“Ta xin lỗi!” Thiếu Hạo vòng tay ôm lấy nàng, vùi mặt vào mái tóc thướt tha, người không ngừng run bắn lên, y chẳng rõ mình đang an ủi nàng, hay đang tự tìm lấy chút an ủi cho chính bản thân mình nữa.
Mùa hạ ở Cao Tân oi bức vô cùng, Tiểu Yêu lại hiếu động sợ nóng nên A Hành hay dắt bé tới Y Thanh viên hóng mát.
Trong Y Thanh viên nuôi khá nhiều thủy cầm, mấy năm nay lơ là chăm sóc nên một vài con trở nên rất hung hăng dữ tợn. Tiểu Yêu tính tình liều lĩnh, cao không bằng hạc tiên vậy mà dám giơ tay bắt hạc tiên, bị nó mổ, Tiểu Yêu vừa khóc vừa túm chặt lấy cổ nó không buông.
A Hành thường cầm theo cuốn sách, ngồi một góc chăm chú đọc, mặc cho Tiểu Yêu nô đùa, dù bé vấp ngã hay bị chim chóc rượt đuổi, nàng cũng mặc kệ. Bởi thế Tiểu Yêu nói còn chưa sõi nhưng đã rất hiểu chuyện: vấp ngã thì tự đứng dậy, có gan trêu chọc chim chóc thì phải chấp nhận bị rượt, gặp chuyện gì cũng biết tự mình đối mặt.
Hai tay Tiểu Yêu chi chít sẹo do chim chóc mổ, bù lại, bé tự động học được cách đối phó, dần dà đã trở thành Tiểu Bá Vương trong Y Thanh viên, đám hạc tiên, uyên ương, cò vạc nhác thấy bé liền bỏ chạy, trong khi những giống ưng biển, diều hâu, đại bàng lại kết bạn với bé, cùng nhau nô giỡn.
Một hôm, A Hàng đang ngồi trên tảng đá bên bờ suối, ngắm nhìn Tiểu Yêu chơi đùa.
Đột nhiên nghe sau lưng vang lên tiếng bước chân, nàng giật mình ngoảnh đầu, thấy một bà lão đang rảo bước tiến lại, chẳng rõ là cung nhân ở điện nào.
Lão bà đến trước mặt nàng quỳ xuống dập đầu thưa: “Tuấn Đế muốn gặp vương phi.”
A Hành thoáng ngớ người rồi sực hiểu ra Tuấn Đế này không phải Thiếu Hạo, mà là Tuấn Đế tiền nhiệm sống trên đỉnh núi thứ năm. Biết Thiếu Hạo rất kỵ điều này, nàng trầm ngâm không nói, thấy vậy, bà lão càng dập đầu lia lịa, vật nài: “Bệ hạ chẳng được bao lâu nữa đâu.” Vừa dứt lời, nghe có tiếng chân người tiến lại, bà ta vội vã đứng dậy, thoắt cái đã lẩn vào cánh rừng rậm rạp.
Hai ả thị nữ hớt hải chạy đến, “Vừa nãy chúng nô tỳ hơi sơ ý, hình như đã để ai đó lẻn vào.”
A Hành cười: “Các ngươi hoa mắt đấy thôi, trong vườn thường có chim chóc lẩn khuất dưới bóng cây, mọi khi ta cũng hay trông nhầm là người lắm.”
Đuổi hai ả thị nữ đi rồi, A Hành bế xốc Tiểu Yêu đang bắt cá cùng chim ưng biển dậy, hỏi: “Mẹ con ta đi chơi với ông nhé, chịu không?”
Tiểu Yêu chẳng hiểu ông là thế nào, nhưng vẫn vui vẻ vỗ tay, “Ông, ông! Thích ông cơ!”
A Hành liền gọi Liệt Dương và A Tệ lại, cùng đến Kỳ viên trên đỉnh núi thứ năm.
Đỉnh núi thứ năm canh gác nghiêm ngặt, rất khó xâm nhập. A Hành đành giả truyền ý chỉ của Thiếu Hạo, lấy cớ “Tiểu Yêu cứ đòi gặp ông nội, bệ hạ bèn bảo ta ẵm nó đến đây thăm Người.” May sao người ngoài đều tưởng rằng vợ chồng bọn họ ân ái mặn nồng nên chẳng hề hoài nghi nàng, hơn nữa, họ cũng biết Thiếu Hạo hết lòng chiều chuộng con gái, bé đòi sao nhất định y không ban trăng.
Đám thị vệ có phần do dự: “Bệ hạ có chỉ, trừ Ngài ra không cho phép bất kỳ ai vào cả.”
A Hành gỡ mảnh ngọc giác đeo trên cổ Tiểu Yêu xuống, ném vào mặt tên thị vệ, thứ này hôm qua Tiểu Yêu giật được trên người Thiếu Hạo, thấy cô bé thích thú, y cũng mặc cho cô bé lấy đem đi chơi.
“Các ngươi nghi ngờ ta giả truyền thánh chỉ ư?”
Đám thị vệ hốt hoảng quỳ rạp cả xuống, Tiểu Yêu thấy A Hành vẫn chưa đi, liền sốt ruột ngúng nguẩy, hét lên đòi: “Ông, ông! Thích ông cơ!”
Các thị vệ đưa mắt nhìn nhau, lập tức tránh đường.
A Hành ẵm Tiểu Yêu bước vào Kỳ viên.
Trên đỉnh núi này có một dòng suối băng thiên nhiên gọi là Kỳ trì, Tuấn Đế đời nào đó đã cất một khu vườn dựa theo mạch suối ấy, cho người đào thêm mấy hồ nhỏ rồi dẫn nước từ suối băng chảy vào, đem bùn đất đào dưới hồ lên đắp thành một hòn đảo nhỏ, tạo nên một cảnh tượng lạ lùng: trên đảo có hồ, giữa hồ có đảo, bởi thế mà thành tên Kỳ viên.
Suốt dọc đường cây cao rợp bóng, bên hồ tha thướt tử đằng, thả bộ giữa những đình đài lầu gác, dị thảo phồn hoa, sóng nước dập dờn, cầu nhỏ hành lang thông nhau, quanh co ngoắt ngoéo cũng có một ý vị riêng. Đình đài lầu gác nơi đây đều có tên riêng, lấy cảnh làm tên, dùng tên tả cảnh. A Hành không khỏi cảm thán, muốn trở nên hùng mạnh có lẽ chỉ một đời là đủ, nhưng muốn phong thái thì phải tích lũy hết đời này sang đời khác mới thành, cứ so cung điện của Hiên Viên với Cao Tân thật chẳng khác nào so tay giàu xổi với môn đệ thư hương, hèn chi đám con nhà quyền quý chẳng rẻ rúng kẻ nghèo khổ bần hàn.
Tuấn Đế ở Hồng Liễu Lô, hai cung nữ già đang hầu hạ ông, thấy A Hành tiến lại vội lau nước mắt quỳ xuống. A Hành giao Tiểu Yêu cho hai người bọn họ, bảo họ dắt cô bé ra ngoài chơi.
Tuấn Đế đang thiêm thiếp trên sạp, hai má hóp lại, đầu tóc bạc phơ, già hơn hẳn lần gặp trước. Nghe A Hành khe khẽ gọi “Phụ vương”, ông mở mắt, gượng cười, “Con đến rồi ư? Xem ra vẫn còn người biết viết hai chữ ‘nghĩa tình’.”
Nhìn Tuấn Đế, A Hành hết sức băn khoăn. Theo lý mà nói, “thuốc độc” nàng chế ra đã tự hóa giải từ lâu rồi mới phải, sao thân thể ông lại càng ngày càng yếu thế này? Nàng vội quỳ xuống bên giường, cầm tay ông lên thăm bệnh, thúc đẩy linh lực vận hành hết một vòng trong người Tuấn Đế, nàng vừa kinh ngạc vừa sợ hãi, thấy lòng trầm hẳn xuống, thì ra ông đã trúng thêm một loại độc khác, độc vào đến cao hoang, không thuốc nào trị nổi.
Trông sắc mặt nàng, Tuấn Đế chỉ cười bảo: “Ta biết mệnh mình chỉ còn trong sớm tối, nhưng cũng chẳng sao, dù gì lâu nay ta sống cũng không bằng chết.”
A Hành rưng rưng hai hàng nước mắt. Từ khi gả đến Cao Tân, Tuấn Đế vẫn luôn đối tốt với nàng, coi nàng là tri kỷ, nhưng nàng lại khiến ông từ một công tử hào hoa phong lưu nho nhã biến thành một lão già hấp hối gầy mòn tiều tụy thế này.
Tuấn Đế nói: “Gọi con tới vì có một chuyện ta vẫn canh cánh trong lòng, thực ra nhờ vả con chuyện này cũng không tiện lắm, nhưng Thiếu Hạo canh giữ quá nghiêm ngặt, nghĩ đi nghĩ lại chỉ mình con mới tới được đây thôi.”
“Phụ vương, chỉ cần con làm được, con nhất định sẽ gắng hết sức.”
“Chuyện đến nước này thì chẳng ai xoay chuyển nổi càn khôn nữa, tiếc rằng bọn Yến Long, Trung Long vẫn không chịu nhận ra. Lần trước Thiếu Hạo nhận lời với ta, chỉ cần ta tham dự sinh nhật của Dao Dao, nó sẽ tha mạng cho Yến Long, nhưng ta không tin nó được. Hiện giờ Thiếu Hạo còn giữ mạng bọn họ lại là để uy hiếp ta, sợ rằng một mai ta chết đi, nó sẽ xuống tay hại họ, con giúp ta cứu lấy hai mẹ con Yến Long được không?” Tuấn Đế run rẩy lần tay xuống gối mò mẫm. A Hành vội giúp ông rút một vuông vải trắng xé từ áo cánh ra, bên trên chi chít chữ viết bằng máu.
“Con giao thư này cho Yến Long.”
