Lại nói, khi Khinh kỵ binh đi qua khỏi cửa cung, mặt đất chấn động mạnh hơn, trừ Tứ vương và thần thuộc, chúng sứ tiết và chư hầu đều nhìn về phía đội quân sắp xuất hiện. Chỉ có Bắc triều sứ tiết khẽ cau mày, ánh mắt ra chiều khác lạ.
Và rồi Trọng kỵ binh xuất hiện. Rất nhiều người chơi vừa nhìn thấy liền buột miệng thốt lên :
- Trọng kỵ binh. Là Trọng kỵ binh.
Đối với Khinh kỵ binh bọn họ đã rất hâm mộ rồi, đằng này lại là Trọng kỵ binh. Nhìn chúng kỵ binh toàn thân khôi giáp che kín cả người, ngay cả chiến mã cũng đều được mặc giáp, kỵ binh tay giơ cao Trường thương, hông đeo Đại đao, lưng đeo Trường cung, cũng đủ biết Trọng kỵ binh lợi hại hơn Khinh kỵ binh rất nhiều rồi. Một số người chơi chư hầu mới vừa thầm nhủ phải tổ kiến Khinh kỵ binh thì giờ đây lập tức đổi lại chủ ý : phải tìm mọi cách tổ kiến Trọng kỵ binh.
Trong khi đó, Bắc triều sứ tiết nhìn Trọng kỵ binh với ánh mắt rất khác lạ. Quân đội Bắc triều vốn nổi tiếng với lực lượng kỵ binh tinh nhuệ thiện chiến. Nhưng tại trận chiến bến An Phong lúc trước, bọn họ đã phải chịu thất bại trước lực lượng Trọng kỵ binh và Tượng binh của Thần Thánh quốc. Khinh kỵ binh chính diện đụng độ với Trọng kỵ binh và Tượng binh, rõ ràng thất thế. Chỉ có điều Trọng kỵ binh là đặc thù binh chủng của Man tộc và Thần Thánh quốc, Bắc triều có muốn tổ chức cũng không thể được. Chiến mã phương bắc tốc độ nhanh, nhưng tải trọng thấp, chỉ có thể tổ kiến Khinh kỵ binh. Ngược lại, chiến mã của vùng Tứ Xuyên, Vân Quý có tốc độ thấp, nhưng tải trọng cao, thích hợp tổ kiến Trọng kỵ binh. Do vậy mà khi nhìn thấy Trọng kỵ binh xuất hiện, Man Vương cũng tỏ ra đắc ý, nói :
- Bản tộc quân đội cũng có Trọng kỵ binh.
Kinh Vương ngồi bên cười nói :
- Bản triều quá nhiều sông hồ, không thích hợp cho kỵ binh.
Câu nói của Kinh Vương rất nhiều ý nghĩa. Man Vương quay nhìn Kinh Vương đầy ý vị. Giang Phong chỉ mỉm cười. Còn chúng chư hầu thì đưa mắt nhìn nhau.
Chúng nhân còn đang mải chăm chú nhìn theo Trọng kỵ binh phương trận diễu qua quảng trường, mặt đất lại chấn động, và lần này mạnh hơn lần trước nhiều. Chỉ có phái đoàn của Man tộc, Kinh triều, Đông Hải Liên minh và Bắc triều Hoàng tộc mới biết được binh chủng nào sắp xuất hiện, còn chúng nhân đều kinh nghi bất định. Binh chủng nào mà khi chưa xuất hiện đã có thanh thế đến như vậy. Trong ý nghĩ của hầu hết mọi người, Trọng kỵ binh đã là lợi hại lắm rồi. Làm sao lại có binh chủng nào có thanh thế hơn cả Trọng kỵ binh. Do vậy, vô số ánh mắt hướng về hướng tân binh chủng sắp xuất hiện.
Dần dần, từ đầu kia của đại lộ lần lượt truyền đến những tiếng xì xào, và rồi mọi người dần dần nghe rõ có nhiều người kinh hô, tán thán :
- Tượng binh !
