Úy Bân nằm trần truồng trong bồn tắm, tay phải gác lên thành bồn, máu ở cổ tay đã đông kết lại thành cục màu đỏ sậm. Quần áo của nócũng vắt trên thành, dưới sàn là con dao của người Tạng mà nó đã muatrong chuyến đi Tây Tạng năm ngoái, lưỡi dao cong cong nhuốm đầy máu nên đã không còn nhìn thấy ánh sang nguyên bản nữa.
Nghe Úy Bân nói vậy, tôi giở điện thoại của mình ra xem, màn hình năm màu vẫn không có gì khác lạ. Bỗng nhiên nhớ đến đêm hôm đó, trước khibỏ đi, thiếu phụ họ Lạc kia còn nói điều gì đó vô cùng ảm đạm. Chị ta đã nói gì nhỉ? Lệ Giang? Lẽ nào chị ta thực sự có thể tìm đến nơi này? Tôi mở túi của Úy Bân ra xem, nhìn thấy một mớ màu xanh sậm, viên ngọc trai ở cổ áo phát ra một màu nhàn nhạt ấm áp, thế nhưng khi đó tôi mới cảmthấy lạnh, một khí lạnh khác thường từ lớp vải mềm mại đó truyền lên...
Tôi nhìn nó, sợ rằng đột nhiên nó sẽ hiện lên một khuôn mặ hay mọc ra một cánh tay, càng nghĩ càng sợ hơn, tay cũng siết mỗi lúc một chặthơn, mặt satanh mịn màng lanh lẽo hệt như cánh tay của người phụ nữ đó.
Cảm giác trơn nhẵn trong tay rất không tự nhiên, tôi liền bước nhanhđến bên cửa sổ, mở một cánh cửa rồi vứt thẳng nó ra ngoài. Tôi thấy nóbay lên theo gió, rồi sau cùng rơi xuống con song bên ngoài cửa sổ. Tôikhông nghe thấy tiếng nước chảy, song có thể thấy nó nằm trên mặt sông,chầm chậm trôi khỏi ngoài tầm mắt. Tôi bắt đầu mở to mắt, giữ nguyênkhông chớp hồi lâu, sợ rằng trong một giây thất thần thôi sẽ không nhìnthấy nó nữa. Cuối cùng, nó trôi theo dòng nước uốn lượn mỗi lúc một xa.Cho tới khi không nhìn thấy nữa toi mới thở phào một tiếng. Thực ra đêmkhuya như vậy rồi, muốn nhìn thấy một vật như vật ở giữa dòng sông tốisẫm không hề dễ chút nào. Tôi chẳng qua cũng chỉ là trông vào trí tưởngtượng của mình, ảo tưởng rằng nó đã biến mất để kiểm cho mình một lý docó thể yên tâm.
Ngày hôm sau tôi đưa Úy Bân rời Lệ Giang.
Thái độ của bố mẹ Tiểu Cổ rất rõ ràng, họ không muốn nhìn thấy Úy Bân nữa, thậm chí còn không muốn nó xuất hiện trong đám tang con gái họ.Khi lên máy bay ở Côn Minh, Úy Bân còn nhìn mãi về hướng nhà tang lễ,khẽ gọi"
"Vĩnh biệt em, Nhân Nhân!". Khi đó chiếc xe chở thi hài của Tiểu Cố có lẽ cũng vừa xuất phát, trên đường đi đến đài hóa thân.
Trước khi máy bay cất cánh, Úy Bân nhìn ra bên ngoài của sổ nói với tôi bằng giọng cực kỳ bình tĩnh:
"Tiểu Ảnh, thực ra em không đến đó cũng rất tốt! HÌnh ảnh của NhânNhân trong trái tim em sẽ mãi mãi xinh đẹp như vậy. Có lẽ cô ấy cũngkhông muốn em tới đó, cô ấy xinh đẹp như vậy, chắc chắn không muốn để em trông thấy cô ấy hóa thành một đống tro tàn rồi".
Tôi thấy chua sót trong lòng, cố hết sức ngăn không cho nước mắt trào ra rồi gật đầu, hắng giọng cho bớt khàn: "Phải đấy! Chúng ta đều nhớđến dáng vẻ xinh đẹp của cô ấy".
Khi về đến nơi, tôi ở lại chung cư của Úy Bân. Từ lúc bắt đầu đi làm, nó đã không ở nhà ông bà ngoại nữa mà chuyển ra đây sống.
Tôi biết nó không bao giờ chăm sóc được cho bản thân mình, huống hồ là hiện giờ ở trong tình trạng này.
Việc đầu tiên Úy Bân làm sau khi quay về là đến ảnh viện. Tranh thủlúc nó đi vắng, tôi quyết định ghé qua nhà xem bà nội thế nào.
Mở của ra, thấy bà đang ngồi thẳng trên ghế sa lon, mắt đeo kính lão, trong tay là một tâm kỳ bào màu tím đã thành hình. Tôi thầm hỏi:
"Bà nội cũng biết làm xường xám sao?"
Nhìn thấy tôi, bà nội ngẩng đầu lên, lấy tay đẩy đẩy chiếc kính rồi nói:
"Ảnh Ảnh về rồi ư?"
Mới mấy ngày không gặp mà trông bà đã hơi ủ rũ không vui. Nghe bà gọi Ảnh Ảnh, tôi thấy lòng mình ấm áp, bởi từ khi tôi tròn mười lăm tuổi,bà đã không còn gọi tên tôi như vậy nữa. Xem ra khí sắc của bà khôngtốt, nhưng tâm trạng thì vẫn ổn.
"Bà ơi, bà biết may xường xám à?". Tôi đi tới đó, cầm tấm kỳ bào đãlàm được một nửa lên xem, chỉ thấy đường khâu đẹp hơn hẳn của mọi người, trông tinh xảo và phẳng lỳ, chân kim đối xứng, hoàn hảo không có mộtsai sót nào, bèn buột miệng khen:
"Bà ơi, bà làm đẹp quá. Từ trước đến nay cháu vẫn không biết bà may được xường xám, mà lại còn chuyên nghiệp thế này nữa!".
"Nhìn mãi thì cũng biết, xem ông cháu làm từ thời trẻ đến nay lại không biết làm hay sao?".
