Tháng năm trên bán đảo Sơn Đông, mặc dù đã có dấu hiệu của mùa hè, nhưng mà so với Bắc Kinh, thì thời tiết ở đây chiều lòng người hơn nhiều. Phương Minh Viễn, Lâm Liên, Trần Trung đang đi bộ trên con phố chính của Uy Giang trên bán đảo Sơn Đông.
Phương Minh Viễn đi cùng với Cameron và Gaul để thực hiện bộ ảnh giới thiệu quảng bá Nhai Châu, mấy ngày trước trong lần gặp Thu Hạ ở Hồng Kông, Gaul và Vũ Thu Hạ hai bên đã đàm phán nhiều lần để tìm cách đưa điện ảnh vào thị trường Hoa Hạ và làm sao từng bước đẩy mạnh phát triển hợp tác hữu nghị hai bên. Trong lần gặp này Gaul đại diện cho công ty điện ảnh Jade Birth ký kết hợp đồng với tập đoàn Cẩm Hồ, với vốn đầu tư là năm mươi triệu đola, hai bên sẽ cùng nhau hợp tác sản xuất bộ phim Công viên kỷ Jura, nhưng khác với kẻ hủy diệt 2lần này bản quyền của phim sẽ thuộc về tập đoàn Cẩm Hồ. Ngoài ra hai bên còn có sự trao đổi bồi dưỡng kỹ thuật cho cán bộ nhân viên và rất nhiều những mặt khác. Để chuẩn bị cho bộ phim, trước mắt tập đoàn Cẩm Hồ sẽ cử hơn một trăm người đến công ty Jade Birth để học tập.
Hơn nữa, qua yêu cầu của Thu Hạ, Gaul đã đồng ý để Kẻ hủy diệt 2 được ra mắt ở Hồng Kông và Hoa Kỳ, đồng thời cũng sẽ là nơi công chiếu đầu tiên của bộ phim. Điều này, không những là tin mừng cho người hâm mộ Châu Á, mà ngày mai thôi sẽ trở thành bản tin sốt dẻo cho các đầu báo ở Hồng Kông.
Trong thời gian ở Hồng Kông, mặc dù đã nói chuyện nhiều lần với Phương Minh Viễn về bộ phim “Titanic”, nhưng Cameron vẫn còn do dự chưa quyết định, vì một khi bắt tay vào công việc làm phim, có một vấn đề rất khó cần phải giải quyết, đó là làm sao để có thể làm sống lại một sự kiện lịch sử đã từng xảy ra.
Cameron đề xuất, cần phải tập trung tái hiện lại hình ảnh tráng lệ của Titanic năm xưa, tốt nhất nên triệu tập các nhà khoa học, lịch sử học, quay phim và những người có kinh nghiệm dưới nước để lặn tìm, ghi lại những thước phim, dấu vết còn lại của xác tàu, như vậy sẽ tăng thêm tính chân thực cho bộ phim.
Yêu cầu của Cameron không nằm ngoài dự tính của Phương Minh Viễn, vì sau này, Cameron đã thuyết phục được hãng làm phim 20th Century Fox, cho thuê con tàu thám hiểm lớn nhất thế giới, một loại tàu dùng trong nghiên cứu khoa học của Nga. Có hai chiến thuyền nhỏ chuyên dùng để lặn độ sâu bốn nghìn mét dưới đáy biển, nơi đắm xác tàu Titanic. Cameron lợi dụng những thiết bị tiên tiến để thực hiện công việc của mình. Nhờ có nó mà ông đã thu được rất nhiều những dữ liệu hình ảnh, thậm chí cả những hình ảnh bên trong con tàu. Những vị trí mà con người không thể vào được. Bởi vì tính chất đặc biệt, thời gian cho phép đưa thiết bị xuống nước chỉ có 12 phút, nên mỗi lần như vậy cần phải chuẩn bị cẩn thận tỉ mỉ. Sau 12 lần làm việc Cameron đã thu hoạch được rất nhiều tư liệu quý báu.
Với ý tưởng này của Cameron, Phương Minh Viễn tất nhiên là ủng hộ, hơn nữa còn rất “ hào phóng “ quả quyết mọi chi phí Cameron có thể lấy từ tổng dự toán.
