Ân Tố Tố cười:
- Đệ tử đắc ý nhất của lão nhân gia hẳn phải là nhị bá rồi.
Du Liên Châu cười đáp:
- Câu của muội quả không phải thực lòng, bụng nghĩ một đằng mà mồm thì nói một nẻo. Trong bảy người sư huynh đệ của ta, sư phụ ngày đêm mong nhớ, chính là ông chồng anh tuấn của đệ muội đó.
Ân Tố Tố tuy trong lòng thật mừng, nhưng vẫn lắc đầu:
- Muội không tin.
Du Liên Châu đáp:
- Bảy huynh đệ ta ai cũng có sở trường. Đại sư ca thâm thông Lão Trang học, giản dị thanh cao, tam sư đệ tinh minh chu đáo, sư phụ giao việc gì không bao giờ để lỡ, tứ sư đệ mưu trí hơn người, lục sư đệ kiếm thuật tinh thông, thất sư đệ mấy năm gần đây chuyên luyện ngoại môn võ công, về sau sẽ nội ngoại kiêm tu, cương nhu hợp nhất, ngoài y ra không còn ai…
Ân Tố Tố chen vào:
- Còn bản thân nhị bá thì sao?
Du Liên Châu đáp:
- Ta tư chất ngu lỗ, không có sở trường gì cả, miễn cưỡng mà nói thì ta là người phải cố công nhiều nhất luyện tập bản môn võ công thầy truyền dạy cho.
Ân Tố Tố vỗ tay cười:
- Thì ra nhị bá là người giỏi nhất trong Võ Đang thất hiệp, nhưng vì khiêm tốn nên không nói ra đấy thôi.
Trương Thúy Sơn nói:
- Trong bảy người huynh đệ chúng ta, đúng ra nhị sư ca võ công cao nhất. Mười năm không gặp nhau, tiểu đệ bây giờ đuổi không sao kịp được. Than ôi, không được ân sư dạy dỗ mười năm, tiểu đệ bây giờ đứng chót trong các huynh đệ rồi.
Lời nói không khỏi có ý cảm thán. Du Liên Châu nói:
- Thế nhưng trong bảy huynh đệ mình, văn võ toàn tài thì chỉ có một người thôi. Đệ muội, để ta nói cho muội nghe một chuyện bí mật. Năm năm trước, trong kỳ tiệc thọ ân sư chín mươi lăm tuổi, khi huynh đệ đến chúc thọ, ân sư bỗng dưng không vui, nói: "Trong bảy người đệ tử của ta, ngộ tính cao nhất, văn võ song toàn, chỉ có mình Thúy Sơn thôi. Ta vẫn định bụng sẽ cho y kế thừa y bác, ôi, tiếc rằng y phúc bạc, trong năm năm qua chết sống không biết ra sao, e rằng dữ nhiều lành ít". Xem đấy, có phải sư phụ thương yêu ngũ đệ nhất hay không?
Ân Tố Tố mặt tươi như hoa, trong lòng vui sướng khôn cùng, còn Trương Thúy Sơn trong lòng hết sức cảm kích, nước mắt không khỏi lăn xuống. Du Liên Châu nói:
- Bây giờ ngũ đệ bình yên trở về, thọ lễ dâng lên ân sư không có gì to lớn hơn thế nữa.
Vừa nói tới đây, bỗng thấy trên bờ sông có tiếng vó ngựa vọng tới. Tiếng vó ngựa từ đông sang tây, trong đêm vắng nghe rõ ràng có bốn kỵ sĩ. Ba người đưa mắt nhìn nhau, nghĩ thầm những con ngựa này suốt đêm chạy vội như thế, ắt có liên quan gì đến mình. Ba người không muốn chuyện rắc rối, nhưng đâu phải là kẻ nhát gan, thành thử không ai đề cập đến.
Du Liên Châu nói:
- Kỳ này khi ta hạ sơn, sư phụ cũng vừa bế quan tĩnh tu. Mong rằng lúc mình lên núi, lão nhân gia đã khai quan rồi.
Ân Tố Tố nói:
- Cha của tiểu muội trước đây có nói với muội rằng, trong đời chỉ khâm phục có hai người thôi, một người là Dương giáo chủ của Minh giáo, ông ta đã qua đời rồi, người kia là tôn sư Trương chân nhân. Ngay cả bốn đại cao tăng của phái Thiếu Lâm "Kiến Văn Trí Tính", cha muội cũng không có gì bội phục cả. Trương chân nhân năm nay đã tròn trăm tuổi, tu trì thâm hậu đời nay không ai sánh kịp. Bây giờ lại còn bế quan, chắc là để tu luyện thuật trường sinh bất lão chăng?
Du Liên Châu đáp:
- Không phải, ân sư muốn suy nghĩ về võ công.
Ân Tố Tố hơi kinh ngạc, hỏi:
- Võ công của lão nhân gia đã cao siêu không biết đâu mà lường rồi, còn nghiên cứu thêm gì nữa? Không lẽ trên đời còn có người nào là địch thủ của người nữa ư?