Bà nội bỏ kính xuống, ngồi tựa lung vào ghế thở dài một tiếng: "Chỉ có điều đã già rồi, làm một lát đã thấy mỏi hết cổ".
Tôi đặt tấm kỳ bào xuống, xoa bóp phần cổ cho bà. Nhìn thấy trên bàntrà có mấy bức hình vẽ, bên cạnh còn ghi cả kích thước, đây chẳng phảilà đơn đặ hàng tôi nhận được mấy hôm trước hay sao? Tôi liền bật cười:
"Bà đang giúp cháu kiếm ăn đấy à?".
"Cứ có người gọi điện đến hỏi, bà thấy phiền phức chết đi được. Cũngkhông biết chừng nào cháu mới quay về, hơn nữa cháu khó khăn lắm mới đichơi được một chuyến như vậy, bà không nỡ gọi điện quấy rầy cháu, nênđành phải rat ay giúp thôi. Ôi, già rồi, đống xương khô này không dungđược việc gì nữa rồi!".
"Ai bảo thế? Bà của cháu vẫn còn khỏe mạnh vững vàng, không già mộtchút nào", tôi dụi đầu vào ngực bà nũng nịu. Bà vỗ vỗ lên lưng tôi vớivẻ yêu thương: "Hôm nay cháu về là tốt rồi, bà cũng vui vì được nhànrỗi". Nói rồi và kéo tay tôi ra, đi đến trước bàn thờ châm ba nén hướngnhư mọi khi, đưa cho tôi.
Thắp hương xong, tôi mới nói với bà: "Bà ơi, mấy ngày tới cháu sẽ không ở nhà".
"Cháu ở đâu? Ở chỗ Vân Phong à? Tiểu Ảnh, chẳng phải bà đã nói, con gái thì vẫn phải...".
Tôi ôm lấy bà từ phía sau, giọng mềm nhũn:
"Bà, bà nghĩ gì thế? Cháu đến chỗ Úy Bân ở mấy hôm, gần đây tâm trạng nó không được tốt, cháu muốn tới chăm nom nó một thời gian". Nghe thấycái tên Úy Bân, người bà nội chợt cứng ngắc lại, tôi biết và vẫn khôngthể chấp nhận nổi đứa cháu đó. Quả nhiên bà chuyển giọng lạnh nhạt ngaytức khắc.
"Nó thì có gì mà tâm trạng không tốt? Không có cháu đi! Cháu đúng làđứa trẻ con, sao lại có thể quên đi vết thương lòng nhanh như vậy được?Cháu quên là mẹ nó đã làm mẹ mình thế nào rồi à?".
"Bà ơi! Đó đều là chuyện của người lớn, hơn nữa Úy Bân cũng đángthương như cháu vậy. Bạn gái của nó vừa chết trong tai nạn giao thông.Lần đầu tiên cháu thấy nó nghiêm túc như vậy. Bà ơi, trên đời này cháuchỉ còn có hai người thân là bà và Úy Bân, cháu không muốn mất đi bất cứ người nào". Giọng nói của tôi bất giác cao lên, tôi không muốn bà nộicứ thường xuyên nhắc đến mẹ tôi như vậy.
Vẫn ôm lấy bà, tôi muốn nói với bà những nỗi lo sợ trong lòng mìnhbiết bao. Còn muốn nói là tôi đã gặp tấm kỳ báo đó, có lẽ là nguyên nhân gây nên cái chết của một người, nhưng lại không muốn và lo lắng, khôngmuốn bà buồn phiền, nên cuối cùng tôi kìm lại không nói ra nữa.
"Thôi được rồi, bà không giữ nữa. Chỉ là hễ nghĩ đến Yến Như, bà lạicó cảm giác nhà họ Lý có lỗi với nó thôi", bà nội nghẹn nào. Yến Như làmẹ tôi.
Cũng không biết là vì bà nhắc đến mẹ tôi hay là vì nguyên nhân nàokhác, nên tôi buông bà ra, sau đó đến trước bàn thờ Bồ tát thắp thêm một nén nhang. Đây là lần đầu tiên tôi cầu khẩn trước mặt Bồ tát, nói mộtcách thành khẩn từ đáy lòng mình: "Xin Bồ tát hay che chở cho cả nhàchúng con!".
Bà nội nhìn thấy tôi thắp hương, định nói gì song lại thôi.
Khi tôi quay lại nhà Úy Bân đã là năm giờ chiều, nó đã về từ trước,đang nằm trên sa lon hút thuốc. Trong gạt tàn đã đầy những đầu lọc, cònlại trên mặt sàn lăn lóc đầy những vỏ lon bia Hỷ Lục. Tôi lắc lắc đầu,đi tới đó, nhìn thấy một đống ảnh đang để trên bàn trà.
Cầm một bức lên xem, người trong ảnh cười tươi với đôi mắt sángtrong, xinh tươi rạng rỡ, chính là Tiểu Cổ. Cô ấy đứng làm dáng điệu đàtrên bè trúc, phía sau lưng là cảnh núi non tươi đẹp. Hóa ra buổi sángÚy Bân đến cửa hàng rửa ảnh. Tôi xem hết tấm này đến tấm khác, mười tấmcuối cùng là chụp Tiểu Cổ mặc "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào". Quảnhiên con bé mặc chiếc áo này cực kỳ hợp dáng. Màu xanh sẫm làm nổi bậtlên cánh tay trắng như ngó sen, vẻ đẹp lung linh, khuôn mặt trong sángnhư tranh vẽ.
Đầu tôi đột nhiên hơi choáng váng, chỉ thấy khuôn mặt Tiểu Cổ trongbức ảnh bắt đầu thay đổi, lông mày dày hơn, hai mắt trợn trừng hằn lêntia máu, đôi môi cũng biến thành màu máu, hai chiếc răng nanh bỗng nhiên dài ra hai bên khóe miệng, còn tấm kỳ bào con bé mặc trên người cũngnứt toác ra, để lộ ra làn da trần đang chảy máu. Từng dòng máu lănxuống, khi chảy qua tay tôi mang theo cảm giác lạnh lẽo vô cùng. Tôihoảng sợ ném phăng mấy bức ảnh xuống bàn, tựa vào tưởng thở gấp. Khi cúi đầu lại nhìn lại, đã không còn thấy vết máu trên những bức hình, tất cả đã phục nguyên trạng ban đầu.