Tuấn Đế lại loay hoay tháo chiếc nhẫn ngọc tên tay ra, đặt vào tay A Hành. Nhẫn ngọc liền biến thành một chiếc hộp thủy ngọc, bên trong đặt một bàn tay đứt, nhờ có Quy khư thủy ngọc bảo hộ, lại được sinh khí của Tuấn Đế bù trì nên vẫn còn tươi nguyên như vừa mới rời thân thể.
Tuấn Đế giải thích: “Đây là tay của Yến Long, từ nhỏ nó coi đàn như tính mệnh, nghề đàn quán tuyệt thiên hạ, vậy mà bị đứt mất bàn tay, không thể gảy đàn được nữa. Ta vẫn luôn ăn năn vì chuyện đó, bèn tìm danh y khắp nơi giúp nó nối lại bàn tay.”
“Phụ vương, con biết y thuật, có thể nối bàn tay lại cho Yến Long mà.”
“Khỏi cần, con chỉ cần đưa mấy thứ này cho Yến Long là được, trong thư ta đã dặn Yến Long đích thân dâng bàn tay ấy lên Thiếu Hạo rồi.”
Hiểu ra nguyên do bên trong, A Hành không ngăn nổi lệ rơi lã chã.
Tuấn Đế lại nói: “Con nhắn lại với Thiếu Hạo rằng, nó không phải một đứa con ngoan, cũng không phải một huynh trưởng tử tế, chỉ mong nó có thể làm một vị vua tốt.”
Hơi thở của Tuấn Đế chợt dồn dập hẳn lên, nhận ra ông đang tự tán linh lực, A Hành vội kêu to: “Phụ vương, Người đừng như thế mà!”
Tuấn Đế dùng sức siết chặt lấy tay nàng: “Thiếu Hạo có gan hạ độc nhưng lại không có gan tới gặp ta lần cuối, con đã là vợ nó, tội của nó, con cũng phải gánh một nửa, đành phiền con tiễn ta một chặng cuối cùng.”
Linh thể của ông bắt đầu tiêu tán, thân mình không ngừng run bắn lên vì đau đớn, thân thể A Hành cũng run lên theo, nàng phải chịu lấy tất cả đau đớn từ Tuấn Đế, muốn rút tay ra mà không sao rút được, “Phụ vương, con xin Người, Người đừng như vậy mà!”
Hai mắt Tuấn Đế càng lúc càng trợn ngược, gương mặt méo mó đáng sợ, bàn tay càng lúc càng siết chặt A Hành, như muốn cấu vào thịt nàng, để nàng mãi mãi ghi khắc nỗi đau đớn mà ông phải chịu đựng khi hấp hối.
A Hành phải trơ mắt nhìn ông vật vã lìa trần mà chẳng thể làm gì được, chỉ biết gào khóc gọi “phụ vương”.
Sự sống dần dần rời khỏi ông, những đau đớn cũng từ từ giảm xuống, bàn tay Tuấn Đế trượt xuống khỏi cổ tay nàng, bấy giờ nàng lại cuống quýt nắm chặt lấy tay ông, như muốn níu giữ chút hơi tàn sau cuối.
Cặp mắt Tuấn Đế dần ảm đạm, đầu ngật ra gối, vừa khéo đối diện với song cửa.
Tuấn Đế đờ đẫn nhìn ra bên ngoài, khóe miệng hơi hé nụ cười, bờ môi tái ngắt khẽ mấp máy, tựa hồ muốn nói gì đó.
A Hành vội ghé tai lại lắng nghe.
“Mỹ nhân đào, mỹ nhân…”
A Hành ngơ ngác, “Phụ vương, người muốn gặp mỹ nhân nào cơ?”
Tuần Đế mỉm cười, vẻ mặt thanh thản, thở hắt ra một hơi cuối cùng, đáy mắt vẫn in bóng cây đào rợp hoa ngoài song cửa.
“Phụ vương, phụ vương…”
Vị quân vương phong lưu nho nhã nhất đại hoang, một trong Tam đại đế vương, đàn sáo sênh ca dưới bóng hoa giữa buổi hoàng hôn, mặc tình phóng túng trên hồ biếc khói mờ, người đẹp quây quần, con cái hàng đàn, vậy mà cuối cùng lại bị giam lỏng trong một khu vườn, cô độc chết đi giữa giường lạnh chăn đơn.
A Hành phủ phục bên giường, khóc lóc thảm thiết. Tuy chẳng phải nàng giết hại Tuấn Đế, nhưng thảm kịch ngày nay lẽ nào nàng không góp phần?
Thiếu Hạo phát hiện A Hành giả truyền ý chỉ, tự tiện lẻn vào Kỳ viên, lập tức bỏ hết mọi việc, phăng phăng đi thẳng đến đó, lòng đầy tức giận. Vừa bước lên cầu, nghe thấy tiếng khóc nức nở của nàng, y bỗng ngừng phắt lại, sững sờ nhìn về phía Hồng Liễu Lô thấp thoáng sau giàn tử đằng tím ngắt.
Trước Hồng Liễu Lô lăn tăn sóng biếc, bạt ngàn hoa liễu[1] đỏ rực như lửa, một cơn gió nổi thổi tung muôn vàn cánh hoa đỏ bay cả vào màn, chim quyên đầu cành vẫn da diết từng tràng “không khổ, không khổ” như đang kêu ra máu tiễn biệt bậc quân vương.
[1] Liễu ở đây không phải cây dương liễu, mà là một loại cây lá kim, hoa nhỏ li ti, có màu trắng hoặc đỏ, sinh trưởng bên bờ nước hoặc ngay dưới nước. (ND)
Thiếu Hạo nắm chặt lấy trụ cầu chạm trổ, gân xanh nổi đầy tay, mắt loáng ánh lệ.
Dưới cầu nước chảy lững lờ, mặt nước lăn tăn phản chiếu bóng người áo trắng, ngũ quan đoan chính, mày mắt vì bi thương đã chẳng còn uy thế trang nghiêm của núi non, lại thêm vài phần ôn hòa như nước, thoạt trông giống hệt người đó, tựa hồ ông đang đứng ngay trước mặt, Thiếu Hạo giật thót mình, luống cuống che mắt, chẳng dám nhìn nữa.
Không kiềm chế nổi, nước mắt đã thấm qua kẽ tay.
Tiếng quyên vẫn diết da, da diết: “Không khổ, không khổ.”
A Hành thẫn thờ như một u hồn bước ra khỏi phòng, bắt gặp Thiếu Hạo đang đứng lặng trước cửa.
“Chàng đã ưng thuận với thiếp những gì? Người là cha ruột của chàng kia mà! Yến Long năm lần bảy lượt hãm hại chàng, lần nào cũng là tội chết, nhưng Người chưa bao giờ có ý xuống tay giết chàng!” A Hành phẫn nộ vung tay lên, Thiếu Hạo cũng chẳng hề né tránh, bốp một tiếng, nhận ngay cái tát.
A Hành nước mắt như mưa, giơ hai tay lên hỏi dồn Thiếu Hạo, “Sao chàng lại khiến thiếp trở thành hung thủ? Chàng có biết phụ vương đã bóp chặt tay thiếp, để thiếp cảm nhận cái chết của ông không? Ông muốn trừng phạt thiếp…” Trên cổ tay nàng hằn rõ hai dấu tay tím bầm, ăn sâu vào da thịt.
“Ta xin lỗi!” Thiếu Hạo vòng tay ôm lấy nàng, vùi mặt vào mái tóc thướt tha, người không ngừng run bắn lên, y chẳng rõ mình đang an ủi nàng, hay đang tự tìm lấy chút an ủi cho chính bản thân mình nữa.
A Hành vùng vẫy đẩy y ra, khóc không thành tiếng, “Rốt cuộc là vì sao hả? Chàng đã giam lỏng phụ vương, cướp đoạt tất cả của Người, sao còn phải hạ độc giết ông?”
Thiếu Hạo làm thinh không đáp.
Y từng ngây thơ nghĩ rằng chỉ cần giam lỏng phụ vương là sẽ kết thúc được mọi chuyện, tiếc rằng không phải. Cải cách mà y đang tiến hành sẽ đập tan vô số lợi ích của đám vương công quý tộc, hễ phụ vương còn sống ngày nào, bọn quý tộc đó còn lăm le bàn mưu tính kế ủng hộ phụ vương quay về khôi phục lại vương vị ngày đó. Bất luận thế nào, bọn Trung Dung cũng sẽ không nhượng bộ, trước giờ chúng vẫn luôn từng bước bức bách, mưu mô lật đổ y. Nếu chúng khôi phục lại được vương vị của phụ vương, y sẽ trở thành loạn thần tặc tử, cướp đoạt ngai vàng, bị loạn đao phân thây. Một nước không thể có hai vua, không sống thì là chết, y còn đường nào khác nữa đâu?
Thanh Dương nói đúng, con đường này đã bước lên thì chẳng thể quay lui, chỉ còn cách bước thẳng đến cuối đường. Thanh Dương đã nhận ra từ sớm nên không chịu bước lên, còn y…
Nhưng, dù có biện hộ bằng bao nhiêu lý do bất đắc dĩ thì y cũng đã đầu độc phụ vương! Hành động của y rất đáng bị người thân oán hận, miệng đời phỉ nhổ.
Thiếu Hạo càng lúc càng ưỡn thẳng mình, vẻ mặt cũng mỗi lúc một lạnh băng.
A Hành nhìn Thiếu Hạo, sợ sệt lui dần từng bước, như nhìn thấy một kẻ hoàn toàn xa lạ.
Thấy vẻ mặt và hành động của nàng, lòng y thắt lại, đau đớn tưởng chừng nghẹt thở. Vậy mà nét mặt y lại càng lúc càng bình thản, khóe môi mím chặt, không nói một lời.
Hai cung nữ già đã dắt Tiểu Yêu quay lại tự bao giờ, bọn họ quỳ mọp dưới đất, đầu dán sát xuống nền, âm thầm rơi nước mắt.
