Được thành lập từ năm 1960, cho đến hôm nay đã phát triển thành công ty bán lẻ lớn nhất châu Âu, trong tương lai, sau khi sát nhập với công ty Pu Luoma sẽ trở thành tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai thế giới, đứng thứ năm mươi trong năm trăm công ty lớn nhất thế giới, tập đoàn Carrefour hiện đang có hơn mười một ngàn đơn vị bán lẻ hoạt động trên toàn thế giới, kinh doanh ở hơn ba mươi quốc gia và khu vực. Tổng kim ngạch của tập đoàn Carrefour hàng năm cao hơn hàng chục tỷ franc Pháp, tổng số nhân công hơn một trăm ngàn người, có gọi nó là quái vật cũng không quá đáng.
Vào giữa thập niên 80, ban giám đốc của tập đoàn Carrefour cũng nhận thấy, ở châu Âu, tập đoàn Carrefour đã phát triển đến mức bảo hòa, cho dù tiếp tục đầu tư vào châu Âu, gia tăng số lượng cửa hàng, kim ngạch kinh doanh của tập đoàn Carrefour rõ ràng cũng không thể tăng cao, mà dân số châu Âu mỗi năm lại giảm đi, nên quyết định thị trường này nếu không có nhân tố mới lạ sẽ dần dần giảm sút. Tuy rằng các quốc gia châu Âu không đóng cửa đối với người di dân từ châu Á, châu Phi, nhưng số lượng di dân hàng năm lại cao hơn số người tử vong.
Nên ban giám đốc tập đoàn Carrefour nhìn về thị trường bên ngoài châu Âu. Nước Mỹ có nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhân khẩu cũng rất đông, sức tiêu thụ cực kỳ mạnh mẽ, tập đoàn Carrefour cũng thèm nhỏ dãi. Nhưng Mỹ lại có tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới là Wal-Mart, tiến vào nước Mỹ, không nghi ngờ rằng sẽ phải cùng Wal-Mart cạnh tranh giành thị trường. Điều này đối với tập đoàn Carrefour cũng là một thử thách gay gắt.
Tập đoàn Carrefour tuy tuy được xem như người tiên phong về kinh doanh chuỗi siêu thị, nhưng tổng kim ngạch hàng năm của Wal-Mart hơn mấy trăm tỷ đô la Mỹ, hiện có hàng ngàn cửa hàng trên toàn nước Mỹ, số lượng nhân viên tương đương một trăm ngàn, là công ty bán lẻ hàng đầu, ban giám đốc tập đoàn Carrefour cũng không nắm chắc phần thắng. Hơn nữa, trong lòng họ rất rõ, tập đoàn Wal-Mart là “anh cả” ở Mỹ, có mối quan hệ phức tạp với giới chính trị và kinh tế của Mỹ, muốn làm lung lay địa vị của nó ở Mỹ, tập đoàn Carrefour phải trả một cái giá rất lớn, có thể nói là không thể tưởng tượng ra, hơn nữa, nếu thất bại, có thể sẽ ảnh hưởng đến nguyên khí của tập đoàn Carrefour, làm lung lay nền móng của tập đoàn Carrefour.
Hai hổ đánh nhau tất có một con bị thương, đạo lý này ban giám đốc tập đoàn Carrefour rất hiểu. Ngay như tập đoàn Wal-Mart cũng không nóng lòng tiến vào thị trường châu Âu, chỉ cố gắng phát triển ở các nước châu Mỹ và các thị trường mới nổi. Hai quái vật lớn này tuy không chính thức ký giao ước, nhưng cũng thỏa thuận ngầm chỉ được ra tay ở địa bàn mỗi bên.
Đã không có thị trường châu Mỹ thì chỉ còn lại thị trường châu Á, châu Phi. Tuy khoảng cách giữa châu Âu và châu Phi không xa lắm, chỉ cách một Địa Trung Hải, nhưng cục diện chính trị châu Phi không ổn định, khiến ban giám đốc tập đoàn Carrefour chùn bước. Một địa phương rối ren, bất an, một quốc gia bất cứ lúc nào cũng có khả năng thay đổi chính phủ, sao có thể cam đoan thu được lợi nhuận cho tập đoàn? Hơn nữa, thu nhập của các quốc gia châu Phi cũng rất thấp nên sức tiêu thụ của dân chúng cũng có hạn, cho dù là vào rồi, nhưng lợi nhuận hàng năm ở đó cũng không khả quan.
