Tương tự như trên, câu chuyện dưới đây cũng liên quan tới ghi chép của tôi, và nó được cất trong cái tủ không số bí ẩn ở Cục Công an thành phố. Nghe nói, chỉ có một người có chìa khóa cái tủ sắt ấy, ông ta là Ba Du Sinh - tổ trưởng tổ Trọng Án thuộc đại đội Cảnh sát hình sự. Cho nên, tôi không thể biết tập tư liệu này méo tròn ra sao.
Tuy nhiên, tôi có thể “xem” vụ việc rất rõ ràng. Đó là do sau khi chuyện nọ xảy ra, tôi đã nghe người ta nói về nó, lại thêm chút tưởng tượng, nên cũng có thể cho là vụ ấy đang được “truyền hình trực tiếp” ở ngay trước mặt.
Khoảng 11h đêm ngày 06 tháng 08, Cố Chí Hào trang bị vũ trang đầy đủ rồi đi một mình tới khu vực khảo cổ văn hóa “dốc Mễ Lung (xay gạo)”. Thật ra cái “vũ trang đầy đủ” chỉ là “vũ khí lạnh” và chủ yếu mang theo những loại dụng cụ dùng cho việc khai quật khảo cổ như: xẻng Lạc Dương*, kim thăm dò có thể kéo dài và thu ngắn lại**, lưỡi dao, búa, móc dài, tất nhiên còn bao gồm một đèn pin công suất cao.
(* là loại xẻng đặc dụng, một loại công cụ khảo cổ học, được tạo thành từ nửa cung tròn hình trụ.
** phỏng đoán nó giống như ăng-ten râu (hoặc cần câu cá) có thể kéo dài và thu ngắn lại. Công dụng đâm xuống đất tìm kiếm vật cản (hoặc hang rỗng), cũng giống như chiến tranh ngày xưa dùng dò hầm.)
Cố Chí Hào năm nay mới mười chín tuổi.
Nhưng Cố Chí Hào đã được xem như một huyền thoại nhỏ. Cậu ta có thể tự hào nói: “Tôi là người trộm mộ ‘chuyên nghiệp’ đầu tiên đã trộm thành công 90 ngôi mộ.” Ngay cả ở trong “ngành” cậu cũng có tí danh tiếng, với chuyện: đã từng “công tác” trong vụ trộm mộ Bắc Hán ở Vân Nam làm chấn động ngành Cảnh sát, và cũng từng đảm nhiệm chức cố vấn chuyên nghiệp về trộm mộ cho Nam Phái Tam Thúc*.
(* tác giả “Đạo mộ bút ký”.)
Theo cậu, tổ tiên để lại bất cứ thứ gì đều tốt hết, dù cổ mộ hay di chỉ cũng được luôn. Nó giống như gái đẹp đầy đường, chỉ cần bạn đủ bản lĩnh đều có thể âu yếm. Dựa vào cái gì mà việc khảo cổ dốc Mễ Lung, nhất định phải là phòng khảo cổ Đại học Giang Kinh và viện khảo cổ Khoa Học Xã Hội tỉnh chiếm lấy?
Thời điểm này, trên dốc Mễ Lung hoàn toàn yên tĩnh. Nơi đây là chỗ dốc thoải nhô ra gần sát sông Thanh An, nghe nói tám ngàn năm trước đã có người sống. Sống ở dốc cao ven sông, có thể dùng hết những tài nguyên trong dòng sông, lại còn tránh được mùa lũ khi nước sông dâng lên. Dốc Mễ Lung đã có lịch sử tám ngàn năm tính từ khi con người sống tại đây, và đã trở thành chủ đề “văn hóa Mễ Lung” để các nhà khảo cổ học chuyện trò xôn xao, nghe đồn một khi những thành quả khai quật được kiểm định xong, thì di chỉ Bán Pha* hay văn hóa Ngưỡng Thiều** cái gì kia đều phải gọi “Mễ Lung” một tiếng anh trai.
(* là một di chỉ khảo cổ được phát hiện vào năm 1953, nằm ở lưu vực Hoàng Hà, ngay phía đông của thành phố Tây An hiện nay. Di chỉ có tàn tích của khu định cư được tổ chức tốt thuộc thời đại đồ đá mới, có niên đại từ 5600-6700 năm trước theo phương pháp định tuổi cacbon phóng xạ.
** văn hóa Ngưỡng Thiều là nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới đã tồn tại rộng khắp dọc theo miền trung Hoàng Hà tại Trung Quốc. Văn hóa Ngưỡng Thiều có niên đại khoảng 5000 TCN tới 3000 TCN.)
