Tsuboi Sakae
Mẹ tôi là người nhà quê sống bằng nghề nông. Hôm nào trời tốt mà không mang cuốc ra rẩy cuốc đất thì cũng mang lưỡi liềm lên núi kiếm củi. Bàn tay mẹ tôi quả là bàn tay của người thích làm lụng.
Thỉnh thoảng mẹ tôi nhìn bàn tay mình mà lấy làm khâm phục. Bàn tay dày, ngón tay thì mập, da lại chai cứng. Nhưng tôi biết bàn tay đó rất dịu dàng, khéo léo và không bao giờ thiên vị. Mỗi khi tôi bệnh, cứ được bàn tay mẹ tôi vuốt ve tay chân mình mẩy thì bệnh lần lần thuyên giảm. Ôi! Bàn tay sao mà dịu dàng quá! Mẹ tôi còn làm đủ loại đồ chơi cho chúng tôi chơi. Sao mẹ khéo tay và tốt quá!
Đã có lần xảy ra chuyện sau đây. Một chủ nhật nọ, tôi đi lên núi gùi củi với đứa em trai. Dĩ nhiên là có mẹ đi chung. Nơi tôi sinh trưởng là một làng nhỏ nằm trên đảo Shodo trong vịnh Seto. Chính giữa đảo có núi Kankake và các rặng núi khác nối đuôi nhau chập chùng. Dân chúng sống dưới đất bằng phải leo lên núi kiếm củi. Vác củi là công việc rất vất vả, không giống như kéo xe trên đường bằng. Công việc này từ tận ngày xưa cho đến nay vẫn thế. Núi cách xa nhà đến 4 cây số, nên thường thì giữa đường có một buổi ăn nhẹ. Đồ ăn được bỏ vào trong cái tủi vải buộc vào gùi của mẹ.
“Mẹ ơi! Cái đó”.
Chúng tôi chỉ túi vải đòi ăn cỡ ba lần thì mẹ tôi mới chịu mở túi ra. Bên trong khi là trái hồng, hạt dẻ, khi là khoai lang nướng. Mẹ tôi chia đều cho mỗi đứa. Thế nhưng chúng tôi cứ trố mắt ra để ý phân bì với nhau, xem mình có bị chia ít hay không. Có khi còn đánh tù tì với nhau để chia.
Bữa ăn hôm đó là món đậu tằm rang. Mẹ tôi thò tay vào túi bốc ra cho mỗi đứa một nắm. Nhưng hai anh em tôi lại so bì là nhiều là ít. Mẹ tôi mới lên tiếng:
“Hai con đếm thử coi. Đứa nào ít mẹ sẽ cho thêm cho bằng”.
Nghe vậy, chúng tôi bèn đếm một, hai, ba,… Cuối cùng cả hai đều có 28 hạt như nhau.
Tôi và đứa em trai lấy làm khâm phục, chẳng nói gì được nữa. Ôi! Lòng bàn tay mẹ sao mà công bằng đến thế.
“Giống như lấy đấu mà đong”.
“Đúng rồi. Bàn tay mẹ là cái đấu mà”.
Cho đến bây giờ, mỗi lần nhớ đến chuyện đó tôi lại ngắm bàn tay mình
Hayashi Fumiko
Lời người dịch:
Hayashi Fumiko (1903-1951) rất nổi tiếng về phân tích tâm lý phụ nữ – đặc biệt là phụ nữ nghèo – trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhưng với “Bangiku” thì nhân vật nữ của bà không nghèo chút nào, mà phần diễn tả tâm lý lại sâu sắc, chứng tỏ tài nghệ của Hayashi Fumiko không chỉ hạn chế trong một lãnh vực duy nhất. Tuy qua đời sớm, sự nghiệp viết lách không đến được 24 năm, nhưng bà để lại được trên 85 cuốn sách và hơn 200 tác phẩm khác gồm truyện ngắn, thi tập, đoản văn, vv… Khi nói về tác phẩm nào hay nhất của bà, giới văn học Nhật Bản đồng thanh nhất trí: truyện ngắn thì Đoá Cúc Muộn (Bangiku), truyện dài có Phù Vân (Ukigumo).
Bài dưới đây dịch theo nguyên văn của nhà xuất bản Chikuma Shobo, Tokyo 1978. Tuy nhiên để tránh rườm rà, những tên người hay địa danh nào không cần thiết đều được bỏ bớt. Có một điểm nhỏ xin lưu ý: người Nhật xem cúc là loài hoa quý, đài các, không phải thứ “liễu ngõ hoa tường”.
*
Kin để ống điện thoại xuống, tiếng nói ở đầu giây bên kia còn như văng vẳng: “Vâng, lát nữa, khoảng năm giờ, sẽ đến”. Kin nhủ thầm…lâu lắm không gặp, cũng hơn cả năm rồi chứ nhỉ! Mới có ba giờ, còn đến hai tiếng nữa. Trước hết là phải đi tắm mới được! Kin dặn cô giúp việc tối nay cho mình ăn sớm hơn một chút, rồi lật đật bước vào phòng tắm. Vừa cho thân mình chìm từ từ trong làn nước ấm, Kin miên man suy nghĩ: “Nhất định phải cho thấy mình đẹp hơn hồi hai đứa chia tay mới được. Nếu để nhận ra được mình đã luống tuổi thì kể như là hết”… Kin để thì giờ ngâm trong bồn nước khá lâu.
Tắm xong, Kin mở tủ lạnh lấy nước đá ra đập nhỏ, cuốn trong hai lần khăn mỏng, rồi đến ngồi trước kiếng cẩn thận xoa khắp gương mặt đến hơn mười phút. Cái lạnh làm da mặt Kin đỏ lên, mất hết cảm giác. Từ bên trong, chút ý nghĩ về cái tuổi đã 56 của mình tự nhiên len đến. Nhưng qua bao nhiêu năm kinh nghiệm trong nghề, Kin dư sức biết làm thế nào để che vết tích của thời gian. Kin lấy ra một hộp kem dưỡng da thượng hạng, loại nhập cảng, xoa đều lên mặt. Nhìn vào kiếng, Kin thấy một người đàn bà lớn tuổi có gương mặt tái ngắt như người chết đang mở lớn đôi mắt nhìn mình.
Điểm trang thêm một lát, Kin thấy cái mặt của mình sao mà phát chán. Nhưng trong trí Kin cũng hiện ra ngay những hình ảnh của chính mình ngày xưa, được in trên những tấm bưu thiếp, tươi đẹp, trẻ trung. Kin vén vạt áo lên, nhìn vào đùi. Còn đâu nữa cái tròn lẳn căng nhựa sống của những ngày xưa cũ. Bây giờ, gân xanh thấy rõ dưới làn da. Được một cái là hai đùi vẫn còn khép sát vào được với nhau. Cứ mỗi lần đi tắm, Kin vẫn thường khép hai đùi lại và đổ nước trên chỗ hủng để thích thú thấy nước được giữ lại, chứng tỏ còn sát lắm, làm Kin thấy an tâm về tuổi tác của mình. Phải, đối với đàn ông, mình vẫn còn hấp dẫn. Điều này là tất cả đối với Kin, nó cho Kin sức mạnh để mà sống.Kin luồn tay vào phía bên trong giữa hai đùi, vuốt ve nhè nhẹ và tưởng tượng đây là bàn tay của một người nào khác. Vẫn còn mềm mại êm ái, thấy như vuốt những lông tơ trên tấm da nai mịn có tẩm thêm dầu.
