagle, thế nên các bạn trên diễn đàn gọi nó bằng một cái tên thân thương là phòng học diều hâu.Điều kiện mà họ miêu tả trên bài viết vô cùng kích thích, mở cửa 24/24, mỗi người một phòng độc lập, phí đặt chỗ 300 đồng một tháng. Ở đại sảnh có cung cấp lò vi sóng, máy nước, góc thư viện, máy in, có thể dùng bất kỳ lúc nào, ở quầy lễ tân còn bán đồ ăn vặt và nước uống.
Ngày hôm sau, Lương Nghiên dẫn Triệu Yên Tích qua đó, nhận được từ cô ấy một đoạn tin nhắn thoại kích động quá mức:
“Chỗ này tuyệt chết mất, hiệu suất tăng vọt!”
Lúc ấy Lương Nghiên đang ở nhà ăn. Buổi sáng cô nhận được điện thoại của giáo viên hướng dẫn sắp tới, lúc này vừa ăn xong miếng cuối cùng. Nghe xong tin nhắn, cô nhắn lại một icon xoa đầu tỏ ý tán dương rồi nhanh chóng thu dọn bát đĩa, vội lên tòa nhà số 6.
Giáo viên họ Chung đó làm việc rất hùng hổ, ghét nhất là ai đi muộn. Lương Nghiên trước kia từng giúp việc cho ông, nắm tường tận tính khí của ông.
Quả nhiên, vừa tới văn phòng, thầy Chung đã có mặt.
Lương Nghiên vừa vào, ông đã ném cho một mảnh giấy nhớ, bên trên chỉ có vài chữ và một email.
Lời dặn dò của thầy Chung rất xúc tích: “Liên hệ nhà này, hẹn một nhiếp ảnh gia, 8 giờ ngày 28, quay phim tư liệu dạy học từ xa tại phòng 1101 tòa nhà phía Bắc. Ngoài ra, hôm nay em tới địa điểm này xin phòng trước, rồi thông báo cho viện, người tham gia sẽ sắp xếp sinh viên tình nguyện giúp đỡ“.
Lương Nghiên đọc kỹ, là phòng làm việc của nhiếp ảnh gia. Không hiểu vì sao trên này chỉ viết địa chỉ email, cũng không để thêm số điện thoại, thật ra gọi điện thoại là phương pháp nhanh nhất mà.
Sau khi trở về, Lương Nghiên đặt lịch hẹn theo yêu cầu qua email, nửa tiếng sau thì nhận được hồi âm.
Lương Nghiên đọc xong email, lưu số điện thoại liên lạc của đối phương vào di động.
Buổi tối ngày 27, Lương Nghiên đặc biệt nhắn tin nhắc nhở đối phương hôm sau là ngày quay phim chụp hình. Sau khi nhận được hồi âm, cô lại nhanh chóng ghi lại danh thiếp chuyển cho người phụ trách hội sinh viên.
Nhiệm vụ của cô tới đây là kết thúc.
Hôm sau, ngày 28, Lương Nghiên tới bệnh viện thành phố kiểm tra sức khỏe. Triệu Yên Tích nhất quyết đòi đi theo. Buổi trưa nhận được kết quả, Triệu Yên Tích giật lấy, đọc xong mới thở phào.
“Không sao.”
Lương Nghiên cũng đọc qua một lượt, đúng là không có gì bất thường. Hai người họ cùng ăn bữa cơm, chậm rãi ngồi xe buýt trở về. Tới phòng học diều hâu ở đường Học Uyển, Triệu Yên Tích xuống xe trước: “Hôm nay mình cố học thêm một chút, chắc sẽ về muộn đấy“.
“Mình biết rồi.”
Cửa xe đóng lại, Lương Nghiên quay đầu nhìn phía trước, phát hiện hàng cây hai bên đường đã ngả vàng rồi.