Trong thực tế, việc khai quật dốc Mễ Lung đã từng bước được thực hiện trong mười năm qua. Lúc đầu tiến độ rất chậm, mãi cho đến lần khai quật thứ ba gần đây mới có bước đột phá. Lần khảo cổ lớn này khai quật được văn vật, bài văn, đồ gốm, dụng cụ chăn nuôi và cả vũ khí. Mấy thứ ấy là đồ vô giá, nhưng đối với khẩu vị của Cố Chí Hào thì nó nhạt như là cháo loãng vậy. Mục tiêu của cậu, là ở chỗ sâu trong lòng đất cơ.
Theo kinh nghiệm của cậu ta, những người dân bản địa cổ xưa, tuy thứ vụn vặt như mảnh đất của họ không đáng nói, nhưng họ lại thích mang chôn những đồ vật quý giá xuống đất. Ngày nay, những văn vật khai quật được rõ ràng toàn vật dụng hàng ngày và đã xem như là vô giá, song, chắc chắc vẫn còn bảo vật giá trị hơn mà chúng lại càng chôn sâu dưới lòng đất.
Trời mây mù mịt, oi bức khó chịu. Cố Chí Hào luôn chuẩn bị đầy đủ nên đã kiểm tra dự báo thời tiết từ lâu, đêm nay sẽ có mưa rào và giông bất cứ lúc nào. Bóng tối là người bạn thân nhất của cậu ta, còn nước mưa thì có thể cuốn trôi hết những dấu vết không mong cho người ngoài biết.
Khu vực khai quật được bao quanh bởi nhiều lớp hàng rào kẽm gai, cửa vào có người đứng gác, có bảo vệ, nhưng đoán chừng họ đang mơ về quá khứ vào thời kỳ Mễ Lung rồi. Song, Cố Chí Hào không ngu mà gọi họ dậy, cậu rời xa cửa chính rồi lấy máy cắt kim loại mini chạy bằng điện sạc ra, chỉ tốn nửa phút đã mở một lối vào trên hàng rào kẽm gai.
Tiến vào khu vực khai quật, đập vào mắt là mấy cái lều rất lớn với bốn đỉnh dài và hẹp giống như bốn con cọp trong đêm đang rình, nằm im chờ đợi. Bên trong căn lều, chắc chắn chính là địa điểm khai quật, với: hố số 1 và 2 ở trong một lều, còn số 3, 4, 5 ở trong lều khác... Mãi cho tới hố số 9 mới khai quật gần đây.
Không biết tại sao, Cố Chí Hào chợt thấy lo âu.
Có điều quên nói, sở dĩ Cố Chí Hào còn nhỏ tuổi đã có thể trở thành con cưng của giới trộm mộ thì nguyên nhân quan trọng nhất là nhờ trực giác siêu phàm của cậu. Ừ, đúng thế, trộm mộ cũng tốt, khảo cổ cũng được, quý ở chỗ kiên trì nghiên cứu không ngừng, từ Thiên Văn - Địa Lý - Lịch Sử đến “tam giáo cửu lưu*” - Quỷ trâu - Thần rắn, biết được càng nhiều càng tốt, việc tìm kiếm phải nhẫn nại càng được hơn. Nhưng “người công tác dưới mặt đất” thành công thì không thể thiếu trực giác nhạy bén được.
(* Ba giáo phái là Nho giáo, Phật giáo, Ðạo giáo và 9 học phái lớn thời Chiến quốc là : Nho gia, Ðạo gia, âm Dương gia, Phật gia, Danh gia và Mặc gia, Tung Hoành gia, Tạp gia, Nông gia.
Từ này dùng chỉ đủ mọi hạng người trong xã hội.)
Lúc này, Cố Chí Hào cảm giác có một đôi mắt đang nhìn cậu.
Thông thường, cảm giác ấy thật vớ vẩn, gần như là ảo giác. Người gác cổng bên ngoài cửa vào khu khai quật có đèn chân không, nhưng ánh đèn rất yếu chẳng thể chiếu tới chỗ cậu ta nên không ánh mắt nào nhìn thấy cậu và cậu cũng chẳng thấy ánh mắt nào. Tất nhiên, nếu “người khác” tồn tại... bản thân cậu cũng thấy rất vớ vẩn. Cậu không kể cho ai về hành trình của mình, cũng chẳng tin trên đời có sự trùng hợp - ở cùng một đêm lại có hai người mò đến trộm đúng một địa điểm khảo cổ hẻo lánh.
