Suốt ba ngày, tôi chỉ nhận được một dòng tin nhắn duy nhất:” Nam ổn. Đan không phải lo lắng hay quan tâm gì. Nam ở nhà bạn, rất đầy đủ. Vài hôm nữa Nam khỏe lại, sẽ về và dọn đồ.” Tôi không đồng ý với hành động của Nam khi chỉ vì tính tự ái cao. Tôi vẫn cho rằng Nam sai hoàn toàn và đã xúc phạm mình khi tự ý bỏ nhà đi. Tôi không nhắn tin lại, để xem “cậu ấm” sống ở ngoài được bao lâu? Tôi tự cho mình cái quyền tự cao, tự đại, không van lơn quỵ lụy trước mặt đàn ông như thế. Tôi giống như một con nhím, đang cố dựng đứng những chiếc tua góc góc lên để tự bảo vệ chính mình. Tôi giống như một con ốc, cố lẩn mình thật sâu trong lớp vỏ dễ vỡ nhưng thực ra tôi đang cố tình giữ lấy mảng bám trước khi bị kẻ xấu chạm vào hoặc tóm lấy.
Suốt ba ngày, ngoài giờ lên lớp thì tôi gần như ở chỗ làm thêm. Tôi làm tăng ca, tôi giúp chị tạp vụ rửa chén hay lau sàn nhà, tôi giúp anh quản lý điểm danh những nhân viên khác đi làm trễ… Tôi làm bất kể công việc gì, miễn là khi về đến phòng trọ, tôi có thể ghìm mình vào giấc ngủ ngay lập tức.
Diệu Linh nhắn tin nói tôi qua phòng trọ chơi và có việc cần giúp. Tôi cũng muốn thoát khỏi căn phòng tù túng của mình, lững thững đạp xe đạp suốt hai tiếng đồng hồ từ quận Thủ Đức lên quận Phú Nhuận chơi. Vừa xuống xe đạp thì tôi cũng bắt gặp anh Hải mới đi làm về. Ngó vào phòng, Linh vẫn còn đang ngủ. Anh Hải thở dài, lắc đầu rồi chân mày nhíu lại. Tôi không biết anh ấy nghĩ gì, chỉ biết là anh đang có vẻ khó chịu. Anh muốn tôi gửi xe đạp và cùng anh ra chợ mua đồ ăn về tự tay nấu nướng, thay vì chờ Linh ngủ dậy thì chỉ có nước ăn mì tôm. Tôi thấy lí do anh Hải đưa ra cũng hoàn toàn hợp lý nên gật đầu ngay, chẳng do dự gì.
Lần đầu tiên, tôi được ngồi trên chiếc xe tay ga và sau lưng của một người đàn ông. Xe ga êm như gió, khác hẳn với chiếc xe số cũ của bố, vừa đi vừa kêu cọc cạch. Thỉnh thoảng, tôi thấy anh Hải chỉnh chiếc gương chiếu ở phía trước, tôi có thể thấy trọn khuôn mặt của mình và đáp lại bằng nụ cười rất tươi. Anh ấy cũng cười, nụ cười rất đẹp và hiếm thấy trên khuôn mặt chữ điền của một người làm ăn kinh tế.
- Anh và Linh hay đi chợ nấu ăn không? -Tôi loay hoay vừa chọn rau xà lách vừa hỏi nhưng anh Hải chỉ cười mỉm, lắc đầu nhìn tôi. – Ý em là, em thấy anh rất biết chọn đồ tươi, đồ ngon, nên em nghĩ anh và Linh rất hạnh phúc. Điều đó, em mừng cho Linh và thấy mình hơi ghen một chút. – Tôi nháy mắt, tiếp lời để tự bào chữa cho mình.
- Không. Cuối tuần rảnh, anh thường đưa má đi chợ mua đồ ăn. Nên biết chút đỉnh. Mà em mới khéo chọn đó nha. Anh ghen tỵ với thằng Nam thì có. Anh nói thật đấy, Di Đan à.
Tôi biết ý nên không hỏi những câu vô duyên như trước. Lần nào tới chơi, tôi cũng gặp Linh đang ngủ đến giữa trưa vẫn không muốn dậy, chẳng nấu ăn chờ bạn trai đi làm về nên hẳn anh Hải không vui, thêm áp lực công việc vào nữa chắc sẽ rất buồn. Và tôi cũng không hiểu vì sao Linh lại thay đổi nhanh như thế.
Ngày còn ở quê, lần nào bị đến tháng, Linh cũng chạy sang nhà giúp tôi giặt quần áo hay nấu cơm mà chỉ phàn nàn, bắt phạt bâng quơu:” Đan! Mày không làm được việc nặng thì tiện tay chép bài tập văn giùm chị luôn”. Hay lần nào có giỗ họ, Linh đều được giao trách nhiệm xào hoặc nấu một vài món ăn mà chỉ tự tay cô ấy làm mới ngon miệng. Tôi sẽ nói chuyện với Linh để tình yêu của họ được hâm nóng, hạnh phúc, vui cười như ngày xưa.