Du Liên Châu nói:
- Từ năm ân sư chín mươi lăm tuổi trở đi, năm nào cũng bế quan chín tháng. Lão nhân gia nói rằng, võ công của phái Võ Đang, chủ yếu là từ bộ Cửu Dương Chân Kinh. Thế nhưng năm xưa khi ân sư được Giác Viễn tổ sư truyền thụ, tuổi còn quá nhỏ, lại không biết chút võ công nào. Giác Viễn tổ sư cũng không có ý dạy, chỉ nhiệm ý đọc cho ân sư nghe, thành ra võ công bản môn vẫn còn có khuyết điểm. Ân sư vẫn nghĩ nếu như sự hiểu biết về cuốn Cửu Dương Chân Kinh này không hoàn toàn, thì sao mình không tự sáng chế ra? Mỗi năm sư phụ bế quan suy nghĩ, cốt để mở ra một phái võ học mới, khác hẳn với võ công các môn phái đang truyền hiện thời.
Trương Thúy Sơn và Ân Tố Tố nghe xong, cả hai đều chắc lưỡi ca ngợi. Du Liên Châu nói tiếp:
- Năm xưa khi nghe Giác Viễn tổ sư truyền thụ Cửu Dương Chân Kinh chỉ có ba người, một là ân sư, một người nữa là Vô Sắc đại sư của phái Thiếu Lâm, còn một người đàn bà, chính là tổ sư khai sáng ra phái Nga Mi Quách Tương Quách nữ hiệp.
Ân Tố Tố nói:
- Tiểu muội từng nghe gia gia nói rằng, Quách nữ hiệp là một người thân thế rất lớn, cha của bà ấy là Quách Tĩnh, Quách đại hiệp, mẹ của bà ấy là bang chủ Cái Bang Hoàng Dung, khi thành Tương Dương thất hãm, hai ông bà Quách đại hiệp đều tuẫn nạn.
Du Liên Châu đáp:
- Đúng vậy. Ân sư chúng ta trước đây từng có duyên gặp được hai ông bà một lần trên đỉnh Hoa Sơn, mỗi khi nhắc đến nhân phong hiệp cốt của hai vị, tấm lòng vì nước vì dân, sư phụ thường khuyên huynh đệ chúng ta phải noi gương vợ chồng Quách đại hiệp.
Chàng lặng người hồi lâu, nói tiếp:
- Năm xưa ba người được truyền Cửu Dương Chân Kinh, ngộ tính mỗi người một khác, căn bản cũng lại càng cách biệt. Nếu xét về võ công thì Vô Sắc đại sư cao hơn cả, Quách nữ hiệp là con gái của Quách đại hiệp và Hoàng bang chủ, sở học rộng nhất, còn ân sư lúc đó hoàn toàn không có căn cơ gì, nhưng theo Giác Viễn tổ sư lâu nhất, được truyền thụ từ nhỏ, có thể nói là được truyền thụ nhiều nhất. Trong ba phái Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi thì một phái được chữ "cao", một phái được chữ "bác", còn một phái được chữ "thuần". Ba phái mỗi đằng đều có sở trường, nhưng cũng phải nói là cũng có sở đoản.
Ân Tố Tố nói:
- Thế thì vị Giác Viễn tổ sư võ công chắc ghê gớm lắm, trăm năm không có được một người, phải không?
Du Liên Châu đáp:
- Không phải, Giác Viễn tổ sư không biết võ công. Ông ta ở trong chùa Thiếu Lâm giữ Tàng Kinh Các, chỉ thích sách thành mê, không kinh nào không đọc, không kinh nào không thuộc lòng. Ông ta vô tình đọc được Cửu Dương Chân Kinh, cũng chẳng khác gì tụng kinh Kim Cương, kinh Pháp Hoa vậy thôi. Ông nhớ trong bụng, nhưng những điều võ học bác đại tinh thâm trong đó, tuy cũng lãnh ngộ nhưng chỉ luyện nội công, còn võ thuật hoàn toàn không biết gì cả.
Chàng bèn kể lại chuyện Cửu Dương Chân Kinh thất lạc ra sao, và những chuyện chưa hề ai nói tới kể cho Ân Tố Tố nghe. Chuyện đó Trương Thúy Sơn đã từng nghe sư phụ nói qua rồi, nhưng Ân Tố Tố lần đầu được nghe, rất hứng thú, nói:
- Hóa ra đời trước của phái Nga Mi cùng với phái Võ Đang có liên quan sâu đậm đến thế. Sao vị Quách Tương Quách nữ hiệp không lấy Trương chân nhân nhỉ?
Du Liên Châu đáp:
- Ân sư và Quách nữ hiệp chia tay dưới chân núi Thiếu Thất rồi, về sau không gặp lại nữa. Ân sư nói, Quách nữ hiệp trong lòng in sâu một bóng hình, chính là Thần Điêu đại hiệp Dương Quá, người ngoài thành Tương Dương dùng đá ném chết Đại Hãn Mông Cổ. Quách nữ hiệp đi khắp thiên hạ nhưng tìm không ra Dương đại hiệp, đến năm bốn mươi tuổi bỗng nhiên đại triệt đại ngộ, xuất gia làm ni cô, về sau khái sáng phái Nga Mi.
