Thiếu Thất Sơn …
Đó là một ngọn núi lớn trong dãy Tung Sơn. Một ngọn núi nổi tiếng với nhiều cảnh quan hùng vĩ, và lại càng nổi tiếng hơn bởi đó là nơi tọa lạc của một trong những môn phái lâu đời nhất võ lâm : Thiếu Lâm Tự. Được xây dựng từ thời Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy, Thiếu Lâm Tự luôn được quần hào các phái bạch đạo suy tôn là thái sơn bắc đẩu, lĩnh tụ võ lâm chính đạo (tự xưng).
Thiếu Lâm Tự nghĩa là ngôi chùa được xây dựng trong khu rừng trên núi Thiếu Thất. Theo ‘Tục cao tăng truyện’ của Đạo Tuyên (viết năm 645), Thiếu Lâm Tự ban đầu được xây dựng ở phía bắc núi Thiếu Thất, đỉnh phía tây của dãy Tung Sơn, một trong những ngọn núi linh thiêng của Trung Nguyên (Trung Nhạc Tung Sơn trong Ngũ Nhạc), cho nhà sư Bạt Đà, người đã thuyết giảng Phật Kinh ở Trung Hoa trong suốt ba thập kỷ. Trong ‘Lạc Dương già lam ký’ của Dương Huyễn Chi (viết năm 547) và ‘Minh nhất thống chí’ của Lý Hiền (viết năm 1461) cũng công nhận vị trí và thời đại của chùa giống như Đạo Tuyên. Thiếu Lâm Tự từng bị hủy diệt và trùng tu nhiều lần, trở thành một trong những ngôi chùa xưa nhất của Trung Hoa.
Có lẽ người nổi tiếng nhất có liên hệ với chùa Thiếu Lâm là Bồ đề Đạt ma. Sau khi vào tu ở Thiếu Lâm Tự, truyền thuyết kể rằng Bồ đề Đạt ma thấy các nhà sư trong chùa không có đủ sức khỏe để thiền định lâu dài và họ thường ngủ gục trong khi ngồi thiền. Chuyện kể rằng Bồ đề Đạt ma ngồi thiền quay mặt vào tường trong một hang đá cạnh chùa trong chín năm, sau đó ông giới thiệu một hệ thống các bài tập thể dục được cho là ‘Thập bát La Hán chưởng’ hay là các bài tập co giãn cơ bắp kinh điển Đạt ma. Dần dần những động tác này phát triển thành võ thuật. Theo truyền thống, các nhà sư Thiếu Lâm phát triển kỹ năng võ thuật để phòng thủ sự tấn công của kẻ địch, cũng như là một phương tiện giữ gìn sức khỏe, và một kỉ luật về tinh thần và thể chất. Trường phái Phật giáo do Bồ đề Đạt ma lập ra ở Thiếu Lâm Tự trở thành nền tảng cho Thiền tông sau này (cả hai từ ‘Zen’ hay ‘thiền’ đều bắt nguồn từ ‘dhyana’ trong tiếng Phạn, có nghĩa là ‘thiền’).
Sự hệ thống hóa võ thuật bởi các nhà sư được cho là bắt đầu từ những viên võ tướng về hưu và xuất gia đi tu tại chùa. Tu viện là một nơi ở ẩn, không giống như trong chiến trường, do vậy những người đó có thể trao đổi võ thuật và hoàn thiện các thế võ đó. Tiếng tăm về quân sự của chùa bắt đầu vào đầu đời Đường (618–907). Tấm bia của Thiếu Lâm Tự năm 728 miêu tả chuyện các nhà sư chiến đấu giúp cho vị hoàng đế tương lai là Lý Thế Dân chống lại đối thủ của ông là Vương Thế Sung. Khi lên ngôi, Đường Thái Tông cho mở rộng khuôn viên chùa và cho phép một số nhà sư tiếp tục việc huấn luyện quân sự, tức là tổ chức tăng binh trong chùa. Võ công của Thiếu Lâm Tự đạt đến đỉnh cao vào đời nhà Minh (1368–1644), khi vài trăm nhà sư Thiếu Lâm được phong chức tước như trong quân đội và đích thân họ chỉ huy các chiến dịch chống lại quân nổi loạn và quân cướp từ Nhật Bản. Vào thời điểm này, các nhà sư Thiếu Lâm đã phát triển môn võ Thiếu Lâm với phong cách riêng biệt.
Nói tóm lại, Thiếu Lâm Tự có truyền thống võ học lâu đời, và được võ lâm nhân sĩ phe bạch đạo trọng vọng, mỗi khi có thịnh hội gì thường tôn làm chủ trì, lĩnh tụ. Và lần này, Thiếu Lâm Tự lại nghênh đón quần hào Hắc Bạch lưỡng đạo cùng quang lâm.
Trung tuần tháng tám …
Trên các con đường dẫn lên Thiếu Lâm Tự, hào kiệt võ lâm tấp nập thượng sơn. Đấy chính là những phần tử tinh anh của cả hai phe Hắc Bạch, mà nòng cốt cũng lại là Cửu đại môn phái.
Mọi người từ khắp nơi đổ về. Có người đi thành từng nhóm tùy theo từng môn phái, bang hội. Cũng có người đi riêng lẻ một mình. Người nào người nấy dáng vẻ hăng hái, nhưng nét mặt đều lộ vẻ căng thẳng, lo âu.
Nguyên là cách đây mấy tháng, sau cuộc thất bại ở thành Nam Dương, Thông Thiên Giáo đã quyết định thay đổi phương lược, dù rằng mục tiêu vẫn không thay đổi. Nhận thấy khó thể đương cự lại Thái Chính Cung, một tổ chức hùng mạnh nhưng lại còn thần bí hơn cả Thông Thiên Giáo, bọn họ quyết định sẽ tạm thời tránh mũi nhọn này để rảnh tay đàn áp các bang phái khác.
Thế là Thông Thiên Giáo đã nhanh chóng truyền tin đi khắp võ lâm rằng từ nay bọn họ sẽ không xâm phạm đến Thái Chính Cung nữa, hy vọng có thể tránh được những sự xung đột giữa song phương.
