Thành Đô vì không có mưa xuân trở nên đáng sợ, mặt trời cứ hừng hực tỏa lửa, mọi năm núi xanh ngăn ngắt thì giờ như phủ lên lớp bụi xám xịt, tuy ngoài đồng lúa gạo vẫn mọc lên tươi tốt, nhưng không đủ che đi hiện trạng khô hạn trên đồi.
Mọi năm sông nhỏ nước chảy róc rách, mang theo những cánh hoa đào bập bềnh thích mắt, năm nay lòng sông toàn cỏ xanh, Vân Tranh lấy làm lạ, hoa sen không ngờ mọc ra mầm xanh, nhưng có lẽ củ sen vùi dưới bùn kia chưa biết rằng dù nó có cố gắng thế nào, mầm xanh sau khi vươn ra khỏi bùn đều biến thành khô héo.
Vân Tranh nhìn thấy mấy con cá đang lóp ngóp trong vũng nước cạn, với mặt trời thế này, y tin nó chẳng chịu nổi tới khi mặt trời lặn. Cá quá nhỏ, chẳng đáng lội xuống bắt, nhưng trẻ con nhà khác không nghĩ thế, bắt được cá là cho vào giọ, cá tuy chỉ dài nửa tấc, song trẻ nhà nghèo biết lúc nào phải tích trữ lương thực.
Thiên tai kéo dài từ nhập đông tới cuối xuân, đầu tiên là tuyết lớn hiếm thấy, bây giờ thì trời cứ nắng nóng suốt.
Nắng thì nóng, nóng, nóng, Thành Đô vào tháng tư đã thành lò lửa, ở trong nhà không chịu nổi nữa, phải chuyển vào rừng dâu, thợ dệt cũng đưa gia đình vào rừng, chỉ là tránh chỗ Vân gia ở một khoảng, mon men ở bìa rừng.
Con đường bên cạnh rừng dâu khói bếp khắp nơi, phàm là nhà nào có trồng dâu đều chuyển ra ngoài ở.
Rừng dâu đều ở chỗ địa thế trống trải, gió mát thổi tới được, cây dâu ở Thành Đô thuộc loại cây bụi, thấp, cao nhất chỉ có một trượng, lúc nóng nực chui dưới bóng cây cực kỳ mát mẻ.
Lục Khinh Doanh nhìn cơm hoa hòe do thợ dệt đưa tới, ăn một miếng rồi thở dài, nàng vốn thích ăn cơm hoa hòe, đói kém thế này không biết bao nhiêu hộ gộp lại mới đủ làm nồi cơm như thế, nhưng nàng ăn không vào, thời tiết nóng làm hỏng hết khẩu vị.
Có điều nhận đồ của người ta thì phải đi cảm tạ, Vân Tranh dẫn Lục Khinh Doanh xách giỏ bánh điểm tâm cho mỗi nhà một cái, người ra nhận bánh đều là nữ tử, nên Vân Tranh không tiện tới, theo sau lão bà phe phẩy quạt cười ngốc nghếch như phật Di Lặc, vậy mà trẻ con nhìn thấy y vẫn sợ hãi bám chặt lấy chân mẹ mình không chịu buông.
Phụ nhân tát đứa con một cái, cười nịnh:
- Trẻ nhà tiểu môn tiểu hộ ít tiếp xúc, làm ngài chê cười rồi.
Vân Tranh vốn định nói vài câu khách sáo, nhưng lời ra khỏi miệng thành vẻ hùng hổ hung dữ:
- Rừng dâu mát mẻ, các ngươi muốn tới ở cũng được thôi, có điều quản tốt đèn đóm, giờ trời khô hạn, lỡ một chút là cháy hết, muốn cứu hỏa cũng không có nước đâu, nghe chưa?
- Dạ dạ.
Phụ nhân đáp xong vội vàng kéo đứa con cầm bánh đậu xanh chạy mất tăm, tránh Vân Tranh như tránh chó dại:
- Phu quân thật oai phong.