Kin trực nhớ đến một bức vẽ trong cuốn sách của Saikaku nói về hai cô gái đẹp ngồi gảy đàn Samisen ở miền Isê. Người ta giăng những chiếc lưới đỏ quanh chỗ hai cô ngồi. Trước khi hai cô bắt đầu gảy đàn, khách đến xem thi nhau ném tiền vào kẽ lưới xem tiền của ai có thể đụng vào được người đẹp. Cái hình ảnh một mỹ nhân xinh như tranh vẽ ngồi sau những chiếc lưới màu đỏ, bây giờ đối với Kin đã là một dĩ vãng quá xa vời. Những ngày còn trẻ, Kin sống theo vật chất, trong mắt chỉ có đồng tiền. Nhưng bây giờ luống tuổi, nhất là sau khi đã sống qua một thời chiến tranh khốc liệt, Kin thấy cuộc sống thiếu người đàn ông thì thật trống trải và quá bấp bênh. Càng già, sắc đẹp càng biến đổi đi, mà tính chất của vẻ đẹp cũng cứ mỗi năm lại khác ra một chút. Nhưng Kin không dại đến nỗi đi mặc những thứ màu mè sặc sỡ để che dấu tuổi tác. Có nhiều phụ nữ, khi đã ngoài năm mươi, thường hay mang chuỗi để che bớt cái thiếu thốn trên ngực, hay mặc váy có nhiều sọc đỏ…coi cứ giống như mặc vải lót; hay mặc áo xa-tanh láng bóng, lùng thùng; hay đội mũ rộng vành để che đi vết nhăn trên trán. Kin coi rẻ những thứ tiểu xảo đó, cũng như ghét cái kiểu những bà mặc kimono mà có thêm một viền đỏ quanh cổ, trông thật rẻ tiền.
Kin không hề mặc âu phục bao giờ. Cái áo được chọn hôm nay là chiếc kimono thẳng nếp có màu chàm đậm gần như đen, làm nổi bật cái trắng muốt của dải tơ mềm chạy viền từ cổ xuống đến ngực. Chiếc obi để thắt quanh lưng là lụa vàng thật nhạt, có pha những đường trang trí kiểu Hakata. Sợi giây cuốn dưới obi thì có màu xanh nhẹ mà khi mặc áo Kin sẽ cẩn thận không để phần chuôi của nó ló ra phía trước. Kin cũng sửa soạn thân mình rất kỹ càng: nâng ngực cho cao thêm, siết eo cho nhỏ xuống, bụng thì quấn chặt đến sát rạt, mông thì chêm một chút cho thấy cao và cong lên. Tóc Kin vốn màu nâu. Màu này đi đôi với làn da trắng của gương mặt rất hợp, không cho ai nhận ra được là tuổi người phụ nữ đã quá năm mươi. Thân hình Kin cũng cao ráo, nhờ đó khi mặc kimono thì phần phía dưới vạt áo úp vào một cách gọn ghẽ, thấy tươm tất, nhẹ nhàng.
Kinh nghiệm dạy cho Kin một điều quan trọng mà mỗi lần sắp gặp người đàn ông nào Kin cũng không quên, đó là uống một ly rượu nhỏ. Kin đứng trước tấm gương, nốc nhanh một ly sakê lạnh, rồi đi đánh răng súc miệng tức khắc để làm mất mùi. Với Kin, chất rượu có hiệu quả diệu kỳ, không loại mỹ phẩm nào trên đời sánh kịp. Nó làm cho đôi mắt được phớt một màu hồng dìu dịu và mở ra rất to, long lanh. Bây giờ gương mặt của Kin…sau khi có thoa một lớp phấn màu xanh nhạt và phủ lên một lớp kem mỏng có pha glycerine – đã trở nên láng lẩy tươi tắn, trông trẻ hẳn ra. Kin thoa màu son đỏ thật đậm lên môi. Chỉ có làn môi là nơi duy nhất trên người Kin chịu dùng màu đỏ.
Kin cũng không hề sơn móng tay bao giờ. Càng lớn tuổi thêm lại càng thấy không cần thiết, chỉ tổ bày tỏ sự thiếu thốn thèm khát bên trong. Cứ xoa tay với kem, rồi cắt từng móng cho sát vào, và chà vào vải cho láng là được. Nơi tay áo, phần ở cổ tay thì Kin nghĩ nên có màu gì nhạt, cho nên chọn thứ có sọc hồng nhạt và xanh. Xong xuôi, Kin thoa nước hoa lên hai vai và cánh tay, lựa thứ có mùi thật dịu, ngọt ngào. Không bao giờ nên thoa lên hai trái tai, không bao giờ!
Kin vẫn biết dù sao mình cũng chỉ là nữ giới: chẳng thà chết sớm, hơn là sống lâu làm một bà già bẩn thỉu cọm rọm giữa lòng đời. Kin nhớ đến lời của một bài hát cũ mà mình vẫn thích:
Chả giống như người thiên hạ đâu
Chi để cho ai thấy bạc đầu
Cứ như những đoá hoa hồng đó
Lòng này mơ được thế từ lâu.
Giá phải sống chẳng có người đàn ông nào chung quanh…ôi, mới có nghĩ đến thế thôi mà đã thấy bồn chồn trong dạ. Kin liếc nhìn những cánh hoa hồng do ông Itaya mang đến tặng: màu hoa rực rỡ, làm nhớ đến những ngày tháng vàng son cũ! Có 1 thứ cảm giác gì đầy hoài niệm pha thích thú khi nghĩ về cái thưở xa xưa lúc trước, những thói quen, những điều mình thích, những sung sướng… mọi thứ đều với thời gian mà thay đổi cả. Những khi nằm ngủ một mình, nửa đêm tỉnh giấc, Kin thường âm thầm đếm xem có bao nhiêu người đã qua trong đời mình kể từ thuở còn là con gái. Đã có người này, người này, rồi người này… à, còn người này, người này nữa… nhưng mà so với người kia, người này đến trước với mình, hay đến sau? Cứ mỗi lần miên man với cái điệp khúc hồi tưởng như thế, Kin thấy kỷ niệm kéo về rào rạt trong lòng. Có nhiều phụ nữ thường ứa nước mắt khi nghĩ đến lúc chia tay với người xưa, nhưng Kin chỉ thích nhớ về những ngày mới gặp gỡ ban đầu. Có lẽ một phần nào đó Kin đã học theo người xưa trong truyện Isê, nhưng phải nói là Kin rất thích nằm nhớ về những người đàn ông cũ như thế mỗi khi cô đơn nằm thao thức trong đêm.
*
Khi nãy nhận điện thoại, Kin không ngờ là Tabê liên lạc lại với mình. Bây giờ cái cảm giác cứ như đang nhìn một ly rượu đào thượng-hạng ngon nồng, mời mọc. Chắc chắn là Tabê đến để tìm lại dĩ vãng! Hẳn trong lòng còn vương vấn mãi những kỷ niệm của ngày xa xưa ấy, nên mới muốn về tìm lại chút dư âm! Nhưng giờ này không phải lúc để thở than và hoài niệm về quá khứ, lại càng không phải là lúc để lộ ra vết tích về cao tuổi hay nghèo nàn. Phải làm sao tỏ ra mình biết trân trọng, và tạo được một không khí dễ thương thân mật “thời gian này riêng của đôi ta”! Làm sao để khi về rồi, Tabê sẽ tự nhủ “người yêu cũ của tôi vẫn không khác với thuở nào, còn đẹp lắm”…
Trang điểm xong, Kin đứng dậy xoay mình qua lại ngắm nghía trong gương. Còn chỗ nào chưa được không nhỉ! Kin cẩn thận nhìn một lần chót, rồi mở cửa bước ra phòng ăn. Khay cơm đã dọn sẵn. Kin ngồi đối diện với cô tớ gái, ăn bữa cơm nhẹ… một chén cơm với canh mixô, và chút ít rong biển. Xong xuôi, Kin đập một cái trứng sống, bỏ hết, chỉ nuốt cái lòng đỏ.
