Nam Dương thành ngoại.
Một ngôi cổ miếu nằm ẩn khuất trong một cánh rừng là trú sở tạm thời của bọn Thông Thiên Giáo ở Nam Dương. Giang Thừa Phong lại tiếp cận nơi đó. Chàng không ẩn mình trên tàn cây mà hạ thân xuống mái ngói của ngôi cổ miếu. Sau đó chàng nhẹ nhàng giở một viên ngói ra, quan sát sự vật bên dưới. Trong ngôi miếu, trên bàn thờ chỉ đốt một ngọn nến bé nhỏ. Dưới ánh sáng lờ mờ, một người mặc áo đen, mày rậm mắt hổ, diện mục uy nghi đang ngồi dựa vào vách miếu, hai mắt lim dim. Chắc gã này chính là tên phó đường chủ Bắc đường, kẻ được bọn thuộc hạ gọi là phó tòa.
Giang Thừa Phong khẽ bóp vụn một mảnh ngói, rồi nhẹ nhàng vung tay ném thẳng vào tên hắc y nhân đang ngồi trong miếu. Gã ta không ngờ có chuyện này xảy ra nên chẳng kịp phản ứng, mấy huyệt đạo quan trọng đều bị điểm trúng, lập tức ngất đi. Giang Thừa Phong đã biết chắc rằng tuy trong khu rừng này có rất nhiều người canh phòng, nhưng tại đây hiện chỉ có một mình tên này. Thế nên, chàng chẳng cần e dè, lập tức vạch mái ngói phóng xuống.
Chàng đưa mắt quan sát xung quanh một lượt, rồi lấy từ trong người ra một tấm thiếp, đặt trên bệ thờ, dùng một mảnh ngói chặn lại cho khỏi bay mất. Tấm thiếp này chàng đã viết sẵn từ trước, trong đó đại khái viết rằng :
“Bản cung không muốn và cũng không hơi sức đâu đi can thiệp vào những chuyện tranh chấp trong vũ lâm. Dù cho có kẻ nào đó muốn xưng hùng xưng bá hay gây náo loạn vũ lâm thì việc đó cũng chẳng liên can gì đến bản cung.
Nhưng nếu như có kẻ dám xâm phạm đến lợi ích của bản cung thì bản cung nhất định không bỏ qua. Phùng Thế Tập là môn hạ bản cung phụ trách các việc kinh thương tại vùng này. Hễ kẻ nào gây sự với họ Phùng thì cũng tức là gây sự với bản cung. Mà trước nay bản cung đối với kẻ địch chẳng nể nang bao giờ.
Bọn Thông Thiên Giáo các ngươi đã mấy phen gây hấn với bản cung. Không lẽ định cùng bản cung quyết chiến đến cùng hay sao. Đúng ra, theo thông lệ thì bản cung sẽ tiêu diệt tất cả những tên hiện diện tại thành Nam Dương này. Nhưng, vì đức hiếu sinh, nay chỉ tạm bắt giữ mấy tên đầu não, xem như cảnh cáo.
Nếu từ nay các ngươi thay đổi thái độ, không tiếp tục gây hấn với bản cung nữa thì bản cung cũng sẽ chẳng cần biết đến những việc làm của các ngươi trong vũ lâm. Nước sông không phạm nước giếng. Thủy hỏa không thể đứng chung. Các ngươi muốn làm nước sông nước giếng hay làm nước với lửa thì tùy.
Hãy suy xét thật kỹ, để khỏi hối về sau.
Thái Chính Cung lưu tự."
Xong đâu đấy, Giang Thừa Phong mới xách tên phó đường chủ lên, theo lỗ hổng trên mái ngói phóng ra ngoài. Sau đó, chàng đến tàn cây chỗ đặt tên Tân hộ pháp khi nãy. Rồi hai tay xách hai tên, chàng ung dung rời khỏi khu rừng.
Bọn môn hạ Thông Thiên Giáo canh gác phía ngoài vẫn chẳng hề hay biết những chuyện vừa xảy ra bên trong. Nhưng chỉ đến sáng mai thôi, khi bọn chúng đến tập hợp theo lệnh của tên phó đường chủ, tất sẽ phát hiện ra chuyện không hay, và có lẽ sẽ trải qua một phen kinh hoàng khiếp đảm.
Thành Nam Dương.
Mới vừa sáng sớm, trên các đường phố, quang cảnh vô cùng nhộn nhịp. Các hàng quán dọc hai bên đường đang hối hả bày hàng, hầu như tất cả đều bắt đầu một ngày mới với tâm trạng vui vẻ, mong muốn cả ngày được buôn may bán đắt.
Trên con đường rộng rãi và đẹp nhất, người qua kẻ lại tấp nập đông đúc, người mua kẻ bán ồn ào náo nhiệt. Trong số đó có không ít các nhân vật vũ lâm, mặc đủ loại sắc phục, mang vác đủ thứ vũ khí, nhởn nhơ đầy đường. Và nơi náo nhiệt nhất thường vẫn là các trà lâu tửu quán tọa lạc hai bên đường. Người vũ lâm thường quen ăn to nói lớn, và khi đã có chút rượu vào thì sự ồn ào tưởng không cần phải nói cũng đủ biết.
Mọi sinh hoạt vẫn diễn ra như mọi ngày.
Đột nhiên, chúng nhân nghe có tiếng hô dẹp đường. Từ cổng thành phía Nam rầm rộ tiến vào một đoàn xa mã nghi trượng trang nghiêm tề chỉnh. Hai tấm biển “Tĩnh túc” và “Hồi tỵ” khiến ai trông thấy cũng phải nhường lối.
Nhân mã uy nghi hùng tráng. Xa giá lộng lẫy sang trọng. Cờ phướng chỉnh tề. Lọng tán trang nghiêm. Thật có phong khí vương giả.
