Sau việc Diệu Nhi trị khỏi bệnh cho tiểu Hổ bị lan truyển ra toàn thôn, vậy là ai bị gì cũng chạy đến nha Diệu Nhi nhờ cô xem dùm, từ đau đầu, phong hàn, cho đến gãy tay, gãy chân, bong gân... làm như cô là thầy lang không bằng á. Mấy cái bệnh linh tinh cô còn có thuốc hái uống vài thang là khỏi, còn liên quan đến xương, bệnh nguy hiểm hoặc khó trị khác thì cô cũng bó tay. Nghĩ sao có phụ nhân đi đến hỏi một đứa nhóc bảy tuổi là cô làm sao để có con hoặc có con trai.
Khoảng thời gian này nhà cô cứ như chợ vậy đó, nhiều người ra vào, khu vườn thuốc của cô vào mùa Đông đã không tươi tốt bây giờ chỉ còn trụi lũi những cành khẳng khiu hoặc gốc cây do bị chặt, hái quá nhiều. Nhìn chúng nó mà lòng cô xót xa, hy vọng mùa Xuân đến chúng nó sẽ đâm chồi nảy lộc lại.
Thời gian thấm thoát trôi qua, đảo mắt đã đến cuối năm, từ sáng sớm phụ thân và nương lên trấn giao mấy bức tranh thêu, bình phong thêu và mua đồ tết. Diệu Nhi còn dặn dò phụ thân mua cho cô ba miếng giấy màu đỏ về một miếng cô cắt chữ để gián lên khung cửa sổ, hai miếng còn lại thì viết câu đối.
Mấy huynh đệ tỷ muội ở nhà lo quét dọn, nào tuyết, nào rác rơm, nào bụi, lau từ trong ra ngoài, mang mấy cái chăn, gối, rèm cửa ra giặt sạch sẽ. Cũng may ông trời còn thương mấy hôm nay nắng rất to, tuyết đọng trên mái nhà cũng tan gần hết, thời tiết cũng ấm hơn. Trước đó nương và An Nhi tỷ đã may cho mỗi người một bộ quần áo mới, năm nay làm ăn khấm khó, xây được nhà mới cho dù cuối năm không còn nhiều tiền nương vẫn mạnh tay mua hai cuộn vải bố may quần áo cho cả nhà, lại làm thêm cho mỗi người một đôi giày. Giày nương làm tuy không hoa văn kiểu cách nhưng đi rất êm Diệu Nhi khá thích, khác xa với các loại giày mang tiếng đắt tiền ở hiện đại mà nhiều khi đi chân có cảm giác rất khó chịu.
Diệu Nhi có nhờ Thanh Mộc ca nhổ cho ít hoa dại trên núi màu vàng để trồng và trưng tết cho đẹp. Mấy loại hoa này cô không rõ là hoa gì nhưng khá thơm và đẹp.
Gần trưa cha và nương về, mua được rất nhiều đồ. Ngoài những vật dụng cần thiết, lương thực và đồ ăn ra thì nương còn mua thêm đậu phộng và bánh kẹo để ăn tết, một ít mứt quả hồng nữa. Bánh kẹo nơi này rất thơm và ngon cực kỳ bởi vì nguyên liệu toàn từ thiên nhiên chứ không phải ba cái thứ chất hóa học độc hại của hiện đại đâu, nên từ lúc nương mua về ngày nào cô cùng tiểu Sơn cũng lén lút lấy vài cái để ăn, may mà không bị nương phát hiện chớ không là sẽ bị mắng xối xả.
Hai tấm giấy đỏ Diệu Nhi cắt làm bốn và ghi bốn câu đối gián hai câu trước nhà, hai câu trong phòng khách. Còn tầm giấy đỏ kia cô cắt chữ vạn, chữ như ý cát tường gián trên khung cửa sổ. Có mấy người trong thôn đến chơi thấy hai câu đối cô viết thì vô cùng thích thú, họ ngỏ ý cũng muốn nhờ viết. Sau đó cha nói sẽ mua thêm giấy đỏ để cô viết biếu trưởng thôn với nhà Thanh Sơn thúc mỗi nhà một câu. Đúng lúc đó Diệu Nhi nãy ra ý định kiếm tiền. Một văn tiền mua được hai tờ giấy đỏ cắt làm bốn, như vậy một cặp câu đối cô có thể bán với giá bốn văn rẻ hơn trên trấn hai văn rồi. Diệu Nhi bàn kế sách này với đại ca và địa tỷ, chờ họ đồng ý thì bắt đầu chuyển sang năn nỉ cha nương.
