Đằng Tử Lý nghe có tiếng khóc, bèn đẩy cửa đi vào, chỉ trông thấy một cô gái gương mặt đỏ ửng đang cúi đầu khóc nức nở, cảm thấy đã thất lễ, Đằng Tử Lý vội lui ngay ra ngoài cửa.
Nhưng trong nháy mắt quay người bỏ đi, bỗng nghe thấy cô gái cất giọng nói:
- Đối diện với nhà em là Lý lang phải không? Chàng đã bỏ em mà đi, sao bây giờ còn quay lại ?
Đằng Tử Lý nhìn kỹ cô gái, không ngờ lại chính là Liễu Nhi. Nỗi sầu bi trong lòng trào dâng cất thành tiếng khóc.
Liễu Nhi từ trong nhà đi ra, lấy chiếc khăn tay màu đỏ lau nước mắt trên mặt Đằng Tử Lý, đoạn nói:
- Trước cha mẹ có tìm người mai mối để gả em cho người ta nhưng không thành. Em bị mẫu thân giam lỏng, không thể bước chân ra khỏi cửa, từ nay về sau chỉ còn biết ở trong nhà đợi tin chàng đến cầu hôn thôi.
Vừa dứt lời cô gái đã vội đi vào trong.
Đằng Tử Lý muốn theo cô gái vào trong nói đôi lời nữa, thì chợt nghe tiếng chó sủa nháo nhác trong thôn mà một phen thất kinh, giật mình tỉnh dậy thì ra vẫn đang nằm trên thuyền, chuyện vừa rồi chỉ là một giấc mơ mà thôi.
Sau đó chàng đem giấc mơ này kể cho cha mẹ nghe, Đằng Vinh cho rằng cô gái này chỉ là hạng dân nữ bình thường, lại nghĩ đường xá xa xôi cách trở, việc cầu hôn sẽ không dễ dàng, vậy là gạt phắt chuyện này sang một bên.
Đằng Tử Lý thấy thái độ của cha mình kiên quyết, không hề ra điều thương lượng, mà ưu sầu sinh bệnh, cơm không nuốt nổi vào dạ.
………………………………………… ………………………………………..
Thời gian dần trôi, khi ấy đã đến tiết xuân, bên hiên liễu rũ, yến oanh rít rít gọi đàn…
Nhưng trong tim Đằng Tử Lý thì nỗi u sầu vẫn không hề nguôi ngoai, bèn viết lên trên giấy một bài thơ:
Vân hoàn vụ hoàn bản đa tư
Kỷ đắc tương phùng nhất tiếu thời
Chuyển phán thiều hoa không thị mộng
Ưu liên xuân liễu quải tình tơ
(Tạm dịch )
Suối tóc mây sương vẻ yêu kiều
Xao xuyến lòng ta nụ cười trao
Nay xuân vừa đến giấc mộng tan
Buồn trông xuân liễu chút tình vương
Viết xong thì chìm vào giấc ngủ, Đằng Vinh đọc được bài thơ, lại thấy Đằng Tử Lý chẳng làm được công trạng gì vẻ vang thì bực tức lắm. Nhưng nghĩ tới Đằng Tử Lý đang mắc bệnh nên cũng không nói năng gì.
Đến tiết Thanh minh, dòng người nô nức, Đằng Tử Lý cũng ra ngoài tản bộ mong nguôi ngoai nỗi lòng.
Đi tới lúc hoàng hôn, mặt trời dần xuống núi, người ngựa cũng vãn dần, trên đường chàng gặp một cụ bà tóc bạc trắng như cước đang đứng bên đường.
Cụ bà dõi nhìn Đằng Tử Lý mãi hồi lâu, rồi đi lại nói:
- Quả là một thư sinh trẻ tuổi mặt mày khôi ngô, có điều thần sắc của cậu quá ưu sầu, phải chăng là có nỗi lòng gì? Nếu không ngại mong cậu cứ giãi bày, thân già này biết đâu lại giúp được thì sao.
Đằng Tử Lý than thở:
- Đúng là cháu có tâm sự, nhưng e là cụ không thể giúp được gì đâu.
Cụ già nói:
- Chỉ sợ cậu không có tâm sự thôi, nếu có, thân già này nhất định sẽ giúp được.
Đằng Tử Lý cảm thấy lời lẽ của bà cụ rất kỳ dị, bèn dốc bầu tâm sự một hồi.
Cụ bà cười nói:
- Chuyện này có gì khó, giả như hôm nay không gặp tôi, thì chắc có lẽ cậu sẽ ưu sầu tích bệnh mà chết.
Đằng Tử Lý vội kính cẩn mong nhận được lời chỉ dạy.
Cụ bà nói:
- Cách đây nửa dặm có một ngôi nhà, mẹ con Vương Thị đang ở đó. Nếu không tin có thể theo tôi đi về phía trước xem thế nào.
Nghe vậy Đằng Tử Lý không chần chừ mà theo chân cụ bà ngay. Mãi tới khi nhìn thấy mấy gian nhà tranh, có rậu leo bao quanh, tán cây cao rậm rạp che kín cả mặt trời, không gian âm u tĩnh mịch.
Cảnh tượng lúc này không khác gì so với trong giấc mơ hôm trên thuyền, Đằng Tử Lý hết sức kinh ngạc, bèn hỏi cụ bà:
- Cháu đang nằm mơ phải không?
Cụ bà đáp lời:
- Rõ ràng là ta dẫn cậu đi mà, nào phải nằm mơ.
- Nhưng nơi này rất giống cảnh tượng cháu từng nằm mơ thấy.
Cụ bà hơi giận:
- Cảnh thật người thật hà tất phải đa nghi.
