Cuộc đời cô ghét nhất là thứ loài bò sát không xương, đặc biệt là rắn. Vậy mà, lúc này, chính mắt cô nhìn thấy một con rắn to bằng cổ tay của mình, màu nâu đen, nó đang vươn cổ, mắt nhỏ trừng mắt to với cô, cái lưỡi nhỏ, màu đỏ đậm thè ra thè vào, khò khè đe dọa. Mẹ ơi, bao nhiêu can đảm, hồn vía của cô lúc này bay đi hết. Diệu Nhi cảm thấy sợ hãi tột cùng, trong đầu đình trệ không thể suy nghĩ được cái gì cả.
Cô càng lùi, con rắn càng tiến lên, cuối cùng cô ngã bệch lên gốc cây, ôm mặt và khóc nức nở. Trước khi nhắm mắt, nhìn thấy con rắn đang vươn mình lao đến, cô thầm nghĩ trong lòng, cuộc đời mình vậy là tiêu rồi.
Nhắm mắt, sợ hãi và mặc niệm.
Cuối cùng cô rơi vào một vòng tay ấm áp, vòng tay đó vỗ về thân thể đang run rẫy, khóc thút thít nghẹn ngào là cô:
Diệu Nhi ngoan, không sao rồi. Không sao nữa. Huynh đuổi nó đi rồi. Nín đi nào.
Hức... hức...
Rõ ràng cô đã trấn an bản thân mình là không nên sợ, nhưng tận sâu trong lòng của mình cô vẫn không kìm chế được sự sợ hãi đó. Diệu Nhi cũng không thể điều khiển được suy nghĩ trong đầu của mình lúc này, nên cơ thể cô vẫn run bần bật, mặt trách bạch và mọi tím tái. Trước khi cô ngất đi, cô vẫn còn kịp nghe thấy tiếng gọi thoảng thốt của A Thành ca.
Diệu Nhi, muội làm sao thế?
Diệu Nhi mơ một giấc mơ rất dài, cô mơ được về thế giới hiện đại, vẫn một mình lẻ loi, đi làm rồi trở về căn nhà nhỏ. Xung quanh có rất nhiều người, nhưng luôn tất bật với cuộc sống, kiếm tiền, phát triển sự nghiệp nên chẳng có thời gian dành cho nhau nữa. Đột nhiên, trong một buổi tối, ngồi một mình ăn mì gói và xem chương trình thời sự, cô rất muốn được quay lại giấc mơ, làm cô gái cổ đại, có cha nương yêu thương, có đại ca đại tỷ chiều chuộng, có đệ đệ ngoan, có gia đình...
Rồi cô đột nhiên thấy bản thân mình xuất hiện ở một nơi rất lạ, xung quanh toàn xương mù trắng xóa, không có một ai và cũng chẳng có vật thể sống nào cả. Cứ đứng im một chỗ, cô hoang mang không biết nên làm gì tiếp theo. Và đây là đâu? Đột nhiên có một giọng nói xuất hiện trong đầu cô, nó thôi thúc cô: Hãy đi về phía trước.
Diệu Nhi làm theo nó, cô cứ đi, đi mãi, đi cho đến lúc mệt quá, cô gục ngã xuống, cảm thấy bản thân cô độc rất mệt mỏi, cứ phải gồng mình lên rất mệt nên cô bật khóc, khóc nức nở, khóc như thể ngày mai cô không còn cơ hội nào để khóc nữa. Khóc chán, cô lại đứng lên và đi tiếp, bỗng dưng, chân cô bước hụt, và cô rơi xuống một vực sâu hun hút...
Aaaaaaaaaaaaaa!!!!!!!!!!!!!!!
Diệu Nhi, Diệu Nhi.
Ai đang gọi cô thế nhỉ? Ai?
Con tỉnh dậy đi a. Hu hu! Con đừng làm nương sợ.
Tiếng ai tha thiết nghe đau lòng như vậy? Ai?
