Đường lên núi tuy đông nghịt người, nhưng nhờ có bọn thủ hạ của Giang Thừa Phong cầm cờ hiệu đi trước mở đường nên mọi người cũng không phải chen lấn gì, có thể dễ dàng tiến thẳng lên núi. Trên núi tuy không đông đúc bằng dưới núi, nhưng số du khách cũng phải đến vài nghìn, người người chen chân đông nghịt. Và nơi đông đảo nhất chính là bình đài ở khu trung tâm sân lễ.
Đông phương Bá chủ thấy hầu hết mọi người đều vây quanh nơi đó, tiếng bàn tán râm ran, nhưng cũng không quá ồn ào, liền hỏi :
- Ở đó có chuyện chi thế nhỉ ?
Giang Thừa Phong nhìn một lúc, rồi đáp :
- Cứ theo chương trình thì lúc này đang có cuộc bình văn luận phú giữa các danh nho. Theo như Tiêu huynh cho biết thì cả mấy vị túc nho dưới trướng Tiêu huynh ở Quan Ngoại cũng có tham gia.
Vốn là người hiếu văn, Nam phương Bá chủ Dương Lâm liền nói :
- Chúng ta hãy đến đó xem thử.
Vừa nói xong là đã rảo bước đi ngay đến đó, rẽ đám đông tiến sâu vào. Đông phương Bá chủ lắc đầu, nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay Giang Thừa Phong, dắt chàng đi theo. Hai vị còn lại cũng phải nối gót theo sau. Giang Thừa Phong khẽ vẫy tay cho phép bốn tên thủ hạ đã đưa chàng lên đây được lui về.
Xung quanh bình đài có đến hàng nghìn người tụ họp. Nhưng mọi người thấy bọn Giang Thừa Phong có phong thái đường bệ, y phục hoa lệ, đầy vẻ tôn quý nên không dám cản trở, vội vã nhường lối cho bọn họ đi qua.
Tiến gần vào trong, bọn họ mới thấy trên bình đài có hai văn nhân đang tranh luận khá gay gắt. Một lão nhân gầy gò, da ngăm đen, tuổi quá lục tuần, vận y phục văn nhân màu lam nhạt đang đối diện với một trung niên văn sĩ y phục sang trọng, dáng vẻ phương phi béo tốt. Nhận ra lão nhân kia là ai, Đông phương Bá chủ cười nói :
- Tiêu lão nhi cho cả chưởng môn Hạc Bút Môn đăng đài nữa ư.
Thì ra lão nhân gầy gò kia chính là Hắc Hạc Tử Tư Đồ Sang, chưởng môn phái Hạc Bút Môn ở Quan Đông, dưới quyền quản trị của Bắc phương Bá chủ. Lúc này, trung niên văn sĩ đang nói oang oang :
- Khổng tử dạy rằng : Di bất khả loạn Hoa. Từ sau khi nhà Tấn suy vong, thì đã xảy ra đại nạn Ngũ Hồ loạn Hoa, bọn rợ phương Bắc vượt Trường Thành tiến vào Trung Nguyên. Tuy bọn chúng đã làm loạn Trung Nguyên một thời gian, nhưng rồi cũng bị diệt vong, chẳng những mất nước mà bị mất gốc luôn. Sau này Kim, Liêu cũng thế. Tựu trung, bọn man di chẳng thể nào làm loạn Hoa Hạ được. Người man di chẳng thể nào hơn được người Trung Nguyên chúng ta.
Dường như đôi bên đang tranh luận thì gã kia khinh thường Hắc Hạc Tử là bọn man di phương bắc nên đưa ra trường thiên đại luận kia, khiến lão ta lộ vẻ tức khí, mặt đỏ tía tai, gằn giọng hỏi :
- Ngươi ám chỉ người Quan Đông chúng ta là man di phải không ?
Trung niên văn sĩ cao giọng đáp :
- Không phải ta muốn ám chỉ mà Khổng phu tử đã dạy thế. Lời Thánh nhân đã dạy thì chắc chắn phải thế.
Những người bàng quan đều gật gù khen phải. Hắc Hạc Tử càng thêm tức giận, giậm chân tức tối, nhưng không thể đưa ra được lý lẽ nào để phản bác một luận điệu được gọi là lời dạy của Thánh nhân, mà quả thật đó đúng là lời nói của Khổng tử, thủy tổ của nho gia, mà lão cũng là một thành phần.
Dưới này, Miêu Cương Bá chủ cũng cười nhạt nói :
- Tên này quả là lớn lối. Theo như lời hắn thì ta cũng là man di hay sao ?
Thấy Hắc Hạc Tử không phương phản bác, Giang Thừa Phong vốn thân thiết với Tiêu Bá chủ, liền cao giọng nói :
- Theo lời túc hạ thì Hoa Hạ chính là trung tâm của thiên hạ, phải vậy không ?
Gã trung niên văn sĩ nhìn xuống, thấy người hỏi là một chàng thiếu niên công tử uy nghi đường bệ, quý phái vương giả, không dám thất lễ, liền vòng tay nói :
- Đúng thế đấy ạ.
Giang Thừa Phong lại hỏi :
- Thế nào gọi là Hoa Hạ, mong túc hạ luận giải rõ hơn ?
Vốn đã đọc thông cả Tứ Thư, Ngũ Kinh, Bách gia chư tử, lại nghe chàng hỏi đúng vào sở trường, gã ta hứng chí, cố lấy vẻ trang nghiêm, cao giọng nói :
- Thưa công tử cùng mọi người. Nguyên từ thời thượng cổ, tộc Hoa chúng ta đã cư trú quanh vùng lưu vực Hoàng Hà. Còn bốn phương là các tộc khác. Vì là giống dân có lễ nghĩa, chúng ta tự xưng là Hoa Hạ. Chữ Hoa Hạ được giải thích trong Tả truyện : miện phục thái chương viết Hoa, đại quốc viết Hạ. Như vậy, Trung Nguyên là Hoa Hạ, các tộc xung quanh phải theo gió mà quy phục. Chu Lễ, thiên Vương chế viết :
Đông phương viết Di,
Tây phương viết Nhung,
Nam phương viết Man,
Bắc phương viết Địch.
