Edit: Gà Beta: Tuyết Y Mùng ba tết, cả nhà Loan Loan ở trong nhà cả ngày, đến mùng bốn là ngày cúng ông táo để đón ông táo về. Ngày này, tất cả mọi người đều phải ở trong nhà, vì Táo quân sẽ đi kiểm nhân khẩu. Bách Thủ chuẩn bị các loại hoa quả tươi, thắp hương, đốt nến, đốt pháo để nghênh đón Ông táo về.
Đến mùng năm là ngày khai trương đầu năm, Bách Thủ và Lai Sinh ở trong nhà quét dọn một lượt, quét tất cả rác rưởi ra ngoài. Cho đến ngày mùng bảy, nữ nhân không thể động vào kim chỉ, kéo, có con thì không thể phạt con. Qua ngày đó mọi người mới có thể qua lại tới lui.
Tới mười lăm là tết Nguyên tiêu. Năm nay Loan Loan và Bách Thủ không đi các chùa miếu ở trấn trên, ở đó chật hẹp, lại quá đông người nên hai người đều không yên tâm. Nhưng buổi tối ở trên thị trấn có tổ chức hội đèn lồng, còn có cả thả đèn trên sông, cho nên hai người quyết định năm nay sẽ đi xem hội đèn lồng.
Ngày mười lăm, mọi người đều ăn cơm chiều từ rất sớm. Chờ Bách Thủ thu dọn xong, phía ngoài sân, trên các con đường thôn đã lục tục có tiếng trò chuyện, tiếng bước chân mọi người.
Ba người cũng đóng cửa rồi ra ngoài.
Trước khi ra cửa, Loan Loan sợ ban đêm lạnh nên mang thêm một bộ quần áo để chuẩn bị cho bất cứ tình huống nào, hơn nữa nàng còn mang theo một cái túi vải, bên trong đựng một ít gạo, mấy hạt đậu nành để trong người, nghe nói là tránh ma quỷ, chuyện này nàng cũng mới nghe bà nội Thạch Đầu nói vào mấy hôm trước.
Mọi người lũ lượt kéo nhau đi về phía chợ, dọc theo đường đi vô cùng náo nhiệt. Loan Loan vẫn ngồi xe trâu, trên sàn xe đã lót mấy thứ nên rất mềm mại. Bách Thủ đi phía trước dắt trâu, mẹ Nguyên Bảo và mẹ Thạch Đầu đi bên cạnh xe nói chuyện với nàng.
Lai Sinh cùng Thạch Đầu, Nguyên Bảo ba đứa vừa đùa vừa chạy nhảy, chốc chốc chạy lên phía trước, chốc chốc lại ngồi xổm ở ven đường rất vui vẻ.
Đi được một đoạn đường thì trời đã tối hẳn, may mà tối nay là rằm, ánh trăng sáng trong chiếu rọi con đường đi, nhưng vì chăm sóc nàng nên đoàn người đi rất chậm.
Sau đó, mẹ Nguyên Bảo và mẹ Thạch Đầu đề nghị lát nữa khi lên chợ thì mua một chiếc đèn lồng, trên đường về có đèn vẫn tốt hơn.
Loan Loan cũng cảm thấy ý kiến này rất hay, đèn lồng dùng xong rồi còn có thể treo trong nhà, nhìn rất đẹp.
Có người nói chuyện cùng, nên mọi người không hề cảm thấy đường xa, rất nhanh họ đã đến chợ.
Các cửa tiệm ở hai bên đường đều treo đèn lồng màu đỏ, Huyện thái gia vì muốn tăng thêm không khí vui mừng ngày tết, lại để cho trấn nhỏ có thêm náo nhiệt, cũng là thể hiện một cảnh tượng phồn vinh của địa phương nơi mình quản lý, nên đã sai người treo những chiếc đèn lồng màu đỏ nhỏ nhắn ở trên các con đường chính, và cả trên các cây xanh ven sông. Ý tưởng này đương nhiên được đông đảo dân chúng ủng hộ, không chỉ giúp tăng thêm không khí náo nhiệt vào buổi tối, còn giúp cho trấn nhỏ trở lên sáng sủa, ấm áp hơn.
Chầm chậm đi về phía bờ sông. Càng đến gần bờ sông, khu hoa đăng lại càng đông người, ở đây còn náo nhiệt hơn cả chợ đêm ở hiện đại, đủ loại sạp hàng bày la liệt ven đường. Mà những nơi nháo nhiệt như thế này thì không thể thiếu quán ăn được. Từ khi vừa vào chợ, Lai Sinh cầm tiền đồng mà hắn mang theo sẵn, lúc thì mua cái này, lúc thì mua cái kia.
