Trùm Tài Nguyên

Chương 22: Thương xót Trọng Vĩnh.

/1605


Nếu thầy Lỗ Sơn là người đời sau, thì sau khi xem xong bài thi của Phương Minh Viễn, phản ứng đầu tiên chắc chắn sẽ thốt lên: “trời!”

Đề thi mà thầy giáo ra không phải là đề thi của học sinh lớp ba như Phương Minh Viễn nghĩ, mà là đề thi thử năm ngoái của học sinh lớp năm.

Vào năm 1983, giáo dục bậc tiểu học vẫn là năm lớp, như vậy có nghĩa là, nếu vượt qua bài thi này thì môn toán học cấp tiểu học của bạn đã đạt yêu cầu.

- 92 điểm.

Thầy Lỗ Sơn có vẻ khó thốt lên lời. Phương Minh Viễn chỉ mất chừng 20 phút để làm xong bài thi này mà lại đạt được điểm số cao như vậy.

Hơn nữa tám điểm bị trừ kia cũng không phải là hắn không có khả năng làm, chẳng qua là do tính cẩu thả thôi.

Kết quả này đã khiến cho hiệu trưởng Lỗ Sơn nhìn Phương Minh Viễn bằng ánh mắt có phần ngưỡng mộ. Đối với một cậu bé làm đề thi của học sinh lớp năm và đạt điểm số cao nhất thì bài thi giữa kì lớp hai lần này quả thực đơn giản hơn nhiều, cũng dễ lý giải việc hắn có thể viết ra đáp án một cách dễ dàng.

Thực ra hiệu trưởng Lỗ Sơn đã đoán nhầm. Tám điểm mà Phương Minh Viễn bị mất đó thực chất không phải do tính cẩu thả của hắn mà là do hắn cố ý làm như vậy. Cái triết lý súng bắn chim đầu đàn không phải hắn không biết, vì vậy chỉ cần đạt điểm số tương đối là được rồi. Có điều mà Phương Minh Viễn không ngờ tới là thầy Lỗ Sơn lại tiện tay phát cho hắn đề thi của lớp năm, đối với một kẻ đã từng học qua đại học như hắn thì mức độ khó của đề thi lớp năm này so với lớp ba chênh lệch chả là bao.

- Em thử làm thêm đề này xem.

Hiệu trưởng Lỗ Sơn lại đưa cho hắn một đề ngữ văn.

Phương Minh Viễn có chút lưỡng lự, hiệu trưởng Lỗ Sơn liền nghiêm mặt nói:

- Phương Minh Viễn, đề thi vừa rồi em làm rất tốt, đủ đển chứng minh bài thi lần này em được 100 điểm cũng không hổ thẹn. Bài thi này tôi sẽ nói thầy Nghiêm Đông Vũ sửa lại thành 100 điểm. Nhưng việc em phá rối trật tự trường học, cãi lại thầy giáo là không nên. Vì vậy, dù có mời phụ huynh cũng đáng.

- Thưa hiệu trưởng, người xưa có nói, người thầy có nghĩa vụ giảng giải những thắc mắc của học sinh, vậy tại sao thầy giáo lại không chấp nhận một chút xíu thắc mắc của em?

Phương Minh Viễn lúc đó có phần nóng nảy, người thầy cao tuổi này rõ ràng là lúc nãy chưa làm khó được mình, giờ đợi thời cơ trả thù đây mà.

- Thế nào gọi là giải thích thắc mắc? Nếu học sinh các em không đưa ra câu hỏi thì thầy giáo biết giải thích từ đâu? Người xưa nói, “phòng miệng của dân, như phòng nước sông, sông lấp mà bị vỡ, người bị thương vô số, dân cũng như thế, vậy nên vì người như nước sông, phải khơi dòng cho nó, người vì dân, tuyên ngôn như vậy”. Đến cổ nhân còn biết đạo lý này, lẽ nào người làm thầy lại không biết?

