Trong lớp…
Cả đám chúng nó túm tụm lại ngồi tám chuyện
Đạt là người nói chuyện đầu tiên:
-ê, nhanh thiệt nha tụi bây, mới hôm nào là học sinh lớp 10 còn bẽn lẽn, thế mà giờ đã lớp 11 rồi, gần già nhất trường rồi còn đâu.
-ờ, công nhận. Nhưng mà càng lớn càng mệt nha. Cái hồi nhỏ xíu có phải học dữ dội như bây giờ đâu. Giờ đúng là khổ thiệt mà ‘= = -tú than thở
-đúng là cái hồi tuổi thơ vui ơi là vui luôn, tao toàn trốn mẹ đi hái trộm xoài nhà hàng xóm không hà, có bữa còn bị chó đuổi ấy chứ, haha
-ừ, đúng rồi, tao cũng vậy nè… bla bla
Chúng nó thi nhau kể chuyện tuổi thơ, đứa nào cái miệng cũng không ngừng, thỉnh thoảng lại cười như bệnh. Từ nãy đến giờ Thùy Lâm chỉ im lặng lắng nghe. Tuổi thơ ư? Trong đầu cô không có khái niệm tuổi thơ. Cái hồi mà được gọi là tuổi thơ ấy, trong khi chúng bạn được sống trong một ngôi nhà khang trang, luôn được ăn những món ăn ngon hay những que kem mát lạnh, thì cô phải chui rúc ở một túp lều chật chội, xung quanh chỉ toàn cây cối, mẹ luôn phải tằn tiện dè xẻn từng chút một, mẹ không thể chiều theo sở thích của cô. cái hồi tuổi thơ ấy, cô chưa một lần được dắt tay bố mẹ đi chơi công viên, chưa từng được chụp một tấm ảnh gia đình. Tuổi thơ của cô chưa từng được bố mua cho một bộ váy hay một con búp bê. Tuổi thơ của cô chưa từng được đường hoàng nắm tay bố vào nhà bà ngoại. tuổi thơ của cô chính là phải chịu nhiều lời đàm tiếu về bố. tuổi thơ của cô chính là sự thiếu thốn, là đau đớn, là dằn vặt cả về thể chất lẫn tinh thần… tất cả những thứ đó chỉ vì một nguyên nhân: mẹ cô là vợ hai. Mẹ cô khi kết hôn với bố cô chỉ là người thứ hai, người vợ đầu đã chết vì một tai nạn giao thông, bố cô đã có với bà ấy 5 đứa con, nhưng ông vẫn quyết định đến với mẹ vì tình yêu ông dành cho mẹ quá lớn. sau khi bố mẹ lấy nhau mọi chuyện vẫn bình thường. Bi kịch chỉ diễn ra sau khi mẹ mang thai Thùy Lâm, người con trai của bố cho rằng cô sẽ cướp hết mảnh đất của bố nên đã không muốn cho Thùy Lâm được sinh ra đời. Anh ta đã đánh mẹ cô khi bà đang mang thai, anh ta đập phá đồ đạc, đốt hết quần áo của hai mẹ con cô. Thậm chí con người độc ác ấy còn đánh đập cả bố cô khi ông vào can ngăn, mẹ cô đã bao lần phải chạy trốn để bảo vệ đứa con đang còn trong bụng là cô đây. Nhiều lần mẹ tưởng chừng như đã khuỵu xuống nhưng tình mẫu tử đã cho mẹ thêm sức mạnh, mẹ mạnh mẽ bảo vệ Thùy Lâm đến cùng!
Rồi vào một ngày mùa đông buốt giá, hôm ấy là ngày Thùy Lâm tròn ba tháng tuổi, khi mẹ cô đang bế cô trên tay thì người con trai ấy trở về nhà. Nhìn thấy anh ta, mẹ ngay lập tức bế cô vào nhà, nhưng anh ta đã chặn ngay trước mặt mẹ, bằng ánh mắt thù hận anh liếc nhìn thùy Lâm, rồi một khắc sau đó, con người không có nhân tính ấy đã liệng ngay chiếc giầy đang đi dưới chân vào mặt Thùy Lâm, nhưng vẫn còn may, chiếc giầy chỉ trúng vào môi cô. Nhưng với một bé gái ba tháng tuổi làm sao chịu đựng được đau đớn ấy. Môi Thùy Lâm chảy rất nhiều máu, mẹ cô vô cùng hoảng hốt, lập tức gọi điện thoại cho bố cô và đưa cô đến trạm xá gần nhà. Mẹ Thùy Lâm vừa bế cô vừa khóc. Bà khóc cho số phận, khóc cho sự tủi nhục của thân phận người phụ nữ và khóc vì thương đứa con gái bé bỏng của mình. Trên đoạn đường dài chỉ có hai mẹ con thùy Lâm, bóng hình đổ dài trên mặt đất thật là cô đơn và u buồn làm sao. Trên đoạn đường ấy, người ta thấy hình ảnh một bà mẹ bế đứa con gái nhỏ, bà mẹ khóc, đứa nhỏ cũng khóc. Còn gì đau đớn hơn thế!
