Tiết thị dẫn Thanh Liễu vòng qua mấy hành lang uốn khúc, đi đến một cái sân ở phía đông, sân kia nhìn cũng không nhỏ, ba gian nhà chính, ba gian nhà kề, trong sân bày trí lại cực đơn giản. Trong sân dưới gốc cây sơn trà chỉ đặt một bộ bàn đá, hai đường lát đá chéo nhau hình chữ thập, trừ những cái này ra ngay cả một gốc hoa cũng không có.
Tiết thị hơi xuất thần đứng ở cửa ra vào, một lúc lâu sau mới trở lại bình thường, kéo Thanh Liễu đi vào trong sân, Trước Đại Lang ở đây, nó xưa nay không thích hoa hoa cỏ cỏ, hồi nhỏ lại nghịch ngợm, cả khu vườn bị nó nhổ cho không còn một ngọn cỏ, cây sơn trà kia là cha nó tự tay trồng mới có thể may mắn còn sống sót.
Tiết thị đứng ở giữa sân, tỉ mỉ nhìn quanh bốn phía, thở dài: Trong sân một bàn một ghế dựa đều là dáng vẻ lúc Đại Lang rời đi, hồi mới bắt đầu ta cũng không dám sang đây liếc mắt một cái... Nói xong vành mắt lại đỏ.
Thanh Liễu vô thố đứng ở bên cạnh, không biết nên an ủi bà thế nào. Nỗi đau mất con, chỉ sợ không phải một người ngoài nói hai ba câu là có thể an ủi.
Cũng may Tiết thị rất nhanh đã tự mình ổn định lại, xoa xoa khóe mắt lại dẫn Thanh Liễu đi vào trong nhà.
Đây là một gian nhà chính ở giữa, trong phòng bố trí đơn giản gọn gàng, Tiết thị mơn trớn từng món đồ, chậm rãi ngồi xuống ghế chủ, bảo Thanh Liễu ngồi ở bên tay bà.
Đại Lang từ nhỏ đã có chủ kiến, từ lúc ba tuổi đã tự lập, từ chủ viện chuyển đến nơi này. Khi đó nó còn nhỏ xíu, ngày ngày chạy tới chạy lui trên hành lang khiến ta nhìn mà tim cũng run sợ theo, thật ra nó chưa từng ngã bất cứ một lần nào. Nhưng là Nhị Lang từ nhỏ liền thích đi theo sau lưng ca ca, lại vụng về, thường xuyên bị ngã mặt mũi bầm dập. Trên mặt Tiết thị mang theo chút hoài niệm, ánh mắt rơi ở ngoài sân, giống như có thể nhìn thấy đứa nhỏ nho nhỏ chạy như bay đó, theo sau đứa nhỏ là một tiểu đậu đinh mập mạp, nhấc chân nhỏ một đường đuổi theo, hô ca ca ca ca.
Thanh Liễu tưởng tượng thấy hình ảnh đó, khóe miệng không tự chủ hơi cong lên.
Tiết thị thấy nàng có hứng thú, cũng nguyện ý kể nhiều hơn chút, những người khác trong nhà sợ chọc bà buồn nên chưa bao giờ dám nhắc đến Đại Lang trước mặt bà. Trước mắt có một người có thể cùng bà nhớ lại, trong lòng bà cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
Cháu không biết đâu, tiểu tử đó từ nhỏ chính là con khỉ nghịch ngợm, từ lúc biết đi liền gây sự, trong nhà ai cũng từng bị hắn trêu cợt qua, cha hắn tức đến treo hắn lên đánh, hắn cũng chỉ an phận được hai ngày sau lại đâu đóng đấy. Khi đó rầu chết ta rồi, giờ cứ nghịch ngợm như vậy, trưởng thành rồi thì phải làm sao? Nào biết năm hắn sáu tuổi bị sư phụ hắn mang đi tập võ, khi trở về cả người như được thay da đổi thịt, dĩ nhiên là một thiếu hiệp phóng khoáng, làm người trong nhà đều muốn rớt con ngươi. Đúng rồi, khi đó Nhị Lang còn vẽ cho đại ca hắn một bức tranh, ta lấy cho cháu xem. Tiết thị đang nói hăng say, lại đi vào phòng trong tìm bức tranh.
