- Ta hít không phải hoa, mà là vị của hoa, là mùi hoa.
Tam Cô đại sư nói:
- Ta ăn không phải hoa, mà là phấn của hoa.
La Bạch Ái ngạc nhiên nói:
- Mùi hoa có thể ngửi, chuyện này tôi biết, nhưng phấn hoa lại có thể ăn sao? Làm sao ăn được?
Tam Cô nói:
- Đây là sự vật thuần khiết nhất trên thế gian. Phấn hoa là bột của nhụy hoa, là hồn của hoa, phách của hương, nguồn gốc của sự sống. Ngươi nghĩ, ong mật, con kiến lấy phấn này để nuôi ong chúa, kiến chúa, tuổi thọ rất dài, thể tráng tinh cường, hơn nữa có thể một mình sinh ra ngàn vạn con cháu ong kiến, hiển nhiên nó có hiệu quả kéo dài tuổi thọ, bồi bổ thân thể, làm đẹp trị bệnh. Hơn ngàn năm trước “Thần Nông Bản Thảo Cương” đã ghi chép, phấn hoa là thức ăn thượng phẩm, dùng lâu có thể khiến thân thể nhẹ nhàng, bổ khí kéo dài tuổi thọ. Người khác thấy ta ít ăn, cho rằng ta khổ, không biết ta đang hưởng thụ, không biết đây mới là thánh dược nhân gian.
La Bạch Ái tấm tắc khen:
- Nguyên lai phấn hoa tốt như vậy, sau này tôi cũng ăn.
Tam Cô đại sư cười nói:
- Thứ này không dễ ăn. Ngươi công lực không đủ, không phân ra tạp chất, hít cũng không thu được. Huống hồ thế nhân quá tham ăn, ăn tạp, đến nỗi ăn thứ gì tốt vào bụng đều bị pha tạp, không hấp thu được, giống như ăn phí.
La Bạch Ái vẫn nhiệt tình:
- Tôi cũng có thể hạn chế ăn uống. Ông nói cho tôi biết thứ gì không thể ăn được?
Tam Cô đại sư nói:
- Ngươi à? Không được.
La Bạch Ái càng nôn nóng:
- Tôi tại sao không được? Tôi thông minh, dụng tâm là được.
Tam Cô nói:
- Ngươi thông minh, ngộ tính cũng cao, nếu không ta cũng không cần tốn thời gian với ngươi. Nhưng người thông minh lại tham lam nhiều thứ, khó thành người tài. Trước tiên phải chuyên tâm mới có thể dụng tâm, con người hoa tâm đã trước tiên tán tâm, tâm lực cũng không gắng sức.
La Bạch Ái ngạc nhiên hỏi:
- Vậy còn phải gắng sức ra sao?
Tam Cô hỏi:
- Muốn ngươi ăn chay, ngươi làm được không?
La Bạch Ái gãi đầu nói:
- Ăn chay? Đó là không ăn thịt. Vậy thật khổ sở, toàn ăn rau, trong miệng sớm muộn gì cũng nhạt thếch.
Tam Cô cười nói:
- Chính là như vậy. Ngươi đầu kia ăn thịt, đầu này ăn hoa, vậy còn không phải ăn tạp sao. Giống như cùng tu đạo phật nho, Mao sơn, Mật tông, luyện đan đều tu luyên, kết quả chẳng những vô tích sự, không vững vàng mà còn phát điên.
La Bạch Ái nghe vẫn không phục:
- Đại sư, chuyện này tôi lại không hiểu. Ông cũng là người có khải ngộ lớn về thiền học, mặc áo hoa và mặc áo vá vốn không có gì phân biệt, nhà lớn và lều tranh đều là nơi cư trú, ăn thịt và ăn chay còn không phải giống nhau sao, đại sư cần gì phải tự khổ? Cần gì phải trứ tướng (cố chấp với những thứ bên ngoài mà xa rời bản chất)? Nếu thật sự trong lòng có phật, cần gì phải so đo xem ăn cái gì? Ăn của ngon vật lạ chưa chắc đã giàu, ăn rau cỏ cơm trắng chưa chắc liền nghèo.