Cậu nằm rạp xuống đất, chỉ bất động và lẳng lặng lắng nghe, ngoài tiếng côn trùng kêu ở phía xa thì chẳng còn âm thanh nào lẫn vào. Cậu lấy đèn pin ra, chiếu quanh một vòng nhưng chẳng thấy bất cứ bóng người và động tĩnh nào. Cậu cười lạnh, bản thân dám làm vậy là do biết sẽ chẳng có ai tới “giành ăn” cùng mình.
Đêm nay, điểm khảo cổ dốc Mễ Lung nổi tiếng sẽ là khu vui chơi của Cố Chí Hào, mặc cậu giẫm lên.
Song, cảm giác kỳ lạ kia từ đâu mà đến!?
Cậu lẩn mình trong bóng tối dựa lưng vào căn lều phía Nam, bên trong chính là hố số 9 - địa điểm khai quật gần đây nhất.
Không biết tại sao, vừa vào căn lều thì dường như cái cảm giác bị nhìn trộm kỳ quái kia cũng chui vào theo. Kỳ lạ! Hít sâu, giữ vững bình tĩnh. Xung quanh ngập màu đen, Cố Chí Hào nghi ngờ có phải mình bị mắc chứng sợ không gian chật hẹp (cảm giác bị tù túng, giam cầm) hoặc là bóng tối không!?
Sau khi vào căn lều, chuyện đầu tiên cậu làm là dùng đèn pin rọi một vòng xem thử nhóm khảo cổ có để lại chút đồ thừa phế thải nào không.
- A!
Cố Chí Hào chợt kêu lên đầy sợ hãi.
Ánh đèn dừng ngay ở “chỗ đó”, rồi rung lên, rung xuống.
Một bà già, hay ít nhất là một phụ nữ nhìn qua khá giống bà già đang ngồi cúi đầu mò mẫm thứ gì đó ở trong chậu gốm, cách chéo chỗ cậu đứng khoảng năm thước. Trên người bà, có thể là đang mặc một chiếc váy liền hoặc áo choàng, hay nói thẳng ra là đang khoác một một mảnh bao tải có chất liệu rất giống một tấm vải làm từ vỏ cây cỏ ma, tùy tiện bọc lấy cơ thể. Nói bà lôi thôi chắc chắn còn khách sáo rồi, quả thật là quá bẩn thỉu với: mái tóc dài bạc trắng rối bù, trên cổ đeo chuỗi hạt châu xem như trang sức và cả cánh tay trần của bà... Lòng Cố Chí Hào chợt quặn thắt.
Cánh tay người phụ nữ kia giống như một cành cây khô hoàn toàn phù hợp với thân phân bà già của người này. Song, đây mới là một bên tay.
Cánh tay còn lại thì mịn màng như ngọc, là làn da của con gái trẻ tuổi mới có.
Bây giờ Cố Chí Hào mới để ý, vừa rồi cậu nhìn thấy nửa khuôn mặt của người phụ nữ - mặt bà già, và hiện tại nghiêng đầu nhìn nửa khuôn mặt kia lại thấy nét thanh xuân, làn da mịn màng, mặt mày thanh tú, thậm chí được xem như diễm lệ.
Thời điểm này, một “nhân sĩ*” trộm mộ thành công hay không thành công, chắc hẳn đều nhanh chân bỏ chạy.
(* người trí thức, có danh vọng và tư tưởng tiến bộ.)
Nhưng Cố Chí Hào không hề động đậy, cậu chẳng phải là nhân sĩ trộm mộ bình thường. Bây giờ chúng tôi có thể tiết lộ lý do tự hào thực sự của chàng trai Cố Chí Hào: Nếu độ can đảm có thể đo được giống như chỉ số thông minh thì, độ can đảm của Cố Chí Hào có thể sánh ngang với chỉ số thông minh của Einstein.
- Thực sự cậu so với người kia còn lợi hại hơn.
Người phụ nữ đó dường như không nói nhưng âm thanh đã truyền tới, và giọng điệu cũng có hai mặt, vừa tang thương giống bà già, lại trong trẻo như con gái.
- Người kia là ai?
Cố Chí Hào hỏi với giọng run rẩy.
- Người kia là cô ấy, cô ấy là một người phụ nữ.
- Bà là ai?
Cậu ta đã có vài phán đoán, đặc biệt là khi nhìn thấy chậu gốm trong tay người phụ nữ có hoa văn nhạt màu, rõ ràng là thứ trong truyền thuyết - “chén Hưng Nông” được khai quật ở hố số 9.
- Tôi là tôi.
- Bà mò mẫm thứ gì ở đây?
- Mò cậu.