Ban giám đốc tập đoàn Carrefour lại nhìn về châu Á, nhất là Đông Á. Đông Á có Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế lớn sau chiến tranh thế giới thứ hai, có Hoa Hạ, quốc gia có dân số đông nhất thế giới, còn có Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan, cùng với các nước Đông Nam Á. Mấy năm qua, tốc độ phát triển kinh tế Đông Á rất khả quan, được thế giới công nhận là thị trường mới phát triển. Sức tiêu thụ của người dân nơi đây ngùn ngụt, khiến tập đoàn Carrefour hết sức them thuồng.
Nhân khẩu lớn hơn một tỷ người, gấp mấy lần dân số châu Âu, như vậy nếu sức tiêu thụ được giải phóng, thì chẳng khác nào là hổ thêm cánh. Nhất là thị trường Hoa Hạ, nếu có thể nắm được, ban giám đốc tập đoàn Carrefour và các đồng sự đều tin tưởng có thể cạnh tranh với Wal-Mart. Nên vào năm 1989, tập đoàn Carrefour bước vào Đài Loan, thăm dò thị trường Hoa Hạ.
Tập đoàn Carrefour vào Đài Loan chưa được nửa năm đã có thành tích rất tốt, khiến các thành viên ban giám đốc tập đoàn vô cùng mừng rỡ, càng kiên quyết tiến vào thị trường Hoa Hạ.
Vì thế, tập đoàn Carrefour mở cuộc họp của hội đồng quản trị để bàn về vấn đề này.
- Tin rằng tình hình thành công của năm trước,mọi người đã thấy rõ. Chúng ta hôm nay bàn vể kế hoạch khuếch trương ở Đông Nam Á trong năm nay. Nicholas, anh nói trước đi.
Chủ tịch Henri Blank là người Pháp tầm thước, thông minh và can đảm, đã giữ vững vị trí ở tập đoàn Carrefour hơn mười năm. Trong thời gian ông ta lãnh đạo, tập đoàn Carrefour phát triển lớn mạnh, trở thành công ty bán lẻ lớn nhất châu Âu.
Nicholas là tổng giám đốc tập đoàn Carrefour, đảm nhiệm vị trí này cũng đã hơn sáu năm. Ông ta là người Đức nhưng cũng không ảnh hưởng đến vị trí của ông ta ở tập đoàn Carrefour.
- Các vị, theo lời của Chủ tịch, mục tiêu chính của tập đoàn chúng ta năm nay là ổn định thị trường châu Âu đồng thời khai phá thị trường Đông Á, mà thị trường Hoa Hạ là quan trọng nhất trong kế hoạch của chúng ta. Tầm quan trọng của thị trường Hoa Hạ, tin rằng tôi không cần phải lặp lại, nó có dân số khổng lồ, kinh tế phát triển cũng rất nhanh chóng, có thể cung cấp cho tập đoàn chúng ta một phần dân số có sức tiêu thụ lớn cực kỳ ổn định. Hơn nữa, tôi cho rằng, kinh tế Hoa Hạ sẽ liên tục phát triển trong một thời gian dài, thậm chí có thể so sánh với Nhật Bản về GDP. Đương nhiên, tôi không nói họ sẽ trở thành cường quốc kinh tế.
Các thành viên ban giám đốc hiểu ý tươi cười. Hoa Hạ có diện tích đất nước đứng thứ ba, dân số đứng thứ nhất, trình độ kinh tế từng dẫn đầu vào ngàn năm trước trên thế giới, nếu không thể xếp hạng ba trong các nước kinh tế phát triển mới khiến người ta nói kết quả không đúng. Nên biết rằng, vào thời Mãn Thanh, nếu chiếu theo công tác thống kê GDP, Hoa Hạ cũng có hạng trên thế giới. Trước năm 1840, triều Thanh vẫn còn đứng đầu. Nhưng nước lớn không có nghĩa là cường quốc.
- Thông qua việc năm trước chúng ta đã hoạt động thí điểm ở Đài Loan, tôi cho rằng, thị trường Hoa Hạ đối với tập đoàn chúng ta mà nói, quyết định sự phát triển của tập đoàn trong hai mươi năm tới, đồng thời cũng là chiến trường của chúng ta với tập đoàn Wal-Mart.