Tam Cô nói:
- Đây không phải là tướng, mà là tâm. Tướng do tâm sinh, tâm mới là căn bản, duy tâm sinh ý, niệm niệm vô tận. Điều này khác biệt rất lớn. Thiền là tự nhiên, hòa thành một thể, nhưng thứ cần phân biệt vẫn phải phân biệt, cần làm vẫn phải làm. Nếu không con người có khác gì với gỗ mục? Làm thế nào thành phật độ chúng? Hữu ích chúng sinh chính là phật, từ bi là thành phật, phật há phải là phế nhân không động tĩnh? Ta và ngươi đều là người có máu có thịt, ngươi có muốn bị người ta cắt thành từng miếng từng miếng, chảy máu rơi lệ ăn vào trong bụng hay không? Nếu như không muốn, vì sao lại ăn thứ khác có máu có thịt? Ngươi ăn bọn chúng, chính là đang tạo nên sát nghiệt. Bọn chúng sẽ đau, sẽ sợ, sẽ cầu xin, cầu sinh, một khi muốn giữ tính mạng sẽ sinh ra sợ hãi. Dê bò heo chó bị ngươi tàn sát, đều chết không cam tâm. Thân thể bọn chúng đều còn sống, nhưng ngươi vì muốn ăn thịt nên giết chết nó, thịt của nó há cam tâm để ngươi ăn? Rắn hổ mang vừa khẩn trương liền tiết ra nọc độc, cá chình vừa gặp địch lập tức dùng điện giật, phần lớn động vật trước khi chết đều tiết ra độc tố khắp toàn thân, chỉ là ngươi chưa từng phát hiện mà thôi. Tự nhiên rượu thịt, thân thể đương nhiên sẽ hỏng, nguyên khí cũng không dồi dào. Cầm thú cũng biết phản công, báo thù, đó gọi là báo ứng tuần hoàn, nhân quả không lầm. Ngươi cũng không muốn chết, không muốn người khác vì tài vật, danh quyền hoặc da lông máu thịt của ngươi mà vô cớ cướp giết ngươi, vô cớ làm hại ngươi, vậy tại sao ngươi lại vì ham muốn ăn uống mà cướp đi cơ hội sống của sinh mệnh khác? Huống hồ, rau xanh quả đỏ thật sự có tư vị hơn so với thịt cá, chỉ là ngươi ăn không ra vị mặn, cũng ăn không ra vị chay.
La Bạch Ái vẫn không tán đồng:
- Chúng ta là người luyện võ, sao có thể chỉ ăn rau? Không ăn thịt, sức ở đâu ra? Không sát sinh, làm sao có thịt ăn? Huống hồ, không ăn là uổng phí, ngươi không ăn thì người khác sẽ ăn, ngươi ăn ít sẽ để người khác chiếm tiện nghi. Lại nói, những chim thú khác cũng sát sinh như vậy. Cá lớn nuốt cá bé, con cọp ăn nai, chim ưng bắt thỏ, mãng xà nuốt gà, kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, từ xưa đều đúng, cũng là luật pháp tự nhiên. Tại sao ta lại cố ý trái với pháp tắc, gây khó dễ cho cái bụng của mình?
Tam Cô lại liếc La Bạch Ái một cái, hỏi ngược một câu:
- Vậy ngươi cho rằng kẻ mạnh có thể ăn kẻ yếu, kẻ lớn có thể ăn kẻ nhỏ. Như vậy, những kẻ như Thái Kinh, Vương Phủ, Lương Sư Thành có thể tùy ý bóc lột lê dân bách tính, đám người Thiên Hạ Đệ Thất, Kinh Đào Thư Sinh, Thần Du Gia Gia có thể cắn nuốt ngươi sao?
La Bạch Ái lẩm bẩm nói:
- Chuyện này… cũng không thể nói như vậy…
Tuy hắn nhạy bén giỏi tranh luận, nhưng nhất thời lại không biết trả lời ra sao.
Tam Cô lại liếc hắn, như cười mà không cười hỏi:
- Thế nào? Đám người Thái Kinh tướng gia quyền thế không lớn sao? Đám người Phương tiểu hầu gia không phải võ công cao hơn ngươi sao?