Xưa nay Kin không có thói quen mời đàn ông ăn cơm với mình. Kin thấy không cần. Việc gì phải tỏ ra giỏi, đi nấu thức này món kia cho cẩn thận để được đàn ông khen? Làm việc nội trợ, có chi hay đâu mà thích thú? Mình đã không định lập gia đình thì cần gì phải cho đàn ông thấy đây sẽ là một người nội trợ đảm đang? Còn các ông ư? Họ có đem bao nhiêu vật quý giá đến biếu cũng là việc tự nhiên thôi. Kin không bao giờ giao tiếp với những ai không có tiền. Đàn ông mà nghèo thì chả có gì hấp dẫn. Khi gần gũi với Kin, người nào mà để áo vét lôi thôi thiếu chải chuốt, hay có đồ lót đứt nút nhưng cứ để thế mà dùng, Kin thấy chán ngán đến tột cùng. Với Kin, việc ân ái chính là nghệ thuật, cứ mỗi lần như thế là cả hai cùng tạo một sự hài hoà đặc sắc khác nhau. Kin nhớ lại từ khi còn rất trẻ thiên hạ đã bảo nhau sao mình giống cô Manryu, một người đẹp nổi tiếng ở vùng Akasaka. Sau khi lấy chồng rồi cô ấy vẫn còn đẹp, và Kin có thấy được một lần, lấy làm hâm mộ sắc đẹp, cứ tấm tắc hoài. Kin hiểu rằng để được đẹp bền lâu, điều quan trọng nhất là phải có tiền.
Kin trở thành geisha khi mới lên 19. Vô nghề chưa bao lâu đã nổi tiếng, vì Kin quá đẹp, chứ tập luyện tay nghề thì chả có bao nhiêu. Lần tiếp khách đầu tiên, Kin gặp một người Pháp đã đứng tuổi. Ông ta đi chu du vùng Viễn Đông, và ghé đến Tokyo. Cuộc gặp gỡ cũng thơ mộng. Ông ta say đắm Kin, gọi Kin là Marguerite Gautier Nhật Bản, làm Kin cũng có cảm giác mình là nhân vật tiểu thuyết Trà Hoa Nữ thực sự. Tuy chuyện chăn gối thì ông yếu xịu, nhưng Kin không quên được ông ta. Ông tên là Michel, chắc bây giờ cũng đã qua đời ở một nơi nào đó phía bắc nước Pháp. Hồi mới về nước, Michel có gửi tặng Kin một chuỗi đeo tay có gắn ngọc Opal và nhiều hạt kim cương nhỏ long lanh. Kin quý nó lắm, ngay trong những ngày khốn khó nhất của thời chiến tranh cũng không bán đi. Những người đàn ông khác có liên hệ với Kin lúc trước, về sau cũng ăn nên làm ra và có tên tuổi, nhưng rồi chiến tranh loạn lạc, bây giờ không biết họ ở đâu.
Người ta đồn đãi với nhau là “tài sản của Aizawa Kin nhiều lắm”. Thực sự thì Kin đâu có bao nhiêu. Chỉ vẻn vẹn một cái nhà Kin đang ở…may mà hồi chiến tranh chưa bị cháy …và một ngôi biệt thự nằm cạnh bờ biển ở Atami. Mà biệt thự này lại do đứa “em gái nuôi” đứng tên, nên lúc sau chiến tranh thấy giá nhà lên cao, Kin đã bán quách. Kin cũng không muốn bắt chước những người geisha khác đi mở một tiệm ăn hay trà đình gì đó để làm kế sinh nhai. Thực sự là Kin chẳng làm gì, chỉ sống ngày-lại-ngày với một cô giúp việc bị câm…tên Kinu…cũng do cô em nói trên kiếm cho.
Cuộc sống của Kin cũng đơn giản hơn người ta tưởng. Đi xem phim hay xem hát cũng không, đi dạo quanh quẩn ngoài phố cũng chả thích. Kin không muốn ra ngoài lúc ban ngày, ngại thiên hạ thấy được mình đã luống tuổi. Ánh mặt trời bao giờ cũng làm cho cái già nua thấy rõ ra, dù có ăn mặc sang trọng đến mấy cũng chả che dấu được. Cho nên Kin sống như một loài hoa ưa bóng mát, lấy thú đọc sách làm vui. Có người khuyên nên kiếm một đứa con nuôi để sau này nhờ vả khi tuổi già sức yếu, nhưng Kin không muốn suy nghĩ sau này già thì sẽ ra sao. Hoàn cảnh cũng đã làm Kin quen sống một mình từ khi còn bé.
Kin không biết gì về cha mẹ của mình. Chỉ còn nhớ được quê là Kosagawa, ở gần Akita, và khi lên năm tuổi thì được một gia đình ở Tokyo nhận làm con nuôi. Kin đổi ra họ Aizawa từ đó. Cha nuôi của Kin tên Kyujiro. Ông sang làm việc xây cất bên Trung Quốc rồi bặt tin luôn từ khi Kin còn ở Tiểu Học. Mọi sự trông vào ở mẹ nuôi - tên là Ritsu - một người khá giỏi chuyện làm ăn. Bà biết đầu tư trong cổ phiếu, và mua nhà cho thuê, nhờ đó chả mấy chốc trở nên khá giả. Nói đến gia đình Aizawa ở vùng Ushigome, ai cũng biết là giàu.
Thuở đó trong vùng có tiệm làm vớ (tabi) của ông Tatsui rất nổi tiếng và có uy tín. Gia đình Tatsui có một cô con gái rất đẹp tên Machiko. Machiko thường ngồi may hàng ngay dưới tấm rèm xanh trước cửa tiệm, mái tóc nghiêng nghiêng giắt hoa đào, cổ áo viền xa-tanh màu đậm, làm bao nhiêu người điên đảo, kể cả những chàng trai của trường đại học nổi tiếng như Waseda. Người ta nườm nượp tới mua hàng, nhiều chàng còn tặng thêm tiền, để lên bàn rồi lặng lẽ rút lui. Kin lúc đó nhỏ hơn Machiko khoảng 4-5 tuổi, nhưng thiên hạ cũng đã kháo nhau là cô bé quá xinh. Xa gần nức tiếng trầm trồ về hai đoá hoa tươi biết nói.
Từ khi có một tay cờ bạc tên là Tori-goê hay tới lui với bà mẹ thì gia đình bắt đầu xuống dốc. Khi đó Kin mới lên 19. Rồi bà mẹ đâm ra nghiện nặng, say sưa mãi, những chuỗi ngày đen tối của Kin cứ kéo dài. Cho đến một hôm, trong lúc nửa thật nửa đùa, Tori-goê làm tới, cướp mất của Kin đời người con gái. Trong cơn hốt hoảng rã rời, Kin bỏ nhà ra đi, rồi trở thành một geisha ở vùng Akasaka sang trọng. Machiko cũng bạc mệnh. Cũng khoảng thời gian đó, khi phi cơ vừa mới bắt đầu bay trong nước, người ta mời Machiko mặc áo kimono lớn đi với chuyến bay. Không may phi cơ bị rớt, tai nạn này báo chí xa gần đều có loan tin. Riêng phần Kin thì khi vào nghề rồi mới đổi tên thành Kin-ya. Chả mấy chốc mà các tạp chí đăng ảnh của Kin rất nhiều. Sau đó, khi các bưu thiếp có ảnh người đẹp trở thành mốt phổ biến, hình của Kin cũng được in bán khắp nơi.
Những chuyện trên bây giờ đã thành quá khứ xa vời, nhưng Kin cũng chưa quen với cái cảm giác là mình đã ngoài 50 tuổi. Cũng có khi Kin nghĩ là mình sống tới chừng này thì cũng đủ, nhưng cũng có lúc lại nghĩ sao thời thanh xuân chả được bao năm. Mẹ nuôi giờ cũng đã mất, gia sản cũng đã về tay người con gái ruột là Sumiko – sinh ra sau khi đã nhận Kin – cho nên Kin chẳng có chút trách nhiệm gì phải vướng bận với gia đình.