Đừng nói là trẻ con, đến cả người lớn như nàng nhìn mà cũng thấy thèm.
Dọc đường đi, nàng thấy hội đèn lồng quả thật có mấy phần giống với ở trên TV. Bất kể là quán lớn sạp nhỏ, mọi nơi đều treo đèn hoa. Đặc biệt là ở quầy hàng lớn kia, kiểu dáng đèn hoa đa dạng, trên rất nhiều đèn hoa còn có cả tranh, hoặc là người, hoặc là thi từ.
Mọi người có thể trực tiếp bỏ tiền ra mua, nhưng cũng có và cái đèn lồng, chủ quán lại cố ý treo một vế trên của câu đối lên, nếu có người đối được vế dưới, sẽ được tặng miễn phí chiếc đèn đó. Còn có vài cái treo câu đố chữ phía trên, nếu đoán trúng cũng sẽ được lấy đi.
Nếu ở nơi như kinh thành, bình thường đều ra câu đối hoặc những câu đố chữ thú vị, nên đèn hoa đương nhiên cũng xinh đẹp, tinh xảo hơn. Còn ở nơi nhỏ bé này, tuy là cũng có không ít người xem, nhưng phần lớn đều là nông dân dốt đặc cán mai, vì thế mọi người chỉ đến để tham gia náo nhiệt, hưởng chút không khí vui mừng mà thôi.
Cho nên những câu đố đèn này đương nhiên cũng đơn giản hơn rất nhiều. Chủ quán sẽ chọn những câu đố quen thuộc với sinh hoạt của người nông dân.
Loan Loan không có hứng thú với thơ cổ từ phú, nhìn được mấy câu đối là đã hết hứng, sau đó chuyên tâm thưởng thức đủ loại đèn hoa. Bách Thủ vẫn theo sát bên nàng, sợ nàng gặp sơ suất, còn không ngừng hỏi nàng có thích hay không, để hắn mua tặng nàng.
Sau đó Loan Loan thích một cái đèn hoa bí đỏ, hình dáng không có gì đặc biệt, tròn tròn, giống quả bí đỏ, tô màu trên mặt, tuy hơi thô nhưng nó lại được làm rất đặc biệt, đèn có hai lớp, bên ngoài là bức “Tiên đồng chúc thọ đồ”, bên trong là bức “Liên hoa đồ” , trong ngoài lồng vào nhau, nhưng lại không chồng lên nhau, khiến cho người ta khi quan sát bức vẽ bên ngoài, cũng không cảm thấy bức vẽ bên trong khó coi hay là dư thừa.
Có thể nói chiếc đèn này được thiết kế độc đáo, bức vẽ lại vô cùng tinh xảo. Có thể nhìn ra người làm đèn này tay nghề không tồi, nhưng vì tiết kiệm chi phí mà phải dùng loại giấy hạ đẳng.
Đáng tiếc khi Loan Loan hỏi giá, thì cái đèn hoa này đến tận hai lượng bạc. Nàng tiếc tiền nên cũng không muốn mua.
Bách Thủ không đồng ý: “Chỉ hai lượng bạc thôi mà, hiếm khi nàng thích cái gì, vả lại hội đèn lồng này mỗi năm chỉ có một lần.”
“Cũng đúng, mỗi năm một lần, vậy sang năm ta lại đến chọn.” Nói xong, kéo Bách Thủ ra khỏi đám người.
Tốn mấy trăm đồng chỉ để mua một món ngon, cho dù là ở hiện đại thì nàng cũng không làm loại chuyện này đâu. Sờ vào cái bụng nhô lên của mình, Loan Loan cười nói: “Không phải chỉ để thắp sáng thôi sao? Lát nữa mua một cái rẻ rẻ là được rồi, còn lại thì để dành cho con đi.”
Nhắc đến con thì cho dù là một trăm chuyện Bách Thủ cũng thuận theo, hắn cười toét miệng nói: “Được.” Nắm tay Loan Loan cao hứng đi sang phía bên kia.
Mẹ Nguyên Bảo và mẹ Thạch Đầu ở phía sau nhìn mà không ngớt cảm thán.
“Ngày trước lúc ta vừa thành thân với chồng ta, cũng không thấy hắn rộng rãi như vậy.”
“Đúng vậy, Bách Thủ đối xử với Loan Loan thật đúng là không còn gì để nói.”
. . . . . .