Hiệu trưởng Lỗ Sơn lại càng kinh hãi hơn, tuy ông biết ngày nay trẻ con có không ít đứa học thuộc thơ cổ, thậm chí có đứa đọc thuộc lòng hai tập “Xuất Sư Biểu” của Gia Cát Lượng, thế nhưng chỉ là thuộc lòng mà thôi, không thể nói rằng chúng đều hiểu được hết ý nghĩa của những bài thơ, văn cổ này. Vậy mà cậu bé Phương Minh Viễn này lại có thể nói có sách, mách có chứng, biết trích dẫn những câu thơ cổ để chứng minh cho lập luận của mình, điều này khiến cho hiệu trưởng Lỗ Sơn cảm thấy trước mắt sáng ngời.

- Phương Minh Viễn, nếu như em biết lời cổ nhân dạy người thầy là người truyền đạo giải nghĩa cho học sinh thì cũng nên biết câu “một ngày là thầy, suốt đời là cha”. Nếu như hôm nay người đứng trước mặt em là cha của em, em cũng sẽ ngỗ nghịch như vậy sao?

Thầy hiệu trưởng Lỗ Sơn càng có hứng thú, cố ý đấu lý với Phương Minh Viễn.

- Thưa hiệu trưởng, học giả Hy Lạp cổ Aristotle đã từng nói: “ta yêu thầy ta, nhưng ta càng yêu chân lý”. Bởi vậy, học trò không cần phải kém thầy, thầy không nhất thiết phải giỏi hơn trò, kỹ năng chuyên ngành của mỗi người không giống nhau cũng như thời điểm tiếp thu tri thức cũng khác nhau.

Phương Minh Viễn gân cổ lên nói.

- Hơn nữa, thầy cũng không thể đánh đồng thầy giáo ngày xưa với thầy giáo bây giờ. Thời xưa, người thầy đem tất cả tài nghệ của mình truyền lại cho học trò, thậm chí coi học trò là người kế thừa sự nghiệp của mình. Tài sản, mạng lưới quan hệ, địa vị của họ đều truyền lại cho học trò. Có thể nói, có nhiều khi giữa thầy và trò là quan hệ có phúc cùng hưởng có họa cùng chia. Mà số học trò họ thu nạp cũng không quá mười người. Còn thầy giáo bây giờ nên được nhìn nhận như là một ngành nghề. Chúng ta cần thiết phải tôn kính người làm thầy, nhưng thầy cũng không thể quá mức đề cao địa vị của mình. Dựa theo thể chế giáo dục hiện hành, một người cả đời có thể có đến chục người thầy, thậm chí trên trăm người, chả lẽ đối với tất cả những người thầy này chúng ta đều phải “một ngày là thầy, suốt đời là cha” sao?

Cuối cùng Phương Minh Viễn nhỏ giọng than thở:

- Em không nuôi nổi nhiều cha như vậy đâu! Em tin chắc con của thầy Nghiêm Đông Vũ cũng không muốn sau này có kẻ tranh cướp tài sản với mình!

Câu nói cuối cùng của Phương Minh Viễn khiến cho hiệu trưởng Lỗ Sơn không nhịn được cười. Thằng nhóc này cũng giỏi ngụy biện ghớm, tuy nhiên hiệu trưởng lại thấy thích thú.

Là người đứng đầu một trường học, tất nhiên ông biết ngày nay có rất nhiều thầy giáo vẫn còn ôm tư tưởng “một ngày là thầy, suốt đời là cha”, cho rằng các học trò phải phục tùng mình vô điều kiện, hễ học trò có chút nghi vấn gì liền cho rằng học trò ấy đại nghịch bất đạo, rồi mạnh mẽ mà chèn ép, chỉ có những học sinh ngoan ngoãn nghe lời thì mới được quý. Biện pháp này quả thật không tốt chút nào, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn ông chưa thể thay đổi được. Những lý lẽ vừa rồi của Phương Minh Viễn mới nghe ra thì có chút vớ vẩn nhưng thực chất đã lột tả được cái cốt lõi của triết lý này. Có nhiều người chỉ chăm chăm nhìn vào cái quyền làm cha mà chưa nhìn thấy cái trách nhiệm của người cha trong đó. Một khi không chịu trách nhiệm làm cha thì cũng không có quyền đòi hỏi những quyền lợi đó.