Một bên phòng ở là một gian thư phòng, chính giữa bày một bàn viết rộng rãi, trên bàn cắm mấy cuộn tranh, Tiết thị lấy một cuộn trong đó mở ra cho Thanh Liễu xem.
Thanh Liễu nghiêng người về phía trước, chỉ thấy trong tranh là một thiếu niên mười bốn mười lăm tuổi, mặc áo gấm, cưỡi trên một con ngựa tốt chạy như bay, trên gương mặt anh tuấn mang theo nụ cười tùy ý trương dương, quả thật là tiên y nộ mã*, hăng hái.
(*) Tiên y nộ mã: Thiếu niên mặc đẹp cưỡi tuấn mã --> hào hoa phong nhã.
Thanh Liễu thầm nghĩ trong lòng, người như vậy nếu còn sống nàng ngay cả nhìn cũng không dám nhìn, đáng tiếc trời cao đố kỵ anh tài, ông trời lại thu hắn đi rồi.
Tiết thị nhìn bức tranh, cảm khái nói: Đây là năm hắn mười lăm tuổi, học thành trở về, cưỡi con ngựa này chạy thẳng vào trong sân, dọa Nhị Lang sợ ngã nhào xuống đất, chính hắn còn vui sướng cười ha ha. Đó là lần cuối cùng hắn giở trò xấu, sau này rất quy củ, nghiêm chỉnh làm một ca ca tốt yêu thương đệ đệ, cũng làm Nhị Lang không thể tin được, cho nên mới vẽ bức tranh này.
Sau Tiết thị còn đưa bức tranh khác cho Thanh Liễu xem, mỗi một bức tranh, thời gian, chuyện đã xảy ra bà đều nhớ rõ, giống như đã nhớ lại vô số lần trong lòng.
Xem xong tranh, Thanh Liễu lại cùng Tiết thị trò chuyện thêm một lát, hơn phân nửa là Tiết thị nói, nàng chỉ ngồi ở bên cạnh im lặng nghe. Mãi đến khi thấy sắc trời không còn sớm, nàng mới đưa ra muốn cáo từ.
Lâu rồi không có người cùng bà nói chuyện lâu như vậy, trong lòng Tiết thị trái lại có mấy phần không tha, đối Thanh Liễu lại càng thêm hài lòng, đưa người đến tận cửa lớn, kéo tay nàng nói: Ngày thường nếu có rảnh thì đến trò chuyện với thẩm thẩm. Chân của cha cháu cháu đừng lo lắng, ngày mai sẽ có đại phu trong Huyện đến trị cho ông ấy, tất cả chi tiêu nhà cháu cũng đừng quản, giao hết cho ta. Hai nhà chúng ta sắp thành người một nhà, không cần khách khí. Cháu chỉ cần ở nhà, chờ Hòe Hoa bà bà định ngày lành, thẩm thẩm lập tức tìm người đến nhà cháu.
Thanh Liễu cúi đầu đồng ý, Tiết thị lại dặn dò vài câu mới để nàng đi.
Về đến nhà, do Thanh Hà Thanh Tùng không biết nàng đi đâu nên vẫn như thường ngày, nhưng là Chu thị, cả một buổi chiều đứng ngồi không yên, thấy nàng vào sân, ngay lập tức đi tới nghênh đón, kéo nàng nhìn từ trên xuống dưới.
Thanh Liễu cười nói: Nương, ngài làm gì vậy?
Chu thị chần chờ nói: Nha đầu, nhà bọn họ...
Thanh Liễu kéo bà đi vào trong nhà, vào nhà đóng cửa mới nói: Lâm gia đã đồng ý, ngày mai sẽ có đại phu trong Huyện đến chữa chân cho cha. Hòe Hoa bà bà đang tính, ít hôm nữa chọn được ngày, nhà bọn họ sẽ đến quyết định.
Chu thị nghe xong trong lòng vừa vui vừa buồn, ngơ ngẩn không nói ra lời.
Thanh Liễu nói khẽ: Nương, hôm nay ta gặp Lâm phu nhân mới biết bà là người rất ôn hòa, đối ta cũng rất tốt, ngài không cần phải lo lắng đâu.
Chu thị môi run rẩy, Nương làm sao có thể không lo lắng, biết rõ đây là chuyện quyết định cả đời của con, ta còn trơ mắt nhìn con đi...