Di, Nhung, Man Địch gọi chung là Tứ di, đều phải thần phục Hoa Hạ, hướng về Trung Nguyên mà triều bái.”
Luận điệu này đã động chạm đến mấy người, bởi Đông phương, Tây phương, Nam phương cũng có thể được hiểu là Đông phương Bá chủ, Tây phương Bá chủ, Nam phương Bá chủ. Đông phương Bá chủ nhìn Giang Thừa Phong hỏi :
- Sao Lân đệ lại tạo cơ hội cho gã nhục mạ chúng ta ?
Như đã có chủ kiến, Giang Thừa Phong vẫn tươi cười, hỏi tiếp :
- Vậy ra Tứ Di đều phải thần phục Hoa Hạ ?
Gã văn sĩ trung niên vội đỡ lời :
- Không chỉ có thế đâu ạ. Hoa Hạ là trung tâm của thiên hạ, vạn quốc đều phải quy phục Hoa Hạ. Cho nên chúng ta rất vinh dự đã được làm người Hoa Hạ, là những người văn minh nhất thiên hạ.
Khách quan vỗ tay tán thưởng, vì bọn họ ai cũng xem mình là người Hoa Hạ, chỉ có một số người không phải là người Trung Nguyên mới lộ vẻ tức giận, trong số đó đương nhiên có Hắc Hạc Tử. Lão đã biết Giang Thừa Phong là ai, nên nhìn chàng ngạc nhiên, không hiểu sao chàng lại theo phe gã kia.
Giang Thừa Phong lại nói :
- Túc hạ hãy giải thích nghĩa Thiên Hạ đi. Cổ thư giải thích thế nào ?
Gã kia liền nói :
- Thưa công tử. Kinh Thư, thiên Thái Thệ viết : trời sinh ra dân, đặt ra vua, đặt ra thầy, đều là để giúp Thượng đế vỗ yên dân thiên hạ. Tả truyện cũng viết : làm chủ thiên hạ là trời, nối trời cai trị thiên hạ là vua. Kinh Thư, thiên Vũ Cống gọi thế giới ta ở là thiên hạ. Thiên hạ chia làm chín châu. Đất đai trong thiên hạ chia làm năm cõi, gọi là Ngũ phục, ở giữa là kinh thành. Vậy nên, kinh thành, nơi Thiên Tử trị vì chính là trung tâm của thiên hạ.
Khách quan lại ồ lên tán thưởng những hiểu biết sâu rộng của gã, khiến gã càng thêm hứng chí, lấy hơi nói tiếp :
- Mạnh tử, thiên Ly Lâu viết : thiên hạ là quốc gia. Gốc của thiên hạ là ở quốc. Gốc của quốc là ở gia. Thế cho nên suốt hàng nghìn năm qua, trải Tam hoàng, Ngũ đế, khắp thiên hạ đều nhớ nằm lòng, vạn quốc đều hướng về Hoa Hạ. “Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ. Xuất thổ chi tân, mạc phi vương thần” (khắp thiên hạ, không đâu là đất của vua, tất cả dân trong thiên hạ đều là thần tử của vua). Kinh Thư, thiên Quán Thích từng thuật lời của Chu công rằng : ta muốn hoàn thành công nghiệp của Văn Vương mãi mà không nản. Công nghiệp đó là che chở khắp cho dân, mang đức tới tận góc biển chân trời, không đâu là không thần phục. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên thuật lời thừa tướng Lý Tư nói với Tần Thủy Hoàng : ngày xưa đất Tần chẳng qua nghìn dặm, nay nhờ bệ hạ anh linh sáng suốt, nên bình định được bốn biển, đuổi được man di, mặt trời mặt trăng chiếu đến đâu là nơi ấy phải quy phục.
Mọi người lại một lần nữa tán thưởng. Vẻ mặt của mấy vị Bá chủ lại càng khó coi. Riêng Giang Thừa Phong vẫn cứ mỉm cười. Gã trung niên văn sĩ chắp tay vái tạ mọi người đã cổ vũ, rồi hướng về Giang Thừa Phong hỏi :
- Công tử còn điều chi thắc mắc nữa không ?
Gã thấy chàng tạo điều kiện cho gã thi thố sở học nên đối với chàng rất mực tôn kính. Thấy gã tuy sắc diện vui vẻ nhưng hơi thở đã hào hển, ra chiều mệt mỏi, nói nữa tất sẽ lẫn, chàng liền mỉm cười nói :
- Túc hạ hãy giảng thêm về Ngũ phục.
Gã hứng khởi nói tiếp :
- Sách Thuyết văn giải tự lại nói : xét cổ thời, bờ cõi thuộc nội canh, đô ở trong giao, chỗ chư hầu được thực ấp gọi là quốc. Đất đai trong thiên hạ chia làm năm cõi, gọi là Ngũ phục, ở giữa là kinh thành. Tiếp với bốn phía Đông Tây Nam Bắc của kinh thành năm trăm dặm là cõi Điện phục. Phía trong Điện phục là Giao. Phía trong Giao một trăm dặm là Quốc. Trong Quốc có thành gọi là Đô. Đô là nơi Thiên Tử trị vì. Cõi thứ hai là Hầu phục, ở bên ngoài, cách Điện phục năm trăm dặm. Trong Hầu phục thì cách Điện phục một trăm dặm là thái ấp phong cho các khanh đại phu, xa hơn hai trăm dặm là thái ấp phong cho chư hầu tước Nam, còn lại ba trăm dặm là thái ấp phong cho các chư hầu tước Công, Hầu, Bá, Tử. Ngoài Hầu phục là Tuy phục. Ở cõi Tuy phục, trong ba trăm dặm là nơi truyền bá văn chương, giáo hóa, hai trăm dặm ngoài là nơi tổ chức võ bị bảo vệ nước. Ngoài cõi Tuy phục là Yêu phục. Trong ba trăm dặm là cho rợ Đông Di. Ngoài hai trăm dặm là nơi đày những kẻ có tội. Cõi cuối cùng là Hoang phục, cũng cách Yêu phục năm trăm dặm. Trong ba trăm dặm dành cho rợ Nam Man, ngoài hai trăm dặm để đày những kẻ có tội nặng. Như vậy, khắp thiên hạ đều thuộc về Hoa Hạ. Hay nói cách khác, Hoa Hạ thống lĩnh cả thiên hạ.