Chóp mũi La Bạch Ái đã đổ mồ hôi hột:
- Bọn họ… ta là người, ta sẽ phản kháng, sao có thể mặc cho người khác ức hiếp.
Tam Cô cười. Da tay của y vừa trắng vừa mềm, trắng đến giống như tóp hành lột vỏ, không chỉ cao quý thanh tú, thậm chí còn mang theo một chút tạo hóa chỉ thần tiên mới có.
Lúc y cười, đột nhiên trên mặt có rất nhiều nếp nhăn, nhăn đến rất đẹp.
Trong thiên hạ không có nếp nhăn nào đẹp mắt như vậy.
Có lẽ, đây chính là lợi ích của việc niệm kinh tu phật hàng năm?
Trong lòng La Bạch Ái thầm nghĩ, Tam Cô rốt cuộc bao nhiêu tuổi, làm sao nhìn trái, nhìn phải đều không ra?
- Ngươi sẽ phản kháng, còn động vật, cầm thú, chim cá khác sẽ không phản kháng sao? Vạn vật đều có sinh mệnh. Ngươi ăn nó một ngụm, trong mỗi ngụm đều có sinh mệnh của bọn chúng. Ngươi cắt một miếng thịt của mình xuống xem, nơi ấy đều là sinh mệnh. Ngươi phải sống bao lâu, tổ tiên, cha mẹ, thê thất, còn có chính ngươi phí bao nhiêu tâm sức mới có được một miếng thịt này, ngươi còn không tiếc ăn vào trong bụng sao? Như vậy sẽ đau.
Tam Cô nói rõ ràng:
- Ngươi không ăn của mình, lại ăn của người khác, chẳng phải là ích kỷ, nhẫn tâm sao?
La Bạch Ái ngập ngừng nói:
- Vậy… vậy phải làm thế nào? Muốn tôi không ăn thịt, vậy… vậy quá…
Tam Cô thiện ý nói:
- Cũng không bắt ngươi làm được trong một ngày. Ngươi trần duyên chưa hết, phật tính không vững. Hôm nay cai, ngày mai lại phạm. Ngày mai phạm, càng ngày một tệ hơn, cho nên không bằng chậm rãi. Một ngày cai một chút, ăn ít một chút, bớt gây nghiệt một chút, mỗi ngày có công, cộng lại sẽ công đức viên mãn. Giới luật không phải hạn chế, mà là tự phát, như vậy mới có thể từ trong “giới” nhập “định”, trong “định” sinh “tuệ”, cưỡng cầu là không có tác dụng.
- Đúng đúng đúng.
La Bạch Ái chợt nhớ tới một ví dụ có ích cho hắn, vội vàng nói:
- Sư phụ tôi cũng vậy. Y cũng từng thử ăn chay, nhưng ăn một trận, tính tình càng nóng nảy. Y cũng từng thử niệm kinh tiềm tu, nhưng ngay cả Ba Bàn kinh còn chưa đọc xong bảy bảy bốn mươi chín lần, y đã bực bội bất an, tâm thần bất định, hơn nữa đụng đâu hỏng đó, cho nên dứt khoát không niệm không cai nữa.
Tam Cô hỏi ngược lại:
- Vậy ngươi niệm kinh, ăn chay, hóa ra là vì muốn được may mắn, có mục đích khác?
La Bạch Ái lắp bắp nói:
- Chuyện này… chuyện này cũng không phải nói như vậy… có điều, nếu ngay cả lợi ích căn bản cũng không có, khổ cực này… chịu để làm gì?
- Ồ, là chịu khổ sao? Bảo ngươi ăn chay, để cho ngươi thần khí sảng khoái, có lợi tuổi thọ, trừ bỏ bệnh tật, đây là khổ sao? Dạy ngươi niệm kinh, để cho ngươi tịnh hóa tâm linh, cứu người độ mình, đó là khổ sao?
Tam Cô như cười mà không cười, y lúc này là đẹp nhất:
- Thế nhân đã phần lớn không hiểu khổ vui, hiện giờ ngay cả chịu khổ hay là được ân huệ cũng không biết. Mọi người đều tranh danh trục lợi, ham muốn cá nhân, kết quả là văn minh mất hết, chỉ kiếm được vô minh (phiền não).
