Mấy người khóc lóc một hồi lâu. Tuyết Phi Nhi sốt ruột lên tiếng hỏi: “Phụ thân cháu đâu?”
Sau khi Đỗ Văn Hạo quyết định không ẩn cư, Tuyết Phi Nhi đã viết thư cho phụ thân. Bây giờ nàng không thấy phụ thân mình nên nàng sốt ruột hỏi. Bàng Cảnh Huy nói: “Phụ thân cháu sắp tới rồi, Chiêm đại nhân dắt mối giúp phụ thân cháu tìm một khách ****. Lúc nãy chúng ta gặp chưởng quỹ của khách **** do Chiêm đại nhân giới thiệu. Phụ thân cháu biết cháu bình an nên đã đi xem khách **** cùng với chưởng quỹ, lát nữa sẽ tới đây”.
Tuyết Phi Nhi cong môi hờn giận. Nàng biết phụ thân nàng dù rất yêu thương nàng nhưng lại cũng rất yêu quý tiền bạc. Nàng hiểu phụ thân nàng biết nàng bình an vô sự, lại trốn đi theo tình lang, tâm trạng có chút bực bội. Trong lúc muốn mua khách **** nên ông ấy đi đến đó trước rồi mới quay về gặp mặt nữ nhi.
Quả nhiên nói nói chuyện được một lúc, Tuyết chưởng quỹ đi tới Ngũ Vị đường, ông ta vừa vui mừng vừa tức giận khi nhìn thấy nữ nhi của mình quỳ xuống xin tha tội. Cảm giác đó trôi đi rất nhanh, ông ta lập tức chú tâm vào việc mua khách **** mới. Ông ta vui vẻ thông báo cho mọi người đã hạ được giá mua khách **** đó, quyết định đặt tên là “Hằng Tường” khách ****.
Ở đây chỉ có Bàng Vũ Cầm và Chiêm mẫu, Chiêm Đề biết chân tướng thật sự của việc giảm giá mua này. Số tiền giảm giá này là do Chiêm gia trả, bởi Tuyết Phi Nhi là muội tử của Đỗ Văn Hạo nên việc này coi như là báo ân.
Việc làm cho Đỗ Văn Hạo và Lâm Thanh Đại cao hứng chính là lần trước Ngũ Vị đường bị hỏa thiêu, hai tiểu nhị Ngô Thông và Ngốc béo ngồi trên đống đổ nát khóc lóc. Tuyết chưởng quỹ nhìn thấy thương hại, cảm động đối với tình cảm của hai người liền giữ hai người ở lại khách **** làm tiểu nhị. Biết được mấy người Đỗ Văn Hạo còn sống, hai người cũng đi tới kinh thành.
Ngô Thông, Ngốc béo vui sướng khi gặp lại mấy người Đỗ Văn Hạo. Sau một hồi thương nghị, hai người lại quay về Ngũ Vị đường của Đỗ Văn Hạo làm tiểu nhị như trước.
Trang tri huyện biết việc ông ta được điều về kinh thành làm quan đều do công của Đỗ Văn Hạo, nên xưng hô với Đỗ Văn Hạo rất thân thiết.
Chờ cho mọi chuyện hàn huyên kết thúc, Chiêm Đề nói với Đỗ Văn Hạo: “Y thuật của tiên sinh như thần, bản quan vốn định tiến cử tiên sinh vào thái y viện. Tiên sinh nói không muốn vào cung, sợ gây ra tai họa nên bản quan đành từ bỏ ý định.
Nhưng y thuật tiên sinh siêu phàm, nếu chỉ dùng để xem bệnh thì quá lãng phí, chỉ có một số bệnh nhân được hưởng lợi. Nếu tiên sinh có thể truyền thụ y thuật cho mọi người thì hàng trăm vạn dân chúng sẽ được hưởng lợi. Không biết tiên sinh có nguyện ý truyền thụ thần kỹ của ngài tạo phúc cho dân chúng không?”
“Truyền thụ y thuật? Được. Truyền thụ như thế nào? Thu nhận đồ đệ?”