Muội muội ngoan, hu hu, muội đừng ngủ nữa mà...
Tỷ tỷ...
Cuối cùng, cô bị rất nhiều giọng nói bao vây, chúng cứ văng vẳng xung quanh làm đầu cô đau đớn, hình như cô quên mất chuyện gì đó thì phải. Thế rồi, cô mở mắt... đập vào mắt cô là những gương mặt thân quen mà cô có cảm giác cách xa mấy đời, những gương mặt ấy đang rất lo lắng vì cô tỉnh lại và vui vẻ, hạnh phúc.
Ơn trời, con cuối cùng cũng tỉnh. Nương lao vào ôm lấy cô cứng ngắc. Vừa ôm, vừa đánh nhẹ vào lưng cô, vừa khóc. Con nhóc chết tiệtnày, con làm nương sợ muốn chết.
Cô ngây người một lúc, mới kịp hoàn hồn, vòng tay ôm lấy bà và khó khăn gọi:
Nương...
Sau đợt đó cả nhà nghiêm cấp Diệu Nhi lên núi. Mà cô cũng không có ý định đi vào thời gian này, vì cảm giác sợ hãi đó vẫn chưa quên được. Trong lúc Diệu Nhi dưỡng bệnh ở nhà, mấy đứa nhỏ trong thôn cũng hay qua nhà cô chơi, nên cô cũng đỡ buồn. Thanh Mộc thì hay hái trái dại cho cô, thây hoa nào đẹp cũng mang qua cho cô một ít. Cũng may vào mùa đông nên chẳng đi được mấy nơi vì tuyết rơi ngày một nhiều, chắn hết lối đi.
Sáng nay, cha ra ruộng thăm lúa và hoa màu xem chúng có bị tuyết đè chết không, còn nương thì tranh thủ tuyết ngừng lúc sáng sớm cùng với A Thành ca dọn dẹp sân với lối đi. Diệu Nhi chịu lạnh rất kém nên lúc này, cô vẫn còn nằm trong chăn ấm, cuộn tròn và ngủ. Giường gạch được đốt ấm áp, trong phòng cũng có đốt than tự chế.
Sau khi tỉnh lại lần đó đã là ba bốn ngày sau, mọi người tập trung toàn lúc lấy củi về dự trữ, Diệu Nhi chỉ cho cha cách đốt than mà cô biết được, mẻ đầu chỉ được ba phần than có thể dùng, nhưng dần dần các mẻ sau đã tăng lên. Sau hơn hai tuần vừa kiếm củi, vừa đốt than thì nhà cô đã có đủ than dùng cho mùa đông và đủ củi để nấu nướng.
Bữa cơm mùa đông thường là thịt khô, cháo hoặc bánh bao, có đôi khi nương sẽ làm thêm mì hoặc bánh nướng áo chảo để đổi món. Vào mùa đông, mọi công việc đều ngừng hết lại, cha với A Thành ca thì tranh thủ chặt tre trúc đan giỏ sọt còn nương với An Nhi tỷ thì nhận thêu những tấm bình phong rất to, tiểu Sơn lo học hành để qua mùa xuân sang năm bắt đầu đi học. Mấy huynh đệ tỷ muội Diệu Nhi đã học hết cuốn tam tự kinh mỏng nhỏ do Diệu Nhi mua, bây giờ họ dnag9 học thêm những bài mới do Diệu Nhi viết lại từ kiến thức kiếp trước.
Mấy nay Diệu Nhi đang cảm thấy rất buồn rầu vì chưa nghĩ ra cách kiếm tiền nào cả. Mùa Đông cũng ít nguyên liệu, hơn nữa cũng chẳng đi đến đâu được.
Hôm nay, Diệu Nhi đang ngồi ăn khoai nướng với tiểu Sơn thì thấy Cao Vân tỷ hớt hải chạy vào. Diệu Nhi vội đứng lên hỏi:
Cao Vân tỷ, có chuyện gì thế?