Khi về phòng trọ, Linh đã dậy và ra khỏi phòng từ bao giờ. Tôi điện thoại thì biết Linh ở hẻm trên đang gội đầu và sơn móng chân. Tôi bảo sẽ nấu cơm và hối thúc Linh đi nhanh về còn ăn trưa, anh Hải cũng đang chờ. Linh trả lời cụt lủn:” Thì phải xong mới về được chứ. Đói thì cứ ăn trước”. Anh Hải cười nhạt rồi cũng cất đồ, vui vẻ giúp tôi nấu các món ăn.
- Anh rất muốn Linh giống em, nấu ăn ngon như em. Anh phát ngấy mì tôm hay thức ăn ở ngoài nhà hàng lắm rồi.
- Chắc đang kì thi nên chị Linh học khuya, rồi công việc Đoàn ở trường khiến người nó mệt mỏi không kịp nấu ăn thôi. Để chiều nay rảnh rỗi, em với nó tâm sự, nó mà trổ tài vào bếp thì em còn phải thua xa ý chứ. Thật đấy. – Tôi lấp liếm.
- Ừ! Anh luôn ước có bữa cơm gia đình sau mỗi ngày làm việc căng thẳng lắm chứ. Nhưng có lẽ, Linh quá bận để làm những việc đó, cách thể hiện tình yêu của Linh không giống em. Linh quá bận để chăm sóc cho anh, để thương anh.
Tôi nhìn anh, hiểu được cái ước muốn nhỏ bé mà có ý nghĩa lớn lao vô vàn trong đôi mắt của người đàn ông như anh Hải cần, nhưng điều đó lại quá khó đối với Linh. Linh có thể rút thời gian đi chơi với bạn bè, thời gian làm đẹp lại… thì chắc chắn anh Hải sẽ là người đàn ông thành đạt trong công việc và hạnh phúc với tổ ấm của mình. Sẽ là căn phòng đầy đủ tiện nghi, với bữa cơm nóng hổi, và tiếng cười rộn rã. Sẽ là trai tài, gái sắc khiến nhiều người dòm ngó, thầm ghen.
Tôi đành kể chuyện hài, hát vu vơ cho anh nghe để xua đi cái bầu không khí ảm đạm, đầy nóng nực. Anh Hải nhặt rau, cũng hát với tôi, những câu ca chẳng đầy đủ rồi cùng cười phá. Không khí căn phòng bếp vui rộn hẳn. Tôi thấy má mình ran rát đỏ, còn anh Hải thì cười rất tươi. Tôi vô tư để anh Hải nhặt lá rau dính trên mặt mình mà cả hai cùng vô tình quên mất sự hiện diện của Linh đang đứng trước cửa nhà.
- Hai người cười nói vui vẻ quá à. Cho em chen ở giữa chung đi.
Tôi lúng túng tránh cái nhìn của Diệu Linh và đẩy bàn tay anh Hải đang đặt nguyên trên bầu má mình ra.
- Anh Hải nấu nhiều món ăn cho chị Linh lắm. Đừng hiểu nhầm, lá rau dính trên mặt của em thôi.
- Ủa, Linh nhớ là Linh có nói gì đâu mà sao Đan vội giải thích thế nhỉ. Có tật thì giật mình thôi.
- Thôi đi. Về trễ có cơm ăn thay mì tôm là được rồi. Một vừa hai phải thôi chứ.
Anh Hải nóng giận, Linh nhìn tôi cáu bẳn, tôi im lặng gắp thức ăn ra đĩa, múc canh ra tô và bưng ra ngoài bàn ăn. Đủ các món bày ra trước mặt nhưng dường như ai cũng không hào hứng dưới sự chào mời của những làn khói nghi ngút thơm nồng. Bữa cơm này khác với bữa cơm trước, ai cũng ăn rất ít, không khí nóng nực thêm im lìm khiến căn phòng càng bức bối, chật chội.
Tôi xin phép về sớm, chẳng cần biết Linh đang muốn nhờ vả việc gì nữa. Linh cũng không gọi lại, khóa cửa phòng trọ vì bận đi mua đồ với bạn cùng lớp. Anh Hải cũng đi làm luôn sau đó. Tôi nhắn tin xin lỗi Linh vì sự việc lúc trưa nhưng không có hồi đáp. Anh Hải nhắn tin nói xin lỗi tôi vì khiến tôi không vui. Tôi cũng xin lỗi anh vì mình mà làm hai người cãi vã.