Phương Minh Viễn còn gợi ý cho Cameron nên đi tìm xưởng đóng tàu Titanic để bàn bạc thêm ý kiến, xem có thể xin được bản thiết kế con tàu năm xưa không. Bởi vì hắn nhớ, sau này khi xem ti vi giới thiệu bộ phim Titanic của Cameron, có đoạn đạo diễn nhắc đến, trước khi Cameron tuyên bố thực hiện bộ phim về Titanic không lâu, xưởng chế tạo tàu Titanic đã đưa ra những bản hồ sơ tư liệu, nhờ có vậy bọn họ mới được xem lại những thứ từ lâu tưởng là đã mất.
Bản vẽ gần một trăm năm này, đã giúp cho tổ chỉ đạo nghệ thuật của Cameron có thể dựa theo, mô phỏng lại một cách tương đối chính xác các vật thể, cách bố trí trên con tàu, mà trước đó, chưa từng có bộ phim nào có sự chuẩn bị về đạo cụ tinh vi tỉ mỉ như thế. Tất cả chỉ để cho khán giả thấy được rằng, đây là hình ảnh phản chiếu chân thực nhất con tàu vĩ đại Titanic, và cũng là câu trả lời mà tại sao ngân sách cho bộ phim lại là một con số khổng lồ như vậy.
Phương Minh Viễn nhìn thấy, Cameron có vẻ như đã bị thuyết phục.
Sau khi tiễn Gaul và Cameron, Phương Minh Viễn sẽ lên đường sang phía bắc, nhận sự ủy thác của Vu Thu Hạ tiện qua Uy Giang kiểm tra tình hình xây dựng bến tàu của tập đoàn vận tải hàng hóa Quách Thị .Rời Sơn Đông tới Uy Giang thì trời đã về muộn, nên Phương Minh Viễn không đi thẳng tới công trường, mà dừng lại ngắm cảnh và kiếm một chút gì đó lót dạ.
Uy Giang cách Hàn Quốc vẻn vẹn có trăm dặm hải lý, lại nằm không xa so với Nhật Bản, Hoa Hạ , và Thiên Tân, ở đây có một cảng trung tâm, phạm vi hoạt động của nó có thể ảnh hưởng đến rất nhiều nước xung quanh, trong đó phải kể đến Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 nước đứng đầu trong hoạt động mậu dịch quốc tế tại cửa khẩu Hoa Hạ, lượng hàng hóa vận chuyển mỗi năm tất nhiên rất là khả quan. Hơn nữa từ ngày xưa, Uy Giang và Hàn Quốc đã có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Năm 90, Uy Giang đã mở tuyến đường biển đầu tiên từ Hoa Hạ tới Hàn Quốc, tuy rằng lượng hàng hóa vận chuyển không lớn, nhưng từ khi có kẻ thứ 3 nhảy vào, việc buôn bán đã nhanh chóng bị kết thúc. Tuy nhiên Phương Minh Viễn biết rằng, sau này Hoa Hạ và Hàn Quốc sẽ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, nơi này còn trở thành điểm cầu chính cho việc giao lưu văn hóa kinh tế cho hai nước.
Ở Uy Giang, đã xuất hiện không ít những cửa hàng bán đồ Hàn Quốc, trên các đường phố đôi khi còn nhìn thấy người Hàn Quốc mua sắm du ngoạn, mặc dù hai quốc gia vẫn chưa thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng việc người dân hai bên qua lại trao đổi đã thành một thông lệ.
- Minh Viễn, cậu nói Nhật Bản năm bảy mươi đã có quan hệ ngoại giao với chúng ta, mà tại sao Hàn Quốc kéo dài đến tận bây giờ vẫn chưa chịu mở cửa thông thương?
Lâm Liên ngạc nhiên hỏi. Bởi vì Hàn Quốc và Hoa Hạ là hai nước láng giềng, Hoa Hạ thì đã cải cách mở cửa được nhiều năm, đến người Mỹ xa thế còn đến giao lưu buôn bán, nhẽ ra phải không có lý do trở ngại nào mới đúng. Vậy mà không hiểu tại sao.