Cao Vân tỷ vẻ mặt trắng bệch, đầu tóc rối bời, lo lắng, nắm chặt tay Diệu Nhi, gấp gáp nói:
Diệu Nhi, muội cứu đệ đệ tỷ với. Hức hức!
Khoan... có gì tỷ từ từ nói, thằng bé làm sao?
Nó... nó... tối qua nó kêu mệt ăn rất ít, buổi tối thì người rất nóng, sáng nay lại lạnh run rẫy luôn. Diệu Nhi, tỷ nghe mọi người nói muội biết xem bệnh, muội giúp tỷ với, đệ đệ tỷ... nó nó có chết không... hu hu...
Diệu Nhi nghe mà không hiểu gì lắm, đành phải vỗ về nói:
Tỷ bình tĩnh đi, để muội đi sang xem thử. Nhưng muội cũng không phải thấy thuốc nên không chắc chắn... chữa được gì đâu.
Được... được... muội cứ qua xem đi....
Dường như quá lo lắng cho đệ đệ của mình nên Cao Vân tỷ cũng chẳng có tâm trạng nghe cô nói cái gì cả. Hiện tại cứ có chút hy vọng nào là tỷ ấy đã mừng như bắt được vàng rồi.
Diệu Nhi dặn tiểu Sơn trông nhà, mặc thêm áo rồi đi sang nhà Cao Vân tỷ. Mùa Đông, bước chân ra ngoài đúng là một cực hình, gió thổi rát hết cả mặt, tóc bay tán loạn, môi thì hanh khô, nứt nẻ, da gà da vịt đua nhau nổi.
Lúc Diệu Nhi đến nơi, cả nhà Cao Vân tỷ đã loạn một đoàn. Phan thẩm vừa nhìn thấy Diệu Nhi đã chạy vội đến, mắt rơm rớm nước, nghẹn ngào nói:
Diệu Nhi, Tiểu Hổ... thằng bé...
Để con xem tiểu Hổ một chút nhé...
Diệu Nhi đi vào trong buồng, cũng không có thời gian đánh giá xung quanh, mà đi thẳng đến bên giường cũ, nhìn thấy một đứa bé đang nằm, thở khó khăn. Diệu Nhi đánh giá một lượt, vươn bàn tay nhỏ sờ lên trán thằng bé, xong xuống cổ, rồi bụng, rồi lưng. Thật ra mấy cái này là kiếp trước cô thấy người ta làm nên làm theo chứ cô có biết gì đâu. Cô đoán thằng bé có thể bị cảm sốt gì đó, mà cổ đại gọi là phong hàn, tuy chỉ là một bệnh không nguy hiểm, nhưng nơi nay lạc hậu, thuốc men không có, ăn uống thì bữa đói bữa no nên người chết vì bệnh này rất nhiều. Hơn nữa vào mùa Đông mà bị cảm lạnh cũng rất nguy hiểm.
Diệu Nhi trầm tư một chút rồi quay ra nói:
tiểu Hổ bị phong hàn, giờ con về nhà hái ít thuốc mang qua cho thẩm sắc cho đệ ấy uống, giờ cao vân tỷ đi với con, còn thẩm đun ít nước sôi, pha ấm lau qua cơ thể cho đệ ấy đi, giường chiếu cũng phải giữ cho sạch sẽ.
Phan thẩm ngập ngừng hỏi: Thằng bé... sẽ không sao chứ?
Con sẽ ráng hết sức có thể để giúp đệ ấy tốt hơn. Dù sao cô cũng không phải thầy lang, làm sao chắc chắn được.