- Tượng binh nha. Lợi hại nha.
- Xe tăng thời cổ đại đó nha.
…
Và rồi, Tượng binh xuất hiện. Chỉ có Tượng binh khi xuất trường thanh thế mới hơn cả Trọng kỵ binh. “Tượng” đương nhiên “trọng” hơn “kỵ” rất nhiều lần. Tượng binh không hợp thành phương trận như các binh chủng khác, mà cứ mỗi hàng 2 con đều đều tiến tới. Mỗi con voi có 1 quản tượng điều khiển, trên bành voi có 4 cung thủ, và cứ 2 con voi thì 1 con có thêm 1 Đội trưởng chỉ huy, hợp thành 1 đội. Một vệ Tượng binh gồm 200 con voi đều đều tiến bước, diễu hành qua quảng trường, mỗi bước chân đều khiến mặt đất rung rinh chấn động. Tượng binh chính là khắc tinh của kỵ binh. Nếu cả 2 binh chủng cùng xung trận thì giống như dùng xe tăng đụng ô tô vậy, kỵ binh chắc chắn thảm bại. Và Khinh kỵ binh của Bắc triều Hoàng tộc đã thảm bại như thế.
Mỗi bước chân voi đều làm mặt đất chấn động dữ dội, làm tâm trí mọi người cũng chấn động theo, đặc biệt là chúng người chơi chư hầu. Tượng binh là binh chủng ‘trọng’ nhất, lợi hại nhất, và đương nhiên cũng quý hiếm nhất. Chỉ có vùng Tượng Quận ở Vân Quý mới có voi, do đó cũng chỉ có Thần Thánh quốc mới có thể tổ kiến được Tượng binh.
Sau khi Tượng binh đi qua rồi mà ánh mắt nhiều người vẫn dõi theo hình bóng bọn họ. Nhưng rồi những hồi trống trận dồn dập tiếp sau đó lập tức lôi kéo mọi người trở về với thực tại. Ánh mắt mọi người lại chuyển về hướng bên kia, nơi tân binh chủng sắp xuất hiện. Đây hẳn là tân binh chủng, nếu không sẽ chẳng khi nào lại có trống trận dồn dập như thế.
Dần dần, một đoàn chiến xa xuất hiện trong tầm mắt mọi người. Gọi là chiến xa, bởi thùng xe được đóng bằng những thanh gỗ dày chắc chắn, bốn phía có khoét lỗ để cho cung thủ bắn tên. Vách thùng xe tuy chỉ cao ngang hông người, nhưng như thế cũng đã đủ rồi. Nếu sĩ binh ngồi trong thùng xe thì sẽ hoàn toàn được bảo vệ. Còn nếu sĩ binh đứng thẳng thì có thể cùng người bên ngoài chiến đấu, lại chiếm cứ ưu thế về độ cao. Chiến xa do nam phương chiến mã kéo, còn nếu dùng bắc phương chiến mã, buộc phải dùng đến 2 con chiến mã mới có thể kéo nổi.
Chiến xa này là phát minh mới của Vương Nguyên soái, lấy ý tưởng từ đoàn xe vận tải lương thực vật tư xuống Nguyệt lão tế đàn của Giang Phong. Lúc đó, khi đi xuống thì sĩ binh đi bộ, nhưng khi đi lên lại lên xe đi cho nhanh. Và rồi chiến xa ra đời. Đại biểu các quốc cùng chúng chư hầu đều nhìn chiến xa mà ánh mắt sáng rỡ. Phát minh này mọi người đều có thể học theo được. Đương nhiên ‘mọi người’ ở đây là chỉ các đại quốc và đại chư hầu. Còn chúng tiểu chư hầu mà lãnh địa chỉ mới phát triển đến cấp trấn, chưa thăng cấp được lên cấp thành, thì chỉ có thể nhìn mà thôi. Và không phải mỗi thành thị đều có thể chế được chiến xa, hãy còn phụ thuộc vào năng lực của thành đó, có nhiều thợ giỏi hay không.