- Nguyên nhân nói ra thì có vẻ dài dòng phức tạp.
Phương Minh Viễn ngẫm nghĩ một chút rồi nói
- Chủ yếu do ban đầu, chúng ta có tham gia trong trong cuộc chiến kháng Mỹ viện Triều ( chiến tranh chống Mỹ và cứu giúp Triều Tiên, hay còn gọi là chiến tranh Triều Tiên ) đánh Nam Triều, về thực lực thì quân Nam Triều không mạnh nhưng phía sau có sự hậu thuẫn của Mỹ và Liên Hiệp Quốc, nên cuộc chiến diễn ra tương đối gay gắt. Tuy nhiên vì sự giúp sức của Trung Quốc mà Nam Triều Tiên đã không thực hiện được kế hoạch thống nhất hai bán đảo, Lúc ấy Liên hiệp quốc cho rằng Trung Quốc đưa quân tình nguyện vào mục đích là để xâm lược Nam Triều Tiên, muốn can thiệp vào nội bộ chính phủ cho nên mối quan hệ từ đó đã không được tốt đẹp, hơn nữa Hàn Quốc với Đài Loan, Trung Quốc với Triều Tiên đã có mối quan hệ ngoại giao phân biệt rõ ràng, nếu như Hàn Quốc muốn cùng chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao, nhất định phải tuyệt giao với Đài Loan, và chúng ta dù có muốn thế cũng không thể không nể mặt Triều Tiên. Cho nên tình hình này cứ như thế mà kéo dài đến giờ.
Kỳ thật sau này người ta phân tích, nguyên nhân chính vì sao Hàn Quốc lại trì hoãn tới năm chín mươi mới cùng Hoa Hạ thiết lập quan hệ ngoại giao, là do có liên quan đến tình hình đại cục thế giới.
Đương nhiên một phần nguyên nhân có liên quan đến cuộc chiến tranh Triều Tiên, hai nước vốn đã kết giao thù hận, một phần do trước năm 90, Hàn Quốc trở thành một trong bốn con rồng Châu Á, kinh tế phát triển, trong mắt Hàn Quốc một Hoa Hạ nhỏ bé chưa cải cách căn bản không coi ra gì. Nếu không, thì một nước Nhật Bản từng đô hộ thực dân thống trị mười mấy năm ở Triều Tiên mà Hàn Quốc còn đã hòa giải ký kết ngoại giao, nói chi Hoa Hạ, có là gì chứ.
Tới những năm 90, thị trường Hoa Hạ tiến thêm một bước mở cửa thông thương, kinh tế bắt đầu phát triển, trong khi 4 con rồng Châu Á kinh tế đang đương đầu với khó khăn, bởi vì thị trường trong nước nhỏ hẹp, nhân khẩu lại có hạn, nền kinh tế định hướng chủ yếu là xuất khẩu, đa phần hàng hóa sản xuất trong nước phục vụ cho thị trường quốc tế. Với mô hình phát triển như thế này về sau sẽ không đủ đầu vào, một lúc nào đó khi thị trường thế giới bị biến động, chủ nghĩa bảo hộ thương mại quốc tế vào cuộc, kinh tế sẽ rơi vào tình trạng đình trệ.
Là một trong bốn con rồng của Châu Á, Hồng Kông tuy rằng diện tích lãnh thổ, hoạt động thị trường nhỏ hơn nhiều so với Hàn Quốc, nhưng xét trên nhiều phương diện thì lại được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía chính phủ Hoa Hạ, phía sau có một thị trường rộng lớn với 9,6 triệu km vuông, hơn 1 tỷ dân sinh sống, hứa hẹn một môi trường phát triển hấp dẫn. Đài Loan vừa là trọng điểm đầu tư của Mỹ, đồng thời có được rất nhiều ưu đãi lợi thế trong công cuộc phát triển kinh tế của Hoa Hạ; còn về phía Singapore, do vì ưu thế địa lý, lại càng thêm phát triển. Chỉ có Hàn Quốc, là không thu được lợi gì từ Hoa Hạ, thiên nhiên địa hình cũng không thuận lợi. Bên cạnh còn có Nhật Bản. Nhiều lúc muốn dựa vào Mỹ, nhưng Mỹ thì lại chỉ hứng thú với Trung Đông, mà không quan tâm gì đến Đông Á. Cho nên kinh tế Hàn Quốc bị đình trệ, thậm chí có xu hướng bị tụt dốc.