Trái tim Cố Chí Hào đập nhanh thình thịch, tuy cậu to gan nhưng cũng chết lặng, đồng thời nghĩ: “Có lẽ, thật sự mình nên rời đi.”
Ai ngờ, người rời đi trước lại là phụ nữ kia, chỉ nháy mắt bà ta đã biến mất trong ánh đèn pin, cứ như thể bốc hơi, ngay cả tý dấu vết cũng chẳng để lại.
Cố Chi Hào đi tới vài bước rồi dừng ở nơi người phụ nữ kia ngồi.
Nếu thật sự cậu tin vào thần linh quỷ quái thì chắc chắn người phụ nữ vừa rồi chính là thần tiên đang chỉ đường cho “thần trộm mộ”. Và thu hoạch đêm nay của cậu chính là phía dưới lòng đất nơi người phụ nữ vừa ngồi.
Lấy ra vật mang đến những điều may mắn và xui xẻo cho vô số kẻ trộm mộ - xẻng Lạc Dương, rồi Cố Chí Hào bắt đầu “khởi công”.
Sau khi đào xuống vài xẻng, trong tay Cố Chí Hào đã nắm mấy món đồ vật nhỏ thô sáp. Rọi sát đèn pin vào xem xét một lúc, cậu ta lộ ra nụ cười mỉm.
Đây là mấy viên xương (cốt) hình tròn.
Người phụ nữ vừa rồi đeo rõ ràng là một chuỗi viên xương.
Cố Chí Hào đoán có lẽ đúng, quả nhiên phía dưới này có bảo vật, nói không chừng, tý nữa thôi sẽ phát hiện chậu gốm! Nó có giá hàng chục triệu!
Cậu lấy ra một cái hộp tinh xảo làm bằng gỗ lim rồi để mấy viên xương tròn vào trong, sau đó tiếp tục đào bới. Lại vài xẻng đâm xuống, vô tình đã đào được một cái hố sâu hai thước (xấp xỉ 0,66 mét), lúc này mủi xẻng mới đụng trúng thứ gì đó rất cứng, nên tạm thời bị chặn. Nỗi vui sướng trong lòng Cố Chí Hào trào dâng, đồng thời tay cậu nắm chặt đèn pin rọi sát xuống đáy hố.
Nhìn không rõ, hình như là đất đá, tất nhiên cũng có thể là đồ gốm. Cách tốt nhất là dùng tay kiểm tra.
Cố Chí Hào đeo đôi bao tay mỏng giống cánh ve nhưng cứng như thép (một người Ý - “bạn cùng nghề” đã tặng cho cho cậu làm quà sinh nhật), cậu nằm rạp xuống đất, rồi đặt đèn pin lên đống đất mình vừa đào ở ngay bên cạnh, đồng thời thò tay phải xuống đáy hố sâu mò mẫm.
Lúc cúi đầu nhìn xuống, cậu vô tình thấy ánh đèn pin chiếu vào hộp gỗ đựng viên xương, và dường như một viên xương trong đó đang thay đổi hình dạng.
Viên xương kia, kích cỡ đường kính vẫn khoảng hai centimet không thay đổi, nhưng hình dạng của nó, dường như đang biến thành... đầu... đầu lâu.
Nhìn kỹ hơn, cả sáu viên xương đều không còn hình tròn nữa, mà đã biến thành một đống đầu lâu nhỏ.
Nếu cậu đưa một đầu lâu cho nhà khoa học phục hồi nguyên trạng, ở trên đầu lâu, dựa vào sinh lí học, nhân loại học và sự trợ giúp của máy tính đắp thêm da thịt trên mặt thì sẽ phục hồi lại như cũ thành khuôn mặt một sinh viên nam.
Sinh viên nam này rất giống Cố Chí Hào.
Nhưng ở thời điểm đó cậu chẳng nghĩ nhiều như vậy, nhưng cũng cảm thấy tất cả chuyện đêm nay dường như không tươi đẹp như mơ nên vội vàng rút tay lại.
Song, đã quá chậm!
Dưới đáy hố có một bàn tay ai đó chợt nắm chặt bàn tay cậu.
Kéo cậu ta xuống.
Nếu có người từ xa nhìn vào sẽ thấy Cố Chí Hào đang cắm đầu xuống đất, còn chân lại chổng ngược lên trời cứ từng chút, từng chút một chui vào trong đất. Và dường như, vị thiên tài trộm mộ vừa phát hiện rất nhiều văn vật cực kỳ quý báu dưới lòng đất, tất nhiên, chỉ có hai chân cậu ta là giãy dụa không ngừng đã nêu rõ quá trình này chẳng dễ chịu tý nào.