Giang Thừa Phong mỉm cười nói :
- Túc hạ thật biết nhiều hiểu rộng.
Gã ta thích chí cả cười, vòng tay vái dài, nói :
- Công tử quá khen.
Chàng bỗng hỏi :
- Từ Lạc Dương đến Khúc Phụ khoảng bao nhiêu dặm ?
Gã ta ngớ người, không hiểu sao chàng lại hỏi một câu lạ lùng như thế, nhưng lại nghĩ rằng chàng đang thử tài gã, liền lẩm nhẩm suy nghĩ, rồi đáp :
- Chắc không dưới năm nghìn dặm.
Giang Thừa Phong mỉm cười nói :
- Theo lời túc hạ, kể từ Yêu phục, cách kinh thành một nghìn năm trăm dặm đã là cõi rợ. Mà thuở bấy giờ, trong hai kinh, không kể Tây Kinh Trường An thì Đông Kinh Lạc Dương cũng đã cách xa Khúc Phụ, quê hương Khổng phu tử đến hơn năm nghìn dặm. Vậy ra Khổng phu tử cũng là rợ ư ? Mà không hiểu Khổng phu tử là rợ nào trong Tứ Di ? Túc hạ có thể cho ta biết được không ?
Gã ta ngớ người luống cuống, giờ mới biết đã rơi vào bẫy của chàng, đành đứng sượng trân. Trong khi khách quan ồ lên tán thưởng chàng và các vị Bá chủ cả cười, lộ vẻ hài lòng thích thú. Chàng lại nói tiếp :
- Từ Lạc Dương đến Bắc Bình, nơi ngự của Minh đế còn xa hơn nữa. Vậy chẳng lẽ Minh đế cũng là rợ ? Mà là rợ nào kia ?
Khách quan lại ồ lên kinh hãi trước luận điểm này, còn đang ngơ ngác không biết thế nào thì gã văn sĩ trung niên chợt biến sắc mặt, cặp mắt đảo quanh như muốn tìm cách ứng phó. Giang Thừa Phong lại còn bồi thêm :
- Theo như túc hạ đã luận thì Tứ Xuyên cũng là cõi rợ, và được gọi là Nhung Khuyển. Vậy chẳng lẽ mọi người ở đây đều là Nhung Khuyển cả sao ? Ta không tin có chuyện đó đâu ?
Đến lúc này thì mọi người dưới đài không còn yên lặng được nữa. Ai nấy đều nhao nhao chưởi mắng gã ta, lôi cả mười tám đời tổ tông của gã ra thống mạ, bởi không ai chịu nhận mình là Nhung Khuyển cả. Thậm chí, có người chưởi mắng chưa hả còn lấy đá ném gã ta nữa. Hắc Hạc Tử phải nhảy vội xuống đài để tránh bị lụy oan và chẳng mấy chốc là trên đài đầy đá sỏi.
Mọi người thi nhau kẻ chưởi mắng người ném đá. Hàng nghìn cái miệng không ngớt tuôn ra đủ mọi lời mắng chưởi tệ hại nhất dành cho gã kia. Quang cảnh ồn ào hỗn loạn không sao ngăn nổi.
Cả cục trường náo động.
Đương nhiên, gã ta cũng biết tình thế bất diệu nên đã vội vã phi thân chạy trốn. Tuy gã vận y phục theo lối văn nhân, nhưng khinh công không phải tầm thường, chứng tỏ đã dày công tu tập, và cũng là một nhân vật thuộc giới giang hồ. Nhưng chưa hiểu gã thuộc phe phái nào.
Chỉ tiếc một điều là số mạng của gã hôm nay không được may mắn, đã gặp phải đại cao thủ như Giang Thừa Phong. Chàng chỉ khẽ vẫy tay là gã ta đang lao đi chợt hự lên một tiếng, mất hết sức lực, rơi thẳng xuống giữa đám đông.
Đám đông đang lúc phẫn nộ, thấy đối tượng rơi xuống liền lập tức lao vào đấm đá, chẳng mấy chốc là gã đã đoạn khí, thi thể tơi tả bầy nhầy máu thịt. Đến lúc ấy mọi người mới chịu dừng tay.
Giang Thừa Phong cùng mấy vị Bá chủ tiến đến chỗ thi thể gã. Nhìn thấy thảm trạng thi thể, Nam phương Bá chủ cau mày nói :
- Gã này chết thật thê thảm. Thật tội nghiệp.
Đông phương Bá chủ nói :
- Gã này dám công khai khiêu khích Tiêu lão nhi, không chết cách này thì cũng chết cách khác thôi.
Miêu Cương Bá chủ Triển Quân lạnh lùng nói :
- Không chỉ riêng Tiêu huynh. Ngay tiểu đệ đây cũng muốn cho độc xà đớp hắn một cái. Gã này không hiểu đã ăn gan hùm mật gấu gì mà lại dám công nhiên thốt ra những lời khiêu khích đó.