Thanh Liễu lập tức nói: Nương, đây là ta tự nguyện, thủ tiết hay không thủ tiết ta không để ý. Nói thật với ngài, qua chuyện với nhà họ Dương, trong lòng ta đối lập gia đình cũng có chút sợ, sợ lại gặp một người như người trước. Bây giờ tốt rồi, ta cuối cùng không cần lo lắng.
Đứa nhỏ ngốc... Chu thị than nhẹ, Thôi, nương cũng không nói mấy chuyện cho ngươi phiền lòng nữa. Bây giờ ta chỉ lo lắng không biết nên nói chuyện này với cha ngươi thế nào, ngày mai đại phu đến cửa việc này khẳng định không lừa được cha con.
Thanh Liễu nghĩ nghĩ, nói: Chúng ta cứ nói thật đi, chờ Lâm gia đến hạ quyết định, người cả thôn khẳng định đều sẽ biết, cùng với để cha biết từ miệng người khác, còn không bằng tự chúng ta nói cho cha nghe. Có điều ngài đừng nói thẳng, trước nói tính toán của nãi nãi cho cha biết rồi lại nói chuyện của Lâm gia.
Buổi tối làm cơm khoai lang, cả nhà ăn xong, Chu thị liền trở về phòng đóng cửa.
Sau đó không lâu trong phòng truyền đến một ít động tĩnh, Thanh Liễu ngăn đón đệ muội không cho bọn họ đi vào. Lại qua lát sau, Chu thị mở cửa, hốc mắt đỏ bừng, Nha đầu, cha con có chuyện muốn nói với con.
Thanh Liễu vào phòng, Chu thị liền đi ra ngoài. Nàng nhìn về phía đầu giường, Lý Đại Sơn ngồi đó, ánh mắt sững sờ nhìn chằm chằm nóc nhà, khóe mắt đỏ lên.
Nghe được tiếng đóng cửa, tròng mắt ông chậm rãi chuyển động, nhìn Thanh Liễu, giọng hơi câm, Đại a đầu, là cha xin lỗi con.
Mũi Thanh Liễu hơi chua, vội vàng dùng sức chớp mắt để nén nước mắt trở về, tiến lên ngồi lên ghế nhỏ cạnh giường, ngẩng đầu cười nói: Cha nói cái gì vậy, cha và nương sinh ta nuôi ta, đời này là ta thiếu hai người mới đúng.
Lý Đại Sơn lắc đầu: Nếu không phải chân của ta, nãi nãi con cũng không đến mức... Nha đầu, thừa dịp bây giờ còn kịp, chúng ta đi nói với Lâm gia một tiếng, thôi, chân cha không chữa nữa, con cũng đừng đi nhà bọn họ.
Thanh Liễu vội nói: Cha, con biết cha lo lắng sau này ta phải chịu khổ, nhưng người Lâm gia rất tốt, không có ai bắt nạt ta. Huống hồ Thanh Tùng còn nhỏ, cha cũng phải nghĩ cho nó nữa.
Lý Đại Sơn nói: Nếu nó biết nó cũng không đồng ý cho con đi.
Thanh Liễu nói: Nó còn nhỏ biết cái gì đâu, về sau còn cần cha tự tay dạy. Còn có Thanh Hà, nàng cũng nên nói nhân gia, nếu chân cha không chữa khỏi, sau này nàng ở nhà chồng bị bắt nạt, cha sẽ không thể ra mặt thay nàng. Cho dù vì chúng ta, cha cũng phải nhanh tốt lên mới được.
Lý Đại Sơn liên tiếp thở dài. Hai ngày trước ông mới nói với Chu thị không chữa chân nữa, nhưng là vừa quay đầu, nương ông đã gạt ông tính bán hai đứa con gái ông, đại nữ nhi bị bắt không thể không gả cho một người chết. Lúc này ông mới phát hiện nếu chân mình không được chữa khỏi, thê nhi ông không có ông bảo vệ, thật sự sẽ rơi xuống tình cảnh mặc người chém giết.
Nhưng là hi sinh đại nhi mới có thể đổi lấy an ổn cho cả nhà, đổi cho ông một đôi chân khỏe mạnh, trong lòng ông làm sao không áy náy?
Thấy Lý Đại Sơn miễn cưỡng tiếp nhận chuyện này, Thanh Liễu liền không có ý định lừa gạt đệ muội nữa, sau khi trở về phòng liền nói với hai người bọn họ.