“Không cần. Tiên sinh đến thái y cục làm trợ giáo. Trước tiên tiên sinh làm trợ giáo. Tương lai khi trải qua sát hạch sẽ được thăng cấp”.
Thời Bắc Tống hết sức coi trọng y học. Hệ thống y học của triều đình được phân thành Hàn lâm y quan viện, thường gọi là Thái y viện. Ngoài ra còn có Thái y cục phụ trách việc truyền thụ y thuật cho các y sinh. Bên cạnh đó còn có Thượng dược cục và Ngự dược viện. Chính là cơ cấu quản lý y học của triều Tống. Thái y cục mà Chiêm Đề nói tới chính là nơi chuyên tiến hành truyền thụ y thuật, giống như “Đại học y khoa quốc gia” ở hiện đại.
Thái y cục phân làm ba cấp. Cấp thấp nhất là hai trăm đệ tử gọi là “ngoại xá”. Sáu mươi người ở cấp thứ hai gọi là “nội xá’. Cấp thứ ba là bốn mươi người gọi là “xá đệ tử”. Phân thành các các chuyên ngành châm cứu, bắt mạch. Thực hiện rất nghiêm khắc chế độ loại bỏ người học sau từng giai đoạn.
Trưởng quan của thái y cục gọi là “Đề cử”, phó chưởng quan gọi là “Cục phán”. Đại phu phụ trách truyền thụ y thuật rất giống với giáo sư đại học thời hiện đại, cũng được gọi là “giáo sư”, “tiến sĩ y học” và “ trợ giáo”.
Dựa theo quy định, giáo sư của thái y cục phải là thái y của hàn lâm y quan cục (thái y viện), hoặc là lưu giáo tốt nghiệp thái y cục. Cả hai điều này Đỗ Văn Hạo đều không có nhưng hắn là sư phụ của phó cục trưởng hàn lâm y quan cục (Thái y thừa), lại am hiểu thần kỹ của Hoa Đà, hiển nhiên hắn đủ tư cách đảm nhiệm chức giáo sư. Vấn đề là chức quan của thái y cục phải thông qua khảo hạch mới được bổ nhiệm. Hắn mới vào thái y cục nên không thể nhận chức giáo sư, phải từ từ thăng tiến từng bước một.
Đến kinh thành bằng ấy ngày. Đỗ Văn Hạo đã biết được hệ thống y học của Tống triều. Hắn nghe xong lời đề nghị của Chiêm Đề, rất háo hức muốn thử. Nếu hắn có thể truyền đạt kiến thức y học hiện đại ở triều Tống, đem Trung, tây y kết hợp sớm hơn một ngàn năm thì hắn không chỉ tạo phúc cho người đời Tống mà còn làm cho nền y học Trung Quốc tiến một bước dài trong lịch sử. Sau này không phải là tây y đông tiến mà sẽ là Trung y tây tiến. Đó chính là ước nguyện cao nhất của hắn.
Vì vậy Đỗ Văn Hạo cao hứng gật đầu nói: “Được, thế nhưng tại hạ đảm nhận chức trợ giáo của thái y cục thì có thể hành y ở dược đường nữa không?”
“Đương nhiên có thể. Trợ giáo chỉ phụ trách dạy học. Có buổi dạy thì đến, không có buổi dạy thì ở nhà hành y”.
“Hay lắm, tại hạ đồng ý”.
Chiêm Đề vui vẻ nói: “Hay lắm! Bản quan trở về sẽ thu xếp việc này, chính thức ra công văn bổ nhiệm tiên sinh”.
Mấy ngày sau mọi người đều bận rộn đi mua nhà ở riêng, đến nhiệm sở nhậm chức.
Gia quyến của Tiền Bất Thu và hai đồ đệ cũng đã chuyển hết tới kinh thành, bọn họ cũng đã mua nhà ở ngay phụ cận Ngũ Vị đường. Công việc của Tiền Bất Thu ở thái y viện rất bận, không có thời gian quan tâm đến công việc của dược đường nên ông ta không mở lại Tế Thế đường. Tiền Bất Thu để Hàm Đầu cùng Diêm Diệu Thủ ở Ngũ Vị đường làm đại phu, vừa trợ giúp, vừa theo sư tổ Đỗ Văn Hạo học y thuật.