Trong tình hình này, để ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế Hàn Quốc, cũng là để chia sẻ lợi ích trong sự phát triển kinh tế của Hoa Hạ, Hàn Quốc không thể không vứt bỏ lập trường ban đầu, quay sang dựa vào Hoa Hạ. Nói thẳng ra là, đây cho cùng cũng là cách tự bảo vệ mình mà thôi.
Mà bên phía chính phủ Hoa Hạ, do Liên Xô đang mất dần thế lực, nên việc uy hiếp quân đội Hoa Hạ cũng giảm dần, thậm chí trong thời gian dài người ta không còn thấy bóng súng đạn, đồng thời Liên Xô giảm dần hỗ trợ vào Triều Tiên, kinh tế Triều Tiên lâm vào tình cảnh khó khăn. Sang những năm chín hai, Liên Xô bị đánh bật, ốc còn không mang nổi mình ốc, thì nói gì đến việc xen vào Triều Tiên. Lúc này, chính phủ Hoa Hạ và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, và không phải lo lắng gì đến việc Triều Tiên uy hiếp.
Hoa Hạ và Hàn Quốc thiết lập mối quan hệ ngoại giao đến lúc này mới chính thức thuận lợi không còn rào cản.
Việc này, đương nhiên Phương Minh Viễn nắm rất rõ, nhưng không có cách nào giải thích cho Lâm Liên và mọi người hiểu, nên chỉ có thể hàm ý được như vậy.
Tuy nhiên cách giải thích này, đối với một người không mấy là mặn mà với tình hình chính trị quốc gia như Lâm Liên, như vậy là đủ lắm rồi.
Mấy người quay vào đầu một con phố, đột nhiên nhìn thấy một đám đông hỗn loạn, đang xúm quanh một xe nhỏ, nói đúng hơn là loại xe ba bánh dùng cho nhóm tiểu thương, sự việc thu hút sự chú ý , mọi người chạy về phía đấy.
Phương Minh Viễn đi cùng với Cameron và Gaul để thực hiện bộ ảnh giới thiệu quảng bá Nhai Châu, mấy ngày trước trong lần gặp Thu Hạ ở Hồng Kông, Gaul và Vũ Thu Hạ hai bên đã đàm phán nhiều lần để tìm cách đưa điện ảnh vào thị trường Hoa Hạ và làm sao từng bước đẩy mạnh phát triển hợp tác hữu nghị hai bên. Trong lần gặp này Gaul đại diện cho công ty điện ảnh Jade Birth ký kết hợp đồng với tập đoàn Cẩm Hồ, với vốn đầu tư là năm mươi triệu đola, hai bên sẽ cùng nhau hợp tác sản xuất bộ phim Công viên kỷ Jura, nhưng khác với kẻ hủy diệt 2lần này bản quyền của phim sẽ thuộc về tập đoàn Cẩm Hồ. Ngoài ra hai bên còn có sự trao đổi bồi dưỡng kỹ thuật cho cán bộ nhân viên và rất nhiều những mặt khác. Để chuẩn bị cho bộ phim, trước mắt tập đoàn Cẩm Hồ sẽ cử hơn một trăm người đến công ty Jade Birth để học tập.
Hơn nữa, qua yêu cầu của Thu Hạ, Gaul đã đồng ý để Kẻ hủy diệt 2 được ra mắt ở Hồng Kông và Hoa Kỳ, đồng thời cũng sẽ là nơi công chiếu đầu tiên của bộ phim. Điều này, không những là tin mừng cho người hâm mộ Châu Á, mà ngày mai thôi sẽ trở thành bản tin sốt dẻo cho các đầu báo ở Hồng Kông.
Trong thời gian ở Hồng Kông, mặc dù đã nói chuyện nhiều lần với Phương Minh Viễn về bộ phim “Titanic”, nhưng Cameron vẫn còn do dự chưa quyết định, vì một khi bắt tay vào công việc làm phim, có một vấn đề rất khó cần phải giải quyết, đó là làm sao để có thể làm sống lại một sự kiện lịch sử đã từng xảy ra.
