Nguyễn An vừa đẩy cửa bước vào phòng bệnh bên cạnh, một cái bóng màu đỏ như tia chớp phóng tới, ôm chầm lấy cậu. Cô bé đi chân trần, mặc một chiếc đầm đen dài qua gối. Làn da giống hệt Nguyễn An, trắng đến kì lạ. Cô bé ôm ngang hông cậu, ngẩng đầu reo lên:
“Der älterer Bruder”.
Mái tóc đỏ bồng bềnh xoăn tự nhiên vì chuyển động của cô bé trông như những con sóng nhuộm màu hoàng hôn. Đôi mắt như biển Baltic đóng băng, ba gam màu trắng, xám, xanh dung hợp một cách lạ lùng, đẹp đến mức phi tự nhiên. Nếu cô bé này sinh ra ở thế kỷ 16, Leonardo da Vinci không thể nào không bị cô mê hoặc.
Nguyễn An khó hiểu, cúi đầu hỏi:
“Em gọi tôi là anh trai? Chúng ta là anh em ư?”.
Cảm giác mà cô bé này mang đến cho cậu thật khó lý giải. Cậu cảm thấy cô bé dường như quen thuộc với mình, nhưng không phải là sự gắn bó thân thiết giữa những người có chung dòng máu. Thân nhiệt cô bé rất thấp, nơi da thịt bọn họ tiếp xúc có cảm giác mát lạnh như băng. Có lẽ vì vậy mà Nguyễn An không cảm nhận được sự ấm áp hay gần gũi. Cậu chỉ thấy hoang mang…
“Anh không nhớ sao? Em là Arilda. Arilda Himmler”.
“Vậy còn tôi? Tôi tên là gì?”.
“Alarik Himmler, anh trai của Arilda Himmler”.
Cô bé cười rạng rỡ. Nguyễn An sực nhớ ra cái gì, xoay người cô bé lại, rẽ mái tóc đỏ. Nhưng cậu nhanh chóng thất vọng, sau cái gáy trắng nõn kia chẳng có chữ cái nào cả. Vậy thì “A. H” có thể nào giống như suy đoán của cậu, là tên viết tắt của Alarik Himmler? Hay chỉ là một sự trùng hợp? Nguyễn An có rất nhiều thắc mắc muốn hỏi cho tường tận, liền hướng về phía ba người đàn ông trong phòng nói:
“Tôi muốn nói chuyện riêng với cô bé này”.
Hai trong số ba người đàn ông mặc đồng phục cảnh sát, người còn lại là phiên dịch viên. Cảnh sát Dương Đông gật đầu, cùng đồng nghiệp rời khỏi phòng. Bọn họ đã lấy xong lời khai. Đã không phải là vụ án bắt cóc tống tiền, bọn họ cũng không cần thiết ở lại nữa. Trước khi khép cửa, Dương Đông liếc nhìn hai người kia một cái. Trực giác mách bảo với anh, hai người này không bình thường. Không chỉ vì họ có vẻ ngoài đặc biệt, hay là câu chuyện ly kỳ của họ, mà có một cái gì đó ở hai người khiến anh thấy bất an. Trực giác của anh chưa bao giờ sai. Chắc chắn có một sự thật được che giấu tinh vi bên dưới lớp màng bảo vệ.
Nguyễn An lại mỉm cười với cô gái bên cạnh, giọng nói dịu dàng mang theo áy náy:
“Xin lỗi em, anh muốn ở riêng với Arilda một lát”.
Nguyễn Đan sau khi nghe cô bé người Đức này gọi anh là anh trai thì rất đỗi ngạc nhiên và vui mừng. Cô rất muốn ở lại nghe câu chuyện của cô bé, muốn biết mọi điều về quá khứ của người đàn ông cô yêu. Nhưng Nguyễn Đan hiểu, hơn ai hết, anh mới là người muốn biết anh là ai. Cô hôn nhẹ lên môi anh.