Khi tôi quay đầu nhìn lại, Úy Bân vốn đang nằm trên ghế salon đã đứng dậy từ bao giờ, đang cười với tôi, mắt nheo lại, răng nhe ra, bộ dạngnhư kẻ ngẩn ngơ. Từ trước đến nay Úy Bân chưa bao giờ cười như vậy, nóđi ra phía cửa sổ. Ánh mắt tôi nhìn theo chân nó, phát hiện ra bên ngoài cửa sổ có môt cái bóng nhỏ nhắn, là một người phụ nữ. Cô ta cúi đầu,miệng phát ra tiếng cười khúc khích nghe sao ảm đạm.
Khi Úy Bân sắp chạm vào cửa sổ, cô ta chợt ngẩng đầu lên, cười thànhtiếng với Úy Bân. Tôi lập tức nhìn rõ khuôn mặt đó- là thiếu phụ họ Lạc. Đằng sau lưng cô ta còn một người con gái nữa, trông bộ dạng hết sứckhủng khiếp, máu me be bét, giống hệt dáng vẻ của Tiểu Cổ khi bị ô tôđâm chết. Bọn họ chìa cho Úy Bân cánh tay trắng đến rợn người, còn ÚyBân thì ra sức giữ họ lại, cơ thể bắt đầu rời khỏi mặt đất. Tôi bất chợt tỉnh táo hẳn ra, trong lúc cấp bách đã nghĩ ngay tới Đường Triêu, bènlộn tung túi xách lấy chiếc đèn pin anh ta cho rồi bật sáng lên. Cănphòng vốn đang âm u bỗng nhiên sáng như ban ngày, tôi nghe thấy haitiếng rên ai oán, tiếp theo đó là một tiếng bịch, Úy Bân đã ngã ngồixuống đất.
"Úy Bân, Úy Bân!", tôi chạy vội tới ôm lấy nó.
"Chị, em bị làm sao thế?". Úy Bân ngước mắt lên nhìn toi hoang mang.Nhìn qua với nó, tôi đột nhiên phát hiện ra trên giá phơi quần áo bênngoài ban công có một tấm kỳ bào màu xanh sẫm, chính là tấm "Tân Hoàiđăng ảnh thanh kỳ bào" mà tôi đã vứt xuống sông hôm đó. Vì sao nó lại ởđây được? Lẽ nào tôi đã vứt nhầm? Tôi bám lấy Úy Bân hỏi:
"Chiếc xường xám treo trên giá treo quần áo là do em treo lên ư?"
"Vâng, em lấy nó trong túi xách ra", Úy Bân gật đầu.
Tôi nhớ rõ ràng khi còn ở Lệ Giang tôi đã vứt nó xuống sông kia mà!Lẽ nào tôi nhớ sai? Hoặc là vứt nhầm chiếc khác? Tôi cố gắng nhớ lại,đến cuối cùng thì cũng không thể khẳng định nổi là mình đã vứt nó đithật hay chưa.
"Úy Bân, em cầm lấy chiếc đèn pin này, đừng có tắt đi đấy. Chị cần đi ra ngoài một lát, sẽ lập tức quay về ngay". Tôi nhớ đến Đường Triêu,hiện giờ chỉ anh ta mới có thể giúp chúng tôi. Có lẽ khi tìm được anhta, tôi sẽ có thể giải quyết được những chuyện mà tôi không thể làm nổinày.
Khi tôi đi taxi đến cửa hàng của Đường Triêu, anh ra đang pha tràxanh, mùi thơn của trà xộn ngay vào mũi. Màu xanh của lá trà đang dầndần hòa tan vào trong nước, trông như một tấm lụa mỏng màu xanh nhạt.Anh ta vẫn mặc bộ quần áo đời Đường, bàn tay thon dàu cững chãi cầm chén trà, khi nhìn thấy tôi liền cười: "Cô Lý, lâu rồi không gặp!".
"Đường Triêu, anh phải giúp tôi!". Tôi ngồi còn chưa vững đã vội vàng nói ngay.
"Đừng vội, từ từ nói đi!".
Anh ta đưa cho tôi một chén trà, những ngón tay khẽ gõ lên mặt bàn,âm thanh mang tiết tấu đó khiến cho trái tim đang bấn loạn của tôi dầndần trở nên bình tĩnh. Cuối cùng Đường Triêu nói với tôi, anh ra có hiểu một chút về Phạn âm, mới rồi thấy tôi căng thẳng quá nên đã dùng âmthanh ấy để giúp tôi bình ổn lại.
Tâm trạng ổn định hơn, song tôi cũng không còn lòng dạ đâu mà uốngtrà, kể ngay cho Đường Triêu nghe những chuyện mình đã trải qua:
"Bạn gái của em tôi vừa qua đời vi tai nạn xe hơi. Em trai tôi nóilúc trước xảy ra sự cố có thấy một vài hiện tượng kỳ lạ, người tài xếgây ra tai nạn đó có nhờ lại vì gặp một người phụ nữ lên mới xảy rachuyện đó, còn nói người phụ nữ đó không có chân, song ở hiện trường nơi xảy ra tai nạn thì không có nhân chứng nào nhìn thấy cô ta cả".
"Sao?".
Tôi kể hết một lượt lại cho Đường Triêu nghe, nhưng không biết vì sao lại không nhắc đến "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" với anh ta. Tôicũng không biết vì sao tôi lại giấu chuyện đó, có lẽ theo bản năng không muốn nói với người nào.
Đường Triêu nghe xong liền chau mày lại: "Không đúng, không thể vôduyên vô cớ mà xảy ra những chuyện này được, nhất định phải có người nào hoặc vật gì đó gây ra. Cô thử nghĩ lại xem!".
Anh ta nhìn xoáy vào tôi, hơi nghi hoặc.
Tôi tránh ánh mắt đó, ôm lấy đầu: "Tôi không biết, tôi quả thực không biết. Tôi sợ lắm, nếu vừa rồi không phải có chiếc đèn pin anh đưa chothì Úy Bân đã... Tôi quả thực không dám nghĩ nữa, vì sao nó lại đến tìmbọn tôi".