Đằng Tử Lý hỏi:
- Giờ đang là tiết Thanh minh, đậu đỗ leo rậu sao đã đâm chồi tốt như vậy?
Nhưng trong nháy mắt quay người bỏ đi, bỗng nghe thấy cô gái cất giọng nói:
- Đối diện với nhà em là Lý lang phải không? Chàng đã bỏ em mà đi, sao bây giờ còn quay lại ?
Đằng Tử Lý nhìn kỹ cô gái, không ngờ lại chính là Liễu Nhi. Nỗi sầu bi trong lòng trào dâng cất thành tiếng khóc.
Liễu Nhi từ trong nhà đi ra, lấy chiếc khăn tay màu đỏ lau nước mắt trên mặt Đằng Tử Lý, đoạn nói:
- Trước cha mẹ có tìm người mai mối để gả em cho người ta nhưng không thành. Em bị mẫu thân giam lỏng, không thể bước chân ra khỏi cửa, từ nay về sau chỉ còn biết ở trong nhà đợi tin chàng đến cầu hôn thôi.
Vừa dứt lời cô gái đã vội đi vào trong.
Đằng Tử Lý muốn theo cô gái vào trong nói đôi lời nữa, thì chợt nghe tiếng chó sủa nháo nhác trong thôn mà một phen thất kinh, giật mình tỉnh dậy thì ra vẫn đang nằm trên thuyền, chuyện vừa rồi chỉ là một giấc mơ mà thôi.
Sau đó chàng đem giấc mơ này kể cho cha mẹ nghe, Đằng Vinh cho rằng cô gái này chỉ là hạng dân nữ bình thường, lại nghĩ đường xá xa xôi cách trở, việc cầu hôn sẽ không dễ dàng, vậy là gạt phắt chuyện này sang một bên.
Đằng Tử Lý thấy thái độ của cha mình kiên quyết, không hề ra điều thương lượng, mà ưu sầu sinh bệnh, cơm không nuốt nổi vào dạ.
………………………………………… ………………………………………..
Thời gian dần trôi, khi ấy đã đến tiết xuân, bên hiên liễu rũ, yến oanh rít rít gọi đàn…
Nhưng trong tim Đằng Tử Lý thì nỗi u sầu vẫn không hề nguôi ngoai, bèn viết lên trên giấy một bài thơ:
Vân hoàn vụ hoàn bản đa tư
Kỷ đắc tương phùng nhất tiếu thời
Chuyển phán thiều hoa không thị mộng
Ưu liên xuân liễu quải tình tơ
(Tạm dịch )
Suối tóc mây sương vẻ yêu kiều
Xao xuyến lòng ta nụ cười trao
Nay xuân vừa đến giấc mộng tan
Buồn trông xuân liễu chút tình vương
Viết xong thì chìm vào giấc ngủ, Đằng Vinh đọc được bài thơ, lại thấy Đằng Tử Lý chẳng làm được công trạng gì vẻ vang thì bực tức lắm. Nhưng nghĩ tới Đằng Tử Lý đang mắc bệnh nên cũng không nói năng gì.
Đến tiết Thanh minh, dòng người nô nức, Đằng Tử Lý cũng ra ngoài tản bộ mong nguôi ngoai nỗi lòng.
Đi tới lúc hoàng hôn, mặt trời dần xuống núi, người ngựa cũng vãn dần, trên đường chàng gặp một cụ bà tóc bạc trắng như cước đang đứng bên đường.
Cụ bà dõi nhìn Đằng Tử Lý mãi hồi lâu, rồi đi lại nói:
- Quả là một thư sinh trẻ tuổi mặt mày khôi ngô, có điều thần sắc của cậu quá ưu sầu, phải chăng là có nỗi lòng gì? Nếu không ngại mong cậu cứ giãi bày, thân già này biết đâu lại giúp được thì sao.
Đằng Tử Lý than thở:
- Đúng là cháu có tâm sự, nhưng e là cụ không thể giúp được gì đâu.
Cụ già nói:
- Chỉ sợ cậu không có tâm sự thôi, nếu có, thân già này nhất định sẽ giúp được.
Đằng Tử Lý cảm thấy lời lẽ của bà cụ rất kỳ dị, bèn dốc bầu tâm sự một hồi.
Cụ bà cười nói:
- Chuyện này có gì khó, giả như hôm nay không gặp tôi, thì chắc có lẽ cậu sẽ ưu sầu tích bệnh mà chết.
Đằng Tử Lý vội kính cẩn mong nhận được lời chỉ dạy.
Cụ bà nói:
- Cách đây nửa dặm có một ngôi nhà, mẹ con Vương Thị đang ở đó. Nếu không tin có thể theo tôi đi về phía trước xem thế nào.
Nghe vậy Đằng Tử Lý không chần chừ mà theo chân cụ bà ngay. Mãi tới khi nhìn thấy mấy gian nhà tranh, có rậu leo bao quanh, tán cây cao rậm rạp che kín cả mặt trời, không gian âm u tĩnh mịch.
Cảnh tượng lúc này không khác gì so với trong giấc mơ hôm trên thuyền, Đằng Tử Lý hết sức kinh ngạc, bèn hỏi cụ bà:
- Cháu đang nằm mơ phải không?
Cụ bà đáp lời:
- Rõ ràng là ta dẫn cậu đi mà, nào phải nằm mơ.
- Nhưng nơi này rất giống cảnh tượng cháu từng nằm mơ thấy.
Cụ bà hơi giận:
- Cảnh thật người thật hà tất phải đa nghi.
Đằng Tử Lý hỏi:
- Giờ đang là tiết Thanh minh, đậu đỗ leo rậu sao đã đâm chồi tốt như vậy?
/50
|