“Em ở phòng bên cạnh đợi anh”.
Khoảnh khắc đó cô chỉ chú ý đến anh, còn Nguyễn An thì đứng quay lưng về phía Arilda. Không ai trong hai người nhìn thấy ánh mắt cô bé kia lóe sáng. Hơi lạnh nơi đáy mắt bủa ra như mặt biển vào mùa nước đóng băng.
Nguyễn Đan rời khỏi phòng, nhường lại không gian riêng tư cho hai anh em. Cô không hề có chút suy nghĩ khác lạ về lời nói của Arilda. Một cô bé chín tuổi có thể nói dối, nhưng không thể thêu dệt cả một câu chuyện được. Arilda đã nói mình là em gái của anh, cô không có lý do gì không tin vào điều đó. Hơn nữa, nếu bọn họ là anh em, thì có thể lý giải vì sao lúc cô dạy anh học tiếng Việt, anh đã rất thích hai tiếng “anh hai”.
Nguyễn An nhấc bổng Arilda lên giường.
“Em còn chưa khỏe, không nên để chân trần đi trên nền gạch lạnh như vậy. Nào, kể anh nghe xem. Bố mẹ chúng ta là ai, quá khứ của anh như thế nào, và làm sao em lại xuất hiện ở đây?”.
Arilda ngẩn người. Người đàn ông này, dịu dàng quá…
Theo lời cô bé kể. Nguyễn An, có tên tiếng Đức là Alarik Himmler, được gia đình Himmler nhận nuôi. Giống Alarik, Arilda cũng là một đứa trẻ mồ côi. Bọn họ là anh em nuôi. Không thể nói hai người lớn lên cùng nhau, vì khi Arilda được gia đình nhà Himmler đón về, Alarik lúc ấy đã hai mươi tuổi rồi. Bố nuôi của bọn họ là một người có lối sống khép kín. Cả nhà ba người sống trong một căn biệt thự nằm sâu trong một khu rừng miền Bắc nước Đức. Hai năm trước, Alarik đột nhiên biến mất. Cô bé Arilda bảy tuổi muốn đi tìm anh trai nhưng không được bố cho phép. Cho đến một tháng trước, Arilda lén xem tờ báo nhắc đến vụ bắt cóc ở Berlin mà bố cô khoanh tròn bằng mực đỏ, giấu trong ngăn bàn. Cô bé chưa kịp hỏi rõ thì người bố nuôi đúng lúc ấy bị tai nạn, rơi từ trên gác mái xuống, chết ngay tại chỗ. Arilda một mình tới Berlin, sau hai tuần hỏi thăm tin tức từ các bệnh viện, cô bé được một người phóng viên tự do đề nghị giúp đỡ. Arilda không rõ người đàn ông đó điều tra bằng cách nào. Ông ta chỉ nói anh trai cô đang ở một đất nước châu Á, rồi đưa cô đến đây. Arilda chỉ nhớ lần cuối cùng cô bé còn ở cùng người phóng viên ở sân bay, sau đó tỉnh lại đã là trong phòng bệnh này rồi.
Nguyễn An không thể hiểu nổi, tại sao cậu và Arilda lại bất tỉnh nằm trong một nhà kho. Sự việc lạ lùng đến mức khó tin. Và người đàn ông tự nhận là phóng viên kia là ai?
“Em có biết tại sao sau gáy anh có hình xăm không? Ai đã xăm nó?”.
Arilda nghiêng đầu, chớp chớp mắt đáp:
“Là bố xăm cho anh. Bố bảo dòng họ Himmler đều có tên bắt đầu bằng kí tự đầu tiên trong bảng chữ cái latinh. Đàn ông của dòng họ đều phải xăm tên mình lên người”.
“Em có từng nghe anh nhắc đến người nào tên là “IX” không?”.
“IX?”.