Binh chế của chiến xa, mỗi chiến xa có 5 sĩ binh (1 người đánh xe, 2 Trường thương binh và 2 Trường cung thủ), 2 chiến xa hợp thành 1 đội, có đội trưởng chỉ huy, mỗi đội chiến xa đều được bố trí một chiếc trống trận trên xe có đội trưởng, do 1 sĩ binh phụ trách đánh trống. Do đó, 1 vệ chiến xa có 200 chiếc, 100 chiếc trống trận, mỗi khi đồng loạt đánh lên, thanh thế long trời lở đất.
Đoàn chiến xa đi qua rồi, tiếp đến là Pháp sư binh chủng, Vu sư binh chủng và Tế tự binh chủng. Các binh chủng này đều là đặc thù binh chủng, nhưng các nước thuộc Nam phương Liên minh đều đã tổ kiến, nên chỉ có các nước ở phương bắc và chúng đại tiểu chư hầu là nhìn Tế tự binh chủng với ánh mắt đầy ham muốn.
Tiếp sau Tế tự binh chủng, Thần Miếu Cấm vệ lần đầu tiên xuất trường. Toàn thể kỵ binh tối thiểu 50 cấp, đao thương kiếm kích, cung tiễn kỵ thuật đều thông thạo, khí thế hùng tráng phi thường. Đặc biệt, khi đi qua trước cửa cung, chúng kỵ binh đồng loạt trình diễn Tế tự thuật, khiến chúng đại biểu đều chấn kinh. Kỵ sĩ kiêm Tế tự a. Kỵ sĩ đã thiện trường công kích, xung phong hãm trận lợi hại phi thường. Nay lại còn biết thêm Tế tự thuật, mức độ lợi hại lại tăng thêm mấy phần. Kể cả chư vương và chúng đại tiểu chư hầu, sứ tiết các nước đều lộ vẻ hâm mộ.
Kinh Vương nhìn Thần Miếu cấm vệ diễu hành qua quảng trường, khẽ cười, ghé tai Giang Phong nói :
- Thật ra thì mỗi nước đều có đặc cấp binh chủng đó nha.
Các nước ở đây là chỉ các đại quốc, do thực lực hùng hậu nên đều tổ kiến được đặc cấp binh chủng cho riêng mình. Giang Phong cũng mỉm cười, nói :
- Ta biết chứ. Cũng như quý quốc có đội Long kỵ binh rất lợi hại phải không nào ?
Kinh Vương cười nói :
- Hóa ra Thần Vương bệ hạ đều biết cả.
Giang Phong mỉm cười nói :
- Kinh Vương bệ hạ quá lời thôi. Ta chỉ biết chút ít thôi mà.
Rồi cả hai nhìn nhau cười. Giang Phong có quan hệ thân thiết với Thần sơn, lại có giao tình mật thiết với Giang sứ, nên cũng biết được ít nhiều chuyện thiên hạ. Kinh triều có đặc thù binh chủng Long kỵ binh, uy lực rất lớn. Long kỵ binh không phải là cưỡi rồng, mà là ý nói thủy bộ đều có thể chiến đấu, gần giống thủy quân lục chiến ngày nay. Tọa kỵ của bọn họ là …
Giang Phong cho Thần Miếu Cấm vệ xuất trường, không phải để cho các đại quốc xem, mà là để chúng người chơi chư hầu xem, có thể xem là thị oai cũng được. Giang Phong đã có được Thần binh, thì các binh chủng ở hạ giới không cần phải giữ bí mật nữa.
Sau đó, duyệt binh đại điển kết thúc trong sự xuýt xoa của chúng người chơi, cùng sự hâm mộ của các NPC thế lực. Tiếp theo, mọi người trên Vọng lâu đều được Giang Phong mời vào Thần cung dự yến. Yến tiệc được tổ chức sớm, để tiếp theo đó đại biểu các thế lực có thời gian gặp gỡ, liên hệ, bàn bạc hợp tác. Buổi tối là thời gian để mọi người tự do gặp gỡ nhau.