Phan thẩm đi đun nước, còn Cao Vân tỷ thì đi theo Diệu Nhi về nhà cô. Đầu tiên Diệu Nhi hái một ít thuốc giải cảm, lại hái thêm ít lá để xông, rồi đào mấy củ gừng, tía tô nữa. Gừng thì đun nướng uống, tía tô bỏ vào cháo ăn cũng giải cảm. Hai người đang lúi húi thì nương về, thấy Cao Vân tỷ qua, nương liền hỏi có chuyện gì xảy ra, nghe nói tiểu Hổ bị phong hàn, nương liền lo lắng hỏi thăm rất nhiều, còn nói Diệu Nhi có thuốc gì uống được cứ hái hết. Sau đó nương đi theo hai tỷ muội qua thăm tiểu Hổ luôn.
Đầu tiên là Diệu Nhi nói Phan thẩm đun một ấm thuốc ba chén lấy một chén cho thằng bé uống, tiện đó nấu thêm một nồi cháo loãng, đập vào một cái trứng gà, khi múc ra cho thêm hành và lá tía tô để ăn. Chờ nửa khắc cho bớt mệt và thằng bé cũng tỉnh táo lại thì đun một nồi lá xông giải cảm, vì không có dầu gió gì để cho vào nên Diệu Nhi bỏ thêm rất nhiều lá bạc hà, hi vọng cũng giúp làm thông mũi, mát họng, thanh lọc cơ thể hơn. Mọi người lần đầu tiên thấy cách xông như vậy, tuy cảm thấy lạ, nhưng cũng biết không phải là lúc để hỏi, nên đều im lặng làm theo. Trong lúc thằng bé xông, Cao Vân tỷ lấy một bộ quần áo khác cho bé thay, theo sự chỉ dẫn của Diệu Nhi đổi một tầng chăn nệm mới, chăn nệm cũ thì trần qua nước sôi rồi giặt sạch.
Sau khi xông xong, dùng nước nóng lau sơ người, thay quần áo và nằm lên giường lại thì sắc mặt thằng bé đã khá hơn. Có thể ngồi dựa lưng nói chuyện với mọi người được rồi. Phan thẩm và Cao Vân tỷ đều thở nhẹ ra, vẻ mặt nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Nương thấy vậy cũng cảm thấy an tâm một chút. Trước khi về Diệu Nhi dặn Phan thẩm dùng gừng đun nước ấm cho bé uống, nhớ là phải cho bé uống đủ nước, thuốc thì Diệu Nhi hái rất nhiều, đủ để uống trong sáu bảy ngày, mỗi mẻ thuốc dùng trong hai ngày, cứ ba bát nước đun thành một bát. Nơi bé nằm luôn sạch sẽ và khô thoáng, ba ngày sẽ cho xông lá một lần. Dặn dò xong, nương và Diệu Nhi ra về.
Mấy ngày sau, Phan thẩm mang một con gà sang tạ ơn Diệu Nhi vì tiểu Hổ đã khỏe lại, có thể chạy nhảy, ăn uống bình thường được rồi. Nương nhất quyết không nhận vì cũng biết gia đình nhà thẩm ấy khốn khó ra sao, nương nói:
Hàng xóm láng giếng giúp nhau là chuyện nên làm, tẩu không cần phải trả ơn như vậy.
Nhưng... cứu một mạng người a... ta cảm thấy trong lòng bất an... nếu không tặng gì đó... Phan thẩm ấp úng nói.
Tẩu mang về cho thằng bé bồi bổ đi, nó mới ốm dậy mà, mùa đông cũng không dễ dàng mua được chút thịt.
Vậy... cả nhà ta mang ơn nhà muội. Sau này có chuyện gì cần muội cứ gọi ta một tiếng, ta sẽ không chối từ.
Được rồi. Tẩu đừng khách sáo quá. Tranh thủ tuyết chưa rơi lớn trở về đi thôi.
Tối cha về nương đem chuyện này kể cho cha nghe, cha khẽ thở dài:
May mà thằng bé qua khỏi. Tạ ơn trời đất. Xong quay qua Diệu Nhi nói, Sang năm, mùa xuân tới con xem chăm sóc lại hai mảnh vườn, đặc biệt là vườn thuốc nhỏ, cha thấy mở rộng ra một chút, trồng thêm nhiều loại con biết, sau này có thể cứu giúp được ai thì giúp còn không để nhà mình phòng khi cần, haiz, bệnh tật ở đời đến bất chợt a...