"Tiểu Ảnh, cô đang giấu tôi điều gì? Chắc chắn còn chuyện mà cô biếtnhưng lại giấu không muốn nói cho tôi", Đường Triệu nắm lấy hai cánh tay tôi, nhìn tôi nói với vẻ kiên định: "Tiểu Ảnh, hãy tin tôi, tôi sẽ giúp cô".
Nhìn thấy sự chân thành trong đôi mắt anh ta, nghĩ đến chiếc xườngxám đã vứt đi rồi vẫn có thể quay trở lại, tôi quyết định không giấugiếm gì thêm nữa:
"Là một tấm kỳ bào, một tấm kỳ bào từ thời Dân quốc".
Tôi kể hết tất cả mọi chuyện cho Đường Triêu nghe. Khi đến đoạn tôigặp hiện tượng lạ kỳ khi xem ảnh của Tiểu Cổ, anh ta chau mày nói:
"Không lẽ nào chứ! Vì sao bọn họ lại muốn tìm Úy Bân? Chẳng phải từtrước đến nay nó chỉ đòi mạng phụ nữ hay sao? Nếu như Tiểu Cổ đã chịukiếp nạn này thay cô, vậy tại sao người tiếp theo lại là Úy Bân chứkhông phải là cô?".
"Tôi cũng không biết là tại sao", tôi lắc đầu.
"Phải rồi, trên người cô có là bùa mà tôi cho".
Tôi cúi đầu xuống nhìn, thấy trên cổ mình đeo lá bùa hộ thân, cuốicùng cũng hiểu vì sao cô ta không tới tìm mình. Tôi vội bám lấy ĐườngTriêu:
"Hay xin giúp tôi một tấm cho Úy Bân được không?"
"Được, chờ một chút. Mới rồi cô nói nhìn thấy cả thiếu phụ họ Lạc và Tiểu Cổ đúng không? Bọn họ kéo Úy Bân ư?", Đường Triệu hỏi.
"Phải!".
"Mau đi thôi. Úy Bân đang gặp nguy hiểm rồi". Anh ta kéo áo tôi cùng chạy ra ngoài.
"Tôi đã đưa đèn pin cho Úy Bân, bảo nó để sáng liên tục".
"Đèn pin không thể bật liên tục được, bởi vì pin tối đã chỉ có thểduy trì được trong một giờ thôi, thế nên chỉ lúc bật lúc tắt được".
Nghe Đường Triêu nói, tim tôi căng thẳng như muốn nhảy ra ngoài, chỉcó một giờ thôi ư? Từ lúc tôi đi tới giờ đã ba tiếng rồi, Úy Bân sẽkhông xảy ra chuyện gì chứ? Không, không, nhất định không thể có chuyệngì với nó được.
Trên đường về gù không bị kẹt xe, song tôi vẫn cảm thấy tốc độ quáchậm, còn thời gian thì trái lại trôi đi quá nhanh, kim phút quay hếtmột vòng thì tim tôi cũng bị co thắt thêm một phần.
Mở cửa ra, bên trong là một bóng tối dày đặc, yên tĩnh vô cùng, yêntĩnh tới mức tôi có thể nghe thấy tiếng tim mình đập. Mùi hơi người duynhất mà tôi có thể ngửi thấy trong phòng là mùi bia đã chua, khi ấy tôihy vọng biết bao rằng Úy Bân đang trốn trong một góc nào đó uống đến say mèm.
Tôi mò mẫm bật đèn. Trên sàn vẫn đầy những vỏ lon bia lăn lốc. Úy Bân không năm trên ghế salon, cũng không say ngã trong góc nào đó của phòng khách.
Đi vào phòng ngủ, cũng không có. Gọi vào điện thoại di động của nó,thấy tiếng chuông vang lên trong khe ghế salon. Trong đống ảnh để trênbàn, tôi nhìn thấy chiếc đèn pin nhỏ xinh đỏ đang tỏa ra chút ánh sangvàng đục yếu ớt cuối cùng, yếu ớt đến mức khiến cho trái tim người tanhư bị thắt chặt lại, lẽ nào Úy Bân... ?
Ngẩng đầu lên nhìn ra ban công, giá treo quần áo đã trống không,không còn tấm kỳ bào đó nữa. Kính cửa sổ phản chiếu khuôn mặt mờ nhòacủa tôi và cả dáng hình Đường Triệu. Tôi quay người lại nhìn anh ta, anh ta cũng nhìn tôi, chúng tôi cứ đứng như vậy nhìn nhau, cả hai đều đờđẫn, không nói một câu nào, song đều cảm thấy bất an.
Cứ lặng lẽ như vậy, trong không gian ngoài hơi thở gấp của chúng tôi, bắt đầu thoảng lên mùi máu tanh nồng.
Gần như cùng lúc, tôi và Đường Triêu quay nhìn về phía nhà tắm.
Tôi run rẩy đi về phía đó, ngay cả dung khí gọi tên Úy Bân lên cũngkhông còn. Mỗi bước tiến đến gần cánh cửa đó hơn, mùi máu càng đậm hơn,càng gần càng đậm đặc. Cuối cùng tôi lấy hết dũng khí đẩy bật cánh cửara, nhắm mắt bước vào. Chiếc giày vải màu trắng của tôi lập tức đượcnhuộm thành màu đỉ. Úy Bân nằm trần truồng trong bồn tắm, tay phải gáclên thành bồn, máu ở cổ tay đã đông kết lại thành cục màu đỏ sậm. Quầnáo của nó cũng vắt trên thành, dưới sàn là con dao của người Tạng mà nóđã mua trong chuyến đi Tây Tạng năm ngoái, lưỡi dao cong cong nhuốm đầymáu nên đã không còn nhìn thấy ánh sang nguyên bản nữa.
"Úy Bân đang cười đấy, khóe miệng nó hơi hé lên đầy này, cười nhưđang nằm mơ vậy. Từ sau khi Tiểu Cổ chết, tôi chưa từng thấy nó cười.Giờ thì cuối cùng nó cũng cười rồi. Trông khi cười nó rất đẹp trai đúngkhông?"
