Lòng người thay đổi, cảm quan thay đổi, nhưng núi non thì chẳng bao giờ thay đổi, dù là đạo tặc Nguyên Sơn đi qua chân núi hay là danh sĩ đại đức đi trên sườn núi, đãi ngộ ở mùa này đều giống nhau, vụ lam luôn làm áo ngươi ướt sũng.
Cho nên Vân Tranh từ sương mù đặc đi ra thì toàn thân ướt như mò từ dưới nước lên, cùng Hàm Ngưu vừa chạy vừa la lao vào nhà, kệ Tịch Nhục đang sưởi ấm bên bếp, cứ thế cởi quần áo, cởi được một nửa rồi Vân Tranh thấy Tịch Nhục vẫn chỗ nào ngồi nguyên chỗ đó, tức giận chỉ tay ra cửa, nàng mới bĩu môi bế Vân Nhị ra ngoài.
Thoáng cái cởi quần ném đi, chỉ còn cái quần cộc bên trong, choàng thảm lên ngồi bên bếp run lẩy bẩy.
- Thiếu gia, trên núi làm gì có thần tiên.
- Nói thừa, tất nhiên là không có, ta chỉ muốn thử xem leo từ chân núi lên đỉnh núi mất bao lâu thôi.
- Hả? Trước đó thiếu gia có nói thế đâu, còn bảo khả năng có thần tiên, hỏi Hàm Ngưu có muốn xem không mà.
- Đúng là đồ tai trâu, ta nói có thể có cũng có thể không, không nói vậy đời nào ngươi chịu lên núi chịu lạnh với ta, muốn ta lên núi chịu lạnh một mình à, ta đâu ngu vậy. Vân Tranh rất tráo trở:
Hàm Ngưu không nói nữa, rụt đầu vào thảm như rùa đen, thề từ nay không nghe thiếu gia nói lăng nhăng nữa. Tịch Nhục lại đi vào, mang vào một ống cháo thịt, thứ này giúp ấm người hơn cả canh gừng, đổ cho Vân Tranh một bát, còn Hàm Ngưu thì để nguyên ống trúc cho hắn húp, tên này chúa thích vậy, ăn cơm cũng thích vét nồi, liếm sạch hơn cả Vân Tam.
Hai người kia xì xà xì xụp húp cháo, Tịch Nhục chăm chỉ nhặt quần áo vứt bừa bãi dưới đất lên, nhíu mày, lấy từ trong cái áo nặng trịch của Vân Tranh ra hai thứ đen xì xì, đây là đá mà: - Thiếu gia nhặt đá về làm gì?
- Là than đá đấy. Vân Tranh nhận lấy ném vào bếp, hôm nay lên núi là để tìm cái này, có đứa học sinh đi chặt củi mang về tặng Vân Tranh, còn tưởng có mỏ than, mừng muốn điên luôn, ai ngờ có chút mỏng quẹt, lại còn bị người ta đào qua rồi.
Ba ngày nữa là rời Đậu Sa trại, vốn muốn để lại cho trại chút tài phú, tiếc là ông trời ít khi chiều lòng người, trêu chọc người ta thì lại làm suốt.
Bành Lễ tiên sinh đi cũng lặng lẽ như lúc tới, chẳng kinh động một ai, để lại cho Vân Tranh một bức thư nói rất nhiều điều cần chuẩn bị, loại học sinh không cần thi cũng được vào học như mình càng phải chú trọng thanh danh, cho nên văn hội mùa xuân nhất định phải tham gia, vì thế không thể ở lại trại ăn cái Tết cuối rồi.
Gió thổi nhị mai hé, mưa rơi hồng hạnh thơm, loại tụ hội văn nhã kiểu này Vân Tranh không thích tí nào, thơ cũng có thể rặn ra được, nhưng phàm là thứ phải rặn ra thì chả ho gì, thi ca để ăn trộm bản quyền thì có cả đống, nhưng mà làm thế mất mặt, đường đường tinh anh hậu thế, chả lẽ cứ phải dựa vào mấy bài thơ mới dương danh lập nghiệp được?
Huống hồ còn tên Tô Thức kia sắp vang danh thiên hạ rồi, lúc mới đến đây muốn gặp hắn cho biết, giờ sao mà ghét thế, vì sao? Chép thơ cũng chẳng ăn nổi với chính bản của người ta chứ sao.
