- Ba nói kế không thành của Gia Cát Lượng trong Tam Quốc là thật ạ? Sao con thấy không đúng .
Liễu Thịnh hỏi.
Lúc này hai cha con họ Liễu đều ngồi không ngay ngắn lắm, có thể nói cha con này chẳng ngồi, mà chen nhau trên một cái ghế sô pha.
Đó là thói quen cũ của Liễu bí thư, về tới nà nếu không xử lý công vụ, thường thì chẳng ngồi đàng hoàng, thích nằm trên ghế sô pha, còn vắt chân lên, rất là ung dung.
Hiện giờ cũng như thế, Liễu bí thư ở một đầu, Liễu Thịnh ở một đầu khác, cũng cởi giày ra gác lên đùi cha, trông rất thích chí.
Đây là một toàn biệt thự ven biển Giang Khẩu, sản nghiệp của Tiểu Thanh.
Tòa biệt thự này cho dù không được rộng lớn như biệt thự của Xảo Nhi ở Nam Phương, càng không bằng biệt thự vịnh nước nông của Tiểu Thanh ở Hồng Kông, nhưng nội thất không hề thua kém, cả phòng khách trang trí theo kiểu Châu Âu cổ, nhưng cả biệt thự lại được vũ trang kỹ thuật cao, trừ ba người nhà họ Liễu, trong biệt thự còn có 8 vệ sĩ chuyên nghiệp, cảnh giác dùng máy vi tính giám thị xung quanh.
Làm vệ sĩ cho Tiểu Thanh không phải chỉ đảm bảo an toàn nhân thân, còn phải đề phòng những kẻ có mưu đồ xấu theo dõi chủ tịch Liễu.
Liễu bí thư hiện giờ càng phải cẩn thận.
Thịnh Thịnh thích nghe chuyện Tam Quốc, cho dù nó đã đọc hết Tam Quốc Diễn Nghĩa rồi, nhưng sách là chết, không thích bằng nghe cha kể.
Trình độ kể chuyện của Liễu bí thư rất cao, khi xưa dùng thủ đoạn này dỗ các cô gái, ví dụ Nghiêm Phi là thính giả trung thành nhất của y, hiện giờ kể cho con trai càng hưng phấn, nói "văng miểng".
Nhưng hình tượng hai cha con nhà này chẳng ra sao.
Tiểu Thanh trừng mắt nhìn hai cha con, trách Liễu Tuấn làm hư con trai.
Phải biết rằng bắt đầu từ lúc ba bốn tuổi, Tiểu Thanh đã bồi dưỡng Thịnh Thịnh thành một quý ông tiêu chuẩn từ, đi đứng ăn nói, nhất cử nhất động đều phả lịch sử phong độ. Liễu Thịnh không phụ sự mong đợi của mẹ, tí tuổi đầu mà nói tiếng Anh lưu loát, đường đường phong độ quý ông.
Không ngờ Liễu bí thư vừa tới, tất cả liền đảo lộn hết, hai cha con chen nhau trên ghế, đâu ra chút phong độ của quý ông? Còn uy nghiêm của lãnh đạo nhà nước thì càng chớ nhắc tới.
Hai cha con cười ha hả, chẳng để ý tới sự "phẫn nộ" của Tiểu Thanh.
Nghe con trai đưa ra câu hỏi, Liễu bí thư cũng nổi hứng, nâng cao đầu lên, hỏi:
- Ồ, con thấy không ổn chỗ nào, nó cho ba xem.
- Trong Tam Quốc Nói, khi đó bên cạnh Gia Cát Lượng chỉ có một số binh lính già yếu và một đám quan văn, tinh binh mãnh tướng đều không về kịp. Tư Mã Ý dẫn mười vạn đại quân đánh tới, Gia Cát Lương hết cách, cho nên bày ra kết không thành, trên sách nói thế đúng không ạ?
Thấy cha hứng thú, Liễu Thịnh cũng phấn chân ngồi thẳng dậy nói.
Nghe hai cha con nói tới chủ đề này, Liễu Thanh cũng tò mò, vén chiếc váy màu hoa hồng, ngồi xuống một bên ghế sô pha, nhìn con trai khích lệ.
Liễu bí thư gật đầu:
- Đúng là thế.