Tôi quỳ xuống, vuốt má Úy Bân tồi ngẩng lên nói với Đường Triêu. Tôikhông biết vẻ mặt tôi lúc ấy thế nào, nhưng anh ta không nói gì, mỗi khi tôi nói một câu anh ta đều gật đầu. Tới lúc nói xong, tôi không thể kìm nén hơn được nữa, bật khóc thành tiếng.
Nghe Úy Bân nói vậy, tôi giở điện thoại của mình ra xem, màn hình năm màu vẫn không có gì khác lạ. Bỗng nhiên nhớ đến đêm hôm đó, trước khibỏ đi, thiếu phụ họ Lạc kia còn nói điều gì đó vô cùng ảm đạm. Chị ta đã nói gì nhỉ? Lệ Giang? Lẽ nào chị ta thực sự có thể tìm đến nơi này? Tôi mở túi của Úy Bân ra xem, nhìn thấy một mớ màu xanh sậm, viên ngọc trai ở cổ áo phát ra một màu nhàn nhạt ấm áp, thế nhưng khi đó tôi mới cảmthấy lạnh, một khí lạnh khác thường từ lớp vải mềm mại đó truyền lên...
Tôi nhìn nó, sợ rằng đột nhiên nó sẽ hiện lên một khuôn mặ hay mọc ra một cánh tay, càng nghĩ càng sợ hơn, tay cũng siết mỗi lúc một chặthơn, mặt satanh mịn màng lanh lẽo hệt như cánh tay của người phụ nữ đó.
Cảm giác trơn nhẵn trong tay rất không tự nhiên, tôi liền bước nhanhđến bên cửa sổ, mở một cánh cửa rồi vứt thẳng nó ra ngoài. Tôi thấy nóbay lên theo gió, rồi sau cùng rơi xuống con song bên ngoài cửa sổ. Tôikhông nghe thấy tiếng nước chảy, song có thể thấy nó nằm trên mặt sông,chầm chậm trôi khỏi ngoài tầm mắt. Tôi bắt đầu mở to mắt, giữ nguyênkhông chớp hồi lâu, sợ rằng trong một giây thất thần thôi sẽ không nhìnthấy nó nữa. Cuối cùng, nó trôi theo dòng nước uốn lượn mỗi lúc một xa.Cho tới khi không nhìn thấy nữa toi mới thở phào một tiếng. Thực ra đêmkhuya như vậy rồi, muốn nhìn thấy một vật như vật ở giữa dòng sông tốisẫm không hề dễ chút nào. Tôi chẳng qua cũng chỉ là trông vào trí tưởngtượng của mình, ảo tưởng rằng nó đã biến mất để kiểm cho mình một lý docó thể yên tâm.
Ngày hôm sau tôi đưa Úy Bân rời Lệ Giang.
Thái độ của bố mẹ Tiểu Cổ rất rõ ràng, họ không muốn nhìn thấy Úy Bân nữa, thậm chí còn không muốn nó xuất hiện trong đám tang con gái họ.Khi lên máy bay ở Côn Minh, Úy Bân còn nhìn mãi về hướng nhà tang lễ,khẽ gọi"
"Vĩnh biệt em, Nhân Nhân!". Khi đó chiếc xe chở thi hài của Tiểu Cố có lẽ cũng vừa xuất phát, trên đường đi đến đài hóa thân.
Trước khi máy bay cất cánh, Úy Bân nhìn ra bên ngoài của sổ nói với tôi bằng giọng cực kỳ bình tĩnh:
"Tiểu Ảnh, thực ra em không đến đó cũng rất tốt! HÌnh ảnh của NhânNhân trong trái tim em sẽ mãi mãi xinh đẹp như vậy. Có lẽ cô ấy cũngkhông muốn em tới đó, cô ấy xinh đẹp như vậy, chắc chắn không muốn để em trông thấy cô ấy hóa thành một đống tro tàn rồi".
Tôi thấy chua sót trong lòng, cố hết sức ngăn không cho nước mắt trào ra rồi gật đầu, hắng giọng cho bớt khàn: "Phải đấy! Chúng ta đều nhớđến dáng vẻ xinh đẹp của cô ấy".
Khi về đến nơi, tôi ở lại chung cư của Úy Bân. Từ lúc bắt đầu đi làm, nó đã không ở nhà ông bà ngoại nữa mà chuyển ra đây sống.
Tôi biết nó không bao giờ chăm sóc được cho bản thân mình, huống hồ là hiện giờ ở trong tình trạng này.
Việc đầu tiên Úy Bân làm sau khi quay về là đến ảnh viện. Tranh thủlúc nó đi vắng, tôi quyết định ghé qua nhà xem bà nội thế nào.
Mở của ra, thấy bà đang ngồi thẳng trên ghế sa lon, mắt đeo kính lão, trong tay là một tâm kỳ bào màu tím đã thành hình. Tôi thầm hỏi:
"Bà nội cũng biết làm xường xám sao?"
Nhìn thấy tôi, bà nội ngẩng đầu lên, lấy tay đẩy đẩy chiếc kính rồi nói:
"Ảnh Ảnh về rồi ư?"
Mới mấy ngày không gặp mà trông bà đã hơi ủ rũ không vui. Nghe bà gọi Ảnh Ảnh, tôi thấy lòng mình ấm áp, bởi từ khi tôi tròn mười lăm tuổi,bà đã không còn gọi tên tôi như vậy nữa. Xem ra khí sắc của bà khôngtốt, nhưng tâm trạng thì vẫn ổn.
"Bà ơi, bà biết may xường xám à?". Tôi đi tới đó, cầm tấm kỳ bào đãlàm được một nửa lên xem, chỉ thấy đường khâu đẹp hơn hẳn của mọi người, trông tinh xảo và phẳng lỳ, chân kim đối xứng, hoàn hảo không có mộtsai sót nào, bèn buột miệng khen:
"Bà ơi, bà làm đẹp quá. Từ trước đến nay cháu vẫn không biết bà may được xường xám, mà lại còn chuyên nghiệp thế này nữa!".
"Nhìn mãi thì cũng biết, xem ông cháu làm từ thời trẻ đến nay lại không biết làm hay sao?".
Bà nội bỏ kính xuống, ngồi tựa lung vào ghế thở dài một tiếng: "Chỉ có điều đã già rồi, làm một lát đã thấy mỏi hết cổ".