Không khí trong trại rất ngột ngạt, tộc trưởng từ sáng tới tối tới nhìn nhà Vân Tranh tám lần, tuy dọc đường đi có Thương Nhĩ, Thương Hổ hộ tống sẽ bình an vô sự, ông cụ vẫn dặn dò hết lần này tới lần khác.
- Khi đi đường chớ ham đi nhiều mà bỏ lỡ chỗ trú chân, ngồi thuyền đừng vì tiết kiệm tiền mà ngồi thuyền nhỏ, phải đi thuyền lớn nhé, trại nhà ta không thiếu mấy đồng đó. Đi đường chớ gây chuyện, gặp chuyện cũng không sợ, thói đời toàn kẻ sợ mạnh hiếp yếu... Tới Thành Đô rồi nhớ viết thư, đừng quên trại..
Thương lão nói tới đó lau nước mắt rời đi, bây giờ không cần ông nói Vân Tranh là trẻ trong trại nữa, y hiển nhiên thành một phần trong trại rồi, thiếu y là cái trại mất một phần sinh khí, không thấy đám thiếu phụ mặt buồn thiu, đến chó cũng không muốn sủa nữa à... Thực ra sủa là bị người bực mình đá cho nên im hết thôi.
Thế nhưng một canh giờ sau Thương lão lại tới nói những lời y trang như vậy, hiệu quả tẩy não rõ ràng, Vân Tranh quyết tâm khi còn sống phải quay lại Đậu Sa trại, đó không còn là lời an ủi nữa mà đã là thứ tình cảm trân quý.
Ba ngày này Vân Tranh uống rất nhiều rượu, ăn cơm rất nhiều nhà, tối nào cũng do Hàm Ngưu cõng về, về rồi thì bất tỉnh nhân sự.
Lưu huyện lệnh mời tiệc, từ chối; Lương gia mời tiệc, từ chối... Từ chối hết, thời gian quý báu này chỉ giành cho người nhà thôi, đó là hương thân trong trại.
Lại là một buổi sáng sương phủ mù mịt, lạnh tới run người, một chiếc xe trâu ba cái xe la, chở toàn bộ gia sản Vân gia rời Đậu Sa trại, trại im phăng phắc, lời chia tay nói cả rồi, chỉ có đám học sinh quỳ xuống chúc tiên sinh lên đường bình an.
Tám thợ săn giỏi nhất trong trại hộ tống mấy chiếc xe lên đường..
Đi xa lắm rồi mà sao tai vẫn còn nghe thấy tiếng tộc trưởng căn dặn.
Đội xe đi qua Đậu Sa quan, trong trường đình đã chật kín người tiễn biệt, có cả Lương Kỳ đã tránh mắt y rất lâu, vẫn thích bộ váy đỏ chót đó, ẩn trong sương sớm ban mai nhìn không rõ mặt.
Lưu huyện lệnh không nói lời nào đi tới ôm thật chặt, Vân Tranh nói nhỏ bên tai hắn: - Bảo trọng, ta đi đây, huynh nhớ, đừng rời huyện Đậu Sa.
- Lão Lưu cũng chúc huynh đệ ngươi xướng tên ở Đông Hoa môn.
- Yên tâm, đợi ta làm quan lớn, sẽ cho huynh cơ hội tới nịnh bợ.
Hai nói xong cười lớn.
- Còn điều này nữa, đề phòng Tiếu Lâm.
Vân Tranh còn đang ngỡ ngàng thì Lưu huyện lệnh lùi ra, miệng cười toe toét như chưa từng nói gì hết, chưa kịp nghĩ xa hơn thì Lương lão gia đi tới.
- Lần này đi sơn thủy xa xôi, hiền điệt từ trân trọng, nơi này có một bộ áo gấm dùng đi đường, không phải quý trọng, cũng đủ cho phong hàn.
Lương tiên sinh nhìn khuê nữ một cái, thấy Lương Kỳ cúi mặt không định đi tới liền thở dài, dẫn nàng vào xe ngựa trước, người đi chưa lên đường, người tiễn đã về.
- Đáng tiếc, Lương gia khuê nữ tài sắc vẹn toàn, cũng có ý với ngươi, vậy mà hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình. Lưu huyện lệnh mặc quan phục mới rồi, cũng học người ta nói vài câu văn vẻ:
Vân Tranh sao chẳng biết Lương Kỳ thích mình, vì thế mới cố tình hờ hững, không để nàng có chút ảo tưởng nào, đau dài không bằng đau ngắn, đây không phải cái thời đại trai gái yêu nhau tự do, không hợp lại chia tay, đã không thích nàng thì tốt nhất giữ khoảng cách, nếu không người ta gả cho ai được nữa: - Trước năm 18 tuổi ta không muốn dính vào chuyện nam nữ, bốn năm nữa, không thể làm lỡ dở nàng được.