Tiểu Yêu đứng bên, tay cầm một cành đào đỏ thắm, ngơ ngác nhìn cha mẹ: “Cha, mẹ?”
Bên cầu có trồng một gốc đào, có lẽ vì khí hậu nơi này khá đặc biệt nên gốc đào vẫn còn trổ hoa, những đóa đào cánh kép đỏ rực trĩu cành.
A Hành chợt thẫn thờ tiến lại phía cội đào, mặc Tiểu Yêu réo gọi, nàng cũng chẳng hề phản ứng.
Đứng dưới gốc cây, nàng ngước lên ngắm hoa đào nở rực cành, lại ngoảnh trông về phía phòng Tuấn Đế, vừa khéo nhìn xuyên được qua cửa sổ, thấy gương mặt ông vẫn giữ nguyên nụ cười an lành, ánh mắt nhắm nghiền như thể đang ngắm hoa thì mơ màng thiếp ngủ. Nàng cười mà nước mắt rưng rưng, “Thì ra gốc đào này gọi là mỹ nhân đào.”
Thấy Thiếu Hạo ngỡ ngàng không hiểu, nàng liền giải thích: “Chàng còn nhớ không? Lần đó phụ vương triệu thiếp vào Thừa Ân cung ngắm hoa, đang định giảng giải cho thiếp nghe về gốc đào hiếm có này thì chàng đột ngột xông vào cắt ngang câu chuyện, người cười gọi chàng lại cùng thưởng hoa, còn kể rằng hồi chàng nhỏ xíu, ông đã nói cho chàng biết tên loại đào này, nhưng chàng bỏ ngoài tai tất cả, chỉ một mực đòi ông hạ chỉ giam cầm Yến Long… Từ khi bị giam lỏng ở đây, phụ vương chỉ sợ không thể thật sự thưởng ngoạn cội đào này nữa, vừa rồi ngài mới tiết lộ cho thiếp biết, giống đào này tên gọi mỹ nhân đào.”
Thiếu Hạo ngước mắt ngắm gốc mỹ nhân đào, chỉ thấy hoa nở đầy cành, cười ngạo trong gió. Y làm sao quên được cái tên mỹ nhân đào, năm y lên năm tuổi, phụ vương họa một bức tranh đào hoa mỹ nhân, mỹ nhân là mẹ ruột y, hoa đào chính là mỹ nhân đào, phụ vương còn cầm tay y viết một bài thơ tưởng nhớ mẫu thân lên bức họa.
A Hành thì thầm yếu ớt: “Phụ vương đã tha thứ cho chàng rồi.”
Tuấn Đế vốn rất căm hận Thiếu Hạo hạ độc giết mình, đến nỗi còn bắt vương phi của y phải nếm trải nỗi đau đớn lúc lâm chung cùng mình để trừng phạt, nhưng trong khoảnh khắc trước khi lìa trần, qua cửa sổ, ông chợt trông thấy cả cây đào nở đầy hoa rực rỡ. Phút giây ấy, ông đã buông bỏ hết thảy, mỉm cười tiết lộ với A Hành: “Đó là mỹ nhân đào.” Trong khoảnh khắc cuối cùng, điều duy nhất mà ông đinh ninh mãi chẳng quên không phải là vương vị, cũng không phải hận thù, mà là tất cả những gì tốt đẹp ông từng có trong đời. Hẳn Tuấn Đế đã quên hết những mâu thuẫn giữa cha con, chỉ còn nhớ cái ngày ông bồng Thiếu Hạo, hai cha con vừa cười đùa vừa ngắm hoa đào.
Thiếu Hạo trân trân nhìn những đóa hoa đào nở đầy cành, sắc mặt tái ngắt, toàn thân run bắn, đột nhiên y quay phắt người lao vào phòng, khuỵu xuống trước giường Tuấn Đế, gục đầu lên cánh tay ông, mãi một lúc lâu mới loáng thoáng nghe thấy tiếng khóc tấm tức khẽ đến không thể nghe nổi.
A Hành cúi xuống bế xốc Tiểu Yêu lên, vừa khóc vừa chạy đi. Tiểu Yêu giơ tay lau nước mắt cho mẹ, bắt chước mẹ nói giọng dỗ dành, “Mẹ, mẹ ngoan nào, đừng khóc!”
Chim quyên trên cành đào nghiêng đầu nhìn Thiếu Hạo quỳ sụp trước giường, da diết kêu thương: “Không khổ, không khổ…”
Nếu đời không có khổ đau, có lẽ sẽ chẳng phải rơi nước mắt, nhưng phàm là người ai cũng có thất tình lục dục, thất tình lục dục đều là khổ, mà nỗi khổ đau nhất trong những khổ đau chính là yêu không được, hận cũng không đành.
Ngay đêm đó, A Hành lẻn và địa lao dưới Ngũ Thần sơn.
Địa lao này xây bằng long cốt, lại được thêm linh khí của Ngũ Thần sơn, chuyên dùng giam nhốt những kẻ có linh lực trong Thần tộc và Yêu tộc. Toàn bộ địa lao có ba tầng, phạm nhân càng ở tầng dưới thì linh lực càng cao, thế nên cũng chẳng mấy ai đủ tư cách để bị giam ở tầng thứ ba.
A Hành nhìn quanh, thấy bốn bề rờn rợn âm khí, chẳng biết Yến Long bị giam ở đâu.
Chợt loáng thoáng nghe thấy tiếng nhạc đứt quãng, nàng vội đi theo âm thanh đó, càng đi tiếng nhạc càng rõ dần lên. Chẳng biết là khúc nhạc gì, mà nghe êm tai khôn xiết.
A Hành khẽ khàng tiến lại, trông thấy Yến Long đầu bù tóc rối ngồi bệt dưới đất, trước mặt bày một hàng những chén bể bát vỡ, cái to cái nhỏ, bàn tay còn lại đang cầm một miếng ngọc bội gõ lên đám bát vỡ. Những chén bát này cái to cái nhỏ, âm thanh phát ra cũng khi bổng khi trầm, hợp lại thành một khúc nhạc.
Nàng dừng chân lặng lắng tai nghe, nhớ lại mấy trăm năm trước, dưới gốc đa, cạnh bụi dâm bụt, Yến Long áo gấm đai vàng, thần thái phiêu dật, đi đứng thong dong, để cầu một lời hứa của Tây Lăng công tử, hắn chẳng nề hạ mình, bỏ cả tôn nghiêm vương tử, mặc ý cho nàng sai khiến.
Yến Long xuất thân cao quý, dung mạo hơn người, từ nhỏ lại cần cù học tập, thông minh xuất chúng, còn trẻ mà đã sáng chế ra Âm Tập chi thuật vang danh thiên hạ, trong lúc cười nói chuyện trò, chỉ một khúc đàn mà tiêu diệt được thiên quân vạn mã. Chắc hẳn hắn cũng từng mong được tung cánh bay cao nơi bệ vàng thềm ngọc, ấp lục ôm hồng thúc ngựa phi nhanh, lông trĩ áo cừu chỉ điểm giang sơn. Chỉ tiếc rằng, đã sinh ra Yến Long, sao còn sinh ra Thiếu Hạo? Ngai vàng chỉ có chỗ cho một người duy nhất, thắng làm vua thua thì làm giặc mà thôi.
Yến Long tấu xong khúc nhạc mới ngẩng lên nhìn người đến, chẳng nói năng gì, chỉ ngồi tựa vào tường, mỉm cười nhìn A Hành.
A Hành bước đến trước cửa ngục, chợt thấy miệng khô khốc, nói không nên lời.
Yến Long châm chọc: “Nửa đêm vương phi lặn lội đến tận đây chỉ để chiêm ngưỡng bộ dạng thảm hại của ta thôi ư?”
A Hành trao cho hắn chiếc nhẫn ngọc có chứa bàn tay đứt cùng bức thư ghi trên lụa trắng của Tuấn Đế. Yến Long ghé sát vào ánh lân tinh lập lòe trong nhà lao, đọc lướt qua bức thư rồi thẫn thờ lần tay lên những nét chữ viết bằng máu trên mặt lụa, âm thầm rơi nước mắt.
“Phụ vương đi lúc nào?”
“Chiều nay.”
Hai tay Yến Long nắm chặt vuông lụa, gục đầu vào đó, chẳng trông rõ được vẻ mặt, chỉ thấy toàn thân hắn run lên bần bật.
Một lúc lâu sau, hắn ngẩng lên hỏi: “Người đi có bình yên chăng?”
A Hành thoáng nghĩ ngợi rồi đáp: “Ngoài cửa sổ phòng phụ vương có một cây đào đang trổ hoa, câu nói cuối cùng của người trước lúc ra đi là: ‘Đó là mỹ nhân đào.’”
Yến Long cười khẽ: “Phụ vương vẫn vậy, hồi nhỏ, các sư phụ ra sức đốc thúc ta chăm chỉ học hành, chỉ hận không thể bắt ta học thâu đêm suốt sáng, vậy mà phụ vương lại lén dắt ta ra vườn đi dạo, dạy ta phân biệt các loại cá vàng khác nhau. Có hoa nở đầy cành đưa tiễn, hẳn Người ra đi cũng không đến nỗi quá đau đớn.”
A Hành thấy khóe mắt cay cay, “Ta phải đi đây, ngươi có cần gì không?”
Yến Long mấp máy môi, nhưng rồi chỉ lắc đầu, không nói một lời. Bàn tay hắn vô thức máy động, nhìn kỹ đều là những động tác gảy đàn. Kẻ nghiện rượu không thể thiếu rượu một ngày, Yến Long là kẻ mê nhạc, hàng ngày không thể rời đám nhạc cụ, nhưng nhạc khí trong tay Yến Long lại là thần binh lợi khí, đương lúc một bàn tay Yến Long còn chưa biết ở đâu, Thiếu Hạo sao có thể để hắn chạm vào nhạc cụ được.
A Hành vừa ra khỏi địa lao chưa được mấy bước đã thấy Thiếu Hạo đứng dưới trời sao, gió thổi vạt áo trắng bay phần phật.