Cha hơi chau mày nói: Cùng là bà con với nhau mà lấy tiền thì không hay?
Nhưng cha, mình tặng một nhà thì nhà kia sẽ nói mà tặng hết thì tiền mua giấy cũng phải tốn mấy chục văn đó.
Nương nghe đến có thể kiếm tiền cũng xui xui tai, nói:
Cha bọn nhỏ, tôi thấy được đó. Tranh thủ còn gần mười ngày nữa đến tết kiếm chút đỉnh chi tiêu.
Cha... đi mà cha... Nhận được cái nháy mắt của Diệu Nhi, đứa con trai cưng tiểu Sơn nhảy vào lòng ông làm nũng.
Cuối cùng dưới sức ép của mấy mẹ co, cha cũng đầu hàng. Chuyến đầu tiên cha mua ít mực với hai mươi tờ giấy về hết mười lăm văn trong đó có năm văn mực. Diệu Nhi cắt ra làm được hai mươi cặp câu đối, trừ ra hai cặp để cha mang tặng thì còn mười tám cặp. Mấy huynh đệ tỷ muội mang ra đầu thôn đứng bán dưới gốc cây già gì đó không biết tên.
Mới đầu mấy người bọn họ tưởng khó bán, ai ngờ vừa treo lên đã có mấy thẩm đi ngang qua ghé vào xem xét. Có người hỏi:
Mấy đứa bán gì đây? Câu đối tết hả?
Diệu Nhi nhanh nhảu đáp: Dạ đúng rồi thẩm. Tụi con bán một cặp có bốn văn thôi rẻ hơn thẩm lên trấn mua hai văn cơ, hơn nữa câu đối của con viết cũng đẹp mà lại rất có ý nghĩa nha. Như câu này là chung chúc tân xuân, an khang thịnh vượng hoặc Vạn sự như ý, triệu sự như mơ , chúc tết đến trăm điều như ý, mừng xuân sang vạn sự thành công ...
Diệu Nhi liến thoáng mời chào, mấy người phụ nhân cả đời nào có biết mặt chữ là gì, nghe mấy câu Diệu Nhi đọc khá hay và thuận tai, nên nhao nhao bàn luận thích thú. Cuối cùng người mở hàng chính là vị đại thẩm hỏi khi nãy.
Diệu Nhi cười nói: Thẩm chọn đi ạ, vì là người đầu tiên mở hàng con cho thẩm chọn tùy thích và giảm cho thẩm một văn là còn ba văn.
Thật sao? Vị đại thẩm kia nghe nói vừa được giảm tiền lại còn được tự do lựa tấm mình thích thì cưới mị mắt.
Sau khi đắn đo một hồi phụ nhân chọn tấm có chữ dài nhất, trả tiền rồi đi về trong vui vẻ. Có người mở hàng thì tiếp đó từng tốp từng tốt người đua nhau mua. Chẳng mấy chốc mười tám câu đối bán hết veo. Thấy có nhiều người vẫn không mua được, Diệu Nhi dự tính mai bảo nương đi chợ mua thêm nhiều giấy hơn nữa, bán xong ở thôn họ ở, cô tính đi qua mấy thôn lân cận luôn.
Ngày đầu tiên buôn bán rất thuận lợi mười tám câu đối trừ cặp đầu bán ba văn thì được tổng là bảy mươi mốt văn trừ mười lăm văn tiền vốn vậy là lời năm mươi sáu văn. Mấy đứa Diệu Nhi đưa hết tiền cho nương, bà vừa đếm vừa cười tủm tỉm, xong xuôi không cần Diệu Nhi tốn công năn nhỉ đã vỗ ngực hứa mai sẽ đi lên trấn mua thêm năm mươi tờ giấy đỏ nữa. Đúng là sức mạnh của đồng tiền là trên tất cả. - Diệu Nhi buồn cười nghĩ thầm.