La Bạch Ái ngẩn ra một hồi, lẩm bẩm:
- Đại sư, ông khiến tôi nhớ tới một người, một đoạn văn.
Lần này Tam Cô lại thành khẩn hỏi:
- Người nào? Nói cái gì?
La Bạch Ái mở to mắt nhìn Tam Cô, nói:
- Vương Tiểu Thạch.
Tam Cô đại sư chợt đỏ mặt, quay đầu đi, nhìn sang nơi khác, sự bình tĩnh nhàn hạ ban đầu của y cũng lập tức biến mất vô hình.
La Bạch Ái vẫn mở to mắt nhìn Tam Cô, nói:
- Chỉ có điều hắn không dùng hai chữ “vô minh”, mà chỉ dùng một chữ.
Tam Cô nhìn xuống dưới, chậm rãi hỏi:
- Chữ gì?
La Bạch Ái nói:
- Đó là một chữ cuối trong tên của Đường thất ca.
Tam Cô chợt nói:
- Muội.
La Bạch Ái nói:
- Chính là chữ này.
Tam Cô đại sư cảm thấy hứng thú hỏi:
- Tại sao hắn lại đưa ra chữ “muội” này?
La Bạch Ái nói:
- Đại khái cũng giống như ông. Tôi đã làm một số chuyện, hỏi nhiều mấy câu, hắn đã nói chuyện này.
Tam Cô cười cười nói:
- Ngươi lại phạm phải chuyện gì, mới để cho hắn nói ngươi?
La Bạch Ái nói:
- Tôi giết kiến.
Tam Cô ngạc nhiên nói:
- Giết kiến?
La Bạch Ái nói:
- Đúng. Khi chúng ta chạy trốn tới khu vực Miêu Lâm, không tìm được chỗ tá túc, đành phải ngủ trên đất. Nhưng ở nơi đó ruồi nhiều, muỗi nhiều, ngay cả kiến cũng tới tham gia náo nhiệt. Tôi bị đốt vài cái, nhất thời giận lên, liền giết chết mấy con…
Tam Cô nói:
- A Di Đà Phật, sâu bọ kiến ruồi đều có sinh mệnh, bọn chúng lại không cắn chết ngươi, sao ngươi lại giết chết bọn chúng?
La Bạch Ái:
- Hắn cũng nói như vậy, nhưng tôi lại không đồng ý. Đó là thứ vô dụng, có hại, giết thì đã giết rồi, cũng không phải giết thứ tốt hữu dụng.
Tam Cô hỏi:
- Hắn nói thế nào?
Bạch Ái:
- Hắn nói, trên đời này không có thứ vô dụng. Phân có thể trở thành phân bón, khiến rau quả tươi tốt nhiều nước, ăn vào người mập mạp cường tráng. Gỗ mục cỏ khô, nhỏ có thể lấp hố, vừa có thể nuôi gia súc, lớn có thể đắp nhà, không một thứ nào vô dụng. Cho dù là con ruồi, con muỗi, con kiến, tất cả đều có công dụng của chúng. Không có bọn chúng, chim, ếch, rắn lấy gì để ăn? Hơn nữa, lông chim có thể may áo cho cho chúng ta, có loại ếch và rắn, từ nước miếng, mỡ cho đến da, mật đều là dược liệu cấp cao, có thể điều trị bệnh hiểm nghèo. Thế gian không có thứ nào không hữu dụng. Như vậy, chẳng lẽ một người tàn phế thì nên giết đi sao? Hắn tự có tác dụng của hắn. Sau đó Vương Tiểu Thạch lại thở dài một tiếng, nói “con người chỉ cho rằng mình hữu dụng, thật ra là bị u mê, mất đi trí tuệ thật sự”.
Tam Cô đại sư mỉm cười nói:
- Chẳng trách.
La Bạch Ái hỏi ngược lại:
- Chẳng trách cái gì?
Tam Cô đại sư nói:
- Chẳng trách Vương Tiểu Thạch không chịu làm quan, hắn là không thể làm. Chẳng trách Vương Tiểu Thạch không thể lâu dài làm lâu chủ của Kim Phong Tế Vũ lâu, hắn cuối cùng vẫn không làm được. Hắn chính là phật tính lớn.