*
Kin quen Tabê vào khoảng 1942-1943, lúc chiến tranh Thái Bình Dương vừa bùng nổ. Khi ấy Kin nghỉ làm đã ba năm, về thuê một phòng trong nhà Sumiko để ở. Vợ chồng Sumiko có cho sinh viên ở trọ nên Kin mới gặp Tabê. Nếu so tuổi ra thì cứ như mẹ với con, nhưng cả hai tự nhiên thấy thích nhau. Có lẽ nhờ bề ngoài của Kin trông cứ trẻ như mới 37-38, với hai nét mi đậm đà, dễ bắt mắt người ta. Năm sau, Tabê xong đại học thì bị động viên ngay, đeo lon thiếu úy, nhưng binh đoàn còn đóng ở Hiroshima. Kin có xuống đó thăm Tabê hai lần.
Trong lần thứ nhất, khi Kin vừa ngồi chưa yên chỗ trong khách sạn thì Tabê đã đến. Vì Tabê mặc quân phục nên mùi hôi của da thuộc cứ làm Kin thực ngạt thở. Tuy vậy Kin cũng ở với Tabê đến hai đêm. Đã mệt mỏi vì lặn lội đường xa mà Tabê lại mạnh quá làm Kin mệt ứ hơi, về sau Kin kể lại với người quen là lúc đó Kin ngất ngư gần chết. Kin có đi thăm Tabê lần thứ nhì, nhưng sau đó hết muốn đi nữa, dù Tabê có gửi điện tín thúc giục nhiều lần. Sau đó, Tabê chuyển đi Burma (Miến Điện), sau chiến tranh khoảng một năm mới về nước, có lên Tokyo để tìm Kin. Trông người Tabê già mọp, loạt răng cửa lại gãy mất, Kin vỡ cả mộng. Sau đó Tabê nhờ có ông anh cả – làm luật sư – giúp vốn cho để buôn bán xe hơi nên trong vòng một năm thấy sang trọng hẳn ra. Gặp Kin, có khoe là sắp cưới vợ. Bẵng hơn cả năm trời Kin chưa gặp lại lần nào.
Nhà của Kin đang ở nằm trong khu Numabukuro. Ngôi nhà này rất sang, có gắn điện thoại hẳn hoi, nhưng hồi đó Tokyo còn bị ném bom liên miên nên Kin mua được với giá rẻ mạt. Nhà chỉ cách nơi vợ chồng Sumiko ở độ vài chục thước, nhưng nhà của Sumiko thì bị bom làm cháy rụi cả, vợ chồng Sumiko phải qua tá túc với Kin, chiến tranh xong thì Kin mới bảo đi ra. Hai vợ chồng trở về miếng đất cũ xây lại được căn nhà, nhờ vật giá lúc đó cũng còn rẻ. Sumiko vẫn cám ơn Kin về chuyện đã cưu mang mình.
Về cái biệt thự ở Atami thì Kin cũng đã bán xong khá lâu. Thu vô được ba trăm ngàn, Kin đem mua ngay mấy căn nhà ọp ẹp, cho tân trang lại rồi bán ra với giá gấp đến mấy lần. Với chuyện tiền nong thì cái đầu Kin rất tỉnh. Kinh nghiệm cho Kin biết nếu mình không hấp tấp thì tiền bạc sinh sôi nẩy nở rất dễ, cứ như trái banh bằng tuyết lăn xuống dốc, càng lăn xa thì càng hoá ra to. Khi cho ai vay, Kin không cần lấy lời nhiều, nhưng đòi phải có gì bảo đảm chắc chắn. Kin cũng không tin ở chuyện gửi tiền vô ngân hàng, hễ có bao nhiêu là lo xoay chuyển thật nhanh, không bắt chước dân nhà quê cứ lo cất trong nhà trum trủm. Những tính toán về tiền bạc này nọ thì Kin thuê chồng của Sumiko lo liệu. Kinh nghiệm cho Kin biết nếu chia cho người ta ít phần trăm trong số tiền lời thì thiên hạ sẽ lo làm rất tận tâm.
Trong căn nhà rộng bây giờ chỉ có mỗi Kin và cô tớ gái. Coi thì buồn bã nhưng Kin không thấy buồn chút nào, vì Kin vốn không thích đi đâu. Cũng chẳng nuôi chó vì Kin nghĩ không ích lợi gì, có phòng kẻ trộm thì lo đóng cửa ngõ cho chắc chắn, khoá cho cẩn thận thì vẫn tốt hơn, do đó nhà Kin cửa ngõ rất kỹ lưỡng. Sống chỉ có hai người thôi cũng có cái thoải mái. Cô tớ gái không nói được, cho nên có khách đàn ông đến, dù là ai đi nữa, Kin cũng không sợ chuyện lời vào tiếng ra. Dù sao có lúc Kin cũng tự nhiên thấy bất an, cứ nghĩ biết đâu số mình sẽ bị ai đó giết không chừng, nên hơi lo về cái không khí của căn nhà quá tịch mịch. Kin cứ để radio nói suốt ngày là vì thế.
Người thường hay đến với Kin hiện nay là ông Itaya Kiyoji, chủ một tiệm hoa ở Chiba. Ông này là em ruột của người đã mua cái nhà của Kin ở Atami nên quen nhau. Lúc đầu thì Itaya chỉ gặp Kin có vài lần, nhưng sau đó hầu như tuần nào cũng đến. Tuổi ông ta mới tứ tuần mà trên đầu không còn sợi tóc nào nên trông già hơn nhiều. Hồi chiến tranh, ông có mở hãng buôn ở Hà Nội, sau này về nước nhờ người anh giúp vốn để mở một trại trồng hoa, nhờ thế nên Kin cứ có hoa tươi cắm đầy nhà. Hôm nay thì bó hoa trong bình là loại hoa hồng vàng “Castanien”. Nhìn những cánh hoa xinh, Kin nhớ lại mấy câu của một bài ca nào đó:
Khi Icho đổ lá vàng
Vườn hồng hẳn đã mấy lần đẫm sương?
Cánh hoa vàng thắm nõn nường
Đẹp như ai tuổi xa dần thanh xuân!
Kin yêu những cánh hoa hồng vàng tươi thắm, mùi hương của chúng bao giờ cũng gợi nhớ nhung. Từ khi nhận điện thoại của Tabê, Kin miên man suy nghĩ, thấy tình cảm của mình nghiêng nhiều về phía Tabê. So với Itaya, Tabê trẻ hơn. Hồi ở Hiroshima tuy Kin phải vất vả với Tabê, nhưng lúc đó Tabê đang là quân nhân sống lâu ngày trong trại, tuổi lại còn trẻ nên hơi mạnh bạo ít nhiều thì cũng dễ hiểu, nhớ lại cũng thấy vui vui. Ngay cả những điều không vui trong quá khứ, sau một thời gian, đôi khi cũng gây cho ta nhiều hoài niệm, huống chi!
*
Cũng đâu khoảng năm giờ rưỡi Tabê mới đến, mang theo gói quà với nhiều thứ quý như rượu whisky, phó mát, giăm bông. Đến gần chiếc ghế để bên cạnh lò sưởi, Tabê buông mình xuống một cái rầm. Trông người chả còn vẻ gì là những trẻ trung của ngày xưa: áo vét thì xám, quần màu lục đậm đen, cứ giống như một ông thợ máy. Tabê mở lời:
- Thấy vẫn vậy, lúc nào cũng đẹp!
- Vậy sao? Cám ơn, tưởng cũng đâu sắp hết thời rồi!
- Đâu có, coi hấp dẫn hơn bà-nhà của tôi nhiều!
- Ủa, chị nhà còn trẻ mà?
- Trẻ thì trẻ, nhưng mà dân nhà quê!