Ngày hôm ấy mẹ quyết định đưa Thùy Lâm về nhà bà ngoại sống. Mặc dù ngoài miệng bà nói rằng đi cho khuây khỏa đầu óc, nhưng thật tâm bà đã quyết tâm không bao giờ đặt chân về ngôi nhà ấy nữa. Thế là từ đấy Thùy Lâm sống ở nhà ngoại. Bố, mẹ và cô xa cách nhau từ đó…
Những ngày tháng sau đó, Thùy Lâm thỉnh thoảng lại thấy bố đứng ở cổng nhà bà nhìn vào trong, vì bà ngoại đã cấm bố không được bén mảng vào nhà bà nữa nên bố cỉ có thể đứng nhìn con gái bố từ xa. Những lúc như thế, ánh mắt bố phảng phất nét đau dớn và u buồn. Bố chỉ có thể gặp mẹ con cô khi trời đã về khuya, mỗi khi Thùy Lâm đã say giấc, mẹ bế cô trốn ra sau nhà gặp bố. Là một gia đình mà cứ phải trốn tránh, tình cảnh ấy nào ai thấu hiểu?
Vì bà ngoại ghét bố cô nên cũng không ưa gì Thùy Lâm, bà không dịu dàng với cô như những anh chị em khác, bà cũng luôn soi mói để trách mắng cô. Mỗi khi Tết đến, trong khi các anh chị em khác đều được bà lì xì cho rất nhiêu tiền thì cô chỉ nhận được vài đồng tiền lẻ. Điều quan trọng không phải là tiền nhiều hay ít mà quan trọng là cô đã nhận ra mình bị ghẻ lạnh, bị ghét một cách vô cớ…
Có lẽ, những mâu thuẫn dằn vặt trong nội tâm của một bé gái ngày ấy đã biến Thùy Lâm thành một người đa sầu đa cảm như bây giờ!
Cả đám chúng nó túm tụm lại ngồi tám chuyện
Đạt là người nói chuyện đầu tiên:
-ê, nhanh thiệt nha tụi bây, mới hôm nào là học sinh lớp 10 còn bẽn lẽn, thế mà giờ đã lớp 11 rồi, gần già nhất trường rồi còn đâu.
-ờ, công nhận. Nhưng mà càng lớn càng mệt nha. Cái hồi nhỏ xíu có phải học dữ dội như bây giờ đâu. Giờ đúng là khổ thiệt mà ‘= = -tú than thở
-đúng là cái hồi tuổi thơ vui ơi là vui luôn, tao toàn trốn mẹ đi hái trộm xoài nhà hàng xóm không hà, có bữa còn bị chó đuổi ấy chứ, haha
-ừ, đúng rồi, tao cũng vậy nè… bla bla
Chúng nó thi nhau kể chuyện tuổi thơ, đứa nào cái miệng cũng không ngừng, thỉnh thoảng lại cười như bệnh. Từ nãy đến giờ Thùy Lâm chỉ im lặng lắng nghe. Tuổi thơ ư? Trong đầu cô không có khái niệm tuổi thơ. Cái hồi mà được gọi là tuổi thơ ấy, trong khi chúng bạn được sống trong một ngôi nhà khang trang, luôn được ăn những món ăn ngon hay những que kem mát lạnh, thì cô phải chui rúc ở một túp lều chật chội, xung quanh chỉ toàn cây cối, mẹ luôn phải tằn tiện dè xẻn từng chút một, mẹ không thể chiều theo sở thích của cô. cái hồi tuổi thơ ấy, cô chưa một lần được dắt tay bố mẹ đi chơi công viên, chưa từng được chụp một tấm ảnh gia đình. Tuổi thơ của cô chưa từng được bố mua cho một bộ váy hay một con búp bê. Tuổi thơ của cô chưa từng được đường hoàng nắm tay bố vào nhà bà ngoại. tuổi thơ của cô chính là phải chịu nhiều lời đàm tiếu về bố. tuổi thơ của cô chính là sự thiếu thốn, là đau đớn, là dằn vặt cả về thể chất lẫn tinh thần… tất cả những thứ đó chỉ vì một nguyên nhân: mẹ cô là vợ hai. Mẹ cô khi kết hôn với bố cô chỉ là người thứ hai, người vợ đầu đã chết vì một tai nạn giao thông, bố cô đã có với bà ấy 5 đứa con, nhưng ông vẫn quyết định đến với mẹ vì tình yêu ông dành cho mẹ quá lớn. sau khi bố mẹ lấy nhau mọi chuyện vẫn bình thường. Bi kịch chỉ diễn ra sau khi mẹ mang thai Thùy Lâm, người con trai của bố cho rằng cô sẽ cướp hết mảnh đất của bố nên đã không muốn cho Thùy Lâm được sinh ra đời. Anh ta đã đánh mẹ cô khi bà đang mang thai, anh ta đập phá đồ đạc, đốt hết quần áo của hai mẹ con cô. Thậm chí con người độc ác ấy còn đánh đập cả bố cô khi ông vào can ngăn, mẹ cô đã bao lần phải chạy trốn để bảo vệ đứa con đang còn trong bụng là cô đây. Nhiều lần mẹ tưởng chừng như đã khuỵu xuống nhưng tình mẫu tử đã cho mẹ thêm sức mạnh, mẹ mạnh mẽ bảo vệ Thùy Lâm đến cùng!