Mấy người đi dạo xem một chút, cũng chưa ưng được cái đèn nào, mà tất cả đều là người không biết chữ, nên cũng chẳng thắng được cái đèn hoa nào. Có điều, Lý Đại Trí lại giải được mấy câu, Lý Đại Thạch cầm hai cái đèn hoa, thế là ánh mắt Lai Sinh nhìn hắn chằm chằm, rồi Lý Đại Thạch cảm thấy bộ dạng Lai Sinh rất đáng thương, nên bèn cho Lai Sinh một chiếc. Lai Sinh sướng rơn người, như vậy bọn họ cũng không cần phải mua nữa.
Không chỉ có Lý Đại Trí, con trai của bà mối Vương là Lý Khai Minh cũng được một chiếc đèn hoa, nhưng không phải giải câu đố được, mà là vì hắn thích chiếc đèn đó nên bỏ tiền ra mua.
Trừ đèn hoa, đồ ăn, sau đó Loan Loan còn nhìn thấy đoàn diễn tạp kỹ, người đứng xem đông nghịt, tiếng hò reo cổ vũ không ngớt, vô cùng náo nhiệt.
Đi dạo một vòng trong hội đèn lồng, rồi Bách Thủ, Loan Loan, cùng Lai Sinh đi đến bờ sông để thả đèn. Các loại đèn đẹp như hoa sen cứ lấp lánh, lững lờ trôi theo dòng nước, tỏa sáng như những vì sao rực rỡ sáng ngời trên bầu trời, khiến cho lòng người rạo rực.
Thả đèn xong, Lai Sinh lại la hét còn muốn xem xiếc, vì thế ba người lại đi xem diễn xiếc ảo thuật rồi mới từ từ rời khỏi lễ hội đèn lồng náo nhiệt mà về.
Bách thủ vừa dắt xe trâu định rời khỏi trấn thì gặp hai nha dịch mà hắn quen.
Một người họ Tạ, một người họ Mã, hai người đều cao lớn như Bách Thủ.
Vì bội phục tài bắn cung của Bách Thủ, cũng cảm thấy tính cách hắn có thể kết giao, nên không đợi Bách Thủ mở miệng, hai người đã tới chào hỏi trước.
“Bách Thủ huynh đệ vừa đi xem xong hội đèn lồng rồi à?”
Nhìn thấy hai người Bách Thủ cũng rất vui: “Đúng vậy, Tạ đại ca. Mã đại ca.” Lại thấy trên người hai người vẫn mặc trang phục nha dịch, hắn kinh ngạc nói: “Tối nay là phiên trực của hai vị đại ca à?”
“Đúng vậy, ngày hội như thế này nhưng hai chúng ta cũng không được nghỉ, còn phải đi trực.” Tạ Thiên bất đắc dĩ cười nói. Mã Nhạn ở bên cạnh cũng cười phụ họa.
May mà chỗ này nhỏ, chờ hội đèn lồng kết thúc thì bọn họ còn có thể tìm cơ hội về nhà nghỉ ngơi một chút, chứ nếu là loại địa phương như ở kinh thành, trách nhiệm sẽ lớn, sợ là đến cả mắt cũng chẳng được chớp đấy.
Ba người còn nói vài câu rồi Tạ Thiên và Mã Nhạn đi tới bờ sông, Bách Thủ, Loan Loan và Lai Sinh thì rời khỏi chợ.
Hội đèn lồng rất đông người, người nào cũng cố gắng thưởng thức. Sớm tách khỏi nhà Nguyên Bảo và nhà Thạch Đầu, lúc này trên đường về chỉ có ba người bọn họ, nhưng thỉnh thoảng vẫn có thể gặp vài người đi xem hội đèn lồng về. Đi được nửa đường, nhà Thạch Đầu và nhà Nguyên Bảo đã đuổi kịp bọn họ. Cả hai nhà cũng không vội, nên lại từ từ đi cùng ba người nhà Loan Loan về thôn.
Tối nay họ gặp được khá nhiều người quen trong hội đèn lồng, nhưng lại không gặp Vương Lý và Vương Tiểu Thảo. Cũng không biết mấy người đó ruốt cuộc là có đến hay không.
Qua tết Nguyên tiêu, không khí ngày tết cũng bớt đi nhiều. Mà vừa qua tháng giêng không bao lâu, Mai Tử đã sinh một đôi song sinh nam. Cả nhà Vương Bảo Sơn đều vui mừng, tươi cười đến mức không khép miệng lại được. Mai Tử cũng xem như may mắn, tuy nàng bị giày vò suốt một ngày một đêm nhưng trong lúc sinh con không xảy ra bất trắc gì.
Cha Bảo Sơn đặt cho hai đứa con trai, một đứa tên là Vương Đại Bảo, một đứa tên là Vương Tiểu Bảo, đều là những cái tên rất có thú vị.