Hai câu đối Diệu Nhi ghi cho nhà trưởng thôn là Tân niên hạnh phúc bình an tiến, xuân nhật vinh hoa quý phú lai , nghe cha nói trưởng thôn có vẻ rất thích, ông cũng biết chút chút chữ nghĩa nên vừa đọc từng chữ vừa nghiền ngẫm như mấy thầy đồ thứ thật ấy. Nghe cha tả mà Diệu Nhi cười đau cả bụng, còn nhà Thanh Sơn thúc, vốn cả nhà chẳng có ai biết chữ, nhưng Thanh Mộc hay học ké với Diệu Nhi còn Thanh Lãng theo chân tiểu Sơn học chữ được chữ không, cuối cùng cũng không phụ công cô dạy dỗ, biết đọc hết hai câu đối cô viết tặng.
Việc chưa xong tết đã về vội vã, Năm chưa hết xuân đã đến bâng khuâng.
Bán câu đối liên tục cho đến tận hai mươi chín tết trừ mọi chi phí bọn họ cũng kiếm được hơn ba trăm văn, một con số không hề nhỏ a, lúc nói số tiền tổng kết cha nghe xong gãi đầu thật thà nói:
Ta cứ tưởng các con bán cũng kiếm được vài ba chục văn mua đường ăn chơi thôi, ai ngờ bán thứ này mà cũng kiếm được nhiều quá.
Chứ sao. Diệu Nhi cười tự hào nói, Cha còn không tin vào năng lực kiếm tiền của con a.
Cả nhà nghe vậy đều bật cười. Năm nay là cái tết an yên và hạnh phúc nhất của cả nhà và của cả riêng Diệu Nhi. Tết của tình thân, tết của sum họp, tết của gia đình. Cám ơn ông trời.
Ba mươi Diệu Nhi và An Nhi tỷ phụ nương làm mâm cơm tất niên. Có thịt kho trứng, cá chiên vàng, canh xương hầm, bánh bao hấp, rau xào, đậu hũ non hầm... Sau khi cúng xong, cả nhà quây quần bên nhau ăn uống vui vẻ.
Ăn xong lại dọn dẹp một chút, mọi người ngồi nói chuyện phiếm bên bếp than, đến tầm gần chín giờ nương lấy ra một mẹt đồ gói sủi cảo, mọi người cùng nhau gói để lát nă giao thừa và qua mùng một ăn.
Giao thừa đến, cha cùng A Thành ca và tiểu Sơn đốt một đống lửa lớn trước cổng, rồi đốt pháo. Nhà ai cũng đốt, tiếng pháo giòn dã, ánh lửa bập bùng khắp thôn rất náo nhiệt. Sau đó mọi người không kìm chế được con buồn ngủ nên dọn dẹp sơ sơ rồi đi về phòng ngủ một giấc thật say.
Sáng mùng một Diệu Nhi dậy thay quần áo mới, tahy cả đồ cột tóc mới do An Nhi tỷ làm cho, sau đó mấy huynh đệ tỷ muội ra chúc tết cha nương và nhận tiền lì xì. Buổi chiều thì đi chùa với mẹ, thật ra khắp mấy thôn chỉ có một cái chùa nhỏ duy nhất nên ngày tết này rất đông. Sau khi thắp hương cầu xin một năm may mắn và sung túc mấy mẹ con trở về nhà.
Ngày mùng hai nhà Diệu Nhi không có thân thích nào để về thăm cả nên ngày này cả nhà ở nhà, nghỉ ngơi. Qua ngày mùng ba thì đi chúc tết mọi người, đầu tiên cha và A Thành ca thì sang chúc tết nhà trưởng thôn, còn nương qua nhà Cao Vân tỷ. Mấy đứa trẻ như Diệu Nhi với Tiểu Sơn thì hòa vào đám nhóc trong thôn kéo nhau đến từng nhà chúc tết kiếm lì xì và bánh kẹo. Đứa nào cũng mang một cái bao to để đựng bánh kẹo hết, gương mặt thì luôn cười toe tóe.
Với quan niệm nhà nông cổ đại, nhà nào càng nhiều con nít ghé chúc tết là nhà đó sẽ gặp may mắn cả năm, cho nên dù ngày thường tiết kiệm thế nào, lúc này họ cũng vô cùng hào phóng. Có nhà lì xì một văn, có nhà cho hai văn, có nhà chỉ có mấy hào nhưng bọn chúng vẫn vui. Đối với con nít nào có khái niệm ít nhiều hay cái nào giá trị hơn, cứ cho chúng đồ là chúng thích rồi a.