Diệu Nhi nghe vậy vội đáp: Con biết rồi cha.
Cô càng lùi, con rắn càng tiến lên, cuối cùng cô ngã bệch lên gốc cây, ôm mặt và khóc nức nở. Trước khi nhắm mắt, nhìn thấy con rắn đang vươn mình lao đến, cô thầm nghĩ trong lòng, cuộc đời mình vậy là tiêu rồi.
Nhắm mắt, sợ hãi và mặc niệm.
Cuối cùng cô rơi vào một vòng tay ấm áp, vòng tay đó vỗ về thân thể đang run rẫy, khóc thút thít nghẹn ngào là cô:
Diệu Nhi ngoan, không sao rồi. Không sao nữa. Huynh đuổi nó đi rồi. Nín đi nào.
Hức... hức...
Rõ ràng cô đã trấn an bản thân mình là không nên sợ, nhưng tận sâu trong lòng của mình cô vẫn không kìm chế được sự sợ hãi đó. Diệu Nhi cũng không thể điều khiển được suy nghĩ trong đầu của mình lúc này, nên cơ thể cô vẫn run bần bật, mặt trách bạch và mọi tím tái. Trước khi cô ngất đi, cô vẫn còn kịp nghe thấy tiếng gọi thoảng thốt của A Thành ca.
Diệu Nhi, muội làm sao thế?
Diệu Nhi mơ một giấc mơ rất dài, cô mơ được về thế giới hiện đại, vẫn một mình lẻ loi, đi làm rồi trở về căn nhà nhỏ. Xung quanh có rất nhiều người, nhưng luôn tất bật với cuộc sống, kiếm tiền, phát triển sự nghiệp nên chẳng có thời gian dành cho nhau nữa. Đột nhiên, trong một buổi tối, ngồi một mình ăn mì gói và xem chương trình thời sự, cô rất muốn được quay lại giấc mơ, làm cô gái cổ đại, có cha nương yêu thương, có đại ca đại tỷ chiều chuộng, có đệ đệ ngoan, có gia đình...
Rồi cô đột nhiên thấy bản thân mình xuất hiện ở một nơi rất lạ, xung quanh toàn xương mù trắng xóa, không có một ai và cũng chẳng có vật thể sống nào cả. Cứ đứng im một chỗ, cô hoang mang không biết nên làm gì tiếp theo. Và đây là đâu? Đột nhiên có một giọng nói xuất hiện trong đầu cô, nó thôi thúc cô: Hãy đi về phía trước.
Diệu Nhi làm theo nó, cô cứ đi, đi mãi, đi cho đến lúc mệt quá, cô gục ngã xuống, cảm thấy bản thân cô độc rất mệt mỏi, cứ phải gồng mình lên rất mệt nên cô bật khóc, khóc nức nở, khóc như thể ngày mai cô không còn cơ hội nào để khóc nữa. Khóc chán, cô lại đứng lên và đi tiếp, bỗng dưng, chân cô bước hụt, và cô rơi xuống một vực sâu hun hút...
Aaaaaaaaaaaaaa!!!!!!!!!!!!!!!
Diệu Nhi, Diệu Nhi.
Ai đang gọi cô thế nhỉ? Ai?
Con tỉnh dậy đi a. Hu hu! Con đừng làm nương sợ.
Tiếng ai tha thiết nghe đau lòng như vậy? Ai?
Muội muội ngoan, hu hu, muội đừng ngủ nữa mà...
Tỷ tỷ...