Ân Tố Tố kêu "A" một tiếng, thương thầm cho Quách Tương, đưa mắt nhìn Trương Thúy Sơn. Trương Thúy Sơn lúc ấy cũng liếc nhìn Ân Tố Tố, bốn mắt gặp nhau, đều nghĩ thầm: "Hai người mình trên trời dưới đất, mãi mãi không xa nhau, so với vị Quách nữ hiệp khai sáng phái Nga Mi kia, thật may mắn hơn nhiều".
Du Liên Châu bình thường trầm mặc ít nói, có khi mấy ngày không nói một câu, nhưng từ khi gặp lại Trương Thúy Sơn sau nhiều năm xa cách, vui vẻ khác thường, cách ăn nói trở lại sắc sảo. Chàng ở gần Ân Tố Tố mươi ngày, biết nàng bản tính không phải là người xấu, từ thuở còn thơ đã tai nghe mắt thấy toàn chuyện tà ác, cho nên thiện ác không phân, nhiễm cái tính thích giết người. Từ khi nàng làm vợ Trương Thúy Sơn mười năm nay, khí chất đã biến hẳn, nên những ác cảm khi mới gặp cũng dần dần tiêu trừ, thấy nàng tính tình chân thật, so với bọn danh môn chính phái tự cao tự đại gàn dở còn có phần thẳng thắn hơn.
Lúc ấy bỗng nghe thấy tiếng chân ngựa vang lên từ hướng đông truyền tới, chẳng mấy chốc đã vượt ngang hông thuyền đi về hướng tây. Trương Thúy Sơn làm như không nghe thấy, nói: Bạn đang xem truyện được sao chép tại: t.r.u.y.e.n.y.y chấm c.o.m
- Nhị ca, nếu như sư phụ mời các cao thủ của hai phái Thiếu Lâm, Nga Mi cùng nghiên cứu, lấy sở trường của người bổ túc cho sở đoản, cả ba phái võ công sẽ cùng đại tiến.
Du Liên Châu vỗ đùi một cái, nói:
- Đúng đấy, sư phụ nói đệ ngày sau sẽ thừa thụ y bác môn hộ, quả thực không sai chút nào.
Trương Thúy Sơn nói:
- Ân sư chỉ vì tiểu đệ không có ở bên cạnh, cho nên lúc nào cũng nhớ mong. Kẽ lãng tử đi xa không về, trong lòng người mẹ hiền, lại coi hơn đứa con hiếu hạnh ở ngay bên cạnh. Thực sự tiểu đệ tài năng lúc này, dĩ nhiên so với đại ca, nhị ca, tứ ca không bằng đã đành, mà ngay cả lục đệ, thất đệ so với tiểu đệ cũng còn hơn nhiều.
Du Liên Châu lắc đầu:
- Không hẳn thế. Nếu lúc này lấy võ công mà luận, dĩ nhiên đệ không bằng huynh. Thế nhưng truyền nhân y bát của ân sư, là người mang trọng nhiệm làm sáng danh võ học. Ân sư thường nói rằng, thiên hạ lớn lao như thế, chuyện vinh hay nhục của phái Võ Đang nào có đáng gì? Thế nhưng nếu tinh cứu áo bí của võ học, tuyển chọn truyền nhân cho kỹ càng, trước là để võ công của hạng người chính nhân quân tử kẻ tà ác không theo kịp được, kế đến là kết hợp nghĩa sĩ trong thiên hạ, khu trừ Thát Lỗ, lấy lại giang sơn, đó mới là làm tròn cái bổn phận của kẻ học võ chúng ta. Vì thế y bát truyền nhân của ân sư, trước là tâm thuật, sau là ngộ tính. Nói đến tâm thuật, huynh đệ ta bảy người không khác nhau bao nhiêu, nhưng ngộ tính thì đệ là cao hơn hết.
Trương Thúy Sơn xua tay nói:
- Cái đó bởi vì ân sư nghĩ đến tiểu đệ, nên nhất thời hứng đến mà nói thế. Nếu quả thực ân sư có ý đó chăng nữa, tiểu đệ cũng vạn vạn không dám nhận.
Du Liên Châu mỉm cười, nói:
- Đệ muội, muội vào bảo vệ cháu Vô Kỵ, đừng để nó kinh hoảng, bên ngoài này đã có ta và ngũ đệ lo liệu.
Ân Tố Tố đưa mắt nhìn quanh, thấy bốn bề tĩnh mịch tuyệt nhiên không có gì khác lạ, nghĩ thầm không biết nhị ca có hoa mắt không. Bỗng dưng Du Liên Châu lớn tiếng nói:
- Du nhị và Trương ngũ của núi Võ Đang đi ngang qua quý địa, xin thứ tội lễ thứ không chu toàn. Vị bằng hữu nào đó nếu có hứng, xin mời lên thuyền uống một chén rượu được chăng?