Thấy sự việc đã bại lộ, A Hành liền gỡ luôn khăn che mặt ra: “Chàng cũng phải có lúc đoán sai chứ hả?”
Thiếu Hạo bình thản đáp: “Không phải ta tính toán chu toàn, mà là nàng đã quá sơ suất. Địa lao dưới Ngũ Thần sơn được xây dựng từ thời Bàn Cổ Đại Đế, trải qua bảy đời Tuấn Đế không ngừng gia cố, nơi này còn nghiêm mật hơn cả hoàng cung, nếu không phải ta cố ý để nàng vào, nàng làm sao vào được?”
A Hành cảnh giác hỏi: “Chàng muốn thế nào đây?”
Nhìn thái độ A Hành, Thiếu Hạo chợt thấy lòng đau nhói, nhưng y vẫn giữ vẻ thản nhiên, ra lệnh cho đám người phía sau A Hành: “Đưa những nhạc cụ tốt nhất trong cung vào phòng giam để Yến Long lựa chọn.”
“Vâng!” Mấy kẻ nấp trong bóng tối vội hành lễ với Thiếu Hạo.
A Hành liếc Thiếu Hạo, chẳng nói chẳng rằng, lướt qua người y đi thẳng lên núi, bỏ lại Thiếu Hạo một mình đứng lặng, hồi lâu không động đậy.
Thị vệ bưng đến một chiếc hộp thủy ngọc: “Tội thần Yến Long tâu rằng mình cam lòng nhận tội, nhờ dâng chiếc hộp này lên bệ hạ.”
Thiếu Hạo tiện tay cầm ngay lấy, chẳng buồn nhìn, gọi Huyền điểu lại rồi bay thẳng đến Quy khư.
Thanh Dương vẫn lặng lẽ nằm trong quan tài băng. Thiếu Hạo ngồi xuống bên áo quan, mở hộp ra, trông thấy bên trong là bàn tay đứt của Yến Long, y không nén được phá lên cười. Phụ vương của y vốn không tin y, còn nghĩ ra cách này để chứng minh Yến Long không có ý kình chống lại y nữa, xin y tha mạng cho Yến Long.
Thiếu Hạo vừa cười thảm thiết, vừa quăng cả bàn tay đứt lẫn hộp ngọc đi rồi bưng vò rượu bảo Thanh Dương: “Uống với ta nhé, hôm nay hai ta không say không về!” Mọi điều Thanh Dương nói đều đúng cả, từ khi hạ quyết tâm bức cha thoái vị, y đã định sẵn sẽ bị người người xa lánh, từ nay về sau, cũng chỉ có Thanh Dương dám uống rượu cùng y, nghe y trò chuyện mà thôi.
Uống rượu một mình rất dễ say, chẳng bao lâu Thiếu Hạo đã ngà ngà say, mơ màng hỏi Thanh Dương: “Ngươi muốn nghe ta đàn không?”
Thanh Dương lặng thinh không đáp.
Thiếu Hạo so dây gảy một khúc dân ca Cao Tân, người ở Cao Tân ai cũng biết hát. Gảy mãi gảy mãi, toàn thân y chợt co rúm lại, gập người nôn ọe, như muốn nôn cả lục phủ ngũ tạng ra ngoài. Thiếu Hạo cười phá lên, vỗ vào áo quan: “Thanh Dương, đây là khúc nhạc đầu tiên phụ vương dạy ta đàn, hồi đó ta vừa mới bi bô học nói, ông đã cầm tay dạy ta đánh đàn, còn nói rằng người quân tử có cây đàn làm bạn thì vĩnh viễn chẳng bao giờ phải tịch mịch… Ha ha… Ta đã giết chết cha ruột, người dạy ta đánh đàn, mà còn mong mượn tiếng đàn bầu bạn để xua tan cô độc ư… Ha ha ha… Trên đời còn kẻ nào vô liêm sỉ hơn ta không chứ?”
Thiếu Hạo vung tay đập xuống, tuyệt đại danh cầm lập tức gãy đôi, y thả cả cây đàn chìm xuống Quy khư, người dạy y đánh đàn đã bị y chính tay hại chết, y còn mặt mũi nào đánh đàn nữa đây?
Thiếu Hạo say khướt nằm vật cạnh quan tài, bưng vò rượu nốc ừng ực, chỉ trong nháy mắt, cả vò rượu đã cạn sạch. Y cười: “Thanh Dương, ngươi cũng uống đi!” Thấy Thanh Dương say giấc, chẳng hề động đậy, Thiếu Hạo liền nổi giận, “Ngay cả ngươi cũng sợ ta, không dám uống rượu ta cất sao? Ta đâu có hạ độc vào rượu!” Nói rồi y mở nắp quan tài, bưng vò rượu cố dốc vào miệng Thanh Dương, rượu đổ ra ướt đẫm hai má Thanh Dương, làm mờ cả gương mặt y.
Đột nhiên, Thiếu Hạo giật nảy mình, vò rượu đang giơ lên nửa chừng khựng lại. Nhìn những vò rượu la liệt dưới đất, y chợt lạnh cả người. Tất cả ở đây đều là rượu do y cất, có những vò đã niêm phong đem cất từ hơn ngàn năm trước, Thanh Dương nài nỉ mấy lần mới được y tặng cho một vò. Y có thể gạt người khác rằng Thanh Dương còn sống, nhưng không thể gạt chính bản thân mình được, trên đời này, đã chẳng còn kẻ biết phẩm bình rượu y cất, cùng y chuốc chén say mèm nữa rồi.
Rượu không người uống, y còn cất để cho ai?
Thiếu Hạo vừa loạng choạng bước đi vừa vung tay lên, lần lượt đập vỡ từng vò từng vò rượu, chẳng bao lâu, trên mặt đất đã chẳng còn một vò rượu nào nữa.
Đã không còn ai uống rượu y cất, từ nay trở đi, y sẽ không bao giờ cất rượu nữa.
Mấy ngày sau, Thiếu Hạo thông báo toàn dân thiên hạ rằng Tuấn Đế đời thứ bảy đã qua đời vì bệnh, cả Cao Tân quốc để tang.
Tin truyền đến địa lao dưới Ngũ Thần sơn, Tuấn Hậu đã bị phế truất nhân một đêm mưa gió bão bùng bèn dẫn lửa trời xuống, tự thiêu rụi linh thể mà chết.
Thiếu Hạo xuống chiếu khôi phục lại phong hiệu cho Tuấn Hậu, cho phép đưa vào vương lăng, táng bên mộ Tuấn Đế cùng vị Tuấn Hậu đầu tiên đã qua đời từ lâu, kẻ bên trái người bên phải bầu bạn với Tuấn Đế.
Hôm phát tang, Thiếu Hạo cũng thả Yến Long bị giam dưới Ngũ Thần sơn ra. Yến Long khóc ngất trước quan tài Tuấn Đế và Tuấn Hậu, năm người bọn Trung Dung cũng khóc gào thảm thiết, tưởng chừng không đi nổi.
Từ đầu đến cuối, Thiếu Hạo vẫn giữ vẻ mặt thản nhiên, chẳng hề lộ vẻ buồn bã, như thể kẻ được chôn cất đây không phải cha y vậy.
Trung Dung cao giọng chỉ trích y bất hiếu trước mặt mọi người, Thiếu Hạo cũng làm thinh không đáp, chỉ lạnh lùng trừng mắt nhìn hắn rồi quay người đi.
Tuy không để lộ vẻ buồn thương nhưng thân thể Thiếu Hạo lại phản ánh rõ rệt nội tâm, người y chẳng mấy chốc mà xọp hẳn đi, vương bào mới đây còn vừa vặn, giờ khoác lên đã thấy rộng thùnh thình.
Trong mắt quần thần và dân chúng, Thiếu Hạo luôn là bậc quân tử khiêm tốn ôn hòa như ngọc, nhưng dần dà, bọn họ nhận ra y đã thay đổi, tựa hồ cùng với sự gầy mòn của thân thể, bản tính ôn hòa ấm áp của y cũng biến mất luôn.
Y càng lúc càng kiệm lời, hành động cũng mỗi lúc một thêm tàn khốc. Sau một trăm ngày Tuấn Đế, Thiếu Hạo liền lột bỏ tước vị của Trung Dung, biếm y ra một hòn đảo chơ vơ ngoài biển, tuy phong cảnh đẹp như tranh nhưng bốn bề đều là đại dương mênh mông, cách xa đất liền, cũng xem như một hình thức giam lỏng vậy. Yến Long bị phế làm dân thường, lột bỏ Thần tịch, mấy vị vương tử khác cũng kẻ bị biếm người bị đày. Đám võ tướng tích cực xúi giục Trung Dung làm phản đều đem ra lăng trì xử tử. Các triều thần dám mở miệng cầu xin cho họ cũng bị phạt nặng.
Chẳnh một ai dám kề vai sát cánh cùng Thiếu Hạo, chẳng một ai dám nhìn thẳng vào mắt y khi nói chuyện, chẳng một ai dám chất vấn mệnh lệnh y ban, cũng chẳng một ai dám lén lút hội họp bàn mưu lật đổ y nữa.
Thiếu Hạo không còn rèn sắt, cất rượu, cũng thôi hẳn gảy đàn, y không ham nữ sắc, chẳng mê ca múa, càng chẳng thích rong chơi, tựa hồ không có bất cứ thú tiêu khiển nào, suốt ngày chỉ vùi đầu vào công việc. Cách thư giãn duy nhất của y là mỗ khi mệt nhoài lại một mình cưỡi Huyền điểu bay đi ngắm đèn lửa vạn nhà trên khắp Cao Tân, chẳng ai hiểu y lấy đâu ra sở thích quái lạ này.
Dần dà mọi người cũng quên mất Thiếu Hạo ngày cũ ra sao, chỉ nhớ được một Thiếu Hạo kiệm lời ít nói, ánh mắt lạnh băng, vẻ mặt âm trầm, thân thể gầy đét mà ngạo nghễ khắc nghiệt như núi cao vạn trượng, khiến ai nấy đều khiếp sợ từ tận đáy lòng.