Quả nhiên, từ lúc đó về sau, Thái Chính Cung đã không còn ra mặt tiến công Thông Thiên Giáo lần nào nữa.
Yên tâm được mặt Thái Chính Cung, Thông Thiên Giáo lập tức tăng cường tiến công các bang phái trong võ lâm, vừa nhằm để tăng cường thực lực, vừa tiến hành cướp bóc để bổ sung tài lực do đã bị hao hụt rất nhiều trong những cuộc xung đột với Thái Chính Cung trước đây.
Chỉ trong chưa đầy hai tháng, hàng loạt các bang phái lớn nhỏ đã liên tiếp bị tấn công, phải hứng chịu những thảm họa khủng khiếp do bọn Thông Thiên Giáo gây ra. Võ lâm đại loạn.
Nạn nhân đầu tiên là Thanh Chân phái, một môn phái hiền hòa trước nay ít khi tranh đoạt với đời. Toàn thể môn hạ Thanh Chân phái đều kiên quyết chiến đấu đến cùng, thà làm ngọc nát chứ quyết chẳng chịu làm ngói lành, cuối cùng đã bị Thông Thiên Giáo mở cuộc đại tàn sát đến nỗi gần như diệt môn, môn hạ đệ tử chết sạch, ngay cả gà chó cũng chẳng còn. Đạo quán đã bị thiêu rụi, trong sân tử thi nằm sắp lớp, ngay cả cành cây ngọn cỏ cũng không còn nguyên vẹn. Quang cảnh thật tang thương.
Tiếp theo là đến lượt Thanh Bang, Thượng Phong Bang, Hắc Hổ Bang, phái Kinh Môn, phái Tần Lĩnh, phái Thái Cực, Tam Nghĩa Môn, Nghĩa Hòa Môn, Đinh gia môn, Thương gia bảo, … là các bang phái thuộc cả Hắc Bạch lưỡng đạo. Các bang phái này có chiến có hàng. Nếu hàng thì phải gia nhập Thông Thiên Giáo, trở thành phân đàn. Còn chiến thì bị tàn sát. Tóm lại đều xem như diệt môn.
Cuối cùng đến lượt Cửu đại môn phái cũng không tránh khỏi đại họa lâm đầu. Trừ phái Thiên Sơn và Côn Luân ở tận Tây Vực xa xôi, các phái còn lại đều bị tiến công. Tuy chưa đến nỗi như cuộc tiến công của Thiên Ma Giáo và Hắc Y Giáo hai mươi năm trước, nhưng tình cảnh cũng vô cùng thê thảm.
Thế lực của Thông Thiên Giáo bao trùm khắp võ lâm, đã không còn đối thủ. Quần hào chỉ còn biết trông mong vào sự tương trợ của Thái Chính Cung. Thậm chí bọn họ còn đề nghị suy tôn chủ nhân của Thái Chính Cung lên làm võ lâm minh chủ. Thế nhưng, trái với mong đợi của mọi người, Thái Chính Cung vẫn tuyệt nhiên không tham gia vào công việc võ lâm.
Cả võ lâm rên xiết.
Không còn cách nào khác, các phái đành phải hợp nhau kháng địch. Không Hư đại sư, phương trượng Thiếu Lâm Tự, được suy tôn là lãnh tụ võ lâm Hắc Bạch lưỡng đạo, đã truyền thư triệu tập quần hùng tụ họp tại Thiếu Lâm Tự để tái lập Vệ Đạo Minh, hợp sức kháng ma vệ đạo.
Khác với kỳ hội trước, lần này có cả phe Hắc đạo cùng tham gia, để cùng hợp sức chống lại kẻ thù chung của toàn thể võ lâm là Thông Thiên Giáo. Và cũng để tránh xảy ra thảm trạng như trước kia, các phái đã kéo hết môn hạ đệ tử lên Thiếu Lâm Tự, mang theo toàn bộ tài sản cùng lương thực. Các đạo quán, Tổng đà, trú sở đều được bỏ trống hoàn toàn để khỏi bị đối phương tập kích.
Và hôm nay, đại điển khai mạc.
Thái Thất Phong hôm nay thật vô cùng náo nhiệt. Trừ một số đã bị tiêu diệt hay đầu hàng Thông Thiên Giáo, hầu hết quần hùng thuộc các bang phái lớn nhỏ trong võ lâm đều có mặt. Ngay cả những nhân vật trước nay độc lai độc vãng, chẳng thuộc một môn phái nào thì nay cũng góp mặt. Quần hùng thảy đều căm thù Thông Thiên Giáo nên sắc mặt ai ai cũng đều tràn đầy sát khí.
Trong sân trước Đại Hùng Bảo Điện, số quần hùng tụ tập lên đến hàng mấy nghìn người, vũ khí sáng ngời giơ ra tua tủa. Được cổ vũ bởi khí thế hùng hậu này, bọn họ thề quyết tử chiến cùng bọn Thông Thiên Giáo một phen.
Một hồi đại hồng chung bỗng vang lên rộn rã. Những tiếng ồn ào đều im bặt. Mọi người đều chú tâm nhìn vào Đại Hùng Bảo Điện. Toàn trường im phăng phắc, chỉ còn nghe những tiếng chuông ngân gióng giả.
Từ trong Đại Hùng Bảo Điện, một đoàn người do Không Hư đại sư dẫn đầu từ trong tiến ra đứng trước quần hùng. Tất cả đến gần ba mươi người, đều là những nhân vật lãnh tụ của hai phe Hắc Bạch. Dù rằng trước đây giữa bọn họ vốn có nhiều hiềm khích, nhưng nay bị buộc phải đứng chung thuyền, tất cả đành phải tạm quên đi ân oán, cùng chung sức kháng địch.