Mẹ tôi là người nhà quê sống bằng nghề nông. Hôm nào trời tốt mà không mang cuốc ra rẩy cuốc đất thì cũng mang lưỡi liềm lên núi kiếm củi. Bàn tay mẹ tôi quả là bàn tay của người thích làm lụng.
Thỉnh thoảng mẹ tôi nhìn bàn tay mình mà lấy làm khâm phục. Bàn tay dày, ngón tay thì mập, da lại chai cứng. Nhưng tôi biết bàn tay đó rất dịu dàng, khéo léo và không bao giờ thiên vị. Mỗi khi tôi bệnh, cứ được bàn tay mẹ tôi vuốt ve tay chân mình mẩy thì bệnh lần lần thuyên giảm. Ôi! Bàn tay sao mà dịu dàng quá! Mẹ tôi còn làm đủ loại đồ chơi cho chúng tôi chơi. Sao mẹ khéo tay và tốt quá!
Đã có lần xảy ra chuyện sau đây. Một chủ nhật nọ, tôi đi lên núi gùi củi với đứa em trai. Dĩ nhiên là có mẹ đi chung. Nơi tôi sinh trưởng là một làng nhỏ nằm trên đảo Shodo trong vịnh Seto. Chính giữa đảo có núi Kankake và các rặng núi khác nối đuôi nhau chập chùng. Dân chúng sống dưới đất bằng phải leo lên núi kiếm củi. Vác củi là công việc rất vất vả, không giống như kéo xe trên đường bằng. Công việc này từ tận ngày xưa cho đến nay vẫn thế. Núi cách xa nhà đến 4 cây số, nên thường thì giữa đường có một buổi ăn nhẹ. Đồ ăn được bỏ vào trong cái tủi vải buộc vào gùi của mẹ.
“Mẹ ơi! Cái đó”.
Chúng tôi chỉ túi vải đòi ăn cỡ ba lần thì mẹ tôi mới chịu mở túi ra. Bên trong khi là trái hồng, hạt dẻ, khi là khoai lang nướng. Mẹ tôi chia đều cho mỗi đứa. Thế nhưng chúng tôi cứ trố mắt ra để ý phân bì với nhau, xem mình có bị chia ít hay không. Có khi còn đánh tù tì với nhau để chia.
Bữa ăn hôm đó là món đậu tằm rang. Mẹ tôi thò tay vào túi bốc ra cho mỗi đứa một nắm. Nhưng hai anh em tôi lại so bì là nhiều là ít. Mẹ tôi mới lên tiếng:
“Hai con đếm thử coi. Đứa nào ít mẹ sẽ cho thêm cho bằng”.
Nghe vậy, chúng tôi bèn đếm một, hai, ba,… Cuối cùng cả hai đều có 28 hạt như nhau.
Tôi và đứa em trai lấy làm khâm phục, chẳng nói gì được nữa. Ôi! Lòng bàn tay mẹ sao mà công bằng đến thế.
“Giống như lấy đấu mà đong”.
“Đúng rồi. Bàn tay mẹ là cái đấu mà”.
Cho đến bây giờ, mỗi lần nhớ đến chuyện đó tôi lại ngắm bàn tay mình
Hayashi Fumiko
Lời người dịch:
Hayashi Fumiko (1903-1951) rất nổi tiếng về phân tích tâm lý phụ nữ – đặc biệt là phụ nữ nghèo – trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhưng với “Bangiku” thì nhân vật nữ của bà không nghèo chút nào, mà phần diễn tả tâm lý lại sâu sắc, chứng tỏ tài nghệ của Hayashi Fumiko không chỉ hạn chế trong một lãnh vực duy nhất. Tuy qua đời sớm, sự nghiệp viết lách không đến được 24 năm, nhưng bà để lại được trên 85 cuốn sách và hơn 200 tác phẩm khác gồm truyện ngắn, thi tập, đoản văn, vv… Khi nói về tác phẩm nào hay nhất của bà, giới văn học Nhật Bản đồng thanh nhất trí: truyện ngắn thì Đoá Cúc Muộn (Bangiku), truyện dài có Phù Vân (Ukigumo).
Bài dưới đây dịch theo nguyên văn của nhà xuất bản Chikuma Shobo, Tokyo 1978. Tuy nhiên để tránh rườm rà, những tên người hay địa danh nào không cần thiết đều được bỏ bớt. Có một điểm nhỏ xin lưu ý: người Nhật xem cúc là loài hoa quý, đài các, không phải thứ “liễu ngõ hoa tường”.
*
Kin để ống điện thoại xuống, tiếng nói ở đầu giây bên kia còn như văng vẳng: “Vâng, lát nữa, khoảng năm giờ, sẽ đến”. Kin nhủ thầm…lâu lắm không gặp, cũng hơn cả năm rồi chứ nhỉ! Mới có ba giờ, còn đến hai tiếng nữa. Trước hết là phải đi tắm mới được! Kin dặn cô giúp việc tối nay cho mình ăn sớm hơn một chút, rồi lật đật bước vào phòng tắm. Vừa cho thân mình chìm từ từ trong làn nước ấm, Kin miên man suy nghĩ: “Nhất định phải cho thấy mình đẹp hơn hồi hai đứa chia tay mới được. Nếu để nhận ra được mình đã luống tuổi thì kể như là hết”… Kin để thì giờ ngâm trong bồn nước khá lâu.
Tắm xong, Kin mở tủ lạnh lấy nước đá ra đập nhỏ, cuốn trong hai lần khăn mỏng, rồi đến ngồi trước kiếng cẩn thận xoa khắp gương mặt đến hơn mười phút. Cái lạnh làm da mặt Kin đỏ lên, mất hết cảm giác. Từ bên trong, chút ý nghĩ về cái tuổi đã 56 của mình tự nhiên len đến. Nhưng qua bao nhiêu năm kinh nghiệm trong nghề, Kin dư sức biết làm thế nào để che vết tích của thời gian. Kin lấy ra một hộp kem dưỡng da thượng hạng, loại nhập cảng, xoa đều lên mặt. Nhìn vào kiếng, Kin thấy một người đàn bà lớn tuổi có gương mặt tái ngắt như người chết đang mở lớn đôi mắt nhìn mình.
Điểm trang thêm một lát, Kin thấy cái mặt của mình sao mà phát chán. Nhưng trong trí Kin cũng hiện ra ngay những hình ảnh của chính mình ngày xưa, được in trên những tấm bưu thiếp, tươi đẹp, trẻ trung. Kin vén vạt áo lên, nhìn vào đùi. Còn đâu nữa cái tròn lẳn căng nhựa sống của những ngày xưa cũ. Bây giờ, gân xanh thấy rõ dưới làn da. Được một cái là hai đùi vẫn còn khép sát vào được với nhau. Cứ mỗi lần đi tắm, Kin vẫn thường khép hai đùi lại và đổ nước trên chỗ hủng để thích thú thấy nước được giữ lại, chứng tỏ còn sát lắm, làm Kin thấy an tâm về tuổi tác của mình. Phải, đối với đàn ông, mình vẫn còn hấp dẫn. Điều này là tất cả đối với Kin, nó cho Kin sức mạnh để mà sống.Kin luồn tay vào phía bên trong giữa hai đùi, vuốt ve nhè nhẹ và tưởng tượng đây là bàn tay của một người nào khác. Vẫn còn mềm mại êm ái, thấy như vuốt những lông tơ trên tấm da nai mịn có tẩm thêm dầu.