Bàng Cảnh Huy dù làm quan ở Khai Phong phủ nhưng chỉ là một tá quan, ông ta không được cấp tư dinh ở nha môn, phải mua nhà ở bên ngoài. Trang viện của Đỗ Văn Hạo rất lớn, nhưng vì Bàng Vũ Cầm đã gả cho Đỗ Văn Hạo, gia đình Bàng Cảnh Huy không tiện ở trong nhà con rể. Được Chiêm Đề giúp đỡ mua hộ một trang viện gần Ngũ Vị đường của Đỗ Văn Hạo. Bàng Cảnh Huy chuyển cả gia đình tới đó.
Trang Huýnh Mưu cũng đã mua được trang viện ưng ý, đưa cả nhà đến đó ở.
Mị Nhi đi theo hai tiểu thiếp của Trang tri huyện bắt đầu một cuộc sống mới. Mấy ngày này nàng bận bịu thu xếp nhà cửa.
Hôm nay Mị Nhi đang cùng hai tiểu thiếp của Trang Huýnh Mưu, Thư Điệp và Mộng Hàn cười nói chạy lăng xăng. Đột nhiên nàng cảm thấy tim đập thổn thức, hơi thở nặng nề, không còn chút sức lực nào, chân trái và cả tay trái tê dần, cảm giác như không phải là mình nữa. Nàng lảo đảo mấy bước, hai tay quờ quạng cố bám vào hành lang.
Hai tiểu thiếp của Trang Huýnh Mưu thấy sắc mặt Mị Nhi nhợt nhạt vội vàng hỏi: “Muội làm sao vậy?”
Một tay Mị Nhi giơ lên khó nhọc tháo cây trâm cài đầu, rồi nàng cởi đôi hài thêu. Mị Nhi dùng cây trâm đâm vào huyệt Thái khê.
Thư Điệp hỏi: “Muội làm gì vậy?”
Mị Nhi không nói gì tiếp tục đâm vào. Lát sau nàng thở gấp nói: “Muội thấy tinh thần hoảng hốt. Đỗ tiên sinh đã nói muội có bệnh ở ngực. Muội không cho là thật. Mấy ngày nay thường xuyên tái phát, mỗi lần xảy ra muội thấy trống ngực liên hồi, hơi thở nặng nề, tay chân vô lực. May mắn Đỗ tiên sinh đã dạy muội phương pháp dùng ngân trâm cấp cứu, có thể làm bệnh nhẹ đi, nhưng chỉ được mấy ngày là lại tái phát”.
“Vậy sao muội không đến tìm tiên sinh để ngài xem bệnh cho?”
“Mấy hôm nay tiên sinh rất bận, mỗi lần muội đến đó đều không dám nói, dù sao bệnh của muội không nặng lắm, đợi qua mấy ngày này Đỗ tiên sinh thư thái muội sẽ nói”.
“Muội đúng là! Đau ngực không thể đùa được. Đi, chúng ta cùng đến tìm Đỗ đại phu xem bệnh cho muội”.
Trang Huýnh Mưu đến nha môn làm việc. Ba người không thông báo cho ông ta biết. Mỗi người ngồi một kiệu, mang theo mấy nha hoàn đi tới Ngũ Vị đường của Đỗ Văn Hạo.
Mấy người xuống kiệu đi vào bên trong dược đường, chỉ thấy Diêm Diệu Thủ, Hàm Đầu, Bàng Vũ Cầm và Tuyết Phi Nhi đang xem bệnh cho bệnh nhân. Đỗ Văn Hạo không ở đó.
Thư Điệp hỏi Bàng Vũ Cầm: “Tấu tử, Đỗ tiên sinh đâu?” (Tấu tử là chị dâu)
Bàng Vũ Cầm nói: “Phu quân ta đến thái y cục. Hôm nay có công văn của thái y cục chính thức bổ nhiệm chàng làm trợ giáo. Đáng lẽ chàng phải trở về vào giờ ngọ. Không biết có chuyện gì mà giờ chàng chưa về?”