Tam Cô đại sư nói:
- Ta ăn không phải hoa, mà là phấn của hoa.
La Bạch Ái ngạc nhiên nói:
- Mùi hoa có thể ngửi, chuyện này tôi biết, nhưng phấn hoa lại có thể ăn sao? Làm sao ăn được?
Tam Cô nói:
- Đây là sự vật thuần khiết nhất trên thế gian. Phấn hoa là bột của nhụy hoa, là hồn của hoa, phách của hương, nguồn gốc của sự sống. Ngươi nghĩ, ong mật, con kiến lấy phấn này để nuôi ong chúa, kiến chúa, tuổi thọ rất dài, thể tráng tinh cường, hơn nữa có thể một mình sinh ra ngàn vạn con cháu ong kiến, hiển nhiên nó có hiệu quả kéo dài tuổi thọ, bồi bổ thân thể, làm đẹp trị bệnh. Hơn ngàn năm trước “Thần Nông Bản Thảo Cương” đã ghi chép, phấn hoa là thức ăn thượng phẩm, dùng lâu có thể khiến thân thể nhẹ nhàng, bổ khí kéo dài tuổi thọ. Người khác thấy ta ít ăn, cho rằng ta khổ, không biết ta đang hưởng thụ, không biết đây mới là thánh dược nhân gian.
La Bạch Ái tấm tắc khen:
- Nguyên lai phấn hoa tốt như vậy, sau này tôi cũng ăn.
Tam Cô đại sư cười nói:
- Thứ này không dễ ăn. Ngươi công lực không đủ, không phân ra tạp chất, hít cũng không thu được. Huống hồ thế nhân quá tham ăn, ăn tạp, đến nỗi ăn thứ gì tốt vào bụng đều bị pha tạp, không hấp thu được, giống như ăn phí.
La Bạch Ái vẫn nhiệt tình:
- Tôi cũng có thể hạn chế ăn uống. Ông nói cho tôi biết thứ gì không thể ăn được?
Tam Cô đại sư nói:
- Ngươi à? Không được.
La Bạch Ái càng nôn nóng:
- Tôi tại sao không được? Tôi thông minh, dụng tâm là được.
Tam Cô nói:
- Ngươi thông minh, ngộ tính cũng cao, nếu không ta cũng không cần tốn thời gian với ngươi. Nhưng người thông minh lại tham lam nhiều thứ, khó thành người tài. Trước tiên phải chuyên tâm mới có thể dụng tâm, con người hoa tâm đã trước tiên tán tâm, tâm lực cũng không gắng sức.
La Bạch Ái ngạc nhiên hỏi:
- Vậy còn phải gắng sức ra sao?
Tam Cô hỏi:
- Muốn ngươi ăn chay, ngươi làm được không?
La Bạch Ái gãi đầu nói:
- Ăn chay? Đó là không ăn thịt. Vậy thật khổ sở, toàn ăn rau, trong miệng sớm muộn gì cũng nhạt thếch.
Tam Cô cười nói:
- Chính là như vậy. Ngươi đầu kia ăn thịt, đầu này ăn hoa, vậy còn không phải ăn tạp sao. Giống như cùng tu đạo phật nho, Mao sơn, Mật tông, luyện đan đều tu luyên, kết quả chẳng những vô tích sự, không vững vàng mà còn phát điên.
La Bạch Ái nghe vẫn không phục:
- Đại sư, chuyện này tôi lại không hiểu. Ông cũng là người có khải ngộ lớn về thiền học, mặc áo hoa và mặc áo vá vốn không có gì phân biệt, nhà lớn và lều tranh đều là nơi cư trú, ăn thịt và ăn chay còn không phải giống nhau sao, đại sư cần gì phải tự khổ? Cần gì phải trứ tướng (cố chấp với những thứ bên ngoài mà xa rời bản chất)? Nếu thật sự trong lòng có phật, cần gì phải so đo xem ăn cái gì? Ăn của ngon vật lạ chưa chắc đã giàu, ăn rau cỏ cơm trắng chưa chắc liền nghèo.