Kin trực nhớ đến một bức vẽ trong cuốn sách của Saikaku nói về hai cô gái đẹp ngồi gảy đàn Samisen ở miền Isê. Người ta giăng những chiếc lưới đỏ quanh chỗ hai cô ngồi. Trước khi hai cô bắt đầu gảy đàn, khách đến xem thi nhau ném tiền vào kẽ lưới xem tiền của ai có thể đụng vào được người đẹp. Cái hình ảnh một mỹ nhân xinh như tranh vẽ ngồi sau những chiếc lưới màu đỏ, bây giờ đối với Kin đã là một dĩ vãng quá xa vời. Những ngày còn trẻ, Kin sống theo vật chất, trong mắt chỉ có đồng tiền. Nhưng bây giờ luống tuổi, nhất là sau khi đã sống qua một thời chiến tranh khốc liệt, Kin thấy cuộc sống thiếu người đàn ông thì thật trống trải và quá bấp bênh. Càng già, sắc đẹp càng biến đổi đi, mà tính chất của vẻ đẹp cũng cứ mỗi năm lại khác ra một chút. Nhưng Kin không dại đến nỗi đi mặc những thứ màu mè sặc sỡ để che dấu tuổi tác. Có nhiều phụ nữ, khi đã ngoài năm mươi, thường hay mang chuỗi để che bớt cái thiếu thốn trên ngực, hay mặc váy có nhiều sọc đỏ…coi cứ giống như mặc vải lót; hay mặc áo xa-tanh láng bóng, lùng thùng; hay đội mũ rộng vành để che đi vết nhăn trên trán. Kin coi rẻ những thứ tiểu xảo đó, cũng như ghét cái kiểu những bà mặc kimono mà có thêm một viền đỏ quanh cổ, trông thật rẻ tiền.
Kin không hề mặc âu phục bao giờ. Cái áo được chọn hôm nay là chiếc kimono thẳng nếp có màu chàm đậm gần như đen, làm nổi bật cái trắng muốt của dải tơ mềm chạy viền từ cổ xuống đến ngực. Chiếc obi để thắt quanh lưng là lụa vàng thật nhạt, có pha những đường trang trí kiểu Hakata. Sợi giây cuốn dưới obi thì có màu xanh nhẹ mà khi mặc áo Kin sẽ cẩn thận không để phần chuôi của nó ló ra phía trước. Kin cũng sửa soạn thân mình rất kỹ càng: nâng ngực cho cao thêm, siết eo cho nhỏ xuống, bụng thì quấn chặt đến sát rạt, mông thì chêm một chút cho thấy cao và cong lên. Tóc Kin vốn màu nâu. Màu này đi đôi với làn da trắng của gương mặt rất hợp, không cho ai nhận ra được là tuổi người phụ nữ đã quá năm mươi. Thân hình Kin cũng cao ráo, nhờ đó khi mặc kimono thì phần phía dưới vạt áo úp vào một cách gọn ghẽ, thấy tươm tất, nhẹ nhàng.
Kinh nghiệm dạy cho Kin một điều quan trọng mà mỗi lần sắp gặp người đàn ông nào Kin cũng không quên, đó là uống một ly rượu nhỏ. Kin đứng trước tấm gương, nốc nhanh một ly sakê lạnh, rồi đi đánh răng súc miệng tức khắc để làm mất mùi. Với Kin, chất rượu có hiệu quả diệu kỳ, không loại mỹ phẩm nào trên đời sánh kịp. Nó làm cho đôi mắt được phớt một màu hồng dìu dịu và mở ra rất to, long lanh. Bây giờ gương mặt của Kin…sau khi có thoa một lớp phấn màu xanh nhạt và phủ lên một lớp kem mỏng có pha glycerine – đã trở nên láng lẩy tươi tắn, trông trẻ hẳn ra. Kin thoa màu son đỏ thật đậm lên môi. Chỉ có làn môi là nơi duy nhất trên người Kin chịu dùng màu đỏ.
Kin cũng không hề sơn móng tay bao giờ. Càng lớn tuổi thêm lại càng thấy không cần thiết, chỉ tổ bày tỏ sự thiếu thốn thèm khát bên trong. Cứ xoa tay với kem, rồi cắt từng móng cho sát vào, và chà vào vải cho láng là được. Nơi tay áo, phần ở cổ tay thì Kin nghĩ nên có màu gì nhạt, cho nên chọn thứ có sọc hồng nhạt và xanh. Xong xuôi, Kin thoa nước hoa lên hai vai và cánh tay, lựa thứ có mùi thật dịu, ngọt ngào. Không bao giờ nên thoa lên hai trái tai, không bao giờ!
Kin vẫn biết dù sao mình cũng chỉ là nữ giới: chẳng thà chết sớm, hơn là sống lâu làm một bà già bẩn thỉu cọm rọm giữa lòng đời. Kin nhớ đến lời của một bài hát cũ mà mình vẫn thích:
Chả giống như người thiên hạ đâu
Chi để cho ai thấy bạc đầu
Cứ như những đoá hoa hồng đó
Lòng này mơ được thế từ lâu.
Giá phải sống chẳng có người đàn ông nào chung quanh…ôi, mới có nghĩ đến thế thôi mà đã thấy bồn chồn trong dạ. Kin liếc nhìn những cánh hoa hồng do ông Itaya mang đến tặng: màu hoa rực rỡ, làm nhớ đến những ngày tháng vàng son cũ! Có 1 thứ cảm giác gì đầy hoài niệm pha thích thú khi nghĩ về cái thưở xa xưa lúc trước, những thói quen, những điều mình thích, những sung sướng… mọi thứ đều với thời gian mà thay đổi cả. Những khi nằm ngủ một mình, nửa đêm tỉnh giấc, Kin thường âm thầm đếm xem có bao nhiêu người đã qua trong đời mình kể từ thuở còn là con gái. Đã có người này, người này, rồi người này… à, còn người này, người này nữa… nhưng mà so với người kia, người này đến trước với mình, hay đến sau? Cứ mỗi lần miên man với cái điệp khúc hồi tưởng như thế, Kin thấy kỷ niệm kéo về rào rạt trong lòng. Có nhiều phụ nữ thường ứa nước mắt khi nghĩ đến lúc chia tay với người xưa, nhưng Kin chỉ thích nhớ về những ngày mới gặp gỡ ban đầu. Có lẽ một phần nào đó Kin đã học theo người xưa trong truyện Isê, nhưng phải nói là Kin rất thích nằm nhớ về những người đàn ông cũ như thế mỗi khi cô đơn nằm thao thức trong đêm.
*
Khi nãy nhận điện thoại, Kin không ngờ là Tabê liên lạc lại với mình. Bây giờ cái cảm giác cứ như đang nhìn một ly rượu đào thượng-hạng ngon nồng, mời mọc. Chắc chắn là Tabê đến để tìm lại dĩ vãng! Hẳn trong lòng còn vương vấn mãi những kỷ niệm của ngày xa xưa ấy, nên mới muốn về tìm lại chút dư âm! Nhưng giờ này không phải lúc để thở than và hoài niệm về quá khứ, lại càng không phải là lúc để lộ ra vết tích về cao tuổi hay nghèo nàn. Phải làm sao tỏ ra mình biết trân trọng, và tạo được một không khí dễ thương thân mật “thời gian này riêng của đôi ta”! Làm sao để khi về rồi, Tabê sẽ tự nhủ “người yêu cũ của tôi vẫn không khác với thuở nào, còn đẹp lắm”…
Trang điểm xong, Kin đứng dậy xoay mình qua lại ngắm nghía trong gương. Còn chỗ nào chưa được không nhỉ! Kin cẩn thận nhìn một lần chót, rồi mở cửa bước ra phòng ăn. Khay cơm đã dọn sẵn. Kin ngồi đối diện với cô tớ gái, ăn bữa cơm nhẹ… một chén cơm với canh mixô, và chút ít rong biển. Xong xuôi, Kin đập một cái trứng sống, bỏ hết, chỉ nuốt cái lòng đỏ.