Trong thôn sinh được không ít bé trai, nhưng sinh đôi như vậy thì mấy thế hệ rồi vẫn chưa có, vì thế đây xem như một chuyện vui của Dương gia thôn.
Đến đầy tháng của đứa bé, gần như toàn bộ người trong thôn đều đến, nhìn hai đứa trẻ trắng trẻo hồng hào chu môi khỏi phải nói chúng đáng yêu thế nào, ai thấy cũng xuýt xoa khen.
Chỉ có mẹ Lan Hoa là có vẻ lơ đễnh không quan tâm. Người cầu thì không được, người không tốn chút tâm tư thì lại sinh được hai đứa, thế thì sao có thể không khiến lòng nàng có khó chịu. Trước mặt Bảo Sơn nàng không tiện nói gì, nhưng sau lưng lại chê cười, nàng cười Mai Tử sinh có nhiều con trai hơn nữa, thì cũng không phải chỉ là một nữ nhân tái giá thôi sao.
Mọi người đều nói nàng không ăn được nho thì chê nho chua, bản thân nàng lại không chịu thừa nhận. Đến ngày đầy tháng đó, nàng cùng mọi người đi xem hai đứa trẻ, tuy là sinh đôi, nhưng hai thằng nhỏ này lại không gầy chút nào, mặt mũi có mấy phần giống Mai tử, lớn lên nhất định là hai thằng bé tuấn tú.
Mẹ Lan Hoa nhìn mà không thể dời mắt, đợi lúc không có ai, lại lặng lẽ lôi kéo Mai tử hỏi nàng có bí phương sinh con gì không? Nàng không cầu được song sinh nam, chỉ cần một đứa là đủ, khiến cho Mai tử vô cùng lúng túng!
Hai năm nay quan hệ trong thôn đã dịu đi không ít, nhiều người là vì mỗi năm hai lần đi theo Loan Loan đến thôn trang làm việc, có những người bình thường khó có dịp gặp nhau, hay những người có ít nhiều vài mâu thuẫn nhỏ cũng đều bắt đầu gần gũi nhau. Thấy Mai tử sinh đôi, tất cả mọi người đều tới giúp đỡ, thân thích của nhà Bảo Sơn thấy thế thì luôn miệng khen người Dương gia thôn nhiệt tình.
Mẹ Nguyên Bảo và mẹ Thạch Đầu ở trong đội ngũ giúp đỡ, Loan Loan thân thể bất tiện, nên vẫn ở trong nhà nói chuyện với Mai Tử. Hai thằng nhỏ bộ dạng giống nhau như đúc, bú sữa no lại vù vù lăn ra ngủ, ai nhìn thấy cũng thích. Nàng không ôm hai đứa trẻ, một là vì hiện tại thân thể lóng ngóng, hai là trước đây vào lúc Vương Lý sinh, mẹ nàng từng nhắc nhở phụ nữ có thai không thể đi ôm trẻ sơ sinh nhà người khác.
Cho nên, nàng chỉ ngồi bên cạnh, chờ hai đứa bé tỉnh dậy, nàng lấy đồ chơi không ngừng trêu chọc hai đứa bé, đáng tiếc trẻ con lúc này mới một tháng, trừ ăn ra thì chính là ngủ, nên không có phản ứng nhiều với những thứ khác.
Trong nhà náo nhiệt, người vào xem hai đứa bé đương nhiên cũng nhiều. Mọi người đều nói hai đứa bé này bộ dạng chỉnh tề, sau này lớn lên nhất định sẽ rất anh tuấn. Về sau Mai tử lại nói với Loan Loan: “Thật ra thì ta cũng không hy vọng gì nhiều, chỉ mong hai đứa con có thể vui vẻ khỏe mạnh mà lớn lên, sau này có thể có một cuộc sống hạnh phúc là được rồi.”
Loan Loan không khỏi gật đầu.
Có con rồi nàng mới hiểu cảm nhận của cha mẹ, thực không dám mong con cái sau này có thể thành long thành phượng hay có thể cho mình một cuộc sống an nhàn lúc già, mà nàng chỉ hy vọng chúng có thể vui vẻ khỏe mạnh lớn lên, sau này có một gia đình hạnh phúc. Đây chính là nguyện vọng lớn nhất của những người làm cha mẹ.
Trên đời này chỉ có hạnh phúc là thứ hy vọng khó khăn và xa vời.
Sau khi xuân sang, tiết trời đã dần ấm áp hơn, Loan Loan cởi áo bông nặng nề xuống, quần áo trước kia nàng đã không mặc được nữa, nên Bách Thủ đến chợ nhờ người đặc biệt may cho nàng một bộ rộng thùng thình. Nhưng một bộ thì không đủ mặc, quần áo mặc khi mang thai lại rất rộng, nàng sợ là sau này không mặc được nữa, mà nàng thì không muốn lãng phí, thế là lúc cần tắm rửa, nàng lại lấy quần áo của Bách Thủ mặc vào.