Tam Cô nói:
- Đây không phải là tướng, mà là tâm. Tướng do tâm sinh, tâm mới là căn bản, duy tâm sinh ý, niệm niệm vô tận. Điều này khác biệt rất lớn. Thiền là tự nhiên, hòa thành một thể, nhưng thứ cần phân biệt vẫn phải phân biệt, cần làm vẫn phải làm. Nếu không con người có khác gì với gỗ mục? Làm thế nào thành phật độ chúng? Hữu ích chúng sinh chính là phật, từ bi là thành phật, phật há phải là phế nhân không động tĩnh? Ta và ngươi đều là người có máu có thịt, ngươi có muốn bị người ta cắt thành từng miếng từng miếng, chảy máu rơi lệ ăn vào trong bụng hay không? Nếu như không muốn, vì sao lại ăn thứ khác có máu có thịt? Ngươi ăn bọn chúng, chính là đang tạo nên sát nghiệt. Bọn chúng sẽ đau, sẽ sợ, sẽ cầu xin, cầu sinh, một khi muốn giữ tính mạng sẽ sinh ra sợ hãi. Dê bò heo chó bị ngươi tàn sát, đều chết không cam tâm. Thân thể bọn chúng đều còn sống, nhưng ngươi vì muốn ăn thịt nên giết chết nó, thịt của nó há cam tâm để ngươi ăn? Rắn hổ mang vừa khẩn trương liền tiết ra nọc độc, cá chình vừa gặp địch lập tức dùng điện giật, phần lớn động vật trước khi chết đều tiết ra độc tố khắp toàn thân, chỉ là ngươi chưa từng phát hiện mà thôi. Tự nhiên rượu thịt, thân thể đương nhiên sẽ hỏng, nguyên khí cũng không dồi dào. Cầm thú cũng biết phản công, báo thù, đó gọi là báo ứng tuần hoàn, nhân quả không lầm. Ngươi cũng không muốn chết, không muốn người khác vì tài vật, danh quyền hoặc da lông máu thịt của ngươi mà vô cớ cướp giết ngươi, vô cớ làm hại ngươi, vậy tại sao ngươi lại vì ham muốn ăn uống mà cướp đi cơ hội sống của sinh mệnh khác? Huống hồ, rau xanh quả đỏ thật sự có tư vị hơn so với thịt cá, chỉ là ngươi ăn không ra vị mặn, cũng ăn không ra vị chay.
La Bạch Ái vẫn không tán đồng:
- Chúng ta là người luyện võ, sao có thể chỉ ăn rau? Không ăn thịt, sức ở đâu ra? Không sát sinh, làm sao có thịt ăn? Huống hồ, không ăn là uổng phí, ngươi không ăn thì người khác sẽ ăn, ngươi ăn ít sẽ để người khác chiếm tiện nghi. Lại nói, những chim thú khác cũng sát sinh như vậy. Cá lớn nuốt cá bé, con cọp ăn nai, chim ưng bắt thỏ, mãng xà nuốt gà, kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, từ xưa đều đúng, cũng là luật pháp tự nhiên. Tại sao ta lại cố ý trái với pháp tắc, gây khó dễ cho cái bụng của mình?
Tam Cô lại liếc La Bạch Ái một cái, hỏi ngược một câu:
- Vậy ngươi cho rằng kẻ mạnh có thể ăn kẻ yếu, kẻ lớn có thể ăn kẻ nhỏ. Như vậy, những kẻ như Thái Kinh, Vương Phủ, Lương Sư Thành có thể tùy ý bóc lột lê dân bách tính, đám người Thiên Hạ Đệ Thất, Kinh Đào Thư Sinh, Thần Du Gia Gia có thể cắn nuốt ngươi sao?
La Bạch Ái lẩm bẩm nói:
- Chuyện này… cũng không thể nói như vậy…
Tuy hắn nhạy bén giỏi tranh luận, nhưng nhất thời lại không biết trả lời ra sao.
Tam Cô lại liếc hắn, như cười mà không cười hỏi:
- Thế nào? Đám người Thái Kinh tướng gia quyền thế không lớn sao? Đám người Phương tiểu hầu gia không phải võ công cao hơn ngươi sao?
Chóp mũi La Bạch Ái đã đổ mồ hôi hột:
- Bọn họ… ta là người, ta sẽ phản kháng, sao có thể mặc cho người khác ức hiếp.