Di động đột ngột vang lên. Lương Nghiên tỉnh lại, cúi đầu nhìn. Trong nhóm chat có người nhắn tin, là người phụ trách hội sinh viên, thông báo với mọi người rằng công việc quay phim chụp hình suốt bốn tiếng cuối cùng cũng kết thúc, sau đó bên dưới là một loạt icon tung bông chúc mừng, có người còn phát lì xì.
Giật xong lì xì, một cô bé tình nguyện viên gửi tới một tin nhắn, hỏi mọi người có cảm thấy vị nhiếp ảnh gia hôm nay rất đẹp trai không. Vừa mới đó đã có một loạt tin nhắn đồng tình và biểu cảm “bụm miệng cười” được gửi đến.
Cô bé kia thẳng thừng nhắn tin “+10086”*.
*Thói quen nhắn tin wechat của người Trung Quốc, khi đồng ý với ý kiến nào đó, họ sẽ dùng phương pháp “+1” để thể hiện mình cùng quan điểm.
Thế là có người gào lên đòi ảnh.
Mới đó đã có người tốt gửi ảnh qua, là một bóng lưng.
Lương Nghiên tiện tay mở lên, nhìn rõ ảnh HD...
Mái tóc ngắn, bờ vai rộng, hông thon, chiếc áo phông trắng, chiếc quần thoải mái và một bóng lưng thẳng tắp.
Nhìn xong cô quay lại đã thấy tin nhắn mới, một loạt các dòng “Cầu ảnh chính diện“.
Đồng chí kia luyến tiếc nói rằng không dám chụp.
Bên dưới lại có một loạt các tin: “Cầu phương thức liên lạc”, “Cầu số điện thoại”, “Cầu nick weixin“...
Em gái phụ trách quăng số điện thoại còn @ tên của Lương Nghiên, ý muốn nói đây là số cô đưa, nhưng cô ấy đã thử rồi, dùng số di động không tìm được weixin.
Các em gái khác gửi một loạt icon mặt mếu.
Lương Nghiên nhìn mà bỗng phì cười. Mấy em gái khóa trước đáng yêu thật, cô thật muốn gửi một loạt icon béo má.
Xe buýt đi tới trạm ở Đại học A, Lương Nghiên cất di động bước xuống xe, đi vửa ngách vào trường. Ngang qua sân thể dục, một chiếc ô tô màu đen đi ngang qua cô.
Lương Nghiên vô tình liếc mắt, nhìn vị trí ghế lái phụ.
Cô ngẩn người, khi nhìn lại thì nó đã đi xa rồi.
Lương Nghiên đứng đờ ra đó mấy giây, vô thức đi vài bước về phía đó, nhìn thấy chiếc xe đã chạy ra khỏi cổng trường.
Cô không nhìn rõ biển số xe.
Buổi tối, Lương Nghiên gọi tới điện thoại của Trương Bình, chuông đổ mãi mà không ai bắt máy, cô đột ngột ngắt cuộc gọi.
Gọi rồi phải hỏi gì đây?
Hỏi họ đã về Nam An chưa à?
Hình như chuyện này chẳng liên quan gì đến cô cả.
Lương Nghiên nhăn mặt, ngẫm nghĩ một lúc lâu vẫn không ra lý do. Cô bỏ di động xuống.
Vài giây sau, lại cầm lên nhìn giờ. Mười rưỡi tối, đến giờ đi đón Triệu Yên Tích rồi.
Lương Nghiên đang định ra khỏi nhà thì chuông di động vang lên.
Có một email mới gửi tới.
Sau khi Lâm Hiểu Thanh đi khỏi, Triệu Yên Tích liền kéo Lương Nghiên vào trong phòng ngủ.
“Cậu... không định xem sao?” Cô ấy đưa cho cô bức thư trong tay.
Lương Nghiên lập tức nhét vào hòm.
Triệu Yên Tích thấp thỏm: “Lương Nghiên, đã trôi qua lâu như vậy rồi, hay là cậu xem xem đi, biết đâu có những lời quan trọng“.
“Người đã chết rồi, vài câu nói thì có gì quan trọng?” Lương Nghiên kéo chặt khóa lại.