Arilda lắc đầu nguầy nguậy. Nguyễn An cười vuốt tóc cô bé. Còn có quá nhiều điều bí ẩn mà cậu muốn tra rõ. Nhưng ít nhất cậu có thể yên tâm hơn một chút. Nếu “A. H” chỉ là chữ viết tắt trong tên cậu, thì không có gì đáng sợ cả.
“Anh sẽ nhập tịch cho em, chúng ta sống cùng nhau ở Việt Nam. Đồng ý không?”.
“Vâng”.
Arilda reo lên, nhào vào lòng cậu. Ở trong ngực Nguyễn An, cô nhếch môi cười. IX? Cô chính là IX, người đã đưa tin cho cậu. Tất nhiên, chẳng có Alarik Himmler nào cả. Cho dù có người muốn điều tra cũng không tra ra được cái gì. Căn biệt thự nằm trong rừng kia đã được cô cho tắm trong biển lửa. Người đàn ông đi cùng cô đến Việt Nam, là “IV”. Tất nhiên, phóng viên chỉ là cái vỏ bọc mà thôi. Giờ gã ta đã ẩn mình đâu đó trong lòng thành phố này rồi. Những người khác sẽ đến, nếu A. H ra lệnh. Chỉ là Arilda không thích đất nước nhỏ bé này. Nơi đây quá yên bình, quá “sạch”. Tại sao A. H lại chọn cái mảnh đất này cơ chứ? Nếu muốn xóa đi quá khứ, thì Áo, Thụy Sĩ, Ba Lan, Séc… đâu mà chả được? Nhưng tất nhiên cô không dám hỏi, lời của A. H là mệnh lệnh tuyệt đối. Arilda đặt bàn tay nhỏ nhắn lên ngực trái, bên dưới lớp vải đen là hình xăm chữ số la mã “IX”. Mực xăm cùng màu với vết xăm của Nguyễn An. Được xăm từ hơn hai mươi năm trước. Đúng vậy, Arilda thân hình bé nhỏ, không phải là cô bé gái chín tuổi non nớt. Người phụ nữ này, cùng tuổi với Nguyễn Đan, đã hai mươi bảy tuổi rồi.
“Der älterer Bruder”.
Mái tóc đỏ bồng bềnh xoăn tự nhiên vì chuyển động của cô bé trông như những con sóng nhuộm màu hoàng hôn. Đôi mắt như biển Baltic đóng băng, ba gam màu trắng, xám, xanh dung hợp một cách lạ lùng, đẹp đến mức phi tự nhiên. Nếu cô bé này sinh ra ở thế kỷ 16, Leonardo da Vinci không thể nào không bị cô mê hoặc.
Nguyễn An khó hiểu, cúi đầu hỏi:
“Em gọi tôi là anh trai? Chúng ta là anh em ư?”.
Cảm giác mà cô bé này mang đến cho cậu thật khó lý giải. Cậu cảm thấy cô bé dường như quen thuộc với mình, nhưng không phải là sự gắn bó thân thiết giữa những người có chung dòng máu. Thân nhiệt cô bé rất thấp, nơi da thịt bọn họ tiếp xúc có cảm giác mát lạnh như băng. Có lẽ vì vậy mà Nguyễn An không cảm nhận được sự ấm áp hay gần gũi. Cậu chỉ thấy hoang mang…
“Anh không nhớ sao? Em là Arilda. Arilda Himmler”.
“Vậy còn tôi? Tôi tên là gì?”.
“Alarik Himmler, anh trai của Arilda Himmler”.
Cô bé cười rạng rỡ. Nguyễn An sực nhớ ra cái gì, xoay người cô bé lại, rẽ mái tóc đỏ. Nhưng cậu nhanh chóng thất vọng, sau cái gáy trắng nõn kia chẳng có chữ cái nào cả. Vậy thì “A. H” có thể nào giống như suy đoán của cậu, là tên viết tắt của Alarik Himmler? Hay chỉ là một sự trùng hợp? Nguyễn An có rất nhiều thắc mắc muốn hỏi cho tường tận, liền hướng về phía ba người đàn ông trong phòng nói:
“Tôi muốn nói chuyện riêng với cô bé này”.