Mùng bốn Diệu Nhi theo nương và An Nhi tỷ sang nhà Thanh Sơn thúc ăn lễ đưa ông táo. Cô theo Thanh Mộc ca đi lên núi chơi, hắn còn bày đặt ra vẻ đại nhân lì xì cho cô một văn tiền, tiện thể nhéo mặt cô mấy cái. Tên này, dám ăn đậu hũ của cô. Nhận tiền xong, Diệu Nhi liếc xéo hắn:
Không được nhéo má muội.
Thanh Mộc nhìn gương mặt bé gái vô cùng đáng yêu trước mặt, trong lòng mềm nhũn nói:
Muội cho huynh nhéo một cái nữa thôi, toàn bộ tiền lì xì của huynh sẽ cho muội.
Nhắc đến tiền, Diệu Nhi bắt đầu đầu tranh: Thật không?
Thanh Mộc buồn cười đáp chắc nịch: Thật.
Vậy huynh nhéo đi, một cái thôi đó. Không được nhéo mạnh quá đâu. Vẻ mặt Diệu Nhi thấy chết không sờn nói.
Sau khi bị nựng mấy cái, cầm bọc tiền có mấy văn trong tay, vừa đếm Diệu Nhi vừa nghĩ, từ lúc nà bản thân mình sống không có tiết khí như vậy hả? Có phải do làm trẻ con lâu rồi nên cứ nghĩ bản thân là trẻ con luôn rồi đúng hay không?
Sau này huynh có gì huynh cũng sẽ cho muội hết, của huynh đều là của muội hết, được không? Đột nhiên Thanh Mộc nói.
Diệu Nhi nghe xong thì hơi sửng sốt, tên nhóc này nói vậy là ý gì đây? Nhưng vì bản thân cô cả hai đời chưa từng trải qua cái gì gọi là mờ ám nên cũng không hiểu. Nghĩ một hồi không hiểu ra chỗ nào không thích hợp nên Diệu Nhi gật đầu đáp:
Được. Là huynh nói đó.
Giữa rừng núi bạt ngàn, lời hứa ngây ngô của một thằng nhóc đối với một con nhóc được trời và đất làm chứng. Cứ ngỡ chỉ là lời nói thoáng qua của trẻ con, vậy mà, như định mệnh đã an bài, duyên phận của họ từ đó xích lại gần nhau hơn.
Có khi nào em vượt qua khoảng cách thời không ngàn năm chỉ vì khoảnh khắc lúc này hay không?
Khoảng thời gian này nhà cô cứ như chợ vậy đó, nhiều người ra vào, khu vườn thuốc của cô vào mùa Đông đã không tươi tốt bây giờ chỉ còn trụi lũi những cành khẳng khiu hoặc gốc cây do bị chặt, hái quá nhiều. Nhìn chúng nó mà lòng cô xót xa, hy vọng mùa Xuân đến chúng nó sẽ đâm chồi nảy lộc lại.
Thời gian thấm thoát trôi qua, đảo mắt đã đến cuối năm, từ sáng sớm phụ thân và nương lên trấn giao mấy bức tranh thêu, bình phong thêu và mua đồ tết. Diệu Nhi còn dặn dò phụ thân mua cho cô ba miếng giấy màu đỏ về một miếng cô cắt chữ để gián lên khung cửa sổ, hai miếng còn lại thì viết câu đối.
Mấy huynh đệ tỷ muội ở nhà lo quét dọn, nào tuyết, nào rác rơm, nào bụi, lau từ trong ra ngoài, mang mấy cái chăn, gối, rèm cửa ra giặt sạch sẽ. Cũng may ông trời còn thương mấy hôm nay nắng rất to, tuyết đọng trên mái nhà cũng tan gần hết, thời tiết cũng ấm hơn. Trước đó nương và An Nhi tỷ đã may cho mỗi người một bộ quần áo mới, năm nay làm ăn khấm khó, xây được nhà mới cho dù cuối năm không còn nhiều tiền nương vẫn mạnh tay mua hai cuộn vải bố may quần áo cho cả nhà, lại làm thêm cho mỗi người một đôi giày. Giày nương làm tuy không hoa văn kiểu cách nhưng đi rất êm Diệu Nhi khá thích, khác xa với các loại giày mang tiếng đắt tiền ở hiện đại mà nhiều khi đi chân có cảm giác rất khó chịu.
