Thì ra Thành Côn đã sắp xếp thật chu đáo, đêm hôm trước ngày Anh Hùng Đại Hội xuất kỳ bất ý ra tay điểm huyệt Không Văn, bắt giữ ông ta tại Đạt Ma Viện, trong viện chất đầy các loại lưu hoàng thuốc nổ, cỏ củi dễ cháy, sai người tâm phúc canh giữ, ép Không Trí mọi việc phải nghe theo mình, nếu không sẽ phóng hỏa đốt chết Không Văn. Ngờ đâu mọi việc không phải như y đã tính, đến khi tan tành ra mây khói rồi liền truyền hiệu lệnh, cho người đốt lửa, là nước cờ sau cùng phá phủ trầm chu. Y tính rằng quần hùng và tăng chúng hốt hoảng lo cứu hỏa, những kẻ tâm phúc sẽ nhân cơ hội đó cứu y xuống núi. Ngờ đâu đại đội của Dương Tiêu kéo đến núi Thiếu Thất từ mấy ngày trước, đã sai Hậu Thổ Kỳ đào một đường hầm thông vào trong chùa Thiếu Lâm, vốn tính chuyện cứu Tạ Tốn, biết đâu Tạ Tốn lại không nhốt ở trong chùa. Người của Hậu Thổ Kỳ tìm mãi không ra, nhân cơ hội đó mài mười sáu chữ sau lưng những pho tượng La Hán đi.
Về sau Trương Vô Kỵ và Chu Chỉ Nhược liên thủ phá Kim Cương Phục Ma Khuyên, đến lúc Thành Côn lộ mặt ra rồi, làm bẽ mặt Không Trí trước công chúng, Triệu Mẫn và Dương Tiêu liền hiểu ngay được mối manh. Hai người bàn tính xong xuôi, nhờ Phạm Dao tất lãnh Hồng Thủy, Hậu Thổ hai kỳ, chui vào trong chùa cứu Không Văn. Có điều Thành Côn bố trí thật là cơ mật, độc địa, chung quanh trong ngoài Đạt Ma Viện chất đầy lưu hoàng, dầu củi, chỉ mồi là lửa bừng lên ngay, khiến cho năm giáo đồ trong Hậu Thổ Kỳ bị chết cháy. Phạm Dao và Nhan Viên hai người cố xông vào đám khói cứu được Không Văn ra, nhưng cả ba cũng bị xém hết cả râu tóc, nếu không nhờ thoát hiểm bằng đường hầm, thì ắt đã vùi thân nơi đống tro rồi. Đạt Ma Viện và mấy căn tăng xá chung quanh cũng bị cháy nhưng may chưa lan sang Đại Hùng Bảo Điện, Tàng Kinh Các, La Hán Đường những nơi quan trọng khác.
Không Văn và Không Trí bàn tán mấy câu, truyền pháp chỉ xuống bắt tất cả các đồng đảng của Thành Côn đem giam nơi hậu điện chờ phân xử sau. Thành Côn ở chùa Thiếu Lâm đã lâu, kết nạp đồ đảng quả không phải ít, nhưng kẻ đứng đầu đã bị bắt rồi, phương trượng thoát hiểm, bọn đồng đảng thấy đại thế đã hỏng, nên chẳng một ai dám kháng cự. Thủ tọa La Hán Đường chỉ huy tăng chúng áp giải bọn chúng, đứa nào đứa nấy cúi gầm mặt xuống, lủi thủi xuống núi.
Trương Vô Kỵ đi đến bên cạnh Tạ Tốn, chỉ kêu lên được một tiếng: "Nghĩa phụ" rồi cất tiếng khóc, nước mắt như mưa. Tạ Tốn cười nói:
- Thằng con ngốc nghếch của ta ơi, nghĩa phụ may được ba vị cao tăng điểm hóa, đại triệt đại ngộ, bao nhiêu tội lỗi một đời hóa giải hết sạch, con phải mừng cho ta chứ, sao lại khổ sở làm vậy? Ta phế bỏ võ công có gì đáng tiếc đâu, không lẽ mai này còn dùng để làm điều sằng bậy nữa hay sao?
Trương Vô Kỵ không biết trả lời sao nhưng trong lòng vẫn còn đau đớn, lại kêu một câu:
- Nghĩa phụ!
Tạ Tốn đi đến trước mặt Không Văn, quỳ xuống nói:
- Đệ tử tội nghiệt thâm trọng, mong phương trượng cho ở lại, xuống tóc tu hành.
Không Văn chưa kịp trả lời, Độ Ách nói:
- Ngươi lại đây, lão tăng thu ngươi làm đồ đệ.
Tạ Tốn đáp:
- Đệ tử không dám mong được phúc duyên như thế.
Ông ta bái Không Văn làm thầy là đệ tử hàng chữ Viên, còn như bái Độ Ách làm thầy là ở vào hàng chữ Không, cùng Không Văn, Không Trí xưng hô huynh đệ. Độ Ách quát lên:
- Hừ,
Không đã đành là không,
Viên cũng lại là không,
Ngã tướng với nhân tướng,
Nào có chi bất đồng.
(Không cố thị không,
Viên diệc thị không.