Không Hư đại sư tiến ra phía trước, chắp tay vái chào khắp lượt quần hùng. Tiếng ồn ào lại nổi lên. Đại sư vận công phu Sư Tử Hống dõng dạc nói lớn, át hẳn những tiếng xì xào của quần hùng :
- Xin kính cáo cùng chư vị đồng đạo trong võ lâm. Như các vị đều biết, mấy tháng nay, bọn ma đầu Thông Thiên Giáo nổi lên tàn hại võ lâm, gây ra biết bao thảm cảnh thương tâm, quả đã phạm đến đức hiếu sinh của trời đất. Chúng ta đã là thân võ sĩ, chẳng thể cứ lấy mắt đứng nhìn bọn tà ma tiếp tục gây thêm nghiệt chướng. Nay lão nạp xin đại diện cho chư vị anh hùng các bang các phái trong võ lâm đứng ra tái lập Vệ Đạo Minh, thề chung sức kháng ma vệ đạo, diệt trừ bọn ma đầu Thông Thiên Giáo, giành lại sự yên bình cho các giới võ lâm. Lão nạp xin có lời cảm tạ chư vị đã vì đại nghĩa mà đến đây hợp sức kháng địch.
Khắp cả bốn phía, tiếng hoan hô nổi lên vang dội, khí thế bừng bừng. Không Hư đại sư dõi mắt nhìn khắp toàn trường, vẻ hài lòng hiện rõ.
Bỗng nhiên, ánh mắt đại sư chợt hướng về phía chân núi, sắc diện đầy vẻ kinh ngạc. Các vị chưởng môn chưởng giáo, lãnh tụ quần hùng nhận thấy ánh mắt kỳ lạ của đại sư, đồng hướng nhìn theo, rồi cả bọn quần hào bên dưới sân cũng vậy. Tất cả đồng quay nhìn xuống chân núi.
Từ dưới chân núi có một đoàn người rầm rộ đi lên, cờ phướng chỉnh tề, nghi vệ trang nghiêm, dẫn đầu là một lá đại kỳ màu trắng, trên đại kỳ thêu hình một vầng thái dương chói rạng, nhưng lại ẩn khuất một nửa sau đám mây. Lá cờ kỳ lạ này quần hùng mới trông thấy lần đầu tiên.
Quần hùng lại một phen xì xào bàn tán. Có người phỏng đoán đây chắc là kỳ hiệu của Thông Thiên Giáo, nhưng lại có rất nhiều người khác lập tức lên tiếng phản đối, bởi bọn Thông Thiên Giáo đâu thể nào có thái độ ôn hòa lịch sự như đoàn người đang rầm rộ tiến lên núi kia. Tiếng bàn tán vang khắp cả bốn phía, mạnh ai nấy nói, toàn trường ồn ào như vỡ chợ.
Khi đã lên gần đến nơi, quần hùng mới được nhìn rõ đoàn người thần bí kia. Theo sau lá đại kỳ là một toán hơn hai mươi người hầu hết đều vận thanh y, khiêng vác lỉnh kỉnh các thứ hòm xiểng, bàn ghế rất nặng nề. Mọi người trông thấy đều lấy làm kỳ lạ. Những người kia có thân pháp rất nhanh nhẹn, tất võ công phải vào hàng cao thủ, nhưng chẳng hiểu là thế lực nào, và đến đây làm gì.
Chẳng mấy chốc là cả bọn đã lên đến nơi. Nhưng bọn họ không tiến thẳng vào khu vực giữa sân nơi quần hào đang tụ họp, mà lại đi đến một góc quảng trường ở mé ngoài, sắp đặt bàn ghế hòm xiểng xuống. Quần hùng tuy không hiểu bọn họ là những nhân vật nào, nhưng cũng đã tự động tránh ra nhường cho bọn họ một khoảng trống cũng khá rộng rãi.
Sau một lúc sắp đặt rất nhanh chóng, bọn người kia đã dựng xong một bình đài nho nhỏ, khiêng bàn ghế đặt lên trên đó. Quần hùng trố mắt kinh ngạc, tưởng bọn họ sắp sửa diễn tuồng. Ai nấy chăm chú theo dõi, chờ đợi diễn biến. Mấy nghìn cặp mắt đều chú tâm nhìn về một nơi.
Toàn trường chợt im phăng phắc.
Từ trong toán người kia bỗng bước ra một đại hán trung niên, tướng mạo hồng hào béo tốt, vận y phục theo kiểu thương nhân may bằng lụa quý, trường bào đoạn kép màu đồng, tay trái cầm một chiếc bàn tính, vẻ mặt hớn hở tươi cười, chắp tay vái chào xung quanh đủ một vòng, cao giọng nói :
- Tiểu lão bản xin có lời chào mừng gửi đến toàn thể chư vị võ lâm hiệp khách xa gần. Hôm nay chư vị tề tựu đông đảo ở đây, đúng là một thịnh hội hiếm có. Tiểu lão bản thành thật xin lỗi nếu như đã làm lỡ cuộc lễ của chư vị. Chẳng hay chư vị đã làm lễ xong chưa, có thể cho tiểu lão bản nói đôi lời được chăng.
Quần hùng bật cười trước giọng điệu của y. Theo thân pháp mà luận thì tất cả bọn họ có thể nói đều là cao thủ, công phu chẳng phải tầm thường. Vậy mà từ kiểu ăn mặc cho đến cách nói năng hoàn toàn theo lối bọn thương buôn. Không Hư đại sư, với tư cách chủ nhân, vội chắp tay nói :
- A di đà phật. Chẳng hay thí chủ là cao nhân phương nào ? Xin thí chủ cứ nói. Bọn lão nạp xin kính cẩn lắng nghe cao luận.
Thương nhân trung niên vòng tay tươi cười nói :
- Chả dám. Chả dám. Đại hòa thượng quá lời rồi. Tiểu lão bản chỉ là một tên thương mại chứ nào phải cao nhân đại nhân gì đâu.
Ngừng lời giây lát, y lấy giọng nghiêm trang nói :
- Đại hòa thượng đã hỏi thì tiểu lão bản cũng xin thưa thật. Tiểu lão bản hiện là phó viện chủ Phẩm Hương Viện của Thái Chính Cung. Bản hiệu đặt hội sở tại thành Nam Dương. Mong đại hòa thượng cùng chư vị đây có thể thường xuyên chiếu cố đến bản hiệu, tiểu lão bản vô cùng vinh hạnh.