- Thế thì không đúng, khi ấy Tư Mã Ý có mười vạn đại quân, huyện Tây Thành lớn được chừng nào? Con chuyên môn tra tư liệu, huyện thành thời tam quốc không lón, tường thành không cao, chu vi mấy trăm bộ. Một tòa thành nhỏ như vậy mai phục nổi bao nhiêu binh sĩ? Tư Mã Ý sợ phục binh thật sao? Nếu ông ta sợ, có thể sai một đội tiên phong vào xem, nếu có phục binh thật thì 10 vạn đại quân của ông ta cũng chẳng sợ, còn có thể tiếp ứng.
Liễu Thịnh nghiêm túc nói.
Lần này Liễu bí thư ngạc nhiên thật rồi:
- Thịnh Thịnh, không tệ đâu, còn biết phân tích, đi tra tư liệu nữa. Ừm, thói quen này rất tốt, thầy của ba, tức là sư tổ Chu tiên sinh, nói học tập phải có thái độ đó. Giỏi, đáng được biểu dương.
Được cha đánh giá cao như thế, Liễu Thịnh rất sung sướng, nói:
- Đó là mẹ dạy con, mẹ nó, phàm là chuyện gì có nghi vấn thì phải làm rõ, không thể hiểu nửa vời, càng không thể không hiểu mà giả vờ hiểu.
Liễu Tuấn đưa ngón tay cái lên.
Tiểu Thanh thơm y một cái, cười hì hì nói:
- Thế nào, người vợ này đã tận chức tận trách chưa? Vì bồi dưỡng nhân tài đỉnh cấp cho nhà họ Liễu, em phải dốc hết tâm huyết đó.
- Tận chức tận trách, cúc cung tận tụy, hơn cả Gia Cát Lượng.
Liễu bí thư khen không ngớt.
- Chỉ dẻo miệng.
Tiểu Thanh đưa tay ra véo tai y một cái, nhưng không thu tay lại, cứ để đó sờ đi sờ lại.
- Thịnh Thịnh, con không nghĩ tới rồi, Tư Mã Ý mặc dù có 10 vạn đại quân, nhưng không mang theo toàn bộ bên người. Có lẽ bên cạnh ông ta chi có vài nghìn binh mã thôi. Con cũng đã tra tư liệu, huyện Tây Thành không lớn phải không? Khi đó chưa có đường lớn, quan đạo cũng chỉ lớn hơn đường núi hiện nay một chút thôi, mười vạn đại quân chen nhau ngoài huyện Tây Thành, phải kéo dài bao xa? Tới mười mấy dặm đó.
Liễu Tuấn nhắc con.
Liễu Thịnh nghiêng đầu nghĩ, lại nói:
- Vậy vẫn có cách.
Lần này ngay cả Tiểu Thanh cũng hứng thú:
- Thịnh Thịnh, còn có cách gì? Nếu con là Tư Mã Ý thì sẽ làm ra sao?
- Nếu là con, ít nhất có hai cách, phái siêu xạ thủ tới bắn Gia Cát Lượng mấy mũi tên. Tường thành không cao, tên có thể bắn lên được.
- Ừ cách này nghe qua không tệ, vậy cách thứ hai?
Liễu Tuấn gợi mở từng bước.
- Cách thứ hai là cắm trại ngoài thành, điều hết mười vạn đại quân tới, bao vây huyện Tây Thành, xem Gia Cát Lượng chạy đi đâu! Nhưng trong sách nói Tư Mã Ý bỏ chạy, quá vô lý, ông ta sợ Gia Cát Lượng như vậy sao...
Liễu Thịnh lắc đầu, lộ vẻ không hiểu.
Liễu Tuấn lại giơ ngón cái lên:
- Thịnh Thịnh, con nghĩ tới những điều này là không tệ đâu, xem ra con đọc sách rất chịu động não. Sự thực thì kế không thành không tồn tại trong lịch sử, ít nhất Gia Cát Lượng không dùng kế này, có điều có dùng cũng không sao, Tư Mã Ý vẫn sẽ bỏ chạy.
Liễu Thịnh ngạc nhiên hỏi:
- Ba, vì sao Tư Mã Ý bỏ chạy?