Ba phút trôi qua, cũng chỉ có một đôi chân xót lại ở bên ngoài.
Hơn nữa, không còn giãy dụa.
Tuy nhiên, tôi có thể “xem” vụ việc rất rõ ràng. Đó là do sau khi chuyện nọ xảy ra, tôi đã nghe người ta nói về nó, lại thêm chút tưởng tượng, nên cũng có thể cho là vụ ấy đang được “truyền hình trực tiếp” ở ngay trước mặt.
Khoảng 11h đêm ngày 06 tháng 08, Cố Chí Hào trang bị vũ trang đầy đủ rồi đi một mình tới khu vực khảo cổ văn hóa “dốc Mễ Lung (xay gạo)”. Thật ra cái “vũ trang đầy đủ” chỉ là “vũ khí lạnh” và chủ yếu mang theo những loại dụng cụ dùng cho việc khai quật khảo cổ như: xẻng Lạc Dương*, kim thăm dò có thể kéo dài và thu ngắn lại**, lưỡi dao, búa, móc dài, tất nhiên còn bao gồm một đèn pin công suất cao.
(* là loại xẻng đặc dụng, một loại công cụ khảo cổ học, được tạo thành từ nửa cung tròn hình trụ.
** phỏng đoán nó giống như ăng-ten râu (hoặc cần câu cá) có thể kéo dài và thu ngắn lại. Công dụng đâm xuống đất tìm kiếm vật cản (hoặc hang rỗng), cũng giống như chiến tranh ngày xưa dùng dò hầm.)
Cố Chí Hào năm nay mới mười chín tuổi.
Nhưng Cố Chí Hào đã được xem như một huyền thoại nhỏ. Cậu ta có thể tự hào nói: “Tôi là người trộm mộ ‘chuyên nghiệp’ đầu tiên đã trộm thành công 90 ngôi mộ.” Ngay cả ở trong “ngành” cậu cũng có tí danh tiếng, với chuyện: đã từng “công tác” trong vụ trộm mộ Bắc Hán ở Vân Nam làm chấn động ngành Cảnh sát, và cũng từng đảm nhiệm chức cố vấn chuyên nghiệp về trộm mộ cho Nam Phái Tam Thúc*.
(* tác giả “Đạo mộ bút ký”.)
Theo cậu, tổ tiên để lại bất cứ thứ gì đều tốt hết, dù cổ mộ hay di chỉ cũng được luôn. Nó giống như gái đẹp đầy đường, chỉ cần bạn đủ bản lĩnh đều có thể âu yếm. Dựa vào cái gì mà việc khảo cổ dốc Mễ Lung, nhất định phải là phòng khảo cổ Đại học Giang Kinh và viện khảo cổ Khoa Học Xã Hội tỉnh chiếm lấy?
Thời điểm này, trên dốc Mễ Lung hoàn toàn yên tĩnh. Nơi đây là chỗ dốc thoải nhô ra gần sát sông Thanh An, nghe nói tám ngàn năm trước đã có người sống. Sống ở dốc cao ven sông, có thể dùng hết những tài nguyên trong dòng sông, lại còn tránh được mùa lũ khi nước sông dâng lên. Dốc Mễ Lung đã có lịch sử tám ngàn năm tính từ khi con người sống tại đây, và đã trở thành chủ đề “văn hóa Mễ Lung” để các nhà khảo cổ học chuyện trò xôn xao, nghe đồn một khi những thành quả khai quật được kiểm định xong, thì di chỉ Bán Pha* hay văn hóa Ngưỡng Thiều** cái gì kia đều phải gọi “Mễ Lung” một tiếng anh trai.
(* là một di chỉ khảo cổ được phát hiện vào năm 1953, nằm ở lưu vực Hoàng Hà, ngay phía đông của thành phố Tây An hiện nay. Di chỉ có tàn tích của khu định cư được tổ chức tốt thuộc thời đại đồ đá mới, có niên đại từ 5600-6700 năm trước theo phương pháp định tuổi cacbon phóng xạ.
** văn hóa Ngưỡng Thiều là nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới đã tồn tại rộng khắp dọc theo miền trung Hoàng Hà tại Trung Quốc. Văn hóa Ngưỡng Thiều có niên đại khoảng 5000 TCN tới 3000 TCN.)