Tôi đặt tấm kỳ bào xuống, xoa bóp phần cổ cho bà. Nhìn thấy trên bàntrà có mấy bức hình vẽ, bên cạnh còn ghi cả kích thước, đây chẳng phảilà đơn đặ hàng tôi nhận được mấy hôm trước hay sao? Tôi liền bật cười:
"Bà đang giúp cháu kiếm ăn đấy à?".
"Cứ có người gọi điện đến hỏi, bà thấy phiền phức chết đi được. Cũngkhông biết chừng nào cháu mới quay về, hơn nữa cháu khó khăn lắm mới đichơi được một chuyến như vậy, bà không nỡ gọi điện quấy rầy cháu, nênđành phải rat ay giúp thôi. Ôi, già rồi, đống xương khô này không dungđược việc gì nữa rồi!".
"Ai bảo thế? Bà của cháu vẫn còn khỏe mạnh vững vàng, không già mộtchút nào", tôi dụi đầu vào ngực bà nũng nịu. Bà vỗ vỗ lên lưng tôi vớivẻ yêu thương: "Hôm nay cháu về là tốt rồi, bà cũng vui vì được nhànrỗi". Nói rồi và kéo tay tôi ra, đi đến trước bàn thờ châm ba nén hướngnhư mọi khi, đưa cho tôi.
Thắp hương xong, tôi mới nói với bà: "Bà ơi, mấy ngày tới cháu sẽ không ở nhà".
"Cháu ở đâu? Ở chỗ Vân Phong à? Tiểu Ảnh, chẳng phải bà đã nói, con gái thì vẫn phải...".
Tôi ôm lấy bà từ phía sau, giọng mềm nhũn:
"Bà, bà nghĩ gì thế? Cháu đến chỗ Úy Bân ở mấy hôm, gần đây tâm trạng nó không được tốt, cháu muốn tới chăm nom nó một thời gian". Nghe thấycái tên Úy Bân, người bà nội chợt cứng ngắc lại, tôi biết và vẫn khôngthể chấp nhận nổi đứa cháu đó. Quả nhiên bà chuyển giọng lạnh nhạt ngaytức khắc.
"Nó thì có gì mà tâm trạng không tốt? Không có cháu đi! Cháu đúng làđứa trẻ con, sao lại có thể quên đi vết thương lòng nhanh như vậy được?Cháu quên là mẹ nó đã làm mẹ mình thế nào rồi à?".
"Bà ơi! Đó đều là chuyện của người lớn, hơn nữa Úy Bân cũng đángthương như cháu vậy. Bạn gái của nó vừa chết trong tai nạn giao thông.Lần đầu tiên cháu thấy nó nghiêm túc như vậy. Bà ơi, trên đời này cháuchỉ còn có hai người thân là bà và Úy Bân, cháu không muốn mất đi bất cứ người nào". Giọng nói của tôi bất giác cao lên, tôi không muốn bà nộicứ thường xuyên nhắc đến mẹ tôi như vậy.
Vẫn ôm lấy bà, tôi muốn nói với bà những nỗi lo sợ trong lòng mìnhbiết bao. Còn muốn nói là tôi đã gặp tấm kỳ báo đó, có lẽ là nguyên nhân gây nên cái chết của một người, nhưng lại không muốn và lo lắng, khôngmuốn bà buồn phiền, nên cuối cùng tôi kìm lại không nói ra nữa.
"Thôi được rồi, bà không giữ nữa. Chỉ là hễ nghĩ đến Yến Như, bà lạicó cảm giác nhà họ Lý có lỗi với nó thôi", bà nội nghẹn nào. Yến Như làmẹ tôi.
Cũng không biết là vì bà nhắc đến mẹ tôi hay là vì nguyên nhân nàokhác, nên tôi buông bà ra, sau đó đến trước bàn thờ Bồ tát thắp thêm một nén nhang. Đây là lần đầu tiên tôi cầu khẩn trước mặt Bồ tát, nói mộtcách thành khẩn từ đáy lòng mình: "Xin Bồ tát hay che chở cho cả nhàchúng con!".
Bà nội nhìn thấy tôi thắp hương, định nói gì song lại thôi.
Khi tôi quay lại nhà Úy Bân đã là năm giờ chiều, nó đã về từ trước,đang nằm trên sa lon hút thuốc. Trong gạt tàn đã đầy những đầu lọc, cònlại trên mặt sàn lăn lóc đầy những vỏ lon bia Hỷ Lục. Tôi lắc lắc đầu,đi tới đó, nhìn thấy một đống ảnh đang để trên bàn trà.
Cầm một bức lên xem, người trong ảnh cười tươi với đôi mắt sángtrong, xinh tươi rạng rỡ, chính là Tiểu Cổ. Cô ấy đứng làm dáng điệu đàtrên bè trúc, phía sau lưng là cảnh núi non tươi đẹp. Hóa ra buổi sángÚy Bân đến cửa hàng rửa ảnh. Tôi xem hết tấm này đến tấm khác, mười tấmcuối cùng là chụp Tiểu Cổ mặc "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào". Quảnhiên con bé mặc chiếc áo này cực kỳ hợp dáng. Màu xanh sẫm làm nổi bậtlên cánh tay trắng như ngó sen, vẻ đẹp lung linh, khuôn mặt trong sángnhư tranh vẽ.
Đầu tôi đột nhiên hơi choáng váng, chỉ thấy khuôn mặt Tiểu Cổ trongbức ảnh bắt đầu thay đổi, lông mày dày hơn, hai mắt trợn trừng hằn lêntia máu, đôi môi cũng biến thành màu máu, hai chiếc răng nanh bỗng nhiên dài ra hai bên khóe miệng, còn tấm kỳ bào con bé mặc trên người cũngnứt toác ra, để lộ ra làn da trần đang chảy máu. Từng dòng máu lănxuống, khi chảy qua tay tôi mang theo cảm giác lạnh lẽo vô cùng. Tôihoảng sợ ném phăng mấy bức ảnh xuống bàn, tựa vào tưởng thở gấp. Khi cúi đầu lại nhìn lại, đã không còn thấy vết máu trên những bức hình, tất cả đã phục nguyên trạng ban đầu.