Câu nói của chàng vừa dứt, thấy trong đám lau lách có tiếng mái giầm khua, sáu chiếc thuyền nhỏ tiến ra thành hình chữ nhất, chặn ngang mặt sông. Từ một chiếc thuyền có tiếng rít, bắn ra một mũi hưởng tiễn, trong những bụi cây thấp bờ sông phía nam tiến ra chừng mươi hán tử nai nịt gọn gàng, mặc toàn màu đen, tay cầm binh khí, trên mặt bịt khăn mỏng cũng màu đen, chỉ để lộ đôi mắt.
Ân Tố Tố trong lòng thật bội phục: "Vị nhị bá này quả thực danh bất hư truyền, tài ba ghê gớm thật". Nàng thấy địch nhân quá đông nên vội vàng vào trong khoang thì Vô Kỵ đã sợ hãi tỉnh dậy. Ân Tố Tố mặc quần áo cho con, hạ giọng nói:
- Cục cưng của mẹ ơi, đừng có sợ.
Du Liên Châu lại nói:
- Trước mặt là vị bằng hữu nào đó, Võ Đang Du nhị, Trương ngũ có lời hỏi thăm.
Thế nhưng sáu chiếc thuyền chỉ có người chèo phía sau, không thấy ai khác, cũng không ai trả lời. Du Liên Châu đột nhiên tỉnh ngộ, kêu lên:
- Chẳng lành rồi.
Chàng lắc mình phóng ngay xuống nước. Du Liên Châu từ bé sống ở ven Trường Giang nên bơi lội rất giỏi, vừa xuống nước thấy bốn người tay cầm dùi sắt, đang lặn dưới nước bơi tới toan đục đáy thuyền, để bắt sống bốn người.
Chàng nép vào mạn thuyền, đợi họ bơi tới gần, hai tay tung ra điểm trúng huyệt đạo của hai người, tiếp theo giơ chân đá vào hông một người khác, điểm huyệt Chí Thất. Người thứ tư kinh hoảng toan chạy, Du Liên Châu vung tay trái ra, nắm được cổ chân y, ném vọt lên trên thuyền. Ba người kia bị điểm huyệt nếu không cứu ngay ắt sẽ chết đuối nên chàng cầm từng người một ném lên xong mới trèo lên.
Người thứ tư kia bị ném lên sàn thuyền liền lăn một vòng, tung mình nhảy lên, giơ dùi đâm vào ngực Trương Thúy Sơn. Trương Thúy Sơn thấy y võ công tầm thường, không thèm né tránh, thò tay trái ra, nắm được cổ tay y, tiếp theo cùi chỏ thúc ra, đánh trúng ngay huyệt đạo trên ngực. Người đó chỉ kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra.
Du Liên Châu nói:
- Trên bờ hình như có mấy hảo thủ, mình coi như đã đủ lễ rồi, không cần phải nể nang gì nữa, cứ xông tới đi.
Trương Thúy Sơn gật đầu, ra lệnh cho lái đò cứ việc tiến lên, đi dần tới sáu chiếc thuyền kia. Du Liên Châu nhắc bốn người bị bắt lên, giải khai huyệt đạo rồi ném qua. Cũng thật lạ, bên kia những thuyền đó không ai lên tiếng, mà trên bờ mươi người áo đen cũng lặng thinh tưởng như họ đều câm cả. Bốn người thợ lặn liền chui vào khoang, không thấy ra ngoài nữa.
Thuyền đi song song với sáu chiếc thuyền nhỏ, đang toan vượt lên trước, bỗng từ bên trong một chiếc thuyền bên kia, người chèo thuyền đột nhiên vung tay hai cái, nghe bình bình hai tiếng, gỗ bay tứ tán, tay lái thuyền họ đang ngồi đã bị gãy nát, chiếc thuyền lập tức quay ngang. Thì ra tên lái đò nọ ném ra hai chiếc ngư pháo dùng để ném cá, nhưng những quả pháo này thật lớn, nhồi nhiều hỏa dược nên sức nổ rất mạnh.
Du Liên Châu bình thản như không, nhẹ nhàng nhảy sang thuyền đối phương. Chàng tài đã cao mà mật lại lớn, nên chỉ qua hai tay không. Tên chèo thuyền trên chiếc thuyền nhỏ kia cứ tiếp tục chèo về trước không để ý đến việc có người nhảy qua. Du Liên Châu quát lên:
- Kẻ nào ném ngư pháo đó?
Người chèo thuyền đó lặng thinh không trả lời. Du Liên Châu tiến vào khoang thuyền, thấy có hai người ngồi bình thản quay mặt vào nhau nhưng không tỏ vẻ gì muốn nghênh địch. Du Liên Châu nắm cổ hai người giơ lên quát hỏi:
- Các ngươi là bù nhìn à?
Hai người đó không trả lời. Chàng là loại cao thủ hạng nhất nên giữ thân phận không muốn dùng võ lực tra hỏi, nên lập tức quay ra ngoài thuyền, thấy Trương Thúy Sơn và Ân Tố Tố đã ôm Vô Kỵ sang thuyền con. Du Liên Châu giật lấy mái chèo, chèo ngược dòng đi lên. Chỉ mới chèo được vài cái, Ân Tố Tố kêu lên:
- Bọn giặc này tháo nước vào rồi.