Cuối cùng, cô bị rất nhiều giọng nói bao vây, chúng cứ văng vẳng xung quanh làm đầu cô đau đớn, hình như cô quên mất chuyện gì đó thì phải. Thế rồi, cô mở mắt... đập vào mắt cô là những gương mặt thân quen mà cô có cảm giác cách xa mấy đời, những gương mặt ấy đang rất lo lắng vì cô tỉnh lại và vui vẻ, hạnh phúc.
Ơn trời, con cuối cùng cũng tỉnh. Nương lao vào ôm lấy cô cứng ngắc. Vừa ôm, vừa đánh nhẹ vào lưng cô, vừa khóc. Con nhóc chết tiệtnày, con làm nương sợ muốn chết.
Cô ngây người một lúc, mới kịp hoàn hồn, vòng tay ôm lấy bà và khó khăn gọi:
Nương...
Sau đợt đó cả nhà nghiêm cấp Diệu Nhi lên núi. Mà cô cũng không có ý định đi vào thời gian này, vì cảm giác sợ hãi đó vẫn chưa quên được. Trong lúc Diệu Nhi dưỡng bệnh ở nhà, mấy đứa nhỏ trong thôn cũng hay qua nhà cô chơi, nên cô cũng đỡ buồn. Thanh Mộc thì hay hái trái dại cho cô, thây hoa nào đẹp cũng mang qua cho cô một ít. Cũng may vào mùa đông nên chẳng đi được mấy nơi vì tuyết rơi ngày một nhiều, chắn hết lối đi.
Sáng nay, cha ra ruộng thăm lúa và hoa màu xem chúng có bị tuyết đè chết không, còn nương thì tranh thủ tuyết ngừng lúc sáng sớm cùng với A Thành ca dọn dẹp sân với lối đi. Diệu Nhi chịu lạnh rất kém nên lúc này, cô vẫn còn nằm trong chăn ấm, cuộn tròn và ngủ. Giường gạch được đốt ấm áp, trong phòng cũng có đốt than tự chế.
Sau khi tỉnh lại lần đó đã là ba bốn ngày sau, mọi người tập trung toàn lúc lấy củi về dự trữ, Diệu Nhi chỉ cho cha cách đốt than mà cô biết được, mẻ đầu chỉ được ba phần than có thể dùng, nhưng dần dần các mẻ sau đã tăng lên. Sau hơn hai tuần vừa kiếm củi, vừa đốt than thì nhà cô đã có đủ than dùng cho mùa đông và đủ củi để nấu nướng.
Bữa cơm mùa đông thường là thịt khô, cháo hoặc bánh bao, có đôi khi nương sẽ làm thêm mì hoặc bánh nướng áo chảo để đổi món. Vào mùa đông, mọi công việc đều ngừng hết lại, cha với A Thành ca thì tranh thủ chặt tre trúc đan giỏ sọt còn nương với An Nhi tỷ thì nhận thêu những tấm bình phong rất to, tiểu Sơn lo học hành để qua mùa xuân sang năm bắt đầu đi học. Mấy huynh đệ tỷ muội Diệu Nhi đã học hết cuốn tam tự kinh mỏng nhỏ do Diệu Nhi mua, bây giờ họ dnag9 học thêm những bài mới do Diệu Nhi viết lại từ kiến thức kiếp trước.
Mấy nay Diệu Nhi đang cảm thấy rất buồn rầu vì chưa nghĩ ra cách kiếm tiền nào cả. Mùa Đông cũng ít nguyên liệu, hơn nữa cũng chẳng đi đến đâu được.
Hôm nay, Diệu Nhi đang ngồi ăn khoai nướng với tiểu Sơn thì thấy Cao Vân tỷ hớt hải chạy vào. Diệu Nhi vội đứng lên hỏi:
Cao Vân tỷ, có chuyện gì thế?
Cao Vân tỷ vẻ mặt trắng bệch, đầu tóc rối bời, lo lắng, nắm chặt tay Diệu Nhi, gấp gáp nói:
Diệu Nhi, muội cứu đệ đệ tỷ với. Hức hức!
Khoan... có gì tỷ từ từ nói, thằng bé làm sao?