- Phương Minh Viễn, phần viết văn em có thể không làm, chỉ cần trong số sáu mươi điểm ở phần đầu mà em có thể đạt bốn mươi lăm điểm thì những sự việc xảy ra hôm nay thầy sẽ coi như không thấy gì, thầy Nghiêm Đông Vũ cũng sẽ không gây khó dễ cho em nữa, em thấy thế nào?

Thầy Lỗ Sơn ghé vào tai Phương Minh Viễn nói nhỏ:

- Hơn nữa sau này thầy sẽ giúp đỡ em, cuộc sống ở trường học sẽ dễ dàng hơn.

Phương Minh Viễn đắn đo với vẻ mặt đầy hoài nghi

- Thầy sẽ giúp em giải quyết tất cả những rắc rối ngày hôm nay? Thầy Nghiêm sau này cũng sẽ không tìm em tính sổ?

Thầy Lỗ Sơn gật gật đầu khẳng định.

- Cáo già!

Phương Minh Viễn trong lòng thầm kêu, “xem ra lão này là con dao sắc, còn mình như con cá, xem ra đề thi này mình không làm không xong. Làm một cậu bé khó thật!”

Phương Minh Viễn lại một lần nữa khiến thầy Lỗ Sơn kinh hãi, trừ phần viết văn ra, phần 60 điểm hắn làm được 57 điểm, cũng có nghĩa là chỉ cần hắn được 3 điểm phần viết văn nữa thôi là đã đủ điểm tốt nghiệp môn ngữ văn bậc tiểu học rồi.

- Phương Minh Viễn, em có nghĩ đến việc học nhảy lớp không?

- Tại sao ạ?

Phương Minh Viễn cảnh giác hỏi, hắn loáng thoáng cảm thấy bản thân có chỗ nào đó chưa suy xét chu toàn, để cho con cáo già này bắt được điểm sơ hở.

- Đây là hai đề thi tốt nghiệp của học sinh lớp năm, thầy không thể không chúc mừng em, với thành tích hiện nay của em thì em đã có thể học lên bậc trung học rồi đó!

Thầy Lỗ Sơn cười nói.

- Hả?

Phương Minh Viễn không nhịn được thốt lên.

Nhìn dáng điệu giật mình của Phương Minh Viễn, thầy Lỗ Sơn cảm thấy sảng khoái khỏi nói, trong khoảng thời gian ngắn ngủi mấy chục phút này, ông đã bị thằng nhóc này làm cho chết lặng, cuối cùng cũng đến lượt ông chứng kiến hắn giật mình.

Phương Minh Viễn thấy bức bối trong lòng, tự trách bản thân sao lại không lường trước được là con cáo già này lại cho mình làm đề thi tốt nghiệp, thảo nào mà khi làm đề ngữ văn ấy hắn cảm thấy có nhiều bài văn mà học sinh lớp ba chưa được học.

- Em quyết không đi.

Phương Minh Viễn nghiến răng nói. Tuy nhiên nói thì dễ, làm mới khó, một khi trường học thông báo về gia đình thì làm sao để thuyết phục được người nhà để cho mình ung dung tự tại thêm vài năm ở tiểu học? Có lẽ lại phải nhờ đến ông nội thôi.

- Em có thể đưa ra một lý do từ chối học vượt lớp không?

Thầy Lỗ Sơn hỏi vẻ khó hiểu.

- Cổ nhân nói “Cây đẹp nơi rừng vắng, gió sẽ thổ ngã, đồi xuất phát từ bờ, nước chảy rồi sẽ xiết, cao hơn người khác, nhất định không tốt”

Phương Minh Viễn lại nói tiếp:

- Tục ngữ nói: “Súng bắn chim đầu đàn!”

Thầy Lỗ Sơn nhất thời á khẩu không nói được lời nào.

Phương Minh Viễn nhảy tót từ trên ghế xuống, đi ra ngoài.

- Quan trọng là em không muốn trở thành Trọng Vĩnh thứ hai.


/1605

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status