Đoàn xa giá dừng lại trước một tòa tửu lâu cũng khá là cổ kính, có lẽ đã lâu đời rồi, bảng hiệu thếp mấy chữ vàng : “Nhất Phẩm Hương tửu lâu”, nét chữ thanh thoát, bút pháp danh gia. Tòa Nhất Phẩm Hương này hẳn phải là một hiệu ăn danh tiếng nên thực khách đông nghẹt, khắp các tầng lầu đều gần như chật hết chỗ.
Thấy khí thế cùng nghi vệ của đoàn xa giá, lão chưởng quầy cùng bọn tiểu nhị kinh hãi vội vã chạy ra đón tiếp. Lão chưởng quầy cúi mình sát đất cung kính nói :
- Các vị đại nhân quang lâm làm cho tệ điếm vô cùng vinh hạnh. Tiểu lão xin cầu chúc các vị đa phúc đa thọ, khí vận hanh thông …
Một trong hai vị tướng quân vận kim khôi kim giáp, lưng đeo bảo kiếm, uy nghi đường bệ xua tay ngắt lời, hỏi :
- Nghe nói quán của ngươi nổi tiếng nhất thành. Vương thượng muốn dùng bữa ở đây. Ngươi hãy mau thu xếp.
Lão chưởng quầy khẽ đưa mắt liếc nhìn đám thực khách đông nghẹt trên các tầng lầu, trong số đó lại có không ít các nhân vật vũ lâm mang đao vác kiếm. Nhiều người trong bọn dáng vẻ hung bạo đáng sợ tựa như hung thần ác sát. Lão thầm phân vân lo lắng. Đuổi đám người kia đi thì thật không ổn, nhưng trái vương mệnh thì cũng không xong. Lão ấp a ấp úng nói :
- Việc này … việc này …
Viên tướng kia hắng giọng hỏi :
- Vậy là sao ? Ngươi không muốn đón tiếp vương thượng ư ?
Lão chưởng quầy cả sợ, hớt hãi nói :
- Dạ. Không … không …
Một thanh âm hiền hòa từ trong xe nói vọng ra :
- Trên lầu đông quá. Xem chừng đã không còn một chỗ trống. Chúng ta đi nơi khác cũng được. Đừng vì một bữa ăn mà phiền nhiễu bách tính.
Thanh âm hiền hòa kia không phải ai khác, mà chính là Giang Thừa Phong. Còn viên tướng là Vũ Uy tướng quân Trương Cát. Tính Giang Thừa Phong vốn ôn hòa nhân hậu nên thường không muốn sinh sự thị phi chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt không đâu. Trương Cát liền vội nói :
- Thuộc hạ xem những hàng quán quanh đây cũng đều đã đông nghẹt thực khách cả. Nếu vương thượng không muốn phiền nhiều đến bách tính thì chỉ e sẽ không tìm được chỗ dừng chân.
Giang Thừa Phong nói :
- Sinh ý ở đây có vẻ hưng vượng quá nhỉ ?
Trương Cát quay lại hỏi lão chưởng quầy :
- Ngày thường ở đây cũng vẫn đông đúc thế này à ? Hay là có sự gì bất thường ? Bọn người mang đao vác kiếm kia xem chừng không phải là lương dân bách tính, mà có lẽ là bọn giang hồ lãng tử. Nếu như không có sự kiện gì đặc biệt thì chắc bọn chúng cũng chẳng tụ họp đông đảo thế này đâu.
Một tên đại hán thô mãng lưng giắt đại đao đang ngồi trên tầng lầu thứ hai nghe giọng điệu trịch thượng của Trương Cát, lộ vẻ bất mãn, quát hỏi :
- Ngươi bảo ai không phải là lương dân bách tính ?
Trương Cát ngước mắt nhìn lên, nhìn gã, cười nhạt nói :
- Chính là lũ người như ngươi đấy.
Tại một bàn đặt trong góc khuất, một văn sĩ trung niên vóc người cao gầy, ánh mắt âm hiểm cất giọng âm trầm :
- Thiên hạ có kẻ này người khác. Các hạ nói như thế chẳng phải là vơ đũa cả nắm hay sao.
Trương Cát cười nhạt nói :
- Lũ người các ngươi không lo làm ăn lương thiện, quanh năm suốt tháng chỉ chuyên đi sinh sự khắp nơi, gọi là lương dân bách tính thế nào được ?
Bất thần nghe những tiếng quát tháo giận dữ, rồi từ trên lầu có hai vật lạ bay nhanh xuống hướng thẳng vào họ Trương. Nếu nhãn quang tinh tường một chút thì có thể nhận được hai vật ấy là một chiếc chung sứ và một đôi đũa tre.
Lão chưởng quầy kinh hãi thất thần. Nếu bọn thực khách của lão mà đắc tội với mấy vị tướng gia đại nhân đây thì từ nay lão khó mà yên ổn làm ăn được nữa. Lão sợ quá đến sững người, tay chân bủn rủn, không kịp phản ứng gì cả. Trong lúc đó thì hai vật kia đã bay gần đến đích.
Giữa lúc ấy, Trương Cát chỉ phẩy nhẹ bàn tay. Một luồng kình lực hùng hậu phát ra đẩy bắn hai vật kia trở lại theo đường cũ, tốc độ nhanh hơn gấp bội.
Một tiếng “bốp” và một tiếng “phụp”
Chiếc chung sứ đã giáng thật mạnh vào mặt gã đại hán thô mãng, làm bể mũi và gãy mất hai chiếc răng. Mũi miệng gã đầy máu tươi, trông thật ghê sợ. Nhưng gã vẫn còn may mắn hơn văn sĩ trung niên.