“Muội muội của ta bị đau ngực. Muội ấy nói trước đây Đỗ tiên sinh đã xem bệnh cho muội muội. Bây giờ bệnh cũ tái phát. Chúng ta muốn mời Đỗ tiên sinh xem bệnh cho muội ấy. Nếu tiên sinh không ở nhà, chúng ta sẽ chờ một lát”.
Tuyết Phi Nhi không có cảm tình với Mị Nhi, thấy Mị Nhi ôm ngực nhăn nhó nhưng vẫn hiện lên dáng vẻ mềm mại, hấp dẫn làm cho nam nhân phải đau lòng nên nàng cảm thấy tức giận. Tuyết Phi Nhi lạnh lùng nói: “Không sao, ca ca ta không ở đây thì vẫn còn ta. Ta sẽ xem bệnh”.
“Ngươi……?” Thư Điệp do dự một lát rồi nàng liếc mắt nhìn Mị Nhi.
“Sao? Coi thường y thuật của ta à? Nói thật cho ngươi biết nếu người bệnh là nữ nhân, dù ca ca ta có ở nhà thì chúng ta cũng xem bệnh trước, sau đó ca ca mới kiểm tra lại. Bây giờ các ngươi không để ta xem, lát nữa ca ca trở về thì đừng trách ta không nói trước”.
Mị Nhi biết Tuyết Phi Nhi và Đỗ Văn Hạo đã kết bái huynh muội, tính cách nàng lại tinh quái, không thể đắc tội với nàng được nên miễn cưỡng nói: “Vậy làm phiền muội muội”.
Mị Nhi uyển chuyển đi tới, nàng ngồi xuống cạnh bàn, tay đặt lên cái gối. Chưa kịp nói gì đã bị Tuyết Phi Nhi đập nhẹ vào tay.
Tuyết Phi Nhi lạnh lùng nói: “Người chưa bao giờ khám bệnh à? Đại phu xem bệnh, trước tiên là vọng chẩn, tiếp theo là văn chẩn, sau đó là vấn chẩn, cuối cùng mới bắt mạch (vọng-nhìn, văn-nghe, vấn-hỏi). Vọng, nghe, hỏi và bắt mạch phải làm theo trình tự. Nếu làm lung tung, chỉ cần nhìn cũng biết không phải là lương y mà là dong y. Dù ta học y thuật chưa lâu, ca ca ta là thần y, danh sư xuất cao đồ……., ta dù không phải là đồ đệ của ca ca nhưng xem bệnh cũng phải tuân theo trình tự này”.
Mị Nhi cố gắng nhẫn nhị nghe Tuyết Phi Nhi nói một thôi một hồi, mãi sau nàng mới cắt ngang được: “Vậy cứ làm theo ý của muội đi”.
Lúc này Tuyết Phi Nhi mới nghiêng đầu quan sát Mị Nhi: “Sắc mặt ngươi tái nhợt, nhưng môi lại đỏ thắm. Khí huyết hư nhược, nhưng lại có hiện tượng thống huyết, nguy chứng. Thập phần nguy hiểm!”
Mị Nhi cau mày nói: “Muội muội, sắc mặt ta tái nhợt là do bẩm sinh. Nhưng môi đỏ thắm có cần phải lau đi không?”
“Không đúng! Ngươi đánh môi hồng thì cũng phải đánh má hồng mới đúng. Vì sao sắc mặt vẫn trắng nhợt như mặt quỷ vậy?”
“Từ nhỏ mặt ta đã tái nhợt như thế, không đánh phấn được……”.
“Thật kỳ lạ. Mặt ngươi như hoa đào, môi ngươi lại đỏ hồng. Tại sao vậy? Ha, ha, ta biết rồi vì đôi tay ngọc ngà ngàn người gối, đôi môi đỏ thắm vạn người “thơm”. Nguyên nhân cái miệng nhỏ nhắn của ngươi bị nhiều nam nhân trêu đùa, bị phai mầu nên nhan sắc sớm tàn phai. Tạo hóa thật trêu ngươi! Ha ha ha”.
Mị Nhi cau mày, mắt hiện lên sự tức giận nhưng ngay lập tức biến mất. nàng nói khẽ: “Tỷ tỷ mệnh bạc đã để cho muội muội chê cười”.