Quần hùng nghe y tự giới thiệu thảy đều ồ lên kinh ngạc. Họ đã nghe đồn đãi rất nhiều mà nay mới lần đầu tiên thấy được kỳ hiệu của Thái Chính Cung. Trước nay trong Thái Chính Cung chỉ mới có Lưu Hương Viện là thường xuyên xuất hiện, nhưng phía Lưu Hương Viện lại dùng kỳ hiệu khác. Đó chính là đặc quyền của Lưu Hương Viện chủ, được dùng tiêu ký của mình làm kỳ hiệu, cho thấy vị trí vượt trội của Lưu Hương Viện so với các viện khác. Còn những viện còn lại thì không có kỳ hiệu riêng mà dùng kỳ hiệu của Thái Chính Cung.
Không Hư đại sư không dám thất lễ, vội tiến đến bên bình đài chắp tay vái chào, trịnh trọng nói :
- Lão nạp đã nghe danh quý cung từ lâu, mãi đến hôm nay mới được diện kiến, thật vô cùng vinh hạnh.
Thương nhân trung niên vòng tay cười nói :
- Chả dám. Chả dám. Đại hòa thượng khách sáo quá.
Chưởng môn Thiên Sơn phái Thần Toán Thư Sinh La Thiện Hùng, lúc ấy đang đứng sau Không Hư đại sư, chợt lên tiếng hỏi :
- Viện chủ Phẩm Hương Viện của các vị có phải là Nam Dương Đại Hào Phùng Thế Tập hay không ?
Bọn họ đều đã từng nghe nói đến cuộc quyết chiến giữa Phùng gia trang và Thông Thiên Giáo ở thành Nam Dương mấy tháng trước nên La Thiện Hùng mới hỏi vậy. Thương nhân trung niên nhìn y với vẻ không vui, lạnh giọng nói :
- La Thiện Hùng ngươi nói đúng đấy.
Một tên đệ tử thân cận của La Thiện Hùng thấy y gọi thẳng tên sư phụ mình với thái độ lạnh nhạt, tức bực nói :
- Sao ngươi dám gọi thẳng danh húy của sư phụ chúng ta ? Ngươi chẳng coi Thiên Sơn phái chúng ta vào đâu ư ?
Thương nhân trung niên hừ lạnh nói :
- Viện chủ của bản viện thân phận cao quý, đâu đến lượt hạng người như hắn gọi thẳng danh húy của lão nhân gia. Hắn đã không biết giữ lễ thì việc gì bản nhân phải coi trọng hắn ?
Thấy tình hình đột nhiên trở nên căng thẳng chỉ vì một chuyện không đâu, mà đối với Thái Chính Cung thì tuyệt đối không được đắc tội, Không Hư đại sư vội vàng lên tiếng dàn hòa :
- Xin phó viện chủ bớt giận. Chẳng hay phó viện chủ quang lâm tệ tự có điều chi chỉ giáo ?
Bọn người Thiên Sơn phái biết mình lỡ lời trước nên vội im tiếng, lui ra phía sau. Thương nhân trung niên lấy lại vẻ tươi cười, nói :
- Chả dám. Tiểu lão bản chỉ biết chuyện thương mại, nào dám dạy bảo ai. Tiểu lão bản vô tình đi ngang quý địa, thấy có cuộc hội náo nhiệt nên vội thượng sơn. Nay có đôi lời muốn thưa cùng chư vị võ lâm hiệp khách.
Không Hư đại sư nói :
- Không dám. Bọn lão nạp xin kính cẩn lắng nghe cao luận.
Thương nhân trung niên cười nói :
- Chả dám. Đại hòa thượng quá lời rồi. Tiểu lão bản thật không dám nhận.
Y còn khách sáo thêm vài câu nữa, sau đó mới đĩnh đạc bước tới một bước, chắp tay vái chào quần hùng một lượt nữa, rồi mới cao giọng nói :
- Cung hỷ phát tài. Kính cáo cùng chư vị võ lâm hiệp khách khắp tam sơn ngũ nhạc, chín quận mười đô. Tiểu lão bản nhân đi ngang qua Thiếu Thất Sơn, nghe tin có cuộc hội liền vội đến ngay. Không ngờ nơi đây hiện diện đến mấy nghìn vị võ lâm hiệp khách, thật là may cho bản hiệu lắm lắm.
Bên dưới có tiếng thúc giục :
- Các hạ muốn nói gì thì hãy mau nói đi. Đừng quanh co khách sáo nữa. Bọn lão phu đang chờ nghe đây.
Thương nhân trung niên tươi cười nói :
- Xin đại lão bản đừng nên nóng nảy như vậy. Dù là việc gì thì cũng cần phải có đầu có đuôi mới được rõ ràng khúc chiết. Nhưng nếu như chư vị quý khách đã nóng lòng muốn biết thì tiểu lão bản cũng xin được lập tức nói ngay vào chính đề. Bản hiệu hiện có một số hàng hóa thuộc loại đặc biệt, vừa quý vừa hiếm có. Tiểu lão bản thay mặt viện chủ mang đi các nơi chào hàng, tìm người muốn mua để bán lại, kiếm chút ít vốn liếng. Nhân đi ngang qua Thiếu Thất Sơn, nghe tin có cuộc hội họp trên núi nên mới mang lên đây định bày bán. Xin kính cáo cùng chư vị. Trước nay bản hiệu luôn luôn bán hàng thật giá thật. Những món hàng đáng giá một lượng, bản hiệu không dám bán một lượng linh một phân. Bất cứ nam phụ lão ấu bản hiệu đều không dám từ chối. Rất mong chư vị có thể ủng hộ, bản hiệu vô cùng cảm tạ. Tiểu lão bản xin được có đôi lời kính chúc chư vị luôn được an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào, vạn sự thắng ý, tứ quý bình an, sinh ý hưng long khắp bốn bể, tài nguyên mậu thịnh tới ba sông, đường tài lộc vững như non Thái, đường phúc duyên sánh tợ sông Ngân, mãn niên tài bảo đổ về nhà, tứ quý gặp toàn điều đại cát, …
Y càng nói càng hăng, tuôn ra những câu chúc tụng hết sức văn vẻ khiến quần hùng phải ôm bụng mà cười.