Cameron đề xuất, cần phải tập trung tái hiện lại hình ảnh tráng lệ của Titanic năm xưa, tốt nhất nên triệu tập các nhà khoa học, lịch sử học, quay phim và những người có kinh nghiệm dưới nước để lặn tìm, ghi lại những thước phim, dấu vết còn lại của xác tàu, như vậy sẽ tăng thêm tính chân thực cho bộ phim.
Yêu cầu của Cameron không nằm ngoài dự tính của Phương Minh Viễn, vì sau này, Cameron đã thuyết phục được hãng làm phim 20th Century Fox, cho thuê con tàu thám hiểm lớn nhất thế giới, một loại tàu dùng trong nghiên cứu khoa học của Nga. Có hai chiến thuyền nhỏ chuyên dùng để lặn độ sâu bốn nghìn mét dưới đáy biển, nơi đắm xác tàu Titanic. Cameron lợi dụng những thiết bị tiên tiến để thực hiện công việc của mình. Nhờ có nó mà ông đã thu được rất nhiều những dữ liệu hình ảnh, thậm chí cả những hình ảnh bên trong con tàu. Những vị trí mà con người không thể vào được. Bởi vì tính chất đặc biệt, thời gian cho phép đưa thiết bị xuống nước chỉ có 12 phút, nên mỗi lần như vậy cần phải chuẩn bị cẩn thận tỉ mỉ. Sau 12 lần làm việc Cameron đã thu hoạch được rất nhiều tư liệu quý báu.
Với ý tưởng này của Cameron, Phương Minh Viễn tất nhiên là ủng hộ, hơn nữa còn rất “ hào phóng “ quả quyết mọi chi phí Cameron có thể lấy từ tổng dự toán.
Phương Minh Viễn còn gợi ý cho Cameron nên đi tìm xưởng đóng tàu Titanic để bàn bạc thêm ý kiến, xem có thể xin được bản thiết kế con tàu năm xưa không. Bởi vì hắn nhớ, sau này khi xem ti vi giới thiệu bộ phim Titanic của Cameron, có đoạn đạo diễn nhắc đến, trước khi Cameron tuyên bố thực hiện bộ phim về Titanic không lâu, xưởng chế tạo tàu Titanic đã đưa ra những bản hồ sơ tư liệu, nhờ có vậy bọn họ mới được xem lại những thứ từ lâu tưởng là đã mất.
Bản vẽ gần một trăm năm này, đã giúp cho tổ chỉ đạo nghệ thuật của Cameron có thể dựa theo, mô phỏng lại một cách tương đối chính xác các vật thể, cách bố trí trên con tàu, mà trước đó, chưa từng có bộ phim nào có sự chuẩn bị về đạo cụ tinh vi tỉ mỉ như thế. Tất cả chỉ để cho khán giả thấy được rằng, đây là hình ảnh phản chiếu chân thực nhất con tàu vĩ đại Titanic, và cũng là câu trả lời mà tại sao ngân sách cho bộ phim lại là một con số khổng lồ như vậy.
Phương Minh Viễn nhìn thấy, Cameron có vẻ như đã bị thuyết phục.
Sau khi tiễn Gaul và Cameron, Phương Minh Viễn sẽ lên đường sang phía bắc, nhận sự ủy thác của Vu Thu Hạ tiện qua Uy Giang kiểm tra tình hình xây dựng bến tàu của tập đoàn vận tải hàng hóa Quách Thị .Rời Sơn Đông tới Uy Giang thì trời đã về muộn, nên Phương Minh Viễn không đi thẳng tới công trường, mà dừng lại ngắm cảnh và kiếm một chút gì đó lót dạ.