Mặc cho mọi người bàn luận, Giang Thừa Phong lặng lẽ cúi xuống xem xét thi thể. Chàng mò mẫm trong miệng tử thi, lát sau lôi ra một viên sáp nhỏ. Mấy vị Bá chủ đương nhiên rất biết nó là vật gì rồi, thảy đều kinh ngạc, trố mắt nhìn chàng dò hỏi. Bọn họ đều nghĩ rằng chàng chắc biết lai lịch gã ta.
Nhưng chàng lại không giải thích, cất kỹ viên sáp, rồi từ từ đứng dậy, đưa mắt nhìn khắp toàn trường, nghiêm giọng tuyên bố :
- Gã này đã tự sát bằng độc dược.
Đám đông thở phào nhẹ nhõm, lũ lượt giải tán, mang theo lời đồn đãi về vị công tử tài hoa xuất chúng, uyên bác tuyệt luân. Mọi người kéo nhau đi sang các chỗ vui chơi, bởi cuộc bình văn vì chuyện này mà đã kết thúc.
Hắc Hạc Tử đương nhiên đã nhìn ra Giang Thừa Phong từ nãy, giờ mới nhận biết các vị Bá chủ, liền vội tiến đến vấn an, dâng lời chúc tụng. Lão đã từng tham dự Phong Thiền Đại Hội, được gặp đủ cả Bát phương Bá chủ, dù sự việc đã trải qua gần hai chục năm mà dung diện các vị Bá chủ vẫn không mấy thay đổi nên lão đã nhận ra rất dễ dàng. Đoạn lão lại vái tạ Giang Thừa Phong vì chàng đã giúp lão giải vây, lấy lại danh dự cho người phương Bắc và cho gã kia một bài học thích đáng.
Hắc Hạc Tử dù là chưởng môn một võ phái trong giang hồ, nhưng xuất thân là một văn nhân nên nói năng chúc tụng dài dòng văn vẻ, và Giang Thừa Phong cũng đáp lễ bằng lời lẽ khách sáo. Đông phương Bá chủ nóng lòng muốn hỏi chàng về lai lịch gã kia, không chờ được nữa liền hỏi xen vào :
- Lân đệ nhận ra lai lịch gã này chăng ?
Giang Thừa Phong ngần ngừ chưa đáp thì Miêu Cương Bá chủ lại nói tiếp :
- Huynh đệ hãy mau nói đi. Sự việc này ta không thể nuốt trôi được. Xem chừng gã này chỉ là một tên thuộc hạ. Dù gã đã chết rồi nhưng ta cũng muốn tìm tên chủ sử để cho hắn một bài học.
Giang Thừa Phong ngẫm nghĩ giây lát, mới nói :
- Tiểu đệ chỉ suy đoán chứ chưa chắc chắn. Ở đây nói chuyện không tiện. Chúng ta hãy vào trong vấn an Linh Huyền sư bá rồi sẽ bàn tiếp.
Mọi người đồng ý, rời cục trường đi vào nội điện, rồi theo chân mấy đạo nhân đến nơi tĩnh tu của Linh Huyền Thượng Nhân, Huyền Đô Quan chủ.
Ở Huyền Đô Bát Cảnh Cung cũng như tất cả các đạo quán trực thuộc đều có một tòa đạo am nơi hậu viện, được dựng bằng trúc, tinh khiết thanh nhã. Đấy là nơi dành cho Huyền Đô Quan chủ tĩnh tu mỗi khi quang lâm, và ngày thường thì vị quan chủ tại đấy sẽ đích thân chăm lo gìn giữ, xem đấy là thánh địa.
Lúc này, Giang Thừa Phong ung dung đi cùng bốn vị Bá chủ qua các dãy đạo xá và khu vườn rộng, đến một khoảng rừng trúc phía hậu sơn. Thấp thoáng xa xa có bóng đạo am. Quang cảnh thanh thoát tĩnh lặng.
Trước cửa đạo am, Thanh Dương Cung chủ Thông Tâm Tử, cao đồ của Huyền Đô Quan chủ đang nghiêm cẩn chờ đón. Mọi người tươi cười đáp lễ, rồi theo lão bước vào bên trong.
Tòa đạo am này vô cùng tinh khiết thanh nhã, hương trầm thoang thoảng. Cuối phòng có một sập gỗ, trên đó là một đạo nhân, tuổi đã hơn trăm, râu tóc bạc phơ, tướng mạo hiền hòa, tiên phong đạo cốt. Lão đạo trưởng có đầy đủ mọi phong thái của bậc tiên nhân. Mọi người đều sinh lòng kính ngưỡng, vội tiến tới chắp tay vái dài, dâng lời vấn an. Đủ lễ số, mọi người chắp tay đứng hầu bên cạnh sập.
Đông phương bá chủ bỗng đưa tay chỉ Giang Thừa Phong, tươi cười nói :
- Sư bá. Đây là Hà Lân, đệ đệ của tiểu điệt.
Vừa nói lão vừa nhìn chàng nháy mắt, rồi bảo :
- Lân đệ. Hãy mau thỉnh an sư bá đi nào.
Chàng khẽ mỉm cười, chắp tay nói :
- Tiểu điệt xin thỉnh an sư bá.
Thanh Dương Cung chủ Thông Tâm Tử kinh ngạc nhìn chàng sửng sốt. Linh Huyền Thượng Nhân cũng nhìn chàng, rồi mỉm cười nói :
- Hiền điệt thật tốt phúc. Mà Hà gia cũng tốt phúc. Chúc mừng Hà gia có thêm một anh tài như hiền điệt.
Thượng Nhân dùng từ “có thêm” tức là đã đoán ra phần nào chân tướng sự việc. Giang Thừa Phong cũng tươi cười vòng tay vái tạ. Trong khi đó, Thông Tâm Tử vẫn chưa hiểu ra duyên cớ, ngơ ngác hỏi :
- Công tử đây là Hà công tử chứ không phải là Giang công tử ư ?