Thanh Hà nghe xong hốc mắt đỏ lên, không thể tin được nãi nãi ngày thường đối các nàng coi như không tệ thế nhưng nhẫn tâm như vậy, lại đau lòng quyết định của A tỷ.
Thanh Tùng nghe xong thì nhảy dựng lên, nắm tay Thanh Liễu nói: Đại tỷ tỷ đừng đi, ngày mai ta lên núi hái trái cây bán lấy tiền chữa chân cho cha, tỷ đừng đi nhà bọn họ!
Thanh Liễu dỗ một hồi lâu mới dỗ được hắn.
Ban đêm nằm ở trên giường, nàng mở to mắt ngẩn người. Người trong nhà đều cảm thấy đến Lâm gia là để nàng đi chịu khổ. Nhưng trên thực tế, mới đầu nàng đúng là bất an, đến hôm nay đến Lâm gia một chuyến nàng mới cảm thấy cuộc sống sau này chưa hẳn không tốt.
Hôm nay mặc dù chỉ gặp một mình Lâm phu nhân, có lẽ trong những lời nàng nghe được, người Lâm gia cũng không khó ở chung. Sau khi gả qua nàng lại ở một mình một sân, chỉ cần chính nàng an phận chút, không đi gây phiền toái, phiền toái cũng không đến mức tự mình tìm đến cửa.
Chỉ là không có trượng phu mà thôi, Hòe Hoa bà bà cả đời một người không phải cũng vẫn rất tốt sao?
Nàng lại nghĩ đến bức tranh hôm nay mình nhìn thấy, thiếu niên trên đó là người anh tuấn nhất mà nàng từng thấy. Trước đây luôn nghe người khác khen Dương Hạ từng đính thân với nàng bộ dáng tốt, Thanh Liễu cũng gặp một lần, bây giờ nghĩ lại, Dương Hạ cùng thiếu niên trên bức tranh nào chỉ là khác nhau một trời một vực.
Nàng mơ mơ màng màng ngủ, trong lúc nửa tỉnh phảng phất như thấy một thiếu niên giục ngựa chạy như vậy, một đường chạy thẳng vào cửa lớn Lâm gia, dọa một thiếu niên khác ngã xuống đất. Thiếu niên trên lưng ngựa cười đến tùy ý phô trương, áo khoác đỏ tươi nay lượn sau lưng hắn.
Tiết thị hơi xuất thần đứng ở cửa ra vào, một lúc lâu sau mới trở lại bình thường, kéo Thanh Liễu đi vào trong sân, Trước Đại Lang ở đây, nó xưa nay không thích hoa hoa cỏ cỏ, hồi nhỏ lại nghịch ngợm, cả khu vườn bị nó nhổ cho không còn một ngọn cỏ, cây sơn trà kia là cha nó tự tay trồng mới có thể may mắn còn sống sót.
Tiết thị đứng ở giữa sân, tỉ mỉ nhìn quanh bốn phía, thở dài: Trong sân một bàn một ghế dựa đều là dáng vẻ lúc Đại Lang rời đi, hồi mới bắt đầu ta cũng không dám sang đây liếc mắt một cái... Nói xong vành mắt lại đỏ.
Thanh Liễu vô thố đứng ở bên cạnh, không biết nên an ủi bà thế nào. Nỗi đau mất con, chỉ sợ không phải một người ngoài nói hai ba câu là có thể an ủi.
Cũng may Tiết thị rất nhanh đã tự mình ổn định lại, xoa xoa khóe mắt lại dẫn Thanh Liễu đi vào trong nhà.
Đây là một gian nhà chính ở giữa, trong phòng bố trí đơn giản gọn gàng, Tiết thị mơn trớn từng món đồ, chậm rãi ngồi xuống ghế chủ, bảo Thanh Liễu ngồi ở bên tay bà.
Đại Lang từ nhỏ đã có chủ kiến, từ lúc ba tuổi đã tự lập, từ chủ viện chuyển đến nơi này. Khi đó nó còn nhỏ xíu, ngày ngày chạy tới chạy lui trên hành lang khiến ta nhìn mà tim cũng run sợ theo, thật ra nó chưa từng ngã bất cứ một lần nào. Nhưng là Nhị Lang từ nhỏ liền thích đi theo sau lưng ca ca, lại vụng về, thường xuyên bị ngã mặt mũi bầm dập. Trên mặt Tiết thị mang theo chút hoài niệm, ánh mắt rơi ở ngoài sân, giống như có thể nhìn thấy đứa nhỏ nho nhỏ chạy như bay đó, theo sau đứa nhỏ là một tiểu đậu đinh mập mạp, nhấc chân nhỏ một đường đuổi theo, hô ca ca ca ca.