Đôi đũa bay đến gần văn sĩ trung niên thì đột nhiên tách đôi, rồi cùng lúc ghim vào hai bả vai hắn ta. Không chỉ có thế, dư lực còn đẩy hắn bật ngửa ra sau dựa lưng vào vách lầu, và hai chiếc đũa đã ghim luôn vào vách ván như đóng đinh. Tình trạng này khiến những người hiện diện đều kinh hãi thất sắc.
Ở bên dưới, Trương Cát như chẳng thèm chú ý đến kết quả, trừng mắt nhìn lão chưởng quầy, hất hàm hỏi :
- Thế nào ? Ngươi vẫn chưa trả lời câu hỏi của ta ?
Lão chưởng quầy nghe gọi sực tỉnh, run lẩy bẩy nói :
- Bẩm … bẩm tướng gia đại nhân … Các vị … các … bọn họ không phải là người bản thành. Bọn họ đến đây là để … để … đi xem bọn người thần bí nào đó đang tìm Phùng đại gia tầm thù.
Trương Cát hắng giọng hỏi :
- Phùng đại gia nào ? Phải tên Phùng Thế Tập không ?
Lão chưởng quầy vâng dạ nói :
- Vâng ạ. Phùng đại gia là người giàu có nhất bản thành đấy ạ.
Từ trong xe, Giang Thừa Phong nói :
- Không nên mất thời gian nữa. Nếu không có chỗ thích hợp để đình giá thì hãy đến Phùng gia trang vậy.
Trương Cát kính cẩn vâng dạ, vừa định hạ lệnh khởi trình, thì bỗng đâu từ xa có một đoàn nha dịch rầm rộ chạy đến, vừa chạy vừa quát tháo dẹp đường, dáng điệu có vẻ rất hối hả. Dẫn đầu cả bọn là một người mặc quan phục.
Những người đang đi trên đường thấy đám này hộc tốc chạy đến đều vội vã nép vào lề đường nhường lối. Kể cả những người vũ lâm vũ công cao cường cũng không muốn có chuyện rắc rối với quan phủ nên đều né tránh nhường đường. Những người dân địa phương đã nhận ra đám này là ai nên đều lộ vẻ ngạc nhiên khi thấy tri phủ đại nhân hôm nay sao không ngồi kiệu mà lại chạy bộ thế này.
Những người kia chạy đến trước xa giá liền vội quỳ sụp xuống. Viên tri phủ cung cung kính kính nói :
- Hạ quan là Tri phủ Nam Dương Tiền Thông xin bái kiến vương gia, cầu ngọc thể kim an vạn phúc.
Giang Thừa Phong ngồi trong xe truyền ra :
- Tất cả hãy bình thân.
Tiền tri phu kính cẩn tạ ơn, cùng đám nha dịch đứng dậy. Đoạn Tiền tri phủ lại chắp tay vái dài, nói :
- Hạ quan vừa tiếp được truyền thư của tri phủ Tương Dương đã vội thu xếp việc nghênh đón vương gia. Nhưng vì thời gian quá gấp rút, trong việc chuẩn bị có đôi điều trễ nải, cúi mong vương gia đại lượng thứ tha.
Giang Thừa Phong truyền bảo :
- Không sao. Như thế mà lại hay. Bản vương cũng không muốn việc đón rước quá rình rang làm náo động dân tình.
Tiền tri phủ vâng dạ, nói :
- Hạ quan đã cho sửa sang hành cung, thỉnh vương gia quang lâm.
Giang Thừa Phong nói :
- Được rồi. Đến hành cung trước cũng được. Bản vương cũng có chút việc cần bàn với khanh.
Tiền tri phủ kính cẩn vâng dạ. Trương Cát truyền lệnh sửa soạn khởi giá, rồi quay sang Tiền tri phủ nói :
- Phiền tri phủ đại nhân dẫn đường.
Tiền tri phủ đối với họ Trương cũng rất khách khí, đáp một tiếng “vâng” rồi trở gót quay đi. Đoàn xa giá rầm rộ đi theo. Trước khi đi, Trương Cát còn quay sang lão chưởng quầy nghiêm giọng nói :
- Ngươi hãy liệu mà thu xếp. Tửu nhập tâm như cẩu cuồng tại thị. Lũ người không phải lương dân bách tính kia mà cứ còn ở trong quán của ngươi sinh sự thì quán của ngươi sẽ bị niêm phong đấy.
Lão chưởng quầy kinh sợ biến sắc, rối rít vâng dạ liên thanh. Lời nói của một vị tướng quân đại nhân không phải là lời hăm dọa suông. Lão nghĩ không còn cách nào khác ngoài việc tạm đóng cửa quán để bọn người đáng sợ kia bỏ đi, chứ bảo công nhiên đuổi bọn họ thì lão thật không dám. Và lão cũng chẳng có gan trái lệnh quan binh. Không chút chậm trễ, lão đã thực hiện ngay ý định của mình.
Thế là lần đầu tiên kể từ khi khai trương bản hiệu, Nhất Phẩm Hương tửu lâu tuyên bố đóng cửa, tạm dừng việc kinh doanh.
Vụ việc không chỉ dừng lại ở đó. Bọn người vũ lâm rời Nhất Phẩm Hương tửu lâu liền dời sang các hàng quán khác. Nhưng các hàng quán khác cũng đã nghe phong thanh sự tình. Bọn chủ quán, tiểu nhị ai lại muốn gặp rắc rối với quan binh. Thế nhưng, bọn họ vừa không dám tiếp nhận đám này, vừa không dám từ chối, lại còn lo ngại bọn người vũ lâm trong quán sinh chuyện lôi thôi, nên cũng đành phải noi theo Nhất Phẩm Hương tửu lâu mà tuyên bố tạm đóng cửa.
Thành ra, suốt cả ngày hôm đó, khắp thành Nam Dương không có một tửu quán nào mở cửa. Và cũng chẳng có một hàng quán nào dám bán rượu, chỉ sợ khách nhân uống say rồi sinh sự thị phi thì nhà hàng ắt sẽ gặp rắc rối to. Những tay tửu quỷ ở thành Nam Dương hôm đó đành phải nhịn thèm.