Đó là một ngọn núi lớn trong dãy Tung Sơn. Một ngọn núi nổi tiếng với nhiều cảnh quan hùng vĩ, và lại càng nổi tiếng hơn bởi đó là nơi tọa lạc của một trong những môn phái lâu đời nhất võ lâm : Thiếu Lâm Tự. Được xây dựng từ thời Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy, Thiếu Lâm Tự luôn được quần hào các phái bạch đạo suy tôn là thái sơn bắc đẩu, lĩnh tụ võ lâm chính đạo (tự xưng).
Thiếu Lâm Tự nghĩa là ngôi chùa được xây dựng trong khu rừng trên núi Thiếu Thất. Theo ‘Tục cao tăng truyện’ của Đạo Tuyên (viết năm 645), Thiếu Lâm Tự ban đầu được xây dựng ở phía bắc núi Thiếu Thất, đỉnh phía tây của dãy Tung Sơn, một trong những ngọn núi linh thiêng của Trung Nguyên (Trung Nhạc Tung Sơn trong Ngũ Nhạc), cho nhà sư Bạt Đà, người đã thuyết giảng Phật Kinh ở Trung Hoa trong suốt ba thập kỷ. Trong ‘Lạc Dương già lam ký’ của Dương Huyễn Chi (viết năm 547) và ‘Minh nhất thống chí’ của Lý Hiền (viết năm 1461) cũng công nhận vị trí và thời đại của chùa giống như Đạo Tuyên. Thiếu Lâm Tự từng bị hủy diệt và trùng tu nhiều lần, trở thành một trong những ngôi chùa xưa nhất của Trung Hoa.
Có lẽ người nổi tiếng nhất có liên hệ với chùa Thiếu Lâm là Bồ đề Đạt ma. Sau khi vào tu ở Thiếu Lâm Tự, truyền thuyết kể rằng Bồ đề Đạt ma thấy các nhà sư trong chùa không có đủ sức khỏe để thiền định lâu dài và họ thường ngủ gục trong khi ngồi thiền. Chuyện kể rằng Bồ đề Đạt ma ngồi thiền quay mặt vào tường trong một hang đá cạnh chùa trong chín năm, sau đó ông giới thiệu một hệ thống các bài tập thể dục được cho là ‘Thập bát La Hán chưởng’ hay là các bài tập co giãn cơ bắp kinh điển Đạt ma. Dần dần những động tác này phát triển thành võ thuật. Theo truyền thống, các nhà sư Thiếu Lâm phát triển kỹ năng võ thuật để phòng thủ sự tấn công của kẻ địch, cũng như là một phương tiện giữ gìn sức khỏe, và một kỉ luật về tinh thần và thể chất. Trường phái Phật giáo do Bồ đề Đạt ma lập ra ở Thiếu Lâm Tự trở thành nền tảng cho Thiền tông sau này (cả hai từ ‘Zen’ hay ‘thiền’ đều bắt nguồn từ ‘dhyana’ trong tiếng Phạn, có nghĩa là ‘thiền’).
Sự hệ thống hóa võ thuật bởi các nhà sư được cho là bắt đầu từ những viên võ tướng về hưu và xuất gia đi tu tại chùa. Tu viện là một nơi ở ẩn, không giống như trong chiến trường, do vậy những người đó có thể trao đổi võ thuật và hoàn thiện các thế võ đó. Tiếng tăm về quân sự của chùa bắt đầu vào đầu đời Đường (618–907). Tấm bia của Thiếu Lâm Tự năm 728 miêu tả chuyện các nhà sư chiến đấu giúp cho vị hoàng đế tương lai là Lý Thế Dân chống lại đối thủ của ông là Vương Thế Sung. Khi lên ngôi, Đường Thái Tông cho mở rộng khuôn viên chùa và cho phép một số nhà sư tiếp tục việc huấn luyện quân sự, tức là tổ chức tăng binh trong chùa. Võ công của Thiếu Lâm Tự đạt đến đỉnh cao vào đời nhà Minh (1368–1644), khi vài trăm nhà sư Thiếu Lâm được phong chức tước như trong quân đội và đích thân họ chỉ huy các chiến dịch chống lại quân nổi loạn và quân cướp từ Nhật Bản. Vào thời điểm này, các nhà sư Thiếu Lâm đã phát triển môn võ Thiếu Lâm với phong cách riêng biệt.
Nói tóm lại, Thiếu Lâm Tự có truyền thống võ học lâu đời, và được võ lâm nhân sĩ phe bạch đạo trọng vọng, mỗi khi có thịnh hội gì thường tôn làm chủ trì, lĩnh tụ. Và lần này, Thiếu Lâm Tự lại nghênh đón quần hào Hắc Bạch lưỡng đạo cùng quang lâm.
Trung tuần tháng tám …
Trên các con đường dẫn lên Thiếu Lâm Tự, hào kiệt võ lâm tấp nập thượng sơn. Đấy chính là những phần tử tinh anh của cả hai phe Hắc Bạch, mà nòng cốt cũng lại là Cửu đại môn phái.
Mọi người từ khắp nơi đổ về. Có người đi thành từng nhóm tùy theo từng môn phái, bang hội. Cũng có người đi riêng lẻ một mình. Người nào người nấy dáng vẻ hăng hái, nhưng nét mặt đều lộ vẻ căng thẳng, lo âu.
Nguyên là cách đây mấy tháng, sau cuộc thất bại ở thành Nam Dương, Thông Thiên Giáo đã quyết định thay đổi phương lược, dù rằng mục tiêu vẫn không thay đổi. Nhận thấy khó thể đương cự lại Thái Chính Cung, một tổ chức hùng mạnh nhưng lại còn thần bí hơn cả Thông Thiên Giáo, bọn họ quyết định sẽ tạm thời tránh mũi nhọn này để rảnh tay đàn áp các bang phái khác.
Thế là Thông Thiên Giáo đã nhanh chóng truyền tin đi khắp võ lâm rằng từ nay bọn họ sẽ không xâm phạm đến Thái Chính Cung nữa, hy vọng có thể tránh được những sự xung đột giữa song phương.