Xưa nay Kin không có thói quen mời đàn ông ăn cơm với mình. Kin thấy không cần. Việc gì phải tỏ ra giỏi, đi nấu thức này món kia cho cẩn thận để được đàn ông khen? Làm việc nội trợ, có chi hay đâu mà thích thú? Mình đã không định lập gia đình thì cần gì phải cho đàn ông thấy đây sẽ là một người nội trợ đảm đang? Còn các ông ư? Họ có đem bao nhiêu vật quý giá đến biếu cũng là việc tự nhiên thôi. Kin không bao giờ giao tiếp với những ai không có tiền. Đàn ông mà nghèo thì chả có gì hấp dẫn. Khi gần gũi với Kin, người nào mà để áo vét lôi thôi thiếu chải chuốt, hay có đồ lót đứt nút nhưng cứ để thế mà dùng, Kin thấy chán ngán đến tột cùng. Với Kin, việc ân ái chính là nghệ thuật, cứ mỗi lần như thế là cả hai cùng tạo một sự hài hoà đặc sắc khác nhau. Kin nhớ lại từ khi còn rất trẻ thiên hạ đã bảo nhau sao mình giống cô Manryu, một người đẹp nổi tiếng ở vùng Akasaka. Sau khi lấy chồng rồi cô ấy vẫn còn đẹp, và Kin có thấy được một lần, lấy làm hâm mộ sắc đẹp, cứ tấm tắc hoài. Kin hiểu rằng để được đẹp bền lâu, điều quan trọng nhất là phải có tiền.
Kin trở thành geisha khi mới lên 19. Vô nghề chưa bao lâu đã nổi tiếng, vì Kin quá đẹp, chứ tập luyện tay nghề thì chả có bao nhiêu. Lần tiếp khách đầu tiên, Kin gặp một người Pháp đã đứng tuổi. Ông ta đi chu du vùng Viễn Đông, và ghé đến Tokyo. Cuộc gặp gỡ cũng thơ mộng. Ông ta say đắm Kin, gọi Kin là Marguerite Gautier Nhật Bản, làm Kin cũng có cảm giác mình là nhân vật tiểu thuyết Trà Hoa Nữ thực sự. Tuy chuyện chăn gối thì ông yếu xịu, nhưng Kin không quên được ông ta. Ông tên là Michel, chắc bây giờ cũng đã qua đời ở một nơi nào đó phía bắc nước Pháp. Hồi mới về nước, Michel có gửi tặng Kin một chuỗi đeo tay có gắn ngọc Opal và nhiều hạt kim cương nhỏ long lanh. Kin quý nó lắm, ngay trong những ngày khốn khó nhất của thời chiến tranh cũng không bán đi. Những người đàn ông khác có liên hệ với Kin lúc trước, về sau cũng ăn nên làm ra và có tên tuổi, nhưng rồi chiến tranh loạn lạc, bây giờ không biết họ ở đâu.
Người ta đồn đãi với nhau là “tài sản của Aizawa Kin nhiều lắm”. Thực sự thì Kin đâu có bao nhiêu. Chỉ vẻn vẹn một cái nhà Kin đang ở…may mà hồi chiến tranh chưa bị cháy …và một ngôi biệt thự nằm cạnh bờ biển ở Atami. Mà biệt thự này lại do đứa “em gái nuôi” đứng tên, nên lúc sau chiến tranh thấy giá nhà lên cao, Kin đã bán quách. Kin cũng không muốn bắt chước những người geisha khác đi mở một tiệm ăn hay trà đình gì đó để làm kế sinh nhai. Thực sự là Kin chẳng làm gì, chỉ sống ngày-lại-ngày với một cô giúp việc bị câm…tên Kinu…cũng do cô em nói trên kiếm cho.
Cuộc sống của Kin cũng đơn giản hơn người ta tưởng. Đi xem phim hay xem hát cũng không, đi dạo quanh quẩn ngoài phố cũng chả thích. Kin không muốn ra ngoài lúc ban ngày, ngại thiên hạ thấy được mình đã luống tuổi. Ánh mặt trời bao giờ cũng làm cho cái già nua thấy rõ ra, dù có ăn mặc sang trọng đến mấy cũng chả che dấu được. Cho nên Kin sống như một loài hoa ưa bóng mát, lấy thú đọc sách làm vui. Có người khuyên nên kiếm một đứa con nuôi để sau này nhờ vả khi tuổi già sức yếu, nhưng Kin không muốn suy nghĩ sau này già thì sẽ ra sao. Hoàn cảnh cũng đã làm Kin quen sống một mình từ khi còn bé.
Kin không biết gì về cha mẹ của mình. Chỉ còn nhớ được quê là Kosagawa, ở gần Akita, và khi lên năm tuổi thì được một gia đình ở Tokyo nhận làm con nuôi. Kin đổi ra họ Aizawa từ đó. Cha nuôi của Kin tên Kyujiro. Ông sang làm việc xây cất bên Trung Quốc rồi bặt tin luôn từ khi Kin còn ở Tiểu Học. Mọi sự trông vào ở mẹ nuôi - tên là Ritsu - một người khá giỏi chuyện làm ăn. Bà biết đầu tư trong cổ phiếu, và mua nhà cho thuê, nhờ đó chả mấy chốc trở nên khá giả. Nói đến gia đình Aizawa ở vùng Ushigome, ai cũng biết là giàu.
Thuở đó trong vùng có tiệm làm vớ (tabi) của ông Tatsui rất nổi tiếng và có uy tín. Gia đình Tatsui có một cô con gái rất đẹp tên Machiko. Machiko thường ngồi may hàng ngay dưới tấm rèm xanh trước cửa tiệm, mái tóc nghiêng nghiêng giắt hoa đào, cổ áo viền xa-tanh màu đậm, làm bao nhiêu người điên đảo, kể cả những chàng trai của trường đại học nổi tiếng như Waseda. Người ta nườm nượp tới mua hàng, nhiều chàng còn tặng thêm tiền, để lên bàn rồi lặng lẽ rút lui. Kin lúc đó nhỏ hơn Machiko khoảng 4-5 tuổi, nhưng thiên hạ cũng đã kháo nhau là cô bé quá xinh. Xa gần nức tiếng trầm trồ về hai đoá hoa tươi biết nói.
Từ khi có một tay cờ bạc tên là Tori-goê hay tới lui với bà mẹ thì gia đình bắt đầu xuống dốc. Khi đó Kin mới lên 19. Rồi bà mẹ đâm ra nghiện nặng, say sưa mãi, những chuỗi ngày đen tối của Kin cứ kéo dài. Cho đến một hôm, trong lúc nửa thật nửa đùa, Tori-goê làm tới, cướp mất của Kin đời người con gái. Trong cơn hốt hoảng rã rời, Kin bỏ nhà ra đi, rồi trở thành một geisha ở vùng Akasaka sang trọng. Machiko cũng bạc mệnh. Cũng khoảng thời gian đó, khi phi cơ vừa mới bắt đầu bay trong nước, người ta mời Machiko mặc áo kimono lớn đi với chuyến bay. Không may phi cơ bị rớt, tai nạn này báo chí xa gần đều có loan tin. Riêng phần Kin thì khi vào nghề rồi mới đổi tên thành Kin-ya. Chả mấy chốc mà các tạp chí đăng ảnh của Kin rất nhiều. Sau đó, khi các bưu thiếp có ảnh người đẹp trở thành mốt phổ biến, hình của Kin cũng được in bán khắp nơi.
Những chuyện trên bây giờ đã thành quá khứ xa vời, nhưng Kin cũng chưa quen với cái cảm giác là mình đã ngoài 50 tuổi. Cũng có khi Kin nghĩ là mình sống tới chừng này thì cũng đủ, nhưng cũng có lúc lại nghĩ sao thời thanh xuân chả được bao năm. Mẹ nuôi giờ cũng đã mất, gia sản cũng đã về tay người con gái ruột là Sumiko – sinh ra sau khi đã nhận Kin – cho nên Kin chẳng có chút trách nhiệm gì phải vướng bận với gia đình.