Sau khi Đỗ Văn Hạo quyết định không ẩn cư, Tuyết Phi Nhi đã viết thư cho phụ thân. Bây giờ nàng không thấy phụ thân mình nên nàng sốt ruột hỏi. Bàng Cảnh Huy nói: “Phụ thân cháu sắp tới rồi, Chiêm đại nhân dắt mối giúp phụ thân cháu tìm một khách ****. Lúc nãy chúng ta gặp chưởng quỹ của khách **** do Chiêm đại nhân giới thiệu. Phụ thân cháu biết cháu bình an nên đã đi xem khách **** cùng với chưởng quỹ, lát nữa sẽ tới đây”.
Tuyết Phi Nhi cong môi hờn giận. Nàng biết phụ thân nàng dù rất yêu thương nàng nhưng lại cũng rất yêu quý tiền bạc. Nàng hiểu phụ thân nàng biết nàng bình an vô sự, lại trốn đi theo tình lang, tâm trạng có chút bực bội. Trong lúc muốn mua khách **** nên ông ấy đi đến đó trước rồi mới quay về gặp mặt nữ nhi.
Quả nhiên nói nói chuyện được một lúc, Tuyết chưởng quỹ đi tới Ngũ Vị đường, ông ta vừa vui mừng vừa tức giận khi nhìn thấy nữ nhi của mình quỳ xuống xin tha tội. Cảm giác đó trôi đi rất nhanh, ông ta lập tức chú tâm vào việc mua khách **** mới. Ông ta vui vẻ thông báo cho mọi người đã hạ được giá mua khách **** đó, quyết định đặt tên là “Hằng Tường” khách ****.
Ở đây chỉ có Bàng Vũ Cầm và Chiêm mẫu, Chiêm Đề biết chân tướng thật sự của việc giảm giá mua này. Số tiền giảm giá này là do Chiêm gia trả, bởi Tuyết Phi Nhi là muội tử của Đỗ Văn Hạo nên việc này coi như là báo ân.
Việc làm cho Đỗ Văn Hạo và Lâm Thanh Đại cao hứng chính là lần trước Ngũ Vị đường bị hỏa thiêu, hai tiểu nhị Ngô Thông và Ngốc béo ngồi trên đống đổ nát khóc lóc. Tuyết chưởng quỹ nhìn thấy thương hại, cảm động đối với tình cảm của hai người liền giữ hai người ở lại khách **** làm tiểu nhị. Biết được mấy người Đỗ Văn Hạo còn sống, hai người cũng đi tới kinh thành.
Ngô Thông, Ngốc béo vui sướng khi gặp lại mấy người Đỗ Văn Hạo. Sau một hồi thương nghị, hai người lại quay về Ngũ Vị đường của Đỗ Văn Hạo làm tiểu nhị như trước.
Trang tri huyện biết việc ông ta được điều về kinh thành làm quan đều do công của Đỗ Văn Hạo, nên xưng hô với Đỗ Văn Hạo rất thân thiết.
Chờ cho mọi chuyện hàn huyên kết thúc, Chiêm Đề nói với Đỗ Văn Hạo: “Y thuật của tiên sinh như thần, bản quan vốn định tiến cử tiên sinh vào thái y viện. Tiên sinh nói không muốn vào cung, sợ gây ra tai họa nên bản quan đành từ bỏ ý định.
Nhưng y thuật tiên sinh siêu phàm, nếu chỉ dùng để xem bệnh thì quá lãng phí, chỉ có một số bệnh nhân được hưởng lợi. Nếu tiên sinh có thể truyền thụ y thuật cho mọi người thì hàng trăm vạn dân chúng sẽ được hưởng lợi. Không biết tiên sinh có nguyện ý truyền thụ thần kỹ của ngài tạo phúc cho dân chúng không?”
“Truyền thụ y thuật? Được. Truyền thụ như thế nào? Thu nhận đồ đệ?”
“Không cần. Tiên sinh đến thái y cục làm trợ giáo. Trước tiên tiên sinh làm trợ giáo. Tương lai khi trải qua sát hạch sẽ được thăng cấp”.