Mọi người bật cười. Giang Thừa Phong khẽ mỉm cười. Và cả Linh Huyền Thượng Nhân cũng mỉm cười.
Đông phương Bá chủ thấy hầu hết mọi người đều vây quanh nơi đó, tiếng bàn tán râm ran, nhưng cũng không quá ồn ào, liền hỏi :
- Ở đó có chuyện chi thế nhỉ ?
Giang Thừa Phong nhìn một lúc, rồi đáp :
- Cứ theo chương trình thì lúc này đang có cuộc bình văn luận phú giữa các danh nho. Theo như Tiêu huynh cho biết thì cả mấy vị túc nho dưới trướng Tiêu huynh ở Quan Ngoại cũng có tham gia.
Vốn là người hiếu văn, Nam phương Bá chủ Dương Lâm liền nói :
- Chúng ta hãy đến đó xem thử.
Vừa nói xong là đã rảo bước đi ngay đến đó, rẽ đám đông tiến sâu vào. Đông phương Bá chủ lắc đầu, nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay Giang Thừa Phong, dắt chàng đi theo. Hai vị còn lại cũng phải nối gót theo sau. Giang Thừa Phong khẽ vẫy tay cho phép bốn tên thủ hạ đã đưa chàng lên đây được lui về.
Xung quanh bình đài có đến hàng nghìn người tụ họp. Nhưng mọi người thấy bọn Giang Thừa Phong có phong thái đường bệ, y phục hoa lệ, đầy vẻ tôn quý nên không dám cản trở, vội vã nhường lối cho bọn họ đi qua.
Tiến gần vào trong, bọn họ mới thấy trên bình đài có hai văn nhân đang tranh luận khá gay gắt. Một lão nhân gầy gò, da ngăm đen, tuổi quá lục tuần, vận y phục văn nhân màu lam nhạt đang đối diện với một trung niên văn sĩ y phục sang trọng, dáng vẻ phương phi béo tốt. Nhận ra lão nhân kia là ai, Đông phương Bá chủ cười nói :
- Tiêu lão nhi cho cả chưởng môn Hạc Bút Môn đăng đài nữa ư.
Thì ra lão nhân gầy gò kia chính là Hắc Hạc Tử Tư Đồ Sang, chưởng môn phái Hạc Bút Môn ở Quan Đông, dưới quyền quản trị của Bắc phương Bá chủ. Lúc này, trung niên văn sĩ đang nói oang oang :
- Khổng tử dạy rằng : Di bất khả loạn Hoa. Từ sau khi nhà Tấn suy vong, thì đã xảy ra đại nạn Ngũ Hồ loạn Hoa, bọn rợ phương Bắc vượt Trường Thành tiến vào Trung Nguyên. Tuy bọn chúng đã làm loạn Trung Nguyên một thời gian, nhưng rồi cũng bị diệt vong, chẳng những mất nước mà bị mất gốc luôn. Sau này Kim, Liêu cũng thế. Tựu trung, bọn man di chẳng thể nào làm loạn Hoa Hạ được. Người man di chẳng thể nào hơn được người Trung Nguyên chúng ta.
Dường như đôi bên đang tranh luận thì gã kia khinh thường Hắc Hạc Tử là bọn man di phương bắc nên đưa ra trường thiên đại luận kia, khiến lão ta lộ vẻ tức khí, mặt đỏ tía tai, gằn giọng hỏi :
- Ngươi ám chỉ người Quan Đông chúng ta là man di phải không ?
Trung niên văn sĩ cao giọng đáp :
- Không phải ta muốn ám chỉ mà Khổng phu tử đã dạy thế. Lời Thánh nhân đã dạy thì chắc chắn phải thế.
Những người bàng quan đều gật gù khen phải. Hắc Hạc Tử càng thêm tức giận, giậm chân tức tối, nhưng không thể đưa ra được lý lẽ nào để phản bác một luận điệu được gọi là lời dạy của Thánh nhân, mà quả thật đó đúng là lời nói của Khổng tử, thủy tổ của nho gia, mà lão cũng là một thành phần.
Dưới này, Miêu Cương Bá chủ cũng cười nhạt nói :
- Tên này quả là lớn lối. Theo như lời hắn thì ta cũng là man di hay sao ?
Thấy Hắc Hạc Tử không phương phản bác, Giang Thừa Phong vốn thân thiết với Tiêu Bá chủ, liền cao giọng nói :
- Theo lời túc hạ thì Hoa Hạ chính là trung tâm của thiên hạ, phải vậy không ?
Gã trung niên văn sĩ nhìn xuống, thấy người hỏi là một chàng thiếu niên công tử uy nghi đường bệ, quý phái vương giả, không dám thất lễ, liền vòng tay nói :
- Đúng thế đấy ạ.
Giang Thừa Phong lại hỏi :
- Thế nào gọi là Hoa Hạ, mong túc hạ luận giải rõ hơn ?
Vốn đã đọc thông cả Tứ Thư, Ngũ Kinh, Bách gia chư tử, lại nghe chàng hỏi đúng vào sở trường, gã ta hứng chí, cố lấy vẻ trang nghiêm, cao giọng nói :
- Thưa công tử cùng mọi người. Nguyên từ thời thượng cổ, tộc Hoa chúng ta đã cư trú quanh vùng lưu vực Hoàng Hà. Còn bốn phương là các tộc khác. Vì là giống dân có lễ nghĩa, chúng ta tự xưng là Hoa Hạ. Chữ Hoa Hạ được giải thích trong Tả truyện : miện phục thái chương viết Hoa, đại quốc viết Hạ. Như vậy, Trung Nguyên là Hoa Hạ, các tộc xung quanh phải theo gió mà quy phục. Chu Lễ, thiên Vương chế viết :
Đông phương viết Di,
Tây phương viết Nhung,
Nam phương viết Man,
Bắc phương viết Địch.