- Tư Mã Ý chạy không phải là vì sợ Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng không thể chết vào lúc đó, chết rồi không có lợi gì cho Tư Mã Ý.
Liễu Thịnh càng mù mờ:
- Vì sao? Bọn họ không phải là kẻ địch sao? Gia Cát Lượng chết, Tư Mã Ý sẽ không còn đối thủ nữa, chiến tranh sẽ kết thúc, có gì không tốt?
Để Liễu Thịnh sau này lớn lên thuận lợi tiếp nhận Thịnh Nghiệp, Tiểu Thanh rèn con năng lực phân tích chuyện phức tạp ngay từ nhỏ. Vì thế mặc dù Liễu Thịnh chỉ 10 tuổi, phân tích rất rõ ràng, hơn xa những người bạn cùng tuổi.
- Ha ha, nói hay lắm, Thịnh Thịnh, vấn đề nằm ở chỗ khi đó Tư Mã Ý không thể không có đối thủ. Lúc đó hoàng đế Tào Duệ của Ngụy có ý nghi kỵ Tư Mã Ý, đã tước bớt binh quyền của ông ta, cho ông ta ở nhà hưởng an nhàn... Về sau Gia Cát Lương dẫn quân uy hiếp, đánh cho người Ngụy nghiêng ngả, không ai kháng cự nổi, Tào Duệ hết cách mới để Tư Mã Ý cầm quân. Nếu như Tư Mã Y tiêu diệt Gia Cát Lượng, thì đúng như con nói, Tư Mã Ý không còn đối thủ, uy hiếp của nước Ngụy được giải trừ. Tạo Duệ có còn cho ông ta cầm quân không? Nói không chừng còn giết ông ta. Cho nên Gia Cát Lương không thể chết, Tư Mã Ý giết ông ta, chẳng khác nào tự giết mình.
Liễu bí thư cười ha hả, giải thích cho con trai.
Liễu Thịnh reo lên:
- Con hiểu rồi, đó gọi là kiềm chế lẫn nhau.
- Đúng rồi.
Tiểu Thanh cười hỏi:
- Thịnh Thịnh, chuyện này dùng thành ngữ gì để hình dung?
- Thành ngữ?
Thịnh Thịnh cau mày lại, nhất thời nghĩ không ra đáp án thuyết phục.
Tiểu Thanh nhắc:
- Lời của Hàn Tín, không phải ba kể chuyện Hàn Tín cho con nghe sao?
- A, con biết rồi.
Thịnh Thịnh hớn hở nói:
- Thỏ chết chó cũng vào nồi, hết chim cung bị cất. Đúng không ba?
- Đúng, Thịnh Thịnh giỏi lắm, sắp vượt qua ba rồi.
Liễu bí thư cười lớn, khen con cực cao.
Tiểu Thanh khẽ nhéo tai y, gắt:
- Lại nuông chiều con, nói với anh bao lần rồi, như vậy không tốt.
Liễu bí thư chẳng để ý, nói rất đường hoàng:
- Có gì mà không tốt? Trẻ nhỏ phải được biểu dương nhiều, khích lệ nhiều. Thịnh Thịnh, con phải nhớ, sau này con làm lãnh đạo, phải cổ vũ nhiều phê bình ít với cấp dưới. Như thế mới phát huy được nhiệt tình của họ, nhớ chưa?
Liễu Thịnh gật mạnh đầu:
- Vâng con nhớ rồi.
Liễu bí thư cười không khép miệng lại được.
Tiểu Thanh chỉ đành lắc đầu.
Nuông chiều con cái đã thành bệnh của Liễu bí thư, Tiểu Thanh có giận cũng vô ích, người này khăng khăng cố chấp. Có điều lời dạy vừa rồi của Liễu Tuấn còn rất có đạo lý.
Bất kể thế nào thì bí thư tỉnh ủy cũng có chút tài quản lý người khác.
Đang nói chuyện thì di động bên cạnh Liễu Thịnh kêu lên, Liễu Thịnh cầm lấy xem, vội nhảy xuống ghế sô pha, nói:
- Ba mẹ nói chuyện đi, con đi nói chuyện với chị Nhạc Nhạc..
Không đợi cha mẹ đáp lời, nó đã chuồn mất không thấy bóng dáng đâu.