Mùa hạ ở Cao Tân oi bức vô cùng, Tiểu Yêu lại hiếu động sợ nóng nên A Hành hay dắt bé tới Y Thanh viên hóng mát.
Trong Y Thanh viên nuôi khá nhiều thủy cầm, mấy năm nay lơ là chăm sóc nên một vài con trở nên rất hung hăng dữ tợn. Tiểu Yêu tính tình liều lĩnh, cao không bằng hạc tiên vậy mà dám giơ tay bắt hạc tiên, bị nó mổ, Tiểu Yêu vừa khóc vừa túm chặt lấy cổ nó không buông.
A Hành thường cầm theo cuốn sách, ngồi một góc chăm chú đọc, mặc cho Tiểu Yêu nô đùa, dù bé vấp ngã hay bị chim chóc rượt đuổi, nàng cũng mặc kệ. Bởi thế Tiểu Yêu nói còn chưa sõi nhưng đã rất hiểu chuyện: vấp ngã thì tự đứng dậy, có gan trêu chọc chim chóc thì phải chấp nhận bị rượt, gặp chuyện gì cũng biết tự mình đối mặt.
Hai tay Tiểu Yêu chi chít sẹo do chim chóc mổ, bù lại, bé tự động học được cách đối phó, dần dà đã trở thành Tiểu Bá Vương trong Y Thanh viên, đám hạc tiên, uyên ương, cò vạc nhác thấy bé liền bỏ chạy, trong khi những giống ưng biển, diều hâu, đại bàng lại kết bạn với bé, cùng nhau nô giỡn.
Một hôm, A Hàng đang ngồi trên tảng đá bên bờ suối, ngắm nhìn Tiểu Yêu chơi đùa.
Đột nhiên nghe sau lưng vang lên tiếng bước chân, nàng giật mình ngoảnh đầu, thấy một bà lão đang rảo bước tiến lại, chẳng rõ là cung nhân ở điện nào.
Lão bà đến trước mặt nàng quỳ xuống dập đầu thưa: “Tuấn Đế muốn gặp vương phi.”
A Hành thoáng ngớ người rồi sực hiểu ra Tuấn Đế này không phải Thiếu Hạo, mà là Tuấn Đế tiền nhiệm sống trên đỉnh núi thứ năm. Biết Thiếu Hạo rất kỵ điều này, nàng trầm ngâm không nói, thấy vậy, bà lão càng dập đầu lia lịa, vật nài: “Bệ hạ chẳng được bao lâu nữa đâu.” Vừa dứt lời, nghe có tiếng chân người tiến lại, bà ta vội vã đứng dậy, thoắt cái đã lẩn vào cánh rừng rậm rạp.
Hai ả thị nữ hớt hải chạy đến, “Vừa nãy chúng nô tỳ hơi sơ ý, hình như đã để ai đó lẻn vào.”
A Hành cười: “Các ngươi hoa mắt đấy thôi, trong vườn thường có chim chóc lẩn khuất dưới bóng cây, mọi khi ta cũng hay trông nhầm là người lắm.”
Đuổi hai ả thị nữ đi rồi, A Hành bế xốc Tiểu Yêu đang bắt cá cùng chim ưng biển dậy, hỏi: “Mẹ con ta đi chơi với ông nhé, chịu không?”
Tiểu Yêu chẳng hiểu ông là thế nào, nhưng vẫn vui vẻ vỗ tay, “Ông, ông! Thích ông cơ!”
A Hành liền gọi Liệt Dương và A Tệ lại, cùng đến Kỳ viên trên đỉnh núi thứ năm.
Đỉnh núi thứ năm canh gác nghiêm ngặt, rất khó xâm nhập. A Hành đành giả truyền ý chỉ của Thiếu Hạo, lấy cớ “Tiểu Yêu cứ đòi gặp ông nội, bệ hạ bèn bảo ta ẵm nó đến đây thăm Người.” May sao người ngoài đều tưởng rằng vợ chồng bọn họ ân ái mặn nồng nên chẳng hề hoài nghi nàng, hơn nữa, họ cũng biết Thiếu Hạo hết lòng chiều chuộng con gái, bé đòi sao nhất định y không ban trăng.
Đám thị vệ có phần do dự: “Bệ hạ có chỉ, trừ Ngài ra không cho phép bất kỳ ai vào cả.”
A Hành gỡ mảnh ngọc giác đeo trên cổ Tiểu Yêu xuống, ném vào mặt tên thị vệ, thứ này hôm qua Tiểu Yêu giật được trên người Thiếu Hạo, thấy cô bé thích thú, y cũng mặc cho cô bé lấy đem đi chơi.
“Các ngươi nghi ngờ ta giả truyền thánh chỉ ư?”
Đám thị vệ hốt hoảng quỳ rạp cả xuống, Tiểu Yêu thấy A Hành vẫn chưa đi, liền sốt ruột ngúng nguẩy, hét lên đòi: “Ông, ông! Thích ông cơ!”
Các thị vệ đưa mắt nhìn nhau, lập tức tránh đường.
A Hành ẵm Tiểu Yêu bước vào Kỳ viên.
Trên đỉnh núi này có một dòng suối băng thiên nhiên gọi là Kỳ trì, Tuấn Đế đời nào đó đã cất một khu vườn dựa theo mạch suối ấy, cho người đào thêm mấy hồ nhỏ rồi dẫn nước từ suối băng chảy vào, đem bùn đất đào dưới hồ lên đắp thành một hòn đảo nhỏ, tạo nên một cảnh tượng lạ lùng: trên đảo có hồ, giữa hồ có đảo, bởi thế mà thành tên Kỳ viên.
Suốt dọc đường cây cao rợp bóng, bên hồ tha thướt tử đằng, thả bộ giữa những đình đài lầu gác, dị thảo phồn hoa, sóng nước dập dờn, cầu nhỏ hành lang thông nhau, quanh co ngoắt ngoéo cũng có một ý vị riêng. Đình đài lầu gác nơi đây đều có tên riêng, lấy cảnh làm tên, dùng tên tả cảnh. A Hành không khỏi cảm thán, muốn trở nên hùng mạnh có lẽ chỉ một đời là đủ, nhưng muốn phong thái thì phải tích lũy hết đời này sang đời khác mới thành, cứ so cung điện của Hiên Viên với Cao Tân thật chẳng khác nào so tay giàu xổi với môn đệ thư hương, hèn chi đám con nhà quyền quý chẳng rẻ rúng kẻ nghèo khổ bần hàn.
Tuấn Đế ở Hồng Liễu Lô, hai cung nữ già đang hầu hạ ông, thấy A Hành tiến lại vội lau nước mắt quỳ xuống. A Hành giao Tiểu Yêu cho hai người bọn họ, bảo họ dắt cô bé ra ngoài chơi.
Tuấn Đế đang thiêm thiếp trên sạp, hai má hóp lại, đầu tóc bạc phơ, già hơn hẳn lần gặp trước. Nghe A Hành khe khẽ gọi “Phụ vương”, ông mở mắt, gượng cười, “Con đến rồi ư? Xem ra vẫn còn người biết viết hai chữ ‘nghĩa tình’.”
Nhìn Tuấn Đế, A Hành hết sức băn khoăn. Theo lý mà nói, “thuốc độc” nàng chế ra đã tự hóa giải từ lâu rồi mới phải, sao thân thể ông lại càng ngày càng yếu thế này? Nàng vội quỳ xuống bên giường, cầm tay ông lên thăm bệnh, thúc đẩy linh lực vận hành hết một vòng trong người Tuấn Đế, nàng vừa kinh ngạc vừa sợ hãi, thấy lòng trầm hẳn xuống, thì ra ông đã trúng thêm một loại độc khác, độc vào đến cao hoang, không thuốc nào trị nổi.
Trông sắc mặt nàng, Tuấn Đế chỉ cười bảo: “Ta biết mệnh mình chỉ còn trong sớm tối, nhưng cũng chẳng sao, dù gì lâu nay ta sống cũng không bằng chết.”
A Hành rưng rưng hai hàng nước mắt. Từ khi gả đến Cao Tân, Tuấn Đế vẫn luôn đối tốt với nàng, coi nàng là tri kỷ, nhưng nàng lại khiến ông từ một công tử hào hoa phong lưu nho nhã biến thành một lão già hấp hối gầy mòn tiều tụy thế này.
Tuấn Đế nói: “Gọi con tới vì có một chuyện ta vẫn canh cánh trong lòng, thực ra nhờ vả con chuyện này cũng không tiện lắm, nhưng Thiếu Hạo canh giữ quá nghiêm ngặt, nghĩ đi nghĩ lại chỉ mình con mới tới được đây thôi.”
“Phụ vương, chỉ cần con làm được, con nhất định sẽ gắng hết sức.”
“Chuyện đến nước này thì chẳng ai xoay chuyển nổi càn khôn nữa, tiếc rằng bọn Yến Long, Trung Long vẫn không chịu nhận ra. Lần trước Thiếu Hạo nhận lời với ta, chỉ cần ta tham dự sinh nhật của Dao Dao, nó sẽ tha mạng cho Yến Long, nhưng ta không tin nó được. Hiện giờ Thiếu Hạo còn giữ mạng bọn họ lại là để uy hiếp ta, sợ rằng một mai ta chết đi, nó sẽ xuống tay hại họ, con giúp ta cứu lấy hai mẹ con Yến Long được không?” Tuấn Đế run rẩy lần tay xuống gối mò mẫm. A Hành vội giúp ông rút một vuông vải trắng xé từ áo cánh ra, bên trên chi chít chữ viết bằng máu.
“Con giao thư này cho Yến Long.”
Tuấn Đế lại loay hoay tháo chiếc nhẫn ngọc tên tay ra, đặt vào tay A Hành. Nhẫn ngọc liền biến thành một chiếc hộp thủy ngọc, bên trong đặt một bàn tay đứt, nhờ có Quy khư thủy ngọc bảo hộ, lại được sinh khí của Tuấn Đế bù trì nên vẫn còn tươi nguyên như vừa mới rời thân thể.