“Nếu đã không quan trọng, vì sao cậu không dám đọc?”
Lương Nghiên chợt khựng lại.
Triệu Yên Tích tiến lại gần, hỏi lại lần nữa: “Lương Nghiên, vì sao cậu không dám đọc?“.
“Không phải là mình không dám.”
“Vậy thì vì sao?” Triệu Yên Tích hiếm khi hỏi một cách cố chấp như vậy.
“Không có ý nghĩa gì.”
“Thế ư, vậy sao cậu không vứt đi? Mặc dù mình là người nhận, nhưng cậu cũng không vứt đi, thực ra trong lòng cậu vẫn quan tâm tới mẹ, phải không?”
“Không.” Lương Nghiên gần như phủ nhận không hề suy nghĩ: “Bà ta không đáng để mình quan tâm“.
“Cậu nói dối, Lương Nghiên...”
Triệu Yên Tích cảm thấy dù không thẳng thắn nói ra thì những vấn đề này vẫn vĩnh viễn tồn tại. Những chuyện không vui cứ mãi nghẹn lại trong cổ họng Lương Nghiên, chẳng biết khi nào mới tan đi. Cô ấy do dự một lát rồi nói: “Cậu biết không, trước đây khi ngủ cậu hay nói mơ, lúc đó mình đã nghe thấy rồi“.
“Nghe thấy chuyện gì?”
“Cậu bảo cô Thẩm là đừng bỏ rơi cậu.”
Thật ra còn những chuyện khác nữa nhưng Triệu Yên Tích không đành lòng nói.
Thân thế của Lương Nghiên luôn là một đề tài bí mật hoàn toàn với hàng xóm láng giềng, nhưng vẫn không cản được tâm lý hiếu kỳ một vài người tọc mạch, không ít người nhỏ to bàn tán sau lưng. Mấy năm nay, Triệu Yên Tích phía này nghe một câu, phía kia biết một chuyện, cộng thêm những sự thật mà cô ấy tận mắt chứng kiến, tổng hợp lại cũng hiểu được tám, chín phần.
Cô ấy biết, câu nói trong mơ của Lương Nghiên là có nguyên do.
Người trong tiểu khu đều biết Lương Nghiên là con riêng.
Thẩm Ngọc không kết hôn nhưng lại có thai. Vừa đẻ Lương Nghiên ra là bà đã bỏ cô lại cho bà ngoại của Lương Nghiên. Năm Lương Nghiên sáu tuổi, bà mới được xuất hiện. Nhưng cách một ngày sau khi cô đi học về thì bà đã bỏ đi.
Triệu Yên Tích còn nhớ rõ cả buổi tối hôm ấy Lương Nghiên không nói câu nào.
Lần xuất hiện tiếp theo của Thẩm Ngọc là khoảng tháng 5 một năm sau, khi đó bà ngoại của cô đã mất được một tháng.
Chuyện xảy ra trong tháng đó, Triệu Yên Tích chỉ mong Lương Nghiên vĩnh viễn quên đi, không bao giờ nhớ lại nữa, nhưng cô ấy cũng biết là không thể.Chẳng có đứa bé bảy tuổi nào lại có thể ngủ một mình bên cạnh người bà đã mất hai ngày liền.
Nếu không vì cô ấy vừa hay tới đó đón Tết Lao động, lại đúng dịp tới tìm Lương Nghiên chơi. Cô ấy không dám nghĩ Lương Nghiên sẽ ra sao, cả một tiểu khu hoàn toàn không ai phát hiện ra hai bà cháu họ hai ngày liền không ra khỏi cửa.
Về sau chính hàng xóm góp tiền lại làm ma chay cho bà ngoại, còn bà ngoại của Triệu Yên Tích thì đón cô về chăm sóc.
Thẩm Ngọc thì một tháng sau mới xuất hiện. Bà bán nhà, dẫn Lương Nghiên đi.