Ngã tướng nhân tướng,
Hảo bất mông đồng)
Tạ Tốn ngạc nhiên nhưng lập tức hiểu ngay, sư phụ đệ tử, hàng trên hàng dưới, pháp danh thứ tự đối với nhà Phật cũng đều là huyễn ảo nên liền đọc ngay:
Sư phụ vốn là không,
Đệ tử cũng không nốt.
Không tội, nghiệp sao còn,
Công đức đâu mà kết.
(Sư phụ thị không,
Đệ tử thị không.
Vô tội vô nghiệp,
Vô đức vô công)
Độ Ách nghe thế cười ha hả:
- Thiện tai! Thiện tai! Ngươi vào làm môn hạ của ta, tên ngươi vẫn là Tạ Tốn, ngươi có hiểu chăng?
Tạ Tốn đáp:
- Đệ tử hiểu rồi!
Tạ Tốn hay cục phân,
Cũng đều là hư ảnh.
Đến thân còn chẳng chấp,
Lẽ nào vướng vào danh?
(Ngưu xí Tạ Tốn,
Giai thị hư ảnh.
Thân tức vô vật,
Hà huống ư danh?).
Tạ Tốn văn võ toàn tài, chư tử bách gia đâu đâu cũng thông suốt, nay được Độ Ách điểm hóa, lập tức hiểu ngay tinh nghĩa nhà Phật, từ đó đi vào cửa không về sau trở nên một cao tăng đức độ.
Độ Ách nói:
- Thôi đi! Thôi đi! Đã ngộ được đạo đừng trở vào ma chướng nữa.
Ông nắm tay Tạ Tốn cùng Độ Kiếp, Độ Nạn thủng thẳng xuống núi. Không Văn, Không Trí, Trương Vô Kỵ cùng mọi người đứng lên khom lưng tiễn biệt. Ba mươi năm trước Kim Mao Sư Vương danh chấn giang hồ, từng làm biết bao nhiêu chuyện kinh tâm động phách, hôm nay thân nếm mùi thiền, ai nấy đều cảm thán. Trương Vô Kỵ lòng vừa vui mừng lại vừa bi thương.
Không Văn nói:
- Các vị anh hùng quang lâm tệ tự, nói ra hổ thẹn, trong chùa bỗng sinh nội biến, thật đáng trách, việc tiếp đãi thật chẳng chu đáo chút nào. Các vị ở khắp bốn phương hôm nay tụ hội nơi đây, không biết bao giờ mới có dịp gặp lại, xin mời vào chùa ngồi nghỉ.
Quần hùng liền xuống núi quay trở vào chùa, tăng lữ liền dọn tiệc chay thết đãi, rồi lập đàn tràng tụng kinh siêu độ cho những người bỏ mạng trong kỳ đại hội này, ai nấy phúng điếu rất bi ai. Sau này Thiếu Lâm tự thanh lí Viên Chân cùng bọn giáo chúng, do Không Văn, Không Trí chủ trì. Bọn Trương Vô Kỵ thấy việc này không liên quan đến người ngoài, không tiện tham dự.
Tạ Tốn đích đại sự lấy, Trương Vô Kỵ nhớ tới lời nói của hoàng sam nữ tử, lập tức thỉnh Lý Thiên Viên suất lĩnh giáo chúng Thiên Ưng Kỳ, cùng với Bành Oánh Ngọc phối hợp tác chiến, đi đến tiểu đảo vô danh đó mang Đồ Long đao cùng Ỷ Thiên kiếm về. Thiên Ưng giáo cùng Đồ Long đao rất có uyên nguyên, Trương Vô Kỵ thỉnh Lý Thiên Viên đến nhận lại đao, hàm ý kỷ niệm ngoại công cùng vong mẫu. Trương Vô Kỵ ngày đó rời đảo, bèn ghi nhớ vị trí hòn đảo đó, cũng hướng Lý Bành hai người nói ngắn gọn tình hình địa lý trên đảo, đoán trước chỗ chôn giấu đao kiếm bên trong sơn động mà Chu Chỉ Nhược mỗi đêm luyện võ. Lý Thiên Viên, Bành Oánh Ngọc vui vẻ lĩnh mệnh mà đi
Trương Vô Kỵ ăn uống xong xuôi, chàng liền cùng Sử Hồng Thạch và các trưởng lão Cái Bang tại sương phòng phía tây bàn thảo những chuyện lớn của Cái Bang bỗng có giáo đồ Minh Giáo đến báo:
- Thưa giáo chủ, Trương tứ hiệp của phái Võ Đang đã đến có chuyện gấp muốn thương nghị.
Trương Vô Kỵ hoảng hốt nghĩ thầm: "Không lẽ có chuyện gì không hay xảy ra cho thái sư phụ chăng?". Chàng vội vào rảo bước đi ra, đến đại điện vái lạy Trương Tòng Khê, thấy ông thần sắc không có gì khác thường mới thấy yên tâm bèn hỏi:
- Sư bá, thái sư phụ vẫn mạnh khỏe?
Trương Tòng Khê đáp:
- Sư phụ lão nhân gia vẫn bình thường. Ta ở núi Võ Đang nghe được tin hai vạn quân thiết kỵ Nguyên binh, đang tiến về phía chùa Thiếu Lâm, xem tình hình có vẻ sắp gây bất lợi cho đại hội anh hùng, cho nên ngày đêm chạy đến báo tin.
Trương Vô Kỵ nói:
- Vậy mình nên cho phương trượng biết ngay.