Trong tiếng hô bảo trọng của đám đông, Vân Tranh ngồi ở càng xe, nhìn Bạch Vân sơn đằng xa, lấy hết sức rống lớn: - Hòa thượng béo, ta đi đây.
Cứ nghĩ còn lâu lắm mới gặp lại thứ bại hoại Phật môn kia, không ngờ đằng trước không xa lắm có tiếng cười của Ngũ Câu: - Ha ha ha, bần tăng ở đây rồi, ngươi hét to như thế tưởng ta không tới tiễn à?
- Không chỉ không ngờ ông lại kém văn nhã như vậy, ai đời lại đợi bên đường, tưởng ông đứng ở đỉnh núi tụng mấy lần kinh văn cho ta lên đường bình yên chứ?
Ngũ Câu đi tới bế Vân Nhị lên, nhưng nó không khách khí quay mặt đi, cười búng mũi nói: - Thợ săn Đậu Sa trại nổi danh dũng mãnh, có tám vị hộ tống ngươi lên đường còn chưa hài lòng à? Năm xưa ta rời Thục đi tu hành chỉ có năm người thôi.
- Hòa thượng, nếu ngày nào đó ta có sức ảnh hưởng đủ tác động tới thiền tông, sẽ xây cho ông cái chùa, cho ông thoải mái phá phách, nếu ông có bản lĩnh tự khai tông lập phái, từ vì ông làm văn biên sử.
Ngũ Câu cười tới thịt trên mặt cũng rung rinh, vỗ vai Vân Tranh: - Tới giờ bần tăng không biết viết thư tiến cử ngươi là tốt hay xấu, thôi chỉ mong ngươi đừng để tiếng nhơ ngàn đời là đủ. Đi đi, ra thế giới bên ngoài mà xem. Nói rồi vỗ mông la ba cái, chiếc xe la chậm rãi lên đường.
Đội xe rẽ qua chân núi lúc ngày mới nghe thấy tiếng tụng kinh trầm hùng của Ngũ Câu vang vọng núi rừng.
Cho nên Vân Tranh từ sương mù đặc đi ra thì toàn thân ướt như mò từ dưới nước lên, cùng Hàm Ngưu vừa chạy vừa la lao vào nhà, kệ Tịch Nhục đang sưởi ấm bên bếp, cứ thế cởi quần áo, cởi được một nửa rồi Vân Tranh thấy Tịch Nhục vẫn chỗ nào ngồi nguyên chỗ đó, tức giận chỉ tay ra cửa, nàng mới bĩu môi bế Vân Nhị ra ngoài.
Thoáng cái cởi quần ném đi, chỉ còn cái quần cộc bên trong, choàng thảm lên ngồi bên bếp run lẩy bẩy.
- Thiếu gia, trên núi làm gì có thần tiên.
- Nói thừa, tất nhiên là không có, ta chỉ muốn thử xem leo từ chân núi lên đỉnh núi mất bao lâu thôi.
- Hả? Trước đó thiếu gia có nói thế đâu, còn bảo khả năng có thần tiên, hỏi Hàm Ngưu có muốn xem không mà.
- Đúng là đồ tai trâu, ta nói có thể có cũng có thể không, không nói vậy đời nào ngươi chịu lên núi chịu lạnh với ta, muốn ta lên núi chịu lạnh một mình à, ta đâu ngu vậy. Vân Tranh rất tráo trở:
Hàm Ngưu không nói nữa, rụt đầu vào thảm như rùa đen, thề từ nay không nghe thiếu gia nói lăng nhăng nữa. Tịch Nhục lại đi vào, mang vào một ống cháo thịt, thứ này giúp ấm người hơn cả canh gừng, đổ cho Vân Tranh một bát, còn Hàm Ngưu thì để nguyên ống trúc cho hắn húp, tên này chúa thích vậy, ăn cơm cũng thích vét nồi, liếm sạch hơn cả Vân Tam.