Thanh Liễu tưởng tượng thấy hình ảnh đó, khóe miệng không tự chủ hơi cong lên.
Tiết thị thấy nàng có hứng thú, cũng nguyện ý kể nhiều hơn chút, những người khác trong nhà sợ chọc bà buồn nên chưa bao giờ dám nhắc đến Đại Lang trước mặt bà. Trước mắt có một người có thể cùng bà nhớ lại, trong lòng bà cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
Cháu không biết đâu, tiểu tử đó từ nhỏ chính là con khỉ nghịch ngợm, từ lúc biết đi liền gây sự, trong nhà ai cũng từng bị hắn trêu cợt qua, cha hắn tức đến treo hắn lên đánh, hắn cũng chỉ an phận được hai ngày sau lại đâu đóng đấy. Khi đó rầu chết ta rồi, giờ cứ nghịch ngợm như vậy, trưởng thành rồi thì phải làm sao? Nào biết năm hắn sáu tuổi bị sư phụ hắn mang đi tập võ, khi trở về cả người như được thay da đổi thịt, dĩ nhiên là một thiếu hiệp phóng khoáng, làm người trong nhà đều muốn rớt con ngươi. Đúng rồi, khi đó Nhị Lang còn vẽ cho đại ca hắn một bức tranh, ta lấy cho cháu xem. Tiết thị đang nói hăng say, lại đi vào phòng trong tìm bức tranh.
Một bên phòng ở là một gian thư phòng, chính giữa bày một bàn viết rộng rãi, trên bàn cắm mấy cuộn tranh, Tiết thị lấy một cuộn trong đó mở ra cho Thanh Liễu xem.
Thanh Liễu nghiêng người về phía trước, chỉ thấy trong tranh là một thiếu niên mười bốn mười lăm tuổi, mặc áo gấm, cưỡi trên một con ngựa tốt chạy như bay, trên gương mặt anh tuấn mang theo nụ cười tùy ý trương dương, quả thật là tiên y nộ mã*, hăng hái.
(*) Tiên y nộ mã: Thiếu niên mặc đẹp cưỡi tuấn mã --> hào hoa phong nhã.
Thanh Liễu thầm nghĩ trong lòng, người như vậy nếu còn sống nàng ngay cả nhìn cũng không dám nhìn, đáng tiếc trời cao đố kỵ anh tài, ông trời lại thu hắn đi rồi.
Tiết thị nhìn bức tranh, cảm khái nói: Đây là năm hắn mười lăm tuổi, học thành trở về, cưỡi con ngựa này chạy thẳng vào trong sân, dọa Nhị Lang sợ ngã nhào xuống đất, chính hắn còn vui sướng cười ha ha. Đó là lần cuối cùng hắn giở trò xấu, sau này rất quy củ, nghiêm chỉnh làm một ca ca tốt yêu thương đệ đệ, cũng làm Nhị Lang không thể tin được, cho nên mới vẽ bức tranh này.
Sau Tiết thị còn đưa bức tranh khác cho Thanh Liễu xem, mỗi một bức tranh, thời gian, chuyện đã xảy ra bà đều nhớ rõ, giống như đã nhớ lại vô số lần trong lòng.
Xem xong tranh, Thanh Liễu lại cùng Tiết thị trò chuyện thêm một lát, hơn phân nửa là Tiết thị nói, nàng chỉ ngồi ở bên cạnh im lặng nghe. Mãi đến khi thấy sắc trời không còn sớm, nàng mới đưa ra muốn cáo từ.