Nó... nó... tối qua nó kêu mệt ăn rất ít, buổi tối thì người rất nóng, sáng nay lại lạnh run rẫy luôn. Diệu Nhi, tỷ nghe mọi người nói muội biết xem bệnh, muội giúp tỷ với, đệ đệ tỷ... nó nó có chết không... hu hu...
Diệu Nhi nghe mà không hiểu gì lắm, đành phải vỗ về nói:
Tỷ bình tĩnh đi, để muội đi sang xem thử. Nhưng muội cũng không phải thấy thuốc nên không chắc chắn... chữa được gì đâu.
Được... được... muội cứ qua xem đi....
Dường như quá lo lắng cho đệ đệ của mình nên Cao Vân tỷ cũng chẳng có tâm trạng nghe cô nói cái gì cả. Hiện tại cứ có chút hy vọng nào là tỷ ấy đã mừng như bắt được vàng rồi.
Diệu Nhi dặn tiểu Sơn trông nhà, mặc thêm áo rồi đi sang nhà Cao Vân tỷ. Mùa Đông, bước chân ra ngoài đúng là một cực hình, gió thổi rát hết cả mặt, tóc bay tán loạn, môi thì hanh khô, nứt nẻ, da gà da vịt đua nhau nổi.
Lúc Diệu Nhi đến nơi, cả nhà Cao Vân tỷ đã loạn một đoàn. Phan thẩm vừa nhìn thấy Diệu Nhi đã chạy vội đến, mắt rơm rớm nước, nghẹn ngào nói:
Diệu Nhi, Tiểu Hổ... thằng bé...
Để con xem tiểu Hổ một chút nhé...
Diệu Nhi đi vào trong buồng, cũng không có thời gian đánh giá xung quanh, mà đi thẳng đến bên giường cũ, nhìn thấy một đứa bé đang nằm, thở khó khăn. Diệu Nhi đánh giá một lượt, vươn bàn tay nhỏ sờ lên trán thằng bé, xong xuống cổ, rồi bụng, rồi lưng. Thật ra mấy cái này là kiếp trước cô thấy người ta làm nên làm theo chứ cô có biết gì đâu. Cô đoán thằng bé có thể bị cảm sốt gì đó, mà cổ đại gọi là phong hàn, tuy chỉ là một bệnh không nguy hiểm, nhưng nơi nay lạc hậu, thuốc men không có, ăn uống thì bữa đói bữa no nên người chết vì bệnh này rất nhiều. Hơn nữa vào mùa Đông mà bị cảm lạnh cũng rất nguy hiểm.
Diệu Nhi trầm tư một chút rồi quay ra nói:
tiểu Hổ bị phong hàn, giờ con về nhà hái ít thuốc mang qua cho thẩm sắc cho đệ ấy uống, giờ cao vân tỷ đi với con, còn thẩm đun ít nước sôi, pha ấm lau qua cơ thể cho đệ ấy đi, giường chiếu cũng phải giữ cho sạch sẽ.
Phan thẩm ngập ngừng hỏi: Thằng bé... sẽ không sao chứ?
Con sẽ ráng hết sức có thể để giúp đệ ấy tốt hơn. Dù sao cô cũng không phải thầy lang, làm sao chắc chắn được.
Phan thẩm đi đun nước, còn Cao Vân tỷ thì đi theo Diệu Nhi về nhà cô. Đầu tiên Diệu Nhi hái một ít thuốc giải cảm, lại hái thêm ít lá để xông, rồi đào mấy củ gừng, tía tô nữa. Gừng thì đun nướng uống, tía tô bỏ vào cháo ăn cũng giải cảm. Hai người đang lúi húi thì nương về, thấy Cao Vân tỷ qua, nương liền hỏi có chuyện gì xảy ra, nghe nói tiểu Hổ bị phong hàn, nương liền lo lắng hỏi thăm rất nhiều, còn nói Diệu Nhi có thuốc gì uống được cứ hái hết. Sau đó nương đi theo hai tỷ muội qua thăm tiểu Hổ luôn.