Hai người kia xì xà xì xụp húp cháo, Tịch Nhục chăm chỉ nhặt quần áo vứt bừa bãi dưới đất lên, nhíu mày, lấy từ trong cái áo nặng trịch của Vân Tranh ra hai thứ đen xì xì, đây là đá mà: - Thiếu gia nhặt đá về làm gì?
- Là than đá đấy. Vân Tranh nhận lấy ném vào bếp, hôm nay lên núi là để tìm cái này, có đứa học sinh đi chặt củi mang về tặng Vân Tranh, còn tưởng có mỏ than, mừng muốn điên luôn, ai ngờ có chút mỏng quẹt, lại còn bị người ta đào qua rồi.
Ba ngày nữa là rời Đậu Sa trại, vốn muốn để lại cho trại chút tài phú, tiếc là ông trời ít khi chiều lòng người, trêu chọc người ta thì lại làm suốt.
Bành Lễ tiên sinh đi cũng lặng lẽ như lúc tới, chẳng kinh động một ai, để lại cho Vân Tranh một bức thư nói rất nhiều điều cần chuẩn bị, loại học sinh không cần thi cũng được vào học như mình càng phải chú trọng thanh danh, cho nên văn hội mùa xuân nhất định phải tham gia, vì thế không thể ở lại trại ăn cái Tết cuối rồi.
Gió thổi nhị mai hé, mưa rơi hồng hạnh thơm, loại tụ hội văn nhã kiểu này Vân Tranh không thích tí nào, thơ cũng có thể rặn ra được, nhưng phàm là thứ phải rặn ra thì chả ho gì, thi ca để ăn trộm bản quyền thì có cả đống, nhưng mà làm thế mất mặt, đường đường tinh anh hậu thế, chả lẽ cứ phải dựa vào mấy bài thơ mới dương danh lập nghiệp được?
Huống hồ còn tên Tô Thức kia sắp vang danh thiên hạ rồi, lúc mới đến đây muốn gặp hắn cho biết, giờ sao mà ghét thế, vì sao? Chép thơ cũng chẳng ăn nổi với chính bản của người ta chứ sao.
Không khí trong trại rất ngột ngạt, tộc trưởng từ sáng tới tối tới nhìn nhà Vân Tranh tám lần, tuy dọc đường đi có Thương Nhĩ, Thương Hổ hộ tống sẽ bình an vô sự, ông cụ vẫn dặn dò hết lần này tới lần khác.
- Khi đi đường chớ ham đi nhiều mà bỏ lỡ chỗ trú chân, ngồi thuyền đừng vì tiết kiệm tiền mà ngồi thuyền nhỏ, phải đi thuyền lớn nhé, trại nhà ta không thiếu mấy đồng đó. Đi đường chớ gây chuyện, gặp chuyện cũng không sợ, thói đời toàn kẻ sợ mạnh hiếp yếu... Tới Thành Đô rồi nhớ viết thư, đừng quên trại..
Thương lão nói tới đó lau nước mắt rời đi, bây giờ không cần ông nói Vân Tranh là trẻ trong trại nữa, y hiển nhiên thành một phần trong trại rồi, thiếu y là cái trại mất một phần sinh khí, không thấy đám thiếu phụ mặt buồn thiu, đến chó cũng không muốn sủa nữa à... Thực ra sủa là bị người bực mình đá cho nên im hết thôi.
Thế nhưng một canh giờ sau Thương lão lại tới nói những lời y trang như vậy, hiệu quả tẩy não rõ ràng, Vân Tranh quyết tâm khi còn sống phải quay lại Đậu Sa trại, đó không còn là lời an ủi nữa mà đã là thứ tình cảm trân quý.
Ba ngày này Vân Tranh uống rất nhiều rượu, ăn cơm rất nhiều nhà, tối nào cũng do Hàm Ngưu cõng về, về rồi thì bất tỉnh nhân sự.
Lưu huyện lệnh mời tiệc, từ chối; Lương gia mời tiệc, từ chối... Từ chối hết, thời gian quý báu này chỉ giành cho người nhà thôi, đó là hương thân trong trại.
Lại là một buổi sáng sương phủ mù mịt, lạnh tới run người, một chiếc xe trâu ba cái xe la, chở toàn bộ gia sản Vân gia rời Đậu Sa trại, trại im phăng phắc, lời chia tay nói cả rồi, chỉ có đám học sinh quỳ xuống chúc tiên sinh lên đường bình an.
Tám thợ săn giỏi nhất trong trại hộ tống mấy chiếc xe lên đường..