Thời Bắc Tống hết sức coi trọng y học. Hệ thống y học của triều đình được phân thành Hàn lâm y quan viện, thường gọi là Thái y viện. Ngoài ra còn có Thái y cục phụ trách việc truyền thụ y thuật cho các y sinh. Bên cạnh đó còn có Thượng dược cục và Ngự dược viện. Chính là cơ cấu quản lý y học của triều Tống. Thái y cục mà Chiêm Đề nói tới chính là nơi chuyên tiến hành truyền thụ y thuật, giống như “Đại học y khoa quốc gia” ở hiện đại.
Thái y cục phân làm ba cấp. Cấp thấp nhất là hai trăm đệ tử gọi là “ngoại xá”. Sáu mươi người ở cấp thứ hai gọi là “nội xá’. Cấp thứ ba là bốn mươi người gọi là “xá đệ tử”. Phân thành các các chuyên ngành châm cứu, bắt mạch. Thực hiện rất nghiêm khắc chế độ loại bỏ người học sau từng giai đoạn.
Trưởng quan của thái y cục gọi là “Đề cử”, phó chưởng quan gọi là “Cục phán”. Đại phu phụ trách truyền thụ y thuật rất giống với giáo sư đại học thời hiện đại, cũng được gọi là “giáo sư”, “tiến sĩ y học” và “ trợ giáo”.
Dựa theo quy định, giáo sư của thái y cục phải là thái y của hàn lâm y quan cục (thái y viện), hoặc là lưu giáo tốt nghiệp thái y cục. Cả hai điều này Đỗ Văn Hạo đều không có nhưng hắn là sư phụ của phó cục trưởng hàn lâm y quan cục (Thái y thừa), lại am hiểu thần kỹ của Hoa Đà, hiển nhiên hắn đủ tư cách đảm nhiệm chức giáo sư. Vấn đề là chức quan của thái y cục phải thông qua khảo hạch mới được bổ nhiệm. Hắn mới vào thái y cục nên không thể nhận chức giáo sư, phải từ từ thăng tiến từng bước một.
Đến kinh thành bằng ấy ngày. Đỗ Văn Hạo đã biết được hệ thống y học của Tống triều. Hắn nghe xong lời đề nghị của Chiêm Đề, rất háo hức muốn thử. Nếu hắn có thể truyền đạt kiến thức y học hiện đại ở triều Tống, đem Trung, tây y kết hợp sớm hơn một ngàn năm thì hắn không chỉ tạo phúc cho người đời Tống mà còn làm cho nền y học Trung Quốc tiến một bước dài trong lịch sử. Sau này không phải là tây y đông tiến mà sẽ là Trung y tây tiến. Đó chính là ước nguyện cao nhất của hắn.
Vì vậy Đỗ Văn Hạo cao hứng gật đầu nói: “Được, thế nhưng tại hạ đảm nhận chức trợ giáo của thái y cục thì có thể hành y ở dược đường nữa không?”
“Đương nhiên có thể. Trợ giáo chỉ phụ trách dạy học. Có buổi dạy thì đến, không có buổi dạy thì ở nhà hành y”.
“Hay lắm, tại hạ đồng ý”.
Chiêm Đề vui vẻ nói: “Hay lắm! Bản quan trở về sẽ thu xếp việc này, chính thức ra công văn bổ nhiệm tiên sinh”.
Mấy ngày sau mọi người đều bận rộn đi mua nhà ở riêng, đến nhiệm sở nhậm chức.
Gia quyến của Tiền Bất Thu và hai đồ đệ cũng đã chuyển hết tới kinh thành, bọn họ cũng đã mua nhà ở ngay phụ cận Ngũ Vị đường. Công việc của Tiền Bất Thu ở thái y viện rất bận, không có thời gian quan tâm đến công việc của dược đường nên ông ta không mở lại Tế Thế đường. Tiền Bất Thu để Hàm Đầu cùng Diêm Diệu Thủ ở Ngũ Vị đường làm đại phu, vừa trợ giúp, vừa theo sư tổ Đỗ Văn Hạo học y thuật.