Hai người vội quay về hậu viện, bẩm cho Không Văn hay, Không Văn trầm ngâm rồi nói:
- Việc này có liên hệ rất lớn, nên cùng quần hùng bàn thảo xem sao.
Ông bèn truyền cho các nhà sư thỉnh chuông tụ tập tất cả mọi người lên Đại Hùng Bảo Điện. Quần hùng nghe tin ai nấy xôn xao bàn tán. Không Văn nói:
- Các vị anh hùng, xem ra triều đình nghe tin chúng ta tụ tập nơi đây, đoán chừng làm điều bất lợi nên sai binh lính đến trấn áp. Chúng ta ai ai cũng biết võ công, không sợ gì Thát tử, binh đến thì đưa tướng ra ngăn, nước dâng lên thì đắp đất chặn lại, có gì sợ đâu…
Ông nói chưa dứt câu trong đám đông đã có nhiều người hoan hô rầm rĩ. Không Văn nói tiếp:
- Có điều chúng ta là hào sĩ giang hồ, quen với đơn đả độc đấu, tỉ thí không phải chỉ binh khí quyền cước mà cả nội công ám khí, việc lên ngựa chiến đấu bằng trường thương đại kích không phải là sở trường. Cứ như ý lão nạp, các vị anh hùng lập tức giải tán ra đi, quý vị nghĩ sao?
Mọi người ai nấy ngơ ngác, không ai lên tiếng trả lời. Bỗng nghe ngoài cửa có tiếng vó câu dồn dập, hai người cưỡi ngựa chạy đến. Tiếng chân ngựa ngừng ngay trước cửa chùa, sau đó hai hán tử được tri khách tăng hối hả đưa vào trong điện. Quần hùng vừa nhìn quần áo họ mặc biết ngay là giáo chúng Minh Giáo. Hai người đến trước mặt Trương Vô Kỵ khom lưng hành lễ, một người báo:
- Khải bẩm giáo chủ: Quân tiên phong của Thát tử năm nghìn người đã đánh tới chùa Thiếu Lâm, nói là các vị sư phụ trong chùa tụ tập làm phản nên muốn đạp bằng chùa Thiếu Lâm. Hễ ai trọc… trọc…
Không Văn mỉm cười tiếp lời:
- Ngươi muốn nói là sư sãi trọc đầu, có phải không nào? Không cần phải kiêng cữ làm gì, cứ việc nói ra.
Người kia tiếp:
- Trên đường rất nhiều vị hòa thượng bị chúng giết. Thát tử nói rằng: "Những người đầu trọc đều xấu xa, người có tóc cũng chẳng tốt lành, ai dem binh khí trong người đều giết sạch".
Mọi người nhao nhao lên như chợ vỡ, đều nói:
- Nếu không một phen sống mái với Thát tử thì không đáng gọi là con cháu Hoàng Đế.
Thời đó nhà Tống đã bị mất ngôi gần một trăm năm nhưng những anh hào thảo mãng vẫn coi người Mông Cổ là di địch, không chịu để bị họ quản thúc. Bây giờ nghe tin quân Mông Cổ kéo đến ai nấy nhiệt huyết bừng bừng đều muốn đứng lên giết giặc. Trương Vô Kỵ sang sảng nói:
- Quý vị anh hùng, hôm nay chính là lúc sát địch báo quốc của người trai đất Hán, có thế anh hùng đại hội của chùa Thiếu Lâm mới để tiếng lại nghìn thu.
Trong đại điện tiếng hoan hô vang dậy, chấn động một hồi lâu. Trương Vô Kỵ lại tiếp:
- Chúng ta dẫu có muốn được rút lui cho yên lành cũng không được nữa rồi, vậy xin Không Văn đại sư đứng ra chỉ huy, Minh giáo chúng tôi trên dưới xin để dưới quyền sai sử.
Không Văn nói:
- Trương giáo chủ nói thế là thế nào? Tuy tăng chúng trong tệ phái có học qua quyền cước nhưng hành quân chiến đấu lại chẳng tinh thông. Mấy năm gần đây Minh Giáo làm nên biết bao việc lẫy lừng, thiên hạ anh hùng còn ai không biết? Chỉ có nhân chúng trong Minh Giáo mới có thể kháng cự lại được với quân Thát tử. Chúng tôi xin mời Trương giáo chủ ra lệnh cho toàn thể anh hùng để một phen sống mái với quân Nguyên.
Trương Vô Kỵ đang định từ chối thì quần hào đã hò reo phụ họa. Trương Vô Kỵ tuy tuổi trẻ không đủ để người ta phục nhưng võ công cao cường, mới rồi đấu với Thiếu Lâm tam tăng ai ai cũng đã thấy, lại thêm trong Minh Giáo các đạo quân của những người như Từ Thọ Huy, Chu Nguyên Chương tại Hoài Tứ, Dự Ngạc nơi nơi nổi lên, công thành chiếm đất, thanh thế lên rất lớn. Hôm trước Ngũ Hành Kỳ ở nơi quảng trường tỏ lộ tài nghệ xem ra không môn phái nào có thể sánh được với khả năng chiến đấu đông người của họ. Các môn phái bang hội đều thấy rằng ngoài Minh Giáo ra không một ai có đủ khả năng đảm nhiệm công việc trong đại này.
Trương Vô Kỵ nói:
- Việc dụng binh quả không phải là sở trường của tại hạ, xin các vị suy cử người hiền năng khác thì hơn.