Và rồi Trọng kỵ binh xuất hiện. Rất nhiều người chơi vừa nhìn thấy liền buột miệng thốt lên :
- Trọng kỵ binh. Là Trọng kỵ binh.
Đối với Khinh kỵ binh bọn họ đã rất hâm mộ rồi, đằng này lại là Trọng kỵ binh. Nhìn chúng kỵ binh toàn thân khôi giáp che kín cả người, ngay cả chiến mã cũng đều được mặc giáp, kỵ binh tay giơ cao Trường thương, hông đeo Đại đao, lưng đeo Trường cung, cũng đủ biết Trọng kỵ binh lợi hại hơn Khinh kỵ binh rất nhiều rồi. Một số người chơi chư hầu mới vừa thầm nhủ phải tổ kiến Khinh kỵ binh thì giờ đây lập tức đổi lại chủ ý : phải tìm mọi cách tổ kiến Trọng kỵ binh.
Trong khi đó, Bắc triều sứ tiết nhìn Trọng kỵ binh với ánh mắt rất khác lạ. Quân đội Bắc triều vốn nổi tiếng với lực lượng kỵ binh tinh nhuệ thiện chiến. Nhưng tại trận chiến bến An Phong lúc trước, bọn họ đã phải chịu thất bại trước lực lượng Trọng kỵ binh và Tượng binh của Thần Thánh quốc. Khinh kỵ binh chính diện đụng độ với Trọng kỵ binh và Tượng binh, rõ ràng thất thế. Chỉ có điều Trọng kỵ binh là đặc thù binh chủng của Man tộc và Thần Thánh quốc, Bắc triều có muốn tổ chức cũng không thể được. Chiến mã phương bắc tốc độ nhanh, nhưng tải trọng thấp, chỉ có thể tổ kiến Khinh kỵ binh. Ngược lại, chiến mã của vùng Tứ Xuyên, Vân Quý có tốc độ thấp, nhưng tải trọng cao, thích hợp tổ kiến Trọng kỵ binh. Do vậy mà khi nhìn thấy Trọng kỵ binh xuất hiện, Man Vương cũng tỏ ra đắc ý, nói :
- Bản tộc quân đội cũng có Trọng kỵ binh.
Kinh Vương ngồi bên cười nói :
- Bản triều quá nhiều sông hồ, không thích hợp cho kỵ binh.
Câu nói của Kinh Vương rất nhiều ý nghĩa. Man Vương quay nhìn Kinh Vương đầy ý vị. Giang Phong chỉ mỉm cười. Còn chúng chư hầu thì đưa mắt nhìn nhau.
Chúng nhân còn đang mải chăm chú nhìn theo Trọng kỵ binh phương trận diễu qua quảng trường, mặt đất lại chấn động, và lần này mạnh hơn lần trước nhiều. Chỉ có phái đoàn của Man tộc, Kinh triều, Đông Hải Liên minh và Bắc triều Hoàng tộc mới biết được binh chủng nào sắp xuất hiện, còn chúng nhân đều kinh nghi bất định. Binh chủng nào mà khi chưa xuất hiện đã có thanh thế đến như vậy. Trong ý nghĩ của hầu hết mọi người, Trọng kỵ binh đã là lợi hại lắm rồi. Làm sao lại có binh chủng nào có thanh thế hơn cả Trọng kỵ binh. Do vậy, vô số ánh mắt hướng về hướng tân binh chủng sắp xuất hiện.
Dần dần, từ đầu kia của đại lộ lần lượt truyền đến những tiếng xì xào, và rồi mọi người dần dần nghe rõ có nhiều người kinh hô, tán thán :
- Tượng binh !
- Tượng binh nha. Lợi hại nha.
- Xe tăng thời cổ đại đó nha.