Đến mùng năm là ngày khai trương đầu năm, Bách Thủ và Lai Sinh ở trong nhà quét dọn một lượt, quét tất cả rác rưởi ra ngoài. Cho đến ngày mùng bảy, nữ nhân không thể động vào kim chỉ, kéo, có con thì không thể phạt con. Qua ngày đó mọi người mới có thể qua lại tới lui.
Tới mười lăm là tết Nguyên tiêu. Năm nay Loan Loan và Bách Thủ không đi các chùa miếu ở trấn trên, ở đó chật hẹp, lại quá đông người nên hai người đều không yên tâm. Nhưng buổi tối ở trên thị trấn có tổ chức hội đèn lồng, còn có cả thả đèn trên sông, cho nên hai người quyết định năm nay sẽ đi xem hội đèn lồng.
Ngày mười lăm, mọi người đều ăn cơm chiều từ rất sớm. Chờ Bách Thủ thu dọn xong, phía ngoài sân, trên các con đường thôn đã lục tục có tiếng trò chuyện, tiếng bước chân mọi người.
Ba người cũng đóng cửa rồi ra ngoài.
Trước khi ra cửa, Loan Loan sợ ban đêm lạnh nên mang thêm một bộ quần áo để chuẩn bị cho bất cứ tình huống nào, hơn nữa nàng còn mang theo một cái túi vải, bên trong đựng một ít gạo, mấy hạt đậu nành để trong người, nghe nói là tránh ma quỷ, chuyện này nàng cũng mới nghe bà nội Thạch Đầu nói vào mấy hôm trước.
Mọi người lũ lượt kéo nhau đi về phía chợ, dọc theo đường đi vô cùng náo nhiệt. Loan Loan vẫn ngồi xe trâu, trên sàn xe đã lót mấy thứ nên rất mềm mại. Bách Thủ đi phía trước dắt trâu, mẹ Nguyên Bảo và mẹ Thạch Đầu đi bên cạnh xe nói chuyện với nàng.
Lai Sinh cùng Thạch Đầu, Nguyên Bảo ba đứa vừa đùa vừa chạy nhảy, chốc chốc chạy lên phía trước, chốc chốc lại ngồi xổm ở ven đường rất vui vẻ.
Đi được một đoạn đường thì trời đã tối hẳn, may mà tối nay là rằm, ánh trăng sáng trong chiếu rọi con đường đi, nhưng vì chăm sóc nàng nên đoàn người đi rất chậm.
Sau đó, mẹ Nguyên Bảo và mẹ Thạch Đầu đề nghị lát nữa khi lên chợ thì mua một chiếc đèn lồng, trên đường về có đèn vẫn tốt hơn.
Loan Loan cũng cảm thấy ý kiến này rất hay, đèn lồng dùng xong rồi còn có thể treo trong nhà, nhìn rất đẹp.
Có người nói chuyện cùng, nên mọi người không hề cảm thấy đường xa, rất nhanh họ đã đến chợ.
Các cửa tiệm ở hai bên đường đều treo đèn lồng màu đỏ, Huyện thái gia vì muốn tăng thêm không khí vui mừng ngày tết, lại để cho trấn nhỏ có thêm náo nhiệt, cũng là thể hiện một cảnh tượng phồn vinh của địa phương nơi mình quản lý, nên đã sai người treo những chiếc đèn lồng màu đỏ nhỏ nhắn ở trên các con đường chính, và cả trên các cây xanh ven sông. Ý tưởng này đương nhiên được đông đảo dân chúng ủng hộ, không chỉ giúp tăng thêm không khí náo nhiệt vào buổi tối, còn giúp cho trấn nhỏ trở lên sáng sủa, ấm áp hơn.
Chầm chậm đi về phía bờ sông. Càng đến gần bờ sông, khu hoa đăng lại càng đông người, ở đây còn náo nhiệt hơn cả chợ đêm ở hiện đại, đủ loại sạp hàng bày la liệt ven đường. Mà những nơi nháo nhiệt như thế này thì không thể thiếu quán ăn được. Từ khi vừa vào chợ, Lai Sinh cầm tiền đồng mà hắn mang theo sẵn, lúc thì mua cái này, lúc thì mua cái kia.
Đừng nói là trẻ con, đến cả người lớn như nàng nhìn mà cũng thấy thèm.