Lại nói về đoàn xa giá rời Nhất Phẩm Hương tửu lâu tiến thẳng đến nha phủ Nam Dương. Nam Dương hành cung cũng nằm ngay sát bên cạnh nha phủ, nguyên là một trong các tư dinh của Dương lão quốc công, được lão quốc công dùng làm chỗ nghỉ ngơi mỗi khi đi tra xét các phủ huyện, và cũng để đón tiếp các vị thượng khách quá bước đến địa phận Hà Nam. Tiền tri phủ rước Giang Thừa Phong vào đó, và cẩn thận điều phái quan binh, bộ đầu tuần tra bảo vệ nghiêm ngặt.
Nguyên vị Dương lão quốc công này tên là Dương Thiên Hành, là nguyên lão tam triều, đã làm Tổng đốc Hà Nam từ thời Hồng Vũ Hoàng đế. Sau cuộc chiến “Tĩnh nạn” đã được Vĩnh Lạc Hoàng đế luận công ban thưởng, gia phong tước quốc công. Việc phong thưởng này nằm trong kế hoạch thu hồi dần đại quyền quân chính của các trấn, bởi các vị Tổng đốc đều nắm giữ trọng binh cùng tất cả đại quyền quân chính trong vùng quản hạt, uy quyền quá lớn nên triều đình rất e ngại.
Các vị Tổng đốc được phân phong lúc ấy gồm có tám vị, gọi chung là Bát đại tướng gia. Trừ Tổng đốc Thiểm Tây Kim Vân Phi là nghĩa đệ của Vĩnh Lạc Hoàng đế, và Tổng đốc Sơn Đông Lương Khang Ninh là thân phụ của Tứ Hải Quân chủ nên được phong vương, những người còn lại đều được phong tước quốc công. Vì thế mà Bát đại tướng gia đã được cải thành Bát đại vương công.
Song song với việc gia phong tước vị, triều đình còn bổ nhiệm các chức danh tuần phủ và tổng trấn quân vụ, sai phái đến giữ việc trị dân tại các tỉnh các phủ, nhằm phân chia quyền hạn với các vị vương công. Những người này sẽ thay các vị vương công trực tiếp nắm quân quyền và chính sự, lo việc trị dân.
Thế nhưng, các vị vương công đã có sự chuẩn bị từ trước, vẫn nắm chắc quân quyền, đại phong cho những kẻ thân thuộc nắm giữ các vị trí trọng yếu, nên mọi việc rồi đâu cũng hoàn đấy, chẳng có gì thay đổi.
Hôm nay, Giang Thừa Phong chỉ tạm nghỉ tại Nam Dương hành cung một buổi, sau khi bàn bạc công việc với Tiền tri phủ xong, đến giữa giờ chiều là truyền lệnh khởi giá đến Phùng gia trang.
Bọn Phùng Thế Tập vừa được tin báo, dù chưa hiểu là chuyện lành hay dữ, nhưng cũng vội vã ra trước cửa lớn nghênh đón. Không giống như đa số nhân vật vũ lâm khác, họ Phùng là một đại phú gia, sinh ý chủ yếu nhờ vào các cửa hiệu trong thành nên đối với giới quan trường vẫn có ít nhiều úy kỵ, không dám đắc tội.
Cửa lớn của Phùng gia trang mở rộng. Phùng Thế Tập cùng bọn trang đinh dàn hàng nghênh đón. Nhưng đoàn xa giá đã không dừng lại, tiếp tục tiến thẳng vào trong. Đến khoảng sân lớn trước đại sảnh, cỗ xe mới dừng lại.
Vẫn ngồi yên trong xe, Giang Thừa Phong lên tiếng hỏi :
- Thái lão ca vẫn khỏe chứ ?
Riêng Vân Tuyết Nghi có phần lo lắng hơn về sức khỏe của Thái lão, liền vén rèm xe nhìn ra, hướng về Phùng Thế Tập hỏi :
- Nghe nói hôm trước lão nhân gia bị thương phải không ? Thương thế thế nào ? Đã bình phục chưa ?
Phùng Thế Tập vừa nhìn thấy Vân Tuyết Nghi ngồi trong long xa đã giật mình sửng sốt, vội hỏi :
- Vân cô nương đấy ư ?
Vân Tuyết Nghi hỏi tiếp :
- Thương thế lão nhân gia thế nào ? Đã bình phục chưa ?
Nguyên trước đây sư phụ nàng và Thái lão có mối giao tình cũng khá là thâm hậu. Đúng ra thì nàng phải tôn Thái lão là trưởng bối. Nhưng vì nàng đã gọi Giang Thừa Phong là ca ca, mà chàng có bối phận rất cao, lại gọi Thái lão là lão ca, nên nàng tính theo bối phận của chàng, chỉ xem Thái lão là một vị lão ca ca. Nàng gọi Thái lão là lão nhân gia chỉ là để tỏ lòng tôn kính.
Vũ Uy tướng quân Trương Cát hắng giọng nói :
- Thái tiên sinh tuy có bị thương đấy, nhưng đã được phục dùng Thiên Sơn Hùng Xà Hoàn nên chẳng sao đâu. Chắc vì tiên sinh muốn giữ thân phận cao nhân nên mới chẳng thèm ra đây đấy mà.
Từ trong khu hậu sảnh có giọng sang sảng của Thái lão vọng ra :
- Ai bảo lão phu chẳng thèm ra nào ?
Tiếp đó lại nghe lão nói, thanh âm đã gần hơn :
- Lão phu vừa nghe như có tiếng nói của Giang hiền đệ. Phải Giang hiền đệ đến đấy không ?
Thanh âm vừa dứt đã thấy lão từ trong đại sảnh rảo bước tiến ra.