Từ đó về sau Triệu Yên Tích không gặp lại Thẩm Ngọc nữa, về sau mới biết bà cũng mất đúng năm đó, vì tự sát. Vì chuyện này, Lương Nghiên trở về bên cạnh bố đẻ. Về sau nữa, năm lên lớp Mười, không biết đã xảy ra chuyện gì mà Lương Nghiên bị đưa về Du Thành, tới bây giờ vẫn chưa quay trở lại nhà họ Lương.
Nếu nói rằng Lương Nghiên hận Thẩm Ngọc thì Triệu Yên Tích có thể hiểu được nhưng cô ấy lại phát hiện mọi việc không đơn giản như thế. Giống như hiện tại, Lương Nghiên nghe thấy người khác nhắc đến Thẩm Ngọc thì tâm trạng sẽ rất tệ, nhưng cô luôn nhẫn nhịn. Cô không đọc thư của Thẩm Ngọc lại không vứt đi, nút thắt vĩnh viễn nằm ở đó. Vào những lúc người ngoài không hay biết, nó đang giày vò Lương Nghiên từng giây từng phút.
Triệu Yên Tích quyết định nói toạc ra hết.
“Lương Nghiên, cậu xem cô ấy nói gì, sau đó, cậu nghĩ gì cậu cũng tâm sự hết ra, có thể cậu sẽ không còn khó chịu như vậy nữa.”
Nhưng Lương Nghiên rõ ràng không hợp tác.
“Không có gì khó chịu cả.” Cô cố chấp nói: “Mình quên lâu rồi“.
Trước khi rời khỏi Du Thành, cuộc đối thoại ấy không thể tiếp tục nữa.
Chuyến tàu giữa tháng chín một lần nữa đưa Lương Nghiên và Triệu Yên Tích trở về thành phố Nam An.
Cuộc sống trở lại bình thường như trước, mọi chuyện trong kỳ nghỉ đều chỉ như một bản nhạc chen ngang, ngoài việc từ từ bị lãng quên thì dường như không còn kết cục nào khá hơn.
Sau khi vào học, Lương Nghiên trở thành đàn chị năm tư.
Cuộc sống của cô không có quá nhiều thay đổi, chỉ là giờ học ít đi rất nhiều, cuối tháng chín sẽ nộp thẳng tài liệu nghiên cứu vào viện, lúc bấy giờ chỉ còn một buổi học vào mỗi thứ Ba hàng tuần.
Các bạn của cô đa phần đều đang chuẩn bị tinh thần hoặc học lên nghiên cứu sinh, hoặc đi tìm việc. Những người đã chắc chắn lên thẳng nghiên cứu sinh cũng đi tìm nơi thực tập và kiêm chức.
Nhưng Lương Nghiên thì vẫn dựa vào bản thảo để sống qua ngày, thi thoảng ra ngoài nhận phiên dịch một buổi họp.
Triệu Yên Tích đang ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi.
Căn nhà họ thuê nằm ở đường Vân Dương, không xa Đại học A của Lương Nghiên cho lắm, cũng gần trường Đại học Sư phạm mà Triệu Yên Tích báo thi. Triệu Yên Tích cảm thấy Lương Nghiên cực kỳ thần thông quảng đại, không biết tìm được ai mà có được thẻ vào trường của Đại học Sư phạm, có thể để cô ấy vào được thư viện, cũng có thể tới căng tin ăn cơm. Có điều, việc chiếm chỗ trong thư viện là một vấn đề, thường xuyên hết chỗ.Buổi tối Triệu Yên Tích tỉnh như sáo, ngủ muộn, giấc ngủ buổi sáng là tuyệt nhất. Liên tục mấy ngày vì muốn chiếm chỗ, cô ấy phải dậy sớm, một đôi mắt linh động đã xuất hiện hai quầng thâm to đùng.
Cô ấy muốn ở nhà ôn tập, nhưng sau một lần thử thì thấy hiệu quả cực tệ, học từ mới cũng nằm lên giường. Dù có Lương Nghiên giám sát cũng vô dụng, cô ấy không kiên trì nổi, một lúc sau đã muốn buôn dưa lê với Lương Nghiên.