Lục Khinh Doanh lại cười đến vui, nữ nhân phải hiền hòa, nam nhân phải nghiêm khắc, gia chủ phải khiến tất cả mọi người phải sợ mới đúng:
Vân Tranh không biết nói thế nào, bất tri bất giác y bị Lục Khinh Doanh cùng hoàn cảnh xung quanh tác động, hòa nhập vào ý thức phong kiến gia trưởng, ngôn ngữ chung với bách tính bình dân ngày càng ít, không giống lúc ở Đậu Sa huyện, gặp ai cũng có thể ngồi xuống trò chuyện thân thiết nữa.
Thôi, đến chỗ Lão Tô chơi vậy, ông ta cùng tầng lớp.
Chập tối không có gió, rừng dâu cũng trở nên ngột ngạt, muỗi kéo thành từng đàn ùn ùn tập kích, Lão Tô liên tục dùng quạt giúp Tô Thức, Tô Triệt đuổi muỗi, tuy mồ hôi đầm đìa cũng không dừng tay.
Lão Tô không cho phép phụ nhân trong nhà ra ngoài, cho nên ngủ ở rừng dâu chỉ có bốn cha con họ, lúc đầu nghĩ quá đơn giản, không mang theo màn, đốt đống cỏ khô đuổi muỗi mà chẳng có chút hiệu quả nào.
Vân Tranh vỗ lưng Tô Thức:
- Tới tìm Vân Nhị đi, chỗ nó một con muỗi cũng không có đâu, Nhĩ thúc biết thứ gì có thể đuổi muỗi được.
Đám trẻ con đi rồi, Lão Tô mới có thời gian quạt cho mình:
- Phủ Thành Đô bốn mùa như xuân, lão phu không còn nhớ nổi lần cuối cùng nóng thế này là bao giờ, huống hồ mới chỉ đầu tháng năm, đến tháng sáu không biết còn nóng tới mực nào. Chỉ lo sau khi nắng nóng là mưa lớn, có câu lúc hạn phòng lũ.
- Ông trời chắc không tới mức chơi đùa người ta như vậy đâu, rồi sẽ tốt lên thôi.
Vân Tranh cũng quạt phành phạch không ngừng:
- Giờ trong nhà gạch ngói bị nung tới nóng rực rồi, không thể ở được, hay là mời phu nhân và nữ quyến tiên sinh tới đây nghỉ ngơi, ít nhiều cũng ngủ được yên ổn.
Tô Tuân không thèm trả lời Vân Tranh, đại gia đại tộc phải có thể thống, đâu như Vân gia, chỉ có mỗi một nữ chủ nhân, làm gì cũng tùy tiện.
- Thiên thứ năm Đạo Đức Kinh có nói thiên địa bất nhân dĩ vạn vật như sô cẩu, trời cao không hề yêu thương con người, coi người cũng như hoa cỏ cây cối thôi, không ân trạch ngươi, cũng không gây khó dễ ngươi, chỉ theo đường cố định mà đi, giờ chệch hướng rồi, cứ đi thêm vài bước, lão phu rất lo.
Lão Tô nói nghiêm trang, nhưng đã thở như chó rồi, đáng đời lắm cơ, ai bảo mặc kín như bưng, lại còn đi cả tất nữa. Không như Vân Tranh áo cộc quần cộc rộng rãi, phe phẩy quạt là mát mẻ, đã thế còn ung dung lấy từ sau lưng ra cái vò nước ô mai, bên trong băng nổi lềnh bềnh, chưa cần uống, nhìn thôi đã mát từ trong ra ngoài.
Vân gia lấy đâu ra băng, thứ này ngay ở thành Biện Lương cũng cực hiếm cơ mà?
Quân tử không dò xét bí mật của người ta, Tô Tuân tuy có nghi vấn nhưng không hỏi, nhận lấy một chén từ Vân Tranh, nhấp ngụm nhỏ, hơi nóng trong lòng xua tan từng ít một.
Muốn uống thêm nhưng lại thôi, sai phó dịch mau mau mang về nhà cho phu nhân và khuê nữ, bọn họ ở nhà càng cần hơn, Vân Tranh tủm tỉm cười, phải thế mới đúng.