Một ngôi cổ miếu nằm ẩn khuất trong một cánh rừng là trú sở tạm thời của bọn Thông Thiên Giáo ở Nam Dương. Giang Thừa Phong lại tiếp cận nơi đó. Chàng không ẩn mình trên tàn cây mà hạ thân xuống mái ngói của ngôi cổ miếu. Sau đó chàng nhẹ nhàng giở một viên ngói ra, quan sát sự vật bên dưới. Trong ngôi miếu, trên bàn thờ chỉ đốt một ngọn nến bé nhỏ. Dưới ánh sáng lờ mờ, một người mặc áo đen, mày rậm mắt hổ, diện mục uy nghi đang ngồi dựa vào vách miếu, hai mắt lim dim. Chắc gã này chính là tên phó đường chủ Bắc đường, kẻ được bọn thuộc hạ gọi là phó tòa.
Giang Thừa Phong khẽ bóp vụn một mảnh ngói, rồi nhẹ nhàng vung tay ném thẳng vào tên hắc y nhân đang ngồi trong miếu. Gã ta không ngờ có chuyện này xảy ra nên chẳng kịp phản ứng, mấy huyệt đạo quan trọng đều bị điểm trúng, lập tức ngất đi. Giang Thừa Phong đã biết chắc rằng tuy trong khu rừng này có rất nhiều người canh phòng, nhưng tại đây hiện chỉ có một mình tên này. Thế nên, chàng chẳng cần e dè, lập tức vạch mái ngói phóng xuống.
Chàng đưa mắt quan sát xung quanh một lượt, rồi lấy từ trong người ra một tấm thiếp, đặt trên bệ thờ, dùng một mảnh ngói chặn lại cho khỏi bay mất. Tấm thiếp này chàng đã viết sẵn từ trước, trong đó đại khái viết rằng :
“Bản cung không muốn và cũng không hơi sức đâu đi can thiệp vào những chuyện tranh chấp trong vũ lâm. Dù cho có kẻ nào đó muốn xưng hùng xưng bá hay gây náo loạn vũ lâm thì việc đó cũng chẳng liên can gì đến bản cung.
Nhưng nếu như có kẻ dám xâm phạm đến lợi ích của bản cung thì bản cung nhất định không bỏ qua. Phùng Thế Tập là môn hạ bản cung phụ trách các việc kinh thương tại vùng này. Hễ kẻ nào gây sự với họ Phùng thì cũng tức là gây sự với bản cung. Mà trước nay bản cung đối với kẻ địch chẳng nể nang bao giờ.
Bọn Thông Thiên Giáo các ngươi đã mấy phen gây hấn với bản cung. Không lẽ định cùng bản cung quyết chiến đến cùng hay sao. Đúng ra, theo thông lệ thì bản cung sẽ tiêu diệt tất cả những tên hiện diện tại thành Nam Dương này. Nhưng, vì đức hiếu sinh, nay chỉ tạm bắt giữ mấy tên đầu não, xem như cảnh cáo.
Nếu từ nay các ngươi thay đổi thái độ, không tiếp tục gây hấn với bản cung nữa thì bản cung cũng sẽ chẳng cần biết đến những việc làm của các ngươi trong vũ lâm. Nước sông không phạm nước giếng. Thủy hỏa không thể đứng chung. Các ngươi muốn làm nước sông nước giếng hay làm nước với lửa thì tùy.
Hãy suy xét thật kỹ, để khỏi hối về sau.
Thái Chính Cung lưu tự."
Xong đâu đấy, Giang Thừa Phong mới xách tên phó đường chủ lên, theo lỗ hổng trên mái ngói phóng ra ngoài. Sau đó, chàng đến tàn cây chỗ đặt tên Tân hộ pháp khi nãy. Rồi hai tay xách hai tên, chàng ung dung rời khỏi khu rừng.
Bọn môn hạ Thông Thiên Giáo canh gác phía ngoài vẫn chẳng hề hay biết những chuyện vừa xảy ra bên trong. Nhưng chỉ đến sáng mai thôi, khi bọn chúng đến tập hợp theo lệnh của tên phó đường chủ, tất sẽ phát hiện ra chuyện không hay, và có lẽ sẽ trải qua một phen kinh hoàng khiếp đảm.
Thành Nam Dương.
Mới vừa sáng sớm, trên các đường phố, quang cảnh vô cùng nhộn nhịp. Các hàng quán dọc hai bên đường đang hối hả bày hàng, hầu như tất cả đều bắt đầu một ngày mới với tâm trạng vui vẻ, mong muốn cả ngày được buôn may bán đắt.
Trên con đường rộng rãi và đẹp nhất, người qua kẻ lại tấp nập đông đúc, người mua kẻ bán ồn ào náo nhiệt. Trong số đó có không ít các nhân vật vũ lâm, mặc đủ loại sắc phục, mang vác đủ thứ vũ khí, nhởn nhơ đầy đường. Và nơi náo nhiệt nhất thường vẫn là các trà lâu tửu quán tọa lạc hai bên đường. Người vũ lâm thường quen ăn to nói lớn, và khi đã có chút rượu vào thì sự ồn ào tưởng không cần phải nói cũng đủ biết.
Mọi sinh hoạt vẫn diễn ra như mọi ngày.
Đột nhiên, chúng nhân nghe có tiếng hô dẹp đường. Từ cổng thành phía Nam rầm rộ tiến vào một đoàn xa mã nghi trượng trang nghiêm tề chỉnh. Hai tấm biển “Tĩnh túc” và “Hồi tỵ” khiến ai trông thấy cũng phải nhường lối.
Nhân mã uy nghi hùng tráng. Xa giá lộng lẫy sang trọng. Cờ phướng chỉnh tề. Lọng tán trang nghiêm. Thật có phong khí vương giả.