…
Và rồi, Tượng binh xuất hiện. Chỉ có Tượng binh khi xuất trường thanh thế mới hơn cả Trọng kỵ binh. “Tượng” đương nhiên “trọng” hơn “kỵ” rất nhiều lần. Tượng binh không hợp thành phương trận như các binh chủng khác, mà cứ mỗi hàng 2 con đều đều tiến tới. Mỗi con voi có 1 quản tượng điều khiển, trên bành voi có 4 cung thủ, và cứ 2 con voi thì 1 con có thêm 1 Đội trưởng chỉ huy, hợp thành 1 đội. Một vệ Tượng binh gồm 200 con voi đều đều tiến bước, diễu hành qua quảng trường, mỗi bước chân đều khiến mặt đất rung rinh chấn động. Tượng binh chính là khắc tinh của kỵ binh. Nếu cả 2 binh chủng cùng xung trận thì giống như dùng xe tăng đụng ô tô vậy, kỵ binh chắc chắn thảm bại. Và Khinh kỵ binh của Bắc triều Hoàng tộc đã thảm bại như thế.
Mỗi bước chân voi đều làm mặt đất chấn động dữ dội, làm tâm trí mọi người cũng chấn động theo, đặc biệt là chúng người chơi chư hầu. Tượng binh là binh chủng ‘trọng’ nhất, lợi hại nhất, và đương nhiên cũng quý hiếm nhất. Chỉ có vùng Tượng Quận ở Vân Quý mới có voi, do đó cũng chỉ có Thần Thánh quốc mới có thể tổ kiến được Tượng binh.
Sau khi Tượng binh đi qua rồi mà ánh mắt nhiều người vẫn dõi theo hình bóng bọn họ. Nhưng rồi những hồi trống trận dồn dập tiếp sau đó lập tức lôi kéo mọi người trở về với thực tại. Ánh mắt mọi người lại chuyển về hướng bên kia, nơi tân binh chủng sắp xuất hiện. Đây hẳn là tân binh chủng, nếu không sẽ chẳng khi nào lại có trống trận dồn dập như thế.
Dần dần, một đoàn chiến xa xuất hiện trong tầm mắt mọi người. Gọi là chiến xa, bởi thùng xe được đóng bằng những thanh gỗ dày chắc chắn, bốn phía có khoét lỗ để cho cung thủ bắn tên. Vách thùng xe tuy chỉ cao ngang hông người, nhưng như thế cũng đã đủ rồi. Nếu sĩ binh ngồi trong thùng xe thì sẽ hoàn toàn được bảo vệ. Còn nếu sĩ binh đứng thẳng thì có thể cùng người bên ngoài chiến đấu, lại chiếm cứ ưu thế về độ cao. Chiến xa do nam phương chiến mã kéo, còn nếu dùng bắc phương chiến mã, buộc phải dùng đến 2 con chiến mã mới có thể kéo nổi.
Chiến xa này là phát minh mới của Vương Nguyên soái, lấy ý tưởng từ đoàn xe vận tải lương thực vật tư xuống Nguyệt lão tế đàn của Giang Phong. Lúc đó, khi đi xuống thì sĩ binh đi bộ, nhưng khi đi lên lại lên xe đi cho nhanh. Và rồi chiến xa ra đời. Đại biểu các quốc cùng chúng chư hầu đều nhìn chiến xa mà ánh mắt sáng rỡ. Phát minh này mọi người đều có thể học theo được. Đương nhiên ‘mọi người’ ở đây là chỉ các đại quốc và đại chư hầu. Còn chúng tiểu chư hầu mà lãnh địa chỉ mới phát triển đến cấp trấn, chưa thăng cấp được lên cấp thành, thì chỉ có thể nhìn mà thôi. Và không phải mỗi thành thị đều có thể chế được chiến xa, hãy còn phụ thuộc vào năng lực của thành đó, có nhiều thợ giỏi hay không.