Liễu bí thư và chủ tịch Liễu không khỏi ngạc nhiên.
Liễu Thịnh hỏi.
Lúc này hai cha con họ Liễu đều ngồi không ngay ngắn lắm, có thể nói cha con này chẳng ngồi, mà chen nhau trên một cái ghế sô pha.
Đó là thói quen cũ của Liễu bí thư, về tới nà nếu không xử lý công vụ, thường thì chẳng ngồi đàng hoàng, thích nằm trên ghế sô pha, còn vắt chân lên, rất là ung dung.
Hiện giờ cũng như thế, Liễu bí thư ở một đầu, Liễu Thịnh ở một đầu khác, cũng cởi giày ra gác lên đùi cha, trông rất thích chí.
Đây là một toàn biệt thự ven biển Giang Khẩu, sản nghiệp của Tiểu Thanh.
Tòa biệt thự này cho dù không được rộng lớn như biệt thự của Xảo Nhi ở Nam Phương, càng không bằng biệt thự vịnh nước nông của Tiểu Thanh ở Hồng Kông, nhưng nội thất không hề thua kém, cả phòng khách trang trí theo kiểu Châu Âu cổ, nhưng cả biệt thự lại được vũ trang kỹ thuật cao, trừ ba người nhà họ Liễu, trong biệt thự còn có 8 vệ sĩ chuyên nghiệp, cảnh giác dùng máy vi tính giám thị xung quanh.
Làm vệ sĩ cho Tiểu Thanh không phải chỉ đảm bảo an toàn nhân thân, còn phải đề phòng những kẻ có mưu đồ xấu theo dõi chủ tịch Liễu.
Liễu bí thư hiện giờ càng phải cẩn thận.
Thịnh Thịnh thích nghe chuyện Tam Quốc, cho dù nó đã đọc hết Tam Quốc Diễn Nghĩa rồi, nhưng sách là chết, không thích bằng nghe cha kể.
Trình độ kể chuyện của Liễu bí thư rất cao, khi xưa dùng thủ đoạn này dỗ các cô gái, ví dụ Nghiêm Phi là thính giả trung thành nhất của y, hiện giờ kể cho con trai càng hưng phấn, nói "văng miểng".
Nhưng hình tượng hai cha con nhà này chẳng ra sao.
Tiểu Thanh trừng mắt nhìn hai cha con, trách Liễu Tuấn làm hư con trai.
Phải biết rằng bắt đầu từ lúc ba bốn tuổi, Tiểu Thanh đã bồi dưỡng Thịnh Thịnh thành một quý ông tiêu chuẩn từ, đi đứng ăn nói, nhất cử nhất động đều phả lịch sử phong độ. Liễu Thịnh không phụ sự mong đợi của mẹ, tí tuổi đầu mà nói tiếng Anh lưu loát, đường đường phong độ quý ông.
Không ngờ Liễu bí thư vừa tới, tất cả liền đảo lộn hết, hai cha con chen nhau trên ghế, đâu ra chút phong độ của quý ông? Còn uy nghiêm của lãnh đạo nhà nước thì càng chớ nhắc tới.
Hai cha con cười ha hả, chẳng để ý tới sự "phẫn nộ" của Tiểu Thanh.
Nghe con trai đưa ra câu hỏi, Liễu bí thư cũng nổi hứng, nâng cao đầu lên, hỏi:
- Ồ, con thấy không ổn chỗ nào, nó cho ba xem.
- Trong Tam Quốc Nói, khi đó bên cạnh Gia Cát Lượng chỉ có một số binh lính già yếu và một đám quan văn, tinh binh mãnh tướng đều không về kịp. Tư Mã Ý dẫn mười vạn đại quân đánh tới, Gia Cát Lương hết cách, cho nên bày ra kết không thành, trên sách nói thế đúng không ạ?
Thấy cha hứng thú, Liễu Thịnh cũng phấn chân ngồi thẳng dậy nói.
Nghe hai cha con nói tới chủ đề này, Liễu Thanh cũng tò mò, vén chiếc váy màu hoa hồng, ngồi xuống một bên ghế sô pha, nhìn con trai khích lệ.
Liễu bí thư gật đầu:
- Đúng là thế.