Đoàn xa giá dừng lại trước một tòa tửu lâu cũng khá là cổ kính, có lẽ đã lâu đời rồi, bảng hiệu thếp mấy chữ vàng : “Nhất Phẩm Hương tửu lâu”, nét chữ thanh thoát, bút pháp danh gia. Tòa Nhất Phẩm Hương này hẳn phải là một hiệu ăn danh tiếng nên thực khách đông nghẹt, khắp các tầng lầu đều gần như chật hết chỗ.
Thấy khí thế cùng nghi vệ của đoàn xa giá, lão chưởng quầy cùng bọn tiểu nhị kinh hãi vội vã chạy ra đón tiếp. Lão chưởng quầy cúi mình sát đất cung kính nói :
- Các vị đại nhân quang lâm làm cho tệ điếm vô cùng vinh hạnh. Tiểu lão xin cầu chúc các vị đa phúc đa thọ, khí vận hanh thông …
Một trong hai vị tướng quân vận kim khôi kim giáp, lưng đeo bảo kiếm, uy nghi đường bệ xua tay ngắt lời, hỏi :
- Nghe nói quán của ngươi nổi tiếng nhất thành. Vương thượng muốn dùng bữa ở đây. Ngươi hãy mau thu xếp.
Lão chưởng quầy khẽ đưa mắt liếc nhìn đám thực khách đông nghẹt trên các tầng lầu, trong số đó lại có không ít các nhân vật vũ lâm mang đao vác kiếm. Nhiều người trong bọn dáng vẻ hung bạo đáng sợ tựa như hung thần ác sát. Lão thầm phân vân lo lắng. Đuổi đám người kia đi thì thật không ổn, nhưng trái vương mệnh thì cũng không xong. Lão ấp a ấp úng nói :
- Việc này … việc này …
Viên tướng kia hắng giọng hỏi :
- Vậy là sao ? Ngươi không muốn đón tiếp vương thượng ư ?
Lão chưởng quầy cả sợ, hớt hãi nói :
- Dạ. Không … không …
Một thanh âm hiền hòa từ trong xe nói vọng ra :
- Trên lầu đông quá. Xem chừng đã không còn một chỗ trống. Chúng ta đi nơi khác cũng được. Đừng vì một bữa ăn mà phiền nhiễu bách tính.
Thanh âm hiền hòa kia không phải ai khác, mà chính là Giang Thừa Phong. Còn viên tướng là Vũ Uy tướng quân Trương Cát. Tính Giang Thừa Phong vốn ôn hòa nhân hậu nên thường không muốn sinh sự thị phi chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt không đâu. Trương Cát liền vội nói :
- Thuộc hạ xem những hàng quán quanh đây cũng đều đã đông nghẹt thực khách cả. Nếu vương thượng không muốn phiền nhiều đến bách tính thì chỉ e sẽ không tìm được chỗ dừng chân.
Giang Thừa Phong nói :
- Sinh ý ở đây có vẻ hưng vượng quá nhỉ ?
Trương Cát quay lại hỏi lão chưởng quầy :
- Ngày thường ở đây cũng vẫn đông đúc thế này à ? Hay là có sự gì bất thường ? Bọn người mang đao vác kiếm kia xem chừng không phải là lương dân bách tính, mà có lẽ là bọn giang hồ lãng tử. Nếu như không có sự kiện gì đặc biệt thì chắc bọn chúng cũng chẳng tụ họp đông đảo thế này đâu.
Một tên đại hán thô mãng lưng giắt đại đao đang ngồi trên tầng lầu thứ hai nghe giọng điệu trịch thượng của Trương Cát, lộ vẻ bất mãn, quát hỏi :
- Ngươi bảo ai không phải là lương dân bách tính ?
Trương Cát ngước mắt nhìn lên, nhìn gã, cười nhạt nói :
- Chính là lũ người như ngươi đấy.
Tại một bàn đặt trong góc khuất, một văn sĩ trung niên vóc người cao gầy, ánh mắt âm hiểm cất giọng âm trầm :
- Thiên hạ có kẻ này người khác. Các hạ nói như thế chẳng phải là vơ đũa cả nắm hay sao.
Trương Cát cười nhạt nói :
- Lũ người các ngươi không lo làm ăn lương thiện, quanh năm suốt tháng chỉ chuyên đi sinh sự khắp nơi, gọi là lương dân bách tính thế nào được ?
Bất thần nghe những tiếng quát tháo giận dữ, rồi từ trên lầu có hai vật lạ bay nhanh xuống hướng thẳng vào họ Trương. Nếu nhãn quang tinh tường một chút thì có thể nhận được hai vật ấy là một chiếc chung sứ và một đôi đũa tre.
Lão chưởng quầy kinh hãi thất thần. Nếu bọn thực khách của lão mà đắc tội với mấy vị tướng gia đại nhân đây thì từ nay lão khó mà yên ổn làm ăn được nữa. Lão sợ quá đến sững người, tay chân bủn rủn, không kịp phản ứng gì cả. Trong lúc đó thì hai vật kia đã bay gần đến đích.
Giữa lúc ấy, Trương Cát chỉ phẩy nhẹ bàn tay. Một luồng kình lực hùng hậu phát ra đẩy bắn hai vật kia trở lại theo đường cũ, tốc độ nhanh hơn gấp bội.
Một tiếng “bốp” và một tiếng “phụp”
Chiếc chung sứ đã giáng thật mạnh vào mặt gã đại hán thô mãng, làm bể mũi và gãy mất hai chiếc răng. Mũi miệng gã đầy máu tươi, trông thật ghê sợ. Nhưng gã vẫn còn may mắn hơn văn sĩ trung niên.
Đôi đũa bay đến gần văn sĩ trung niên thì đột nhiên tách đôi, rồi cùng lúc ghim vào hai bả vai hắn ta. Không chỉ có thế, dư lực còn đẩy hắn bật ngửa ra sau dựa lưng vào vách lầu, và hai chiếc đũa đã ghim luôn vào vách ván như đóng đinh. Tình trạng này khiến những người hiện diện đều kinh hãi thất sắc.