Hai trong số ba người đàn ông mặc đồng phục cảnh sát, người còn lại là phiên dịch viên. Cảnh sát Dương Đông gật đầu, cùng đồng nghiệp rời khỏi phòng. Bọn họ đã lấy xong lời khai. Đã không phải là vụ án bắt cóc tống tiền, bọn họ cũng không cần thiết ở lại nữa. Trước khi khép cửa, Dương Đông liếc nhìn hai người kia một cái. Trực giác mách bảo với anh, hai người này không bình thường. Không chỉ vì họ có vẻ ngoài đặc biệt, hay là câu chuyện ly kỳ của họ, mà có một cái gì đó ở hai người khiến anh thấy bất an. Trực giác của anh chưa bao giờ sai. Chắc chắn có một sự thật được che giấu tinh vi bên dưới lớp màng bảo vệ.
Nguyễn An lại mỉm cười với cô gái bên cạnh, giọng nói dịu dàng mang theo áy náy:
“Xin lỗi em, anh muốn ở riêng với Arilda một lát”.
Nguyễn Đan sau khi nghe cô bé người Đức này gọi anh là anh trai thì rất đỗi ngạc nhiên và vui mừng. Cô rất muốn ở lại nghe câu chuyện của cô bé, muốn biết mọi điều về quá khứ của người đàn ông cô yêu. Nhưng Nguyễn Đan hiểu, hơn ai hết, anh mới là người muốn biết anh là ai. Cô hôn nhẹ lên môi anh.
“Em ở phòng bên cạnh đợi anh”.
Khoảnh khắc đó cô chỉ chú ý đến anh, còn Nguyễn An thì đứng quay lưng về phía Arilda. Không ai trong hai người nhìn thấy ánh mắt cô bé kia lóe sáng. Hơi lạnh nơi đáy mắt bủa ra như mặt biển vào mùa nước đóng băng.
Nguyễn Đan rời khỏi phòng, nhường lại không gian riêng tư cho hai anh em. Cô không hề có chút suy nghĩ khác lạ về lời nói của Arilda. Một cô bé chín tuổi có thể nói dối, nhưng không thể thêu dệt cả một câu chuyện được. Arilda đã nói mình là em gái của anh, cô không có lý do gì không tin vào điều đó. Hơn nữa, nếu bọn họ là anh em, thì có thể lý giải vì sao lúc cô dạy anh học tiếng Việt, anh đã rất thích hai tiếng “anh hai”.
Nguyễn An nhấc bổng Arilda lên giường.
“Em còn chưa khỏe, không nên để chân trần đi trên nền gạch lạnh như vậy. Nào, kể anh nghe xem. Bố mẹ chúng ta là ai, quá khứ của anh như thế nào, và làm sao em lại xuất hiện ở đây?”.