Đầu tiên là Diệu Nhi nói Phan thẩm đun một ấm thuốc ba chén lấy một chén cho thằng bé uống, tiện đó nấu thêm một nồi cháo loãng, đập vào một cái trứng gà, khi múc ra cho thêm hành và lá tía tô để ăn. Chờ nửa khắc cho bớt mệt và thằng bé cũng tỉnh táo lại thì đun một nồi lá xông giải cảm, vì không có dầu gió gì để cho vào nên Diệu Nhi bỏ thêm rất nhiều lá bạc hà, hi vọng cũng giúp làm thông mũi, mát họng, thanh lọc cơ thể hơn. Mọi người lần đầu tiên thấy cách xông như vậy, tuy cảm thấy lạ, nhưng cũng biết không phải là lúc để hỏi, nên đều im lặng làm theo. Trong lúc thằng bé xông, Cao Vân tỷ lấy một bộ quần áo khác cho bé thay, theo sự chỉ dẫn của Diệu Nhi đổi một tầng chăn nệm mới, chăn nệm cũ thì trần qua nước sôi rồi giặt sạch.
Sau khi xông xong, dùng nước nóng lau sơ người, thay quần áo và nằm lên giường lại thì sắc mặt thằng bé đã khá hơn. Có thể ngồi dựa lưng nói chuyện với mọi người được rồi. Phan thẩm và Cao Vân tỷ đều thở nhẹ ra, vẻ mặt nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Nương thấy vậy cũng cảm thấy an tâm một chút. Trước khi về Diệu Nhi dặn Phan thẩm dùng gừng đun nước ấm cho bé uống, nhớ là phải cho bé uống đủ nước, thuốc thì Diệu Nhi hái rất nhiều, đủ để uống trong sáu bảy ngày, mỗi mẻ thuốc dùng trong hai ngày, cứ ba bát nước đun thành một bát. Nơi bé nằm luôn sạch sẽ và khô thoáng, ba ngày sẽ cho xông lá một lần. Dặn dò xong, nương và Diệu Nhi ra về.
Mấy ngày sau, Phan thẩm mang một con gà sang tạ ơn Diệu Nhi vì tiểu Hổ đã khỏe lại, có thể chạy nhảy, ăn uống bình thường được rồi. Nương nhất quyết không nhận vì cũng biết gia đình nhà thẩm ấy khốn khó ra sao, nương nói:
Hàng xóm láng giếng giúp nhau là chuyện nên làm, tẩu không cần phải trả ơn như vậy.
Nhưng... cứu một mạng người a... ta cảm thấy trong lòng bất an... nếu không tặng gì đó... Phan thẩm ấp úng nói.
Tẩu mang về cho thằng bé bồi bổ đi, nó mới ốm dậy mà, mùa đông cũng không dễ dàng mua được chút thịt.
Vậy... cả nhà ta mang ơn nhà muội. Sau này có chuyện gì cần muội cứ gọi ta một tiếng, ta sẽ không chối từ.
Được rồi. Tẩu đừng khách sáo quá. Tranh thủ tuyết chưa rơi lớn trở về đi thôi.
Tối cha về nương đem chuyện này kể cho cha nghe, cha khẽ thở dài:
May mà thằng bé qua khỏi. Tạ ơn trời đất. Xong quay qua Diệu Nhi nói, Sang năm, mùa xuân tới con xem chăm sóc lại hai mảnh vườn, đặc biệt là vườn thuốc nhỏ, cha thấy mở rộng ra một chút, trồng thêm nhiều loại con biết, sau này có thể cứu giúp được ai thì giúp còn không để nhà mình phòng khi cần, haiz, bệnh tật ở đời đến bất chợt a...
Diệu Nhi nghe vậy vội đáp: Con biết rồi cha.
/22
|