Trong thực tế, việc khai quật dốc Mễ Lung đã từng bước được thực hiện trong mười năm qua. Lúc đầu tiến độ rất chậm, mãi cho đến lần khai quật thứ ba gần đây mới có bước đột phá. Lần khảo cổ lớn này khai quật được văn vật, bài văn, đồ gốm, dụng cụ chăn nuôi và cả vũ khí. Mấy thứ ấy là đồ vô giá, nhưng đối với khẩu vị của Cố Chí Hào thì nó nhạt như là cháo loãng vậy. Mục tiêu của cậu, là ở chỗ sâu trong lòng đất cơ.
Theo kinh nghiệm của cậu ta, những người dân bản địa cổ xưa, tuy thứ vụn vặt như mảnh đất của họ không đáng nói, nhưng họ lại thích mang chôn những đồ vật quý giá xuống đất. Ngày nay, những văn vật khai quật được rõ ràng toàn vật dụng hàng ngày và đã xem như là vô giá, song, chắc chắc vẫn còn bảo vật giá trị hơn mà chúng lại càng chôn sâu dưới lòng đất.
Trời mây mù mịt, oi bức khó chịu. Cố Chí Hào luôn chuẩn bị đầy đủ nên đã kiểm tra dự báo thời tiết từ lâu, đêm nay sẽ có mưa rào và giông bất cứ lúc nào. Bóng tối là người bạn thân nhất của cậu ta, còn nước mưa thì có thể cuốn trôi hết những dấu vết không mong cho người ngoài biết.
Khu vực khai quật được bao quanh bởi nhiều lớp hàng rào kẽm gai, cửa vào có người đứng gác, có bảo vệ, nhưng đoán chừng họ đang mơ về quá khứ vào thời kỳ Mễ Lung rồi. Song, Cố Chí Hào không ngu mà gọi họ dậy, cậu rời xa cửa chính rồi lấy máy cắt kim loại mini chạy bằng điện sạc ra, chỉ tốn nửa phút đã mở một lối vào trên hàng rào kẽm gai.
Tiến vào khu vực khai quật, đập vào mắt là mấy cái lều rất lớn với bốn đỉnh dài và hẹp giống như bốn con cọp trong đêm đang rình, nằm im chờ đợi. Bên trong căn lều, chắc chắn chính là địa điểm khai quật, với: hố số 1 và 2 ở trong một lều, còn số 3, 4, 5 ở trong lều khác... Mãi cho tới hố số 9 mới khai quật gần đây.
Không biết tại sao, Cố Chí Hào chợt thấy lo âu.
Có điều quên nói, sở dĩ Cố Chí Hào còn nhỏ tuổi đã có thể trở thành con cưng của giới trộm mộ thì nguyên nhân quan trọng nhất là nhờ trực giác siêu phàm của cậu. Ừ, đúng thế, trộm mộ cũng tốt, khảo cổ cũng được, quý ở chỗ kiên trì nghiên cứu không ngừng, từ Thiên Văn - Địa Lý - Lịch Sử đến “tam giáo cửu lưu*” - Quỷ trâu - Thần rắn, biết được càng nhiều càng tốt, việc tìm kiếm phải nhẫn nại càng được hơn. Nhưng “người công tác dưới mặt đất” thành công thì không thể thiếu trực giác nhạy bén được.
(* Ba giáo phái là Nho giáo, Phật giáo, Ðạo giáo và 9 học phái lớn thời Chiến quốc là : Nho gia, Ðạo gia, âm Dương gia, Phật gia, Danh gia và Mặc gia, Tung Hoành gia, Tạp gia, Nông gia.
Từ này dùng chỉ đủ mọi hạng người trong xã hội.)
Lúc này, Cố Chí Hào cảm giác có một đôi mắt đang nhìn cậu.
Thông thường, cảm giác ấy thật vớ vẩn, gần như là ảo giác. Người gác cổng bên ngoài cửa vào khu khai quật có đèn chân không, nhưng ánh đèn rất yếu chẳng thể chiếu tới chỗ cậu ta nên không ánh mắt nào nhìn thấy cậu và cậu cũng chẳng thấy ánh mắt nào. Tất nhiên, nếu “người khác” tồn tại... bản thân cậu cũng thấy rất vớ vẩn. Cậu không kể cho ai về hành trình của mình, cũng chẳng tin trên đời có sự trùng hợp - ở cùng một đêm lại có hai người mò đến trộm đúng một địa điểm khảo cổ hẻo lánh.
Cậu nằm rạp xuống đất, chỉ bất động và lẳng lặng lắng nghe, ngoài tiếng côn trùng kêu ở phía xa thì chẳng còn âm thanh nào lẫn vào. Cậu lấy đèn pin ra, chiếu quanh một vòng nhưng chẳng thấy bất cứ bóng người và động tĩnh nào. Cậu cười lạnh, bản thân dám làm vậy là do biết sẽ chẳng có ai tới “giành ăn” cùng mình.