Khi tôi quay đầu nhìn lại, Úy Bân vốn đang nằm trên ghế salon đã đứng dậy từ bao giờ, đang cười với tôi, mắt nheo lại, răng nhe ra, bộ dạngnhư kẻ ngẩn ngơ. Từ trước đến nay Úy Bân chưa bao giờ cười như vậy, nóđi ra phía cửa sổ. Ánh mắt tôi nhìn theo chân nó, phát hiện ra bên ngoài cửa sổ có môt cái bóng nhỏ nhắn, là một người phụ nữ. Cô ta cúi đầu,miệng phát ra tiếng cười khúc khích nghe sao ảm đạm.
Khi Úy Bân sắp chạm vào cửa sổ, cô ta chợt ngẩng đầu lên, cười thànhtiếng với Úy Bân. Tôi lập tức nhìn rõ khuôn mặt đó- là thiếu phụ họ Lạc. Đằng sau lưng cô ta còn một người con gái nữa, trông bộ dạng hết sứckhủng khiếp, máu me be bét, giống hệt dáng vẻ của Tiểu Cổ khi bị ô tôđâm chết. Bọn họ chìa cho Úy Bân cánh tay trắng đến rợn người, còn ÚyBân thì ra sức giữ họ lại, cơ thể bắt đầu rời khỏi mặt đất. Tôi bất chợt tỉnh táo hẳn ra, trong lúc cấp bách đã nghĩ ngay tới Đường Triêu, bènlộn tung túi xách lấy chiếc đèn pin anh ta cho rồi bật sáng lên. Cănphòng vốn đang âm u bỗng nhiên sáng như ban ngày, tôi nghe thấy haitiếng rên ai oán, tiếp theo đó là một tiếng bịch, Úy Bân đã ngã ngồixuống đất.
"Úy Bân, Úy Bân!", tôi chạy vội tới ôm lấy nó.
"Chị, em bị làm sao thế?". Úy Bân ngước mắt lên nhìn toi hoang mang.Nhìn qua với nó, tôi đột nhiên phát hiện ra trên giá phơi quần áo bênngoài ban công có một tấm kỳ bào màu xanh sẫm, chính là tấm "Tân Hoàiđăng ảnh thanh kỳ bào" mà tôi đã vứt xuống sông hôm đó. Vì sao nó lại ởđây được? Lẽ nào tôi đã vứt nhầm? Tôi bám lấy Úy Bân hỏi:
"Chiếc xường xám treo trên giá treo quần áo là do em treo lên ư?"
"Vâng, em lấy nó trong túi xách ra", Úy Bân gật đầu.
Tôi nhớ rõ ràng khi còn ở Lệ Giang tôi đã vứt nó xuống sông kia mà!Lẽ nào tôi nhớ sai? Hoặc là vứt nhầm chiếc khác? Tôi cố gắng nhớ lại,đến cuối cùng thì cũng không thể khẳng định nổi là mình đã vứt nó đithật hay chưa.
"Úy Bân, em cầm lấy chiếc đèn pin này, đừng có tắt đi đấy. Chị cần đi ra ngoài một lát, sẽ lập tức quay về ngay". Tôi nhớ đến Đường Triêu,hiện giờ chỉ anh ta mới có thể giúp chúng tôi. Có lẽ khi tìm được anhta, tôi sẽ có thể giải quyết được những chuyện mà tôi không thể làm nổinày.
Khi tôi đi taxi đến cửa hàng của Đường Triêu, anh ra đang pha tràxanh, mùi thơn của trà xộn ngay vào mũi. Màu xanh của lá trà đang dầndần hòa tan vào trong nước, trông như một tấm lụa mỏng màu xanh nhạt.Anh ta vẫn mặc bộ quần áo đời Đường, bàn tay thon dàu cững chãi cầm chén trà, khi nhìn thấy tôi liền cười: "Cô Lý, lâu rồi không gặp!".
"Đường Triêu, anh phải giúp tôi!". Tôi ngồi còn chưa vững đã vội vàng nói ngay.
"Đừng vội, từ từ nói đi!".
Anh ta đưa cho tôi một chén trà, những ngón tay khẽ gõ lên mặt bàn,âm thanh mang tiết tấu đó khiến cho trái tim đang bấn loạn của tôi dầndần trở nên bình tĩnh. Cuối cùng Đường Triêu nói với tôi, anh ra có hiểu một chút về Phạn âm, mới rồi thấy tôi căng thẳng quá nên đã dùng âmthanh ấy để giúp tôi bình ổn lại.
Tâm trạng ổn định hơn, song tôi cũng không còn lòng dạ đâu mà uốngtrà, kể ngay cho Đường Triêu nghe những chuyện mình đã trải qua:
"Bạn gái của em tôi vừa qua đời vi tai nạn xe hơi. Em trai tôi nóilúc trước xảy ra sự cố có thấy một vài hiện tượng kỳ lạ, người tài xếgây ra tai nạn đó có nhờ lại vì gặp một người phụ nữ lên mới xảy rachuyện đó, còn nói người phụ nữ đó không có chân, song ở hiện trường nơi xảy ra tai nạn thì không có nhân chứng nào nhìn thấy cô ta cả".
"Sao?".
Tôi kể hết một lượt lại cho Đường Triêu nghe, nhưng không biết vì sao lại không nhắc đến "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" với anh ta. Tôicũng không biết vì sao tôi lại giấu chuyện đó, có lẽ theo bản năng không muốn nói với người nào.
Đường Triêu nghe xong liền chau mày lại: "Không đúng, không thể vôduyên vô cớ mà xảy ra những chuyện này được, nhất định phải có người nào hoặc vật gì đó gây ra. Cô thử nghĩ lại xem!".
Anh ta nhìn xoáy vào tôi, hơi nghi hoặc.
Tôi tránh ánh mắt đó, ôm lấy đầu: "Tôi không biết, tôi quả thực không biết. Tôi sợ lắm, nếu vừa rồi không phải có chiếc đèn pin anh đưa chothì Úy Bân đã... Tôi quả thực không dám nghĩ nữa, vì sao nó lại đến tìmbọn tôi".
"Tiểu Ảnh, cô đang giấu tôi điều gì? Chắc chắn còn chuyện mà cô biếtnhưng lại giấu không muốn nói cho tôi", Đường Triệu nắm lấy hai cánh tay tôi, nhìn tôi nói với vẻ kiên định: "Tiểu Ảnh, hãy tin tôi, tôi sẽ giúp cô".