Ở bên dưới, Trương Cát như chẳng thèm chú ý đến kết quả, trừng mắt nhìn lão chưởng quầy, hất hàm hỏi :
- Thế nào ? Ngươi vẫn chưa trả lời câu hỏi của ta ?
Lão chưởng quầy nghe gọi sực tỉnh, run lẩy bẩy nói :
- Bẩm … bẩm tướng gia đại nhân … Các vị … các … bọn họ không phải là người bản thành. Bọn họ đến đây là để … để … đi xem bọn người thần bí nào đó đang tìm Phùng đại gia tầm thù.
Trương Cát hắng giọng hỏi :
- Phùng đại gia nào ? Phải tên Phùng Thế Tập không ?
Lão chưởng quầy vâng dạ nói :
- Vâng ạ. Phùng đại gia là người giàu có nhất bản thành đấy ạ.
Từ trong xe, Giang Thừa Phong nói :
- Không nên mất thời gian nữa. Nếu không có chỗ thích hợp để đình giá thì hãy đến Phùng gia trang vậy.
Trương Cát kính cẩn vâng dạ, vừa định hạ lệnh khởi trình, thì bỗng đâu từ xa có một đoàn nha dịch rầm rộ chạy đến, vừa chạy vừa quát tháo dẹp đường, dáng điệu có vẻ rất hối hả. Dẫn đầu cả bọn là một người mặc quan phục.
Những người đang đi trên đường thấy đám này hộc tốc chạy đến đều vội vã nép vào lề đường nhường lối. Kể cả những người vũ lâm vũ công cao cường cũng không muốn có chuyện rắc rối với quan phủ nên đều né tránh nhường đường. Những người dân địa phương đã nhận ra đám này là ai nên đều lộ vẻ ngạc nhiên khi thấy tri phủ đại nhân hôm nay sao không ngồi kiệu mà lại chạy bộ thế này.
Những người kia chạy đến trước xa giá liền vội quỳ sụp xuống. Viên tri phủ cung cung kính kính nói :
- Hạ quan là Tri phủ Nam Dương Tiền Thông xin bái kiến vương gia, cầu ngọc thể kim an vạn phúc.
Giang Thừa Phong ngồi trong xe truyền ra :
- Tất cả hãy bình thân.
Tiền tri phu kính cẩn tạ ơn, cùng đám nha dịch đứng dậy. Đoạn Tiền tri phủ lại chắp tay vái dài, nói :
- Hạ quan vừa tiếp được truyền thư của tri phủ Tương Dương đã vội thu xếp việc nghênh đón vương gia. Nhưng vì thời gian quá gấp rút, trong việc chuẩn bị có đôi điều trễ nải, cúi mong vương gia đại lượng thứ tha.
Giang Thừa Phong truyền bảo :
- Không sao. Như thế mà lại hay. Bản vương cũng không muốn việc đón rước quá rình rang làm náo động dân tình.
Tiền tri phủ vâng dạ, nói :
- Hạ quan đã cho sửa sang hành cung, thỉnh vương gia quang lâm.
Giang Thừa Phong nói :
- Được rồi. Đến hành cung trước cũng được. Bản vương cũng có chút việc cần bàn với khanh.
Tiền tri phủ kính cẩn vâng dạ. Trương Cát truyền lệnh sửa soạn khởi giá, rồi quay sang Tiền tri phủ nói :
- Phiền tri phủ đại nhân dẫn đường.
Tiền tri phủ đối với họ Trương cũng rất khách khí, đáp một tiếng “vâng” rồi trở gót quay đi. Đoàn xa giá rầm rộ đi theo. Trước khi đi, Trương Cát còn quay sang lão chưởng quầy nghiêm giọng nói :
- Ngươi hãy liệu mà thu xếp. Tửu nhập tâm như cẩu cuồng tại thị. Lũ người không phải lương dân bách tính kia mà cứ còn ở trong quán của ngươi sinh sự thì quán của ngươi sẽ bị niêm phong đấy.
Lão chưởng quầy kinh sợ biến sắc, rối rít vâng dạ liên thanh. Lời nói của một vị tướng quân đại nhân không phải là lời hăm dọa suông. Lão nghĩ không còn cách nào khác ngoài việc tạm đóng cửa quán để bọn người đáng sợ kia bỏ đi, chứ bảo công nhiên đuổi bọn họ thì lão thật không dám. Và lão cũng chẳng có gan trái lệnh quan binh. Không chút chậm trễ, lão đã thực hiện ngay ý định của mình.
Thế là lần đầu tiên kể từ khi khai trương bản hiệu, Nhất Phẩm Hương tửu lâu tuyên bố đóng cửa, tạm dừng việc kinh doanh.
Vụ việc không chỉ dừng lại ở đó. Bọn người vũ lâm rời Nhất Phẩm Hương tửu lâu liền dời sang các hàng quán khác. Nhưng các hàng quán khác cũng đã nghe phong thanh sự tình. Bọn chủ quán, tiểu nhị ai lại muốn gặp rắc rối với quan binh. Thế nhưng, bọn họ vừa không dám tiếp nhận đám này, vừa không dám từ chối, lại còn lo ngại bọn người vũ lâm trong quán sinh chuyện lôi thôi, nên cũng đành phải noi theo Nhất Phẩm Hương tửu lâu mà tuyên bố tạm đóng cửa.
Thành ra, suốt cả ngày hôm đó, khắp thành Nam Dương không có một tửu quán nào mở cửa. Và cũng chẳng có một hàng quán nào dám bán rượu, chỉ sợ khách nhân uống say rồi sinh sự thị phi thì nhà hàng ắt sẽ gặp rắc rối to. Những tay tửu quỷ ở thành Nam Dương hôm đó đành phải nhịn thèm.