Arilda ngẩn người. Người đàn ông này, dịu dàng quá…
Theo lời cô bé kể. Nguyễn An, có tên tiếng Đức là Alarik Himmler, được gia đình Himmler nhận nuôi. Giống Alarik, Arilda cũng là một đứa trẻ mồ côi. Bọn họ là anh em nuôi. Không thể nói hai người lớn lên cùng nhau, vì khi Arilda được gia đình nhà Himmler đón về, Alarik lúc ấy đã hai mươi tuổi rồi. Bố nuôi của bọn họ là một người có lối sống khép kín. Cả nhà ba người sống trong một căn biệt thự nằm sâu trong một khu rừng miền Bắc nước Đức. Hai năm trước, Alarik đột nhiên biến mất. Cô bé Arilda bảy tuổi muốn đi tìm anh trai nhưng không được bố cho phép. Cho đến một tháng trước, Arilda lén xem tờ báo nhắc đến vụ bắt cóc ở Berlin mà bố cô khoanh tròn bằng mực đỏ, giấu trong ngăn bàn. Cô bé chưa kịp hỏi rõ thì người bố nuôi đúng lúc ấy bị tai nạn, rơi từ trên gác mái xuống, chết ngay tại chỗ. Arilda một mình tới Berlin, sau hai tuần hỏi thăm tin tức từ các bệnh viện, cô bé được một người phóng viên tự do đề nghị giúp đỡ. Arilda không rõ người đàn ông đó điều tra bằng cách nào. Ông ta chỉ nói anh trai cô đang ở một đất nước châu Á, rồi đưa cô đến đây. Arilda chỉ nhớ lần cuối cùng cô bé còn ở cùng người phóng viên ở sân bay, sau đó tỉnh lại đã là trong phòng bệnh này rồi.
Nguyễn An không thể hiểu nổi, tại sao cậu và Arilda lại bất tỉnh nằm trong một nhà kho. Sự việc lạ lùng đến mức khó tin. Và người đàn ông tự nhận là phóng viên kia là ai?
“Em có biết tại sao sau gáy anh có hình xăm không? Ai đã xăm nó?”.
Arilda nghiêng đầu, chớp chớp mắt đáp:
“Là bố xăm cho anh. Bố bảo dòng họ Himmler đều có tên bắt đầu bằng kí tự đầu tiên trong bảng chữ cái latinh. Đàn ông của dòng họ đều phải xăm tên mình lên người”.
“Em có từng nghe anh nhắc đến người nào tên là “IX” không?”.
“IX?”.
Arilda lắc đầu nguầy nguậy. Nguyễn An cười vuốt tóc cô bé. Còn có quá nhiều điều bí ẩn mà cậu muốn tra rõ. Nhưng ít nhất cậu có thể yên tâm hơn một chút. Nếu “A. H” chỉ là chữ viết tắt trong tên cậu, thì không có gì đáng sợ cả.
“Anh sẽ nhập tịch cho em, chúng ta sống cùng nhau ở Việt Nam. Đồng ý không?”.
“Vâng”.
Arilda reo lên, nhào vào lòng cậu. Ở trong ngực Nguyễn An, cô nhếch môi cười. IX? Cô chính là IX, người đã đưa tin cho cậu. Tất nhiên, chẳng có Alarik Himmler nào cả. Cho dù có người muốn điều tra cũng không tra ra được cái gì. Căn biệt thự nằm trong rừng kia đã được cô cho tắm trong biển lửa. Người đàn ông đi cùng cô đến Việt Nam, là “IV”. Tất nhiên, phóng viên chỉ là cái vỏ bọc mà thôi. Giờ gã ta đã ẩn mình đâu đó trong lòng thành phố này rồi. Những người khác sẽ đến, nếu A. H ra lệnh. Chỉ là Arilda không thích đất nước nhỏ bé này. Nơi đây quá yên bình, quá “sạch”. Tại sao A. H lại chọn cái mảnh đất này cơ chứ? Nếu muốn xóa đi quá khứ, thì Áo, Thụy Sĩ, Ba Lan, Séc… đâu mà chả được? Nhưng tất nhiên cô không dám hỏi, lời của A. H là mệnh lệnh tuyệt đối. Arilda đặt bàn tay nhỏ nhắn lên ngực trái, bên dưới lớp vải đen là hình xăm chữ số la mã “IX”. Mực xăm cùng màu với vết xăm của Nguyễn An. Được xăm từ hơn hai mươi năm trước. Đúng vậy, Arilda thân hình bé nhỏ, không phải là cô bé gái chín tuổi non nớt. Người phụ nữ này, cùng tuổi với Nguyễn Đan, đã hai mươi bảy tuổi rồi.
/11
|