Nicholas dõng dạc nói.
- Thứ lỗi vì tôi đã ngắt lời, tổng giám đốc Nicholas.
Một thành viên ngồi thứ ba bên trái đưa tay lên nói
- Mời anh nói, giám đốc Gabriel.
Nicholas nói. Giám đốc Gabriel là người Bồ Đào Nha, ông ta đại diện cho gia tộc Grojean, nắm khoảng 7% cổ phần của tập đoàn Carrefour, có sức ảnh hưởng tương đối lớn.
- Theo tình hình kinh tế Đông Á trước mắt, Nhật Bản vẫn còn đang vượt xa các quốc gia khác, hơn nữa dân số Nhật Bản cũng khả quan. Tôi không phản đối việc chúng ta tiến vào Hoa Hạ, nhưng tôi cảm thấy, trước mắt dường như Tổng giám đốc Nicholas phải nói rõ tình hình Nhật Bản cho mọi người biết, có phải không?
Gabriel nhìn mọi người xung quanh nói. Nhiều người trong ban giám đốc gật gù, đồng ý với ý kiến của ông ta.
Nicholas khẽ mỉm cười nói:
- Giám đốc Gabriel, đây là đề án thứ hai tôi định báo cáo với ban giám đốc, nhưng nếu anh đã đề xuất, thì tôi nên trả lời vấn đề này trước. Nhật Bản là một nước gồm các đảo nhỏ, tổng diện tích chỉ có ba trăm năm mươi ngàn kilomet vuông nhưng GDP của nó lại xếp thứ hai trên thế giới, có thể thấy được kinh tế của nó rất phát triển. Dân số Nhật Bản trước mắt cũng đã có hơn mấy trăm triệu người, theo bất kỳ góc độ nào thì Nhật Bản quả là một viên ngọc rực rỡ của thị trường Đông Á. Nhưng theo kết quả điều tra gần đây của tôi,tôi cho rằng, thị trường Nhật Bản chúng ta chỉ cần tham gia một ít, không nên khuếch trương.
- Vì sao?
Giám đốc Gabriel kinh ngạc hỏi.
- Chẳng lẽ Nhật Bản cũng có công ty bán lẻ lớn như Wal-Mart hả?
Lời nói của Nicholas tựa như mâu thuẫn. Cùng lúc thừa nhận cho dù về dân số hay kinh tế Nhật Bản cũng khiến mọi người không thể bỏ qua, nhưng lại nói không nên khuếch trương ở Nhật Bản, chẳng phải lạ lùng sao?
Nicholas lật qua vài trang tài liệu, nhìn lướt qua rồi nói:
- Giám đốc Gabriel, tôi có thể trả lời câu hỏi của anh. Căn cứ theo những nguyên nhân dưới đây, tôi và ban giám đốc cho rằng, thị trường Nhật Bản không đáng để chúng ta phải cố gắng hết sức. Tuy Nhật Bản không có tập đoàn bán lẻ như chúng ta và Wal-Mart, nhưng lĩnh vực bán lẻ ở Nhật Bản, qua nhiều năm phát triển như vậy, cơ bản đã bị các công ty Nhật Bản phân chia xong. Nếu có thể tiến vào thị trường Nhật Bản, đếu tiên sẽ phải đối mặt với sự ngăn chặn của liên minh các công ty bản địa, vô cùng bất lợi cho chúng ta. Hơn nữa, điểm đặc biệt của thị trường Nhật Bản là phải cung ứng lâu dài và ổn định. Nói một cách đơn giản, muốn vào thị trường bán lẻ phải qua mấy khâu trung gian, đây là bước bắt buộc trong mấy thập niên gần đây, không ai có thể bỏ qua, vốn không thể mua bán trực tiếp với nhà cung cấp. Vì mỗi lớp trung gian đều muốn lợi nhuận nên tất nhiên phải tăng giá, nên giá cả của tập đoàn chúng ta ở Nhật Bản không hề có ưu thế, trừ phi chúng ta có thể phá vỡ các truyền thống này.