Lại nói về đoàn xa giá rời Nhất Phẩm Hương tửu lâu tiến thẳng đến nha phủ Nam Dương. Nam Dương hành cung cũng nằm ngay sát bên cạnh nha phủ, nguyên là một trong các tư dinh của Dương lão quốc công, được lão quốc công dùng làm chỗ nghỉ ngơi mỗi khi đi tra xét các phủ huyện, và cũng để đón tiếp các vị thượng khách quá bước đến địa phận Hà Nam. Tiền tri phủ rước Giang Thừa Phong vào đó, và cẩn thận điều phái quan binh, bộ đầu tuần tra bảo vệ nghiêm ngặt.
Nguyên vị Dương lão quốc công này tên là Dương Thiên Hành, là nguyên lão tam triều, đã làm Tổng đốc Hà Nam từ thời Hồng Vũ Hoàng đế. Sau cuộc chiến “Tĩnh nạn” đã được Vĩnh Lạc Hoàng đế luận công ban thưởng, gia phong tước quốc công. Việc phong thưởng này nằm trong kế hoạch thu hồi dần đại quyền quân chính của các trấn, bởi các vị Tổng đốc đều nắm giữ trọng binh cùng tất cả đại quyền quân chính trong vùng quản hạt, uy quyền quá lớn nên triều đình rất e ngại.
Các vị Tổng đốc được phân phong lúc ấy gồm có tám vị, gọi chung là Bát đại tướng gia. Trừ Tổng đốc Thiểm Tây Kim Vân Phi là nghĩa đệ của Vĩnh Lạc Hoàng đế, và Tổng đốc Sơn Đông Lương Khang Ninh là thân phụ của Tứ Hải Quân chủ nên được phong vương, những người còn lại đều được phong tước quốc công. Vì thế mà Bát đại tướng gia đã được cải thành Bát đại vương công.
Song song với việc gia phong tước vị, triều đình còn bổ nhiệm các chức danh tuần phủ và tổng trấn quân vụ, sai phái đến giữ việc trị dân tại các tỉnh các phủ, nhằm phân chia quyền hạn với các vị vương công. Những người này sẽ thay các vị vương công trực tiếp nắm quân quyền và chính sự, lo việc trị dân.
Thế nhưng, các vị vương công đã có sự chuẩn bị từ trước, vẫn nắm chắc quân quyền, đại phong cho những kẻ thân thuộc nắm giữ các vị trí trọng yếu, nên mọi việc rồi đâu cũng hoàn đấy, chẳng có gì thay đổi.
Hôm nay, Giang Thừa Phong chỉ tạm nghỉ tại Nam Dương hành cung một buổi, sau khi bàn bạc công việc với Tiền tri phủ xong, đến giữa giờ chiều là truyền lệnh khởi giá đến Phùng gia trang.
Bọn Phùng Thế Tập vừa được tin báo, dù chưa hiểu là chuyện lành hay dữ, nhưng cũng vội vã ra trước cửa lớn nghênh đón. Không giống như đa số nhân vật vũ lâm khác, họ Phùng là một đại phú gia, sinh ý chủ yếu nhờ vào các cửa hiệu trong thành nên đối với giới quan trường vẫn có ít nhiều úy kỵ, không dám đắc tội.
Cửa lớn của Phùng gia trang mở rộng. Phùng Thế Tập cùng bọn trang đinh dàn hàng nghênh đón. Nhưng đoàn xa giá đã không dừng lại, tiếp tục tiến thẳng vào trong. Đến khoảng sân lớn trước đại sảnh, cỗ xe mới dừng lại.
Vẫn ngồi yên trong xe, Giang Thừa Phong lên tiếng hỏi :
- Thái lão ca vẫn khỏe chứ ?
Riêng Vân Tuyết Nghi có phần lo lắng hơn về sức khỏe của Thái lão, liền vén rèm xe nhìn ra, hướng về Phùng Thế Tập hỏi :
- Nghe nói hôm trước lão nhân gia bị thương phải không ? Thương thế thế nào ? Đã bình phục chưa ?
Phùng Thế Tập vừa nhìn thấy Vân Tuyết Nghi ngồi trong long xa đã giật mình sửng sốt, vội hỏi :
- Vân cô nương đấy ư ?
Vân Tuyết Nghi hỏi tiếp :
- Thương thế lão nhân gia thế nào ? Đã bình phục chưa ?
Nguyên trước đây sư phụ nàng và Thái lão có mối giao tình cũng khá là thâm hậu. Đúng ra thì nàng phải tôn Thái lão là trưởng bối. Nhưng vì nàng đã gọi Giang Thừa Phong là ca ca, mà chàng có bối phận rất cao, lại gọi Thái lão là lão ca, nên nàng tính theo bối phận của chàng, chỉ xem Thái lão là một vị lão ca ca. Nàng gọi Thái lão là lão nhân gia chỉ là để tỏ lòng tôn kính.
Vũ Uy tướng quân Trương Cát hắng giọng nói :
- Thái tiên sinh tuy có bị thương đấy, nhưng đã được phục dùng Thiên Sơn Hùng Xà Hoàn nên chẳng sao đâu. Chắc vì tiên sinh muốn giữ thân phận cao nhân nên mới chẳng thèm ra đây đấy mà.
Từ trong khu hậu sảnh có giọng sang sảng của Thái lão vọng ra :
- Ai bảo lão phu chẳng thèm ra nào ?
Tiếp đó lại nghe lão nói, thanh âm đã gần hơn :
- Lão phu vừa nghe như có tiếng nói của Giang hiền đệ. Phải Giang hiền đệ đến đấy không ?
Thanh âm vừa dứt đã thấy lão từ trong đại sảnh rảo bước tiến ra.
/88
|