Quả nhiên, từ lúc đó về sau, Thái Chính Cung đã không còn ra mặt tiến công Thông Thiên Giáo lần nào nữa.
Yên tâm được mặt Thái Chính Cung, Thông Thiên Giáo lập tức tăng cường tiến công các bang phái trong võ lâm, vừa nhằm để tăng cường thực lực, vừa tiến hành cướp bóc để bổ sung tài lực do đã bị hao hụt rất nhiều trong những cuộc xung đột với Thái Chính Cung trước đây.
Chỉ trong chưa đầy hai tháng, hàng loạt các bang phái lớn nhỏ đã liên tiếp bị tấn công, phải hứng chịu những thảm họa khủng khiếp do bọn Thông Thiên Giáo gây ra. Võ lâm đại loạn.
Nạn nhân đầu tiên là Thanh Chân phái, một môn phái hiền hòa trước nay ít khi tranh đoạt với đời. Toàn thể môn hạ Thanh Chân phái đều kiên quyết chiến đấu đến cùng, thà làm ngọc nát chứ quyết chẳng chịu làm ngói lành, cuối cùng đã bị Thông Thiên Giáo mở cuộc đại tàn sát đến nỗi gần như diệt môn, môn hạ đệ tử chết sạch, ngay cả gà chó cũng chẳng còn. Đạo quán đã bị thiêu rụi, trong sân tử thi nằm sắp lớp, ngay cả cành cây ngọn cỏ cũng không còn nguyên vẹn. Quang cảnh thật tang thương.
Tiếp theo là đến lượt Thanh Bang, Thượng Phong Bang, Hắc Hổ Bang, phái Kinh Môn, phái Tần Lĩnh, phái Thái Cực, Tam Nghĩa Môn, Nghĩa Hòa Môn, Đinh gia môn, Thương gia bảo, … là các bang phái thuộc cả Hắc Bạch lưỡng đạo. Các bang phái này có chiến có hàng. Nếu hàng thì phải gia nhập Thông Thiên Giáo, trở thành phân đàn. Còn chiến thì bị tàn sát. Tóm lại đều xem như diệt môn.
Cuối cùng đến lượt Cửu đại môn phái cũng không tránh khỏi đại họa lâm đầu. Trừ phái Thiên Sơn và Côn Luân ở tận Tây Vực xa xôi, các phái còn lại đều bị tiến công. Tuy chưa đến nỗi như cuộc tiến công của Thiên Ma Giáo và Hắc Y Giáo hai mươi năm trước, nhưng tình cảnh cũng vô cùng thê thảm.
Thế lực của Thông Thiên Giáo bao trùm khắp võ lâm, đã không còn đối thủ. Quần hào chỉ còn biết trông mong vào sự tương trợ của Thái Chính Cung. Thậm chí bọn họ còn đề nghị suy tôn chủ nhân của Thái Chính Cung lên làm võ lâm minh chủ. Thế nhưng, trái với mong đợi của mọi người, Thái Chính Cung vẫn tuyệt nhiên không tham gia vào công việc võ lâm.
Cả võ lâm rên xiết.
Không còn cách nào khác, các phái đành phải hợp nhau kháng địch. Không Hư đại sư, phương trượng Thiếu Lâm Tự, được suy tôn là lãnh tụ võ lâm Hắc Bạch lưỡng đạo, đã truyền thư triệu tập quần hùng tụ họp tại Thiếu Lâm Tự để tái lập Vệ Đạo Minh, hợp sức kháng ma vệ đạo.
Khác với kỳ hội trước, lần này có cả phe Hắc đạo cùng tham gia, để cùng hợp sức chống lại kẻ thù chung của toàn thể võ lâm là Thông Thiên Giáo. Và cũng để tránh xảy ra thảm trạng như trước kia, các phái đã kéo hết môn hạ đệ tử lên Thiếu Lâm Tự, mang theo toàn bộ tài sản cùng lương thực. Các đạo quán, Tổng đà, trú sở đều được bỏ trống hoàn toàn để khỏi bị đối phương tập kích.
Và hôm nay, đại điển khai mạc.
Thái Thất Phong hôm nay thật vô cùng náo nhiệt. Trừ một số đã bị tiêu diệt hay đầu hàng Thông Thiên Giáo, hầu hết quần hùng thuộc các bang phái lớn nhỏ trong võ lâm đều có mặt. Ngay cả những nhân vật trước nay độc lai độc vãng, chẳng thuộc một môn phái nào thì nay cũng góp mặt. Quần hùng thảy đều căm thù Thông Thiên Giáo nên sắc mặt ai ai cũng đều tràn đầy sát khí.
Trong sân trước Đại Hùng Bảo Điện, số quần hùng tụ tập lên đến hàng mấy nghìn người, vũ khí sáng ngời giơ ra tua tủa. Được cổ vũ bởi khí thế hùng hậu này, bọn họ thề quyết tử chiến cùng bọn Thông Thiên Giáo một phen.
Một hồi đại hồng chung bỗng vang lên rộn rã. Những tiếng ồn ào đều im bặt. Mọi người đều chú tâm nhìn vào Đại Hùng Bảo Điện. Toàn trường im phăng phắc, chỉ còn nghe những tiếng chuông ngân gióng giả.
Từ trong Đại Hùng Bảo Điện, một đoàn người do Không Hư đại sư dẫn đầu từ trong tiến ra đứng trước quần hùng. Tất cả đến gần ba mươi người, đều là những nhân vật lãnh tụ của hai phe Hắc Bạch. Dù rằng trước đây giữa bọn họ vốn có nhiều hiềm khích, nhưng nay bị buộc phải đứng chung thuyền, tất cả đành phải tạm quên đi ân oán, cùng chung sức kháng địch.