Dọc đường đi, nàng thấy hội đèn lồng quả thật có mấy phần giống với ở trên TV. Bất kể là quán lớn sạp nhỏ, mọi nơi đều treo đèn hoa. Đặc biệt là ở quầy hàng lớn kia, kiểu dáng đèn hoa đa dạng, trên rất nhiều đèn hoa còn có cả tranh, hoặc là người, hoặc là thi từ.
Mọi người có thể trực tiếp bỏ tiền ra mua, nhưng cũng có và cái đèn lồng, chủ quán lại cố ý treo một vế trên của câu đối lên, nếu có người đối được vế dưới, sẽ được tặng miễn phí chiếc đèn đó. Còn có vài cái treo câu đố chữ phía trên, nếu đoán trúng cũng sẽ được lấy đi.
Nếu ở nơi như kinh thành, bình thường đều ra câu đối hoặc những câu đố chữ thú vị, nên đèn hoa đương nhiên cũng xinh đẹp, tinh xảo hơn. Còn ở nơi nhỏ bé này, tuy là cũng có không ít người xem, nhưng phần lớn đều là nông dân dốt đặc cán mai, vì thế mọi người chỉ đến để tham gia náo nhiệt, hưởng chút không khí vui mừng mà thôi.
Cho nên những câu đố đèn này đương nhiên cũng đơn giản hơn rất nhiều. Chủ quán sẽ chọn những câu đố quen thuộc với sinh hoạt của người nông dân.
Loan Loan không có hứng thú với thơ cổ từ phú, nhìn được mấy câu đối là đã hết hứng, sau đó chuyên tâm thưởng thức đủ loại đèn hoa. Bách Thủ vẫn theo sát bên nàng, sợ nàng gặp sơ suất, còn không ngừng hỏi nàng có thích hay không, để hắn mua tặng nàng.
Sau đó Loan Loan thích một cái đèn hoa bí đỏ, hình dáng không có gì đặc biệt, tròn tròn, giống quả bí đỏ, tô màu trên mặt, tuy hơi thô nhưng nó lại được làm rất đặc biệt, đèn có hai lớp, bên ngoài là bức “Tiên đồng chúc thọ đồ”, bên trong là bức “Liên hoa đồ” , trong ngoài lồng vào nhau, nhưng lại không chồng lên nhau, khiến cho người ta khi quan sát bức vẽ bên ngoài, cũng không cảm thấy bức vẽ bên trong khó coi hay là dư thừa.
Có thể nói chiếc đèn này được thiết kế độc đáo, bức vẽ lại vô cùng tinh xảo. Có thể nhìn ra người làm đèn này tay nghề không tồi, nhưng vì tiết kiệm chi phí mà phải dùng loại giấy hạ đẳng.
Đáng tiếc khi Loan Loan hỏi giá, thì cái đèn hoa này đến tận hai lượng bạc. Nàng tiếc tiền nên cũng không muốn mua.
Bách Thủ không đồng ý: “Chỉ hai lượng bạc thôi mà, hiếm khi nàng thích cái gì, vả lại hội đèn lồng này mỗi năm chỉ có một lần.”
“Cũng đúng, mỗi năm một lần, vậy sang năm ta lại đến chọn.” Nói xong, kéo Bách Thủ ra khỏi đám người.
Tốn mấy trăm đồng chỉ để mua một món ngon, cho dù là ở hiện đại thì nàng cũng không làm loại chuyện này đâu. Sờ vào cái bụng nhô lên của mình, Loan Loan cười nói: “Không phải chỉ để thắp sáng thôi sao? Lát nữa mua một cái rẻ rẻ là được rồi, còn lại thì để dành cho con đi.”
Nhắc đến con thì cho dù là một trăm chuyện Bách Thủ cũng thuận theo, hắn cười toét miệng nói: “Được.” Nắm tay Loan Loan cao hứng đi sang phía bên kia.
Mẹ Nguyên Bảo và mẹ Thạch Đầu ở phía sau nhìn mà không ngớt cảm thán.
“Ngày trước lúc ta vừa thành thân với chồng ta, cũng không thấy hắn rộng rãi như vậy.”
“Đúng vậy, Bách Thủ đối xử với Loan Loan thật đúng là không còn gì để nói.”
. . . . . .
Mấy người đi dạo xem một chút, cũng chưa ưng được cái đèn nào, mà tất cả đều là người không biết chữ, nên cũng chẳng thắng được cái đèn hoa nào. Có điều, Lý Đại Trí lại giải được mấy câu, Lý Đại Thạch cầm hai cái đèn hoa, thế là ánh mắt Lai Sinh nhìn hắn chằm chằm, rồi Lý Đại Thạch cảm thấy bộ dạng Lai Sinh rất đáng thương, nên bèn cho Lai Sinh một chiếc. Lai Sinh sướng rơn người, như vậy bọn họ cũng không cần phải mua nữa.