Di, Nhung, Man Địch gọi chung là Tứ di, đều phải thần phục Hoa Hạ, hướng về Trung Nguyên mà triều bái.”
Luận điệu này đã động chạm đến mấy người, bởi Đông phương, Tây phương, Nam phương cũng có thể được hiểu là Đông phương Bá chủ, Tây phương Bá chủ, Nam phương Bá chủ. Đông phương Bá chủ nhìn Giang Thừa Phong hỏi :
- Sao Lân đệ lại tạo cơ hội cho gã nhục mạ chúng ta ?
Như đã có chủ kiến, Giang Thừa Phong vẫn tươi cười, hỏi tiếp :
- Vậy ra Tứ Di đều phải thần phục Hoa Hạ ?
Gã văn sĩ trung niên vội đỡ lời :
- Không chỉ có thế đâu ạ. Hoa Hạ là trung tâm của thiên hạ, vạn quốc đều phải quy phục Hoa Hạ. Cho nên chúng ta rất vinh dự đã được làm người Hoa Hạ, là những người văn minh nhất thiên hạ.
Khách quan vỗ tay tán thưởng, vì bọn họ ai cũng xem mình là người Hoa Hạ, chỉ có một số người không phải là người Trung Nguyên mới lộ vẻ tức giận, trong số đó đương nhiên có Hắc Hạc Tử. Lão đã biết Giang Thừa Phong là ai, nên nhìn chàng ngạc nhiên, không hiểu sao chàng lại theo phe gã kia.
Giang Thừa Phong lại nói :
- Túc hạ hãy giải thích nghĩa Thiên Hạ đi. Cổ thư giải thích thế nào ?
Gã kia liền nói :
- Thưa công tử. Kinh Thư, thiên Thái Thệ viết : trời sinh ra dân, đặt ra vua, đặt ra thầy, đều là để giúp Thượng đế vỗ yên dân thiên hạ. Tả truyện cũng viết : làm chủ thiên hạ là trời, nối trời cai trị thiên hạ là vua. Kinh Thư, thiên Vũ Cống gọi thế giới ta ở là thiên hạ. Thiên hạ chia làm chín châu. Đất đai trong thiên hạ chia làm năm cõi, gọi là Ngũ phục, ở giữa là kinh thành. Vậy nên, kinh thành, nơi Thiên Tử trị vì chính là trung tâm của thiên hạ.
Khách quan lại ồ lên tán thưởng những hiểu biết sâu rộng của gã, khiến gã càng thêm hứng chí, lấy hơi nói tiếp :
- Mạnh tử, thiên Ly Lâu viết : thiên hạ là quốc gia. Gốc của thiên hạ là ở quốc. Gốc của quốc là ở gia. Thế cho nên suốt hàng nghìn năm qua, trải Tam hoàng, Ngũ đế, khắp thiên hạ đều nhớ nằm lòng, vạn quốc đều hướng về Hoa Hạ. “Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ. Xuất thổ chi tân, mạc phi vương thần” (khắp thiên hạ, không đâu là đất của vua, tất cả dân trong thiên hạ đều là thần tử của vua). Kinh Thư, thiên Quán Thích từng thuật lời của Chu công rằng : ta muốn hoàn thành công nghiệp của Văn Vương mãi mà không nản. Công nghiệp đó là che chở khắp cho dân, mang đức tới tận góc biển chân trời, không đâu là không thần phục. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên thuật lời thừa tướng Lý Tư nói với Tần Thủy Hoàng : ngày xưa đất Tần chẳng qua nghìn dặm, nay nhờ bệ hạ anh linh sáng suốt, nên bình định được bốn biển, đuổi được man di, mặt trời mặt trăng chiếu đến đâu là nơi ấy phải quy phục.
Mọi người lại một lần nữa tán thưởng. Vẻ mặt của mấy vị Bá chủ lại càng khó coi. Riêng Giang Thừa Phong vẫn cứ mỉm cười. Gã trung niên văn sĩ chắp tay vái tạ mọi người đã cổ vũ, rồi hướng về Giang Thừa Phong hỏi :
- Công tử còn điều chi thắc mắc nữa không ?
Gã thấy chàng tạo điều kiện cho gã thi thố sở học nên đối với chàng rất mực tôn kính. Thấy gã tuy sắc diện vui vẻ nhưng hơi thở đã hào hển, ra chiều mệt mỏi, nói nữa tất sẽ lẫn, chàng liền mỉm cười nói :
- Túc hạ hãy giảng thêm về Ngũ phục.
Gã hứng khởi nói tiếp :
- Sách Thuyết văn giải tự lại nói : xét cổ thời, bờ cõi thuộc nội canh, đô ở trong giao, chỗ chư hầu được thực ấp gọi là quốc. Đất đai trong thiên hạ chia làm năm cõi, gọi là Ngũ phục, ở giữa là kinh thành. Tiếp với bốn phía Đông Tây Nam Bắc của kinh thành năm trăm dặm là cõi Điện phục. Phía trong Điện phục là Giao. Phía trong Giao một trăm dặm là Quốc. Trong Quốc có thành gọi là Đô. Đô là nơi Thiên Tử trị vì. Cõi thứ hai là Hầu phục, ở bên ngoài, cách Điện phục năm trăm dặm. Trong Hầu phục thì cách Điện phục một trăm dặm là thái ấp phong cho các khanh đại phu, xa hơn hai trăm dặm là thái ấp phong cho chư hầu tước Nam, còn lại ba trăm dặm là thái ấp phong cho các chư hầu tước Công, Hầu, Bá, Tử. Ngoài Hầu phục là Tuy phục. Ở cõi Tuy phục, trong ba trăm dặm là nơi truyền bá văn chương, giáo hóa, hai trăm dặm ngoài là nơi tổ chức võ bị bảo vệ nước. Ngoài cõi Tuy phục là Yêu phục. Trong ba trăm dặm là cho rợ Đông Di. Ngoài hai trăm dặm là nơi đày những kẻ có tội. Cõi cuối cùng là Hoang phục, cũng cách Yêu phục năm trăm dặm. Trong ba trăm dặm dành cho rợ Nam Man, ngoài hai trăm dặm để đày những kẻ có tội nặng. Như vậy, khắp thiên hạ đều thuộc về Hoa Hạ. Hay nói cách khác, Hoa Hạ thống lĩnh cả thiên hạ.