Đêm nay, điểm khảo cổ dốc Mễ Lung nổi tiếng sẽ là khu vui chơi của Cố Chí Hào, mặc cậu giẫm lên.
Song, cảm giác kỳ lạ kia từ đâu mà đến!?
Cậu lẩn mình trong bóng tối dựa lưng vào căn lều phía Nam, bên trong chính là hố số 9 - địa điểm khai quật gần đây nhất.
Không biết tại sao, vừa vào căn lều thì dường như cái cảm giác bị nhìn trộm kỳ quái kia cũng chui vào theo. Kỳ lạ! Hít sâu, giữ vững bình tĩnh. Xung quanh ngập màu đen, Cố Chí Hào nghi ngờ có phải mình bị mắc chứng sợ không gian chật hẹp (cảm giác bị tù túng, giam cầm) hoặc là bóng tối không!?
Sau khi vào căn lều, chuyện đầu tiên cậu làm là dùng đèn pin rọi một vòng xem thử nhóm khảo cổ có để lại chút đồ thừa phế thải nào không.
- A!
Cố Chí Hào chợt kêu lên đầy sợ hãi.
Ánh đèn dừng ngay ở “chỗ đó”, rồi rung lên, rung xuống.
Một bà già, hay ít nhất là một phụ nữ nhìn qua khá giống bà già đang ngồi cúi đầu mò mẫm thứ gì đó ở trong chậu gốm, cách chéo chỗ cậu đứng khoảng năm thước. Trên người bà, có thể là đang mặc một chiếc váy liền hoặc áo choàng, hay nói thẳng ra là đang khoác một một mảnh bao tải có chất liệu rất giống một tấm vải làm từ vỏ cây cỏ ma, tùy tiện bọc lấy cơ thể. Nói bà lôi thôi chắc chắn còn khách sáo rồi, quả thật là quá bẩn thỉu với: mái tóc dài bạc trắng rối bù, trên cổ đeo chuỗi hạt châu xem như trang sức và cả cánh tay trần của bà... Lòng Cố Chí Hào chợt quặn thắt.
Cánh tay người phụ nữ kia giống như một cành cây khô hoàn toàn phù hợp với thân phân bà già của người này. Song, đây mới là một bên tay.
Cánh tay còn lại thì mịn màng như ngọc, là làn da của con gái trẻ tuổi mới có.
Bây giờ Cố Chí Hào mới để ý, vừa rồi cậu nhìn thấy nửa khuôn mặt của người phụ nữ - mặt bà già, và hiện tại nghiêng đầu nhìn nửa khuôn mặt kia lại thấy nét thanh xuân, làn da mịn màng, mặt mày thanh tú, thậm chí được xem như diễm lệ.
Thời điểm này, một “nhân sĩ*” trộm mộ thành công hay không thành công, chắc hẳn đều nhanh chân bỏ chạy.
(* người trí thức, có danh vọng và tư tưởng tiến bộ.)
Nhưng Cố Chí Hào không hề động đậy, cậu chẳng phải là nhân sĩ trộm mộ bình thường. Bây giờ chúng tôi có thể tiết lộ lý do tự hào thực sự của chàng trai Cố Chí Hào: Nếu độ can đảm có thể đo được giống như chỉ số thông minh thì, độ can đảm của Cố Chí Hào có thể sánh ngang với chỉ số thông minh của Einstein.
- Thực sự cậu so với người kia còn lợi hại hơn.
Người phụ nữ đó dường như không nói nhưng âm thanh đã truyền tới, và giọng điệu cũng có hai mặt, vừa tang thương giống bà già, lại trong trẻo như con gái.
- Người kia là ai?
Cố Chí Hào hỏi với giọng run rẩy.
- Người kia là cô ấy, cô ấy là một người phụ nữ.
- Bà là ai?
Cậu ta đã có vài phán đoán, đặc biệt là khi nhìn thấy chậu gốm trong tay người phụ nữ có hoa văn nhạt màu, rõ ràng là thứ trong truyền thuyết - “chén Hưng Nông” được khai quật ở hố số 9.
- Tôi là tôi.
- Bà mò mẫm thứ gì ở đây?
- Mò cậu.
Trái tim Cố Chí Hào đập nhanh thình thịch, tuy cậu to gan nhưng cũng chết lặng, đồng thời nghĩ: “Có lẽ, thật sự mình nên rời đi.”