Chưa được vài ngày, Lương Nghiên cũng không trụ nổi. Cô tìm kiếm một lượt trên diễn đàn các trường đại học và cao đẳng ở Nam An, tìm được mấy phòng tự học bên ngoài trường có tiếng tăm khá tốt. Sau khi chọn lọc, họ quyết định tới phòng học E gần trường Đại học A nhất.
E là viết tắt của Eagle, thế nên các bạn trên diễn đàn gọi nó bằng một cái tên thân thương là phòng học diều hâu.Điều kiện mà họ miêu tả trên bài viết vô cùng kích thích, mở cửa 24/24, mỗi người một phòng độc lập, phí đặt chỗ 300 đồng một tháng. Ở đại sảnh có cung cấp lò vi sóng, máy nước, góc thư viện, máy in, có thể dùng bất kỳ lúc nào, ở quầy lễ tân còn bán đồ ăn vặt và nước uống.
Ngày hôm sau, Lương Nghiên dẫn Triệu Yên Tích qua đó, nhận được từ cô ấy một đoạn tin nhắn thoại kích động quá mức:
“Chỗ này tuyệt chết mất, hiệu suất tăng vọt!”
Lúc ấy Lương Nghiên đang ở nhà ăn. Buổi sáng cô nhận được điện thoại của giáo viên hướng dẫn sắp tới, lúc này vừa ăn xong miếng cuối cùng. Nghe xong tin nhắn, cô nhắn lại một icon xoa đầu tỏ ý tán dương rồi nhanh chóng thu dọn bát đĩa, vội lên tòa nhà số 6.
Giáo viên họ Chung đó làm việc rất hùng hổ, ghét nhất là ai đi muộn. Lương Nghiên trước kia từng giúp việc cho ông, nắm tường tận tính khí của ông.
Quả nhiên, vừa tới văn phòng, thầy Chung đã có mặt.
Lương Nghiên vừa vào, ông đã ném cho một mảnh giấy nhớ, bên trên chỉ có vài chữ và một email.
Lời dặn dò của thầy Chung rất xúc tích: “Liên hệ nhà này, hẹn một nhiếp ảnh gia, 8 giờ ngày 28, quay phim tư liệu dạy học từ xa tại phòng 1101 tòa nhà phía Bắc. Ngoài ra, hôm nay em tới địa điểm này xin phòng trước, rồi thông báo cho viện, người tham gia sẽ sắp xếp sinh viên tình nguyện giúp đỡ“.
Lương Nghiên đọc kỹ, là phòng làm việc của nhiếp ảnh gia. Không hiểu vì sao trên này chỉ viết địa chỉ email, cũng không để thêm số điện thoại, thật ra gọi điện thoại là phương pháp nhanh nhất mà.
Sau khi trở về, Lương Nghiên đặt lịch hẹn theo yêu cầu qua email, nửa tiếng sau thì nhận được hồi âm.
Lương Nghiên đọc xong email, lưu số điện thoại liên lạc của đối phương vào di động.
Buổi tối ngày 27, Lương Nghiên đặc biệt nhắn tin nhắc nhở đối phương hôm sau là ngày quay phim chụp hình. Sau khi nhận được hồi âm, cô lại nhanh chóng ghi lại danh thiếp chuyển cho người phụ trách hội sinh viên.
Nhiệm vụ của cô tới đây là kết thúc.
Hôm sau, ngày 28, Lương Nghiên tới bệnh viện thành phố kiểm tra sức khỏe. Triệu Yên Tích nhất quyết đòi đi theo. Buổi trưa nhận được kết quả, Triệu Yên Tích giật lấy, đọc xong mới thở phào.
“Không sao.”