Các giám đốc đang ngồi không hẹn mà gặp. đều nhìn nhau lắc đầu. Muốn lấy sức của một tập đoàn bán lẻ phá vỡ truyền thống kinh doanh của một thị trường lâu đời, khó khăn thế nào ai cũng nhận thấy được. Cho dù thành công, phí tổn bỏ ra so với lợi nhuận thu được có thể cao hơn rất nhiều, như vậy sách lược khuếch trương vào thị trường Nhật Bản phải được suy nghĩ cẩn thận.
Vào giữa thập niên 80, ban giám đốc của tập đoàn Carrefour cũng nhận thấy, ở châu Âu, tập đoàn Carrefour đã phát triển đến mức bảo hòa, cho dù tiếp tục đầu tư vào châu Âu, gia tăng số lượng cửa hàng, kim ngạch kinh doanh của tập đoàn Carrefour rõ ràng cũng không thể tăng cao, mà dân số châu Âu mỗi năm lại giảm đi, nên quyết định thị trường này nếu không có nhân tố mới lạ sẽ dần dần giảm sút. Tuy rằng các quốc gia châu Âu không đóng cửa đối với người di dân từ châu Á, châu Phi, nhưng số lượng di dân hàng năm lại cao hơn số người tử vong.
Nên ban giám đốc tập đoàn Carrefour nhìn về thị trường bên ngoài châu Âu. Nước Mỹ có nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhân khẩu cũng rất đông, sức tiêu thụ cực kỳ mạnh mẽ, tập đoàn Carrefour cũng thèm nhỏ dãi. Nhưng Mỹ lại có tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới là Wal-Mart, tiến vào nước Mỹ, không nghi ngờ rằng sẽ phải cùng Wal-Mart cạnh tranh giành thị trường. Điều này đối với tập đoàn Carrefour cũng là một thử thách gay gắt.
Tập đoàn Carrefour tuy tuy được xem như người tiên phong về kinh doanh chuỗi siêu thị, nhưng tổng kim ngạch hàng năm của Wal-Mart hơn mấy trăm tỷ đô la Mỹ, hiện có hàng ngàn cửa hàng trên toàn nước Mỹ, số lượng nhân viên tương đương một trăm ngàn, là công ty bán lẻ hàng đầu, ban giám đốc tập đoàn Carrefour cũng không nắm chắc phần thắng. Hơn nữa, trong lòng họ rất rõ, tập đoàn Wal-Mart là “anh cả” ở Mỹ, có mối quan hệ phức tạp với giới chính trị và kinh tế của Mỹ, muốn làm lung lay địa vị của nó ở Mỹ, tập đoàn Carrefour phải trả một cái giá rất lớn, có thể nói là không thể tưởng tượng ra, hơn nữa, nếu thất bại, có thể sẽ ảnh hưởng đến nguyên khí của tập đoàn Carrefour, làm lung lay nền móng của tập đoàn Carrefour.
Hai hổ đánh nhau tất có một con bị thương, đạo lý này ban giám đốc tập đoàn Carrefour rất hiểu. Ngay như tập đoàn Wal-Mart cũng không nóng lòng tiến vào thị trường châu Âu, chỉ cố gắng phát triển ở các nước châu Mỹ và các thị trường mới nổi. Hai quái vật lớn này tuy không chính thức ký giao ước, nhưng cũng thỏa thuận ngầm chỉ được ra tay ở địa bàn mỗi bên.
Đã không có thị trường châu Mỹ thì chỉ còn lại thị trường châu Á, châu Phi. Tuy khoảng cách giữa châu Âu và châu Phi không xa lắm, chỉ cách một Địa Trung Hải, nhưng cục diện chính trị châu Phi không ổn định, khiến ban giám đốc tập đoàn Carrefour chùn bước. Một địa phương rối ren, bất an, một quốc gia bất cứ lúc nào cũng có khả năng thay đổi chính phủ, sao có thể cam đoan thu được lợi nhuận cho tập đoàn? Hơn nữa, thu nhập của các quốc gia châu Phi cũng rất thấp nên sức tiêu thụ của dân chúng cũng có hạn, cho dù là vào rồi, nhưng lợi nhuận hàng năm ở đó cũng không khả quan.