- Nhập đông thì cực hàn, nhập hạ lại cực nhiệt, mạ trong ruộng đã khô héo quá nửa, lão phu tuy không có ruộng có nương, nhưng thấy đại nạn giáng xuống, cũng không đặt mình ngoài cuộc. Vân Tranh ngươi vốn là thiếu niên hào kiệt, túc trí đa mưu, vì sao không muốn giúp phủ tôn cứu tế sinh linh, khư khu giữ lấy cái lợi nhỏ, chẳng lẽ bất chấp thanh danh khó nhọc cả đời người của Bành Lễ tiên sinh sao?
Tô Tuân vừa hết nóng là ngồi ngay ngắn đàm luận dân sinh:
- Thánh thượng có trách nhiệm giáo hóa vạn dân, quan viên phải dẫn dắt bách tính, nói tóm lại, cứu vớt vạn dân khỏi nước lửa là trách nhiệm của quan gia, họ thu phú thuế của bách tính, thì phải bảo vệ bách tính. Hiện một dải Hoành Sơn khói lửa liên miên, cả thôn cả huyện bị bắt đi làm nô lệ, người Liêu cướp lương, Tây Hạ bắt người, cường đạo Thổ Phồn tung hoành như chốn không người, phủ tôn đại nhân thân ở vị trí cao, ngoài không kháng nổi cường địch, trong không vỗ về được sinh linh, soạn một bộ Khánh Lịch biên xá tăng thêm vô số tội chém đầu là hà cớ gì?
- Một khi có thiên tai xảy ra thì đem bách tính gộp vào sương quân, đau đầu chữa chân, đúng là biện pháp hay đấy. Nay bách tính nộp thuế ngày càng ít, sương quân ngày càng nhiều, nhân số đã tới trăm vạn, ha ha ha, đất Thục gặp nạn, thế là triều đinh có thêm đại quân tay cầm nông cụ và thoi dệt rồi, một khi ngoại địch xâm nhập, lại có mấy vạn người đi nộp mạng, quá tuyệt luôn.
- Cho rằng dẫn nước Dân Giang tới là công đức vô lượng sao? Không đi mà nhìn xem lòng sông bị ông ta đội cao bao nhiêu rồi, lúc khô hạn thì phải tranh thủ khơi thông lòng sông, chứ không phải ném đá chặn dòng, đây là kinh nghiệm đúc kết ngàn đời, Trương Phương Bình mới tới nghĩ mình thông tuệ hơn Triệu tri phủ tốn năm năm trị thủy? Kinh nghiệm hơn bách tính sống bao đời nơi này? Nhưng ông ta cố chấp làm theo ý mình.
- Thành Đô xưa nay nước ngầm phong phú, lại rất nông, chỉ cần chịu khó đào sâu ba thước là có nước, cho dù không xoay chuyển được đại hạn, nhưng có thể hóa giải phần nào, ông ta vào năm hạn hán lại đi trồng lúa nước, mà không trồng lương thực chịu hạn.
- Lại còn muốn chia đều lương thực, ông ta không phải đại vương trên núi có thể kề dao vào cổ nhà giàu yêu cầu họ hiến lương thực, loại người như thế mà là danh thần Đại Tống, ta nhổ vào, trừ nghĩ ra mấy chục loại tử hình, chẳng thấy ông ta cao minh chỗ nào.
Lửa giận dồn nén bao ngày phun trào như núi lửa, mới đầu Vân Tranh cũng muốn giúp quan phủ, nhưng Trương Phương Bình sau khi tới nhậm chức, làm việc nào cũng như chỉ muốn hận không thể dồn bách tính vào chỗ chết, từ việc mình đào giếng, thu mua bột mì, chuyện gì cũng làm ầm ĩ, công khai, hi vọng thông qua miệng Tô Tuân truyền tới tai Trương Phương Bình, hi vọng ông ta có chút gợi mở, không ngờ lọt vào mắt ông ta chỉ thấy gian thương hám lợi, lòng không muốn nguội lạnh cũng chẳng được.