Tuấn Đế giải thích: “Đây là tay của Yến Long, từ nhỏ nó coi đàn như tính mệnh, nghề đàn quán tuyệt thiên hạ, vậy mà bị đứt mất bàn tay, không thể gảy đàn được nữa. Ta vẫn luôn ăn năn vì chuyện đó, bèn tìm danh y khắp nơi giúp nó nối lại bàn tay.”
“Phụ vương, con biết y thuật, có thể nối bàn tay lại cho Yến Long mà.”
“Khỏi cần, con chỉ cần đưa mấy thứ này cho Yến Long là được, trong thư ta đã dặn Yến Long đích thân dâng bàn tay ấy lên Thiếu Hạo rồi.”
Hiểu ra nguyên do bên trong, A Hành không ngăn nổi lệ rơi lã chã.
Tuấn Đế lại nói: “Con nhắn lại với Thiếu Hạo rằng, nó không phải một đứa con ngoan, cũng không phải một huynh trưởng tử tế, chỉ mong nó có thể làm một vị vua tốt.”
Hơi thở của Tuấn Đế chợt dồn dập hẳn lên, nhận ra ông đang tự tán linh lực, A Hành vội kêu to: “Phụ vương, Người đừng như thế mà!”
Tuấn Đế dùng sức siết chặt lấy tay nàng: “Thiếu Hạo có gan hạ độc nhưng lại không có gan tới gặp ta lần cuối, con đã là vợ nó, tội của nó, con cũng phải gánh một nửa, đành phiền con tiễn ta một chặng cuối cùng.”
Linh thể của ông bắt đầu tiêu tán, thân mình không ngừng run bắn lên vì đau đớn, thân thể A Hành cũng run lên theo, nàng phải chịu lấy tất cả đau đớn từ Tuấn Đế, muốn rút tay ra mà không sao rút được, “Phụ vương, con xin Người, Người đừng như vậy mà!”
Hai mắt Tuấn Đế càng lúc càng trợn ngược, gương mặt méo mó đáng sợ, bàn tay càng lúc càng siết chặt A Hành, như muốn cấu vào thịt nàng, để nàng mãi mãi ghi khắc nỗi đau đớn mà ông phải chịu đựng khi hấp hối.
A Hành phải trơ mắt nhìn ông vật vã lìa trần mà chẳng thể làm gì được, chỉ biết gào khóc gọi “phụ vương”.
Sự sống dần dần rời khỏi ông, những đau đớn cũng từ từ giảm xuống, bàn tay Tuấn Đế trượt xuống khỏi cổ tay nàng, bấy giờ nàng lại cuống quýt nắm chặt lấy tay ông, như muốn níu giữ chút hơi tàn sau cuối.
Cặp mắt Tuấn Đế dần ảm đạm, đầu ngật ra gối, vừa khéo đối diện với song cửa.
Tuấn Đế đờ đẫn nhìn ra bên ngoài, khóe miệng hơi hé nụ cười, bờ môi tái ngắt khẽ mấp máy, tựa hồ muốn nói gì đó.
A Hành vội ghé tai lại lắng nghe.
“Mỹ nhân đào, mỹ nhân…”
A Hành ngơ ngác, “Phụ vương, người muốn gặp mỹ nhân nào cơ?”
Tuần Đế mỉm cười, vẻ mặt thanh thản, thở hắt ra một hơi cuối cùng, đáy mắt vẫn in bóng cây đào rợp hoa ngoài song cửa.
“Phụ vương, phụ vương…”
Vị quân vương phong lưu nho nhã nhất đại hoang, một trong Tam đại đế vương, đàn sáo sênh ca dưới bóng hoa giữa buổi hoàng hôn, mặc tình phóng túng trên hồ biếc khói mờ, người đẹp quây quần, con cái hàng đàn, vậy mà cuối cùng lại bị giam lỏng trong một khu vườn, cô độc chết đi giữa giường lạnh chăn đơn.
A Hành phủ phục bên giường, khóc lóc thảm thiết. Tuy chẳng phải nàng giết hại Tuấn Đế, nhưng thảm kịch ngày nay lẽ nào nàng không góp phần?
Thiếu Hạo phát hiện A Hành giả truyền ý chỉ, tự tiện lẻn vào Kỳ viên, lập tức bỏ hết mọi việc, phăng phăng đi thẳng đến đó, lòng đầy tức giận. Vừa bước lên cầu, nghe thấy tiếng khóc nức nở của nàng, y bỗng ngừng phắt lại, sững sờ nhìn về phía Hồng Liễu Lô thấp thoáng sau giàn tử đằng tím ngắt.
Trước Hồng Liễu Lô lăn tăn sóng biếc, bạt ngàn hoa liễu[1] đỏ rực như lửa, một cơn gió nổi thổi tung muôn vàn cánh hoa đỏ bay cả vào màn, chim quyên đầu cành vẫn da diết từng tràng “không khổ, không khổ” như đang kêu ra máu tiễn biệt bậc quân vương.
[1] Liễu ở đây không phải cây dương liễu, mà là một loại cây lá kim, hoa nhỏ li ti, có màu trắng hoặc đỏ, sinh trưởng bên bờ nước hoặc ngay dưới nước. (ND)
Thiếu Hạo nắm chặt lấy trụ cầu chạm trổ, gân xanh nổi đầy tay, mắt loáng ánh lệ.
Dưới cầu nước chảy lững lờ, mặt nước lăn tăn phản chiếu bóng người áo trắng, ngũ quan đoan chính, mày mắt vì bi thương đã chẳng còn uy thế trang nghiêm của núi non, lại thêm vài phần ôn hòa như nước, thoạt trông giống hệt người đó, tựa hồ ông đang đứng ngay trước mặt, Thiếu Hạo giật thót mình, luống cuống che mắt, chẳng dám nhìn nữa.
Không kiềm chế nổi, nước mắt đã thấm qua kẽ tay.
Tiếng quyên vẫn diết da, da diết: “Không khổ, không khổ.”
A Hành thẫn thờ như một u hồn bước ra khỏi phòng, bắt gặp Thiếu Hạo đang đứng lặng trước cửa.
“Chàng đã ưng thuận với thiếp những gì? Người là cha ruột của chàng kia mà! Yến Long năm lần bảy lượt hãm hại chàng, lần nào cũng là tội chết, nhưng Người chưa bao giờ có ý xuống tay giết chàng!” A Hành phẫn nộ vung tay lên, Thiếu Hạo cũng chẳng hề né tránh, bốp một tiếng, nhận ngay cái tát.
A Hành nước mắt như mưa, giơ hai tay lên hỏi dồn Thiếu Hạo, “Sao chàng lại khiến thiếp trở thành hung thủ? Chàng có biết phụ vương đã bóp chặt tay thiếp, để thiếp cảm nhận cái chết của ông không? Ông muốn trừng phạt thiếp…” Trên cổ tay nàng hằn rõ hai dấu tay tím bầm, ăn sâu vào da thịt.
“Ta xin lỗi!” Thiếu Hạo vòng tay ôm lấy nàng, vùi mặt vào mái tóc thướt tha, người không ngừng run bắn lên, y chẳng rõ mình đang an ủi nàng, hay đang tự tìm lấy chút an ủi cho chính bản thân mình nữa.
A Hành vùng vẫy đẩy y ra, khóc không thành tiếng, “Rốt cuộc là vì sao hả? Chàng đã giam lỏng phụ vương, cướp đoạt tất cả của Người, sao còn phải hạ độc giết ông?”
Thiếu Hạo làm thinh không đáp.
Y từng ngây thơ nghĩ rằng chỉ cần giam lỏng phụ vương là sẽ kết thúc được mọi chuyện, tiếc rằng không phải. Cải cách mà y đang tiến hành sẽ đập tan vô số lợi ích của đám vương công quý tộc, hễ phụ vương còn sống ngày nào, bọn quý tộc đó còn lăm le bàn mưu tính kế ủng hộ phụ vương quay về khôi phục lại vương vị ngày đó. Bất luận thế nào, bọn Trung Dung cũng sẽ không nhượng bộ, trước giờ chúng vẫn luôn từng bước bức bách, mưu mô lật đổ y. Nếu chúng khôi phục lại được vương vị của phụ vương, y sẽ trở thành loạn thần tặc tử, cướp đoạt ngai vàng, bị loạn đao phân thây. Một nước không thể có hai vua, không sống thì là chết, y còn đường nào khác nữa đâu?
Thanh Dương nói đúng, con đường này đã bước lên thì chẳng thể quay lui, chỉ còn cách bước thẳng đến cuối đường. Thanh Dương đã nhận ra từ sớm nên không chịu bước lên, còn y…
Nhưng, dù có biện hộ bằng bao nhiêu lý do bất đắc dĩ thì y cũng đã đầu độc phụ vương! Hành động của y rất đáng bị người thân oán hận, miệng đời phỉ nhổ.
Thiếu Hạo càng lúc càng ưỡn thẳng mình, vẻ mặt cũng mỗi lúc một lạnh băng.
A Hành nhìn Thiếu Hạo, sợ sệt lui dần từng bước, như nhìn thấy một kẻ hoàn toàn xa lạ.
Thấy vẻ mặt và hành động của nàng, lòng y thắt lại, đau đớn tưởng chừng nghẹt thở. Vậy mà nét mặt y lại càng lúc càng bình thản, khóe môi mím chặt, không nói một lời.
Hai cung nữ già đã dắt Tiểu Yêu quay lại tự bao giờ, bọn họ quỳ mọp dưới đất, đầu dán sát xuống nền, âm thầm rơi nước mắt.
Tiểu Yêu đứng bên, tay cầm một cành đào đỏ thắm, ngơ ngác nhìn cha mẹ: “Cha, mẹ?”