Đi xa lắm rồi mà sao tai vẫn còn nghe thấy tiếng tộc trưởng căn dặn.
Đội xe đi qua Đậu Sa quan, trong trường đình đã chật kín người tiễn biệt, có cả Lương Kỳ đã tránh mắt y rất lâu, vẫn thích bộ váy đỏ chót đó, ẩn trong sương sớm ban mai nhìn không rõ mặt.
Lưu huyện lệnh không nói lời nào đi tới ôm thật chặt, Vân Tranh nói nhỏ bên tai hắn: - Bảo trọng, ta đi đây, huynh nhớ, đừng rời huyện Đậu Sa.
- Lão Lưu cũng chúc huynh đệ ngươi xướng tên ở Đông Hoa môn.
- Yên tâm, đợi ta làm quan lớn, sẽ cho huynh cơ hội tới nịnh bợ.
Hai nói xong cười lớn.
- Còn điều này nữa, đề phòng Tiếu Lâm.
Vân Tranh còn đang ngỡ ngàng thì Lưu huyện lệnh lùi ra, miệng cười toe toét như chưa từng nói gì hết, chưa kịp nghĩ xa hơn thì Lương lão gia đi tới.
- Lần này đi sơn thủy xa xôi, hiền điệt từ trân trọng, nơi này có một bộ áo gấm dùng đi đường, không phải quý trọng, cũng đủ cho phong hàn.
Lương tiên sinh nhìn khuê nữ một cái, thấy Lương Kỳ cúi mặt không định đi tới liền thở dài, dẫn nàng vào xe ngựa trước, người đi chưa lên đường, người tiễn đã về.
- Đáng tiếc, Lương gia khuê nữ tài sắc vẹn toàn, cũng có ý với ngươi, vậy mà hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình. Lưu huyện lệnh mặc quan phục mới rồi, cũng học người ta nói vài câu văn vẻ:
Vân Tranh sao chẳng biết Lương Kỳ thích mình, vì thế mới cố tình hờ hững, không để nàng có chút ảo tưởng nào, đau dài không bằng đau ngắn, đây không phải cái thời đại trai gái yêu nhau tự do, không hợp lại chia tay, đã không thích nàng thì tốt nhất giữ khoảng cách, nếu không người ta gả cho ai được nữa: - Trước năm 18 tuổi ta không muốn dính vào chuyện nam nữ, bốn năm nữa, không thể làm lỡ dở nàng được.
Trong tiếng hô bảo trọng của đám đông, Vân Tranh ngồi ở càng xe, nhìn Bạch Vân sơn đằng xa, lấy hết sức rống lớn: - Hòa thượng béo, ta đi đây.
Cứ nghĩ còn lâu lắm mới gặp lại thứ bại hoại Phật môn kia, không ngờ đằng trước không xa lắm có tiếng cười của Ngũ Câu: - Ha ha ha, bần tăng ở đây rồi, ngươi hét to như thế tưởng ta không tới tiễn à?
- Không chỉ không ngờ ông lại kém văn nhã như vậy, ai đời lại đợi bên đường, tưởng ông đứng ở đỉnh núi tụng mấy lần kinh văn cho ta lên đường bình yên chứ?
Ngũ Câu đi tới bế Vân Nhị lên, nhưng nó không khách khí quay mặt đi, cười búng mũi nói: - Thợ săn Đậu Sa trại nổi danh dũng mãnh, có tám vị hộ tống ngươi lên đường còn chưa hài lòng à? Năm xưa ta rời Thục đi tu hành chỉ có năm người thôi.
- Hòa thượng, nếu ngày nào đó ta có sức ảnh hưởng đủ tác động tới thiền tông, sẽ xây cho ông cái chùa, cho ông thoải mái phá phách, nếu ông có bản lĩnh tự khai tông lập phái, từ vì ông làm văn biên sử.
Ngũ Câu cười tới thịt trên mặt cũng rung rinh, vỗ vai Vân Tranh: - Tới giờ bần tăng không biết viết thư tiến cử ngươi là tốt hay xấu, thôi chỉ mong ngươi đừng để tiếng nhơ ngàn đời là đủ. Đi đi, ra thế giới bên ngoài mà xem. Nói rồi vỗ mông la ba cái, chiếc xe la chậm rãi lên đường.
Đội xe rẽ qua chân núi lúc ngày mới nghe thấy tiếng tụng kinh trầm hùng của Ngũ Câu vang vọng núi rừng.
/594
|