Tô Tuân há hốc mồm, không ngờ Vân Tranh phản ứng lớn như vậy, cứ cho rằng mỗi việc Trương Phương Bình làm đã là suy nghĩ cho bách tính, không ngờ rằng đều sai cả:
- Vì sao ngươi không nói sớm?
Mọi năm sông nhỏ nước chảy róc rách, mang theo những cánh hoa đào bập bềnh thích mắt, năm nay lòng sông toàn cỏ xanh, Vân Tranh lấy làm lạ, hoa sen không ngờ mọc ra mầm xanh, nhưng có lẽ củ sen vùi dưới bùn kia chưa biết rằng dù nó có cố gắng thế nào, mầm xanh sau khi vươn ra khỏi bùn đều biến thành khô héo.
Vân Tranh nhìn thấy mấy con cá đang lóp ngóp trong vũng nước cạn, với mặt trời thế này, y tin nó chẳng chịu nổi tới khi mặt trời lặn. Cá quá nhỏ, chẳng đáng lội xuống bắt, nhưng trẻ con nhà khác không nghĩ thế, bắt được cá là cho vào giọ, cá tuy chỉ dài nửa tấc, song trẻ nhà nghèo biết lúc nào phải tích trữ lương thực.
Thiên tai kéo dài từ nhập đông tới cuối xuân, đầu tiên là tuyết lớn hiếm thấy, bây giờ thì trời cứ nắng nóng suốt.
Nắng thì nóng, nóng, nóng, Thành Đô vào tháng tư đã thành lò lửa, ở trong nhà không chịu nổi nữa, phải chuyển vào rừng dâu, thợ dệt cũng đưa gia đình vào rừng, chỉ là tránh chỗ Vân gia ở một khoảng, mon men ở bìa rừng.
Con đường bên cạnh rừng dâu khói bếp khắp nơi, phàm là nhà nào có trồng dâu đều chuyển ra ngoài ở.
Rừng dâu đều ở chỗ địa thế trống trải, gió mát thổi tới được, cây dâu ở Thành Đô thuộc loại cây bụi, thấp, cao nhất chỉ có một trượng, lúc nóng nực chui dưới bóng cây cực kỳ mát mẻ.
Lục Khinh Doanh nhìn cơm hoa hòe do thợ dệt đưa tới, ăn một miếng rồi thở dài, nàng vốn thích ăn cơm hoa hòe, đói kém thế này không biết bao nhiêu hộ gộp lại mới đủ làm nồi cơm như thế, nhưng nàng ăn không vào, thời tiết nóng làm hỏng hết khẩu vị.
Có điều nhận đồ của người ta thì phải đi cảm tạ, Vân Tranh dẫn Lục Khinh Doanh xách giỏ bánh điểm tâm cho mỗi nhà một cái, người ra nhận bánh đều là nữ tử, nên Vân Tranh không tiện tới, theo sau lão bà phe phẩy quạt cười ngốc nghếch như phật Di Lặc, vậy mà trẻ con nhìn thấy y vẫn sợ hãi bám chặt lấy chân mẹ mình không chịu buông.
Phụ nhân tát đứa con một cái, cười nịnh:
- Trẻ nhà tiểu môn tiểu hộ ít tiếp xúc, làm ngài chê cười rồi.
Vân Tranh vốn định nói vài câu khách sáo, nhưng lời ra khỏi miệng thành vẻ hùng hổ hung dữ:
- Rừng dâu mát mẻ, các ngươi muốn tới ở cũng được thôi, có điều quản tốt đèn đóm, giờ trời khô hạn, lỡ một chút là cháy hết, muốn cứu hỏa cũng không có nước đâu, nghe chưa?
- Dạ dạ.
Phụ nhân đáp xong vội vàng kéo đứa con cầm bánh đậu xanh chạy mất tăm, tránh Vân Tranh như tránh chó dại:
- Phu quân thật oai phong.
Lục Khinh Doanh lại cười đến vui, nữ nhân phải hiền hòa, nam nhân phải nghiêm khắc, gia chủ phải khiến tất cả mọi người phải sợ mới đúng:
Vân Tranh không biết nói thế nào, bất tri bất giác y bị Lục Khinh Doanh cùng hoàn cảnh xung quanh tác động, hòa nhập vào ý thức phong kiến gia trưởng, ngôn ngữ chung với bách tính bình dân ngày càng ít, không giống lúc ở Đậu Sa huyện, gặp ai cũng có thể ngồi xuống trò chuyện thân thiết nữa.