Diệu Nhi có nhờ Thanh Mộc ca nhổ cho ít hoa dại trên núi màu vàng để trồng và trưng tết cho đẹp. Mấy loại hoa này cô không rõ là hoa gì nhưng khá thơm và đẹp.
Gần trưa cha và nương về, mua được rất nhiều đồ. Ngoài những vật dụng cần thiết, lương thực và đồ ăn ra thì nương còn mua thêm đậu phộng và bánh kẹo để ăn tết, một ít mứt quả hồng nữa. Bánh kẹo nơi này rất thơm và ngon cực kỳ bởi vì nguyên liệu toàn từ thiên nhiên chứ không phải ba cái thứ chất hóa học độc hại của hiện đại đâu, nên từ lúc nương mua về ngày nào cô cùng tiểu Sơn cũng lén lút lấy vài cái để ăn, may mà không bị nương phát hiện chớ không là sẽ bị mắng xối xả.
Hai tấm giấy đỏ Diệu Nhi cắt làm bốn và ghi bốn câu đối gián hai câu trước nhà, hai câu trong phòng khách. Còn tầm giấy đỏ kia cô cắt chữ vạn, chữ như ý cát tường gián trên khung cửa sổ. Có mấy người trong thôn đến chơi thấy hai câu đối cô viết thì vô cùng thích thú, họ ngỏ ý cũng muốn nhờ viết. Sau đó cha nói sẽ mua thêm giấy đỏ để cô viết biếu trưởng thôn với nhà Thanh Sơn thúc mỗi nhà một câu. Đúng lúc đó Diệu Nhi nãy ra ý định kiếm tiền. Một văn tiền mua được hai tờ giấy đỏ cắt làm bốn, như vậy một cặp câu đối cô có thể bán với giá bốn văn rẻ hơn trên trấn hai văn rồi. Diệu Nhi bàn kế sách này với đại ca và địa tỷ, chờ họ đồng ý thì bắt đầu chuyển sang năn nỉ cha nương.
Cha hơi chau mày nói: Cùng là bà con với nhau mà lấy tiền thì không hay?
Nhưng cha, mình tặng một nhà thì nhà kia sẽ nói mà tặng hết thì tiền mua giấy cũng phải tốn mấy chục văn đó.
Nương nghe đến có thể kiếm tiền cũng xui xui tai, nói:
Cha bọn nhỏ, tôi thấy được đó. Tranh thủ còn gần mười ngày nữa đến tết kiếm chút đỉnh chi tiêu.
Cha... đi mà cha... Nhận được cái nháy mắt của Diệu Nhi, đứa con trai cưng tiểu Sơn nhảy vào lòng ông làm nũng.
Cuối cùng dưới sức ép của mấy mẹ co, cha cũng đầu hàng. Chuyến đầu tiên cha mua ít mực với hai mươi tờ giấy về hết mười lăm văn trong đó có năm văn mực. Diệu Nhi cắt ra làm được hai mươi cặp câu đối, trừ ra hai cặp để cha mang tặng thì còn mười tám cặp. Mấy huynh đệ tỷ muội mang ra đầu thôn đứng bán dưới gốc cây già gì đó không biết tên.
Mới đầu mấy người bọn họ tưởng khó bán, ai ngờ vừa treo lên đã có mấy thẩm đi ngang qua ghé vào xem xét. Có người hỏi:
Mấy đứa bán gì đây? Câu đối tết hả?
Diệu Nhi nhanh nhảu đáp: Dạ đúng rồi thẩm. Tụi con bán một cặp có bốn văn thôi rẻ hơn thẩm lên trấn mua hai văn cơ, hơn nữa câu đối của con viết cũng đẹp mà lại rất có ý nghĩa nha. Như câu này là chung chúc tân xuân, an khang thịnh vượng hoặc Vạn sự như ý, triệu sự như mơ , chúc tết đến trăm điều như ý, mừng xuân sang vạn sự thành công ...
Diệu Nhi liến thoáng mời chào, mấy người phụ nhân cả đời nào có biết mặt chữ là gì, nghe mấy câu Diệu Nhi đọc khá hay và thuận tai, nên nhao nhao bàn luận thích thú. Cuối cùng người mở hàng chính là vị đại thẩm hỏi khi nãy.