Không chỉ có Lý Đại Trí, con trai của bà mối Vương là Lý Khai Minh cũng được một chiếc đèn hoa, nhưng không phải giải câu đố được, mà là vì hắn thích chiếc đèn đó nên bỏ tiền ra mua.
Trừ đèn hoa, đồ ăn, sau đó Loan Loan còn nhìn thấy đoàn diễn tạp kỹ, người đứng xem đông nghịt, tiếng hò reo cổ vũ không ngớt, vô cùng náo nhiệt.
Đi dạo một vòng trong hội đèn lồng, rồi Bách Thủ, Loan Loan, cùng Lai Sinh đi đến bờ sông để thả đèn. Các loại đèn đẹp như hoa sen cứ lấp lánh, lững lờ trôi theo dòng nước, tỏa sáng như những vì sao rực rỡ sáng ngời trên bầu trời, khiến cho lòng người rạo rực.
Thả đèn xong, Lai Sinh lại la hét còn muốn xem xiếc, vì thế ba người lại đi xem diễn xiếc ảo thuật rồi mới từ từ rời khỏi lễ hội đèn lồng náo nhiệt mà về.
Bách thủ vừa dắt xe trâu định rời khỏi trấn thì gặp hai nha dịch mà hắn quen.
Một người họ Tạ, một người họ Mã, hai người đều cao lớn như Bách Thủ.
Vì bội phục tài bắn cung của Bách Thủ, cũng cảm thấy tính cách hắn có thể kết giao, nên không đợi Bách Thủ mở miệng, hai người đã tới chào hỏi trước.
“Bách Thủ huynh đệ vừa đi xem xong hội đèn lồng rồi à?”
Nhìn thấy hai người Bách Thủ cũng rất vui: “Đúng vậy, Tạ đại ca. Mã đại ca.” Lại thấy trên người hai người vẫn mặc trang phục nha dịch, hắn kinh ngạc nói: “Tối nay là phiên trực của hai vị đại ca à?”
“Đúng vậy, ngày hội như thế này nhưng hai chúng ta cũng không được nghỉ, còn phải đi trực.” Tạ Thiên bất đắc dĩ cười nói. Mã Nhạn ở bên cạnh cũng cười phụ họa.
May mà chỗ này nhỏ, chờ hội đèn lồng kết thúc thì bọn họ còn có thể tìm cơ hội về nhà nghỉ ngơi một chút, chứ nếu là loại địa phương như ở kinh thành, trách nhiệm sẽ lớn, sợ là đến cả mắt cũng chẳng được chớp đấy.
Ba người còn nói vài câu rồi Tạ Thiên và Mã Nhạn đi tới bờ sông, Bách Thủ, Loan Loan và Lai Sinh thì rời khỏi chợ.
Hội đèn lồng rất đông người, người nào cũng cố gắng thưởng thức. Sớm tách khỏi nhà Nguyên Bảo và nhà Thạch Đầu, lúc này trên đường về chỉ có ba người bọn họ, nhưng thỉnh thoảng vẫn có thể gặp vài người đi xem hội đèn lồng về. Đi được nửa đường, nhà Thạch Đầu và nhà Nguyên Bảo đã đuổi kịp bọn họ. Cả hai nhà cũng không vội, nên lại từ từ đi cùng ba người nhà Loan Loan về thôn.
Tối nay họ gặp được khá nhiều người quen trong hội đèn lồng, nhưng lại không gặp Vương Lý và Vương Tiểu Thảo. Cũng không biết mấy người đó ruốt cuộc là có đến hay không.
Qua tết Nguyên tiêu, không khí ngày tết cũng bớt đi nhiều. Mà vừa qua tháng giêng không bao lâu, Mai Tử đã sinh một đôi song sinh nam. Cả nhà Vương Bảo Sơn đều vui mừng, tươi cười đến mức không khép miệng lại được. Mai Tử cũng xem như may mắn, tuy nàng bị giày vò suốt một ngày một đêm nhưng trong lúc sinh con không xảy ra bất trắc gì.
Cha Bảo Sơn đặt cho hai đứa con trai, một đứa tên là Vương Đại Bảo, một đứa tên là Vương Tiểu Bảo, đều là những cái tên rất có thú vị.
Trong thôn sinh được không ít bé trai, nhưng sinh đôi như vậy thì mấy thế hệ rồi vẫn chưa có, vì thế đây xem như một chuyện vui của Dương gia thôn.