- Đệ tử đắc ý nhất của lão nhân gia hẳn phải là nhị bá rồi.
Du Liên Châu cười đáp:
- Câu của muội quả không phải thực lòng, bụng nghĩ một đằng mà mồm thì nói một nẻo. Trong bảy người sư huynh đệ của ta, sư phụ ngày đêm mong nhớ, chính là ông chồng anh tuấn của đệ muội đó.
Ân Tố Tố tuy trong lòng thật mừng, nhưng vẫn lắc đầu:
- Muội không tin.
Du Liên Châu đáp:
- Bảy huynh đệ ta ai cũng có sở trường. Đại sư ca thâm thông Lão Trang học, giản dị thanh cao, tam sư đệ tinh minh chu đáo, sư phụ giao việc gì không bao giờ để lỡ, tứ sư đệ mưu trí hơn người, lục sư đệ kiếm thuật tinh thông, thất sư đệ mấy năm gần đây chuyên luyện ngoại môn võ công, về sau sẽ nội ngoại kiêm tu, cương nhu hợp nhất, ngoài y ra không còn ai…
Ân Tố Tố chen vào:
- Còn bản thân nhị bá thì sao?
Du Liên Châu đáp:
- Ta tư chất ngu lỗ, không có sở trường gì cả, miễn cưỡng mà nói thì ta là người phải cố công nhiều nhất luyện tập bản môn võ công thầy truyền dạy cho.
Ân Tố Tố vỗ tay cười:
- Thì ra nhị bá là người giỏi nhất trong Võ Đang thất hiệp, nhưng vì khiêm tốn nên không nói ra đấy thôi.
Trương Thúy Sơn nói:
- Trong bảy người huynh đệ chúng ta, đúng ra nhị sư ca võ công cao nhất. Mười năm không gặp nhau, tiểu đệ bây giờ đuổi không sao kịp được. Than ôi, không được ân sư dạy dỗ mười năm, tiểu đệ bây giờ đứng chót trong các huynh đệ rồi.
Lời nói không khỏi có ý cảm thán. Du Liên Châu nói:
- Thế nhưng trong bảy huynh đệ mình, văn võ toàn tài thì chỉ có một người thôi. Đệ muội, để ta nói cho muội nghe một chuyện bí mật. Năm năm trước, trong kỳ tiệc thọ ân sư chín mươi lăm tuổi, khi huynh đệ đến chúc thọ, ân sư bỗng dưng không vui, nói: "Trong bảy người đệ tử của ta, ngộ tính cao nhất, văn võ song toàn, chỉ có mình Thúy Sơn thôi. Ta vẫn định bụng sẽ cho y kế thừa y bác, ôi, tiếc rằng y phúc bạc, trong năm năm qua chết sống không biết ra sao, e rằng dữ nhiều lành ít". Xem đấy, có phải sư phụ thương yêu ngũ đệ nhất hay không?
Ân Tố Tố mặt tươi như hoa, trong lòng vui sướng khôn cùng, còn Trương Thúy Sơn trong lòng hết sức cảm kích, nước mắt không khỏi lăn xuống. Du Liên Châu nói:
- Bây giờ ngũ đệ bình yên trở về, thọ lễ dâng lên ân sư không có gì to lớn hơn thế nữa.
Vừa nói tới đây, bỗng thấy trên bờ sông có tiếng vó ngựa vọng tới. Tiếng vó ngựa từ đông sang tây, trong đêm vắng nghe rõ ràng có bốn kỵ sĩ. Ba người đưa mắt nhìn nhau, nghĩ thầm những con ngựa này suốt đêm chạy vội như thế, ắt có liên quan gì đến mình. Ba người không muốn chuyện rắc rối, nhưng đâu phải là kẻ nhát gan, thành thử không ai đề cập đến.
Du Liên Châu nói:
- Kỳ này khi ta hạ sơn, sư phụ cũng vừa bế quan tĩnh tu. Mong rằng lúc mình lên núi, lão nhân gia đã khai quan rồi.
Ân Tố Tố nói:
- Cha của tiểu muội trước đây có nói với muội rằng, trong đời chỉ khâm phục có hai người thôi, một người là Dương giáo chủ của Minh giáo, ông ta đã qua đời rồi, người kia là tôn sư Trương chân nhân. Ngay cả bốn đại cao tăng của phái Thiếu Lâm "Kiến Văn Trí Tính", cha muội cũng không có gì bội phục cả. Trương chân nhân năm nay đã tròn trăm tuổi, tu trì thâm hậu đời nay không ai sánh kịp. Bây giờ lại còn bế quan, chắc là để tu luyện thuật trường sinh bất lão chăng?
Du Liên Châu đáp:
- Không phải, ân sư muốn suy nghĩ về võ công.
Ân Tố Tố hơi kinh ngạc, hỏi:
- Võ công của lão nhân gia đã cao siêu không biết đâu mà lường rồi, còn nghiên cứu thêm gì nữa? Không lẽ trên đời còn có người nào là địch thủ của người nữa ư?