Uy Giang cách Hàn Quốc vẻn vẹn có trăm dặm hải lý, lại nằm không xa so với Nhật Bản, Hoa Hạ , và Thiên Tân, ở đây có một cảng trung tâm, phạm vi hoạt động của nó có thể ảnh hưởng đến rất nhiều nước xung quanh, trong đó phải kể đến Hàn Quốc và Nhật Bản, 2 nước đứng đầu trong hoạt động mậu dịch quốc tế tại cửa khẩu Hoa Hạ, lượng hàng hóa vận chuyển mỗi năm tất nhiên rất là khả quan. Hơn nữa từ ngày xưa, Uy Giang và Hàn Quốc đã có mối quan hệ gắn bó mật thiết. Năm 90, Uy Giang đã mở tuyến đường biển đầu tiên từ Hoa Hạ tới Hàn Quốc, tuy rằng lượng hàng hóa vận chuyển không lớn, nhưng từ khi có kẻ thứ 3 nhảy vào, việc buôn bán đã nhanh chóng bị kết thúc. Tuy nhiên Phương Minh Viễn biết rằng, sau này Hoa Hạ và Hàn Quốc sẽ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, nơi này còn trở thành điểm cầu chính cho việc giao lưu văn hóa kinh tế cho hai nước.
Ở Uy Giang, đã xuất hiện không ít những cửa hàng bán đồ Hàn Quốc, trên các đường phố đôi khi còn nhìn thấy người Hàn Quốc mua sắm du ngoạn, mặc dù hai quốc gia vẫn chưa thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng việc người dân hai bên qua lại trao đổi đã thành một thông lệ.
- Minh Viễn, cậu nói Nhật Bản năm bảy mươi đã có quan hệ ngoại giao với chúng ta, mà tại sao Hàn Quốc kéo dài đến tận bây giờ vẫn chưa chịu mở cửa thông thương?
Lâm Liên ngạc nhiên hỏi. Bởi vì Hàn Quốc và Hoa Hạ là hai nước láng giềng, Hoa Hạ thì đã cải cách mở cửa được nhiều năm, đến người Mỹ xa thế còn đến giao lưu buôn bán, nhẽ ra phải không có lý do trở ngại nào mới đúng. Vậy mà không hiểu tại sao.
- Nguyên nhân nói ra thì có vẻ dài dòng phức tạp.
Phương Minh Viễn ngẫm nghĩ một chút rồi nói
- Chủ yếu do ban đầu, chúng ta có tham gia trong trong cuộc chiến kháng Mỹ viện Triều ( chiến tranh chống Mỹ và cứu giúp Triều Tiên, hay còn gọi là chiến tranh Triều Tiên ) đánh Nam Triều, về thực lực thì quân Nam Triều không mạnh nhưng phía sau có sự hậu thuẫn của Mỹ và Liên Hiệp Quốc, nên cuộc chiến diễn ra tương đối gay gắt. Tuy nhiên vì sự giúp sức của Trung Quốc mà Nam Triều Tiên đã không thực hiện được kế hoạch thống nhất hai bán đảo, Lúc ấy Liên hiệp quốc cho rằng Trung Quốc đưa quân tình nguyện vào mục đích là để xâm lược Nam Triều Tiên, muốn can thiệp vào nội bộ chính phủ cho nên mối quan hệ từ đó đã không được tốt đẹp, hơn nữa Hàn Quốc với Đài Loan, Trung Quốc với Triều Tiên đã có mối quan hệ ngoại giao phân biệt rõ ràng, nếu như Hàn Quốc muốn cùng chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao, nhất định phải tuyệt giao với Đài Loan, và chúng ta dù có muốn thế cũng không thể không nể mặt Triều Tiên. Cho nên tình hình này cứ như thế mà kéo dài đến giờ.
Kỳ thật sau này người ta phân tích, nguyên nhân chính vì sao Hàn Quốc lại trì hoãn tới năm chín mươi mới cùng Hoa Hạ thiết lập quan hệ ngoại giao, là do có liên quan đến tình hình đại cục thế giới.
Đương nhiên một phần nguyên nhân có liên quan đến cuộc chiến tranh Triều Tiên, hai nước vốn đã kết giao thù hận, một phần do trước năm 90, Hàn Quốc trở thành một trong bốn con rồng Châu Á, kinh tế phát triển, trong mắt Hàn Quốc một Hoa Hạ nhỏ bé chưa cải cách căn bản không coi ra gì. Nếu không, thì một nước Nhật Bản từng đô hộ thực dân thống trị mười mấy năm ở Triều Tiên mà Hàn Quốc còn đã hòa giải ký kết ngoại giao, nói chi Hoa Hạ, có là gì chứ.