Binh chế của chiến xa, mỗi chiến xa có 5 sĩ binh (1 người đánh xe, 2 Trường thương binh và 2 Trường cung thủ), 2 chiến xa hợp thành 1 đội, có đội trưởng chỉ huy, mỗi đội chiến xa đều được bố trí một chiếc trống trận trên xe có đội trưởng, do 1 sĩ binh phụ trách đánh trống. Do đó, 1 vệ chiến xa có 200 chiếc, 100 chiếc trống trận, mỗi khi đồng loạt đánh lên, thanh thế long trời lở đất.
Đoàn chiến xa đi qua rồi, tiếp đến là Pháp sư binh chủng, Vu sư binh chủng và Tế tự binh chủng. Các binh chủng này đều là đặc thù binh chủng, nhưng các nước thuộc Nam phương Liên minh đều đã tổ kiến, nên chỉ có các nước ở phương bắc và chúng đại tiểu chư hầu là nhìn Tế tự binh chủng với ánh mắt đầy ham muốn.
Tiếp sau Tế tự binh chủng, Thần Miếu Cấm vệ lần đầu tiên xuất trường. Toàn thể kỵ binh tối thiểu 50 cấp, đao thương kiếm kích, cung tiễn kỵ thuật đều thông thạo, khí thế hùng tráng phi thường. Đặc biệt, khi đi qua trước cửa cung, chúng kỵ binh đồng loạt trình diễn Tế tự thuật, khiến chúng đại biểu đều chấn kinh. Kỵ sĩ kiêm Tế tự a. Kỵ sĩ đã thiện trường công kích, xung phong hãm trận lợi hại phi thường. Nay lại còn biết thêm Tế tự thuật, mức độ lợi hại lại tăng thêm mấy phần. Kể cả chư vương và chúng đại tiểu chư hầu, sứ tiết các nước đều lộ vẻ hâm mộ.
Kinh Vương nhìn Thần Miếu cấm vệ diễu hành qua quảng trường, khẽ cười, ghé tai Giang Phong nói :
- Thật ra thì mỗi nước đều có đặc cấp binh chủng đó nha.
Các nước ở đây là chỉ các đại quốc, do thực lực hùng hậu nên đều tổ kiến được đặc cấp binh chủng cho riêng mình. Giang Phong cũng mỉm cười, nói :
- Ta biết chứ. Cũng như quý quốc có đội Long kỵ binh rất lợi hại phải không nào ?
Kinh Vương cười nói :
- Hóa ra Thần Vương bệ hạ đều biết cả.
Giang Phong mỉm cười nói :
- Kinh Vương bệ hạ quá lời thôi. Ta chỉ biết chút ít thôi mà.
Rồi cả hai nhìn nhau cười. Giang Phong có quan hệ thân thiết với Thần sơn, lại có giao tình mật thiết với Giang sứ, nên cũng biết được ít nhiều chuyện thiên hạ. Kinh triều có đặc thù binh chủng Long kỵ binh, uy lực rất lớn. Long kỵ binh không phải là cưỡi rồng, mà là ý nói thủy bộ đều có thể chiến đấu, gần giống thủy quân lục chiến ngày nay. Tọa kỵ của bọn họ là …
Giang Phong cho Thần Miếu Cấm vệ xuất trường, không phải để cho các đại quốc xem, mà là để chúng người chơi chư hầu xem, có thể xem là thị oai cũng được. Giang Phong đã có được Thần binh, thì các binh chủng ở hạ giới không cần phải giữ bí mật nữa.
Sau đó, duyệt binh đại điển kết thúc trong sự xuýt xoa của chúng người chơi, cùng sự hâm mộ của các NPC thế lực. Tiếp theo, mọi người trên Vọng lâu đều được Giang Phong mời vào Thần cung dự yến. Yến tiệc được tổ chức sớm, để tiếp theo đó đại biểu các thế lực có thời gian gặp gỡ, liên hệ, bàn bạc hợp tác. Buổi tối là thời gian để mọi người tự do gặp gỡ nhau.
/335
|