Du Liên Châu nói:
- Từ năm ân sư chín mươi lăm tuổi trở đi, năm nào cũng bế quan chín tháng. Lão nhân gia nói rằng, võ công của phái Võ Đang, chủ yếu là từ bộ Cửu Dương Chân Kinh. Thế nhưng năm xưa khi ân sư được Giác Viễn tổ sư truyền thụ, tuổi còn quá nhỏ, lại không biết chút võ công nào. Giác Viễn tổ sư cũng không có ý dạy, chỉ nhiệm ý đọc cho ân sư nghe, thành ra võ công bản môn vẫn còn có khuyết điểm. Ân sư vẫn nghĩ nếu như sự hiểu biết về cuốn Cửu Dương Chân Kinh này không hoàn toàn, thì sao mình không tự sáng chế ra? Mỗi năm sư phụ bế quan suy nghĩ, cốt để mở ra một phái võ học mới, khác hẳn với võ công các môn phái đang truyền hiện thời.
Trương Thúy Sơn và Ân Tố Tố nghe xong, cả hai đều chắc lưỡi ca ngợi. Du Liên Châu nói tiếp:
- Năm xưa khi nghe Giác Viễn tổ sư truyền thụ Cửu Dương Chân Kinh chỉ có ba người, một là ân sư, một người nữa là Vô Sắc đại sư của phái Thiếu Lâm, còn một người đàn bà, chính là tổ sư khai sáng ra phái Nga Mi Quách Tương Quách nữ hiệp.
Ân Tố Tố nói:
- Tiểu muội từng nghe gia gia nói rằng, Quách nữ hiệp là một người thân thế rất lớn, cha của bà ấy là Quách Tĩnh, Quách đại hiệp, mẹ của bà ấy là bang chủ Cái Bang Hoàng Dung, khi thành Tương Dương thất hãm, hai ông bà Quách đại hiệp đều tuẫn nạn.
Du Liên Châu đáp:
- Đúng vậy. Ân sư chúng ta trước đây từng có duyên gặp được hai ông bà một lần trên đỉnh Hoa Sơn, mỗi khi nhắc đến nhân phong hiệp cốt của hai vị, tấm lòng vì nước vì dân, sư phụ thường khuyên huynh đệ chúng ta phải noi gương vợ chồng Quách đại hiệp.
Chàng lặng người hồi lâu, nói tiếp:
- Năm xưa ba người được truyền Cửu Dương Chân Kinh, ngộ tính mỗi người một khác, căn bản cũng lại càng cách biệt. Nếu xét về võ công thì Vô Sắc đại sư cao hơn cả, Quách nữ hiệp là con gái của Quách đại hiệp và Hoàng bang chủ, sở học rộng nhất, còn ân sư lúc đó hoàn toàn không có căn cơ gì, nhưng theo Giác Viễn tổ sư lâu nhất, được truyền thụ từ nhỏ, có thể nói là được truyền thụ nhiều nhất. Trong ba phái Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi thì một phái được chữ "cao", một phái được chữ "bác", còn một phái được chữ "thuần". Ba phái mỗi đằng đều có sở trường, nhưng cũng phải nói là cũng có sở đoản.
Ân Tố Tố nói:
- Thế thì vị Giác Viễn tổ sư võ công chắc ghê gớm lắm, trăm năm không có được một người, phải không?
Du Liên Châu đáp:
- Không phải, Giác Viễn tổ sư không biết võ công. Ông ta ở trong chùa Thiếu Lâm giữ Tàng Kinh Các, chỉ thích sách thành mê, không kinh nào không đọc, không kinh nào không thuộc lòng. Ông ta vô tình đọc được Cửu Dương Chân Kinh, cũng chẳng khác gì tụng kinh Kim Cương, kinh Pháp Hoa vậy thôi. Ông nhớ trong bụng, nhưng những điều võ học bác đại tinh thâm trong đó, tuy cũng lãnh ngộ nhưng chỉ luyện nội công, còn võ thuật hoàn toàn không biết gì cả.
Chàng bèn kể lại chuyện Cửu Dương Chân Kinh thất lạc ra sao, và những chuyện chưa hề ai nói tới kể cho Ân Tố Tố nghe. Chuyện đó Trương Thúy Sơn đã từng nghe sư phụ nói qua rồi, nhưng Ân Tố Tố lần đầu được nghe, rất hứng thú, nói:
- Hóa ra đời trước của phái Nga Mi cùng với phái Võ Đang có liên quan sâu đậm đến thế. Sao vị Quách Tương Quách nữ hiệp không lấy Trương chân nhân nhỉ?
Du Liên Châu đáp:
- Ân sư và Quách nữ hiệp chia tay dưới chân núi Thiếu Thất rồi, về sau không gặp lại nữa. Ân sư nói, Quách nữ hiệp trong lòng in sâu một bóng hình, chính là Thần Điêu đại hiệp Dương Quá, người ngoài thành Tương Dương dùng đá ném chết Đại Hãn Mông Cổ. Quách nữ hiệp đi khắp thiên hạ nhưng tìm không ra Dương đại hiệp, đến năm bốn mươi tuổi bỗng nhiên đại triệt đại ngộ, xuất gia làm ni cô, về sau khái sáng phái Nga Mi.