Đến đầy tháng của đứa bé, gần như toàn bộ người trong thôn đều đến, nhìn hai đứa trẻ trắng trẻo hồng hào chu môi khỏi phải nói chúng đáng yêu thế nào, ai thấy cũng xuýt xoa khen.
Chỉ có mẹ Lan Hoa là có vẻ lơ đễnh không quan tâm. Người cầu thì không được, người không tốn chút tâm tư thì lại sinh được hai đứa, thế thì sao có thể không khiến lòng nàng có khó chịu. Trước mặt Bảo Sơn nàng không tiện nói gì, nhưng sau lưng lại chê cười, nàng cười Mai Tử sinh có nhiều con trai hơn nữa, thì cũng không phải chỉ là một nữ nhân tái giá thôi sao.
Mọi người đều nói nàng không ăn được nho thì chê nho chua, bản thân nàng lại không chịu thừa nhận. Đến ngày đầy tháng đó, nàng cùng mọi người đi xem hai đứa trẻ, tuy là sinh đôi, nhưng hai thằng nhỏ này lại không gầy chút nào, mặt mũi có mấy phần giống Mai tử, lớn lên nhất định là hai thằng bé tuấn tú.
Mẹ Lan Hoa nhìn mà không thể dời mắt, đợi lúc không có ai, lại lặng lẽ lôi kéo Mai tử hỏi nàng có bí phương sinh con gì không? Nàng không cầu được song sinh nam, chỉ cần một đứa là đủ, khiến cho Mai tử vô cùng lúng túng!
Hai năm nay quan hệ trong thôn đã dịu đi không ít, nhiều người là vì mỗi năm hai lần đi theo Loan Loan đến thôn trang làm việc, có những người bình thường khó có dịp gặp nhau, hay những người có ít nhiều vài mâu thuẫn nhỏ cũng đều bắt đầu gần gũi nhau. Thấy Mai tử sinh đôi, tất cả mọi người đều tới giúp đỡ, thân thích của nhà Bảo Sơn thấy thế thì luôn miệng khen người Dương gia thôn nhiệt tình.
Mẹ Nguyên Bảo và mẹ Thạch Đầu ở trong đội ngũ giúp đỡ, Loan Loan thân thể bất tiện, nên vẫn ở trong nhà nói chuyện với Mai Tử. Hai thằng nhỏ bộ dạng giống nhau như đúc, bú sữa no lại vù vù lăn ra ngủ, ai nhìn thấy cũng thích. Nàng không ôm hai đứa trẻ, một là vì hiện tại thân thể lóng ngóng, hai là trước đây vào lúc Vương Lý sinh, mẹ nàng từng nhắc nhở phụ nữ có thai không thể đi ôm trẻ sơ sinh nhà người khác.
Cho nên, nàng chỉ ngồi bên cạnh, chờ hai đứa bé tỉnh dậy, nàng lấy đồ chơi không ngừng trêu chọc hai đứa bé, đáng tiếc trẻ con lúc này mới một tháng, trừ ăn ra thì chính là ngủ, nên không có phản ứng nhiều với những thứ khác.
Trong nhà náo nhiệt, người vào xem hai đứa bé đương nhiên cũng nhiều. Mọi người đều nói hai đứa bé này bộ dạng chỉnh tề, sau này lớn lên nhất định sẽ rất anh tuấn. Về sau Mai tử lại nói với Loan Loan: “Thật ra thì ta cũng không hy vọng gì nhiều, chỉ mong hai đứa con có thể vui vẻ khỏe mạnh mà lớn lên, sau này có thể có một cuộc sống hạnh phúc là được rồi.”
Loan Loan không khỏi gật đầu.
Có con rồi nàng mới hiểu cảm nhận của cha mẹ, thực không dám mong con cái sau này có thể thành long thành phượng hay có thể cho mình một cuộc sống an nhàn lúc già, mà nàng chỉ hy vọng chúng có thể vui vẻ khỏe mạnh lớn lên, sau này có một gia đình hạnh phúc. Đây chính là nguyện vọng lớn nhất của những người làm cha mẹ.
Trên đời này chỉ có hạnh phúc là thứ hy vọng khó khăn và xa vời.
Sau khi xuân sang, tiết trời đã dần ấm áp hơn, Loan Loan cởi áo bông nặng nề xuống, quần áo trước kia nàng đã không mặc được nữa, nên Bách Thủ đến chợ nhờ người đặc biệt may cho nàng một bộ rộng thùng thình. Nhưng một bộ thì không đủ mặc, quần áo mặc khi mang thai lại rất rộng, nàng sợ là sau này không mặc được nữa, mà nàng thì không muốn lãng phí, thế là lúc cần tắm rửa, nàng lại lấy quần áo của Bách Thủ mặc vào.
/266
|