Thôi, đến chỗ Lão Tô chơi vậy, ông ta cùng tầng lớp.
Chập tối không có gió, rừng dâu cũng trở nên ngột ngạt, muỗi kéo thành từng đàn ùn ùn tập kích, Lão Tô liên tục dùng quạt giúp Tô Thức, Tô Triệt đuổi muỗi, tuy mồ hôi đầm đìa cũng không dừng tay.
Lão Tô không cho phép phụ nhân trong nhà ra ngoài, cho nên ngủ ở rừng dâu chỉ có bốn cha con họ, lúc đầu nghĩ quá đơn giản, không mang theo màn, đốt đống cỏ khô đuổi muỗi mà chẳng có chút hiệu quả nào.
Vân Tranh vỗ lưng Tô Thức:
- Tới tìm Vân Nhị đi, chỗ nó một con muỗi cũng không có đâu, Nhĩ thúc biết thứ gì có thể đuổi muỗi được.
Đám trẻ con đi rồi, Lão Tô mới có thời gian quạt cho mình:
- Phủ Thành Đô bốn mùa như xuân, lão phu không còn nhớ nổi lần cuối cùng nóng thế này là bao giờ, huống hồ mới chỉ đầu tháng năm, đến tháng sáu không biết còn nóng tới mực nào. Chỉ lo sau khi nắng nóng là mưa lớn, có câu lúc hạn phòng lũ.
- Ông trời chắc không tới mức chơi đùa người ta như vậy đâu, rồi sẽ tốt lên thôi.
Vân Tranh cũng quạt phành phạch không ngừng:
- Giờ trong nhà gạch ngói bị nung tới nóng rực rồi, không thể ở được, hay là mời phu nhân và nữ quyến tiên sinh tới đây nghỉ ngơi, ít nhiều cũng ngủ được yên ổn.
Tô Tuân không thèm trả lời Vân Tranh, đại gia đại tộc phải có thể thống, đâu như Vân gia, chỉ có mỗi một nữ chủ nhân, làm gì cũng tùy tiện.
- Thiên thứ năm Đạo Đức Kinh có nói thiên địa bất nhân dĩ vạn vật như sô cẩu, trời cao không hề yêu thương con người, coi người cũng như hoa cỏ cây cối thôi, không ân trạch ngươi, cũng không gây khó dễ ngươi, chỉ theo đường cố định mà đi, giờ chệch hướng rồi, cứ đi thêm vài bước, lão phu rất lo.
Lão Tô nói nghiêm trang, nhưng đã thở như chó rồi, đáng đời lắm cơ, ai bảo mặc kín như bưng, lại còn đi cả tất nữa. Không như Vân Tranh áo cộc quần cộc rộng rãi, phe phẩy quạt là mát mẻ, đã thế còn ung dung lấy từ sau lưng ra cái vò nước ô mai, bên trong băng nổi lềnh bềnh, chưa cần uống, nhìn thôi đã mát từ trong ra ngoài.
Vân gia lấy đâu ra băng, thứ này ngay ở thành Biện Lương cũng cực hiếm cơ mà?
Quân tử không dò xét bí mật của người ta, Tô Tuân tuy có nghi vấn nhưng không hỏi, nhận lấy một chén từ Vân Tranh, nhấp ngụm nhỏ, hơi nóng trong lòng xua tan từng ít một.
Muốn uống thêm nhưng lại thôi, sai phó dịch mau mau mang về nhà cho phu nhân và khuê nữ, bọn họ ở nhà càng cần hơn, Vân Tranh tủm tỉm cười, phải thế mới đúng.