Ân Tố Tố kêu "A" một tiếng, thương thầm cho Quách Tương, đưa mắt nhìn Trương Thúy Sơn. Trương Thúy Sơn lúc ấy cũng liếc nhìn Ân Tố Tố, bốn mắt gặp nhau, đều nghĩ thầm: "Hai người mình trên trời dưới đất, mãi mãi không xa nhau, so với vị Quách nữ hiệp khai sáng phái Nga Mi kia, thật may mắn hơn nhiều".
Du Liên Châu bình thường trầm mặc ít nói, có khi mấy ngày không nói một câu, nhưng từ khi gặp lại Trương Thúy Sơn sau nhiều năm xa cách, vui vẻ khác thường, cách ăn nói trở lại sắc sảo. Chàng ở gần Ân Tố Tố mươi ngày, biết nàng bản tính không phải là người xấu, từ thuở còn thơ đã tai nghe mắt thấy toàn chuyện tà ác, cho nên thiện ác không phân, nhiễm cái tính thích giết người. Từ khi nàng làm vợ Trương Thúy Sơn mười năm nay, khí chất đã biến hẳn, nên những ác cảm khi mới gặp cũng dần dần tiêu trừ, thấy nàng tính tình chân thật, so với bọn danh môn chính phái tự cao tự đại gàn dở còn có phần thẳng thắn hơn.
Lúc ấy bỗng nghe thấy tiếng chân ngựa vang lên từ hướng đông truyền tới, chẳng mấy chốc đã vượt ngang hông thuyền đi về hướng tây. Trương Thúy Sơn làm như không nghe thấy, nói: Bạn đang xem truyện được sao chép tại: t.r.u.y.e.n.y.y chấm c.o.m
- Nhị ca, nếu như sư phụ mời các cao thủ của hai phái Thiếu Lâm, Nga Mi cùng nghiên cứu, lấy sở trường của người bổ túc cho sở đoản, cả ba phái võ công sẽ cùng đại tiến.
Du Liên Châu vỗ đùi một cái, nói:
- Đúng đấy, sư phụ nói đệ ngày sau sẽ thừa thụ y bác môn hộ, quả thực không sai chút nào.
Trương Thúy Sơn nói:
- Ân sư chỉ vì tiểu đệ không có ở bên cạnh, cho nên lúc nào cũng nhớ mong. Kẽ lãng tử đi xa không về, trong lòng người mẹ hiền, lại coi hơn đứa con hiếu hạnh ở ngay bên cạnh. Thực sự tiểu đệ tài năng lúc này, dĩ nhiên so với đại ca, nhị ca, tứ ca không bằng đã đành, mà ngay cả lục đệ, thất đệ so với tiểu đệ cũng còn hơn nhiều.
Du Liên Châu lắc đầu:
- Không hẳn thế. Nếu lúc này lấy võ công mà luận, dĩ nhiên đệ không bằng huynh. Thế nhưng truyền nhân y bát của ân sư, là người mang trọng nhiệm làm sáng danh võ học. Ân sư thường nói rằng, thiên hạ lớn lao như thế, chuyện vinh hay nhục của phái Võ Đang nào có đáng gì? Thế nhưng nếu tinh cứu áo bí của võ học, tuyển chọn truyền nhân cho kỹ càng, trước là để võ công của hạng người chính nhân quân tử kẻ tà ác không theo kịp được, kế đến là kết hợp nghĩa sĩ trong thiên hạ, khu trừ Thát Lỗ, lấy lại giang sơn, đó mới là làm tròn cái bổn phận của kẻ học võ chúng ta. Vì thế y bát truyền nhân của ân sư, trước là tâm thuật, sau là ngộ tính. Nói đến tâm thuật, huynh đệ ta bảy người không khác nhau bao nhiêu, nhưng ngộ tính thì đệ là cao hơn hết.
Trương Thúy Sơn xua tay nói:
- Cái đó bởi vì ân sư nghĩ đến tiểu đệ, nên nhất thời hứng đến mà nói thế. Nếu quả thực ân sư có ý đó chăng nữa, tiểu đệ cũng vạn vạn không dám nhận.
Du Liên Châu mỉm cười, nói:
- Đệ muội, muội vào bảo vệ cháu Vô Kỵ, đừng để nó kinh hoảng, bên ngoài này đã có ta và ngũ đệ lo liệu.
Ân Tố Tố đưa mắt nhìn quanh, thấy bốn bề tĩnh mịch tuyệt nhiên không có gì khác lạ, nghĩ thầm không biết nhị ca có hoa mắt không. Bỗng dưng Du Liên Châu lớn tiếng nói:
- Du nhị và Trương ngũ của núi Võ Đang đi ngang qua quý địa, xin thứ tội lễ thứ không chu toàn. Vị bằng hữu nào đó nếu có hứng, xin mời lên thuyền uống một chén rượu được chăng?