Chàng còn đang khiêm tốn nhường người khác, bỗng từ chân núi tiếng người kêu la, hai nhà sư Thiếu Lâm chạy vào đại điện báo cáo:
- Khải bẩm phương trượng, quân Mông Cổ đang đánh lên.
Tình thế lúc này cực kì nguy cấp, Trương Vô Kỵ không thể chối từ thêm nữa, liền phân công:
- Nhuệ Kim, Cự Mộc hai kỳ ra trước chặn địch. Chu Điên tiên sinh, Thiết Quan đạo trưởng mỗi vị giúp cho một kỳ.
Chu Điên và Thiết Quan đạo nhân đều đáp lời đứng ra hành sự. Lúc này cục thế khẩn cấp, Trương Vô Kỵ không còn thì giờ suy từ chỉ còn nước ra lệnh tiếp:
- Thuyết Bất Đắc sư phụ, nhờ ông đem thánh hỏa lệnh của ta đi điều động quân của bản giáo lên núi cứu viện.
Thuyết Bất Đắc nhận lệnh ra đi. Các anh hùng trong đại điện nghe tin quân Nguyên đang đánh lên, ai nấy rút binh khí hùng hổ ùa ra. Dương Tiêu hạ giọng nói:
- Giáo chủ, nếu giáo chủ không ra lệnh mọi người sẽ loạn cả lên, thể nào cũng bị bại trận.
Trương Vô Kỵ gật đầu, đi ra khỏi điện, đến sơn đình ở lưng chừng núi quan sát thấy hơn một nghìn quân tiên phong của Mông Cổ đang tiến lên bị người của Nhuệ Kim Kỳ dùng nỏ cứng thương dài đánh bật trở lại. Chàng đưa mắt nhìn về phía xa xa, từng đội từng đội quân Nguyên đang bò lần lên, thật là đông đảo. Khi đó cái thời Thành Cát Tư Hãn và Bạt Đô uy chấn thiên hạ đã xa rồi nhưng quân thiết kỵ Mông Cổ vẫn tập luyện đúng phép, là tinh binh có một không hai trên thế giới. Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/com
Bỗng nghe ở phía bên trái tiếng kêu la rầm rĩ, một số đông ni cô và đàn ông đàn bà chạy ngược lên núi, chính là người của phái Nga Mi, có lẽ khi đi xuống gặp phải quân Mông Cổ đánh đuổi nên phải quay lại. Có khoảng mươi người đàn ông khiêng cái gì trông như cái cáng, bị quân Mông Cổ bao vây vào giữa, Chu Chỉ Nhược tất lãnh bọn Tĩnh Huyền, Tĩnh Chiếu đánh xông vào, tuy giết được vài chục tên quân Mông Cổ nhưng vẫn không sao cứu được đồng môn đang nguy ngập.
Trương Vô Kỵ nghĩ thầm: "Hỏng rồi! Người nằm trên cáng hẳn là Tống sư ca". Chàng liền kêu lên:
- Hồng Thủy, Liệt Hỏa hai kỳ bảo vệ cho ta! Dương Phạm nhị sứ, Vi huynh theo ta cứu người.
Rồi tung mình phóng lên trước. Hai tên quân Mông Cổ cầm mâu xông vào đâm, Trương Vô Kỵ giơ tay chụp một thanh mâu, vận kình hất một cái, hai tên lính lăn xuống sườn núi. Chàng quay đầu mâu, hai chiếc giáo chẳng khác gì rồng ra biển, múa lên vù vù tiến vào trong đám người. Dương Tiêu, Phạm Dao, Vi Nhất Tiếu chạy theo sau, lính Mông Cổ liền chạy tứ tán bỏ bọn Chu Chỉ Nhược lại phía sau. Phạm Dao đấm ra một quyền, đánh nát mặt một tên thập phu trưởng, cướp lấy người bị thương nằm trên cáng, quay đầu chạy lên.
Trương Vô Kỵ thấy Chu Chỉ Nhược người đầy máu me, lại xông vào đoàn quân Nguyên, kêu lên:
- Chỉ Nhược, Chỉ Nhược, Tống đại ca cứu được rồi sao?
Chu Chỉ Nhược làm như không nghe, vẫn múa trường tiên đánh về phía trước, tuy nhiên sơn đạo nhỏ hẹp đứng chật những người thành thử chưa thể vượt qua được. Trương Vô Kỵ thấy hai đệ tử Nga Mi khiêng một cái cáng khác vẫn còn bị bao vây đang vung đao đánh thí mạng với quân Nguyên, nghĩ thầm: "Xem ra trên cái cáng đó mới thực là Tống sư ca". Chàng nhún mình nhảy tới, hai thanh trường mâu chống lên trên vách núi lấy tay làm chân, như đi cà khêu tiến tới. Còn cách chừng khoảng hơn một trượng, bỗng thấy hai đệ tử Nga Mi kẻ trúng đao người trúng tên, lăn long lóc xuống sườn núi.
Trương Vô Kỵ phi thân nhảy tới, tay trái giơ trường mâu ra đỡ cho cái cáng khỏi lăn theo, thấy người trên cáng quấn đầy vải trắng, chỉ lộ khuôn mặt, chính là Tống Thanh Thư. Trương Vô Kỵ vứt trường mâu xuống, ôm y trên tay, sợ làm động đến những xương gãy, vội lách phải né trái, tránh đao thương quân Nguyên tấn công, chân vẫn bình ổn chạy lên.