Ban giám đốc tập đoàn Carrefour lại nhìn về châu Á, nhất là Đông Á. Đông Á có Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế lớn sau chiến tranh thế giới thứ hai, có Hoa Hạ, quốc gia có dân số đông nhất thế giới, còn có Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan, cùng với các nước Đông Nam Á. Mấy năm qua, tốc độ phát triển kinh tế Đông Á rất khả quan, được thế giới công nhận là thị trường mới phát triển. Sức tiêu thụ của người dân nơi đây ngùn ngụt, khiến tập đoàn Carrefour hết sức them thuồng.
Nhân khẩu lớn hơn một tỷ người, gấp mấy lần dân số châu Âu, như vậy nếu sức tiêu thụ được giải phóng, thì chẳng khác nào là hổ thêm cánh. Nhất là thị trường Hoa Hạ, nếu có thể nắm được, ban giám đốc tập đoàn Carrefour và các đồng sự đều tin tưởng có thể cạnh tranh với Wal-Mart. Nên vào năm 1989, tập đoàn Carrefour bước vào Đài Loan, thăm dò thị trường Hoa Hạ.
Tập đoàn Carrefour vào Đài Loan chưa được nửa năm đã có thành tích rất tốt, khiến các thành viên ban giám đốc tập đoàn vô cùng mừng rỡ, càng kiên quyết tiến vào thị trường Hoa Hạ.
Vì thế, tập đoàn Carrefour mở cuộc họp của hội đồng quản trị để bàn về vấn đề này.
- Tin rằng tình hình thành công của năm trước,mọi người đã thấy rõ. Chúng ta hôm nay bàn vể kế hoạch khuếch trương ở Đông Nam Á trong năm nay. Nicholas, anh nói trước đi.
Chủ tịch Henri Blank là người Pháp tầm thước, thông minh và can đảm, đã giữ vững vị trí ở tập đoàn Carrefour hơn mười năm. Trong thời gian ông ta lãnh đạo, tập đoàn Carrefour phát triển lớn mạnh, trở thành công ty bán lẻ lớn nhất châu Âu.
Nicholas là tổng giám đốc tập đoàn Carrefour, đảm nhiệm vị trí này cũng đã hơn sáu năm. Ông ta là người Đức nhưng cũng không ảnh hưởng đến vị trí của ông ta ở tập đoàn Carrefour.
- Các vị, theo lời của Chủ tịch, mục tiêu chính của tập đoàn chúng ta năm nay là ổn định thị trường châu Âu đồng thời khai phá thị trường Đông Á, mà thị trường Hoa Hạ là quan trọng nhất trong kế hoạch của chúng ta. Tầm quan trọng của thị trường Hoa Hạ, tin rằng tôi không cần phải lặp lại, nó có dân số khổng lồ, kinh tế phát triển cũng rất nhanh chóng, có thể cung cấp cho tập đoàn chúng ta một phần dân số có sức tiêu thụ lớn cực kỳ ổn định. Hơn nữa, tôi cho rằng, kinh tế Hoa Hạ sẽ liên tục phát triển trong một thời gian dài, thậm chí có thể so sánh với Nhật Bản về GDP. Đương nhiên, tôi không nói họ sẽ trở thành cường quốc kinh tế.
Các thành viên ban giám đốc hiểu ý tươi cười. Hoa Hạ có diện tích đất nước đứng thứ ba, dân số đứng thứ nhất, trình độ kinh tế từng dẫn đầu vào ngàn năm trước trên thế giới, nếu không thể xếp hạng ba trong các nước kinh tế phát triển mới khiến người ta nói kết quả không đúng. Nên biết rằng, vào thời Mãn Thanh, nếu chiếu theo công tác thống kê GDP, Hoa Hạ cũng có hạng trên thế giới. Trước năm 1840, triều Thanh vẫn còn đứng đầu. Nhưng nước lớn không có nghĩa là cường quốc.
- Thông qua việc năm trước chúng ta đã hoạt động thí điểm ở Đài Loan, tôi cho rằng, thị trường Hoa Hạ đối với tập đoàn chúng ta mà nói, quyết định sự phát triển của tập đoàn trong hai mươi năm tới, đồng thời cũng là chiến trường của chúng ta với tập đoàn Wal-Mart.
Nicholas dõng dạc nói.
- Thứ lỗi vì tôi đã ngắt lời, tổng giám đốc Nicholas.
Một thành viên ngồi thứ ba bên trái đưa tay lên nói
- Mời anh nói, giám đốc Gabriel.