- Nhập đông thì cực hàn, nhập hạ lại cực nhiệt, mạ trong ruộng đã khô héo quá nửa, lão phu tuy không có ruộng có nương, nhưng thấy đại nạn giáng xuống, cũng không đặt mình ngoài cuộc. Vân Tranh ngươi vốn là thiếu niên hào kiệt, túc trí đa mưu, vì sao không muốn giúp phủ tôn cứu tế sinh linh, khư khu giữ lấy cái lợi nhỏ, chẳng lẽ bất chấp thanh danh khó nhọc cả đời người của Bành Lễ tiên sinh sao?
Tô Tuân vừa hết nóng là ngồi ngay ngắn đàm luận dân sinh:
- Thánh thượng có trách nhiệm giáo hóa vạn dân, quan viên phải dẫn dắt bách tính, nói tóm lại, cứu vớt vạn dân khỏi nước lửa là trách nhiệm của quan gia, họ thu phú thuế của bách tính, thì phải bảo vệ bách tính. Hiện một dải Hoành Sơn khói lửa liên miên, cả thôn cả huyện bị bắt đi làm nô lệ, người Liêu cướp lương, Tây Hạ bắt người, cường đạo Thổ Phồn tung hoành như chốn không người, phủ tôn đại nhân thân ở vị trí cao, ngoài không kháng nổi cường địch, trong không vỗ về được sinh linh, soạn một bộ Khánh Lịch biên xá tăng thêm vô số tội chém đầu là hà cớ gì?
- Một khi có thiên tai xảy ra thì đem bách tính gộp vào sương quân, đau đầu chữa chân, đúng là biện pháp hay đấy. Nay bách tính nộp thuế ngày càng ít, sương quân ngày càng nhiều, nhân số đã tới trăm vạn, ha ha ha, đất Thục gặp nạn, thế là triều đinh có thêm đại quân tay cầm nông cụ và thoi dệt rồi, một khi ngoại địch xâm nhập, lại có mấy vạn người đi nộp mạng, quá tuyệt luôn.
- Cho rằng dẫn nước Dân Giang tới là công đức vô lượng sao? Không đi mà nhìn xem lòng sông bị ông ta đội cao bao nhiêu rồi, lúc khô hạn thì phải tranh thủ khơi thông lòng sông, chứ không phải ném đá chặn dòng, đây là kinh nghiệm đúc kết ngàn đời, Trương Phương Bình mới tới nghĩ mình thông tuệ hơn Triệu tri phủ tốn năm năm trị thủy? Kinh nghiệm hơn bách tính sống bao đời nơi này? Nhưng ông ta cố chấp làm theo ý mình.
- Thành Đô xưa nay nước ngầm phong phú, lại rất nông, chỉ cần chịu khó đào sâu ba thước là có nước, cho dù không xoay chuyển được đại hạn, nhưng có thể hóa giải phần nào, ông ta vào năm hạn hán lại đi trồng lúa nước, mà không trồng lương thực chịu hạn.
- Lại còn muốn chia đều lương thực, ông ta không phải đại vương trên núi có thể kề dao vào cổ nhà giàu yêu cầu họ hiến lương thực, loại người như thế mà là danh thần Đại Tống, ta nhổ vào, trừ nghĩ ra mấy chục loại tử hình, chẳng thấy ông ta cao minh chỗ nào.
Lửa giận dồn nén bao ngày phun trào như núi lửa, mới đầu Vân Tranh cũng muốn giúp quan phủ, nhưng Trương Phương Bình sau khi tới nhậm chức, làm việc nào cũng như chỉ muốn hận không thể dồn bách tính vào chỗ chết, từ việc mình đào giếng, thu mua bột mì, chuyện gì cũng làm ầm ĩ, công khai, hi vọng thông qua miệng Tô Tuân truyền tới tai Trương Phương Bình, hi vọng ông ta có chút gợi mở, không ngờ lọt vào mắt ông ta chỉ thấy gian thương hám lợi, lòng không muốn nguội lạnh cũng chẳng được.
Tô Tuân há hốc mồm, không ngờ Vân Tranh phản ứng lớn như vậy, cứ cho rằng mỗi việc Trương Phương Bình làm đã là suy nghĩ cho bách tính, không ngờ rằng đều sai cả:
- Vì sao ngươi không nói sớm?
/594
|