Câu nói của chàng vừa dứt, thấy trong đám lau lách có tiếng mái giầm khua, sáu chiếc thuyền nhỏ tiến ra thành hình chữ nhất, chặn ngang mặt sông. Từ một chiếc thuyền có tiếng rít, bắn ra một mũi hưởng tiễn, trong những bụi cây thấp bờ sông phía nam tiến ra chừng mươi hán tử nai nịt gọn gàng, mặc toàn màu đen, tay cầm binh khí, trên mặt bịt khăn mỏng cũng màu đen, chỉ để lộ đôi mắt.
Ân Tố Tố trong lòng thật bội phục: "Vị nhị bá này quả thực danh bất hư truyền, tài ba ghê gớm thật". Nàng thấy địch nhân quá đông nên vội vàng vào trong khoang thì Vô Kỵ đã sợ hãi tỉnh dậy. Ân Tố Tố mặc quần áo cho con, hạ giọng nói:
- Cục cưng của mẹ ơi, đừng có sợ.
Du Liên Châu lại nói:
- Trước mặt là vị bằng hữu nào đó, Võ Đang Du nhị, Trương ngũ có lời hỏi thăm.
Thế nhưng sáu chiếc thuyền chỉ có người chèo phía sau, không thấy ai khác, cũng không ai trả lời. Du Liên Châu đột nhiên tỉnh ngộ, kêu lên:
- Chẳng lành rồi.
Chàng lắc mình phóng ngay xuống nước. Du Liên Châu từ bé sống ở ven Trường Giang nên bơi lội rất giỏi, vừa xuống nước thấy bốn người tay cầm dùi sắt, đang lặn dưới nước bơi tới toan đục đáy thuyền, để bắt sống bốn người.
Chàng nép vào mạn thuyền, đợi họ bơi tới gần, hai tay tung ra điểm trúng huyệt đạo của hai người, tiếp theo giơ chân đá vào hông một người khác, điểm huyệt Chí Thất. Người thứ tư kinh hoảng toan chạy, Du Liên Châu vung tay trái ra, nắm được cổ chân y, ném vọt lên trên thuyền. Ba người kia bị điểm huyệt nếu không cứu ngay ắt sẽ chết đuối nên chàng cầm từng người một ném lên xong mới trèo lên.
Người thứ tư kia bị ném lên sàn thuyền liền lăn một vòng, tung mình nhảy lên, giơ dùi đâm vào ngực Trương Thúy Sơn. Trương Thúy Sơn thấy y võ công tầm thường, không thèm né tránh, thò tay trái ra, nắm được cổ tay y, tiếp theo cùi chỏ thúc ra, đánh trúng ngay huyệt đạo trên ngực. Người đó chỉ kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra.
Du Liên Châu nói:
- Trên bờ hình như có mấy hảo thủ, mình coi như đã đủ lễ rồi, không cần phải nể nang gì nữa, cứ xông tới đi.
Trương Thúy Sơn gật đầu, ra lệnh cho lái đò cứ việc tiến lên, đi dần tới sáu chiếc thuyền kia. Du Liên Châu nhắc bốn người bị bắt lên, giải khai huyệt đạo rồi ném qua. Cũng thật lạ, bên kia những thuyền đó không ai lên tiếng, mà trên bờ mươi người áo đen cũng lặng thinh tưởng như họ đều câm cả. Bốn người thợ lặn liền chui vào khoang, không thấy ra ngoài nữa.
Thuyền đi song song với sáu chiếc thuyền nhỏ, đang toan vượt lên trước, bỗng từ bên trong một chiếc thuyền bên kia, người chèo thuyền đột nhiên vung tay hai cái, nghe bình bình hai tiếng, gỗ bay tứ tán, tay lái thuyền họ đang ngồi đã bị gãy nát, chiếc thuyền lập tức quay ngang. Thì ra tên lái đò nọ ném ra hai chiếc ngư pháo dùng để ném cá, nhưng những quả pháo này thật lớn, nhồi nhiều hỏa dược nên sức nổ rất mạnh.
Du Liên Châu bình thản như không, nhẹ nhàng nhảy sang thuyền đối phương. Chàng tài đã cao mà mật lại lớn, nên chỉ qua hai tay không. Tên chèo thuyền trên chiếc thuyền nhỏ kia cứ tiếp tục chèo về trước không để ý đến việc có người nhảy qua. Du Liên Châu quát lên:
- Kẻ nào ném ngư pháo đó?
Người chèo thuyền đó lặng thinh không trả lời. Du Liên Châu tiến vào khoang thuyền, thấy có hai người ngồi bình thản quay mặt vào nhau nhưng không tỏ vẻ gì muốn nghênh địch. Du Liên Châu nắm cổ hai người giơ lên quát hỏi:
- Các ngươi là bù nhìn à?
Hai người đó không trả lời. Chàng là loại cao thủ hạng nhất nên giữ thân phận không muốn dùng võ lực tra hỏi, nên lập tức quay ra ngoài thuyền, thấy Trương Thúy Sơn và Ân Tố Tố đã ôm Vô Kỵ sang thuyền con. Du Liên Châu giật lấy mái chèo, chèo ngược dòng đi lên. Chỉ mới chèo được vài cái, Ân Tố Tố kêu lên:
- Bọn giặc này tháo nước vào rồi.
/257
|