Ngay khi đó, Đường Văn Lượng và Tông Duy Hiệp của phái Không Động cũng song song xông tới, cầm kiếm hộ vệ hai bên, hai thanh kiếm thu vào đâm ra, quân Nguyên liên tiếp trúng kiếm, Trương Vô Kỵ bình an bế Tống Thanh Thư chạy lên núi. Có vài trăm quân Nguyên dàn thành đội hình tấn công lên, Dương Tiêu liền kêu:
- Liệt Hỏa Kỳ ra tay.
Về sau Trương Vô Kỵ và Chu Chỉ Nhược liên thủ phá Kim Cương Phục Ma Khuyên, đến lúc Thành Côn lộ mặt ra rồi, làm bẽ mặt Không Trí trước công chúng, Triệu Mẫn và Dương Tiêu liền hiểu ngay được mối manh. Hai người bàn tính xong xuôi, nhờ Phạm Dao tất lãnh Hồng Thủy, Hậu Thổ hai kỳ, chui vào trong chùa cứu Không Văn. Có điều Thành Côn bố trí thật là cơ mật, độc địa, chung quanh trong ngoài Đạt Ma Viện chất đầy lưu hoàng, dầu củi, chỉ mồi là lửa bừng lên ngay, khiến cho năm giáo đồ trong Hậu Thổ Kỳ bị chết cháy. Phạm Dao và Nhan Viên hai người cố xông vào đám khói cứu được Không Văn ra, nhưng cả ba cũng bị xém hết cả râu tóc, nếu không nhờ thoát hiểm bằng đường hầm, thì ắt đã vùi thân nơi đống tro rồi. Đạt Ma Viện và mấy căn tăng xá chung quanh cũng bị cháy nhưng may chưa lan sang Đại Hùng Bảo Điện, Tàng Kinh Các, La Hán Đường những nơi quan trọng khác.
Không Văn và Không Trí bàn tán mấy câu, truyền pháp chỉ xuống bắt tất cả các đồng đảng của Thành Côn đem giam nơi hậu điện chờ phân xử sau. Thành Côn ở chùa Thiếu Lâm đã lâu, kết nạp đồ đảng quả không phải ít, nhưng kẻ đứng đầu đã bị bắt rồi, phương trượng thoát hiểm, bọn đồng đảng thấy đại thế đã hỏng, nên chẳng một ai dám kháng cự. Thủ tọa La Hán Đường chỉ huy tăng chúng áp giải bọn chúng, đứa nào đứa nấy cúi gầm mặt xuống, lủi thủi xuống núi.
Trương Vô Kỵ đi đến bên cạnh Tạ Tốn, chỉ kêu lên được một tiếng: "Nghĩa phụ" rồi cất tiếng khóc, nước mắt như mưa. Tạ Tốn cười nói:
- Thằng con ngốc nghếch của ta ơi, nghĩa phụ may được ba vị cao tăng điểm hóa, đại triệt đại ngộ, bao nhiêu tội lỗi một đời hóa giải hết sạch, con phải mừng cho ta chứ, sao lại khổ sở làm vậy? Ta phế bỏ võ công có gì đáng tiếc đâu, không lẽ mai này còn dùng để làm điều sằng bậy nữa hay sao?
Trương Vô Kỵ không biết trả lời sao nhưng trong lòng vẫn còn đau đớn, lại kêu một câu:
- Nghĩa phụ!
Tạ Tốn đi đến trước mặt Không Văn, quỳ xuống nói:
- Đệ tử tội nghiệt thâm trọng, mong phương trượng cho ở lại, xuống tóc tu hành.
Không Văn chưa kịp trả lời, Độ Ách nói:
- Ngươi lại đây, lão tăng thu ngươi làm đồ đệ.
Tạ Tốn đáp:
- Đệ tử không dám mong được phúc duyên như thế.
Ông ta bái Không Văn làm thầy là đệ tử hàng chữ Viên, còn như bái Độ Ách làm thầy là ở vào hàng chữ Không, cùng Không Văn, Không Trí xưng hô huynh đệ. Độ Ách quát lên:
- Hừ,
Không đã đành là không,
Viên cũng lại là không,
Ngã tướng với nhân tướng,
Nào có chi bất đồng.
(Không cố thị không,
Viên diệc thị không.
Ngã tướng nhân tướng,
Hảo bất mông đồng)
Tạ Tốn ngạc nhiên nhưng lập tức hiểu ngay, sư phụ đệ tử, hàng trên hàng dưới, pháp danh thứ tự đối với nhà Phật cũng đều là huyễn ảo nên liền đọc ngay:
Sư phụ vốn là không,
Đệ tử cũng không nốt.
Không tội, nghiệp sao còn,
Công đức đâu mà kết.
(Sư phụ thị không,
Đệ tử thị không.
Vô tội vô nghiệp,
Vô đức vô công)
Độ Ách nghe thế cười ha hả:
- Thiện tai! Thiện tai! Ngươi vào làm môn hạ của ta, tên ngươi vẫn là Tạ Tốn, ngươi có hiểu chăng?
Tạ Tốn đáp:
- Đệ tử hiểu rồi!