Nhìn thấy sự chân thành trong đôi mắt anh ta, nghĩ đến chiếc xườngxám đã vứt đi rồi vẫn có thể quay trở lại, tôi quyết định không giấugiếm gì thêm nữa:
"Là một tấm kỳ bào, một tấm kỳ bào từ thời Dân quốc".
Tôi kể hết tất cả mọi chuyện cho Đường Triêu nghe. Khi đến đoạn tôigặp hiện tượng lạ kỳ khi xem ảnh của Tiểu Cổ, anh ta chau mày nói:
"Không lẽ nào chứ! Vì sao bọn họ lại muốn tìm Úy Bân? Chẳng phải từtrước đến nay nó chỉ đòi mạng phụ nữ hay sao? Nếu như Tiểu Cổ đã chịukiếp nạn này thay cô, vậy tại sao người tiếp theo lại là Úy Bân chứkhông phải là cô?".
"Tôi cũng không biết là tại sao", tôi lắc đầu.
"Phải rồi, trên người cô có là bùa mà tôi cho".
Tôi cúi đầu xuống nhìn, thấy trên cổ mình đeo lá bùa hộ thân, cuốicùng cũng hiểu vì sao cô ta không tới tìm mình. Tôi vội bám lấy ĐườngTriêu:
"Hay xin giúp tôi một tấm cho Úy Bân được không?"
"Được, chờ một chút. Mới rồi cô nói nhìn thấy cả thiếu phụ họ Lạc và Tiểu Cổ đúng không? Bọn họ kéo Úy Bân ư?", Đường Triệu hỏi.
"Phải!".
"Mau đi thôi. Úy Bân đang gặp nguy hiểm rồi". Anh ta kéo áo tôi cùng chạy ra ngoài.
"Tôi đã đưa đèn pin cho Úy Bân, bảo nó để sáng liên tục".
"Đèn pin không thể bật liên tục được, bởi vì pin tối đã chỉ có thểduy trì được trong một giờ thôi, thế nên chỉ lúc bật lúc tắt được".
Nghe Đường Triêu nói, tim tôi căng thẳng như muốn nhảy ra ngoài, chỉcó một giờ thôi ư? Từ lúc tôi đi tới giờ đã ba tiếng rồi, Úy Bân sẽkhông xảy ra chuyện gì chứ? Không, không, nhất định không thể có chuyệngì với nó được.
Trên đường về gù không bị kẹt xe, song tôi vẫn cảm thấy tốc độ quáchậm, còn thời gian thì trái lại trôi đi quá nhanh, kim phút quay hếtmột vòng thì tim tôi cũng bị co thắt thêm một phần.
Mở cửa ra, bên trong là một bóng tối dày đặc, yên tĩnh vô cùng, yêntĩnh tới mức tôi có thể nghe thấy tiếng tim mình đập. Mùi hơi người duynhất mà tôi có thể ngửi thấy trong phòng là mùi bia đã chua, khi ấy tôihy vọng biết bao rằng Úy Bân đang trốn trong một góc nào đó uống đến say mèm.
Tôi mò mẫm bật đèn. Trên sàn vẫn đầy những vỏ lon bia lăn lốc. Úy Bân không năm trên ghế salon, cũng không say ngã trong góc nào đó của phòng khách.
Đi vào phòng ngủ, cũng không có. Gọi vào điện thoại di động của nó,thấy tiếng chuông vang lên trong khe ghế salon. Trong đống ảnh để trênbàn, tôi nhìn thấy chiếc đèn pin nhỏ xinh đỏ đang tỏa ra chút ánh sangvàng đục yếu ớt cuối cùng, yếu ớt đến mức khiến cho trái tim người tanhư bị thắt chặt lại, lẽ nào Úy Bân... ?
Ngẩng đầu lên nhìn ra ban công, giá treo quần áo đã trống không,không còn tấm kỳ bào đó nữa. Kính cửa sổ phản chiếu khuôn mặt mờ nhòacủa tôi và cả dáng hình Đường Triệu. Tôi quay người lại nhìn anh ta, anh ta cũng nhìn tôi, chúng tôi cứ đứng như vậy nhìn nhau, cả hai đều đờđẫn, không nói một câu nào, song đều cảm thấy bất an.
Cứ lặng lẽ như vậy, trong không gian ngoài hơi thở gấp của chúng tôi, bắt đầu thoảng lên mùi máu tanh nồng.
Gần như cùng lúc, tôi và Đường Triêu quay nhìn về phía nhà tắm.
Tôi run rẩy đi về phía đó, ngay cả dung khí gọi tên Úy Bân lên cũngkhông còn. Mỗi bước tiến đến gần cánh cửa đó hơn, mùi máu càng đậm hơn,càng gần càng đậm đặc. Cuối cùng tôi lấy hết dũng khí đẩy bật cánh cửara, nhắm mắt bước vào. Chiếc giày vải màu trắng của tôi lập tức đượcnhuộm thành màu đỉ. Úy Bân nằm trần truồng trong bồn tắm, tay phải gáclên thành bồn, máu ở cổ tay đã đông kết lại thành cục màu đỏ sậm. Quầnáo của nó cũng vắt trên thành, dưới sàn là con dao của người Tạng mà nóđã mua trong chuyến đi Tây Tạng năm ngoái, lưỡi dao cong cong nhuốm đầymáu nên đã không còn nhìn thấy ánh sang nguyên bản nữa.
"Úy Bân đang cười đấy, khóe miệng nó hơi hé lên đầy này, cười nhưđang nằm mơ vậy. Từ sau khi Tiểu Cổ chết, tôi chưa từng thấy nó cười.Giờ thì cuối cùng nó cũng cười rồi. Trông khi cười nó rất đẹp trai đúngkhông?"
Tôi quỳ xuống, vuốt má Úy Bân tồi ngẩng lên nói với Đường Triêu. Tôikhông biết vẻ mặt tôi lúc ấy thế nào, nhưng anh ta không nói gì, mỗi khi tôi nói một câu anh ta đều gật đầu. Tới lúc nói xong, tôi không thể kìm nén hơn được nữa, bật khóc thành tiếng.
/27
|