Không Hư đại sư tiến ra phía trước, chắp tay vái chào khắp lượt quần hùng. Tiếng ồn ào lại nổi lên. Đại sư vận công phu Sư Tử Hống dõng dạc nói lớn, át hẳn những tiếng xì xào của quần hùng :
- Xin kính cáo cùng chư vị đồng đạo trong võ lâm. Như các vị đều biết, mấy tháng nay, bọn ma đầu Thông Thiên Giáo nổi lên tàn hại võ lâm, gây ra biết bao thảm cảnh thương tâm, quả đã phạm đến đức hiếu sinh của trời đất. Chúng ta đã là thân võ sĩ, chẳng thể cứ lấy mắt đứng nhìn bọn tà ma tiếp tục gây thêm nghiệt chướng. Nay lão nạp xin đại diện cho chư vị anh hùng các bang các phái trong võ lâm đứng ra tái lập Vệ Đạo Minh, thề chung sức kháng ma vệ đạo, diệt trừ bọn ma đầu Thông Thiên Giáo, giành lại sự yên bình cho các giới võ lâm. Lão nạp xin có lời cảm tạ chư vị đã vì đại nghĩa mà đến đây hợp sức kháng địch.
Khắp cả bốn phía, tiếng hoan hô nổi lên vang dội, khí thế bừng bừng. Không Hư đại sư dõi mắt nhìn khắp toàn trường, vẻ hài lòng hiện rõ.
Bỗng nhiên, ánh mắt đại sư chợt hướng về phía chân núi, sắc diện đầy vẻ kinh ngạc. Các vị chưởng môn chưởng giáo, lãnh tụ quần hùng nhận thấy ánh mắt kỳ lạ của đại sư, đồng hướng nhìn theo, rồi cả bọn quần hào bên dưới sân cũng vậy. Tất cả đồng quay nhìn xuống chân núi.
Từ dưới chân núi có một đoàn người rầm rộ đi lên, cờ phướng chỉnh tề, nghi vệ trang nghiêm, dẫn đầu là một lá đại kỳ màu trắng, trên đại kỳ thêu hình một vầng thái dương chói rạng, nhưng lại ẩn khuất một nửa sau đám mây. Lá cờ kỳ lạ này quần hùng mới trông thấy lần đầu tiên.
Quần hùng lại một phen xì xào bàn tán. Có người phỏng đoán đây chắc là kỳ hiệu của Thông Thiên Giáo, nhưng lại có rất nhiều người khác lập tức lên tiếng phản đối, bởi bọn Thông Thiên Giáo đâu thể nào có thái độ ôn hòa lịch sự như đoàn người đang rầm rộ tiến lên núi kia. Tiếng bàn tán vang khắp cả bốn phía, mạnh ai nấy nói, toàn trường ồn ào như vỡ chợ.
Khi đã lên gần đến nơi, quần hùng mới được nhìn rõ đoàn người thần bí kia. Theo sau lá đại kỳ là một toán hơn hai mươi người hầu hết đều vận thanh y, khiêng vác lỉnh kỉnh các thứ hòm xiểng, bàn ghế rất nặng nề. Mọi người trông thấy đều lấy làm kỳ lạ. Những người kia có thân pháp rất nhanh nhẹn, tất võ công phải vào hàng cao thủ, nhưng chẳng hiểu là thế lực nào, và đến đây làm gì.
Chẳng mấy chốc là cả bọn đã lên đến nơi. Nhưng bọn họ không tiến thẳng vào khu vực giữa sân nơi quần hào đang tụ họp, mà lại đi đến một góc quảng trường ở mé ngoài, sắp đặt bàn ghế hòm xiểng xuống. Quần hùng tuy không hiểu bọn họ là những nhân vật nào, nhưng cũng đã tự động tránh ra nhường cho bọn họ một khoảng trống cũng khá rộng rãi.
Sau một lúc sắp đặt rất nhanh chóng, bọn người kia đã dựng xong một bình đài nho nhỏ, khiêng bàn ghế đặt lên trên đó. Quần hùng trố mắt kinh ngạc, tưởng bọn họ sắp sửa diễn tuồng. Ai nấy chăm chú theo dõi, chờ đợi diễn biến. Mấy nghìn cặp mắt đều chú tâm nhìn về một nơi.
Toàn trường chợt im phăng phắc.
Từ trong toán người kia bỗng bước ra một đại hán trung niên, tướng mạo hồng hào béo tốt, vận y phục theo kiểu thương nhân may bằng lụa quý, trường bào đoạn kép màu đồng, tay trái cầm một chiếc bàn tính, vẻ mặt hớn hở tươi cười, chắp tay vái chào xung quanh đủ một vòng, cao giọng nói :
- Tiểu lão bản xin có lời chào mừng gửi đến toàn thể chư vị võ lâm hiệp khách xa gần. Hôm nay chư vị tề tựu đông đảo ở đây, đúng là một thịnh hội hiếm có. Tiểu lão bản thành thật xin lỗi nếu như đã làm lỡ cuộc lễ của chư vị. Chẳng hay chư vị đã làm lễ xong chưa, có thể cho tiểu lão bản nói đôi lời được chăng.
Quần hùng bật cười trước giọng điệu của y. Theo thân pháp mà luận thì tất cả bọn họ có thể nói đều là cao thủ, công phu chẳng phải tầm thường. Vậy mà từ kiểu ăn mặc cho đến cách nói năng hoàn toàn theo lối bọn thương buôn. Không Hư đại sư, với tư cách chủ nhân, vội chắp tay nói :
- A di đà phật. Chẳng hay thí chủ là cao nhân phương nào ? Xin thí chủ cứ nói. Bọn lão nạp xin kính cẩn lắng nghe cao luận.
Thương nhân trung niên vòng tay tươi cười nói :
- Chả dám. Chả dám. Đại hòa thượng quá lời rồi. Tiểu lão bản chỉ là một tên thương mại chứ nào phải cao nhân đại nhân gì đâu.
Ngừng lời giây lát, y lấy giọng nghiêm trang nói :
- Đại hòa thượng đã hỏi thì tiểu lão bản cũng xin thưa thật. Tiểu lão bản hiện là phó viện chủ Phẩm Hương Viện của Thái Chính Cung. Bản hiệu đặt hội sở tại thành Nam Dương. Mong đại hòa thượng cùng chư vị đây có thể thường xuyên chiếu cố đến bản hiệu, tiểu lão bản vô cùng vinh hạnh.