Tạ Tốn hay cục phân,
Cũng đều là hư ảnh.
Đến thân còn chẳng chấp,
Lẽ nào vướng vào danh?
(Ngưu xí Tạ Tốn,
Giai thị hư ảnh.
Thân tức vô vật,
Hà huống ư danh?).
Tạ Tốn văn võ toàn tài, chư tử bách gia đâu đâu cũng thông suốt, nay được Độ Ách điểm hóa, lập tức hiểu ngay tinh nghĩa nhà Phật, từ đó đi vào cửa không về sau trở nên một cao tăng đức độ.
Độ Ách nói:
- Thôi đi! Thôi đi! Đã ngộ được đạo đừng trở vào ma chướng nữa.
Ông nắm tay Tạ Tốn cùng Độ Kiếp, Độ Nạn thủng thẳng xuống núi. Không Văn, Không Trí, Trương Vô Kỵ cùng mọi người đứng lên khom lưng tiễn biệt. Ba mươi năm trước Kim Mao Sư Vương danh chấn giang hồ, từng làm biết bao nhiêu chuyện kinh tâm động phách, hôm nay thân nếm mùi thiền, ai nấy đều cảm thán. Trương Vô Kỵ lòng vừa vui mừng lại vừa bi thương.
Không Văn nói:
- Các vị anh hùng quang lâm tệ tự, nói ra hổ thẹn, trong chùa bỗng sinh nội biến, thật đáng trách, việc tiếp đãi thật chẳng chu đáo chút nào. Các vị ở khắp bốn phương hôm nay tụ hội nơi đây, không biết bao giờ mới có dịp gặp lại, xin mời vào chùa ngồi nghỉ.
Quần hùng liền xuống núi quay trở vào chùa, tăng lữ liền dọn tiệc chay thết đãi, rồi lập đàn tràng tụng kinh siêu độ cho những người bỏ mạng trong kỳ đại hội này, ai nấy phúng điếu rất bi ai. Sau này Thiếu Lâm tự thanh lí Viên Chân cùng bọn giáo chúng, do Không Văn, Không Trí chủ trì. Bọn Trương Vô Kỵ thấy việc này không liên quan đến người ngoài, không tiện tham dự.
Tạ Tốn đích đại sự lấy, Trương Vô Kỵ nhớ tới lời nói của hoàng sam nữ tử, lập tức thỉnh Lý Thiên Viên suất lĩnh giáo chúng Thiên Ưng Kỳ, cùng với Bành Oánh Ngọc phối hợp tác chiến, đi đến tiểu đảo vô danh đó mang Đồ Long đao cùng Ỷ Thiên kiếm về. Thiên Ưng giáo cùng Đồ Long đao rất có uyên nguyên, Trương Vô Kỵ thỉnh Lý Thiên Viên đến nhận lại đao, hàm ý kỷ niệm ngoại công cùng vong mẫu. Trương Vô Kỵ ngày đó rời đảo, bèn ghi nhớ vị trí hòn đảo đó, cũng hướng Lý Bành hai người nói ngắn gọn tình hình địa lý trên đảo, đoán trước chỗ chôn giấu đao kiếm bên trong sơn động mà Chu Chỉ Nhược mỗi đêm luyện võ. Lý Thiên Viên, Bành Oánh Ngọc vui vẻ lĩnh mệnh mà đi
Trương Vô Kỵ ăn uống xong xuôi, chàng liền cùng Sử Hồng Thạch và các trưởng lão Cái Bang tại sương phòng phía tây bàn thảo những chuyện lớn của Cái Bang bỗng có giáo đồ Minh Giáo đến báo:
- Thưa giáo chủ, Trương tứ hiệp của phái Võ Đang đã đến có chuyện gấp muốn thương nghị.
Trương Vô Kỵ hoảng hốt nghĩ thầm: "Không lẽ có chuyện gì không hay xảy ra cho thái sư phụ chăng?". Chàng vội vào rảo bước đi ra, đến đại điện vái lạy Trương Tòng Khê, thấy ông thần sắc không có gì khác thường mới thấy yên tâm bèn hỏi:
- Sư bá, thái sư phụ vẫn mạnh khỏe?
Trương Tòng Khê đáp:
- Sư phụ lão nhân gia vẫn bình thường. Ta ở núi Võ Đang nghe được tin hai vạn quân thiết kỵ Nguyên binh, đang tiến về phía chùa Thiếu Lâm, xem tình hình có vẻ sắp gây bất lợi cho đại hội anh hùng, cho nên ngày đêm chạy đến báo tin.
Trương Vô Kỵ nói:
- Vậy mình nên cho phương trượng biết ngay.
Hai người vội quay về hậu viện, bẩm cho Không Văn hay, Không Văn trầm ngâm rồi nói:
- Việc này có liên hệ rất lớn, nên cùng quần hùng bàn thảo xem sao.