*
Kin quen Tabê vào khoảng 1942-1943, lúc chiến tranh Thái Bình Dương vừa bùng nổ. Khi ấy Kin nghỉ làm đã ba năm, về thuê một phòng trong nhà Sumiko để ở. Vợ chồng Sumiko có cho sinh viên ở trọ nên Kin mới gặp Tabê. Nếu so tuổi ra thì cứ như mẹ với con, nhưng cả hai tự nhiên thấy thích nhau. Có lẽ nhờ bề ngoài của Kin trông cứ trẻ như mới 37-38, với hai nét mi đậm đà, dễ bắt mắt người ta. Năm sau, Tabê xong đại học thì bị động viên ngay, đeo lon thiếu úy, nhưng binh đoàn còn đóng ở Hiroshima. Kin có xuống đó thăm Tabê hai lần.
Trong lần thứ nhất, khi Kin vừa ngồi chưa yên chỗ trong khách sạn thì Tabê đã đến. Vì Tabê mặc quân phục nên mùi hôi của da thuộc cứ làm Kin thực ngạt thở. Tuy vậy Kin cũng ở với Tabê đến hai đêm. Đã mệt mỏi vì lặn lội đường xa mà Tabê lại mạnh quá làm Kin mệt ứ hơi, về sau Kin kể lại với người quen là lúc đó Kin ngất ngư gần chết. Kin có đi thăm Tabê lần thứ nhì, nhưng sau đó hết muốn đi nữa, dù Tabê có gửi điện tín thúc giục nhiều lần. Sau đó, Tabê chuyển đi Burma (Miến Điện), sau chiến tranh khoảng một năm mới về nước, có lên Tokyo để tìm Kin. Trông người Tabê già mọp, loạt răng cửa lại gãy mất, Kin vỡ cả mộng. Sau đó Tabê nhờ có ông anh cả – làm luật sư – giúp vốn cho để buôn bán xe hơi nên trong vòng một năm thấy sang trọng hẳn ra. Gặp Kin, có khoe là sắp cưới vợ. Bẵng hơn cả năm trời Kin chưa gặp lại lần nào.
Nhà của Kin đang ở nằm trong khu Numabukuro. Ngôi nhà này rất sang, có gắn điện thoại hẳn hoi, nhưng hồi đó Tokyo còn bị ném bom liên miên nên Kin mua được với giá rẻ mạt. Nhà chỉ cách nơi vợ chồng Sumiko ở độ vài chục thước, nhưng nhà của Sumiko thì bị bom làm cháy rụi cả, vợ chồng Sumiko phải qua tá túc với Kin, chiến tranh xong thì Kin mới bảo đi ra. Hai vợ chồng trở về miếng đất cũ xây lại được căn nhà, nhờ vật giá lúc đó cũng còn rẻ. Sumiko vẫn cám ơn Kin về chuyện đã cưu mang mình.
Về cái biệt thự ở Atami thì Kin cũng đã bán xong khá lâu. Thu vô được ba trăm ngàn, Kin đem mua ngay mấy căn nhà ọp ẹp, cho tân trang lại rồi bán ra với giá gấp đến mấy lần. Với chuyện tiền nong thì cái đầu Kin rất tỉnh. Kinh nghiệm cho Kin biết nếu mình không hấp tấp thì tiền bạc sinh sôi nẩy nở rất dễ, cứ như trái banh bằng tuyết lăn xuống dốc, càng lăn xa thì càng hoá ra to. Khi cho ai vay, Kin không cần lấy lời nhiều, nhưng đòi phải có gì bảo đảm chắc chắn. Kin cũng không tin ở chuyện gửi tiền vô ngân hàng, hễ có bao nhiêu là lo xoay chuyển thật nhanh, không bắt chước dân nhà quê cứ lo cất trong nhà trum trủm. Những tính toán về tiền bạc này nọ thì Kin thuê chồng của Sumiko lo liệu. Kinh nghiệm cho Kin biết nếu chia cho người ta ít phần trăm trong số tiền lời thì thiên hạ sẽ lo làm rất tận tâm.
Trong căn nhà rộng bây giờ chỉ có mỗi Kin và cô tớ gái. Coi thì buồn bã nhưng Kin không thấy buồn chút nào, vì Kin vốn không thích đi đâu. Cũng chẳng nuôi chó vì Kin nghĩ không ích lợi gì, có phòng kẻ trộm thì lo đóng cửa ngõ cho chắc chắn, khoá cho cẩn thận thì vẫn tốt hơn, do đó nhà Kin cửa ngõ rất kỹ lưỡng. Sống chỉ có hai người thôi cũng có cái thoải mái. Cô tớ gái không nói được, cho nên có khách đàn ông đến, dù là ai đi nữa, Kin cũng không sợ chuyện lời vào tiếng ra. Dù sao có lúc Kin cũng tự nhiên thấy bất an, cứ nghĩ biết đâu số mình sẽ bị ai đó giết không chừng, nên hơi lo về cái không khí của căn nhà quá tịch mịch. Kin cứ để radio nói suốt ngày là vì thế.
Người thường hay đến với Kin hiện nay là ông Itaya Kiyoji, chủ một tiệm hoa ở Chiba. Ông này là em ruột của người đã mua cái nhà của Kin ở Atami nên quen nhau. Lúc đầu thì Itaya chỉ gặp Kin có vài lần, nhưng sau đó hầu như tuần nào cũng đến. Tuổi ông ta mới tứ tuần mà trên đầu không còn sợi tóc nào nên trông già hơn nhiều. Hồi chiến tranh, ông có mở hãng buôn ở Hà Nội, sau này về nước nhờ người anh giúp vốn để mở một trại trồng hoa, nhờ thế nên Kin cứ có hoa tươi cắm đầy nhà. Hôm nay thì bó hoa trong bình là loại hoa hồng vàng “Castanien”. Nhìn những cánh hoa xinh, Kin nhớ lại mấy câu của một bài ca nào đó:
Khi Icho đổ lá vàng
Vườn hồng hẳn đã mấy lần đẫm sương?
Cánh hoa vàng thắm nõn nường
Đẹp như ai tuổi xa dần thanh xuân!
Kin yêu những cánh hoa hồng vàng tươi thắm, mùi hương của chúng bao giờ cũng gợi nhớ nhung. Từ khi nhận điện thoại của Tabê, Kin miên man suy nghĩ, thấy tình cảm của mình nghiêng nhiều về phía Tabê. So với Itaya, Tabê trẻ hơn. Hồi ở Hiroshima tuy Kin phải vất vả với Tabê, nhưng lúc đó Tabê đang là quân nhân sống lâu ngày trong trại, tuổi lại còn trẻ nên hơi mạnh bạo ít nhiều thì cũng dễ hiểu, nhớ lại cũng thấy vui vui. Ngay cả những điều không vui trong quá khứ, sau một thời gian, đôi khi cũng gây cho ta nhiều hoài niệm, huống chi!
*
Cũng đâu khoảng năm giờ rưỡi Tabê mới đến, mang theo gói quà với nhiều thứ quý như rượu whisky, phó mát, giăm bông. Đến gần chiếc ghế để bên cạnh lò sưởi, Tabê buông mình xuống một cái rầm. Trông người chả còn vẻ gì là những trẻ trung của ngày xưa: áo vét thì xám, quần màu lục đậm đen, cứ giống như một ông thợ máy. Tabê mở lời:
- Thấy vẫn vậy, lúc nào cũng đẹp!
- Vậy sao? Cám ơn, tưởng cũng đâu sắp hết thời rồi!
- Đâu có, coi hấp dẫn hơn bà-nhà của tôi nhiều!
- Ủa, chị nhà còn trẻ mà?
- Trẻ thì trẻ, nhưng mà dân nhà quê!
/21
|