Diệu Nhi cười nói: Thẩm chọn đi ạ, vì là người đầu tiên mở hàng con cho thẩm chọn tùy thích và giảm cho thẩm một văn là còn ba văn.
Thật sao? Vị đại thẩm kia nghe nói vừa được giảm tiền lại còn được tự do lựa tấm mình thích thì cưới mị mắt.
Sau khi đắn đo một hồi phụ nhân chọn tấm có chữ dài nhất, trả tiền rồi đi về trong vui vẻ. Có người mở hàng thì tiếp đó từng tốp từng tốt người đua nhau mua. Chẳng mấy chốc mười tám câu đối bán hết veo. Thấy có nhiều người vẫn không mua được, Diệu Nhi dự tính mai bảo nương đi chợ mua thêm nhiều giấy hơn nữa, bán xong ở thôn họ ở, cô tính đi qua mấy thôn lân cận luôn.
Ngày đầu tiên buôn bán rất thuận lợi mười tám câu đối trừ cặp đầu bán ba văn thì được tổng là bảy mươi mốt văn trừ mười lăm văn tiền vốn vậy là lời năm mươi sáu văn. Mấy đứa Diệu Nhi đưa hết tiền cho nương, bà vừa đếm vừa cười tủm tỉm, xong xuôi không cần Diệu Nhi tốn công năn nhỉ đã vỗ ngực hứa mai sẽ đi lên trấn mua thêm năm mươi tờ giấy đỏ nữa. Đúng là sức mạnh của đồng tiền là trên tất cả. - Diệu Nhi buồn cười nghĩ thầm.
Hai câu đối Diệu Nhi ghi cho nhà trưởng thôn là Tân niên hạnh phúc bình an tiến, xuân nhật vinh hoa quý phú lai , nghe cha nói trưởng thôn có vẻ rất thích, ông cũng biết chút chút chữ nghĩa nên vừa đọc từng chữ vừa nghiền ngẫm như mấy thầy đồ thứ thật ấy. Nghe cha tả mà Diệu Nhi cười đau cả bụng, còn nhà Thanh Sơn thúc, vốn cả nhà chẳng có ai biết chữ, nhưng Thanh Mộc hay học ké với Diệu Nhi còn Thanh Lãng theo chân tiểu Sơn học chữ được chữ không, cuối cùng cũng không phụ công cô dạy dỗ, biết đọc hết hai câu đối cô viết tặng.
Việc chưa xong tết đã về vội vã, Năm chưa hết xuân đã đến bâng khuâng.
Bán câu đối liên tục cho đến tận hai mươi chín tết trừ mọi chi phí bọn họ cũng kiếm được hơn ba trăm văn, một con số không hề nhỏ a, lúc nói số tiền tổng kết cha nghe xong gãi đầu thật thà nói:
Ta cứ tưởng các con bán cũng kiếm được vài ba chục văn mua đường ăn chơi thôi, ai ngờ bán thứ này mà cũng kiếm được nhiều quá.
Chứ sao. Diệu Nhi cười tự hào nói, Cha còn không tin vào năng lực kiếm tiền của con a.
Cả nhà nghe vậy đều bật cười. Năm nay là cái tết an yên và hạnh phúc nhất của cả nhà và của cả riêng Diệu Nhi. Tết của tình thân, tết của sum họp, tết của gia đình. Cám ơn ông trời.
Ba mươi Diệu Nhi và An Nhi tỷ phụ nương làm mâm cơm tất niên. Có thịt kho trứng, cá chiên vàng, canh xương hầm, bánh bao hấp, rau xào, đậu hũ non hầm... Sau khi cúng xong, cả nhà quây quần bên nhau ăn uống vui vẻ.
Ăn xong lại dọn dẹp một chút, mọi người ngồi nói chuyện phiếm bên bếp than, đến tầm gần chín giờ nương lấy ra một mẹt đồ gói sủi cảo, mọi người cùng nhau gói để lát nă giao thừa và qua mùng một ăn.
Giao thừa đến, cha cùng A Thành ca và tiểu Sơn đốt một đống lửa lớn trước cổng, rồi đốt pháo. Nhà ai cũng đốt, tiếng pháo giòn dã, ánh lửa bập bùng khắp thôn rất náo nhiệt. Sau đó mọi người không kìm chế được con buồn ngủ nên dọn dẹp sơ sơ rồi đi về phòng ngủ một giấc thật say.