Lương Nghiên cũng đọc qua một lượt, đúng là không có gì bất thường. Hai người họ cùng ăn bữa cơm, chậm rãi ngồi xe buýt trở về. Tới phòng học diều hâu ở đường Học Uyển, Triệu Yên Tích xuống xe trước: “Hôm nay mình cố học thêm một chút, chắc sẽ về muộn đấy“.
“Mình biết rồi.”
Cửa xe đóng lại, Lương Nghiên quay đầu nhìn phía trước, phát hiện hàng cây hai bên đường đã ngả vàng rồi.
Di động đột ngột vang lên. Lương Nghiên tỉnh lại, cúi đầu nhìn. Trong nhóm chat có người nhắn tin, là người phụ trách hội sinh viên, thông báo với mọi người rằng công việc quay phim chụp hình suốt bốn tiếng cuối cùng cũng kết thúc, sau đó bên dưới là một loạt icon tung bông chúc mừng, có người còn phát lì xì.
Giật xong lì xì, một cô bé tình nguyện viên gửi tới một tin nhắn, hỏi mọi người có cảm thấy vị nhiếp ảnh gia hôm nay rất đẹp trai không. Vừa mới đó đã có một loạt tin nhắn đồng tình và biểu cảm “bụm miệng cười” được gửi đến.
Cô bé kia thẳng thừng nhắn tin “+10086”*.
*Thói quen nhắn tin wechat của người Trung Quốc, khi đồng ý với ý kiến nào đó, họ sẽ dùng phương pháp “+1” để thể hiện mình cùng quan điểm.
Thế là có người gào lên đòi ảnh.
Mới đó đã có người tốt gửi ảnh qua, là một bóng lưng.
Lương Nghiên tiện tay mở lên, nhìn rõ ảnh HD...
Mái tóc ngắn, bờ vai rộng, hông thon, chiếc áo phông trắng, chiếc quần thoải mái và một bóng lưng thẳng tắp.
Nhìn xong cô quay lại đã thấy tin nhắn mới, một loạt các dòng “Cầu ảnh chính diện“.
Đồng chí kia luyến tiếc nói rằng không dám chụp.
Bên dưới lại có một loạt các tin: “Cầu phương thức liên lạc”, “Cầu số điện thoại”, “Cầu nick weixin“...
Em gái phụ trách quăng số điện thoại còn @ tên của Lương Nghiên, ý muốn nói đây là số cô đưa, nhưng cô ấy đã thử rồi, dùng số di động không tìm được weixin.
Các em gái khác gửi một loạt icon mặt mếu.
Lương Nghiên nhìn mà bỗng phì cười. Mấy em gái khóa trước đáng yêu thật, cô thật muốn gửi một loạt icon béo má.
Xe buýt đi tới trạm ở Đại học A, Lương Nghiên cất di động bước xuống xe, đi vửa ngách vào trường. Ngang qua sân thể dục, một chiếc ô tô màu đen đi ngang qua cô.
Lương Nghiên vô tình liếc mắt, nhìn vị trí ghế lái phụ.
Cô ngẩn người, khi nhìn lại thì nó đã đi xa rồi.
Lương Nghiên đứng đờ ra đó mấy giây, vô thức đi vài bước về phía đó, nhìn thấy chiếc xe đã chạy ra khỏi cổng trường.
Cô không nhìn rõ biển số xe.
Buổi tối, Lương Nghiên gọi tới điện thoại của Trương Bình, chuông đổ mãi mà không ai bắt máy, cô đột ngột ngắt cuộc gọi.
Gọi rồi phải hỏi gì đây?
Hỏi họ đã về Nam An chưa à?
Hình như chuyện này chẳng liên quan gì đến cô cả.
Lương Nghiên nhăn mặt, ngẫm nghĩ một lúc lâu vẫn không ra lý do. Cô bỏ di động xuống.
Vài giây sau, lại cầm lên nhìn giờ. Mười rưỡi tối, đến giờ đi đón Triệu Yên Tích rồi.
Lương Nghiên đang định ra khỏi nhà thì chuông di động vang lên.
Có một email mới gửi tới.
/51
|