Bên cầu có trồng một gốc đào, có lẽ vì khí hậu nơi này khá đặc biệt nên gốc đào vẫn còn trổ hoa, những đóa đào cánh kép đỏ rực trĩu cành.
A Hành chợt thẫn thờ tiến lại phía cội đào, mặc Tiểu Yêu réo gọi, nàng cũng chẳng hề phản ứng.
Đứng dưới gốc cây, nàng ngước lên ngắm hoa đào nở rực cành, lại ngoảnh trông về phía phòng Tuấn Đế, vừa khéo nhìn xuyên được qua cửa sổ, thấy gương mặt ông vẫn giữ nguyên nụ cười an lành, ánh mắt nhắm nghiền như thể đang ngắm hoa thì mơ màng thiếp ngủ. Nàng cười mà nước mắt rưng rưng, “Thì ra gốc đào này gọi là mỹ nhân đào.”
Thấy Thiếu Hạo ngỡ ngàng không hiểu, nàng liền giải thích: “Chàng còn nhớ không? Lần đó phụ vương triệu thiếp vào Thừa Ân cung ngắm hoa, đang định giảng giải cho thiếp nghe về gốc đào hiếm có này thì chàng đột ngột xông vào cắt ngang câu chuyện, người cười gọi chàng lại cùng thưởng hoa, còn kể rằng hồi chàng nhỏ xíu, ông đã nói cho chàng biết tên loại đào này, nhưng chàng bỏ ngoài tai tất cả, chỉ một mực đòi ông hạ chỉ giam cầm Yến Long… Từ khi bị giam lỏng ở đây, phụ vương chỉ sợ không thể thật sự thưởng ngoạn cội đào này nữa, vừa rồi ngài mới tiết lộ cho thiếp biết, giống đào này tên gọi mỹ nhân đào.”
Thiếu Hạo ngước mắt ngắm gốc mỹ nhân đào, chỉ thấy hoa nở đầy cành, cười ngạo trong gió. Y làm sao quên được cái tên mỹ nhân đào, năm y lên năm tuổi, phụ vương họa một bức tranh đào hoa mỹ nhân, mỹ nhân là mẹ ruột y, hoa đào chính là mỹ nhân đào, phụ vương còn cầm tay y viết một bài thơ tưởng nhớ mẫu thân lên bức họa.
A Hành thì thầm yếu ớt: “Phụ vương đã tha thứ cho chàng rồi.”
Tuấn Đế vốn rất căm hận Thiếu Hạo hạ độc giết mình, đến nỗi còn bắt vương phi của y phải nếm trải nỗi đau đớn lúc lâm chung cùng mình để trừng phạt, nhưng trong khoảnh khắc trước khi lìa trần, qua cửa sổ, ông chợt trông thấy cả cây đào nở đầy hoa rực rỡ. Phút giây ấy, ông đã buông bỏ hết thảy, mỉm cười tiết lộ với A Hành: “Đó là mỹ nhân đào.” Trong khoảnh khắc cuối cùng, điều duy nhất mà ông đinh ninh mãi chẳng quên không phải là vương vị, cũng không phải hận thù, mà là tất cả những gì tốt đẹp ông từng có trong đời. Hẳn Tuấn Đế đã quên hết những mâu thuẫn giữa cha con, chỉ còn nhớ cái ngày ông bồng Thiếu Hạo, hai cha con vừa cười đùa vừa ngắm hoa đào.
Thiếu Hạo trân trân nhìn những đóa hoa đào nở đầy cành, sắc mặt tái ngắt, toàn thân run bắn, đột nhiên y quay phắt người lao vào phòng, khuỵu xuống trước giường Tuấn Đế, gục đầu lên cánh tay ông, mãi một lúc lâu mới loáng thoáng nghe thấy tiếng khóc tấm tức khẽ đến không thể nghe nổi.
A Hành cúi xuống bế xốc Tiểu Yêu lên, vừa khóc vừa chạy đi. Tiểu Yêu giơ tay lau nước mắt cho mẹ, bắt chước mẹ nói giọng dỗ dành, “Mẹ, mẹ ngoan nào, đừng khóc!”
Chim quyên trên cành đào nghiêng đầu nhìn Thiếu Hạo quỳ sụp trước giường, da diết kêu thương: “Không khổ, không khổ…”
Nếu đời không có khổ đau, có lẽ sẽ chẳng phải rơi nước mắt, nhưng phàm là người ai cũng có thất tình lục dục, thất tình lục dục đều là khổ, mà nỗi khổ đau nhất trong những khổ đau chính là yêu không được, hận cũng không đành.
Ngay đêm đó, A Hành lẻn và địa lao dưới Ngũ Thần sơn.
Địa lao này xây bằng long cốt, lại được thêm linh khí của Ngũ Thần sơn, chuyên dùng giam nhốt những kẻ có linh lực trong Thần tộc và Yêu tộc. Toàn bộ địa lao có ba tầng, phạm nhân càng ở tầng dưới thì linh lực càng cao, thế nên cũng chẳng mấy ai đủ tư cách để bị giam ở tầng thứ ba.
A Hành nhìn quanh, thấy bốn bề rờn rợn âm khí, chẳng biết Yến Long bị giam ở đâu.
Chợt loáng thoáng nghe thấy tiếng nhạc đứt quãng, nàng vội đi theo âm thanh đó, càng đi tiếng nhạc càng rõ dần lên. Chẳng biết là khúc nhạc gì, mà nghe êm tai khôn xiết.
A Hành khẽ khàng tiến lại, trông thấy Yến Long đầu bù tóc rối ngồi bệt dưới đất, trước mặt bày một hàng những chén bể bát vỡ, cái to cái nhỏ, bàn tay còn lại đang cầm một miếng ngọc bội gõ lên đám bát vỡ. Những chén bát này cái to cái nhỏ, âm thanh phát ra cũng khi bổng khi trầm, hợp lại thành một khúc nhạc.
Nàng dừng chân lặng lắng tai nghe, nhớ lại mấy trăm năm trước, dưới gốc đa, cạnh bụi dâm bụt, Yến Long áo gấm đai vàng, thần thái phiêu dật, đi đứng thong dong, để cầu một lời hứa của Tây Lăng công tử, hắn chẳng nề hạ mình, bỏ cả tôn nghiêm vương tử, mặc ý cho nàng sai khiến.
Yến Long xuất thân cao quý, dung mạo hơn người, từ nhỏ lại cần cù học tập, thông minh xuất chúng, còn trẻ mà đã sáng chế ra Âm Tập chi thuật vang danh thiên hạ, trong lúc cười nói chuyện trò, chỉ một khúc đàn mà tiêu diệt được thiên quân vạn mã. Chắc hẳn hắn cũng từng mong được tung cánh bay cao nơi bệ vàng thềm ngọc, ấp lục ôm hồng thúc ngựa phi nhanh, lông trĩ áo cừu chỉ điểm giang sơn. Chỉ tiếc rằng, đã sinh ra Yến Long, sao còn sinh ra Thiếu Hạo? Ngai vàng chỉ có chỗ cho một người duy nhất, thắng làm vua thua thì làm giặc mà thôi.
Yến Long tấu xong khúc nhạc mới ngẩng lên nhìn người đến, chẳng nói năng gì, chỉ ngồi tựa vào tường, mỉm cười nhìn A Hành.
A Hành bước đến trước cửa ngục, chợt thấy miệng khô khốc, nói không nên lời.
Yến Long châm chọc: “Nửa đêm vương phi lặn lội đến tận đây chỉ để chiêm ngưỡng bộ dạng thảm hại của ta thôi ư?”
A Hành trao cho hắn chiếc nhẫn ngọc có chứa bàn tay đứt cùng bức thư ghi trên lụa trắng của Tuấn Đế. Yến Long ghé sát vào ánh lân tinh lập lòe trong nhà lao, đọc lướt qua bức thư rồi thẫn thờ lần tay lên những nét chữ viết bằng máu trên mặt lụa, âm thầm rơi nước mắt.
“Phụ vương đi lúc nào?”
“Chiều nay.”
Hai tay Yến Long nắm chặt vuông lụa, gục đầu vào đó, chẳng trông rõ được vẻ mặt, chỉ thấy toàn thân hắn run lên bần bật.
Một lúc lâu sau, hắn ngẩng lên hỏi: “Người đi có bình yên chăng?”
A Hành thoáng nghĩ ngợi rồi đáp: “Ngoài cửa sổ phòng phụ vương có một cây đào đang trổ hoa, câu nói cuối cùng của người trước lúc ra đi là: ‘Đó là mỹ nhân đào.’”
Yến Long cười khẽ: “Phụ vương vẫn vậy, hồi nhỏ, các sư phụ ra sức đốc thúc ta chăm chỉ học hành, chỉ hận không thể bắt ta học thâu đêm suốt sáng, vậy mà phụ vương lại lén dắt ta ra vườn đi dạo, dạy ta phân biệt các loại cá vàng khác nhau. Có hoa nở đầy cành đưa tiễn, hẳn Người ra đi cũng không đến nỗi quá đau đớn.”
A Hành thấy khóe mắt cay cay, “Ta phải đi đây, ngươi có cần gì không?”
Yến Long mấp máy môi, nhưng rồi chỉ lắc đầu, không nói một lời. Bàn tay hắn vô thức máy động, nhìn kỹ đều là những động tác gảy đàn. Kẻ nghiện rượu không thể thiếu rượu một ngày, Yến Long là kẻ mê nhạc, hàng ngày không thể rời đám nhạc cụ, nhưng nhạc khí trong tay Yến Long lại là thần binh lợi khí, đương lúc một bàn tay Yến Long còn chưa biết ở đâu, Thiếu Hạo sao có thể để hắn chạm vào nhạc cụ được.
A Hành vừa ra khỏi địa lao chưa được mấy bước đã thấy Thiếu Hạo đứng dưới trời sao, gió thổi vạt áo trắng bay phần phật.
Thấy sự việc đã bại lộ, A Hành liền gỡ luôn khăn che mặt ra: “Chàng cũng phải có lúc đoán sai chứ hả?”