Lâu rồi không có người cùng bà nói chuyện lâu như vậy, trong lòng Tiết thị trái lại có mấy phần không tha, đối Thanh Liễu lại càng thêm hài lòng, đưa người đến tận cửa lớn, kéo tay nàng nói: Ngày thường nếu có rảnh thì đến trò chuyện với thẩm thẩm. Chân của cha cháu cháu đừng lo lắng, ngày mai sẽ có đại phu trong Huyện đến trị cho ông ấy, tất cả chi tiêu nhà cháu cũng đừng quản, giao hết cho ta. Hai nhà chúng ta sắp thành người một nhà, không cần khách khí. Cháu chỉ cần ở nhà, chờ Hòe Hoa bà bà định ngày lành, thẩm thẩm lập tức tìm người đến nhà cháu.
Thanh Liễu cúi đầu đồng ý, Tiết thị lại dặn dò vài câu mới để nàng đi.
Về đến nhà, do Thanh Hà Thanh Tùng không biết nàng đi đâu nên vẫn như thường ngày, nhưng là Chu thị, cả một buổi chiều đứng ngồi không yên, thấy nàng vào sân, ngay lập tức đi tới nghênh đón, kéo nàng nhìn từ trên xuống dưới.
Thanh Liễu cười nói: Nương, ngài làm gì vậy?
Chu thị chần chờ nói: Nha đầu, nhà bọn họ...
Thanh Liễu kéo bà đi vào trong nhà, vào nhà đóng cửa mới nói: Lâm gia đã đồng ý, ngày mai sẽ có đại phu trong Huyện đến chữa chân cho cha. Hòe Hoa bà bà đang tính, ít hôm nữa chọn được ngày, nhà bọn họ sẽ đến quyết định.
Chu thị nghe xong trong lòng vừa vui vừa buồn, ngơ ngẩn không nói ra lời.
Thanh Liễu nói khẽ: Nương, hôm nay ta gặp Lâm phu nhân mới biết bà là người rất ôn hòa, đối ta cũng rất tốt, ngài không cần phải lo lắng đâu.
Chu thị môi run rẩy, Nương làm sao có thể không lo lắng, biết rõ đây là chuyện quyết định cả đời của con, ta còn trơ mắt nhìn con đi...
Thanh Liễu lập tức nói: Nương, đây là ta tự nguyện, thủ tiết hay không thủ tiết ta không để ý. Nói thật với ngài, qua chuyện với nhà họ Dương, trong lòng ta đối lập gia đình cũng có chút sợ, sợ lại gặp một người như người trước. Bây giờ tốt rồi, ta cuối cùng không cần lo lắng.
Đứa nhỏ ngốc... Chu thị than nhẹ, Thôi, nương cũng không nói mấy chuyện cho ngươi phiền lòng nữa. Bây giờ ta chỉ lo lắng không biết nên nói chuyện này với cha ngươi thế nào, ngày mai đại phu đến cửa việc này khẳng định không lừa được cha con.
Thanh Liễu nghĩ nghĩ, nói: Chúng ta cứ nói thật đi, chờ Lâm gia đến hạ quyết định, người cả thôn khẳng định đều sẽ biết, cùng với để cha biết từ miệng người khác, còn không bằng tự chúng ta nói cho cha nghe. Có điều ngài đừng nói thẳng, trước nói tính toán của nãi nãi cho cha biết rồi lại nói chuyện của Lâm gia.
Buổi tối làm cơm khoai lang, cả nhà ăn xong, Chu thị liền trở về phòng đóng cửa.
Sau đó không lâu trong phòng truyền đến một ít động tĩnh, Thanh Liễu ngăn đón đệ muội không cho bọn họ đi vào. Lại qua lát sau, Chu thị mở cửa, hốc mắt đỏ bừng, Nha đầu, cha con có chuyện muốn nói với con.
Thanh Liễu vào phòng, Chu thị liền đi ra ngoài. Nàng nhìn về phía đầu giường, Lý Đại Sơn ngồi đó, ánh mắt sững sờ nhìn chằm chằm nóc nhà, khóe mắt đỏ lên.
Nghe được tiếng đóng cửa, tròng mắt ông chậm rãi chuyển động, nhìn Thanh Liễu, giọng hơi câm, Đại a đầu, là cha xin lỗi con.
Mũi Thanh Liễu hơi chua, vội vàng dùng sức chớp mắt để nén nước mắt trở về, tiến lên ngồi lên ghế nhỏ cạnh giường, ngẩng đầu cười nói: Cha nói cái gì vậy, cha và nương sinh ta nuôi ta, đời này là ta thiếu hai người mới đúng.