Nửa đêm, tin nhắn từ Diệu Linh gửi tới làm tôi tỉnh giấc:” Em Cám Đan. Em nhớ câu chuyện cổ tích Tấm Cám chứ. Chị Tấm nhắn nhủ rằng:” Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra…” Em nhớ không em?”.
Sống lưng tôi lạnh toát. Mồ hôi chảy mướt hai bàn tay tôi. Tôi không muốn giữa cả ba chúng tôi xảy ra mâu thuẫn như thế.
Đó chỉ là một sự hiểu nhầm.
Suốt ba ngày, ngoài giờ lên lớp thì tôi gần như ở chỗ làm thêm. Tôi làm tăng ca, tôi giúp chị tạp vụ rửa chén hay lau sàn nhà, tôi giúp anh quản lý điểm danh những nhân viên khác đi làm trễ… Tôi làm bất kể công việc gì, miễn là khi về đến phòng trọ, tôi có thể ghìm mình vào giấc ngủ ngay lập tức.
Diệu Linh nhắn tin nói tôi qua phòng trọ chơi và có việc cần giúp. Tôi cũng muốn thoát khỏi căn phòng tù túng của mình, lững thững đạp xe đạp suốt hai tiếng đồng hồ từ quận Thủ Đức lên quận Phú Nhuận chơi. Vừa xuống xe đạp thì tôi cũng bắt gặp anh Hải mới đi làm về. Ngó vào phòng, Linh vẫn còn đang ngủ. Anh Hải thở dài, lắc đầu rồi chân mày nhíu lại. Tôi không biết anh ấy nghĩ gì, chỉ biết là anh đang có vẻ khó chịu. Anh muốn tôi gửi xe đạp và cùng anh ra chợ mua đồ ăn về tự tay nấu nướng, thay vì chờ Linh ngủ dậy thì chỉ có nước ăn mì tôm. Tôi thấy lí do anh Hải đưa ra cũng hoàn toàn hợp lý nên gật đầu ngay, chẳng do dự gì.
Lần đầu tiên, tôi được ngồi trên chiếc xe tay ga và sau lưng của một người đàn ông. Xe ga êm như gió, khác hẳn với chiếc xe số cũ của bố, vừa đi vừa kêu cọc cạch. Thỉnh thoảng, tôi thấy anh Hải chỉnh chiếc gương chiếu ở phía trước, tôi có thể thấy trọn khuôn mặt của mình và đáp lại bằng nụ cười rất tươi. Anh ấy cũng cười, nụ cười rất đẹp và hiếm thấy trên khuôn mặt chữ điền của một người làm ăn kinh tế.
- Anh và Linh hay đi chợ nấu ăn không? -Tôi loay hoay vừa chọn rau xà lách vừa hỏi nhưng anh Hải chỉ cười mỉm, lắc đầu nhìn tôi. – Ý em là, em thấy anh rất biết chọn đồ tươi, đồ ngon, nên em nghĩ anh và Linh rất hạnh phúc. Điều đó, em mừng cho Linh và thấy mình hơi ghen một chút. – Tôi nháy mắt, tiếp lời để tự bào chữa cho mình.
- Không. Cuối tuần rảnh, anh thường đưa má đi chợ mua đồ ăn. Nên biết chút đỉnh. Mà em mới khéo chọn đó nha. Anh ghen tỵ với thằng Nam thì có. Anh nói thật đấy, Di Đan à.
Tôi biết ý nên không hỏi những câu vô duyên như trước. Lần nào tới chơi, tôi cũng gặp Linh đang ngủ đến giữa trưa vẫn không muốn dậy, chẳng nấu ăn chờ bạn trai đi làm về nên hẳn anh Hải không vui, thêm áp lực công việc vào nữa chắc sẽ rất buồn. Và tôi cũng không hiểu vì sao Linh lại thay đổi nhanh như thế.
Ngày còn ở quê, lần nào bị đến tháng, Linh cũng chạy sang nhà giúp tôi giặt quần áo hay nấu cơm mà chỉ phàn nàn, bắt phạt bâng quơu:” Đan! Mày không làm được việc nặng thì tiện tay chép bài tập văn giùm chị luôn”. Hay lần nào có giỗ họ, Linh đều được giao trách nhiệm xào hoặc nấu một vài món ăn mà chỉ tự tay cô ấy làm mới ngon miệng. Tôi sẽ nói chuyện với Linh để tình yêu của họ được hâm nóng, hạnh phúc, vui cười như ngày xưa.