Giang Thừa Phong mỉm cười nói :
- Túc hạ thật biết nhiều hiểu rộng.
Gã ta thích chí cả cười, vòng tay vái dài, nói :
- Công tử quá khen.
Chàng bỗng hỏi :
- Từ Lạc Dương đến Khúc Phụ khoảng bao nhiêu dặm ?
Gã ta ngớ người, không hiểu sao chàng lại hỏi một câu lạ lùng như thế, nhưng lại nghĩ rằng chàng đang thử tài gã, liền lẩm nhẩm suy nghĩ, rồi đáp :
- Chắc không dưới năm nghìn dặm.
Giang Thừa Phong mỉm cười nói :
- Theo lời túc hạ, kể từ Yêu phục, cách kinh thành một nghìn năm trăm dặm đã là cõi rợ. Mà thuở bấy giờ, trong hai kinh, không kể Tây Kinh Trường An thì Đông Kinh Lạc Dương cũng đã cách xa Khúc Phụ, quê hương Khổng phu tử đến hơn năm nghìn dặm. Vậy ra Khổng phu tử cũng là rợ ư ? Mà không hiểu Khổng phu tử là rợ nào trong Tứ Di ? Túc hạ có thể cho ta biết được không ?
Gã ta ngớ người luống cuống, giờ mới biết đã rơi vào bẫy của chàng, đành đứng sượng trân. Trong khi khách quan ồ lên tán thưởng chàng và các vị Bá chủ cả cười, lộ vẻ hài lòng thích thú. Chàng lại nói tiếp :
- Từ Lạc Dương đến Bắc Bình, nơi ngự của Minh đế còn xa hơn nữa. Vậy chẳng lẽ Minh đế cũng là rợ ? Mà là rợ nào kia ?
Khách quan lại ồ lên kinh hãi trước luận điểm này, còn đang ngơ ngác không biết thế nào thì gã văn sĩ trung niên chợt biến sắc mặt, cặp mắt đảo quanh như muốn tìm cách ứng phó. Giang Thừa Phong lại còn bồi thêm :
- Theo như túc hạ đã luận thì Tứ Xuyên cũng là cõi rợ, và được gọi là Nhung Khuyển. Vậy chẳng lẽ mọi người ở đây đều là Nhung Khuyển cả sao ? Ta không tin có chuyện đó đâu ?
Đến lúc này thì mọi người dưới đài không còn yên lặng được nữa. Ai nấy đều nhao nhao chưởi mắng gã ta, lôi cả mười tám đời tổ tông của gã ra thống mạ, bởi không ai chịu nhận mình là Nhung Khuyển cả. Thậm chí, có người chưởi mắng chưa hả còn lấy đá ném gã ta nữa. Hắc Hạc Tử phải nhảy vội xuống đài để tránh bị lụy oan và chẳng mấy chốc là trên đài đầy đá sỏi.
Mọi người thi nhau kẻ chưởi mắng người ném đá. Hàng nghìn cái miệng không ngớt tuôn ra đủ mọi lời mắng chưởi tệ hại nhất dành cho gã kia. Quang cảnh ồn ào hỗn loạn không sao ngăn nổi.
Cả cục trường náo động.
Đương nhiên, gã ta cũng biết tình thế bất diệu nên đã vội vã phi thân chạy trốn. Tuy gã vận y phục theo lối văn nhân, nhưng khinh công không phải tầm thường, chứng tỏ đã dày công tu tập, và cũng là một nhân vật thuộc giới giang hồ. Nhưng chưa hiểu gã thuộc phe phái nào.
Chỉ tiếc một điều là số mạng của gã hôm nay không được may mắn, đã gặp phải đại cao thủ như Giang Thừa Phong. Chàng chỉ khẽ vẫy tay là gã ta đang lao đi chợt hự lên một tiếng, mất hết sức lực, rơi thẳng xuống giữa đám đông.
Đám đông đang lúc phẫn nộ, thấy đối tượng rơi xuống liền lập tức lao vào đấm đá, chẳng mấy chốc là gã đã đoạn khí, thi thể tơi tả bầy nhầy máu thịt. Đến lúc ấy mọi người mới chịu dừng tay.
Giang Thừa Phong cùng mấy vị Bá chủ tiến đến chỗ thi thể gã. Nhìn thấy thảm trạng thi thể, Nam phương Bá chủ cau mày nói :
- Gã này chết thật thê thảm. Thật tội nghiệp.
Đông phương Bá chủ nói :
- Gã này dám công khai khiêu khích Tiêu lão nhi, không chết cách này thì cũng chết cách khác thôi.
Miêu Cương Bá chủ Triển Quân lạnh lùng nói :
- Không chỉ riêng Tiêu huynh. Ngay tiểu đệ đây cũng muốn cho độc xà đớp hắn một cái. Gã này không hiểu đã ăn gan hùm mật gấu gì mà lại dám công nhiên thốt ra những lời khiêu khích đó.
Mặc cho mọi người bàn luận, Giang Thừa Phong lặng lẽ cúi xuống xem xét thi thể. Chàng mò mẫm trong miệng tử thi, lát sau lôi ra một viên sáp nhỏ. Mấy vị Bá chủ đương nhiên rất biết nó là vật gì rồi, thảy đều kinh ngạc, trố mắt nhìn chàng dò hỏi. Bọn họ đều nghĩ rằng chàng chắc biết lai lịch gã ta.