Quần hùng nghe y tự giới thiệu thảy đều ồ lên kinh ngạc. Họ đã nghe đồn đãi rất nhiều mà nay mới lần đầu tiên thấy được kỳ hiệu của Thái Chính Cung. Trước nay trong Thái Chính Cung chỉ mới có Lưu Hương Viện là thường xuyên xuất hiện, nhưng phía Lưu Hương Viện lại dùng kỳ hiệu khác. Đó chính là đặc quyền của Lưu Hương Viện chủ, được dùng tiêu ký của mình làm kỳ hiệu, cho thấy vị trí vượt trội của Lưu Hương Viện so với các viện khác. Còn những viện còn lại thì không có kỳ hiệu riêng mà dùng kỳ hiệu của Thái Chính Cung.
Không Hư đại sư không dám thất lễ, vội tiến đến bên bình đài chắp tay vái chào, trịnh trọng nói :
- Lão nạp đã nghe danh quý cung từ lâu, mãi đến hôm nay mới được diện kiến, thật vô cùng vinh hạnh.
Thương nhân trung niên vòng tay cười nói :
- Chả dám. Chả dám. Đại hòa thượng khách sáo quá.
Chưởng môn Thiên Sơn phái Thần Toán Thư Sinh La Thiện Hùng, lúc ấy đang đứng sau Không Hư đại sư, chợt lên tiếng hỏi :
- Viện chủ Phẩm Hương Viện của các vị có phải là Nam Dương Đại Hào Phùng Thế Tập hay không ?
Bọn họ đều đã từng nghe nói đến cuộc quyết chiến giữa Phùng gia trang và Thông Thiên Giáo ở thành Nam Dương mấy tháng trước nên La Thiện Hùng mới hỏi vậy. Thương nhân trung niên nhìn y với vẻ không vui, lạnh giọng nói :
- La Thiện Hùng ngươi nói đúng đấy.
Một tên đệ tử thân cận của La Thiện Hùng thấy y gọi thẳng tên sư phụ mình với thái độ lạnh nhạt, tức bực nói :
- Sao ngươi dám gọi thẳng danh húy của sư phụ chúng ta ? Ngươi chẳng coi Thiên Sơn phái chúng ta vào đâu ư ?
Thương nhân trung niên hừ lạnh nói :
- Viện chủ của bản viện thân phận cao quý, đâu đến lượt hạng người như hắn gọi thẳng danh húy của lão nhân gia. Hắn đã không biết giữ lễ thì việc gì bản nhân phải coi trọng hắn ?
Thấy tình hình đột nhiên trở nên căng thẳng chỉ vì một chuyện không đâu, mà đối với Thái Chính Cung thì tuyệt đối không được đắc tội, Không Hư đại sư vội vàng lên tiếng dàn hòa :
- Xin phó viện chủ bớt giận. Chẳng hay phó viện chủ quang lâm tệ tự có điều chi chỉ giáo ?
Bọn người Thiên Sơn phái biết mình lỡ lời trước nên vội im tiếng, lui ra phía sau. Thương nhân trung niên lấy lại vẻ tươi cười, nói :
- Chả dám. Tiểu lão bản chỉ biết chuyện thương mại, nào dám dạy bảo ai. Tiểu lão bản vô tình đi ngang quý địa, thấy có cuộc hội náo nhiệt nên vội thượng sơn. Nay có đôi lời muốn thưa cùng chư vị võ lâm hiệp khách.
Không Hư đại sư nói :
- Không dám. Bọn lão nạp xin kính cẩn lắng nghe cao luận.
Thương nhân trung niên cười nói :
- Chả dám. Đại hòa thượng quá lời rồi. Tiểu lão bản thật không dám nhận.
Y còn khách sáo thêm vài câu nữa, sau đó mới đĩnh đạc bước tới một bước, chắp tay vái chào quần hùng một lượt nữa, rồi mới cao giọng nói :
- Cung hỷ phát tài. Kính cáo cùng chư vị võ lâm hiệp khách khắp tam sơn ngũ nhạc, chín quận mười đô. Tiểu lão bản nhân đi ngang qua Thiếu Thất Sơn, nghe tin có cuộc hội liền vội đến ngay. Không ngờ nơi đây hiện diện đến mấy nghìn vị võ lâm hiệp khách, thật là may cho bản hiệu lắm lắm.
Bên dưới có tiếng thúc giục :
- Các hạ muốn nói gì thì hãy mau nói đi. Đừng quanh co khách sáo nữa. Bọn lão phu đang chờ nghe đây.
Thương nhân trung niên tươi cười nói :
- Xin đại lão bản đừng nên nóng nảy như vậy. Dù là việc gì thì cũng cần phải có đầu có đuôi mới được rõ ràng khúc chiết. Nhưng nếu như chư vị quý khách đã nóng lòng muốn biết thì tiểu lão bản cũng xin được lập tức nói ngay vào chính đề. Bản hiệu hiện có một số hàng hóa thuộc loại đặc biệt, vừa quý vừa hiếm có. Tiểu lão bản thay mặt viện chủ mang đi các nơi chào hàng, tìm người muốn mua để bán lại, kiếm chút ít vốn liếng. Nhân đi ngang qua Thiếu Thất Sơn, nghe tin có cuộc hội họp trên núi nên mới mang lên đây định bày bán. Xin kính cáo cùng chư vị. Trước nay bản hiệu luôn luôn bán hàng thật giá thật. Những món hàng đáng giá một lượng, bản hiệu không dám bán một lượng linh một phân. Bất cứ nam phụ lão ấu bản hiệu đều không dám từ chối. Rất mong chư vị có thể ủng hộ, bản hiệu vô cùng cảm tạ. Tiểu lão bản xin được có đôi lời kính chúc chư vị luôn được an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào, vạn sự thắng ý, tứ quý bình an, sinh ý hưng long khắp bốn bể, tài nguyên mậu thịnh tới ba sông, đường tài lộc vững như non Thái, đường phúc duyên sánh tợ sông Ngân, mãn niên tài bảo đổ về nhà, tứ quý gặp toàn điều đại cát, …
Y càng nói càng hăng, tuôn ra những câu chúc tụng hết sức văn vẻ khiến quần hùng phải ôm bụng mà cười.
/88
|