Rồi vào một ngày mùa đông buốt giá, hôm ấy là ngày Thùy Lâm tròn ba tháng tuổi, khi mẹ cô đang bế cô trên tay thì người con trai ấy trở về nhà. Nhìn thấy anh ta, mẹ ngay lập tức bế cô vào nhà, nhưng anh ta đã chặn ngay trước mặt mẹ, bằng ánh mắt thù hận anh liếc nhìn thùy Lâm, rồi một khắc sau đó, con người không có nhân tính ấy đã liệng ngay chiếc giầy đang đi dưới chân vào mặt Thùy Lâm, nhưng vẫn còn may, chiếc giầy chỉ trúng vào môi cô. Nhưng với một bé gái ba tháng tuổi làm sao chịu đựng được đau đớn ấy. Môi Thùy Lâm chảy rất nhiều máu, mẹ cô vô cùng hoảng hốt, lập tức gọi điện thoại cho bố cô và đưa cô đến trạm xá gần nhà. Mẹ Thùy Lâm vừa bế cô vừa khóc. Bà khóc cho số phận, khóc cho sự tủi nhục của thân phận người phụ nữ và khóc vì thương đứa con gái bé bỏng của mình. Trên đoạn đường dài chỉ có hai mẹ con thùy Lâm, bóng hình đổ dài trên mặt đất thật là cô đơn và u buồn làm sao. Trên đoạn đường ấy, người ta thấy hình ảnh một bà mẹ bế đứa con gái nhỏ, bà mẹ khóc, đứa nhỏ cũng khóc. Còn gì đau đớn hơn thế!
Ngày hôm ấy mẹ quyết định đưa Thùy Lâm về nhà bà ngoại sống. Mặc dù ngoài miệng bà nói rằng đi cho khuây khỏa đầu óc, nhưng thật tâm bà đã quyết tâm không bao giờ đặt chân về ngôi nhà ấy nữa. Thế là từ đấy Thùy Lâm sống ở nhà ngoại. Bố, mẹ và cô xa cách nhau từ đó…
Những ngày tháng sau đó, Thùy Lâm thỉnh thoảng lại thấy bố đứng ở cổng nhà bà nhìn vào trong, vì bà ngoại đã cấm bố không được bén mảng vào nhà bà nữa nên bố cỉ có thể đứng nhìn con gái bố từ xa. Những lúc như thế, ánh mắt bố phảng phất nét đau dớn và u buồn. Bố chỉ có thể gặp mẹ con cô khi trời đã về khuya, mỗi khi Thùy Lâm đã say giấc, mẹ bế cô trốn ra sau nhà gặp bố. Là một gia đình mà cứ phải trốn tránh, tình cảnh ấy nào ai thấu hiểu?
Vì bà ngoại ghét bố cô nên cũng không ưa gì Thùy Lâm, bà không dịu dàng với cô như những anh chị em khác, bà cũng luôn soi mói để trách mắng cô. Mỗi khi Tết đến, trong khi các anh chị em khác đều được bà lì xì cho rất nhiêu tiền thì cô chỉ nhận được vài đồng tiền lẻ. Điều quan trọng không phải là tiền nhiều hay ít mà quan trọng là cô đã nhận ra mình bị ghẻ lạnh, bị ghét một cách vô cớ…
Có lẽ, những mâu thuẫn dằn vặt trong nội tâm của một bé gái ngày ấy đã biến Thùy Lâm thành một người đa sầu đa cảm như bây giờ!
/5
|