- Thế thì không đúng, khi ấy Tư Mã Ý có mười vạn đại quân, huyện Tây Thành lớn được chừng nào? Con chuyên môn tra tư liệu, huyện thành thời tam quốc không lón, tường thành không cao, chu vi mấy trăm bộ. Một tòa thành nhỏ như vậy mai phục nổi bao nhiêu binh sĩ? Tư Mã Ý sợ phục binh thật sao? Nếu ông ta sợ, có thể sai một đội tiên phong vào xem, nếu có phục binh thật thì 10 vạn đại quân của ông ta cũng chẳng sợ, còn có thể tiếp ứng.
Liễu Thịnh nghiêm túc nói.
Lần này Liễu bí thư ngạc nhiên thật rồi:
- Thịnh Thịnh, không tệ đâu, còn biết phân tích, đi tra tư liệu nữa. Ừm, thói quen này rất tốt, thầy của ba, tức là sư tổ Chu tiên sinh, nói học tập phải có thái độ đó. Giỏi, đáng được biểu dương.
Được cha đánh giá cao như thế, Liễu Thịnh rất sung sướng, nói:
- Đó là mẹ dạy con, mẹ nó, phàm là chuyện gì có nghi vấn thì phải làm rõ, không thể hiểu nửa vời, càng không thể không hiểu mà giả vờ hiểu.
Liễu Tuấn đưa ngón tay cái lên.
Tiểu Thanh thơm y một cái, cười hì hì nói:
- Thế nào, người vợ này đã tận chức tận trách chưa? Vì bồi dưỡng nhân tài đỉnh cấp cho nhà họ Liễu, em phải dốc hết tâm huyết đó.
- Tận chức tận trách, cúc cung tận tụy, hơn cả Gia Cát Lượng.
Liễu bí thư khen không ngớt.
- Chỉ dẻo miệng.
Tiểu Thanh đưa tay ra véo tai y một cái, nhưng không thu tay lại, cứ để đó sờ đi sờ lại.
- Thịnh Thịnh, con không nghĩ tới rồi, Tư Mã Ý mặc dù có 10 vạn đại quân, nhưng không mang theo toàn bộ bên người. Có lẽ bên cạnh ông ta chi có vài nghìn binh mã thôi. Con cũng đã tra tư liệu, huyện Tây Thành không lớn phải không? Khi đó chưa có đường lớn, quan đạo cũng chỉ lớn hơn đường núi hiện nay một chút thôi, mười vạn đại quân chen nhau ngoài huyện Tây Thành, phải kéo dài bao xa? Tới mười mấy dặm đó.
Liễu Tuấn nhắc con.
Liễu Thịnh nghiêng đầu nghĩ, lại nói:
- Vậy vẫn có cách.
Lần này ngay cả Tiểu Thanh cũng hứng thú:
- Thịnh Thịnh, còn có cách gì? Nếu con là Tư Mã Ý thì sẽ làm ra sao?
- Nếu là con, ít nhất có hai cách, phái siêu xạ thủ tới bắn Gia Cát Lượng mấy mũi tên. Tường thành không cao, tên có thể bắn lên được.
- Ừ cách này nghe qua không tệ, vậy cách thứ hai?
Liễu Tuấn gợi mở từng bước.
- Cách thứ hai là cắm trại ngoài thành, điều hết mười vạn đại quân tới, bao vây huyện Tây Thành, xem Gia Cát Lượng chạy đi đâu! Nhưng trong sách nói Tư Mã Ý bỏ chạy, quá vô lý, ông ta sợ Gia Cát Lượng như vậy sao...
Liễu Thịnh lắc đầu, lộ vẻ không hiểu.
Liễu Tuấn lại giơ ngón cái lên:
- Thịnh Thịnh, con nghĩ tới những điều này là không tệ đâu, xem ra con đọc sách rất chịu động não. Sự thực thì kế không thành không tồn tại trong lịch sử, ít nhất Gia Cát Lượng không dùng kế này, có điều có dùng cũng không sao, Tư Mã Ý vẫn sẽ bỏ chạy.
Liễu Thịnh ngạc nhiên hỏi:
- Ba, vì sao Tư Mã Ý bỏ chạy?
- Tư Mã Ý chạy không phải là vì sợ Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng không thể chết vào lúc đó, chết rồi không có lợi gì cho Tư Mã Ý.