Ai ngờ, người rời đi trước lại là phụ nữ kia, chỉ nháy mắt bà ta đã biến mất trong ánh đèn pin, cứ như thể bốc hơi, ngay cả tý dấu vết cũng chẳng để lại.
Cố Chi Hào đi tới vài bước rồi dừng ở nơi người phụ nữ kia ngồi.
Nếu thật sự cậu tin vào thần linh quỷ quái thì chắc chắn người phụ nữ vừa rồi chính là thần tiên đang chỉ đường cho “thần trộm mộ”. Và thu hoạch đêm nay của cậu chính là phía dưới lòng đất nơi người phụ nữ vừa ngồi.
Lấy ra vật mang đến những điều may mắn và xui xẻo cho vô số kẻ trộm mộ - xẻng Lạc Dương, rồi Cố Chí Hào bắt đầu “khởi công”.
Sau khi đào xuống vài xẻng, trong tay Cố Chí Hào đã nắm mấy món đồ vật nhỏ thô sáp. Rọi sát đèn pin vào xem xét một lúc, cậu ta lộ ra nụ cười mỉm.
Đây là mấy viên xương (cốt) hình tròn.
Người phụ nữ vừa rồi đeo rõ ràng là một chuỗi viên xương.
Cố Chí Hào đoán có lẽ đúng, quả nhiên phía dưới này có bảo vật, nói không chừng, tý nữa thôi sẽ phát hiện chậu gốm! Nó có giá hàng chục triệu!
Cậu lấy ra một cái hộp tinh xảo làm bằng gỗ lim rồi để mấy viên xương tròn vào trong, sau đó tiếp tục đào bới. Lại vài xẻng đâm xuống, vô tình đã đào được một cái hố sâu hai thước (xấp xỉ 0,66 mét), lúc này mủi xẻng mới đụng trúng thứ gì đó rất cứng, nên tạm thời bị chặn. Nỗi vui sướng trong lòng Cố Chí Hào trào dâng, đồng thời tay cậu nắm chặt đèn pin rọi sát xuống đáy hố.
Nhìn không rõ, hình như là đất đá, tất nhiên cũng có thể là đồ gốm. Cách tốt nhất là dùng tay kiểm tra.
Cố Chí Hào đeo đôi bao tay mỏng giống cánh ve nhưng cứng như thép (một người Ý - “bạn cùng nghề” đã tặng cho cho cậu làm quà sinh nhật), cậu nằm rạp xuống đất, rồi đặt đèn pin lên đống đất mình vừa đào ở ngay bên cạnh, đồng thời thò tay phải xuống đáy hố sâu mò mẫm.
Lúc cúi đầu nhìn xuống, cậu vô tình thấy ánh đèn pin chiếu vào hộp gỗ đựng viên xương, và dường như một viên xương trong đó đang thay đổi hình dạng.
Viên xương kia, kích cỡ đường kính vẫn khoảng hai centimet không thay đổi, nhưng hình dạng của nó, dường như đang biến thành... đầu... đầu lâu.
Nhìn kỹ hơn, cả sáu viên xương đều không còn hình tròn nữa, mà đã biến thành một đống đầu lâu nhỏ.
Nếu cậu đưa một đầu lâu cho nhà khoa học phục hồi nguyên trạng, ở trên đầu lâu, dựa vào sinh lí học, nhân loại học và sự trợ giúp của máy tính đắp thêm da thịt trên mặt thì sẽ phục hồi lại như cũ thành khuôn mặt một sinh viên nam.
Sinh viên nam này rất giống Cố Chí Hào.
Nhưng ở thời điểm đó cậu chẳng nghĩ nhiều như vậy, nhưng cũng cảm thấy tất cả chuyện đêm nay dường như không tươi đẹp như mơ nên vội vàng rút tay lại.
Song, đã quá chậm!
Dưới đáy hố có một bàn tay ai đó chợt nắm chặt bàn tay cậu.
Kéo cậu ta xuống.
Nếu có người từ xa nhìn vào sẽ thấy Cố Chí Hào đang cắm đầu xuống đất, còn chân lại chổng ngược lên trời cứ từng chút, từng chút một chui vào trong đất. Và dường như, vị thiên tài trộm mộ vừa phát hiện rất nhiều văn vật cực kỳ quý báu dưới lòng đất, tất nhiên, chỉ có hai chân cậu ta là giãy dụa không ngừng đã nêu rõ quá trình này chẳng dễ chịu tý nào.
Ba phút trôi qua, cũng chỉ có một đôi chân xót lại ở bên ngoài.
Hơn nữa, không còn giãy dụa.
/8
|