Thiếu Hạo bình thản đáp: “Không phải ta tính toán chu toàn, mà là nàng đã quá sơ suất. Địa lao dưới Ngũ Thần sơn được xây dựng từ thời Bàn Cổ Đại Đế, trải qua bảy đời Tuấn Đế không ngừng gia cố, nơi này còn nghiêm mật hơn cả hoàng cung, nếu không phải ta cố ý để nàng vào, nàng làm sao vào được?”
A Hành cảnh giác hỏi: “Chàng muốn thế nào đây?”
Nhìn thái độ A Hành, Thiếu Hạo chợt thấy lòng đau nhói, nhưng y vẫn giữ vẻ thản nhiên, ra lệnh cho đám người phía sau A Hành: “Đưa những nhạc cụ tốt nhất trong cung vào phòng giam để Yến Long lựa chọn.”
“Vâng!” Mấy kẻ nấp trong bóng tối vội hành lễ với Thiếu Hạo.
A Hành liếc Thiếu Hạo, chẳng nói chẳng rằng, lướt qua người y đi thẳng lên núi, bỏ lại Thiếu Hạo một mình đứng lặng, hồi lâu không động đậy.
Thị vệ bưng đến một chiếc hộp thủy ngọc: “Tội thần Yến Long tâu rằng mình cam lòng nhận tội, nhờ dâng chiếc hộp này lên bệ hạ.”
Thiếu Hạo tiện tay cầm ngay lấy, chẳng buồn nhìn, gọi Huyền điểu lại rồi bay thẳng đến Quy khư.
Thanh Dương vẫn lặng lẽ nằm trong quan tài băng. Thiếu Hạo ngồi xuống bên áo quan, mở hộp ra, trông thấy bên trong là bàn tay đứt của Yến Long, y không nén được phá lên cười. Phụ vương của y vốn không tin y, còn nghĩ ra cách này để chứng minh Yến Long không có ý kình chống lại y nữa, xin y tha mạng cho Yến Long.
Thiếu Hạo vừa cười thảm thiết, vừa quăng cả bàn tay đứt lẫn hộp ngọc đi rồi bưng vò rượu bảo Thanh Dương: “Uống với ta nhé, hôm nay hai ta không say không về!” Mọi điều Thanh Dương nói đều đúng cả, từ khi hạ quyết tâm bức cha thoái vị, y đã định sẵn sẽ bị người người xa lánh, từ nay về sau, cũng chỉ có Thanh Dương dám uống rượu cùng y, nghe y trò chuyện mà thôi.
Uống rượu một mình rất dễ say, chẳng bao lâu Thiếu Hạo đã ngà ngà say, mơ màng hỏi Thanh Dương: “Ngươi muốn nghe ta đàn không?”
Thanh Dương lặng thinh không đáp.
Thiếu Hạo so dây gảy một khúc dân ca Cao Tân, người ở Cao Tân ai cũng biết hát. Gảy mãi gảy mãi, toàn thân y chợt co rúm lại, gập người nôn ọe, như muốn nôn cả lục phủ ngũ tạng ra ngoài. Thiếu Hạo cười phá lên, vỗ vào áo quan: “Thanh Dương, đây là khúc nhạc đầu tiên phụ vương dạy ta đàn, hồi đó ta vừa mới bi bô học nói, ông đã cầm tay dạy ta đánh đàn, còn nói rằng người quân tử có cây đàn làm bạn thì vĩnh viễn chẳng bao giờ phải tịch mịch… Ha ha… Ta đã giết chết cha ruột, người dạy ta đánh đàn, mà còn mong mượn tiếng đàn bầu bạn để xua tan cô độc ư… Ha ha ha… Trên đời còn kẻ nào vô liêm sỉ hơn ta không chứ?”
Thiếu Hạo vung tay đập xuống, tuyệt đại danh cầm lập tức gãy đôi, y thả cả cây đàn chìm xuống Quy khư, người dạy y đánh đàn đã bị y chính tay hại chết, y còn mặt mũi nào đánh đàn nữa đây?
Thiếu Hạo say khướt nằm vật cạnh quan tài, bưng vò rượu nốc ừng ực, chỉ trong nháy mắt, cả vò rượu đã cạn sạch. Y cười: “Thanh Dương, ngươi cũng uống đi!” Thấy Thanh Dương say giấc, chẳng hề động đậy, Thiếu Hạo liền nổi giận, “Ngay cả ngươi cũng sợ ta, không dám uống rượu ta cất sao? Ta đâu có hạ độc vào rượu!” Nói rồi y mở nắp quan tài, bưng vò rượu cố dốc vào miệng Thanh Dương, rượu đổ ra ướt đẫm hai má Thanh Dương, làm mờ cả gương mặt y.
Đột nhiên, Thiếu Hạo giật nảy mình, vò rượu đang giơ lên nửa chừng khựng lại. Nhìn những vò rượu la liệt dưới đất, y chợt lạnh cả người. Tất cả ở đây đều là rượu do y cất, có những vò đã niêm phong đem cất từ hơn ngàn năm trước, Thanh Dương nài nỉ mấy lần mới được y tặng cho một vò. Y có thể gạt người khác rằng Thanh Dương còn sống, nhưng không thể gạt chính bản thân mình được, trên đời này, đã chẳng còn kẻ biết phẩm bình rượu y cất, cùng y chuốc chén say mèm nữa rồi.
Rượu không người uống, y còn cất để cho ai?
Thiếu Hạo vừa loạng choạng bước đi vừa vung tay lên, lần lượt đập vỡ từng vò từng vò rượu, chẳng bao lâu, trên mặt đất đã chẳng còn một vò rượu nào nữa.
Đã không còn ai uống rượu y cất, từ nay trở đi, y sẽ không bao giờ cất rượu nữa.
Mấy ngày sau, Thiếu Hạo thông báo toàn dân thiên hạ rằng Tuấn Đế đời thứ bảy đã qua đời vì bệnh, cả Cao Tân quốc để tang.
Tin truyền đến địa lao dưới Ngũ Thần sơn, Tuấn Hậu đã bị phế truất nhân một đêm mưa gió bão bùng bèn dẫn lửa trời xuống, tự thiêu rụi linh thể mà chết.
Thiếu Hạo xuống chiếu khôi phục lại phong hiệu cho Tuấn Hậu, cho phép đưa vào vương lăng, táng bên mộ Tuấn Đế cùng vị Tuấn Hậu đầu tiên đã qua đời từ lâu, kẻ bên trái người bên phải bầu bạn với Tuấn Đế.
Hôm phát tang, Thiếu Hạo cũng thả Yến Long bị giam dưới Ngũ Thần sơn ra. Yến Long khóc ngất trước quan tài Tuấn Đế và Tuấn Hậu, năm người bọn Trung Dung cũng khóc gào thảm thiết, tưởng chừng không đi nổi.
Từ đầu đến cuối, Thiếu Hạo vẫn giữ vẻ mặt thản nhiên, chẳng hề lộ vẻ buồn bã, như thể kẻ được chôn cất đây không phải cha y vậy.
Trung Dung cao giọng chỉ trích y bất hiếu trước mặt mọi người, Thiếu Hạo cũng làm thinh không đáp, chỉ lạnh lùng trừng mắt nhìn hắn rồi quay người đi.
Tuy không để lộ vẻ buồn thương nhưng thân thể Thiếu Hạo lại phản ánh rõ rệt nội tâm, người y chẳng mấy chốc mà xọp hẳn đi, vương bào mới đây còn vừa vặn, giờ khoác lên đã thấy rộng thùnh thình.
Trong mắt quần thần và dân chúng, Thiếu Hạo luôn là bậc quân tử khiêm tốn ôn hòa như ngọc, nhưng dần dà, bọn họ nhận ra y đã thay đổi, tựa hồ cùng với sự gầy mòn của thân thể, bản tính ôn hòa ấm áp của y cũng biến mất luôn.
Y càng lúc càng kiệm lời, hành động cũng mỗi lúc một thêm tàn khốc. Sau một trăm ngày Tuấn Đế, Thiếu Hạo liền lột bỏ tước vị của Trung Dung, biếm y ra một hòn đảo chơ vơ ngoài biển, tuy phong cảnh đẹp như tranh nhưng bốn bề đều là đại dương mênh mông, cách xa đất liền, cũng xem như một hình thức giam lỏng vậy. Yến Long bị phế làm dân thường, lột bỏ Thần tịch, mấy vị vương tử khác cũng kẻ bị biếm người bị đày. Đám võ tướng tích cực xúi giục Trung Dung làm phản đều đem ra lăng trì xử tử. Các triều thần dám mở miệng cầu xin cho họ cũng bị phạt nặng.
Chẳnh một ai dám kề vai sát cánh cùng Thiếu Hạo, chẳng một ai dám nhìn thẳng vào mắt y khi nói chuyện, chẳng một ai dám chất vấn mệnh lệnh y ban, cũng chẳng một ai dám lén lút hội họp bàn mưu lật đổ y nữa.
Thiếu Hạo không còn rèn sắt, cất rượu, cũng thôi hẳn gảy đàn, y không ham nữ sắc, chẳng mê ca múa, càng chẳng thích rong chơi, tựa hồ không có bất cứ thú tiêu khiển nào, suốt ngày chỉ vùi đầu vào công việc. Cách thư giãn duy nhất của y là mỗ khi mệt nhoài lại một mình cưỡi Huyền điểu bay đi ngắm đèn lửa vạn nhà trên khắp Cao Tân, chẳng ai hiểu y lấy đâu ra sở thích quái lạ này.
Dần dà mọi người cũng quên mất Thiếu Hạo ngày cũ ra sao, chỉ nhớ được một Thiếu Hạo kiệm lời ít nói, ánh mắt lạnh băng, vẻ mặt âm trầm, thân thể gầy đét mà ngạo nghễ khắc nghiệt như núi cao vạn trượng, khiến ai nấy đều khiếp sợ từ tận đáy lòng.
/38
|