Liễu Thịnh càng mù mờ:
- Vì sao? Bọn họ không phải là kẻ địch sao? Gia Cát Lượng chết, Tư Mã Ý sẽ không còn đối thủ nữa, chiến tranh sẽ kết thúc, có gì không tốt?
Để Liễu Thịnh sau này lớn lên thuận lợi tiếp nhận Thịnh Nghiệp, Tiểu Thanh rèn con năng lực phân tích chuyện phức tạp ngay từ nhỏ. Vì thế mặc dù Liễu Thịnh chỉ 10 tuổi, phân tích rất rõ ràng, hơn xa những người bạn cùng tuổi.
- Ha ha, nói hay lắm, Thịnh Thịnh, vấn đề nằm ở chỗ khi đó Tư Mã Ý không thể không có đối thủ. Lúc đó hoàng đế Tào Duệ của Ngụy có ý nghi kỵ Tư Mã Ý, đã tước bớt binh quyền của ông ta, cho ông ta ở nhà hưởng an nhàn... Về sau Gia Cát Lương dẫn quân uy hiếp, đánh cho người Ngụy nghiêng ngả, không ai kháng cự nổi, Tào Duệ hết cách mới để Tư Mã Ý cầm quân. Nếu như Tư Mã Y tiêu diệt Gia Cát Lượng, thì đúng như con nói, Tư Mã Ý không còn đối thủ, uy hiếp của nước Ngụy được giải trừ. Tạo Duệ có còn cho ông ta cầm quân không? Nói không chừng còn giết ông ta. Cho nên Gia Cát Lương không thể chết, Tư Mã Ý giết ông ta, chẳng khác nào tự giết mình.
Liễu bí thư cười ha hả, giải thích cho con trai.
Liễu Thịnh reo lên:
- Con hiểu rồi, đó gọi là kiềm chế lẫn nhau.
- Đúng rồi.
Tiểu Thanh cười hỏi:
- Thịnh Thịnh, chuyện này dùng thành ngữ gì để hình dung?
- Thành ngữ?
Thịnh Thịnh cau mày lại, nhất thời nghĩ không ra đáp án thuyết phục.
Tiểu Thanh nhắc:
- Lời của Hàn Tín, không phải ba kể chuyện Hàn Tín cho con nghe sao?
- A, con biết rồi.
Thịnh Thịnh hớn hở nói:
- Thỏ chết chó cũng vào nồi, hết chim cung bị cất. Đúng không ba?
- Đúng, Thịnh Thịnh giỏi lắm, sắp vượt qua ba rồi.
Liễu bí thư cười lớn, khen con cực cao.
Tiểu Thanh khẽ nhéo tai y, gắt:
- Lại nuông chiều con, nói với anh bao lần rồi, như vậy không tốt.
Liễu bí thư chẳng để ý, nói rất đường hoàng:
- Có gì mà không tốt? Trẻ nhỏ phải được biểu dương nhiều, khích lệ nhiều. Thịnh Thịnh, con phải nhớ, sau này con làm lãnh đạo, phải cổ vũ nhiều phê bình ít với cấp dưới. Như thế mới phát huy được nhiệt tình của họ, nhớ chưa?
Liễu Thịnh gật mạnh đầu:
- Vâng con nhớ rồi.
Liễu bí thư cười không khép miệng lại được.
Tiểu Thanh chỉ đành lắc đầu.
Nuông chiều con cái đã thành bệnh của Liễu bí thư, Tiểu Thanh có giận cũng vô ích, người này khăng khăng cố chấp. Có điều lời dạy vừa rồi của Liễu Tuấn còn rất có đạo lý.
Bất kể thế nào thì bí thư tỉnh ủy cũng có chút tài quản lý người khác.
Đang nói chuyện thì di động bên cạnh Liễu Thịnh kêu lên, Liễu Thịnh cầm lấy xem, vội nhảy xuống ghế sô pha, nói:
- Ba mẹ nói chuyện đi, con đi nói chuyện với chị Nhạc Nhạc..
Không đợi cha mẹ đáp lời, nó đã chuồn mất không thấy bóng dáng đâu.
Liễu bí thư và chủ tịch Liễu không khỏi ngạc nhiên.
/2140
|