Bàng Cảnh Huy dù làm quan ở Khai Phong phủ nhưng chỉ là một tá quan, ông ta không được cấp tư dinh ở nha môn, phải mua nhà ở bên ngoài. Trang viện của Đỗ Văn Hạo rất lớn, nhưng vì Bàng Vũ Cầm đã gả cho Đỗ Văn Hạo, gia đình Bàng Cảnh Huy không tiện ở trong nhà con rể. Được Chiêm Đề giúp đỡ mua hộ một trang viện gần Ngũ Vị đường của Đỗ Văn Hạo. Bàng Cảnh Huy chuyển cả gia đình tới đó.
Trang Huýnh Mưu cũng đã mua được trang viện ưng ý, đưa cả nhà đến đó ở.
Mị Nhi đi theo hai tiểu thiếp của Trang tri huyện bắt đầu một cuộc sống mới. Mấy ngày này nàng bận bịu thu xếp nhà cửa.
Hôm nay Mị Nhi đang cùng hai tiểu thiếp của Trang Huýnh Mưu, Thư Điệp và Mộng Hàn cười nói chạy lăng xăng. Đột nhiên nàng cảm thấy tim đập thổn thức, hơi thở nặng nề, không còn chút sức lực nào, chân trái và cả tay trái tê dần, cảm giác như không phải là mình nữa. Nàng lảo đảo mấy bước, hai tay quờ quạng cố bám vào hành lang.
Hai tiểu thiếp của Trang Huýnh Mưu thấy sắc mặt Mị Nhi nhợt nhạt vội vàng hỏi: “Muội làm sao vậy?”
Một tay Mị Nhi giơ lên khó nhọc tháo cây trâm cài đầu, rồi nàng cởi đôi hài thêu. Mị Nhi dùng cây trâm đâm vào huyệt Thái khê.
Thư Điệp hỏi: “Muội làm gì vậy?”
Mị Nhi không nói gì tiếp tục đâm vào. Lát sau nàng thở gấp nói: “Muội thấy tinh thần hoảng hốt. Đỗ tiên sinh đã nói muội có bệnh ở ngực. Muội không cho là thật. Mấy ngày nay thường xuyên tái phát, mỗi lần xảy ra muội thấy trống ngực liên hồi, hơi thở nặng nề, tay chân vô lực. May mắn Đỗ tiên sinh đã dạy muội phương pháp dùng ngân trâm cấp cứu, có thể làm bệnh nhẹ đi, nhưng chỉ được mấy ngày là lại tái phát”.
“Vậy sao muội không đến tìm tiên sinh để ngài xem bệnh cho?”
“Mấy hôm nay tiên sinh rất bận, mỗi lần muội đến đó đều không dám nói, dù sao bệnh của muội không nặng lắm, đợi qua mấy ngày này Đỗ tiên sinh thư thái muội sẽ nói”.
“Muội đúng là! Đau ngực không thể đùa được. Đi, chúng ta cùng đến tìm Đỗ đại phu xem bệnh cho muội”.
Trang Huýnh Mưu đến nha môn làm việc. Ba người không thông báo cho ông ta biết. Mỗi người ngồi một kiệu, mang theo mấy nha hoàn đi tới Ngũ Vị đường của Đỗ Văn Hạo.
Mấy người xuống kiệu đi vào bên trong dược đường, chỉ thấy Diêm Diệu Thủ, Hàm Đầu, Bàng Vũ Cầm và Tuyết Phi Nhi đang xem bệnh cho bệnh nhân. Đỗ Văn Hạo không ở đó.
Thư Điệp hỏi Bàng Vũ Cầm: “Tấu tử, Đỗ tiên sinh đâu?” (Tấu tử là chị dâu)
Bàng Vũ Cầm nói: “Phu quân ta đến thái y cục. Hôm nay có công văn của thái y cục chính thức bổ nhiệm chàng làm trợ giáo. Đáng lẽ chàng phải trở về vào giờ ngọ. Không biết có chuyện gì mà giờ chàng chưa về?”