Sáng mùng một Diệu Nhi dậy thay quần áo mới, tahy cả đồ cột tóc mới do An Nhi tỷ làm cho, sau đó mấy huynh đệ tỷ muội ra chúc tết cha nương và nhận tiền lì xì. Buổi chiều thì đi chùa với mẹ, thật ra khắp mấy thôn chỉ có một cái chùa nhỏ duy nhất nên ngày tết này rất đông. Sau khi thắp hương cầu xin một năm may mắn và sung túc mấy mẹ con trở về nhà.
Ngày mùng hai nhà Diệu Nhi không có thân thích nào để về thăm cả nên ngày này cả nhà ở nhà, nghỉ ngơi. Qua ngày mùng ba thì đi chúc tết mọi người, đầu tiên cha và A Thành ca thì sang chúc tết nhà trưởng thôn, còn nương qua nhà Cao Vân tỷ. Mấy đứa trẻ như Diệu Nhi với Tiểu Sơn thì hòa vào đám nhóc trong thôn kéo nhau đến từng nhà chúc tết kiếm lì xì và bánh kẹo. Đứa nào cũng mang một cái bao to để đựng bánh kẹo hết, gương mặt thì luôn cười toe tóe.
Với quan niệm nhà nông cổ đại, nhà nào càng nhiều con nít ghé chúc tết là nhà đó sẽ gặp may mắn cả năm, cho nên dù ngày thường tiết kiệm thế nào, lúc này họ cũng vô cùng hào phóng. Có nhà lì xì một văn, có nhà cho hai văn, có nhà chỉ có mấy hào nhưng bọn chúng vẫn vui. Đối với con nít nào có khái niệm ít nhiều hay cái nào giá trị hơn, cứ cho chúng đồ là chúng thích rồi a.
Mùng bốn Diệu Nhi theo nương và An Nhi tỷ sang nhà Thanh Sơn thúc ăn lễ đưa ông táo. Cô theo Thanh Mộc ca đi lên núi chơi, hắn còn bày đặt ra vẻ đại nhân lì xì cho cô một văn tiền, tiện thể nhéo mặt cô mấy cái. Tên này, dám ăn đậu hũ của cô. Nhận tiền xong, Diệu Nhi liếc xéo hắn:
Không được nhéo má muội.
Thanh Mộc nhìn gương mặt bé gái vô cùng đáng yêu trước mặt, trong lòng mềm nhũn nói:
Muội cho huynh nhéo một cái nữa thôi, toàn bộ tiền lì xì của huynh sẽ cho muội.
Nhắc đến tiền, Diệu Nhi bắt đầu đầu tranh: Thật không?
Thanh Mộc buồn cười đáp chắc nịch: Thật.
Vậy huynh nhéo đi, một cái thôi đó. Không được nhéo mạnh quá đâu. Vẻ mặt Diệu Nhi thấy chết không sờn nói.
Sau khi bị nựng mấy cái, cầm bọc tiền có mấy văn trong tay, vừa đếm Diệu Nhi vừa nghĩ, từ lúc nà bản thân mình sống không có tiết khí như vậy hả? Có phải do làm trẻ con lâu rồi nên cứ nghĩ bản thân là trẻ con luôn rồi đúng hay không?
Sau này huynh có gì huynh cũng sẽ cho muội hết, của huynh đều là của muội hết, được không? Đột nhiên Thanh Mộc nói.
Diệu Nhi nghe xong thì hơi sửng sốt, tên nhóc này nói vậy là ý gì đây? Nhưng vì bản thân cô cả hai đời chưa từng trải qua cái gì gọi là mờ ám nên cũng không hiểu. Nghĩ một hồi không hiểu ra chỗ nào không thích hợp nên Diệu Nhi gật đầu đáp:
Được. Là huynh nói đó.
Giữa rừng núi bạt ngàn, lời hứa ngây ngô của một thằng nhóc đối với một con nhóc được trời và đất làm chứng. Cứ ngỡ chỉ là lời nói thoáng qua của trẻ con, vậy mà, như định mệnh đã an bài, duyên phận của họ từ đó xích lại gần nhau hơn.
Có khi nào em vượt qua khoảng cách thời không ngàn năm chỉ vì khoảnh khắc lúc này hay không?
/22
|