Nhưng chàng lại không giải thích, cất kỹ viên sáp, rồi từ từ đứng dậy, đưa mắt nhìn khắp toàn trường, nghiêm giọng tuyên bố :
- Gã này đã tự sát bằng độc dược.
Đám đông thở phào nhẹ nhõm, lũ lượt giải tán, mang theo lời đồn đãi về vị công tử tài hoa xuất chúng, uyên bác tuyệt luân. Mọi người kéo nhau đi sang các chỗ vui chơi, bởi cuộc bình văn vì chuyện này mà đã kết thúc.
Hắc Hạc Tử đương nhiên đã nhìn ra Giang Thừa Phong từ nãy, giờ mới nhận biết các vị Bá chủ, liền vội tiến đến vấn an, dâng lời chúc tụng. Lão đã từng tham dự Phong Thiền Đại Hội, được gặp đủ cả Bát phương Bá chủ, dù sự việc đã trải qua gần hai chục năm mà dung diện các vị Bá chủ vẫn không mấy thay đổi nên lão đã nhận ra rất dễ dàng. Đoạn lão lại vái tạ Giang Thừa Phong vì chàng đã giúp lão giải vây, lấy lại danh dự cho người phương Bắc và cho gã kia một bài học thích đáng.
Hắc Hạc Tử dù là chưởng môn một võ phái trong giang hồ, nhưng xuất thân là một văn nhân nên nói năng chúc tụng dài dòng văn vẻ, và Giang Thừa Phong cũng đáp lễ bằng lời lẽ khách sáo. Đông phương Bá chủ nóng lòng muốn hỏi chàng về lai lịch gã kia, không chờ được nữa liền hỏi xen vào :
- Lân đệ nhận ra lai lịch gã này chăng ?
Giang Thừa Phong ngần ngừ chưa đáp thì Miêu Cương Bá chủ lại nói tiếp :
- Huynh đệ hãy mau nói đi. Sự việc này ta không thể nuốt trôi được. Xem chừng gã này chỉ là một tên thuộc hạ. Dù gã đã chết rồi nhưng ta cũng muốn tìm tên chủ sử để cho hắn một bài học.
Giang Thừa Phong ngẫm nghĩ giây lát, mới nói :
- Tiểu đệ chỉ suy đoán chứ chưa chắc chắn. Ở đây nói chuyện không tiện. Chúng ta hãy vào trong vấn an Linh Huyền sư bá rồi sẽ bàn tiếp.
Mọi người đồng ý, rời cục trường đi vào nội điện, rồi theo chân mấy đạo nhân đến nơi tĩnh tu của Linh Huyền Thượng Nhân, Huyền Đô Quan chủ.
Ở Huyền Đô Bát Cảnh Cung cũng như tất cả các đạo quán trực thuộc đều có một tòa đạo am nơi hậu viện, được dựng bằng trúc, tinh khiết thanh nhã. Đấy là nơi dành cho Huyền Đô Quan chủ tĩnh tu mỗi khi quang lâm, và ngày thường thì vị quan chủ tại đấy sẽ đích thân chăm lo gìn giữ, xem đấy là thánh địa.
Lúc này, Giang Thừa Phong ung dung đi cùng bốn vị Bá chủ qua các dãy đạo xá và khu vườn rộng, đến một khoảng rừng trúc phía hậu sơn. Thấp thoáng xa xa có bóng đạo am. Quang cảnh thanh thoát tĩnh lặng.
Trước cửa đạo am, Thanh Dương Cung chủ Thông Tâm Tử, cao đồ của Huyền Đô Quan chủ đang nghiêm cẩn chờ đón. Mọi người tươi cười đáp lễ, rồi theo lão bước vào bên trong.
Tòa đạo am này vô cùng tinh khiết thanh nhã, hương trầm thoang thoảng. Cuối phòng có một sập gỗ, trên đó là một đạo nhân, tuổi đã hơn trăm, râu tóc bạc phơ, tướng mạo hiền hòa, tiên phong đạo cốt. Lão đạo trưởng có đầy đủ mọi phong thái của bậc tiên nhân. Mọi người đều sinh lòng kính ngưỡng, vội tiến tới chắp tay vái dài, dâng lời vấn an. Đủ lễ số, mọi người chắp tay đứng hầu bên cạnh sập.
Đông phương bá chủ bỗng đưa tay chỉ Giang Thừa Phong, tươi cười nói :
- Sư bá. Đây là Hà Lân, đệ đệ của tiểu điệt.
Vừa nói lão vừa nhìn chàng nháy mắt, rồi bảo :
- Lân đệ. Hãy mau thỉnh an sư bá đi nào.
Chàng khẽ mỉm cười, chắp tay nói :
- Tiểu điệt xin thỉnh an sư bá.
Thanh Dương Cung chủ Thông Tâm Tử kinh ngạc nhìn chàng sửng sốt. Linh Huyền Thượng Nhân cũng nhìn chàng, rồi mỉm cười nói :
- Hiền điệt thật tốt phúc. Mà Hà gia cũng tốt phúc. Chúc mừng Hà gia có thêm một anh tài như hiền điệt.
Thượng Nhân dùng từ “có thêm” tức là đã đoán ra phần nào chân tướng sự việc. Giang Thừa Phong cũng tươi cười vòng tay vái tạ. Trong khi đó, Thông Tâm Tử vẫn chưa hiểu ra duyên cớ, ngơ ngác hỏi :
- Công tử đây là Hà công tử chứ không phải là Giang công tử ư ?
Mọi người bật cười. Giang Thừa Phong khẽ mỉm cười. Và cả Linh Huyền Thượng Nhân cũng mỉm cười.
/88
|