“Muội muội của ta bị đau ngực. Muội ấy nói trước đây Đỗ tiên sinh đã xem bệnh cho muội muội. Bây giờ bệnh cũ tái phát. Chúng ta muốn mời Đỗ tiên sinh xem bệnh cho muội ấy. Nếu tiên sinh không ở nhà, chúng ta sẽ chờ một lát”.
Tuyết Phi Nhi không có cảm tình với Mị Nhi, thấy Mị Nhi ôm ngực nhăn nhó nhưng vẫn hiện lên dáng vẻ mềm mại, hấp dẫn làm cho nam nhân phải đau lòng nên nàng cảm thấy tức giận. Tuyết Phi Nhi lạnh lùng nói: “Không sao, ca ca ta không ở đây thì vẫn còn ta. Ta sẽ xem bệnh”.
“Ngươi……?” Thư Điệp do dự một lát rồi nàng liếc mắt nhìn Mị Nhi.
“Sao? Coi thường y thuật của ta à? Nói thật cho ngươi biết nếu người bệnh là nữ nhân, dù ca ca ta có ở nhà thì chúng ta cũng xem bệnh trước, sau đó ca ca mới kiểm tra lại. Bây giờ các ngươi không để ta xem, lát nữa ca ca trở về thì đừng trách ta không nói trước”.
Mị Nhi biết Tuyết Phi Nhi và Đỗ Văn Hạo đã kết bái huynh muội, tính cách nàng lại tinh quái, không thể đắc tội với nàng được nên miễn cưỡng nói: “Vậy làm phiền muội muội”.
Mị Nhi uyển chuyển đi tới, nàng ngồi xuống cạnh bàn, tay đặt lên cái gối. Chưa kịp nói gì đã bị Tuyết Phi Nhi đập nhẹ vào tay.
Tuyết Phi Nhi lạnh lùng nói: “Người chưa bao giờ khám bệnh à? Đại phu xem bệnh, trước tiên là vọng chẩn, tiếp theo là văn chẩn, sau đó là vấn chẩn, cuối cùng mới bắt mạch (vọng-nhìn, văn-nghe, vấn-hỏi). Vọng, nghe, hỏi và bắt mạch phải làm theo trình tự. Nếu làm lung tung, chỉ cần nhìn cũng biết không phải là lương y mà là dong y. Dù ta học y thuật chưa lâu, ca ca ta là thần y, danh sư xuất cao đồ……., ta dù không phải là đồ đệ của ca ca nhưng xem bệnh cũng phải tuân theo trình tự này”.
Mị Nhi cố gắng nhẫn nhị nghe Tuyết Phi Nhi nói một thôi một hồi, mãi sau nàng mới cắt ngang được: “Vậy cứ làm theo ý của muội đi”.
Lúc này Tuyết Phi Nhi mới nghiêng đầu quan sát Mị Nhi: “Sắc mặt ngươi tái nhợt, nhưng môi lại đỏ thắm. Khí huyết hư nhược, nhưng lại có hiện tượng thống huyết, nguy chứng. Thập phần nguy hiểm!”
Mị Nhi cau mày nói: “Muội muội, sắc mặt ta tái nhợt là do bẩm sinh. Nhưng môi đỏ thắm có cần phải lau đi không?”
“Không đúng! Ngươi đánh môi hồng thì cũng phải đánh má hồng mới đúng. Vì sao sắc mặt vẫn trắng nhợt như mặt quỷ vậy?”
“Từ nhỏ mặt ta đã tái nhợt như thế, không đánh phấn được……”.
“Thật kỳ lạ. Mặt ngươi như hoa đào, môi ngươi lại đỏ hồng. Tại sao vậy? Ha, ha, ta biết rồi vì đôi tay ngọc ngà ngàn người gối, đôi môi đỏ thắm vạn người “thơm”. Nguyên nhân cái miệng nhỏ nhắn của ngươi bị nhiều nam nhân trêu đùa, bị phai mầu nên nhan sắc sớm tàn phai. Tạo hóa thật trêu ngươi! Ha ha ha”.
Mị Nhi cau mày, mắt hiện lên sự tức giận nhưng ngay lập tức biến mất. nàng nói khẽ: “Tỷ tỷ mệnh bạc đã để cho muội muội chê cười”.
/549
|