Ông bèn truyền cho các nhà sư thỉnh chuông tụ tập tất cả mọi người lên Đại Hùng Bảo Điện. Quần hùng nghe tin ai nấy xôn xao bàn tán. Không Văn nói:
- Các vị anh hùng, xem ra triều đình nghe tin chúng ta tụ tập nơi đây, đoán chừng làm điều bất lợi nên sai binh lính đến trấn áp. Chúng ta ai ai cũng biết võ công, không sợ gì Thát tử, binh đến thì đưa tướng ra ngăn, nước dâng lên thì đắp đất chặn lại, có gì sợ đâu…
Ông nói chưa dứt câu trong đám đông đã có nhiều người hoan hô rầm rĩ. Không Văn nói tiếp:
- Có điều chúng ta là hào sĩ giang hồ, quen với đơn đả độc đấu, tỉ thí không phải chỉ binh khí quyền cước mà cả nội công ám khí, việc lên ngựa chiến đấu bằng trường thương đại kích không phải là sở trường. Cứ như ý lão nạp, các vị anh hùng lập tức giải tán ra đi, quý vị nghĩ sao?
Mọi người ai nấy ngơ ngác, không ai lên tiếng trả lời. Bỗng nghe ngoài cửa có tiếng vó câu dồn dập, hai người cưỡi ngựa chạy đến. Tiếng chân ngựa ngừng ngay trước cửa chùa, sau đó hai hán tử được tri khách tăng hối hả đưa vào trong điện. Quần hùng vừa nhìn quần áo họ mặc biết ngay là giáo chúng Minh Giáo. Hai người đến trước mặt Trương Vô Kỵ khom lưng hành lễ, một người báo:
- Khải bẩm giáo chủ: Quân tiên phong của Thát tử năm nghìn người đã đánh tới chùa Thiếu Lâm, nói là các vị sư phụ trong chùa tụ tập làm phản nên muốn đạp bằng chùa Thiếu Lâm. Hễ ai trọc… trọc…
Không Văn mỉm cười tiếp lời:
- Ngươi muốn nói là sư sãi trọc đầu, có phải không nào? Không cần phải kiêng cữ làm gì, cứ việc nói ra.
Người kia tiếp:
- Trên đường rất nhiều vị hòa thượng bị chúng giết. Thát tử nói rằng: "Những người đầu trọc đều xấu xa, người có tóc cũng chẳng tốt lành, ai dem binh khí trong người đều giết sạch".
Mọi người nhao nhao lên như chợ vỡ, đều nói:
- Nếu không một phen sống mái với Thát tử thì không đáng gọi là con cháu Hoàng Đế.
Thời đó nhà Tống đã bị mất ngôi gần một trăm năm nhưng những anh hào thảo mãng vẫn coi người Mông Cổ là di địch, không chịu để bị họ quản thúc. Bây giờ nghe tin quân Mông Cổ kéo đến ai nấy nhiệt huyết bừng bừng đều muốn đứng lên giết giặc. Trương Vô Kỵ sang sảng nói:
- Quý vị anh hùng, hôm nay chính là lúc sát địch báo quốc của người trai đất Hán, có thế anh hùng đại hội của chùa Thiếu Lâm mới để tiếng lại nghìn thu.
Trong đại điện tiếng hoan hô vang dậy, chấn động một hồi lâu. Trương Vô Kỵ lại tiếp:
- Chúng ta dẫu có muốn được rút lui cho yên lành cũng không được nữa rồi, vậy xin Không Văn đại sư đứng ra chỉ huy, Minh giáo chúng tôi trên dưới xin để dưới quyền sai sử.
Không Văn nói:
- Trương giáo chủ nói thế là thế nào? Tuy tăng chúng trong tệ phái có học qua quyền cước nhưng hành quân chiến đấu lại chẳng tinh thông. Mấy năm gần đây Minh Giáo làm nên biết bao việc lẫy lừng, thiên hạ anh hùng còn ai không biết? Chỉ có nhân chúng trong Minh Giáo mới có thể kháng cự lại được với quân Thát tử. Chúng tôi xin mời Trương giáo chủ ra lệnh cho toàn thể anh hùng để một phen sống mái với quân Nguyên.
Trương Vô Kỵ đang định từ chối thì quần hào đã hò reo phụ họa. Trương Vô Kỵ tuy tuổi trẻ không đủ để người ta phục nhưng võ công cao cường, mới rồi đấu với Thiếu Lâm tam tăng ai ai cũng đã thấy, lại thêm trong Minh Giáo các đạo quân của những người như Từ Thọ Huy, Chu Nguyên Chương tại Hoài Tứ, Dự Ngạc nơi nơi nổi lên, công thành chiếm đất, thanh thế lên rất lớn. Hôm trước Ngũ Hành Kỳ ở nơi quảng trường tỏ lộ tài nghệ xem ra không môn phái nào có thể sánh được với khả năng chiến đấu đông người của họ. Các môn phái bang hội đều thấy rằng ngoài Minh Giáo ra không một ai có đủ khả năng đảm nhiệm công việc trong đại này.
Trương Vô Kỵ nói:
- Việc dụng binh quả không phải là sở trường của tại hạ, xin các vị suy cử người hiền năng khác thì hơn.
Chàng còn đang khiêm tốn nhường người khác, bỗng từ chân núi tiếng người kêu la, hai nhà sư Thiếu Lâm chạy vào đại điện báo cáo:
- Khải bẩm phương trượng, quân Mông Cổ đang đánh lên.
Tình thế lúc này cực kì nguy cấp, Trương Vô Kỵ không thể chối từ thêm nữa, liền phân công:
- Nhuệ Kim, Cự Mộc hai kỳ ra trước chặn địch. Chu Điên tiên sinh, Thiết Quan đạo trưởng mỗi vị giúp cho một kỳ.