Tới những năm 90, thị trường Hoa Hạ tiến thêm một bước mở cửa thông thương, kinh tế bắt đầu phát triển, trong khi 4 con rồng Châu Á kinh tế đang đương đầu với khó khăn, bởi vì thị trường trong nước nhỏ hẹp, nhân khẩu lại có hạn, nền kinh tế định hướng chủ yếu là xuất khẩu, đa phần hàng hóa sản xuất trong nước phục vụ cho thị trường quốc tế. Với mô hình phát triển như thế này về sau sẽ không đủ đầu vào, một lúc nào đó khi thị trường thế giới bị biến động, chủ nghĩa bảo hộ thương mại quốc tế vào cuộc, kinh tế sẽ rơi vào tình trạng đình trệ.
Là một trong bốn con rồng của Châu Á, Hồng Kông tuy rằng diện tích lãnh thổ, hoạt động thị trường nhỏ hơn nhiều so với Hàn Quốc, nhưng xét trên nhiều phương diện thì lại được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía chính phủ Hoa Hạ, phía sau có một thị trường rộng lớn với 9,6 triệu km vuông, hơn 1 tỷ dân sinh sống, hứa hẹn một môi trường phát triển hấp dẫn. Đài Loan vừa là trọng điểm đầu tư của Mỹ, đồng thời có được rất nhiều ưu đãi lợi thế trong công cuộc phát triển kinh tế của Hoa Hạ; còn về phía Singapore, do vì ưu thế địa lý, lại càng thêm phát triển. Chỉ có Hàn Quốc, là không thu được lợi gì từ Hoa Hạ, thiên nhiên địa hình cũng không thuận lợi. Bên cạnh còn có Nhật Bản. Nhiều lúc muốn dựa vào Mỹ, nhưng Mỹ thì lại chỉ hứng thú với Trung Đông, mà không quan tâm gì đến Đông Á. Cho nên kinh tế Hàn Quốc bị đình trệ, thậm chí có xu hướng bị tụt dốc.
Trong tình hình này, để ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế Hàn Quốc, cũng là để chia sẻ lợi ích trong sự phát triển kinh tế của Hoa Hạ, Hàn Quốc không thể không vứt bỏ lập trường ban đầu, quay sang dựa vào Hoa Hạ. Nói thẳng ra là, đây cho cùng cũng là cách tự bảo vệ mình mà thôi.
Mà bên phía chính phủ Hoa Hạ, do Liên Xô đang mất dần thế lực, nên việc uy hiếp quân đội Hoa Hạ cũng giảm dần, thậm chí trong thời gian dài người ta không còn thấy bóng súng đạn, đồng thời Liên Xô giảm dần hỗ trợ vào Triều Tiên, kinh tế Triều Tiên lâm vào tình cảnh khó khăn. Sang những năm chín hai, Liên Xô bị đánh bật, ốc còn không mang nổi mình ốc, thì nói gì đến việc xen vào Triều Tiên. Lúc này, chính phủ Hoa Hạ và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, và không phải lo lắng gì đến việc Triều Tiên uy hiếp.
Hoa Hạ và Hàn Quốc thiết lập mối quan hệ ngoại giao đến lúc này mới chính thức thuận lợi không còn rào cản.
Việc này, đương nhiên Phương Minh Viễn nắm rất rõ, nhưng không có cách nào giải thích cho Lâm Liên và mọi người hiểu, nên chỉ có thể hàm ý được như vậy.
Tuy nhiên cách giải thích này, đối với một người không mấy là mặn mà với tình hình chính trị quốc gia như Lâm Liên, như vậy là đủ lắm rồi.
Mấy người quay vào đầu một con phố, đột nhiên nhìn thấy một đám đông hỗn loạn, đang xúm quanh một xe nhỏ, nói đúng hơn là loại xe ba bánh dùng cho nhóm tiểu thương, sự việc thu hút sự chú ý , mọi người chạy về phía đấy.
/1605
|