Nicholas nói. Giám đốc Gabriel là người Bồ Đào Nha, ông ta đại diện cho gia tộc Grojean, nắm khoảng 7% cổ phần của tập đoàn Carrefour, có sức ảnh hưởng tương đối lớn.
- Theo tình hình kinh tế Đông Á trước mắt, Nhật Bản vẫn còn đang vượt xa các quốc gia khác, hơn nữa dân số Nhật Bản cũng khả quan. Tôi không phản đối việc chúng ta tiến vào Hoa Hạ, nhưng tôi cảm thấy, trước mắt dường như Tổng giám đốc Nicholas phải nói rõ tình hình Nhật Bản cho mọi người biết, có phải không?
Gabriel nhìn mọi người xung quanh nói. Nhiều người trong ban giám đốc gật gù, đồng ý với ý kiến của ông ta.
Nicholas khẽ mỉm cười nói:
- Giám đốc Gabriel, đây là đề án thứ hai tôi định báo cáo với ban giám đốc, nhưng nếu anh đã đề xuất, thì tôi nên trả lời vấn đề này trước. Nhật Bản là một nước gồm các đảo nhỏ, tổng diện tích chỉ có ba trăm năm mươi ngàn kilomet vuông nhưng GDP của nó lại xếp thứ hai trên thế giới, có thể thấy được kinh tế của nó rất phát triển. Dân số Nhật Bản trước mắt cũng đã có hơn mấy trăm triệu người, theo bất kỳ góc độ nào thì Nhật Bản quả là một viên ngọc rực rỡ của thị trường Đông Á. Nhưng theo kết quả điều tra gần đây của tôi,tôi cho rằng, thị trường Nhật Bản chúng ta chỉ cần tham gia một ít, không nên khuếch trương.
- Vì sao?
Giám đốc Gabriel kinh ngạc hỏi.
- Chẳng lẽ Nhật Bản cũng có công ty bán lẻ lớn như Wal-Mart hả?
Lời nói của Nicholas tựa như mâu thuẫn. Cùng lúc thừa nhận cho dù về dân số hay kinh tế Nhật Bản cũng khiến mọi người không thể bỏ qua, nhưng lại nói không nên khuếch trương ở Nhật Bản, chẳng phải lạ lùng sao?
Nicholas lật qua vài trang tài liệu, nhìn lướt qua rồi nói:
- Giám đốc Gabriel, tôi có thể trả lời câu hỏi của anh. Căn cứ theo những nguyên nhân dưới đây, tôi và ban giám đốc cho rằng, thị trường Nhật Bản không đáng để chúng ta phải cố gắng hết sức. Tuy Nhật Bản không có tập đoàn bán lẻ như chúng ta và Wal-Mart, nhưng lĩnh vực bán lẻ ở Nhật Bản, qua nhiều năm phát triển như vậy, cơ bản đã bị các công ty Nhật Bản phân chia xong. Nếu có thể tiến vào thị trường Nhật Bản, đếu tiên sẽ phải đối mặt với sự ngăn chặn của liên minh các công ty bản địa, vô cùng bất lợi cho chúng ta. Hơn nữa, điểm đặc biệt của thị trường Nhật Bản là phải cung ứng lâu dài và ổn định. Nói một cách đơn giản, muốn vào thị trường bán lẻ phải qua mấy khâu trung gian, đây là bước bắt buộc trong mấy thập niên gần đây, không ai có thể bỏ qua, vốn không thể mua bán trực tiếp với nhà cung cấp. Vì mỗi lớp trung gian đều muốn lợi nhuận nên tất nhiên phải tăng giá, nên giá cả của tập đoàn chúng ta ở Nhật Bản không hề có ưu thế, trừ phi chúng ta có thể phá vỡ các truyền thống này.
Các giám đốc đang ngồi không hẹn mà gặp. đều nhìn nhau lắc đầu. Muốn lấy sức của một tập đoàn bán lẻ phá vỡ truyền thống kinh doanh của một thị trường lâu đời, khó khăn thế nào ai cũng nhận thấy được. Cho dù thành công, phí tổn bỏ ra so với lợi nhuận thu được có thể cao hơn rất nhiều, như vậy sách lược khuếch trương vào thị trường Nhật Bản phải được suy nghĩ cẩn thận.
/1605
|