Chu Điên và Thiết Quan đạo nhân đều đáp lời đứng ra hành sự. Lúc này cục thế khẩn cấp, Trương Vô Kỵ không còn thì giờ suy từ chỉ còn nước ra lệnh tiếp:
- Thuyết Bất Đắc sư phụ, nhờ ông đem thánh hỏa lệnh của ta đi điều động quân của bản giáo lên núi cứu viện.
Thuyết Bất Đắc nhận lệnh ra đi. Các anh hùng trong đại điện nghe tin quân Nguyên đang đánh lên, ai nấy rút binh khí hùng hổ ùa ra. Dương Tiêu hạ giọng nói:
- Giáo chủ, nếu giáo chủ không ra lệnh mọi người sẽ loạn cả lên, thể nào cũng bị bại trận.
Trương Vô Kỵ gật đầu, đi ra khỏi điện, đến sơn đình ở lưng chừng núi quan sát thấy hơn một nghìn quân tiên phong của Mông Cổ đang tiến lên bị người của Nhuệ Kim Kỳ dùng nỏ cứng thương dài đánh bật trở lại. Chàng đưa mắt nhìn về phía xa xa, từng đội từng đội quân Nguyên đang bò lần lên, thật là đông đảo. Khi đó cái thời Thành Cát Tư Hãn và Bạt Đô uy chấn thiên hạ đã xa rồi nhưng quân thiết kỵ Mông Cổ vẫn tập luyện đúng phép, là tinh binh có một không hai trên thế giới. Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/com
Bỗng nghe ở phía bên trái tiếng kêu la rầm rĩ, một số đông ni cô và đàn ông đàn bà chạy ngược lên núi, chính là người của phái Nga Mi, có lẽ khi đi xuống gặp phải quân Mông Cổ đánh đuổi nên phải quay lại. Có khoảng mươi người đàn ông khiêng cái gì trông như cái cáng, bị quân Mông Cổ bao vây vào giữa, Chu Chỉ Nhược tất lãnh bọn Tĩnh Huyền, Tĩnh Chiếu đánh xông vào, tuy giết được vài chục tên quân Mông Cổ nhưng vẫn không sao cứu được đồng môn đang nguy ngập.
Trương Vô Kỵ nghĩ thầm: "Hỏng rồi! Người nằm trên cáng hẳn là Tống sư ca". Chàng liền kêu lên:
- Hồng Thủy, Liệt Hỏa hai kỳ bảo vệ cho ta! Dương Phạm nhị sứ, Vi huynh theo ta cứu người.
Rồi tung mình phóng lên trước. Hai tên quân Mông Cổ cầm mâu xông vào đâm, Trương Vô Kỵ giơ tay chụp một thanh mâu, vận kình hất một cái, hai tên lính lăn xuống sườn núi. Chàng quay đầu mâu, hai chiếc giáo chẳng khác gì rồng ra biển, múa lên vù vù tiến vào trong đám người. Dương Tiêu, Phạm Dao, Vi Nhất Tiếu chạy theo sau, lính Mông Cổ liền chạy tứ tán bỏ bọn Chu Chỉ Nhược lại phía sau. Phạm Dao đấm ra một quyền, đánh nát mặt một tên thập phu trưởng, cướp lấy người bị thương nằm trên cáng, quay đầu chạy lên.
Trương Vô Kỵ thấy Chu Chỉ Nhược người đầy máu me, lại xông vào đoàn quân Nguyên, kêu lên:
- Chỉ Nhược, Chỉ Nhược, Tống đại ca cứu được rồi sao?
Chu Chỉ Nhược làm như không nghe, vẫn múa trường tiên đánh về phía trước, tuy nhiên sơn đạo nhỏ hẹp đứng chật những người thành thử chưa thể vượt qua được. Trương Vô Kỵ thấy hai đệ tử Nga Mi khiêng một cái cáng khác vẫn còn bị bao vây đang vung đao đánh thí mạng với quân Nguyên, nghĩ thầm: "Xem ra trên cái cáng đó mới thực là Tống sư ca". Chàng nhún mình nhảy tới, hai thanh trường mâu chống lên trên vách núi lấy tay làm chân, như đi cà khêu tiến tới. Còn cách chừng khoảng hơn một trượng, bỗng thấy hai đệ tử Nga Mi kẻ trúng đao người trúng tên, lăn long lóc xuống sườn núi.
Trương Vô Kỵ phi thân nhảy tới, tay trái giơ trường mâu ra đỡ cho cái cáng khỏi lăn theo, thấy người trên cáng quấn đầy vải trắng, chỉ lộ khuôn mặt, chính là Tống Thanh Thư. Trương Vô Kỵ vứt trường mâu xuống, ôm y trên tay, sợ làm động đến những xương gãy, vội lách phải né trái, tránh đao thương quân Nguyên tấn công, chân vẫn bình ổn chạy lên.
Ngay khi đó, Đường Văn Lượng và Tông Duy Hiệp của phái Không Động cũng song song xông tới, cầm kiếm hộ vệ hai bên, hai thanh kiếm thu vào đâm ra, quân Nguyên liên tiếp trúng kiếm, Trương Vô Kỵ bình an bế Tống Thanh Thư chạy lên núi. Có vài trăm quân Nguyên dàn thành đội hình tấn công lên, Dương Tiêu liền kêu:
- Liệt Hỏa Kỳ ra tay.
/257
|