Khi về phòng trọ, Linh đã dậy và ra khỏi phòng từ bao giờ. Tôi điện thoại thì biết Linh ở hẻm trên đang gội đầu và sơn móng chân. Tôi bảo sẽ nấu cơm và hối thúc Linh đi nhanh về còn ăn trưa, anh Hải cũng đang chờ. Linh trả lời cụt lủn:” Thì phải xong mới về được chứ. Đói thì cứ ăn trước”. Anh Hải cười nhạt rồi cũng cất đồ, vui vẻ giúp tôi nấu các món ăn.
- Anh rất muốn Linh giống em, nấu ăn ngon như em. Anh phát ngấy mì tôm hay thức ăn ở ngoài nhà hàng lắm rồi.
- Chắc đang kì thi nên chị Linh học khuya, rồi công việc Đoàn ở trường khiến người nó mệt mỏi không kịp nấu ăn thôi. Để chiều nay rảnh rỗi, em với nó tâm sự, nó mà trổ tài vào bếp thì em còn phải thua xa ý chứ. Thật đấy. – Tôi lấp liếm.
- Ừ! Anh luôn ước có bữa cơm gia đình sau mỗi ngày làm việc căng thẳng lắm chứ. Nhưng có lẽ, Linh quá bận để làm những việc đó, cách thể hiện tình yêu của Linh không giống em. Linh quá bận để chăm sóc cho anh, để thương anh.
Tôi nhìn anh, hiểu được cái ước muốn nhỏ bé mà có ý nghĩa lớn lao vô vàn trong đôi mắt của người đàn ông như anh Hải cần, nhưng điều đó lại quá khó đối với Linh. Linh có thể rút thời gian đi chơi với bạn bè, thời gian làm đẹp lại… thì chắc chắn anh Hải sẽ là người đàn ông thành đạt trong công việc và hạnh phúc với tổ ấm của mình. Sẽ là căn phòng đầy đủ tiện nghi, với bữa cơm nóng hổi, và tiếng cười rộn rã. Sẽ là trai tài, gái sắc khiến nhiều người dòm ngó, thầm ghen.
Tôi đành kể chuyện hài, hát vu vơ cho anh nghe để xua đi cái bầu không khí ảm đạm, đầy nóng nực. Anh Hải nhặt rau, cũng hát với tôi, những câu ca chẳng đầy đủ rồi cùng cười phá. Không khí căn phòng bếp vui rộn hẳn. Tôi thấy má mình ran rát đỏ, còn anh Hải thì cười rất tươi. Tôi vô tư để anh Hải nhặt lá rau dính trên mặt mình mà cả hai cùng vô tình quên mất sự hiện diện của Linh đang đứng trước cửa nhà.
- Hai người cười nói vui vẻ quá à. Cho em chen ở giữa chung đi.
Tôi lúng túng tránh cái nhìn của Diệu Linh và đẩy bàn tay anh Hải đang đặt nguyên trên bầu má mình ra.
- Anh Hải nấu nhiều món ăn cho chị Linh lắm. Đừng hiểu nhầm, lá rau dính trên mặt của em thôi.
- Ủa, Linh nhớ là Linh có nói gì đâu mà sao Đan vội giải thích thế nhỉ. Có tật thì giật mình thôi.
- Thôi đi. Về trễ có cơm ăn thay mì tôm là được rồi. Một vừa hai phải thôi chứ.
Anh Hải nóng giận, Linh nhìn tôi cáu bẳn, tôi im lặng gắp thức ăn ra đĩa, múc canh ra tô và bưng ra ngoài bàn ăn. Đủ các món bày ra trước mặt nhưng dường như ai cũng không hào hứng dưới sự chào mời của những làn khói nghi ngút thơm nồng. Bữa cơm này khác với bữa cơm trước, ai cũng ăn rất ít, không khí nóng nực thêm im lìm khiến căn phòng càng bức bối, chật chội.
Tôi xin phép về sớm, chẳng cần biết Linh đang muốn nhờ vả việc gì nữa. Linh cũng không gọi lại, khóa cửa phòng trọ vì bận đi mua đồ với bạn cùng lớp. Anh Hải cũng đi làm luôn sau đó. Tôi nhắn tin xin lỗi Linh vì sự việc lúc trưa nhưng không có hồi đáp. Anh Hải nhắn tin nói xin lỗi tôi vì khiến tôi không vui. Tôi cũng xin lỗi anh vì mình mà làm hai người cãi vã.
Nửa đêm, tin nhắn từ Diệu Linh gửi tới làm tôi tỉnh giấc:” Em Cám Đan. Em nhớ câu chuyện cổ tích Tấm Cám chứ. Chị Tấm nhắn nhủ rằng:” Lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra…” Em nhớ không em?”.
Sống lưng tôi lạnh toát. Mồ hôi chảy mướt hai bàn tay tôi. Tôi không muốn giữa cả ba chúng tôi xảy ra mâu thuẫn như thế.
Đó chỉ là một sự hiểu nhầm.
/30
|