Lý Đại Sơn lắc đầu: Nếu không phải chân của ta, nãi nãi con cũng không đến mức... Nha đầu, thừa dịp bây giờ còn kịp, chúng ta đi nói với Lâm gia một tiếng, thôi, chân cha không chữa nữa, con cũng đừng đi nhà bọn họ.
Thanh Liễu vội nói: Cha, con biết cha lo lắng sau này ta phải chịu khổ, nhưng người Lâm gia rất tốt, không có ai bắt nạt ta. Huống hồ Thanh Tùng còn nhỏ, cha cũng phải nghĩ cho nó nữa.
Lý Đại Sơn nói: Nếu nó biết nó cũng không đồng ý cho con đi.
Thanh Liễu nói: Nó còn nhỏ biết cái gì đâu, về sau còn cần cha tự tay dạy. Còn có Thanh Hà, nàng cũng nên nói nhân gia, nếu chân cha không chữa khỏi, sau này nàng ở nhà chồng bị bắt nạt, cha sẽ không thể ra mặt thay nàng. Cho dù vì chúng ta, cha cũng phải nhanh tốt lên mới được.
Lý Đại Sơn liên tiếp thở dài. Hai ngày trước ông mới nói với Chu thị không chữa chân nữa, nhưng là vừa quay đầu, nương ông đã gạt ông tính bán hai đứa con gái ông, đại nữ nhi bị bắt không thể không gả cho một người chết. Lúc này ông mới phát hiện nếu chân mình không được chữa khỏi, thê nhi ông không có ông bảo vệ, thật sự sẽ rơi xuống tình cảnh mặc người chém giết.
Nhưng là hi sinh đại nhi mới có thể đổi lấy an ổn cho cả nhà, đổi cho ông một đôi chân khỏe mạnh, trong lòng ông làm sao không áy náy?
Thấy Lý Đại Sơn miễn cưỡng tiếp nhận chuyện này, Thanh Liễu liền không có ý định lừa gạt đệ muội nữa, sau khi trở về phòng liền nói với hai người bọn họ.
Thanh Hà nghe xong hốc mắt đỏ lên, không thể tin được nãi nãi ngày thường đối các nàng coi như không tệ thế nhưng nhẫn tâm như vậy, lại đau lòng quyết định của A tỷ.
Thanh Tùng nghe xong thì nhảy dựng lên, nắm tay Thanh Liễu nói: Đại tỷ tỷ đừng đi, ngày mai ta lên núi hái trái cây bán lấy tiền chữa chân cho cha, tỷ đừng đi nhà bọn họ!
Thanh Liễu dỗ một hồi lâu mới dỗ được hắn.
Ban đêm nằm ở trên giường, nàng mở to mắt ngẩn người. Người trong nhà đều cảm thấy đến Lâm gia là để nàng đi chịu khổ. Nhưng trên thực tế, mới đầu nàng đúng là bất an, đến hôm nay đến Lâm gia một chuyến nàng mới cảm thấy cuộc sống sau này chưa hẳn không tốt.
Hôm nay mặc dù chỉ gặp một mình Lâm phu nhân, có lẽ trong những lời nàng nghe được, người Lâm gia cũng không khó ở chung. Sau khi gả qua nàng lại ở một mình một sân, chỉ cần chính nàng an phận chút, không đi gây phiền toái, phiền toái cũng không đến mức tự mình tìm đến cửa.
Chỉ là không có trượng phu mà thôi, Hòe Hoa bà bà cả đời một người không phải cũng vẫn rất tốt sao?
Nàng lại nghĩ đến bức tranh hôm nay mình nhìn thấy, thiếu niên trên đó là người anh tuấn nhất mà nàng từng thấy. Trước đây luôn nghe người khác khen Dương Hạ từng đính thân với nàng bộ dáng tốt, Thanh Liễu cũng gặp một lần, bây giờ nghĩ lại, Dương Hạ cùng thiếu niên trên bức tranh nào chỉ là khác nhau một trời một vực.
Nàng mơ mơ màng màng ngủ, trong lúc nửa tỉnh phảng phất như thấy một thiếu niên giục ngựa chạy như vậy, một đường chạy thẳng vào cửa lớn Lâm gia, dọa một thiếu niên khác ngã xuống đất. Thiếu niên trên lưng ngựa cười đến tùy ý phô trương, áo khoác đỏ tươi nay lượn sau lưng hắn.
/74
|