Tam Cô cười. Da tay của y vừa trắng vừa mềm, trắng đến giống như tóp hành lột vỏ, không chỉ cao quý thanh tú, thậm chí còn mang theo một chút tạo hóa chỉ thần tiên mới có.
Lúc y cười, đột nhiên trên mặt có rất nhiều nếp nhăn, nhăn đến rất đẹp.
Trong thiên hạ không có nếp nhăn nào đẹp mắt như vậy.
Có lẽ, đây chính là lợi ích của việc niệm kinh tu phật hàng năm?
Trong lòng La Bạch Ái thầm nghĩ, Tam Cô rốt cuộc bao nhiêu tuổi, làm sao nhìn trái, nhìn phải đều không ra?
- Ngươi sẽ phản kháng, còn động vật, cầm thú, chim cá khác sẽ không phản kháng sao? Vạn vật đều có sinh mệnh. Ngươi ăn nó một ngụm, trong mỗi ngụm đều có sinh mệnh của bọn chúng. Ngươi cắt một miếng thịt của mình xuống xem, nơi ấy đều là sinh mệnh. Ngươi phải sống bao lâu, tổ tiên, cha mẹ, thê thất, còn có chính ngươi phí bao nhiêu tâm sức mới có được một miếng thịt này, ngươi còn không tiếc ăn vào trong bụng sao? Như vậy sẽ đau.
Tam Cô nói rõ ràng:
- Ngươi không ăn của mình, lại ăn của người khác, chẳng phải là ích kỷ, nhẫn tâm sao?
La Bạch Ái ngập ngừng nói:
- Vậy… vậy phải làm thế nào? Muốn tôi không ăn thịt, vậy… vậy quá…
Tam Cô thiện ý nói:
- Cũng không bắt ngươi làm được trong một ngày. Ngươi trần duyên chưa hết, phật tính không vững. Hôm nay cai, ngày mai lại phạm. Ngày mai phạm, càng ngày một tệ hơn, cho nên không bằng chậm rãi. Một ngày cai một chút, ăn ít một chút, bớt gây nghiệt một chút, mỗi ngày có công, cộng lại sẽ công đức viên mãn. Giới luật không phải hạn chế, mà là tự phát, như vậy mới có thể từ trong “giới” nhập “định”, trong “định” sinh “tuệ”, cưỡng cầu là không có tác dụng.
- Đúng đúng đúng.
La Bạch Ái chợt nhớ tới một ví dụ có ích cho hắn, vội vàng nói:
- Sư phụ tôi cũng vậy. Y cũng từng thử ăn chay, nhưng ăn một trận, tính tình càng nóng nảy. Y cũng từng thử niệm kinh tiềm tu, nhưng ngay cả Ba Bàn kinh còn chưa đọc xong bảy bảy bốn mươi chín lần, y đã bực bội bất an, tâm thần bất định, hơn nữa đụng đâu hỏng đó, cho nên dứt khoát không niệm không cai nữa.
Tam Cô hỏi ngược lại:
- Vậy ngươi niệm kinh, ăn chay, hóa ra là vì muốn được may mắn, có mục đích khác?
La Bạch Ái lắp bắp nói:
- Chuyện này… chuyện này cũng không phải nói như vậy… có điều, nếu ngay cả lợi ích căn bản cũng không có, khổ cực này… chịu để làm gì?
- Ồ, là chịu khổ sao? Bảo ngươi ăn chay, để cho ngươi thần khí sảng khoái, có lợi tuổi thọ, trừ bỏ bệnh tật, đây là khổ sao? Dạy ngươi niệm kinh, để cho ngươi tịnh hóa tâm linh, cứu người độ mình, đó là khổ sao?
Tam Cô như cười mà không cười, y lúc này là đẹp nhất:
- Thế nhân đã phần lớn không hiểu khổ vui, hiện giờ ngay cả chịu khổ hay là được ân huệ cũng không biết. Mọi người đều tranh danh trục lợi, ham muốn cá nhân, kết quả là văn minh mất hết, chỉ kiếm được vô minh (phiền não).
La Bạch Ái ngẩn ra một hồi, lẩm bẩm:
- Đại sư, ông khiến tôi nhớ tới một người, một đoạn văn.
Lần này Tam Cô lại thành khẩn hỏi:
- Người nào? Nói cái gì?
La Bạch Ái mở to mắt nhìn Tam Cô, nói:
- Vương Tiểu Thạch.
Tam Cô đại sư chợt đỏ mặt, quay đầu đi, nhìn sang nơi khác, sự bình tĩnh nhàn hạ ban đầu của y cũng lập tức biến mất vô hình.
La Bạch Ái vẫn mở to mắt nhìn Tam Cô, nói:
- Chỉ có điều hắn không dùng hai chữ “vô minh”, mà chỉ dùng một chữ.
Tam Cô nhìn xuống dưới, chậm rãi hỏi:
- Chữ gì?
La Bạch Ái nói:
- Đó là một chữ cuối trong tên của Đường thất ca.
Tam Cô chợt nói:
- Muội.
La Bạch Ái nói:
- Chính là chữ này.
Tam Cô đại sư cảm thấy hứng thú hỏi:
- Tại sao hắn lại đưa ra chữ “muội” này?
La Bạch Ái nói:
- Đại khái cũng giống như ông. Tôi đã làm một số chuyện, hỏi nhiều mấy câu, hắn đã nói chuyện này.
Tam Cô cười cười nói:
- Ngươi lại phạm phải chuyện gì, mới để cho hắn nói ngươi?
La Bạch Ái nói:
- Tôi giết kiến.
Tam Cô ngạc nhiên nói:
- Giết kiến?
La Bạch Ái nói:
- Đúng. Khi chúng ta chạy trốn tới khu vực Miêu Lâm, không tìm được chỗ tá túc, đành phải ngủ trên đất. Nhưng ở nơi đó ruồi nhiều, muỗi nhiều, ngay cả kiến cũng tới tham gia náo nhiệt. Tôi bị đốt vài cái, nhất thời giận lên, liền giết chết mấy con…
Tam Cô nói:
- A Di Đà Phật, sâu bọ kiến ruồi đều có sinh mệnh, bọn chúng lại không cắn chết ngươi, sao ngươi lại giết chết bọn chúng?
La Bạch Ái:
- Hắn cũng nói như vậy, nhưng tôi lại không đồng ý. Đó là thứ vô dụng, có hại, giết thì đã giết rồi, cũng không phải giết thứ tốt hữu dụng.
Tam Cô hỏi:
- Hắn nói thế nào?
Bạch Ái:
- Hắn nói, trên đời này không có thứ vô dụng. Phân có thể trở thành phân bón, khiến rau quả tươi tốt nhiều nước, ăn vào người mập mạp cường tráng. Gỗ mục cỏ khô, nhỏ có thể lấp hố, vừa có thể nuôi gia súc, lớn có thể đắp nhà, không một thứ nào vô dụng. Cho dù là con ruồi, con muỗi, con kiến, tất cả đều có công dụng của chúng. Không có bọn chúng, chim, ếch, rắn lấy gì để ăn? Hơn nữa, lông chim có thể may áo cho cho chúng ta, có loại ếch và rắn, từ nước miếng, mỡ cho đến da, mật đều là dược liệu cấp cao, có thể điều trị bệnh hiểm nghèo. Thế gian không có thứ nào không hữu dụng. Như vậy, chẳng lẽ một người tàn phế thì nên giết đi sao? Hắn tự có tác dụng của hắn. Sau đó Vương Tiểu Thạch lại thở dài một tiếng, nói “con người chỉ cho rằng mình hữu dụng, thật ra là bị u mê, mất đi trí tuệ thật sự”.
Tam Cô đại sư mỉm cười nói:
- Chẳng trách.
La Bạch Ái hỏi ngược lại:
- Chẳng trách cái gì?
Tam Cô đại sư nói:
- Chẳng trách Vương Tiểu Thạch không chịu làm quan, hắn là không thể làm. Chẳng trách Vương Tiểu Thạch không thể lâu dài làm lâu chủ của Kim Phong Tế Vũ lâu, hắn cuối cùng vẫn không làm được. Hắn chính là phật tính lớn.
/109
|